Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Tuân thủ an toàn thủ thuật và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa chẩn đoán hình ảnh giải phẫu bệnh lý của trung tâm y tế huyện vĩnh tường năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.29 KB, 107 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN TUẤN THÀNH

TUÂN THỦ AN TOÀN THỦ THUẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TẠI KHOA CHẨN ĐỐN HÌNH ẢNH - GIẢI PHẪU BỆNH LÝ CỦA
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VĨNH TƯỜNG NĂM 2022

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 022-307/DD-YTCC

HÀ NỘI, 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN TUẤN THÀNH

TUÂN THỦ AN TOÀN THỦ THUẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TẠI KHOA CHẨN ĐỐN HÌNH ẢNH - GIẢI PHẪU BỆNH LÝ CỦA
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VĨNH TƯỜNG NĂM 2022

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA II TỔ CHỨC QUẢN LÝ Y TẾ
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 022-307/DD-YTCC

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS: LÊ THỊ HẰNG
2. GS.TS: PHAN VĂN TƯỜNG


HÀ NỘI, 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo,
đồng nghiệp và bạn bè. Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới:
Giáo viên hướng dẫn, người đã tận tình hướng dẫn tơi, giúp tơi tiếp cận
những tài liệu khoa học cần thiết để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám hiệu cùng tồn thể các thầy cô giáo Trường Đại học
Y tế Công cộng, đã góp nhiều cơng sức trong đào tạo giúp đỡ tơi trong q trình
học tập và nghiên cứu.
Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường, đã tạo điều kiện cho tôi
được đi học và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã cùng chia sẻ những lúc
khó khăn, dành cho tơi những tình cảm, là nguồn động viên lớn và ủng hộ cho tôi về
mọi mặt trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình hồn thiện nhưng luận văn vẫn khơng
tránh khỏi những khiếm khuyết, học viên kính mong nhận được sự chỉ dẫn của các
thầy giáo, cô giáo, sự trao đổi của các bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 14 tháng 10 năm 2022


ii

MỤC LỤ


LỜI CẢM ƠN...................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................v

DANH MỤC BẢNG.......................................................................................vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU..........................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................3
CHƯƠNG 1......................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................4
1.1. Một số khái niệm cơ bản...................................................................................4

1.1.1. Khái niệm về an toàn người bệnh........................................................4
1.1.2. Khái niệm tuân thủ an tồn thủ thuật...........................................................5
1.2. Hậu quả khơng đảm bảo an toàn thủ thuật.....................................................6
1.5. Thực trạng tuân thủ an toàn thủ thuật...........................................................18
1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ an toàn thủ thuật......................21

Các yếu tố từ nhân viên y tế.........................................................................21
1.7. Một số thông tin về Trung tâm y tế huyện Vĩnh Tường.................................24

1.7.1. Giới thiệu về Trung tâm y tế huyện Vĩnh Tường.............................25
1.8. Khung lý thuyết...............................................................................................26

CHƯƠNG 2....................................................................................................28
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................28
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................28
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................................28

2.3. Thiết kế nghiên cứu................................................................................28

2.4. Cỡ mẫu............................................................................................................29

2.4.1. Nghiên cứu định lượng........................................................................29


iii

2.4.2. Nghiên cứu định tính...........................................................................29
2.5. Phương pháp chọn mẫu..................................................................................29

2.5.1. Nghiên cứu định lượng........................................................................29
2.5.2. Nghiên cứu định tính...........................................................................30
2.6. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................30

2.6.1. Nghiên cứu định lượng........................................................................30
Quy trình thu thập số liệu.............................................................................30
Quan sát Ê – kíp thực hiện thủ thuật..........................................................30
2.6.2. Nghiên cứu định tính...........................................................................31
2.7. Biến số và chủ đề nghiên cứu.........................................................................32

2.7.1. Biến số nghiên cứu định lượng...........................................................32
2.7.2. Chủ đề nghiên cứu định tính..............................................................35
2.8. Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................35

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................36
CHƯƠNG 3....................................................................................................37
KẾT QUẢ NGIÊN CỨU..............................................................................37
3.1. Thông tin chung về nghiên cứu......................................................................37
3.2. Thực trạng tuân thủ quy trình an toàn thủ thuật...........................................40
3.3. Một số yếu tố liên quan tuân thủ an toàn thủ thuật.......................................56


3.3.1. So sánh thực trạng tuân thủ ATTT giữa các đặc điểm của ca thủ
thuật................................................................................................................56
3.3.2. Các yếu tố về quản lý, chính sách của cơ sở y tế...............................59
3.3.3. Các yếu tố về nhân viên y tế, người bệnh..........................................60
3.3.4. Các yếu tố về cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị..........................61
CHƯƠNG 4....................................................................................................63
BÀN LUẬN....................................................................................................63
4.1. Thực trạng tn thủ an tồn thủ thuật ở Khoa Chẩn đốn hình ảnh - Giải
phẫu bệnh lý. Trung tâm y tế huyện Vĩnh Tường.................................................63

4.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu......................................63


iv

4.1.2. Thực trạng tuân thủ quy trình ATTT tại Khoa Chẩn đốn hình
ảnh - Giải phẫu bệnh lý. Trung tâm y tế huyện Vĩnh Tường....................63
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ an toàn thủ thuật ở khoa Chẩn đốn
hình ảnh - Giải phẫu bệnh lý. Trung tâm y tế huyện Vĩnh Tường.......................68

KẾT LUẬN....................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................74
Phụ lục 1.........................................................................................................78
Phụ lục 2.........................................................................................................81
Trình tự tiến hành.........................................................................................81
Mục đích phỏng vấn......................................................................................81
Nội dung phỏng vấn......................................................................................81
Trình tự tiến hành.........................................................................................83
Mục đích phỏng vấn......................................................................................83

Nội dung phỏng vấn......................................................................................83
Phụ lục 4:........................................................................................................85
Mục đích phỏng vấn......................................................................................85
Nội dung phỏng vấn......................................................................................85
Trình tự tiến hành.........................................................................................86
Mục đích phỏng vấn......................................................................................86
Nội dung phỏng vấn......................................................................................86


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATTT

An toàn thủ thuật

BGĐ

Ban Giám đốc

BS

Bác sĩ

BYT

Bộ Y tế

CĐHA-GPBL


Chẩn đốn hình ảnh - giải phẫu bệnh lý

ĐD

Điều dưỡng

GMHS

Gây mê hồi sức

HSBA

Hồ sơ bệnh án

KTV

Kỹ thuật viên

NVYT

Nhân viên y tế

PVS

Phỏng vấn sâu



Quyết định


TC

Tiêu chí

TTYT

Trung tâm Y tế

ATBN

An toàn bệnh nhân

BSTT

Bác sỹ thủ thuật

BSGM

Bác sỹ gây mê


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng

1.1.

Số


lượng

trường

hợp

thủ

thuật

năm

2021………………………………..26
Bảng 2.1. Bảng kiểm đánh giá an toàn thủ thuật……………………………………
32
Bảng 3.1. Thông tin chung về nhân viên tham gia thủ thuật....................................37
Bảng 3.2. Thông tin chung về người bệnh...............................................................38
Bảng 3.3. Thông tin về ca thủ thuật.........................................................................39
Bảng 3.4. Tỷ lệ tuân thủ ATTT theo NVYT............................................................41
Bảng 3.5. Tỷ lệ sai sót ở giai đoạn trước khi thực hiện thủ thuật.............................42
Bảng 3.6. Tỷ lệ sai sót ở giai đoạn trước khi thực hiện thủ thuật.............................44
Bảng 3.7. Tỷ lệ sai sót ở giai đoạn khi thực hiện thủ thuật......................................47
Bảng 3.8. Tỷ lệ sai sót ở giai đoạn khi thực hiện thủ thuật......................................49
Bảng 3.9. Tỷ lệ sai sót ở giai đoạn sau khi thực hiện thủ thuật................................51
Bảng 3.10. Tỷ lệ sai sót ở giai đoạn sau khi thực hiện thủ thuật..............................54
Bảng 3.11. So sánh tỷ lệ tuân thủ ATTT giữa các loại thủ thuật.............................56
Bảng 3.12. So sánh tỷ lệ tuân thủ ATTT giữa thời gian thực hiện các ca thủ thuật. 57
Bảng 3.13. So sánh tỷ lệ tuân thủ ATTT giữa các nhóm nhân viên y tế tham gia
thực


hiện

thủ

thuật……………………………………………………………………….58
Bảng 3.1.4. Thông tin chung về nhân viên tham gia thủ thuật tại khoa Chẩn đốn
hình

ảnh

-

Giải

phẫu

Tường……………………….60

bệnh



Trung

tâm

y

tế


huyện

Vĩnh


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ tuân thủ quy trình của CBYT khi quan sát trực tiếp các ca thủ
thuật
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sử dụng bảng kiểm của NVYT khi thực hiện các ca thủ thuật


viii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
An tồn trong thủ thuật được coi là yếu tố quyết định sự thành công hay thất
bại của mỗi ca thủ thuật. Công tác này đã được gắn liền với quản lý chất lượng bệnh
viện cũng như an toàn thủ thuật đã được quan tâm các cơ sở y tế ngày càng chú
trọng và quan tâm hơn. Hiện nay, các cơ sở y tế triển khai an toàn thủ thuật được
coi là yếu tố bắt buộc do Bộ Y tế đã đề ra tại thông tư 19/2013/TT-BYT. Với các
quy định cụ thể được thể hiện trong Thông tư là cơ sở để các cơ sở y tế chỉ đạo đội
ngũ nhân viên y tế nghiêm túc thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn thủ thuật, nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ người bệnh, đặc biệt là đảm bảo an toàn
thủ thuật đối với người bệnh.
Cơng tác an tồn thủ thuật được coi trọng và luôn được các cơ sở y tế quan
tâm hàng đầu bởi chính sự an tồn bị mất sẽ đe doạ đến sức khoẻ và thậm chí cả
tính mạng của người bệnh. Vì vậy, hiện nay tất cả các cơ sở y tế trên toàn Thế giới
đều quan tâm đến vấn đề này một cách nghiêm túc, nhằm giảm thiểu những rủi ro

trong q trình thực hiện an tồn thủ thuật
Hiện nay các nghiên cứu về an toàn thủ thuật tại Việt Nam cịn tương đối ít.
Đối với Khoa Chản đốn hình ảnh-Giải phẫu bệnh lý của Trung tâm Y tế huyện
Vĩnh Tường thì chưa có một nghiên cứu nào đánh giá về an toàn thủ thuật dù bảng
kiểm an toàn thủ thuật đã được đưa vào áp dụng từ lâu.
Với những lý do trên, tác giả luận văn tiến hành nghiên cứu “Tuân thủ an toàn
thủ thuật và một số yếu tố ảnh hưởng tại Khoa Chẩn đốn hình ảnh - Giải phẫu bệnh
lý của Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường” Trên đối tượng là 90 bệnh nhân thủ thuật
tại Khoa Chẩn đốn hình ảnh - Giải phẫu bệnh lý từ tháng 5-8/2022 bằng phương
pháp khảo sát và phân tích, kết hợp định lượng và định tính được tiến hành song
song.


ix

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ chung toàn bộ các nội dung của
BKATTT tại Khoa Chẩn đốn hình ảnh - Giải phẫu bệnh lý. Trung tâm y tế huyện
Vĩnh Tường qua cả 3 giai đoạn đạt mức trung bình là 88,89%, Tỷ lệ tuân thủ cao
nhất ở giai đoạn trước khi thủ thuật với tỷ lệ 100%, thấp nhất là giai đoạn sau khi
thủ thuật là 88,89%
Tỷ lệ tuân thủ quy trình ATTT của 3 nhóm NVYT ở cả 3 giai đoạn: cao nhất là
nhóm BSTT và BSGM với tỷ lệ tuân thủ là 100%, nhóm ĐD có tỷ lệ tuân thủ thấp
hơn với 88,89%.
Trong số các nội dung bảng kiểm thì cịn một số nội dung còn chưa thực hiện
tốt cần chú trọng và có các giải pháp cải thiện như đánh giá nguy cơ mất máu ở giai
đoạn trước khi gây mê (tỷ lệ tuân thủ là 88,89%); dự kiến thời gian thủ thuật và
thực hiện hình ảnh chẩn đốn thiết yếu ở giai đoạn trước khi thủ thuật (tỷ lệ tuân thủ
lần lượt là 94,44% và 88,89%).
Một số yếu tố thuận lợi khi thực hiện tn thủ quy trình an tồn thủ thuật tại
Khoa Chẩn đốn hình ảnh - Giải phẫu bệnh lý của Trung tâm Y tế huyện Vĩnh

Tường là cơ chế chính sách, văn bản đầy đủ, cơ chế khuyến khích động viên kịp
thời nhân viên y tế trong việc thực hiện an tồn thủ thuật. Lãnh đạo Khoa Chẩn
đốn hình ảnh - Giải phẫu bệnh lý có quyết tâm cao nhằm nâng cao chất lượng
Khoa Chẩn đốn hình ảnh - Giải phẫu bệnh lý trong đó có an tồn thủ thuật. Nhận
thức của nhân viên về phải thực hiện tuân thủ an toàn thủ thuật là rất tốt. Nhân viên
thường xuyên được đào tạo và tập huấn lại về chất lượng phục vụ cũng như thực
hiện an toàn thủ thuật. Cơ sở vật chất của Khoa Chẩn đốn hình ảnh - Giải phẫu
bệnh lý về cơ bản tương đối đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo thực hiện an tồn
trong thủ thuật. Các khó khăn là quan điểm của nhân viên về an toàn thủ thuật vẫn
chưa đồng nhất. Cơ cấu nhân lực thường xuyên thay đổi nên phải thường xuyên đào
tạo tập huấn. Cơ sở vật chất vẫn còn thiếu phòng riêng để rửa và bảo quản dụng cụ
y tế theo theo quy định của Bộ y tế. Từ đó đưa một số khuyến nghị như sau: Đối với
bệnh viện, khoa phòng cần tăng cường giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật
đảm bảo tồn người bệnh. Nhân viên y tế phải thường xuyên được đào tạo và tập


x

huấn về quy trình an tồn thủ thuật, đưa ra bộ hướng dẫn thực hiện quy trình chuẩn,
nâng cao ý thức của bản thân về an toàn người bệnh.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tại Việt Nam, công tác quản lý chất lượng bệnh viện cũng như an toàn thủ
thuật đã được quan tâm từ lâu và càng được chú trọng hơn trong những năm gần
đây. Triển khai an toàn trong thủ thuật là một chương trình mà Bộ Y tế đã đề ra
trong Thông tư 19/2013/TT-BYT (1). Tại Tp. HCM, Hội đồng Quản lý chất lượng

ban hành Khuyến cáo tăng cường triển khai các hoạt động an toàn người bệnh trong
thủ thuật với 14 nội dung xoay quanh việc cụ thể hoá, hướng dẫn việc triển khai các
hoạt động nhằm tăng cường an toàn trong thủ thuật (2).
Hậu quả của các sự cố liên quan đến an toàn thủ thuật (ATTT) khơng chỉ ảnh
hưởng tính mạng mà cịn gây những hậu quả khác như tăng chi phí điều trị và thời
gian nằm viện kéo dài. Tổ chức Y tế thế giới cũng dự báo các nước đang phát triển
không tránh khỏi những con số biết nói trên, thậm chí là cịn có thể cao hơn hẳn. Dữ
liệu được tổng hợp từ các cơng trình nghiên cứu về sai sót – sự cố y khoa, tai biến
điều trị trên bệnh nhân phải nhập viện tại các bệnh viện thuộc các nước phát triển
cho thấy tỉ lệ tai biến là từ 3,2% -16,6 %; trong đó các sự cố có thể ngăn ngừa được
chiếm trên 50% (3). Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo và đề xuất chương trình
“Thủ thuật an tồn” nhằm mục đích cứu người bệnh tránh khỏi các tai biến và biến
chứng, giảm số ca tử vong liên quan đến thủ thuật. Chương trình đã đề ra các mục
tiêu cơ bản của ATTT và đưa ra bảng kiểm “Surgical Safety Check-list”. Bảng kiểm
giúp tăng cường thực hành an tồn và thúc đẩy q trình trao đổi thơng tin giữa các
thành viên trong một nhóm thủ thuật và trong phạm vi các nguyên tắc về thực hành
lâm sàng.
Tuân thủ an toàn trong thủ thuật là một trong những nội dung được Tổ chức Y
tế thế giới quan tâm vì đem lại những lợi ích trong việc giảm tỷ lệ tử vong khơng
đáng có trong thủ thuật và các biến chứng liên quan. Việc hồn thành đúng các quy
trình thuộc bảng kiểm an toàn trong thủ thuật (BKATTT) là rất quan trọng để giảm
thiểu nguy cơ sai sót của thủ thuật, chủ yếu tập trung vào xác định bệnh nhân, vị trí


2

thủ thuật và phương pháp thủ thuật. Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng bảng kiểm
an toàn trong thủ thuật mang lại kết quả tích cực như nghiên cứu của Steinar
Hangen A. (2015) ghi nhận tỷ lệ biến chứng giảm từ 19,9% xuống 11,5% (p<0,05),
một nghiên cứu lớn tại 8 bệnh viện của Alexx B.H. (2009) cho thấy tuân thủ an toàn

trong thủ thuật bằng việc sử dụng bảng kiểm an toàn trong thủ thuật giúp giảm tỷ lệ
tử vong từ 1,5% xuống 0,8% (p<0,05) [4].
Trung tâm y tế huyện Vĩnh Tường luôn nhận được sự hỗ trợ lớn của Sở Y tế
Vĩnh Phúc và của huyện Vĩnh Tường để nâng cao chất lượng trong khám, chữa
bệnh. Nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng kéo theo yêu
cầu thực các thủ thuật cũng tăng dần theo từng năm. Việc tuân thủ an toàn thủ thuật
cũng vì vậy mà địi hỏi sự chính xác và nghiêm ngặt.
Khoa chẩn đốn hình ảnh - giải phẫu bệnh lý thực hiện đa phần các thủ thuật
của Trung tâm. Đồng thời Khoa hiện nay được trang bị các trang thiết bị cũng như
đội ngũ nhân viên y tế chất lượng nhằm đảm bảo cơng tác chăm sóc người bệnh tại
Trung tâm cũng như đầy đủ các cơ sở vật chất nhằm phục vụ mục đích cho nghiên
cứu. Quy trình được thực hiện theo quyết định số 162 quyết định Giám đốc trung
tâm ngày 18 tháng 7 năm 2014. Tuy vậy, việc giám sát tuân thủ an toàn thủ thuật tại
Trung tâm chưa được đầy đủ; tần suất giám sát còn thấp (1-2 lần/tháng). Và trong
quá trình thực hiện thường quy thủ thuật, nhân viên thực hiện thủ thuật thường làm
tắt một số bước trong việc đảm bảo an toàn thủ thuật.
Do đó, thực trạng tn thủ an tồn trong thủ thuật tại Trung tâm y tế huyện
Vĩnh Tường như thế nào? Những yếu tố nào gây ảnh hưởng đến việc tuân thủ?
Nguyên nhân và giải pháp khắc phục một số yếu tố khó khăn đó là gì?
Với những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tuân thủ an toàn
thủ thuật và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa Chẩn đốn hình ảnh - Giải phẫu
bệnh lý của Trung tâm y tế huyện Vĩnh Tường năm 2022”. Kết quả nghiên cứu sẽ
giúp ban lãnh đạo Trung tâm xây dựng chiến lược để góp phần vào cơng tác chăm
sóc người bệnh tồn diện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đáp ứng sự hài
lòng cho người bệnh.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1. Mô tả thực trạng tuân thủ an tồn thủ thuật ở khoa Chẩn đốn hình ảnh Giải phẫu bệnh lý tại Trung tâm y tế huyện Vĩnh Tường năm 2022.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ an toàn thủ thuật ở khoa
Chẩn đốn hình ảnh - Giải phẫu bệnh lý tại Trung tâm y tế huyện Vĩnh Tường năm
2022.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về an toàn người bệnh
Sự cố suýt xảy ra (Near miss) là sự cố có khả năng gây nguy hại cho người
bệnh nhưng đã không xảy ra do may mắn có hành động sửa chữa hoặc can thiệp kịp
thời. Sai sót là thất bại trong việc thực hiện một hành động đã được lập kế hoạch dự
kiến hoặc áp dụng kế hoạch sai hay có sự khác biệt giữa những gì làm được trong
thực tế và những gì lẽ ra phải làm được (24). Sai sót cũng được phân loại như sau,
bao gồm sai sót chủ động (active error) là sai sót xảy ra trong q trình trực tiếp
chăm sóc người bệnh; sai sót tiềm ẩn (latent error) liên quan đến các yếu tố của môi
trường chăm sóc tạo điều kiện thuận lợi cho sai sót chủ động dễ xảy ra.
An tồn người bệnh là sự phịng ngừa các sai sót có thể gây nguy hại cho
người bệnh trong q trình điều trị và chăm sóc (28). An toàn người bệnh là một
chuyên ngành trong lĩnh vực y tế, áp dụng các phương pháp an toàn nhằm hướng
đến mục đích xây dựng một hệ thống cung ứng dịch vụ y tế đáng tin cậy. An toàn
người bệnh cịn là một thuộc tính của ngành y tế, tối thiểu hóa các sự cố và tối đa
hóa sự phục hồi từ các sự cố.
Khơng những vậy, chăm sóc y tế còn là hoạt động rất phức tạp do sự đa dạng
của các nhiệm vụ liên quan đến cung ứng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, sự đa
dạng về người bệnh, bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng và các nhân viên khác; rồi cịn

vơ số các mối quan hệ giữa người bệnh, thân nhân người bệnh, nhân viên y tế, các
nhà quản lý, và cộng đồng; cũng như những khác biệt trong cách bố trí các
khoa/phịng, hay tạo dựng các qui định chồng chéo, không thống nhất hoặc khơng
có qui định cũng tạo nên vơ số rắc rối, phức tạp trong vận hành hệ thống... Hay như
chưa kể đến một hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, công nghệ


5

kỹ thuật mới đa dạng và phức tạp. Điều đó cũng tạo nên nhiều cơ hội mắc lỗi và
nhiều sai sót hơn (24). Do vậy, tất cả nhân viên trong cơ sở y tế cần hiểu bản chất
phức tạp trong hệ thống y tế để tránh đổ lỗi cho những cá nhân trực tiếp liên quan
đến tai biến, sự cố, sai sót mà khơng nhận ra rằng ln có nhiều yếu tố khác góp
phần và qua đó giúp phân tích, đề xuất giải pháp phòng ngừa biến cố bất lợi tránh
lặp lại lỗi tương tự về sau.
Tình hình này ở các nước đang phát triển nói chung, và tại Việt Nam nói
riêng hiện chưa có số liệu cơng bố chính thức về tai biến điều trị. Tuy nhiên tỉ lệ tai
biến điều trị tại các nước này chắc chắn sẽ cao hơn nhiều do những khó khăn về cơ
sở hạ tầng, trang thiết bị yếu kém, cung ứng và chất lượng thuốc không đáng tin
cậy, yếu kém trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, cũng như nguồn nhân lực chưa
đáp ứng được mong đợi do thiếu kỹ năng làm việc và tạo động lực thấp. Riêng
nhiễm khuẩn bệnh viện, Tổ chức y tế thế giới ước tính tại các nước đang phát triển
cao gấp 20 lần so với các nước đã phát triển.
Những quan ngại về an toàn người bệnh không chỉ gây tổn hại và đau đớn về
thể chất và tinh thần cho người bệnh và gia đình của họ, mà còn gây ra những gánh
nặng về mặt kinh tế với chi phí y tế do sai sót y khoa gây ra ở một số nước là từ 6 tỷ
đến 29 tỷ đô la Mỹ hàng năm do thời gian nằm viện điều trị kéo dài, chi phí kiện
tụng, khiếu nại, nhiễm khuẩn bệnh viện, mất thu nhập, tàn phế (Kohn, 1999).
1.1.2. Khái niệm tuân thủ an toàn thủ thuật
(i) Tuân thủ

Tuân thủ biểu thị một tình huống trong đó một người thực hiện mệnh lệnh
hoặc quy tắc do cơ quan pháp luật quy định. Mặt khác, sự phù hợp đề cập đến việc
một người cư xử hoặc hành động theo những chuẩn mực xã hội nhất định của một
nhóm.
(ii) Tn thủ an tồn thủ thuật
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra 10 mục tiêu an toàn thủ thuật (29)
(1) Thủ thuật đúng người bệnh, đúng phương pháp thủ thuật, đúng vùng thủ
thuật (3 đúng);


6

(2) Khi làm giảm đau, sử dụng các phương pháp phù hợp tránh gây tổn hại cho
người bệnh;
(3) Đánh giá và chuẩn bị ứng phó hiệu quả với nguy cơ tắc đường thở và chức
năng hô hấp;
(4) Đánh giá và chuẩn bị tốt để xử lý nguy cơ mất máu;
(5) Tránh sử dụng đồ hay thuốc gây dị ứng ở người bệnh biết có nguy cơ dị
ứng;
(6) Áp dụng tối đa các phương pháp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng ngoại
khoa;
(7) Tránh để quên dụng cụ thủ thuật hay bông gạc trong vùng thủ thuật;
(8) Kiểm tra đối chiếu kỹ bệnh phẩm thủ thuật;
(9) Thông báo kết quả và trao đổi thơng tin đến người tổ chức thực hiện an
tồn thủ thuật;
(10) Các bệnh viện và hệ thống y tế thành lập bộ phận có nhiệm vụ thường
xuyên theo dõi số lượng và kết quả thủ thuật.
1.2. Hậu quả không đảm bảo an tồn thủ thuật
 Những sai sót trong phần hành chính của thủ thuật (5), (6)
Sai người bệnh, sai vị trí thủ thuật, quên dụng cụ thủ thuật trong cơ thể người

bệnh.
 Sai sót trong gây mê: nhiều hoặc ít thuốc gây mê quá (đau hoặc tỉnh dậy
trong lúc thủ thuật).
 Các biến chứng của thủ thuật: chảy máu, thủng tạng, tổn thương tạng
khác…
 Nhiễm khuẩn sau thủ thuật: còn gọi là nhiễm khuẩn do thầy thuốc.
 Truyền sai nhóm máu.
 Phân loại sự cố, sai sót theo mức độ nguy hại


7

Các sloại sự cố, sai sót theo mức độ nhiễm khuẩn do thủ thuật trong cơ thể người
(5), (6)
Sự cố, sai sót gần như sắp xảy ra
 Do điều kiện làm việc không đảm bảo;
 Sự cố xảy ra nhưng không ảnh hưởng đến người bệnh do may mắn;
 Sự cố xảy ra nhưng không ảnh hưởng đến người bệnh do phản ứng kịp thời
của nhân viên y tế;
Sự cố xảy ra nhưng không nguy hại đến người bệnh
 Sự cố tác động đến người bệnh nhưng không nguy hại, hoặc sai sót do sự
sao nhãng, ví dụ qn đưa thuốc, thuốc đưa không đúng liều cho người bệnh.
 Sự cố tác động đến người bệnh nhưng được theo dõi giám sát chặt chẽ đề
phòng nguy hại xảy ra.
Sự cố nguy hại đến người bệnh
 Người bệnh bị ảnh hưởng tạm thời, cần phải điều trị can thiệp thủ thuật để
sửa chữa;
 Người bệnh bị ảnh hưởng tạm thời, cần phải kéo dài thời gian nằm viện;
 Người bệnh bị ảnh hưởng gây tác hại thường xuyên;
 Người bệnh bị ảnh hưởng và cần phải can thiệp điều trị để cứu tính mạng

Chết: hậu quả sự cố làm dẫn đến tử vong
1.3. Quy trình tn thủ an tồn thủ thuật
Bộ Tiêu chí đánh giá mức độ và chất lượng an toàn thủ thuật là kết quả hợp
tác giữa Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Operation Smile (Tổ chức Thủ thuật nụ
cười).(1) Năm 2014, một thoả thuận khung với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ
Y tế và Operation Smile đã được ghi nhớ cùng mục tiêu đề ra là tăng cường khả
năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc thủ thuật an toàn hiệu quả và kịp thời tại Việt
Nam bằng việc xây dựng và triển khai các tiêu chuẩn về chất lượng thủ thuật.(2) Dự
án được bắt đầu với các hoạt động đánh giá hiện trạng chất lượng chăm sóc thủ
thuật tại các bệnh viện đại diện cho các vùng kinh tế xã hội khác nhau trong cả
nước. Kết quả đánh giá này là cơ sở để các chuyên gia của Bộ Y tế và Operation
Smile cùng nhau xây dựng bộ tiêu chí khả thi và phù hợp cho Việt Nam. Ban soạn


8

thảo đã sử dụng tài liệu “Thủ thuật an toàn cứu sống người bệnh” (Safe Surgeries
Saves Lives) của Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) và tham khảo Quy định chăm sóc
an tồn của Operation Smile làm cơ sở để xây dựng Bộ tiêu chí này.(4)
Tại Việt Nam, cơng tác quản lý chất lượng bệnh viện nói chung cũng như
ATTT đã được quan tâm từ lâu và càng được chú trọng hơn trong những năm gần
đây. Triển khai an toàn trong thủ thuật là một chương trình mà Bộ Y tế đã đề ra
trong Thông tư 19/2013/TT-BYT. Bảng kiểm ATTT được coi như là một trong
những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu sự cố, sai sót y khoa liên quan đến thủ
thuật trong điều kiện của Việt Nam hiện nay.
Tại trung tâm y tế đã có quy định số 31b/ QĐ- TTYT ngày 15 tháng 3 năm
2015. Về quy định phịng ngừa sai sót, sự cố và giải pháp khắc phục, áp dụng vào
khoa. Trong đó có bảng kiểm an toàn thủ thuật. Việc sử dụng bảng kiểm của
TCYTTG đã làm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng thủ thuật của hơn một phần ba
số trường hợp trên tất cả 8 bệnh viện được chọn triển khai thí điểm. Tỷ lệ biến

chứng giảm từ 11% xuống còn 7% và tỷ lệ tử vong giảm từ 1,5% xuống 0,8%.
Bảng kiểm an toàn trong thủ thuật của TCYTTG theo nguyên tắc 3 điểm tạm
dừng để kiểm tra đối chiếu đảm bảo tính sẵn sàng khi có tình huống xảy ra, đó là:
(1) Điểm dừng trước khi gây mê, (2) Điểm dừng trước khi thủ thuật, (3) Điểm dừng
trước khi đưa bệnh nhân ra khỏi phòng thủ thuật. Bảng kiểm đòi hỏi ê-kíp thủ thuật
phải tuân thủ kiểm tra đối chiếu lại tất cả những điểm được liệt kê trong bảng kiểm
tương ứng từng điểm dừng. Tuy không phức tạp, nhưng để thực hiện hiệu quả bảng
kiểm đòi hỏi tinh thần làm việc theo nhóm đúng nghĩa.
Sau nhiều năm triển khai, đến nay TCYTTG vẫn không thay đổi nội dung
bảng kiểm cho thấy tính ổn định của bảng kiểm. Tất cả Trung tâm và bệnh viện của
ngành y tế có thực hiện thủ thuật cần duy trì và giám sát tuân thủ thực hiện bảng
kiểm (nếu đã thực hiện) và nghiên cứu triển khai thực hiện bảng kiểm an toàn trong
thủ thuật (nếu chưa thực hiện) chắc chắn sẽ làm giảm thấp các sự cố y khoa không
mong muốn liên quan đến thủ thuật.
1.4. Bảng kiểm an toàn thủ thuật



×