Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bài Viết Về Bhxh.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.1 KB, 2 trang )

Điều chỉnh chính sách BHXH vì quyền lợi người lao động
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng
vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bản chất của bảo hiểm xã hội là bảo vệ mỗi cá nhân
trước những mối rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra trong cuộc sống. Ở tầm vĩ mô,
bảo hiểm xã hội là một trong những trụ cột của chính sách an sinh xã hội, là
công cụ quan trọng để mỗi quốc gia bảo đảm quyền lợi cho con người, bình
đẳng vị thế xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Đảng và Nhà nước ta
rất coi trọng công tác BHXH và đã xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về công tác BHXH. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của đất nước,
hệ thống văn bản quy phạm về công tác bảo hiểm xã hội được điều chỉnh sao
cho phù hợp với thực tiễn, nhưng luôn chú trọng đặt mục tiêu bảo vệ quyền lợi
lực lượng lao động lên hàng đầu.
Điểm qua 05 chế độ BHXH bắt buộc đều có những thay đổi cần thiết, hợp
lý. Về chế độ ốm đau, trong thông tư trước đây, đối với người mắc bệnh trong
danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày chưa quy định mức hưởng tối đa cho
những ngày lẻ, dẫn đến có những trường hợp mức hưởng của những ngày lẻ cao
hơn mức hưởng của cả tháng. Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày
07/7/2021 đã sửa đổi “mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài
ngày của những ngày lẻ không trọn tháng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một
tháng”. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần đối với lao động nam khi vợ sinh con
cũng đã mở rộng hơn. Điều 38 Luật BHXH quy định “chỉ có cha tham gia
BHXH thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương cơ sở tại tháng sinh cho
mỗi con” đồng nghĩa với quy định người vợ không tham gia BHXH. Trong
Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH đã điều chỉnh áp dụng cho cả trường hợp
người mẹ có tham gia BHXH nhưng khơng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Thay đổi này đã mở rộng đối tượng hưởng, đảm bảo quyền lợi người lao động ở
mức tối ưu, lan tỏa tính nhân văn, thiết thực của công tác bảo hiểm.
Một trong những điều chỉnh cần thiết, phù hợp với sự thay đổi thực tiễn
xã hội, là bổ sung thêm bệnh mới vào danh mục bệnh nghề nghiệp. Theo Thông


tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 15/2016/TTBYT ngày 25/5/2016 của Bộ Y tế quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng
BHXH, từ ngày 01/4/2023, bệnh COVID-19 được bổ sung vào danh mục bệnh
nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội. Thông tư cũng đã hướng dẫn cách chẩn
đoán, giám định bệnh Covid-19 nghề nghiệp và quy định rõ đối tượng, ngành
nghề công việc thường gặp, tiếp xúc virus SARS-CoV-2 là người lao động làm
việc tại cơ sở y tế, trong phịng thí nghiệm lấy mẫu, vận chuyển, xử lý mẫu có
chứa virus; làm cơng tác phịng chống dịch; trong đó có Sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công chức, công nhân và viên chức quốc


2

phòng. Việc bổ sung thêm bệnh Covid-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp
mang tính thiết thực, hồn thiện hơn chính sách BHXH và phù hợp với tình hình
thực tế đất nước ta.
Về mức hưởng các chế độ BHXH cũng sẽ được thay đổi đối với người lao
động hưởng lương căn cứ theo mức lương cơ sở. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 3
Nghị định 24/2023/NĐ-CP từ ngày 01/7/2023, mức lương cở sở được điều chỉnh
từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng. Như vậy, mức lương hàng tháng cùng
các khoản trợ cấp BHXH cũng sẽ tăng thêm, mang ý nghĩa quan trọng nhất là
trong thời điểm sau đại dịch Covid-19. Mức lương cơ sở của khối cán bộ, công
chức, lực lượng vũ trang đã không được điều chỉnh từ tháng 07/2019. Giai đoạn
2020 trở đi, khi đại dịch bùng nổ, cuộc sống của người dân đều bị ảnh hưởng,
chịu nhiều áp lực về thu nhập, kinh tế, trong đó có cán bộ, công chức, viên chức
và lực lượng vũ trang. Tăng mức lương cơ sở vào thời điểm này là phương án
tốt nhất trong việc ổn định tinh thần, tư tưởng làm việc của nhóm người lao
động hưởng lương nhà nước.
Song song với điều chỉnh về chính sách, việc điều chỉnh cơng nghệ cũng
luôn được lãnh đạo ngành quan tâm, chỉ đạo. Số liệu của BHXH Việt Nam cho
thấy, tính đến hết tháng 9/2022, cả nước có trên 17,08 triệu người tham gia

BHXH, đạt 37,01% lực lượng lao động. Để quản lý và nâng cao chất lượng phục
vụ người dân, ứng dụng khoa học công nghệ, hệ thống cơ quan BHXH Việt
Nam cũng đang đẩy mạnh tiến độ thực hiện đề án 06 của Chính phủ - Đề án phát
triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển
đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Bên cạnh đó,
ngành BHXH cũng đã tổ chức hội thảo định hướng chiến lược phát triển ngành
BHXH Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Trong hội thảo, bên cạnh việc
điểm lại những thuận lợi, tích cực trong việc phát triển các chính sách an sinh xã
hội, ơng Nguyễn Thế Mạnh - tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã nêu ra những
mục tiêu cần đạt được trong thời gian tới và nêu rõ để đạt được những mục tiêu
này đòi hỏi BHXH Việt Nam bắt buộc phải thay đổi và thích ứng bối cảnh mới.
Hệ thống chính sách cần điều chỉnh để phù hợp với điều kiện điều kiện quốc gia,
đáp ứng nhu cầu, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, thể hiện vai trị trụ cột
của chính sách BHXH, phản ánh xu thế phát triển và hội nhập quốc tế về an sinh
xã hội; mang đến thông điệp ý nghĩa và nhân văn của ngành BHXH Việt Nam
đó là: “Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là chính sách bảo hiểm của Đảng và Nhà
nước, vì quyền lợi của Nhân dân, khơng vì mục tiêu lợi nhuận”.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×