DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
VBPL
: Văn bản pháp luật
QPPL
: Quy phạm pháp luật
VBQPPL
: Văn bản quy phạm pháp luật
LHQ
: Liên Hợp Quốc
UBTVQH
: Ủy ban thường vụ Quốc Hội
TANDTC
: Tòa án Nhân dân tối cao
VKSNDTC
: Viện kiểm sát Nhân dân tối cao
HĐND
: Hội đồng nhân dân
UBND
: Ủy ban nhân dân
MTTQVN
: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
BVCSGDTE
: Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
CBVTE
: Cục bảo vệ trẻ em
NCTN
: Người chưa thành niên
TS.
: Tiến sĩ
THCS
: Trung học cơ sở
THPT
: Trung học phổ thơng
BLHS
: Bộ luật Hình sự
BLDS
: Bộ luật Dân sự
BLTTDS
: Bộ luật Tố tụng Dân sự
HN&GĐ
: Hôn nhân và Gia đình
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
CRC
: Cơng ước Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em
(Convention on the Rights of the child)
ii
MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ ..................................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC……………………………………………………………...……………………………..…v
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài .....................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu .....................................................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................4
3.1. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................................4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................................5
4.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................................5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .........................................................................5
5.1. Phương pháp luận của đề tài ...................................................................................................5
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài ............................................................................5
6. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TRẺ EM TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT..............................................................................................................................7
1.1. Quyền của trẻ em trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ...........................................7
1.1.1. Định nghĩa quyền của trẻ em................................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm quyền của trẻ em .................................................................................................10
1.1.3. Nội dung quyền của trẻ em .................................................................................................11
1.1.4. Phương thức bảo đảm quyền của trẻ em............................................................................15
1.1.5. Bảo đảm quyền trẻ em trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật...............................18
1.2. Quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật với việc bảo đảm quyền của trẻ em .....19
1.2.1. Giai đoạn lập đề nghị ..........................................................................................................20
1.2.2. Giai đoạn soạn thảo ............................................................................................................25
iii
1.2.3. Giai đoạn thẩm định, thẩm tra............................................................................................25
1.2.4. Giai đoạn trình, thông qua, ban hành ................................................................................26
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền của trẻ em trong xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật.................................................................................................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM TRONG XÂY DỰNG VĂN
BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ........................................................................................................31
2.1. Kết quả đạt được về bảo đảm quyền của trẻ em trong xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật .....................................................................................................................................................31
2.1.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về quyền trẻ em ngày càng được chú
trọng và hoàn thiện .......................................................................................................................31
2.1.2. Hệ thống pháp luật của Việt Nam dần đảm bảo các nhóm quyền cơ bản của trẻ em phù
hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em ..............................................................32
2.1.3. Việc đảm bảo quyền của trẻ em trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
ngày càng được quan tâm và hoàn thiện .....................................................................................32
2.1.3.1. Giai đoạn lập đề nghị................................................................................................32
2.1.3.2. Giai đoạn soạn thảo ..................................................................................................34
2.1.3.3. Giai đoạn thẩm định, thẩm tra .................................................................................34
2.2. Hạn chế về bảo đảm quyền của trẻ em trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật .......36
2.2.1. Giai đoạn lập đề nghị ..........................................................................................................36
2.2.2. Giai đoạn soạn thảo ............................................................................................................38
2.2.3. Giai đoạn thẩm định, thẩm tra............................................................................................39
2.2.4. Giai đoạn trình, thơng qua, ban hành ................................................................................40
2.3. Ngun nhân của thành tựu và hạn chế đối với việc đảm bảo quyền trẻ em trong xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật...........................................................................................................41
2.3.1. Nguyên nhân của thành tựu đối với việc đảm bảo quyền trẻ em trong xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật .......................................................................................................................41
2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế đối với việc đảm bảo quyền trẻ em trong xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật .......................................................................................................................43
2.3.2.1. Do sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................43
2.3.2.2. Hạn chế từ qui định pháp luật .................................................................................45
2.3.2.3. Những hạn chế từ tổ chức bộ máy, con người ........................................................45
2.3.2.4. Những hạn chế từ các điều kiện vật chất ................................................................47
2.3.2.5. Sự phối hợp của các cơ quan hữu quan còn hạn chế .............................................47
iv
2.3.2.6. Trình độ hiểu biết của người dân về bảo đảm quyền trẻ em còn thấp ...................48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .....................................................................................................................48
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA TRẺ EM TRONG XÂY
DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ..................................................................................49
3.1. Quan điểm về bảo đảm quyền trẻ em trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật .........49
3.2. Giải pháp bảo đảm quyền trẻ em trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật................51
3.2.1. Giải pháp về mặt pháp lý .....................................................................................................51
3.2.2. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm
quyền trẻ em trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ........................................................53
3.2.3. Giải pháp về tổ chức bộ máy, con người ............................................................................54
3.2.4. Giải pháp về các điều kiện vật chất ....................................................................................55
3.2.5. Giải pháp về phối hợp của các cơ quan hữu quan ............................................................55
3.2.6. Tiếp thu kinh nghiệm quốc tế về bảo đảm quyền trẻ em trong xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật ..............................................................................................................................55
3.2.7. Giải pháp về công tác truyền thông, tư tưởng....................................................................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .....................................................................................................................57
KẾT LUẬN ...........................................................................................................................................58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................59
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................................64
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA ........................................................ Error! Bookmark not defined.
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP………………………………………..…………………66
v
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trẻ em là chủ nhân tương lai, là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội của đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln dành cho các cháu thiếu
niên, nhi đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biệt. Người nói: “cái mầm có xanh thì
cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được ni dưỡng
giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Bác còn thường xuyên quan tâm
nhắc nhở và giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho các ngành, đoàn thể. Trong Di
chúc thiêng liêng trước lúc đi xa, Người căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Qua các bài nói, bài viết và bằng những
việc làm cụ thể, Người đã đặt nền tảng tư tưởng và nêu tấm gương sáng về việc bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, ươm “mầm xanh tương lai” của đất nươc.1 Thấm nhuần
lời dạy và những giá trị tư tưởng của Bác, Đảng và Nhà nước ta ln coi nhiệm vụ bảo
vệ và chăm sóc trẻ em là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược con người,
góp phần tạo ra nguồn nhân lực cho q trình đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Chính vì vậy, dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào, Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta ln có những chính sách đúng đắn, ưu tiên đầu tư hàng đầu cho sự nghiệp
giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em; ln coi sự nghiệp “trăm năm trồng người” là vấn
đề được ưu tiên hàng đầu, song hành với sự nghiệp phát triển đất nước. Các tổ chức
chính trị - xã hội, nhà trường, gia đình và tồn xã hội ln quan tâm bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ em. Để hiện thực hóa “sự
nghiệp trồng người”, hiện thực hóa những di nguyện từ trong khói lửa chiến tranh của
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại “Bác hứa với các cháu rằng: đến ngày đánh đuổi hết giặc
Pháp, kháng chiến thành cơng, thì Bác cùng Chính Phủ và các đoàn thể cũng cố gắng
làm cho các cháu đều đựơc no ấm, đều được vui chơi, đều được học hành, đều được
sung sướng”, quyền của trẻ em cần phải được đảm bảo thông qua nhiều biện pháp cũng
như sự phối hợp giữa các biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội… trong đó mang lại hiệu
quả lớn nhất là sự đảm bảo bằng pháp luật. Pháp luật được coi là công cụ sắc bén để
Nhà nước duy trì, quản lý trật tự an tồn xã hội.
Sự nghiệp vĩ đại ấy không phải là vấn đề riêng chỉ bó hẹp trong phạm vi biên giới
của một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, mà là vấn đề chung của cả thế giới, của toàn
nhân loại. Thật vậy, ngay từ những giai đoạn đầu của thế kỉ XX, pháp luật quốc tế đã
1
Phạm Thị Nhung, Chủ tịch Hồ Chí Minh với "ươm mầm xanh" tương lai của đất nước,
, truy cập ngày 22/02/2022.
1
nhận thức rõ về tầm quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em và luôn dành sự quan
tâm đặc biệt đến quyền trẻ em và qui định các thiết chế pháp lý để bảo đảm quyền trẻ
em được thực thi trong đời sống; các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng về quyền trẻ
em đã được ban hành có thể kể đến như: Tuyên bố về quyền trẻ em của Hội quốc liên
năm 1923; Tuyên bố về quyền trẻ em của Liên hợp quốc năm 1959; Công ước về quyền
trẻ em của Liên hợp quốc năm 1989; Cơng ước 182 về các hình thức lao động trẻ em tồi
tệ nhất do Tổ chức lao động quốc tế thông qua năm 2000; Các nghị định thư về sự tham
gia của trẻ em trong xung đột quân sự năm 2000 và nạn buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ
em năm 2002.
Ở Việt Nam, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khơng ngừng đấu tranh để đem lại các quyền cơ bản cho trẻ em bởi Người hiểu rằng trẻ
em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, quyết định sự phát triển của quốc gia, dân
tộc. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong tư
tưởng của Người. Với tầm nhìn vượt thời đại đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Nam
mặc dù là quốc gia cịn nhiều khó khăn nhưng là một trong những nước đầu tiên tham
gia phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em, đồng thời đã nội luật hóa Cơng ước
quốc tế về quyền trẻ em trong Hiến pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và các VBPL chuyên ngành như: Luật Trẻ em, Luật Giáo dục, BLHS, BLDS, Luật
HN&GĐ,… Từ những nỗ lực nêu trên, quyền trẻ em ở Việt Nam đã được tôn trọng, bảo
đảm phát triển trẻ em về thể chất và tinh thần, quyền tham gia, quyền phát triển, quyền
bảo về và quyền sống còn. Cho đến nay chiến tranh đã lùi xa, xã hội đã bước vào một
kỉ nguyên phát triển mới nhưng những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền
trẻ em vẫn ln là cơ sở khoa học đầu tiên để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền
trẻ em phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay. Tiếp tục khai thác quan điểm của
Người về quyền trẻ em và cụ thể hóa nó vào hệ thống pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc
sống là trách nhiệm chung của toàn hệ thống chính trị, trước hết là của Đảng, Nhà nước
và những người phụ trách cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta hiện nay.
Mặc dù dành rất nhiều sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề trẻ em, tuy nhiên trên thực
tế quyền trẻ em vẫn cịn bị xâm phạm, vẫn cịn tình trạng trẻ em bị mù chữ, trẻ em bị
xâm hại tình dục, bị bạo lực về thể chất và tinh thần, tình trạng lao động trẻ em còn diễn
ra,… và đặc biệt quyền trẻ em vẫn còn chưa thực sự được bảo đảm trong xây dựng
VBQPPL. Hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Q
trình xây dựng các VBPL cịn bị đánh giá là “chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả
thi thấp, chậm đi vào cuộc sống”. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp
lý và chưa được đổi mới, hồn thiện. Tiến độ xây dựng các VBQPPL cịn chậm, chất
2
lượng các văn bản pháp luật chưa cao. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo
đảm quyền của trẻ em.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả xin lựa chọn đề tài: “Bảo đảm quyền của trẻ
em trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Quyền trẻ em được nhiều tổ chức quốc tế, các nước trên thế giới nói chung, Việt
Nam nói riêng quan tâm và nghiên cứu. Ở Việt Nam đã có khá nhiều bài viết, cơng trình
nghiên cứu của các nhà khoa học về quyền trẻ em. Nổi bật trong đó có thể kể đến như:
70 năm lịch sử lập hiến về quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam, Nguyễn
Linh Giang, Nhà nước và pháp luật, Số 9/2015: Bài viết đánh giá và khái quát quá trình
phát triển của các qui định về quyền con người, quyền công dân trong các bản Hiến pháp
Việt Nam trong 70 năm qua. Tác giả đánh giá lại các qui định này cho ta cái nhìn tổng
thể, tồn diện về nhận thức, tư duy chính trị, pháp lý về vấn đề quyền con người ở Việt
Nam hiện nay, đưa ra những định hướng đúng đắn cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
85 năm Đảng lãnh đạo đấu tranh vì quyền con người và bảo đảm quyền con người,
Đặng Dũng Chí, Lịch sử Đảng. Số 2/2015: Bài nêu bật những thành tựu chủ yếu của
Đảng trong lãnh đạo đấu tranh vì quyền con người và bảo đảm quyền con người và một
số bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo đấu tranh vì quyền con người và bảo vệ
quyền con người ở Việt Nam.
Quyền con người, quyền công dân, Nguyễn Văn Mạnh, luận án PTS, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản năm 1993, đề tài đi sâu nghiên cứu tìm hiểu,
đề ra các phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm xây dựng và hoàn thiện bảo đảm pháp
lý thực hiện quyền con người trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay.
Quyền trẻ em trong pháp luật quốc gia và quốc tế, Vũ Ngọc Bình, 1995. Tác phẩm
đề cập đến quyền trẻ em trong hệ thống các VBPL của Việt Nam và quốc tế như Pháp
lệnh HN&GĐ, Luật Quốc tịch, BLHS… và các văn bản quốc tế như: Công ước La Hay
về bảo vệ trẻ em, Công ước của LHQ, Công ước của Tổ chức lao động quốc tế.
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam – Những
đảm bảo pháp lý, Phan Thị Lan Phương, 2015. Cơng trình đi sâu nghiên cứu tìm hiểu,
đề ra các phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm hình thành hệ thống lý luận về quyền
trẻ em vào bảo đảm quyền trẻ em trong trong gia đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Bảo đảm quyền trẻ em trong thiết chế văn hóa gia đình ở Việt Nam, Nguyễn Văn
Đại, Nguyễn Thị Mai Anh, Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 21-31, 2020. Tác
phẩm tiếp cận các vấn đề lý thuyết và phản ánh thực trạng quyền con người, quyền công
3
dân nói chung và quyền của trẻ em nói riêng là chủ đề ln có tính cấp thiết trong khoa
học pháp lý ở nước ta hiện nay. Nội dung trọng tâm của bài viết đề cấp đến những vấn
đề lý luận về quyền con người, quyền công dân với chủ thể trực tiếp là trẻ em; thực trạng
bảo đảm quyền và một số giải pháp bảo đảm quyền trẻ em gắn với thiết chế văn hóa gia
đình ở Việt Nam.
Implementing children’s right, Sandy Ruxton, 2006, cuốn sách có nội dung về vấn
đề thi hành, thực hiện quyền trẻ em kinh nghiệm của quốc tế từ khi có Cơng ước Quốc
tế về Quyền trẻ em năm 1989.
Bên cạnh đó, cịn một số cơng trình như “Hồn thiện cơ chế thực hiện Điều ước
quốc tế về quyền con người tại Việt Nam” Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, năm 2012
của TS Nguyễn Thị Kim Ngân; GS.TS Nguyễn Đăng Dung, “Làm luật dưới góc độ
quyền con người” Tạp chí Luật học số 5/2016; TS Chu Mạnh Hùng, “Vị trí, vai trị của
cơ quan nhân quyền quốc gia trong cơ chế bảo đảm quyền con người”, Tạp chí Luật
học số 10/2016;...Các cơng trình khoa học, bài viết này hoặc là tổng quát, hoặc đi sâu
nghiên cứu, phân tích, luận giải một số nội dung về quyền con người, các biện pháp bảo
đảm quyền con người, vấn đề bảo vệ quyền con người... đây chính là cơ sở quan trọng,
là nền tảng vững chắc để nghiên cứu về quyền trẻ em.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn vấn đề bảo đảm quyền trẻ em
trong xây dựng VBQPPL, đề tài đề xuất những kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn,
bất cập và hạn chế từ đó bảo đảm quyền trẻ em trong xây dựng VBQPPL một cách thực
chất, hiệu quả nhất.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nêu rõ những vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm quyền trẻ em trong xây dựng
VBQPPL như: khái niệm, đặc điểm về quyền của trẻ em; nội dung và các phương thức
bảo đảm quyền trẻ em trong xây dựng VBQPPL.
- Phân tích thực trạng hiện nay về bảo đảm quyền trẻ em trong xây dựng VBQPPL,
để từ đó chỉ ra những nguyên nhân và từ đó làm cơ sở đề xuất hướng khắc phục.
- Đề xuất giải pháp bảo đảm quyền trẻ em trong xây dựng VBQPPL trong thời
gian sắp tới.
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bảo đảm quyền trẻ em trong xây dựng VBQPPL.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về bảo đảm quyền trẻ em trong quy trình xây
dựng VBQPPL.
- Phạm vi về thời gian: từ năm 2005 đến nay (sau khi Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004 và Luật ban hành VBQPPL năm 2004 ra đời).
- Phạm vi về không gian: Trong phạm vi cả nước.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận của đề tài
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
– Lê Nin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng và Nhà
nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài
Ngoài ra, q trình nghiên cứu đề tài khóa luận, tác giả đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học chun ngành khác nhau như: Phân tích, bình luận, chứng
minh, so sánh, diễn giải, quy nạp… Các phương pháp nghiên cứu này được sử dụng
trong từng chương của khóa luận cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích và bình luận: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt
toàn bộ khóa luận, giúp làm rõ những vấn đề lý luận về quyền con người nói chung và
quyền trẻ em nói riêng, từ đó bình luận dẫn chiếu đến bảo đảm quyền của trẻ em trong
xây dựng VBQPPL.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và
khác biệt giữa quan điểm của pháp luật của Việt Nam về quyền trẻ em so với pháp luật
quốc tế (ở chương 1); so sánh sự phát triển trong tư duy xây dựng Luật cũng như quan
điểm về quyền trẻ em của của pháp luật Việt Nam qua các thời kì (ở chương 2).
- Phương pháp chứng minh: Phương pháp này được dùng chủ yếu ở chương 2
nhằm đưa ra các căn cứ xác đáng cho các luận điểm, đưa ra các số liệu cụ thể thể hiện
thực trạng bảo đảm quyền của trẻ em trong xây dựng VBQPPL hiện nay ở Việt Nam.
- Phương pháp diễn giải, quy nạp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở
chương 1, thông qua nghiên cứu bản chất, nguyên tắc, nguyên lý được thừa nhận để đúc
kết thành những luận điểm, đồng thời nghiên cứu những hiện tượng riêng lẻ, rời rạc, độc
lập ngẫu nhiên rồi liên kết các hiện tượng ấy với nhau để tìm ra bản chất của sự việc.
5
Qua đó làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền của trẻ em trong xây dựng
VBQPPL.
6. Kết quả nghiên cứu
Khóa luận với đề tài: “Bảo đảm quyền của trẻ em trong xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật” được kết cấu bởi ba chương ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục
tài liệu tham khảo.
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về bảo đảm quyền trẻ em trong quá xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật.
Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền của trẻ em trong xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền của trẻ em trong xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật.
6
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TRẺ EM
TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1.1. Quyền của trẻ em trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1.1.1. Định nghĩa quyền của trẻ em
Quyền trẻ em chính là cách nói ngắn gọn của cụm từ “quyền con người của trẻ
em”. Do đó, để có được khái niệm quyền trẻ em, chúng ta cần phải có cái nhìn tổng thể
về khái niệm quyền con người; tìm hiểu khái niệm trẻ em cũng như những điểm khác
biệt của trẻ em để cần phải qui định cho trẻ em các quyền riêng biệt; ngoài ra, chúng ta
cũng cần phải biết được các cách tiếp cận vị thế của trẻ em trong xã hội để có thể nắm
bắt được cách tiếp cận đúng đắn khi nói về vấn đề quyền trẻ em.
Thứ nhất, khái niệm quyền con người
- Theo Văn phòng cao ủy LHQ về quyền con người: “Human rights are universal
gurantees protecting inviduals and group against actions and omissions that interfere
with fundamental freedoms, entitlements and human dignity”.2 Được hiểu là: “Quyền
con người là những đảm bảo pháp lý tồn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các
nhóm người chống lại những hành động và sự bỏ mặc mà những điều này có thể làm
tổn hại đến nhân phẩm, sự được phép hoặc tự do cơ bản”.
- Theo Từ điển luật học: “Quyền con người là quyền của thành viên trong xã hội
loài người – quyền của tất cả mọi người. Đó là nhân phẩm, nhu cầu, lợi ích và năng lực
của con người được thể chế hóa (ghi nhận) trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc
gia…”.3
Tuy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người nhưng có thể hiểu một
cách cơ bản đó là: “Quyền con người chính là những quyền cơ bản mà mỗi con người
đều được hưởng và các quyền này phải được ghi nhận và bảo vệ bởi pháp luật”.
Thứ hai, khái niệm trẻ em và đặc điểm riêng biệt của trẻ em
Trẻ em là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như: Y học,
xã hội học, tâm lý học, luật học... Tùy thuộc vào mục tiêu và cấp độ, mỗi ngành khoa
học lại những định nghĩa khác nhau về trẻ em.
2
Phương Minh, Quyền con người và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam, , truy cập ngày 01/03/2022.
3 , truy cập ngày
01/03/2022.
7
- Từ góc độ xã hội học, “trẻ em” được xác định là người có vị thế và vai trị xã hội
khác với người lớn vì trẻ em là con người giai đoạn đang học cách tiếp nhận những
chuẩn mực xã hội và đóng vai trị xã hội của mình.
- Dưới góc độ tâm lý học, khái niệm “trẻ em” được dùng để chỉ giai đoạn đầu của
sự phát triển tâm lý – nhân cách con người.4
- Từ góc độ sinh học, “trẻ em” là một thuật ngữ chỉ một nhóm xã hội thuộc về một
độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người.5
- Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “trẻ em là giai đoạn phát triển của đời người
từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành. Có đặc điểm nổi bật là sự phát triển liên tục
về thể chất và tâm thần…”.6
- Dưới góc độ pháp lý, Điều 1 CRC qui định: “trẻ em có nghĩa là tất cả những
người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với trẻ em đó qui định tuổi
thành niên sớm hơn”7, Điều 1 Luật BVCSGDTE năm 2004 qui định: “trẻ em qui định
trong luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”.
Mặc dù tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau nhưng khái niệm trẻ em của các ngành
khoa học có một điểm thống nhất đó là đều căn cứ vào độ tuổi để đưa ra khái niệm. Tuy
nhiên, trong ngôn ngữ pháp lý, chúng ta thường thấy một thuật ngữ có nghĩa tương tự
với trẻ em đó là “người chưa thành niện” (NCTN). Khoản 1 Điều 20 BLDS năm 2015
qui định NCTN là người chưa đủ 18 tuổi. Do đó, nếu căn cứ vào Luật BVCSGDTE năm
2004 thì có thể nói trẻ em là NCTN nhưng ngược lại nếu nói NCTN là trẻ em thì khơng
chính xác vì nội hàm của thuật ngữ NCTN rộng hơn nội hàm của trẻ em (trẻ em không
bao hàm đối tượng từ 16 tuổi tới chưa đủ 18 tuổi mặc dù đối tượng này là NCTN). Mặc
khác, nếu căn cứ theo CRC, trẻ em lại đồng nghĩa với NCTN ở góc độ là tuổi tác (dưới
18 tuổi). Tuy nhiên, nếu hiểu theo hướng này thì sẽ có một hạn chế ở việc độ tuổi khơng
được đóng khung mà tùy thuộc vào pháp luật quốc gia cho nên ở mỗi quốc gia nên có
thể xảy ra hiện tượng “trẻ em quốc tế nhưng là người trưởng thành ở quốc gia” mà điển
hình là tại Việt Nam.
Những đặc điểm riêng biệt của trẻ em:
- Trẻ em là lứa tuổi chưa có sự phát triển hồn thiện về thể chất và tinh thần. Đây
là đặc điểm đã được một số ngành khoa học như tâm lý học, y học,... chứng minh. Xuất
phát từ đặc điểm này, cần phải có những cơ chế bảo vệ đặc thù cả dưới góc độ xã hội và
4
Vũ Dũng (chủ biên), “Từ điển tâm lý học”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000,tr.367.
Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), “Tâm lý học trẻ em và lứa tổi mầm non”, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, 2013.
6 , truy cập ngày 01/03/2022.
7 , truy cập
ngày 02/03/2022.
5
8
góc độ pháp luật để có thể giúp trẻ em (một đối tượng nằm trong nhóm đối tượng dễ bị
tổn thương) có được sự phát triển bình thường.
- “Trẻ em cần có sự chăm sóc, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội cả về
mặt pháp lý”. Việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em là cơng việc của tồn xã hội mà khơng phải
là của riêng Nhà nước và việc bảo vệ các em phải bằng những cơ chế đặc biệt và hữu
hiệu.8
Thứ ba, vị thế của trẻ em từ những cách tiếp cận khác nhau
Trong lịch sử lồi người, trẻ em được quan tâm chăm sóc ở những mức độ khác
nhau tùy từng điều kiện và hoàn cảnh lịch sử. Việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong
từng thời kỳ, từng giai đoạn phụ thuộc rất nhiều vào cách tiếp cận của các chủ thể trong
xã hội đối với vị thế và vai trò của trẻ em. Nhìn chung, xã hội lồi người tồn tại ba cách
tiếp cận cơ bản:
- Tiếp cận dưới góc độ tình thương và lòng nhân đạo: Cách tiếp cận này xem “trẻ
em là đối tượng phụ thuộc nhưng cần được xã hội bảo vệ. Sự bảo vệ, giúp đỡ tùy thuộc
vào lịng trắc ẩn của mọi người trước những tình huống khẩn cấp đe dọa cuộc sống của
trẻ em hay những hồn cảnh khó khăn, đau khổ của trẻ em và dừng lại khi những tình
huống đó cơ bản đã được giải quyết”. Cách tiếp cận này có một hạn chế rất lớn đó là
việc bảo vệ trẻ em được xuất phát từ lòng trắc ẩn của con người nghĩa là bảo vệ trẻ em
theo kiểu “thương thì bảo vệ, khơng thương thì thơi” mà khơng qui định đó là nghĩa vụ
đối với các thành viên khác trong xã hội. Mặt khác, trẻ em chỉ được giúp đỡ khi rơi vào
hoàn cảnh khó khăn, đau khổ hay tình huống đe dọa mạng sống cịn trong điều kiện bình
thường, trẻ em sẽ khơng được bảo vệ.
- Tiếp cận dưới góc độ quyền con người: Cách tiếp cận này xem “trẻ em cũng là
những con người, những thành viên của xã hội, những công dân của quốc gia nên phải
là chủ thể của quyền như người lớn và phải được các chủ thể khác tơn trọng, thực hiện
các quyền đó thường xun, theo đúng qui định pháp luật”. Cách tiếp cận này có ưu
điểm là xem trẻ em là một con người, một chủ thể của quyền nên trẻ em cũng sẽ được
bảo vệ các quyền con người như các chủ thể khác và việc bảo quyền trẻ em được qui
định trong pháp luật là nghĩa vụ bắt buộc đối với các chủ thể khác. Tuy nhiên, điểm hạn
chế của cách tiếp cận này là chưa nhận thấy được đặc điểm riêng biệt của trẻ em để qui
định các quyền đặc thù cho các em.
- Tiếp cận dưới góc độ quyền trẻ em: Cách tiếp cận này xem “trẻ em là con người
nhưng là những con người còn non nớt cả về thể chất và tinh thần, cần phải được bảo
8
Vũ Thị Kiều Trang, Nhập môn Tâm lý học trẻ em, truy cập ngày
03/03/2022.
9
vệ đặc biệt. Vì vậy, trẻ em vừa phải được hưởng thụ các quyền tự do cơ bản của con
người vừa phải được đáp ứng những nhu cầu đặc thù”. Cách tiếp cận này có ưu điểmlà
khơng chỉ xem trẻ em là một công dân, một chủ thể của quyền để bảo vệ các em bằng
các qui định của pháp luật mà còn xem trẻ em là một chủ thể có những đặc điểm riêng
biệt đó là sự non nớt về thể chất và tinh thần. Cách tiếp cận này yêu cầu chúng ta không
chỉ bảo vệ các quyền con người của các em mà còn phải qui định các quyền đặc thù để
giúp các em có thể phát triển bình thường. Đây là cách tiếp cận đúng đắn nhất cho thấy
được vị thế của trẻ em trong xã hội.
=> Từ những cách hiểu về quyền con người và trẻ em như trên, có thể đưa ra một
định nghĩa về quyền trẻ em như sau: “Quyền trẻ em hay quyền con người của trẻ em là
những quyền cơ bản mà trẻ em với tư cách là con người, một chủ thể quyền được hưởng
giống như những thành viên còn lại trong xã hội. Tuy nhiên, vì là một chủ thể đặc biệt
rất dễ bị tổn thương nên ngoài những quyền cơ bản, quyền trẻ em còn bao gồm một số
quyền đặc thù nhằm giúp trẻ em đạt được sự phát triển bình thường; đồng thời, các
quyền của trẻ em phải được ghi nhận và bảo vệ bởi pháp luật của quốc gia và quốc tế”.
1.1.2. Đặc điểm quyền của trẻ em
Quyền trẻ em được coi là bộ phận của quyền con người, vì vậy mang đầy đủ các
đặc điểm của quyền con người. Nhưng quyền em lại có các nét đặc thù với quyền con
người nói chung ở chỗ: Do còn non nớt về thể chất và tinh thần, nên trẻ em được trao
riêng một số quyền, trẻ em được ưu tiên một số quyền và trẻ em cũng chưa có đủ khả
năng để thực hiện một số các quyền khác.
Thứ nhất, bản thân trẻ em do non nớt về thể chất và tinh thần, rất dễ bị tổn thương.
Vì vậy sự tồn tại, phát triển của trẻ em phụ thuộc vào cơ chế bảo đảm việc thực hiện các
quyền trẻ em; bên cạnh đó, cịn gắn liền với sự chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã
hội; đặc biệt trẻ em ln gắn liền với sự chăm sóc của người mẹ, cho nên khi người mẹ
được tôn trọng và bảo vệ đầy đủ các quyền con người thì đó sẽ là tiền đề để đảm bảo
thực hiện đầy đủ các quyền trẻ em ngay từ khi còn nhỏ. Ví dụ: Khi bảo vệ quyền con
người của phụ nữ trong thời kì mang thai, sinh sản, ni dưỡng em bé cũng đồng nghĩa
với việc bảo vệ các quyền con người của trẻ em.
Thứ hai, có một số quyền trẻ em chưa được thực hiện. Ví dụ như: quyền bầu cử,
quyền ứng cử, chưa có quyền kết hơn, quyền đại diện, quyền ký kết các hợp đồng kinh
tế. Do tính chất đặc thù của các quyền này là chỉ được thực hiện khi đạt đến độ tuổi nhất
định.
Thứ ba, trẻ em có các quyền đặc thù, tức là những quyền này chỉ riêng trẻ em mới
có bao gồm: quyền khai sinh, quyền được chung sống cùng cha mẹ, quyền được nhận
10
làm con nuôi. Đối với quyền khai sinh của trẻ em được thực hiện từ khi mới sinh ra,
điều này chính là cơ sở pháp lý để xác nhận trẻ em là cơng dân của Nhà nước; vì vậy
được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo thực hiện các quyền con người của trẻ em.
Thứ tư, quyền trẻ em được ưu tiên thể hiện thông qua việc em được bảo vệ bằng
một quy chế riêng, đặc biệt. Ví dụ đối với trẻ em thực hiện hành vi phạm tội dù trong
bất kỳ trường hợp nào cũng không bị áp dụng các hình phạt như: tử hình, tù chung thân
hoặc qui định trẻ em không bị không bị buộc phải lao động sớm,… Trên thực tế, để đảm
bảo quyền phát triển của trẻ em thì bất kì trẻ em nào cũng đều được tạo mọi điều kiện
đến trường, điều này thể hiện thông qua việc trẻ em ở bậc tiểu học được học tập miễn
phí, Nhà nước và xã hội có nghĩa vụ ưu tiên, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ các quyền
trẻ em. 9
Thứ năm, để đảm bảo quyền trẻ em và trẻ em được sống, phát triển một cách an
tồn lành mạnh ln cần có một cơ chế pháp lý trên phương diện quốc tế cũng như ở
mỗi quốc gia. Bởi vì quyền trẻ em là một giá trị phổ biến được cộng đồng quốc tế thừa
nhận nhưng thực hiện và bảo đảm quyền trẻ em lại diễn ra ở các quốc gia. Vì vậy cơ chế
pháp lý bảo vệ quyền trẻ em ở từng quốc gia cũng ln phải phù hợp với điều kiện chính
trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của mỗi quốc gia.
Tóm lại, trẻ em là nhóm người dễ bị tổn thương và được tất cả mọi người cộng
đồng xã hội và pháp luật bảo vệ, trẻ em được gia đình, xã hội chăm sóc, ni dưỡng và
tạo điều kiện để phát triển. Vì vậy những nguy cơ có thể ảnh hưởng tới trẻ em và giải
pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em sẽ được xem xét, đề cập nhằm mang lại lợi ích tốt
nhất cho trẻ em, đặc biệt dưới góc độ pháp lý thì việc tiếp cận với trẻ em phải dựa trên
cơ sở quyền trẻ em.
1.1.3. Nội dung quyền của trẻ em
Nội dung quyền trẻ em là tổng hợp các qui định pháp luật quốc tế, pháp luật trong
nước đối với việc bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển ở trẻ em.
Nội dung quyền trẻ em theo pháp luật quốc tế
Nội dung quyền trẻ em theo pháp luật quốc tế được thể hiện cụ thể trong Công ước
Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em (CRC) thông qua ngày 20/11/1989. Đây là Cơng ước
đầu tiên đề cập tồn diện các quyền của trẻ em theo hướng tiến bộ, thừa nhận mọi trẻ
em đều có quyền được sống, được phát triển, được tham gia và được chăm sóc, bảo vệ
và giúp đỡ đặc biệt. Công ước là văn bản có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các quốc
gia thành viên trong việc bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em trên toàn thế giới. Bên cạnh
9
Phan Thị Lan Phương, “Quyền trẻ em trong gia đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam – Những đảm bảo pháp lý”,
Luận văn Tiến sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015, tr.28.
11
đó, Cơng ước cũng qui định rõ các cách thức để đảm bảo quyền trẻ em có thể được thực
hiện trên thực tế. Quyền trẻ em có 4 nhóm như sau:
Thứ nhất, nhóm quyền được sống cịn, bao gồm: Quyền được sống; quyền có họ
tên, quốc tịch; quyền được biết cha mẹ và được cha mẹ chăm sóc; quyền được đảm bảo
đến mức tối đa có thể được để sống cịn và phát triển.
Thứ hai, nhóm quyền được phát triển, bao gồm: Quyền được chăm sóc sức khỏe,
điều trị bệnh; quyền được học hành, giáo dục, phát triển tài năng; quyền được vui chơi,
giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi; quyền được tự do tín
ngưỡng, tơn giáo; quyền được thu nhận nhiều nguồn thơng tin, tư liệu có lợi về xã hội,
văn hóa cho trẻ em; quyền được có mức sống đủ.
Thứ ba, nhóm quyền được bảo vệ, bao gồm: Quyền được giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc; quyền khơng bị buộc cách ly cha mẹ trái với ý kiến của cha mẹ, trừ trường hợp
vì lợi ích tốt nhất của trẻ; quyền không chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào
việc riêng tư; quyền được hưởng an toàn xã hội bao gồm bảo trợ xã hội và các biện pháp
cần thiết khác; quyền được bảo vệ chống lại mọi hình thức lạm dụng, bóc lột về tình
dục, về kinh tế, bị bắt cóc, mua bán, phải lao động có hại cho sức khỏe của trẻ; quyền
được bảo vệ chống lại việc sử dụng ma túy hay bị lôi kéo vào việc sản xuất, buôn bán
ma túy; quyền được bảo vệ khỏi sự tra tấn, đối xử, trừng phạt độc ác, bị tước quyền tự
do bất hợp pháp; quyền được bảo vệ không phải tham gia chiến sự khi chưa đủ 15 tuổi.
Thứ tư, nhóm quyền được tham gia, bao gồm: Quyền được hình thành quan điểm
riêng và tự do phát triển những quan điểm đó về các vấn đề có tác động đến trẻ em;
quyền tự do bày tỏ ý kiến (không trái pháp luật); quyền tự do kết giao, hội họp tụ tập
một cách hịa bình.
Nội dung quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam
Đảng và Nhà nước ta luôn dành cho trẻ em hay quyền trẻ em sự quan tâm đặc biệt.
Điều này được minh chứng thông qua việc Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước
thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em
(20/02/1990). Ngay sau khi phê chuẩn chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ
em, Việt Nam đã tiến hành đưa tinh thần và nội dung của Công ước trong chiến lược
phát triển luật pháp quốc gia, đặc biệt là phát triển hệ thống pháp luật về quyền trẻ em.
Một số quyền trẻ em thể hiện pháp luật Việt Nam nội luật hóa pháp luật quốc tế:
Thứ nhất, quyền sống
Theo Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em thì quyền sống là quyền đầu
tiên trẻ em được hưởng và phải bảo vệ. Với ý nghĩa đó, Việt Nam đã kế thừa và qui định
chặt chẽ việc bảo vệ quyền sống của con người nói chung và quyền sống của trẻ em nói
12
riêng. Nội dung này được qui định trong Điều 19 Hiến pháp năm 2013 “Mọi người có
quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính
mạng trái luật” và Điều 12 Luật Trẻ em năm 2016 “Trẻ em có quyền được bảo vệ tính
mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển”. Ngồi ra, nội dung của
quyền này cịn được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 33 BLDS năm 2015 “Cá nhân có quyền
sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về
sức khỏe. Khơng ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.
Thứ hai, quyền được khai sinh
Đây là một trong những quyền dân sự cơ bản, quan trọng của con người có từ khi
sinh ra, để được cơng nhận là một thành viên của xã hội và là công dân của một Nhà
nước. Nội dung của quyền này được qui định tại Khoản 1 Điều 7 CRC, Điều 13 Luật trẻ
em năm 2016 và Khoản 1 Điều 26 BLDS năm 2015. Theo đó, mọi trẻ em khi sinh ra
đều có quyền được khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân và
là căn cứ khẳng định trẻ em sinh ra là một công dân của quốc gia đó. Về mặt pháp lý,
đây là cơ sở, tiền đề bắt buộc để từ đó, cá nhân được hưởng và đòi hỏi được hưởng các
quyền con người, quyền cơng dân của mình.
Thứ ba, quyền có quốc tịch
Luật Quốc tịch năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 qui định “Ở nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch”, điều này có nghĩa
là mọi trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch. Theo qui định,
quốc tịch của trẻ em chủ yếu phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ. Cụ thể, Điều 15, Điều
16, Điều 17 Luật Quốc tịch năm 2008 nêu rõ những trường hợp trẻ em được xác định là
có quốc tịch Việt Nam.
Thứ tư, quyền được chăm sóc sức khoẻ
Điều 14 Luật Trẻ em năm 2016 qui định “Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất
về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa
bệnh” và Điều 84 Luật Trẻ em năm 2016 cũng qui định rất rõ vai trò, trách nhiệm của
Bộ Y tế trong việc bảo đảm trẻ em được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất
lượng và cơng bằng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Điều 43 Luật Trẻ em năm 2016
qui định về trách nhiệm của Nhà nước trong việc ban hành, thực hiện các chính sách về
bảo đảm chăm sóc sức khỏe trẻ em, bao gồm việc tư vấn, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe
cho phụ nữ mang thai, các chính sách giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em, chính sách về tiêm
chủng, bảo đảm an tồn thực phẩm, chính sách bảo hiểm y tế… Trẻ em là một đối tượng
đặc biệt trong vấn đề bảo đảm chăm sóc sức khỏe. Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm
2009 xác định trẻ em dưới 06 tuổi được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh là một nguyên
13
tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (Điều 3); và chính sách của nhà nước cần
quan tâm dành ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe đối với trẻ em (Điều 4). Điều này
thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với vấn để bảo đảm chăm sóc sức khỏe của
trẻ em.
Thứ năm, quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
Điều 16 Luật Trẻ em năm 2016 qui định: “Trẻ em có quyền và bình đẳng về cơ
hội được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của
bản thân”, qui định này thể hiện việc Nhà nước trao quyền học tập cho trẻ em và bảo
đảm mọi trẻ em được bình đẳng trước các cơ hội hưởng quyền học tập dù hoàn cảnh và
điều kiện sống khác nhau. Điều 14 Luật Giáo dục năm 2019 qui định Nhà nước đảm bảo
các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo
dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cả nước và gia đình có trách
nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Như
vậy, mọi trẻ em trong độ tuổi qui định đều có quyền và có nghĩa vụ học tập để đạt trình
độ giáo dục phổ cập. Đồng thời, Nhà nước, gia đình phải có trách nhiệm bảo đảm các
điều kiện để mọi trẻ em trong độ tuổi được giáo dục phổ cập.
Thứ sáu, quyền được bảo vệ
Trẻ em là những người còn rất non nớt về thể xác và tinh thần. Các em cần sự giúp
đỡ của người lớn để được an toàn. Các em dễ bị rủ rê vào những việc làm trái pháp luật,
dễ bị lợi dụng sức lao động và lạm dụng tình dục, dễ bị bỏ rơi… Có những trẻ em đơi
khi bất ngờ bị rơi vào những tình trạng cực kỳ khó khăn mà các em không thể nào chịu
đựng nổi. Đây là những nguy cơ đe dọa trực tiếp tới sự sống còn của trẻ em. Do vậy các
em cần đến sự giúp đỡ của người thân và cộng đồng để giảm bớt các hậu quả gây tổn
thương và giúp trẻ em phục hồi tâm, sinh lý, tái hoà nhập vào cộng động và phát triển
bình thường. Luật Trẻ em năm 2016 qui định về nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em.
Theo đó, trẻ em được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử, thốt khỏi sự bóc lột về kinh tế,
sự lạm dụng, xâm hại về thể xác và tinh thần, bị lơ là và bỏ rơi, bị đối xử tàn tệ, các em
phải được bảo vệ trong tình trạng khẩn cấp, khủng hoảng. Nghiêm cấm lạm dụng, bóc
lột sức lao động của trẻ em, bất kỳ một hành vi, hoặc yếu tố tình huống có chủ ý của cá
nhân, tổ chức hay của cộng đồng như xâm phạm đến thể chất, tình cảm, nhân cách, lạm
dụng tình dục, ngược đãi, xao nhãng, bỏ rơi, sử dụng quá mức sức lao động, hoặc khai
thác thương mại, tước đoạt quyền và sự tự do của trẻ, gây nguy hại đến sự phát triển thể
chất, tinh thần, xã hội của trẻ. Khi trẻ bị lâm vào tình trạng khủng hoảng khẩn cấp như
trình trạng rối loạn, thiếu hụt, mất thăng bằng nghiêm trọng do những yếu tố bên ngồi
tác động có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ em. Xác
14
định đây là vấn đề cấp bách và quan trọng, Luật Trẻ em đã dành hẳn chương IV qui định
về bảo vệ trẻ em. Trong đó, có qui định về 03 cấp độ bảo vệ trẻ em và trách nhiệm thực
hiện; qui định về cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; qui định về chăm sóc thay thế;
các biện pháp bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi
và tái hòa nhập cộng đồng….
1.1.4. Phương thức bảo đảm quyền của trẻ em
Để bảo đảm quyền trẻ em cần phải có các thiết chế và xét từ góc độ khoa học lý
luận về Nhà nước và pháp luật về các phương thức bảo đảm thực hiện quyền trẻ em thì
phương thức pháp lý được là phương thức đặc thù bên cạnh các phương thức bảo đảm
khơng mang tính pháp lý như: bảo đảm về chính trị , bảo đảm về tư tưởng, bảo đảm về
văn hóa và bảo đảm về xã hội.
Phương thức bảo đảm pháp lý
Phương thức bảo đảm pháp lý là dùng pháp luật để bảo đảm quyền của trẻ em. Bảo
đảm pháp lý với hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn thiện là cơ sở để Nhà nước, tổ chức,
các cơ quan Nhà nước và công dân thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình.10
Bảo đảm pháp lý phải là một tập hợp các qui định, các cơ chế, và các biện pháp pháp lý
để ghi nhận và thực hiện các quyền trẻ em trên thực tế. Cụ thể như sau:
Hệ thống VBPL về quyền trẻ em và về nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể có
liên quan, trong đó qui định về tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước; qui định về
quyền và bổn phận của trẻ em; qui định về trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, cơ
quan Nhà nước; các ĐƯQT có liên quan tới quyền trẻ em mà Nhà nước đã ký kết hoặc
tham gia.
Cơ chế tổ chức thực thi các qui định pháp luật về quyền trẻ em, đó là cơ chế hoạt
động đồng bộ giữa tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia
đình.
Cơ chế giám sát việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền trẻ em trong thực
tế, sự giám sát của Đảng, Nhà nước và nhân dân với việc thực hiện pháp luật về quyền
trẻ em.
Cơ chế phát hiện, xử lý các vi phạm quyền trẻ em, hoạt động kiểm tra phát hiện và
xử lý đúng, nghiêm minh, kịp thời các vi phạm pháp luật về quyền trẻ em là những biện
pháp quan trọng, góp phần phịng, chống, hạn chế các vi phạm pháp luật, đồng thời củng
cố và tăng cường lòng tin của cá nhân, cơng dân, gia đình và xã hội vào Nhà nước và
pháp luật, góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương của đất nước.
10
Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư Pháp.
15
Cuối cùng là thường xuyên thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm
nâng cao ý thức pháp luật của các cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước, gia đình, nhà
trường và cộng đồng đối với việc bảo về quyền trẻ em.
Phương thức khơng mang tính pháp lý
Bảo đảm về tư tưởng, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, đạo đức và truyền thống dân tộc, con người Việt
Nam, sự thống nhất của chính trị, tư tưởng và đạo đức, sự phát triển về trình độ văn hóa
xã hội là những đảm bảo về mặt tư tưởng cho việc thực hiện các quyền trẻ em.
Bảo đảm chính trị, quyền và bổn phận của trẻ em được bảo đảm thực hiện bằng
thể chế chính trị, bằng sự ổn định của chính trị, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính
trị, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, trong quản lý Nhà nước và sự
tham gia của các tổ chức chính trị xã hội. Trong hoạt động bảo đảm quyền và bổn phận
của trẻ em Nhà nước cần có mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức xã hội, đặc biệt là liên
hệ chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận. Cơ chế Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là bảo đảm về chính trị trong việc thực hiện các
quyền trẻ em.
Bảo đảm kinh tế, với chính sách kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Nhà
nước ngày càng tạo ra những điều kiện cần thiết để quyền trẻ em được thực hiện. Mục
đích chính sách kinh tế của Nhà nước là phát triển dân sinh, dân giàu nước mạnh, đáp
ứng ngày càng tốt nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Chiến lược phát triển kinh
tế xã hội của Nhà nước là đặt con người vào vị trí trung tâm, giải phóng và phát huy mọi
tiềm năng của mỗi cá nhân, tập thể và cả dân tộc, điều này chính là tiền đề, là điều kiện
đảm bảo về kinh tế để công dân đều được bảo vệ các quyền của mình trong đó có quyền
trẻ em.
Bảo đảm về văn hóa, nền văn hóa XHCN là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, có tiếp thu tinh hoa của nhân loại. Tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú
và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ và hướng tới việc xây dựng con
người phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thế chất, có ý thức cộng
đồng, có tấm lịng nhân ái, lối sống có văn hóa và thiết lập được mối quan hệ hài hịa
với gia đình, cộng đồng và xã hội. Đây là phương thức bảo đảm vơ cùng quan trọng, nó
là nền tảng hun đúc cho trẻ em những phẩm chất cao đẹp, giữ gìn được những nét bản
sắc, tinh hoa quý giá của dân tộc.
Bảo đảm về xã hội, là các mối quan hệ, sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các
giai cấp, các tầng lớp, các nhóm dân cư, các gia đình, cá nhân trong việc thực hiện nhằm
16
bảo đảm quyền trẻ em trong thực tiễn, đồng thời góp phần loại trừ những hành vi vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Mối quan hệ giữa phương thức bảo đảm pháp lý và khơng mang tính pháp lý
Trong các phương thức bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, phương thức bảo đảm
pháp lý là một bộ phận cấu thành của các bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và có mối
quan hệ mật thiết với các phương thức bảo đảm khơng mang tính pháp lý, bao gồm về
văn hóa, chính trị, tư tưởng, xã hội. Các bảo đảm về kinh tế, văn hóa, chính trị, tư tưởng
thực chất khơng mang tính chất pháp lý và cũng khơng trực tiếp gắn với việc thực hiện
các quyền trẻ em mà nó chỉ thể hiện mối liên quan với khả năng thực hiện quyền trẻ em;
có vai trị tác động, hỗ trợ để phương thức bảo đảm pháp lý được thực hiện; đồng thời
các phương thức bảo đảm khơng mang tính pháp lý cũng là tiền đề để hình thành các
phương thức bảo đảm pháp lý vì nội dung của các phương thức bảo đảm pháp lý phải
phù hợp với các mặt về kinh tế, văn hóa, chính trị, tư tưởng và xã hội; ngược lại phương
thức bảo đảm pháp lý là một trong những cơ sở để cho các bảo đảm đó được thực hiện.
Cụ thể như sau:
- Phương thức bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em có mối quan hệ chặt chẽ với bảo
đảm về chính trị. Ở Việt Nam, mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước đều là sự thể chế
hóa đường lối chính trị của Đảng cộng sản về vấn đề đó; vì vậy phương thức bảo đảm
pháp lý về quyền trẻ em có mối liên hệ mật thiết với bảo đảm chính trị - tức là đường
lối của Đảng về quyền trẻ em; Thông qua mối quan hệ này cũng đã thể hiện được vai
trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong việc xây dựng hệ thống pháp luật và thực
thi các quyền trẻ em.
- Phương thức bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em và bảo đảm kinh tế cũng có mối
liên hệ hết sức mật thiết vì kinh tế sẽ là một trong những yếu tố chi phối đến phương
thức bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em. Yếu tố kinh tế sẽ chi phối đến hoạt động của
Quốc hội về vấn đề bảo đảm quyền trẻ em trong hoạt động xây dựng VBQPPL; đồng
thời nó cũng tác động đến việc thực thi pháp luật về quyền trẻ em của Chính phủ.
- Bảo đảm về văn hóa và phương thức bảo đảm pháp lý gắn bó chặt chẽ với nhau
vì với một nền văn hóa của Việt Nam phong phú, nhân đạo, dân chủ, tiến bộ, hướng tới
việc xây dựng con người phát triển toàn diện sẽ là điều kiện tốt nhất để hình thành các
bảo đảm mang tính pháp lý về quyền trẻ em. Bảo đảm về mặt văn hóa có vai trị quan
trọng, là một trong những điều kiện cần thiết để bảo đảm mang tính pháp lý về quyền
trẻ em được thực hiện.
- Giữa phương thức bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em có mối liên hệ mật thiết với
bảo đảm xã hội, vì bảo đảm xã hội xuất phát từ sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các
17
giai cấp, các tầng lớp, các nhóm dân cư, các gia đình, cá nhân và cả dư luận xã hội trong
việc thực hiện quyền trẻ em sẽ hỗ trợ đối với các bảo đảm mang tính pháp lý về quyền
trẻ em. Sự tham gia của các nhóm dân cư, gia đình và dư luận xã hội sẽ thức đẩy nhanh
việc thực thi các quyền trẻ em.
Ngoài ra trong hệ thống các phương thức bảo đảm quyền trẻ em, phương thức bảo
đảm pháp lý được coi là phương thức bảo đảm quyền trẻ em quan trọng nhất vì phương
thức này mang tính chất pháp lý, trực tiếp gắn liền với việc thực hiện các quyền trẻ em;
là phương thức bảo đảm cụ thể, trực tiếp, gắn liền với hệ thống pháp luật; phương thức
bảo đảm pháp lý gắn liền với việc thực hiện quyền lực Nhà nước, được Nhà nước bảo
đảm thực hiện bằng hệ thống các cơ quan công quyền của mình, bảo đảm thực hiện bằng
sức mạnh của Nhà nước.
1.1.5. Bảo đảm quyền trẻ em trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Bảo đảm quyền của trẻ em trong xây dựng VBQPPL được hiểu theo nhiều cách
khác nhau phụ thuộc vào từng góc độ tiếp cận, nhưng về cơ bản có một số cách tiếp cận
như sau:
Cách tiếp cận thứ nhất, bảo đảm quyền của trẻ em trong xây dựng VBQPPL được
hiểu là các qui định pháp luật trực tiếp liên quan đến việc xây dựng Luật, pháp lệnh,
nghị định,… nhằm thực hiện quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền trẻ
em. Đây là cách tiếp cận theo nghĩa hẹp. Bảo đảm quyền của trẻ em trong xây dựng
VBQPPL làm bảo đảm có tính chất pháp lý, trực tiếp gắn liền với công tác xây dựng
luật và thực hiện quyền con người, quyền trẻ em.11
Theo cách hiểu khác, bảo đảm quyền của trẻ em trong xây dựng VBQPPL được
hiểu dưới dạng qui định những bảo đảm về mặt pháp lý của pháp chế như: các biện pháp
phịng ngừa, ngăn chặn xóa bỏ ngun nhân dẫn đến vi phạm pháp luật trong quá trình
xây dựng VBQPPL ngày càng đầy đủ, hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp chế ngày
càng đạt hiệu quả cao hơn, các qui định của pháp luật bảo đảm cho nhân dân được tham
gia vào công tác pháp chế ngày càng đạt nhiều hiệu quả cao hơn, các qui định bảo đảm
cho nhân dân tham gia vào công tác pháp chế ngày càng đầy đủ và phù hợp.12
Trong bài nghiên cứu này, tác giả tiếp cận dưới góc độ bao hàm cả hai cách hiểu
trên. Việc được bảo đảm trong xây dựng VBQPPL là một quyền cơ bản của con người,
của công dân, trong đó có cả trẻ em. Theo đó, mọi quyền lợi chính đáng, hợp pháp như:
quyền nhân thân, quyền dân sự, quyền chính trị xã hội, quyền sống, quyền được tự do,
11
Vũ Kiều Oanh, “Bảo đảm pháp lý thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp”, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp (16), 2012, tr.7-13.
12 Hồng Kim Quế (chủ biên), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.
18
quyền mưu cầu hạnh phúc,… đều được Nhà nước bảo vệ bằng những quy định trong
điều luật cụ thể. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em được những quyền, lợi
ích chính đáng, đảm bảo quy trình xây dựng những quyền đó trong q trình xây dựng
VBQPPL, tiếp đó là bảo đảm cho các quyền đã được ghi nhận trong các VBQPPL đó
phải được thực thi. Trong trường hợp có sự vi phạm trong q trình xây dựng VBQPPL
ảnh hưởng đến quyền cơng dân hay trong q trình thực thi điều luật trên thực tế thì cần
phải thực hiện các biện pháp loại trừ. Những người tham gia trực tiếp vào quá trình xây
dựng VBQPPL, các cán bộ trong các cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ đảm bảo quyền
cơng dân, quyền trẻ em trong q trình xây dựng VBQPPL sẽ phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật trong trường hợp họ không hành động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cơng dân nói chung và trẻ em nói riêng.13
1.2. Quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật với việc bảo đảm quyền
của trẻ em
Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em được những quyền, lợi ích chính
đáng, đảm bảo những quyền đó được các chủ thể ghi nhận trong q trình xây dựng
VBQPPL, tiếp đó là bảo đảm cho các quyền đã được ghi nhận trong các VBQPPL đó
phải được thực thi trên thực tế. Trong trường hợp có sự vi phạm trong quá trình xây
dựng VBQPPL ảnh hưởng đến quyền của trẻ em hay trong quá trình thực thi điều luật
trên thực tế thì cần phải thực hiện các biện pháp loại trừ. Những người tham gia trực
tiếp vào quá trình xây dựng VBQPPL, các cán bộ trong các cơ quan Nhà nước có nhiệm
vụ đảm bảo quyền của trẻ em trong quá trình xây dựng VBQPPL sẽ phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật trong trường hợp họ không hành động để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cơng dân nói chung và trẻ em nói riêng.14
Trẻ em luôn luôn là đối tượng cần phải được quan tâm và ưu tiên bảo vệ nhất trong
xã hội. Đem đến một mơi trường an tồn là cách tốt nhất để bảo vệ các em. Để có một
mơi trường an tồn thì hệ thống pháp luật là điều kiện tiên quyết, bên cạnh đó là sự
chung tay của các cơ quan hành pháp, tư pháp, của hệ thống hỗ trợ - bảo vệ trẻ em cũng
như những người làm việc trong đó. Đồng thời, khơng thể thiếu vai trị của gia đình, nhà
trường, cộng đồng.
Theo qui định của Luật ban hành VBQPPL năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung năm
2020, quy trình xây dựng VBQPPL gồm các bước: Lập đề nghị xây dựng VBQPPL, giai
đoạn soạn thảo, giai đoạn trình, thơng qua, ban hành. Mỗi giai đoạn này, việc bảo đảm
13
14
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật (2016), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư Pháp.
Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật (2016), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư Pháp.
19
quyền của trẻ em sẽ được các chủ thể lồng ghép phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu cụ
thể.
1.2.1. Giai đoạn lập đề nghị
Lập đề nghị xây dựng VBQPPL là thủ tục đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong
quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL. Đây là giai đoạn cần có sự nghiên cứu kỹ
lưỡng, nhằm xác định nhu cầu, tìm ra các chính sách, quy định pháp luật phù hợp để
Nhà nước đảm bảo quyền của trẻ em được ghi nhận trong qui định pháp luật. Chính vì
vậy mà đề nghị xây dựng VBQPPL phải thật chi tiết, cụ thể, rõ ràng với những luận cứ
khoa học và thực tế, có tính thuyết phục cao.15
Thứ nhất, về chủ thể lập đề nghị.
Thông thường, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đề xuất xây
dựng VBQPPL thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý để điều chỉnh về những vấn đề
liên quan đến quản lý ngành, lĩnh vực. Theo đó, trong lĩnh vực về đảm bảo quyền của
trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lập đề nghị xây dựng
VBQPPL và báo cáo đánh giá tác động chính sách trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức đại biểu Quốc hội có thể tiến hành lập đề nghị xây
dựng luật, pháp lệnh. Theo qui định của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 và Hiến
pháp năm 2013 các cơ quan, tổ chức, đại biểu có quyền trình dự án luật, gửi kiến nghị
về luật, pháp lệnh đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Chính Phủ, Tịa
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam….
Thứ hai, về cơ sở đề nghị xây dựng VBQPPL với việc bảo đảm quyền của trẻ em.
- Cơ sở chính trị: Căn cứ đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng; chiến lược
pháp triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh; tổng thể phát triển kinh tế xã hội, phát
triển ngành, lĩnh vực… để đưa ra định hướng trong công tác xây dựng các VBQPPL.16
Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản với những quan điểm, chủ trương, định hướng cụ
thể để lãnh đạo đối với công tác trẻ em. Trong thời gian qua Ban Bí thư Trung ương
Đảng đã ban hành các văn bản liên quan đến vấn đề bảo vệ trẻ em như: Chỉ thị 38CT/TW ngày 30/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khố VII) về việc thực hiện
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Chỉ thị số 55-CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng ở cơ sở đối với cơng tác bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính
trị về việc “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác chăm sóc, giáo dục và
15
16
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr.35.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr.39.
20
bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”. Đây là cơ sở chính trị quan trọng để các chủ thể tiến
hành lập đề nghị xây dựng VBQPPL có nội dung liên quan đến quyền của trẻ em.
- Cơ sở thực tiễn: Căn cứ vào thực trạng của quan hệ kinh tế - xã hội để phân tích
sự cần thiết phải xây dựng các VBQPPL nhằm bảo đảm quyền của trẻ em. Hiện nay
cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ em cịn nhiều hạn chế:
Về chăm sóc sức khỏe trẻ em: Gánh nặng bệnh tật và tử vong trẻ sơ sinh cịn cao;
tính bền vững của chương trình tiêm chủng cho trẻ em chưa được đảm bảo; tỷ lệ suy
dinh dưỡng trẻ em ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn cao; tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì
đang tăng nhanh ở các thành phố lớn; cán bộ y tế chuyên ngành nhi khoa còn thiếu và
yếu; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế còn thiếu thốn, nhất là tuyến cơ sở…
Về giáo dục trẻ em: Chương trình học của học sinh còn nặng dạy về kiến thức
mà thiếu dạy kỹ năng sống; cơ sở vật chất trường lớp, dụng cụ học tập, sân chơi cho học
sinh còn thiếu, sự phân bổ giáo viên không đồng đều giữa các cấp học cũng như giữa
các vùng, miền; chất lượng giáo dục mầm non vẫn còn khoảng cách khá xa giữa thành
thị và nông thôn, miền núi; thiếu sự quan tâm, chăm sóc, tư vấn về sức khỏe tinh thần
cho học sinh, đặc biệt là ở cấp THCS và THPT.
Về bảo vệ trẻ em: Hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em còn chậm củng cố;
đặc biệt ở cấp huyện, xã nên tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực, tai nạn
thương tích, bị lạm dụng sức lao động có xu hướng tăng thời gian gần đây; cấu trúc hệ
thống dịch vụ bảo vệ trẻ em thiếu tính đồng bộ, thống nhất, chưa có sự quản lý, giám sát
chặt chẽ và còn khác biệt giữa các vùng, miền.17
Về bảo đảm vui chơi, giải trí và thực hiện quyền tham gia của trẻ em: Điều kiện
vật chất như sân chơi, bãi tập, khu vui chơi giải trí, mạng lưới thư viện, các thiết chế văn
hóa, thể thao hầu như còn thiếu, nhất là ở cấp xã, phường, thị trấn; việc thực hiện quyền
vui chơi, giải trí của trẻ em gặp nhiều khó khăn; cơng tác quản lý thông tin trên mạng
chưa hiệu quả; sự tham gia của trẻ em vào các hoạt động xã hội còn hạn chế, quyền tham
gia của trẻ em cịn mang tính hình thức. Cán bộ làm cơng tác bảo vệ trẻ em cấp huyện,
xã cịn kiêm nhiệm, khơng ổn định.
- Về cơ sở pháp lý: Thông qua kết quả tổng kết, đánh giá thực trạng thi hành
VBQPPL hiện hành cho thấy nhu cầu cần thiết sửa đổi, bổ sung văn bản hiện hành hoặc
cần nâng cao giá trị pháp lý của văn bản hiện hành để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và u
cầu hồn thiện hệ thống pháp luật thì chủ thể sẽ đề nghị ban hành văn bản sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế. Thực tế hiện nay nhiều VBQPPL liên quan đến cơng tác chăm sóc,
17
Phạm Thành An, Đàm Ngọc Sơn, Đặng Quốc Việt, “Bảo đảm an ninh con người của học sinh trong các trường học trên địa
bàn thành phố Hà Nội”, đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2019.
21