Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong Tố tụng dân sự và việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.39 KB, 9 trang )

ĐỀ BÀI: Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong
Tố tụng dân sự và việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này.
Bài làm
A – MỞ ĐẦU
Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng được hình thành trên
cơ sở hạ tầng tương ứng, muốn pháp luật phát huy được vai trò tích cực của
mình trong việc định hướng sự vận động của xã hội, phục vụ được mục tiêu của
nhà nước thì đòi hỏi nó phải thực tế, phù hợp với những gì đang diễn ra trong
đời sống xã hội. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần xây dựng được hệ thống
những nguyên tắc mang tính chuẩn mực và quan trọng là ứng dụng nó vào thực
tiễn một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả. Để làm được điều đó, pháp luật nói
chung và pháp luật Tố tụng dân sự nói riêng cần có sự điều chỉnh theo phương
hướng mang tính khả thi nhất. Trong khuôn khổ, bài viết đề cập đến nguyên tắc
bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong Tố tụng dân sự và việc đảm bảo thực
hiện nguyên tắc này.
B – NỘI DUNG
I/ Khái quát về nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự
trong Tố tụng dân sự
Các nguyên tắc của Luật tố tụng dân sự được xây dựng trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Đó là những tư tưởng pháp lý
chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự và
được ghi nhận trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự. Trong tố tụng dân sự,
việc thực hiện đúng các nguyên tắc này tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ
việc dân sự và thi hành án dân sự được thuận lợi, ngăn chặn được những tiêu
cực nảy sinh trong quá trình tố tụng, bảo đảm cho các đương sự có thể bảo vệ
được quyền, lợi ích của họ trước Tòa án.
Tố tụng dân sự là một quá trình phức tạp. Đương sự chỉ có thể bảo vệ được
quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố
tụng dân sự của họ. Vì vậy, bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự được pháp luật
tố tụng dân sự quy định là một nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng dân sự.
II/ Nội dung nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự


trong Tố tụng dân sự
1, Cơ sở pháp lý
“Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” ( Khoản 1 Điều 56
BLTTDS)
Ngay từ những văn bản pháp luật đầu tiên của nhà nước ta như Sắc lệnh số
69/SL ngày 18/6/1949, Luật TCTAND, nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ của
đương sự đã được ghi nhận như một nguyên tắc “then chốt” trong việc thực
hiện quy trình tố tụng. Hiện nay, nguyên tắc này được kế thừa và được quy định
tại Điều 9 BLTTDS. Điều luật này quy định những vấn đề cơ bản của nguyên
tắc bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự: “Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc
nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Toà án có trách nhiệm bảo đảm cho đương
sự thực hiện quyền bảo vệ của họ.”
Bên cạnh đó, Điều 58 BLTTDS cũng quy định rất cụ thể về quyền, nghĩa
vụ của các đương sự khi tham gia tố tụng.
2, Đảm bảo cho các đương sự tự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố
tụng của họ
Quyền tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án là
quyền tố tụng dân sự của đương sự. Đó cũng là một nội dung quan trọng của
việc bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Thông qua
việc thực hiện quyền này, đương sự đưa ra được yêu cầu, chứng cứ, lý lẽ để bảo
vệ quyền lợi của mình trước Tòa án.
2.1 Quyền khởi kiện, thay đổi yêu cầu, phản đối yêu cầu của
đương sự
Trước tiên, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được thực hiện ở
quyền khởi kiện vụ án dân sự - một phương thức pháp luật cho phép mỗi người
được thực hiện để đưa ra yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình. Việc khởi kiện này là sự khởi đầu cho các hoạt động tố tụng dân sự và là
cơ sở để các đương sự thực hiện các quyền tố tụng dân sự tiếp theo. Quyền khởi

kiện vụ án dân sự chính là đặc quyền pháp luật quy định cho mọi người trong
việc bảo vệ các quyền, lợi ích đã được thừa nhận. Nó đã được ghi nhận một
cách cụ thể tại Điều 161 BLTTDS “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình
hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là
người khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình”
Tuy nhiên, để thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự cũng như các quyền
tố tụng khác, đương sự phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Đó là khả năng
2
tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người đại
diện tham gia tố tụng dân sự. (Theo Khoản 2 Điều 57 BLTTDS).
Đối với người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự (chưa thành niên,
có nhược điểm về thể chất hoặc mắc bệnh tâm thần) thì cha, mẹ, người giám hộ,
người đỡ đầu sẽ đại diện tham gia tố tụng. Để bảo vệ quyền lợi cho đối tượng
này, pháp luật quy định quyền khởi kiện vụ án dân sự của họ do người đại diện
thực hiện.
Tùy thuộc vào yêu cầu khởi kiện, để thực hiện được quyền năng này,
đương sự còn phải thỏa mãn một số điều kiện khác như: không khởi kiện những
việc đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật, việc khởi kiện phải được tiến hành trong thời hiệu khởi kiện…
Tòa án xem xét đơn khởi kiện trong một thời hạn luật định, nếu thấy việc
khởi kiện thỏa mãn các điều kiện thì Tòa thụ lý vụ án dân sự để giải quyết. Tòa
án phải trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện trong những trường hợp
không đáp ứng đủ điều kiện khởi kiện vụ án dân sự.
Sau khi khởi kiện vụ án, đương sự có quyền: “ Rút một phần hoặc toàn bộ
yêu cầu khởi kiện; thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện” (điểm b Khoản 1 Điều
59 BLTTDS). Quyền thay đổi yêu cầu khởi kiện của đương sự xuất phát từ
quyền tự định đoạt của đương sự nhưng đây cũng là biện pháp pháp lý cần thiết
để đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ bởi trong nhiều trường hợp
các đương sự có thể đưa ra yêu cầu không đầy đủ, không chính xác do họ

không dự liệu được hết các tình huống của vụ án.
Đối với đương sự là bị đơn, để bảo đảm quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của họ, BLTTDS quy định, họ được “ b,Chấp nhận một phần hoặc
toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; bác bỏ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn;
c) Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu
của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ mà nguyên đơn yêu cầu”.
( Theo Điều 60 BLTTDS). Bởi đưa ra yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích
của mình là của mọi người có quyền và lợi ích bị xâm phạm.
Đối với những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, họ cũng
được tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Họ có thể tham gia tố
tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn. Họ cũng có quyền đưa ra các yêu
cầu và phản đối yêu cầu của các đương sự khác và được Tòa án xem xét.
2.2 Quyền bình đẳng trong việc cung cấp chứng cứ, được biết
chứng cứ do đương sự bên kia cung cấp, yêu cầu Tòa án tiến hành những biện
pháp điều tra cần thiết
Theo quy định của BLTTDS, thì chứng cứ trong vụ việc dân sự là những
gì có thật mà đương sự giao nộp cho Toà án hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức
3
khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục
mà BLTTDS quy định để xác định yêu cầu của đương sự là có căn cứ, có hợp
pháp hay không, giúp cho việc giải quyết vụ việc dân sự được đúng đắn.
Điều 82 BLTTDS quy định về các nguồn của chứng cứ .Việc quy định
chứng cứ chặt chẽ, rõ ràng như vậy là để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho
đương sự, bảo đảm cho việc giải quyết của Toà án được đúng đắn khách quan
và để khắc phục tình trạng tài liệu giả; chứng cứ giả. Trong vụ việc dân sự mà
đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình thì
đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án để chứng minh cho yêu
cầu của mình là có căn cứ, là hợp pháp. Và quyền cung cấp chứng cứ của các
đương sự là bình đẳng. Đây chính là điều kiện tốt nhất để thông qua đó, các
đương sự có thể khai thác hiệu quả các chứng cứ trong việc bảo vệ quyền và lợi

ích của mình.
Pháp luật TTDS không quy định cụ thể về thời hạn cung cấp chứng cứ. Vì
vậy, trong mọi giai đoạn của quá trình TTDS, đương sự có thể cung cấp cho
Tòa án. Tuy nhiên, để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình, tạo điều kiện cho Tòa
án nghiên cứu, đánh giá đúng giá trị chứng minh của chứng cứ, đương sự cần
cung cấp chứng cứ trước khi mở phiên tòa xét xử vụ án. Tòa án có trách nhiệm
ghi nhận, đưa chứng cứ vào hồ sơ vụ án và nghiên cứu, sử dụng một cách khách
quan, toàn diện.
Bên cạnh đó, BLTTDS còn quy định các đương sự có quyền “Được biết
và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc
do Toà án thu thập” ( điểm d khoản 2 Điều 58 BLTTDS). Quy định này sẽ giúp
cho các đương sự chuẩn bị được chứng cứ, lý lẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Thêm một cách thức để bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của đương sự trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập
được chứng cứ đó là Tòa án phải áp dụng biện pháp cần thiết để thu thập chứng
cứ. Bao gồm:
a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
b) Trưng cầu giám định;
c) Quyết định định giá tài sản;
d) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
đ) Uỷ thác thu thập chứng cứ;
e) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe
được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc
dân sự
( Theo Điều 85 BLTTDS)
2.3 Quyền yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,
Kiểm sát viên, thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch
4
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, thư ký Tòa án, người giám
định, người phiên dịch là những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng

có vai trò quyết định trong việc giải quyết vụ án dân sự. Chính vì vậy mà việc
họ có khách quan trong quá trình tố tụng dân sự hay không sẽ ảnh hưởng đến
việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Những trường hợp có
nguy cơ dẫn đến việc không khách quan trong việc giải quyết vụ án, pháp luật
quy định họ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi. Những căn cứ để
thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, thư ký Tòa án, người
giám định, người phiên dịch được quy định tại các Điều 46, Điều 47, Điều 48,
Điều 70 BLTTDS.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, thư ký Tòa
án, người giám định, người phiên dịch cũng được ghi nhận là quyền của đương
sự để đảm bảo quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Quyền này được
thực hiện trước hoặc trong phiên tòa. Do vậy, Tòa án phải có trách nhiệm thông
báo cho đương sự biết những người tiến hành tố tụng giải quyết vụ án trước khi
quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2.4 Quyền tham gia hòa giải
Hòa giải luôn được coi là phương thức giải quyết tranh chấp tốt nhất. Đó là
sự thương lượng, thỏa thuận giữa các bên tranh chấp nhằm đưa ra phương án
giải quyết mâu thuẫn tốt nhất cho các bên. Vì vậy, việc bảo đảm quyền bảo vệ
của các đương sự trong tố tụng dân sự cũng có nghĩa là
đảm bảo cho các đương sự được tham gia tham gia hòa giải. Trong quá trình
giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải chủ động việc hòa giải để giúp các đương
sự thỏa thuận hướng giải quyết vụ án để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. BLTTDS quy định Tòa án hòa giải tất cả các vụ án dân sự trừ
một số trường hợp đặc biệt. Khi hòa giải, các đương sự có quyền có mặt tham
gia hòa giải. Trong trường hợp đương sự vắng mặt,Tòa án hoãn việc hòa giải.
Bên cạnh đó, khi hòa giải, Tòa án hướng dẫn, giúp đỡ đương sự trong việc nhận
thực quyền lợi, nghĩa vụ của họ để thỏa thuận giải quyết vụ án theo đúng pháp
luật. Ngoài việc hòa giải dưới sự hướng dẫn của Tòa án, đương sự còn có quyền
tự hòa giải trong suốt quá trình tố tụng dân sự.
2.5 Quyền tham gia phiên tòa

Phiên tòa là nơi xem xét và giải quyết các vấn đề của vụ án dân sự. Kết
thúc phiên tòa, quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự được Tòa quyết định
ghi trong bản án và được đảm bảo thi hành. Bởi vậy, việc tham gia tố tụng tại
phiên tòa có ý nghĩa rất lớn đối với việc đảm bảo quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp
của họ. Quyền tham gia phiên tòa của đương sự cũng được ghi nhận tại điểm I
khoản 2 Điều 59 BLTTDS.
5

×