Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo luật đầu tư 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.34 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH LUẬT KINH TẾ
----------o0o----------

ĐỀ TÀI: NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
THEO LUẬT ĐẦU TƯ 2020

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: CHUYÊN ĐỀ THỰC TIỄN

Giảng viên :

NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH

Học viên

:

LÊ ĐÌNH THIÊN

MSHV

:

2283801071022

Lớp

:

MLAW022A



Tp Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 08 năm 2023


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................................3
Lý luận chung về ngành nghề kinh doanh có điều kiện ......................................... 3

I.
1.

Khái niệm ........................................................................................................... 3

2.

Đặc điểm ............................................................................................................. 3

3.

Giới thiệu sơ lược về các nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt

Nam ............................................................................................................................ 4
4.

Lịch sử xây xựng pháp lý và xu hướng phát triển của các ngành, nghề đầu tư

kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam ......................................................................... 5
5.


Điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện .................. 7
5.1

Điều kiện về nội dung ....................................................................................8

5.2

Điều kiện về hình thức ...................................................................................8

II. Thực tiễn, bất cập về việc quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện ...... 10
1.

Các thực tiễn và bất cập trong việc đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều

kiện. .......................................................................................................................... 10
2.

Những khó khăn, bất cập trong việc xin giấy phép kinh doanh ....................... 12
2.1

Quy trình đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện .............................12

2.2

Quy trình, thủ tục thực tế để đăng ký Thành lập doanh nghiệp sản xuất con

dấu

.....................................................................................................................13


III. Giải pháp, kiến nghị ..................................................................................................... 14
PHẦN KẾT LUẬN ..........................................................................................................16

1


PHẦN MỞ ĐẦU
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp có quyền
tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm, đây không chỉ đơn thuần là quy định mà
càng là tinh thần, mục tiêu mà các nhà làm luật đặt ra. Nhưng khi nhìn nhận một cách khách
quan thì ngành nghề kinh doanh có điều kiện dường như là trường hợp ngoại lệ so với quy
định được đặt ra trên, tuy không thuộc trường hợp bị luật cấm nhưng lại bị hạn chế quyền
“tự do” kinh doanh bằng những quy định, ràng buộc theo từng lĩnh vực chuyên ngành.
Theo tinh thần của Hiến pháp và quy định về quyền tự do kinh doanh của người dân trong
Hiến pháp, việc hạn chế quyền công dân phải được quy định cụ thể trong luật nên để có
thể vừa đảm bảo được quyền tự do đầu tư, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp đồng
thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước thì đây là thách thức khơng nhỏ cho các
nhà làm luật. Vậy liệu việc đặt ra danh sách một loạt ngành nghề kinh doanh có điều kiện
như hiện nay liệu có đang đảm bảo được quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh
nghiệp trong công cuộc phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và liệu có tạo
được thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh làm ăn.

2


PHẦN NỘI DUNG
I.

Lý luận chung về ngành nghề kinh doanh có điều kiện


1.

Khái niệm

Theo khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020: ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là
ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp
ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo
đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện hiện hành được quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020.
2.

Đặc điểm
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện có các đặc điểm nổi bật có thể dễ dàng nhận

thấy như sau:
Đầu tiên, thực tế hiện nay Luật Doanh nghiệp 2020 không liệt kê các ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện và cũng không quy định cụ thể các điều kiện kinh doanh, các
ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà được quy định tại Luật Đầu tư 2020 và các
nghị định hướng dẫn thi hành. Khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 yêu cầu doanh
nghiệp khi kinh doanh các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ tuân
thủ các điều kiện kinh doanh các ngành, nghề đó theo quy định của Luật Đầu tư và phải
duy trì việc đáp ứng các điều kiện đó trong suốt q trình kinh doanh các ngành, nghề đó.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định cụ thể và điều kiện cụ thể tại các luật
chuyên ngành, các cơ quan quản lý trực tiếp liên quan đến các ngành nghề kinh doanh có
thẩm quyền xem xét và cấp phép cho các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo
quy định của pháp luật (việc quy định các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều
kiện kinh doanh các ngành, nghề đó thường được quy định trong các luật chuyên ngành và
trong các nghị định của Chính phủ (gọi chung là các văn bản pháp luật chuyên ngành), có
thể liệt kê một số văn bản điển hình như Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức
tín dụng, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bảo hiểm... và nhiều nghị định của Chính phủ

như Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01/03/2007 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
78/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012) về kinh doanh xổ số, Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày
05/9/2007 về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm của thương

3


nhân kinh doanh dịch vụ logistics...).1
Từ những liệt kê trên có thể thấy rằng điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề quy
định trên được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và được quy định trong điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Khẳng định thêm rằng Bộ,
cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Theo đó, tùy từng
lĩnh vực kinh doanh, tùy vào chủ thể kinh doanh, hình thức kinh doanh khác nhau mà tương
ứng với đó sẽ có các văn bản chuyên ngành riêng quy định, hướng dẫn các điều kiện cần
và đủ cho một ngành nghề kinh doanh. Như vậy, pháp luật hiện hành đã giới hạn quyền
xác định các điều kiện kinh doanh cho cơ quan lập pháp và cơ quan hành “, nhất nhằm hạn
chế tình trạng ban hành một cách tràn lan các quy định về điều kiện kinh doanh của các
cấp quản lý nhà nước ảnh hưởng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. 2
Một đặc điểm của ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện đầu tư kinh doanh
phải được quy định phù hợp với mục tiêu quy định. Và phải bảo đảm công khai, minh bạch,
khách quan. Tiết kiệm thời gian, chi phí tn thủ của nhà đầu tư. Ngồi ra, ngành nghề
kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành nghề đó phải được
đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Cuối cùng là đặc điểm về tiêu chí xác định ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Luật
Đầu tư 2014 và Luật Đầu tư 2020 đã thể hiện đúng tinh thần của Hiến pháp 2013 khi quy
định các tiêu chí vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã
hội, sức khỏe của cộng đồng. Đây không chỉ là đặc điểm về nhận dạng mà cịn là cơ sở nền
móng để xác định việc sửa đổi, bổ sung hay thay đổi danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh
doanh có điều kiện và việc ban hành các điều kiện cụ thể khi kinh doanh các ngành, nghề

này.
3.

Giới thiệu sơ lược về các nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam
Hiện nay ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định trải dài trên nhiều lĩnh

Bùi Xuân Hải (2014), Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
2
Nguyễn Đình Tuấn (2015), Các quy định mới về điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (Truy
cập ngày 02/08/2023);
1

4


vực khác nhau, thực chất rất khó để dùng “lĩnh vực” làm căn cứ xác định hay cơ sở để xác
định một ngành nghề có thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện hay khơng tuy nhiên việc
phân loại theo lĩnh vực là cơ sở quan trọng trong việc tra cứu, thống kê mà hiện rất nhiều
cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực pháp lý áp dụng để xác định nhanh ngành nghề
thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định. Hiện nay, theo quy
định của pháp luật có 15 lĩnh vực bao gồm danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện,
cụ thể:
-

Lĩnh vực an ninh quốc phịng;

-


Lĩnh vực tài chính;

-

Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội;

-

Lĩnh vực xây dựng;

-

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

-

Lĩnh vực y tế;

-

Lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch;

-

Lĩnh vực ngân hàng;

-

Lĩnh vực tư pháp;


-

Lĩnh vực công thương;

-

Lĩnh vực giao thông vận tải;

-

Lĩnh vực thông tin và truyền thông;

-

Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn;

-

Lĩnh vực khoa học và công nghệ;

-

Lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Luật đầu tư năm 2020 xác định các ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm 227

ngành nghề được liệt kê cụ thể trong phục lục đính kèm, tuy nhiên khi căn cứ theo quy
định chuyên ngành có thể thống kê đến hơn 229 ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều
kiện (ví dụ như khi Căn cứ theo Luật Điện ảnh 2022, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và
Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022).
4.


Lịch sử xây xựng pháp lý và xu hướng phát triển của các ngành, nghề đầu tư

kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam

5


Nhắc đến danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khơng thể khơng
nhắc đến Luật Đầu tư 2014, đây là cột mốc quan trọng trong việc thống kê tổng hợp danh
mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam, có thể nói Luật Đầu tư 2014 đã
làm được một việc chưa từng có tiền lệ trong quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh
có điều kiện ở nước ta, đó là liệt kê được tất cả các ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều
kiện trong một văn bản luật - Phụ lục 4 - Luật Đầu tư. Số lượng ngành, nghề đầu tư, kinh
doanh có điều kiện giảm từ 386 ngành, nghề kinh doanh (Về Danh mục lĩnh vực, ngành,
nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện tại thời điểm 2014 cho thấy, kết quả rà sốt tồn bộ
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện kinh doanh được quy định tại 391
văn bản pháp luật (gồm 56 Luật, 8 Pháp lệnh, 115 Nghị định, 176 Thông tư, 26 Quyết định
của Bộ trưởng và 2 văn bản của Bộ) với tổng cộng 386 ngành, nghề kinh doanh có điều
kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của 16 Bộ, ngành đã được thống kê, tổn hợp và giảm
xuống còn 267 ngành nghề được quy định trong Phụ lục 4 Luật Đầu tư 20143. Việc liệt kê
được các ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện trong một văn bản pháp luật mang
những ý nghĩa rất lớn cho hệ thống pháp luật Việt Nam, khơng chỉ thể hiện tính pháp điển
hóa cao trong q trình lập pháp mà giúp cho việc kiểm giám sát việc tuân thủ pháp luật
về điều kiện kinh doanh cũng thuận lợi hơn, tăng tính thực tiễn rất lớn trong việc tra cứu
áp dụng, đảm bảo được quyền tự do kinh doanh của cơng dân. Có thể khẳng định đây là
điểm tiến bộ nổi bật và tiến độ trong việc lập pháp vì trước đây khi chưa được thống kê tại
Luật Doanh nghiệp 2014, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và cơ quan có thẩm
quyền quy định về điều kiện kinh doanh khơng được xác định cụ thể trong một văn bản
pháp luật có hiệu lực áp dụng cao dẫn đến việc có quá nhiều văn bản quy định một cách

phân tán các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đã biến các ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện từ “ngoại lệ trở thành thông lệ, từ cái hữu hạn thành cái tràn lan”.4

3

Chính phủ rà sốt ngành, nghề cấm kinh doanh, đầu tư; kinh doanh có điều kiện (2014), Báo điện tử

Chính phủ, (Truy cập ngày 02/08/2023);
4

Bùi Xuân Hải (2014), Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia

Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

6


Tiếp bước những thành tựu đã đạt được, Luật đầu tư năm 2020 quy định về ngành
nghề kinh doanh có điều kiện giảm xuống chỉ còn 227 ngành nghề, như vậy đã có thêm 16
ngành, nghề được đưa ra khỏi danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Ngồi việc chuyển một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện sang danh mục ngành,
nghề cấm đầu tư kinh doanh (như ngành, nghề địi nợ th), thì việc cắt giảm nhiều ngành,
nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong Luật Đầu tư 2020 nhằm mục đích loại bỏ đi
những ngành, nghề đầu tư kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý và tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình gia nhập thị trường của người dân và doanh nghiệp. Có thể nói đây cũng
là xu hướng phát triển của pháp luật nói chung, ngày càng bỏ đi những hạn chế và kiểm
soát để người dân được tự do kinh doanh theo đúng tinh thần Luật Doanh nghiệp đã đặt ra.
Luật Đầu tư cũng quy định thêm rằng danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có
điều kiện sẽ được Chính phủ rà sốt căn cứ điều kiện kinh mục các ngành, tế - xã hội và
yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung theo thủ

tục rút gọn. Quy định này một mặt đáp ứng được yêu cầu các ngành, nghề cấm đầu tư kinh
doanh và ngành, nghề kinh doanh có điều kiện phải do Quốc hội quy định, mặt khác đáp
ứng được được yêu cầu của thực tiễn khi tạo điều kiện cho việc cập nhật các thay đổi của
thực tế hoạt động kinh trên thị trường một cách dễ dàng, thuận tiện hơn. Quy định mang
tính kỹ thuật này có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các tổ
chức, cá nhân kinh doanh, phù hợp với sự thay đổi của xã hội và thị trường.
5.

Điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải đáp

ứng các tiêu chí về xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và “hội tụ đủ điều kiện
đầu tư kinh doanh.”
Cụ thể, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 27 Luật
Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi
đáp ứng được các điều kiện:
-

Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

-

Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của
Luật Doanh nghiệp 2020;

-

Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
7



-

Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Ngồi ra, doanh nghiệp phải hội tụ đủ điều kiện đầu tư kinh doanh theo Khoản 9 Điều

2 Luật đầu tư 2020, điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện cá nhân, tổ chức phải đáp ứng
khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện và tùy ngành, nghề mà điều kiện đầu tư kinh doanh là khác nhau. Tuy nhiên, các điều
kiện đầu tư kinh doanh sẽ được quy định phù hợp với lý do quy định về ngành, nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện và trên tinh thần bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan,
tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
5.1 Điều kiện về nội dung
Để đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng
được các điều kiện về nội dung sau đây:
-

Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

-

Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

-

Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;

-

Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);


-

Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối
với điều kiện đầu tư kinh doanh;

-

Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác
nhận, chấp thuận khác (nếu có).

5.2 Điều kiện về hình thức
Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
Giấy phép: đây là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép chủ
thể kinh doanh tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh nhất định.
Giấy chứng nhận hay Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh: là hình thức xác
nhận doanh nghiệp đã thỏa mãn các điều kiện luật định để tiến hành các hoạt động kinh
doanh nhất định như kinh doanh bán lẻ xăng dầu, kinh doanh xổ số... Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh cũng do cơ quan quản lý chuyên ngành cấp theo quy định về điều
kiện, trình tự, thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Chứng chỉ: hay chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền
của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ
trình độ chun mơn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định. Một số
8


ngành, nghề địi hỏi ít nhất một trong số những nhân viên hoạt động chun mơn của doanh
nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề như: kinh doanh môi giới bất động sản, kinh doanh
dịch vụ định giá bất động sản... Một số ngành, nghề khác đòi hỏi tất cả những người hoạt
động chun mơn trong doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề như nghề luật sư nghề

kiểm toán…
Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: đây là quy định áp dụng đối với một
số ngành nghề chun mơn địi hỏi trách nhiệm cao của người hành nghề như nghề luật
sư… ngồi tra cịn có “văn bản xác nhận, chấp thuận”: đây là hình thức thể hiện của điều
kiện kinh doanh này thường là văn bản xác nhận vốn pháp định áp dụng đối với một số
lĩnh vực kinh doanh pháp luật địi hỏi doanh nghiệp phải có mức vốn điều lệ không thấp
hơn vốn tối thiêu theo quy định (vốn pháp định) chẳng hạn như doanh nghiệp kinh doanh
bất động sản, sản xuất phim, cơng ty chứng khốn, ngân hàng thương mại cổ phần... Yêu
cầu về vốn pháp định thường được đặt ra đối với các ngành, lĩnh vực đòi hỏi trách nhiệm
tài sản cao của doanh nghiệp hoặc các ngành có yêu cầu cơ sở vật chất lớn. Mục đích của
yêu cầu về mức vốn tối thiểu này là nhằm xác định năng lực hoạt động trong ngành, lĩnh
vực đó của doanh nghiệp và góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có
giao dịch với doanh nghiệp đó.5
Bên cạnh điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức tiêu biểu trên
cịn có các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật không được quy định tại
các mục trên nhưng cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư
kinh doanh mà khơng cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Đây
là loại điều kiện kinh doanh chưa được mô tả cụ thể nhưng phải dưới hình thức văn bản và
phải căn cứ vào quy định cụ thể của một văn bản pháp luật chứ khơng thể được thực hiện
một cách tùy nghi.
Theo đó, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh
đối với ngành nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp.

Bùi Xuân Hải (2014), Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia
Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
5

9



II.

Thực tiễn và các bất cập về việc quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện

1.

Các thực tiễn và bất cập trong việc đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều

kiện.
Việc đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện vẫn còn nhiều điểm bất cập còn
tồn tại hiện nay là việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn quy định về hồ sơ, trình tự
thủ tục để được cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh...
Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyền được kinh doanh của các doanh nghiệp
trong các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Điển hình nhất trong đó phải kể đến việc để áp ứng được các điều kiện về hình thức
đối với việc đầu tư kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện như đã liệt kê ở
Chương I, chúng ta đều biết rằng Giấy phép kinh doanh là công cụ quản lý nhà nước mà
hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng với các mức độ khác nhau để đảm bảo quyền
quản lý nhà nước một cách chặt chẽ hơn đối với một số ngành, nghề mà việc kinh doanh
đòi hỏi đáp ứng những điều kiện nhất định, đảm bảo an toàn cho khách hàng và xã hội.
Thông thường, giấy phép kinh doanh cịn được sử dụng như một hình thức hạn chế kinh
doanh đối với những ngành, nghề, lĩnh vực nhất định. Giấy phép kinh doanh thực chất là
một hình thức “giấy phép con” mà doanh nghiệp phải làm thủ tục để được cấp trước khi
tiến hành hoạt động kinh doanh trong các ngành, nghê, lĩnh vực địi hỏi phải có các giây
phép này và sau khi doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Một số ví dụ về giấy phép kinh doanh như: giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế,
giấy phép kinh doanh dược phẩm hay giấy phép thu gom rác thải độc hại .v.v... Các giấy
phép kinh doanh này sẽ do cơ quan quản lý ngành cấp cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp
đó đã đáp ứng các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Việc cho

phép kinh doanh thông qua việc cấp giấy phép này thể hiện quyền lực của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, nhưng nhìn nhận qua hoạt động xin cấp giấy phép thực tế hiện nay
thì việc cấp giấy phép kinh doanh thực chất vẫn dựa vào cơ chế “xin - cho” và trong những
trường hợp nhất định sẽ xuất hiện trường hợp việc cơ quan quản lý ngành từ chối việc cấp
giấy phép kinh doanh vì mục đích bảo vệ lợi ích cộng đồng.6

Bùi Xuân Hải (2014), Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh, Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội Luật gia Việt
Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
6

10


Ngoài việc việc phải đáp ứng được những điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng
bằng những nội dung, hình thức đã được đề cập đến tại Chương I thì cịn có các điều kiện
mà các cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà
khơng cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản được liệt kê ở trên, ví
dụ như các yêu cầu về diện tích địa điểm kinh doanh, điều kiện sức khỏe của nhân viên...
Khác với giấy phép kinh doanh hoặc chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc đáp ứng được coi là “điều kiện kinh
doanh không cần giấy phép”. Để đáp ứng điều kiện này, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký
hoặc cam kết. Việc áp dụng “điều kiện kinh doanh khơng cần giấy phép” có ý nghĩa làm
tăng tính tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, Nhà nước chỉ
ghi nhận và giám sát các điều kiện kinh doanh do doanh nghiệp kê khai, doanh nghiệp phải
chịu trách nhiệm về các cam kết đáp ứng điều kiện kinh doanh của mình.
Ví dụ điển hình nhất là quy định về cấp phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp
bảo hiểm, đây là lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội, nên pháp luật
cũng đặt ra một loại các yêu cầu khi doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập
và hoạt động trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, pháp luật kinh
doanh bảo hiểm đã đưa ra những rào cản kỹ thuật khá khắt khe trong việc cấp phép thành

lập doanh nghiệp bảo hiểm như việc doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh bảo hiểm
tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Những điều
kiện để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tập trung vào 03 nội dung chính là:
Điều kiện về vốn, tiêu chuẩn người quản trị điều hành, hồ sơ và loại hình doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định khá cao về trình độ người quản trị điều hành doanh
nghiệp và kinh nghiệm công tác để đảm bảo cho người quản lý có đủ khả năng thực hiện
tốt cơng việc ở vị trí được giao. Ngồi ra, doanh nghiệp còn phải đáp ứng điều kiện về chức
danh rất đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đó là chun gia tính tốn (đối với
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ) và chun gia tính tốn dự phịng và khả năng thanh toán
(đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ).7

Nguyễn Thị Hoài Thu (2016), Ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm bằng các quy định về quản lý, giám sát của cơ quan nhà
nước, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, />(Truy cập ngày 01/08/2023).
7

11


2.

Những khó khăn, bất cập trong việc xin giấy phép kinh doanh
Thực tế cho thấy để có thể xin xác nhận đủ điều kiện đầu tư kinh doanh (Giấy phép

con) là điều không hề dễ dàng đối với người dân khơng có sự am hiểu về các quy định
pháp luật liên quan. Cụ thể, theo quy định tùy từng loại Giấy phép con sẽ có những điều
kiện khác nhau. Trong đó có những Giấy phép con muốn được cấp thì doanh nghiệp phải
đáp ứng nhiều điều kiện mà không phải chỉ một điều kiện. Ví dụ: Để cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về nhân sự,
bằng cấp, cơ sở vật chất, thậm chí để xin được giấy phép con này thì phải có nhiều các giấy
phép con khác..,

Người dân gặp nhiều khó để nắm được các quy trình, quy định để thực hiện thủ tục
về việc xin cấp giấy phép con dù có rất nhiều thơng tin hướng dẫn trên các kênh truyền
thông. Bởi theo đặc thù của hệ thống pháp luật Việt Nam thì ngồi luật chun ngành ra
cịn có Nghị định, Thơng tư, Cơng văn hướng dẫn chi tiết mà đối với ngành nghề kinh
doanh có điều kiện mang đặc thù là được quy định rất nhiều tại các văn bản chun ngành.
Do đó, khi khơng có sự am hiểu và hệ thống được các quy định hướng dẫn, giải đáp đang
áp dụng thì rất khó cho người dân hay thậm chí là những người làm trong ngành luật cũng
khó có thể hiểu và thực hiện các thủ tục trên.
Bên cạnh đó thì thủ tục xin Giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh có điều
kiện cũng dễ tạo ra khơng ít tiêu cực do đặc thù tính chất của những ngành nghề này, như
đã đề cập ở trên việc cấp giấy phép kinh doanh thực chất vẫn dựa vào cơ chế “xin – cho:”
nên đã tạo thành con dao hai lưỡi cho xã hội, mặc dù có thể bảo vệ lợi ích cộng đồng một
cách linh động nhưng cũng tạo khơng tín tiền đề cho vấn nạn tham nhũng làm cho những
doanh nghiệp chân chính muốn hoạt động kinh doanh những ngành nghề này cùng sẽ bị
kìm hãm lại.
2.1 Quy trình đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Tùy từng ngành nghề mà điều kiện kinh doanh cũng như thủ tục xin giấy phép con sẽ
khác nhau. Tuy nhiên khi đăng ký bất kỳ ngành nghề kinh doanh có điều kiện nào thì đều
có điểm tương đồng chung về bước đăng ký thành lập doanh nghiệp được thực hiện theo
quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ tiến hành bước thứ 2
cũng là bước quyết định trong việc Doanh nghiệp có được phép kinh doanh ngành nghề

12


kinh doanh có điều kiện hay khơng, đó là Thủ tục xin giấy phép con (Giấy phép kinh
doanh). Như đã đề cập đến ở trên “tùy từng ngành nghề mà điều kiện kinh doanh cũng như
thủ tục xin giấy phép con sẽ khác nhau, điều kiện khác nhau và cơ quan cấp phép đủ kiều
kiện kinh doanh khác nhau”. Theo đó, thẩm quyền và cơ quan cấp giấy phép kinh doanh

có điều kiện sẽ tùy theo loại hình Giấy phép kinh doanh có điều kiện mà sẽ có những cơ
quan chuyên trách sẽ cấp giấy phép. Ví dụ như: Bộ Y tế sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp Giấy
phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Thời gian cho việc xin giấy phép con của doanh
nghiệp có thể kéo dài từ 5 đến 20 ngày làm việc (trong trường hợp doanh nghiệp đã cung
cấp đủ thời giấy tờ liên quan theo yêu cầu), tuy nhiên không loại trừ rủi ro việc cơ quan
quản lý ngành từ chối việc cấp giấy phép kinh doanh là vì mục đích bảo vệ lợi ích cộng
đồng.
2.2

Quy trình, thủ tục thực tế để đăng ký Thành lập doanh nghiệp sản xuất con

dấu
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp và thực hiện thủ tục đăng ký thành lập
doanh nghiệp như các doanh nghiệp thông thường và chọn ngành nghề kinh doanh là sản
xuất con dấu.
-

Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

-

Cơng bố thơng tin đăng ký kinh doanh

-

Khắc và công bố mẫu dấu của doanh nghiệp
Bước 2: Thực hiện thủ tục xin giấy phép con về an ninh trật tự để được phép kinh

doanh ngành nghề sản xuất con dấu.

Chuẩn bị bộ hồ sơ xin cấp giấy phép về an ninh trật tự: Căn cứ theo quy định tại Điều
19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự
bao gồm:
Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh
doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng
13


nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa
điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối
với đơn vị sự nghiệp có thu.
Cũng căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP cơ sở kinh
doanh, Sản xuất con dấu không phải nộp tài liệu các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm
các điều kiện an tồn về phịng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo
quản nguyên liệu, hàng hóa.
Tuy nhiên tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định trong Hồ sơ cấp
mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải có “bản khai lý lịch” (Mẫu số
02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản
khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) của người chịu
trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ theo yêu trên, doanh nghiệp thực hiện nộp bộ hồ sơ
xin giấy phép con về an ninh trật tự tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Phịng Cảnh
sát quản lý hành chính về trật tự xã hội căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định
96/2016/NĐ-CP:
Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ và thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh,

trật tự được quy định chi tiết tại Điều 23 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể
nộp trực tiếp cho cơ quan Cơng an có thẩm quyền bằng cách Gửi qua cơ sở kinh doanh
dịch vụ bưu chính hoặc nộp qua Cổng thơng tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Bộ Công an. Thời hạn hoàn thành việc cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định sẽ
Không quá 05 ngày làm việc Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định
96/2016/NĐ-CP.
III. Giải pháp, kiến nghị
Từ những thực trạng và bất cập hiện hành em có những đề xuất, kiến nghị, giải pháp
như sau:

14


Thứ nhất, qua lịch sử hình thành và phát triển và hoàn thiện các chế định liên quan
đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện cho thấy lĩnh vực pháp lý liên quan đến việc đăng
ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện cịn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có bước
tiến hay sự đột phá trong hệ thống quy chế từ năm 2014 đến nay. Không thể phủ nhận một
phần là do các ngành nghề kinh doanh có điều kiện mang tính nhạy cảm vì các lý do quốc
phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng
nên nếu không quy định chặt chẽ hay nới lỏng sẽ tạo nên những hậu quả xấu cho xã hội
nhưng không vì thế mà chúng ta có thể xem đây là lý do để ràng buộc quyền tự do kinh
doanh của người dân và doanh nghiệp trong công cuộc phát triển nền kinh tế thị trường mà
với vai trò của những nhà làm luật phải đưa ra thêm những chiến lược, giải pháp rút gọn
trong đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện bằng cách:
Lược bỏ bớt các giấy phép kinh doanh hay các điều kiện kinh doanh không cần thiết,
không sát thực tế và không tạo ra sự đảm bảo cho xã hội mà chỉ gây cản trở và hạn chế cho
việc đăng ký ngành nghề kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Tóm gọn, cơng khai và thống nhất các quy trình, thủ tục về việc đăng ký ngành nghề
kinh doanh có điều kiện và đặc biệt cần cơng bố trên các phương tiện thông tin đại chúng

để tất cả người dân có thể dễ dàng tiếp nhận và thực hiện, tránh trường hợp chồng chéo
quy trình quy định tại nhiều văn bản khác nhau gây sách nhiễu hạn chế quyền tự do kinh
doanh của người dân.
Phải công bố dự thảo danh mục các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện và lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân để có ý nghĩa thiết
thực sát với đời sống người dân. Góp phần tạo nên một bước tiến quan trọng trong việc cụ
thể hóa hiến định về quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và tạo nên sự liên kết giữa
những nhà lập pháp và hoạt động kinh doanh thực tiễn của người dân, đây là tiền đề cho
hoạt động đăng ký, kinh doanh ngành nghề này ngày càng thuận lợi, minh bạch và nhận
được đồng thuận của xã hội.
Tiếp bước những thành tựu đã đạt được đó là cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp
lý về việc đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thống nhất trong tác ban hành và
hướng dẫn. Cần đặt ra những lộ trình rõ ràng trong cơng cuộc cải tiến, hoàn thiện các chế
định pháp lý từ làm nền móng cho việc xây dựng các văn bản ban hành về sau.
15


PHẦN KẾT LUẬN
Cần phải khẳng định rằng ngành nghề ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều khơng
phải là ngành nghề nhà nước khơng khuyến khích hay cố tình hạn chế quyền tự do kinh
doanh của người dân mà chỉ đơn giản đây là những ngành nghề cần phải đáp ứng điều kiện
cần thiết để được đầu tư kinh doanh, những điều kiện này giúp nhà nước kiểm soát, quản
trị các ngành nghề được tốt hơn, do đó các nhà làm luật và cơ quan chun ngành cần có
cái nhìn cởi mở và phải tạo điều kiện tốt hơn cho người dân thực hiện quyền tự do kinh
doanh của mình và đồng thời phải đảm bảo được các yêu cầu: Nội dung các điều kiện kinh
doanh chỉ nhằm hạn chế, ngăn ngừa các nguy cơ phát sinh từ các ngành, nghề kinh doanh
mà không thể hạn chế hay ngăn ngừa được bằng các giải pháp của thị trường; phải rõ ràng,
cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện và tiên liệu được; phù hợp với thông lệ quốc tế tốt và không
trái với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; không được áp đặt một phương thức
tổ chức kinh doanh, không áp đặt mức sàn hoặc trần đối với sản lượng sản xuất, cung ứng

và tiêu dùng, không hạn chế quyền tự do hợp đồng và tự do thỏa thuận giá cả của doanh
nghiệp…8
Trên con đường đi đến sự hoàn thiện của các chế định về ngành nghề kinh doanh có
điều kiện cho tới hiện tại đã đạt được khơng ít thành tựu và đã tháo gỡ được khơng ít những
hạn chế, bất cập của luật cũ. Tiếp bước đó, em tin rằng hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ
tiếp tục hoàn thiện hơn đối với những chế định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện để
tạo lập nên một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế và
đảm bảo được quyền tự do đầu tư, kinh doanh của người dân.

Chính phủ rà sốt ngành, nghề cấm kinh doanh, đầu tư; kinh doanh có điều kiện (2014), Báo điện tử
Chính phủ, (Truy cập ngày 02/08/2023);
8

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Luật Doanh nghiệp 2020;

2.

Luật Đầu tư 2020;

3.

Luật Đầu tư 2014;

4.


Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04/01/2021 về đăng ký

doanh nghiệp;
5.

Nghị định 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/7/2016 quy định điều

kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
6.

Bùi Xuân Hải (2014), Giáo trình pháp luật về chủ thể kinh doanh, Nhà xuất bản Hồng

Đức - Hội Luật gia Việt Nam;
7.

Chính phủ rà soát ngành, nghề cấm kinh doanh, đầu tư; kinh doanh có điều kiện

(2014), Báo điện tử Chính phủ, />
(Truy

cập

ngày

02/08/2023);
8.
nghề

Nguyễn Đình Tuấn (2015), Các quy định mới về điều kiện kinh doanh đối với ngành

kinh

doanh



điều

kiện,

Tạp

chí

Dân

chủ



Pháp

luật,

(Truy cập
ngày 02/08/2023);
9.

Nguyễn Thị Hồi Thu (2016), Ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm bằng các quy định về


quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,
(Truy cập
ngày 01/08/2023).

17



×