Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

DỰ án NÔNG NGHIỆP SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.63 KB, 7 trang )

1












BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN NHỎ



DỰ ÁN: NÔNG NGHIỆP SINH THÁI

(03/2012 – 10/2012)




Hưng Yên, tháng 12/2012

ArecA







Support Young NGO Network to Empower Rural Groups to Integrate Environment in Society
Hỗ trợ mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự địa phương nhằm nâng cao năng lực
cho cộng đồng để lồng ghép môi trường vào chương trình phát triển kinh tế-xã hội

 BÁO CÁO TỔNG KẾT
Project funded
by European
Union
2

1. Thông tin dự án:

- Tổ chức hưởng tài trợ: Công ty TNHH nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ
(ArecA)
- Cán bộ liên hệ: Đỗ Xuân Hạnh – Giám đốc
- Đối tác địa phương tham gia vào dự án: Hội liên hiệp phụ nữ xã Thanh Long, huyện Yên
Mỹ, tỉnh Hưng Yên
- Tiêu đề của dự án: Dự án Nông Nghiệp Sinh Thái
- Thời gian thực hiện dự án: từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2012
- Khu vực tác động của dự án: Xã Thanh Long – Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên
- Đối tượng hưởng lợi cuối cùng: là các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Long
(trực tiếp 48 hộ có đại diện hội viên hội LHPN xã Thanh Long) và hơn 1.500 hộ sản xuất
nông nghiệp được tuyên truyền áp dụng phương pháp tổ chức và kỹ thuật sản xuất nông
nghiệp sinh thái (chăn nuôi).

2. Đánh giá hiệu quả triển khai các hoạt động dự án
2.1. Tóm tắt quá trình triển khai dự án:
Tiến trình triển khai dự án được thực hiện theo các bước sau:

1) Họp trao đổi với lãnh đạo xã về nội dung và kế hoạch triển khai dự án “Nông Nghiệp Sinh
Thái” trên địa ban xã.
2) Tọa đàm về hướng sản xuất nông nghiệp bền vững, vấn đề môi trường và chính sách liên
quan ở địa phương.
3) Họp trao đổi với hội liên hiệp phụ nữ xã Thanh Long về các bước triển khai dự án, ký kết
thỏa thuận hỗ trợ đầu tư và đối ứng.
4) Họp chi hội phụ nữ các thôn tham gia dự án, phổ biến tiêu chí lựa chọn các hộ tham gia mô
hình, lựa chọn các hộ có đủ điều kiện tham gia.
5) Họp nhóm, thành lập nhóm nông dân (Nhóm chăn nuôi gà an toàn sinh học)
6) Hỗ trợ tổ chức, xây dựng quy chế nhóm, các hoạt độngcủa nhómTập huấn kỹ thuật
7) Hỗ trợ vật tư, con giống
8) Tư vấn – theo dõi quá trình thực hiện dự án của các nhóm hộ
9) Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của vật nuôi
10) ây dựng chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động sản xuất
nông nghiệp hữu cơ
11) Giám sát, đánh giá tiến trình thực hiện

3

2.2. Các hoạt động và kết quả:
Dự án được thiết kết với 8 hoạt động chính, các kết quả đạt được ở các hoạt động như sau:
Hoạt động 1:
- Tổ chức 03 cuộc tọa đàm về sản xuất nông nghiệp bền vững - an toàn với môi trường, phát triển
các kinh nghiệm và sáng kiến về nông nghiệp theo hướng hữu cơ và định hướng truyền thông về
nông nghiệp sinh thái
Cuộc tọa đàm lần thứ nhất được triển khai tại hội trường UBND xã Thanh Long với 15 đại biểu
tham gia trong đó có 3 nữ. Thời gian từ ngày 18/7/2012 – 18/7/2012
Cuộc tọa đàm lần thứ hai được triển khai tại hội trường UBND xã Thanh Long với 19 đại biểu tham
gia trong đó có 5 nữ. Thời gian từ ngày 22/8/2012 – 22/8/2012
Lần thứ 3: tọa đàm kết quả dự án được thực hiện bởi Hội LHPN xã Thanh Long nhằm giới thiệu mô

hình NNST cho mạng lưới Hội LHPN huyện Yên Mỹ.
Hoạt động 2:
- Xây dựng 01 chương trình truyền thông về vấn đề bảo vệ môi trường từ hoạt động sản xuất nông
nghiệp của cộng đồng
In 150 tờ poster về sản xuất Nông Nghiệp Sinh Thái được xuất bản và phát cho các hội viên của
nhóm nông dân, các đơn vị cơ quan ban ngành trong và ngoài xã.
01 bản tin truyền thanh có nội dung về sản xuất nông nghiệp hướng sinh thái được phát liên tục 90
ngày trên hệ thống đài phát thanh của xã.
Hoạt động 3:
- Thảo luận với các bên liên quan, Hội LHPN về việc hỗ trợ, lựa chọn để thành lập các nhóm nông
dân tự nguyện, có điều kiện sản xuất tương đồng.
Tổ chức 03 cuộc họp với đại diện lãnh đạo UBND và hội LHPN xã Thanh long về các bước triển
khai dự án, ký kết thỏa thuận hỗ trợ đầu tư và đối ứng, cùng nhau xây dựng tiêu chí lựa chọn các
hộ tham gia mô hình
Hoạt động 4:
- Xây dựng 06 nhóm chăn nuôi tại 6 thôn (nhóm chăn nuôi gà an toàn sinh học).
- 06 nhóm chăn nuôi gà ATSH được thành lập tại 06 thôn của xã thanh long với 48 hộ tham gia. 06
nhóm này có tổ chức và quy chế hoạt động.
Hoạt động 5:
- Tư vấn tổ chức và quản lý nhóm, xây dựng các quy chế tự quản
06 nhóm chăn nuôi gà ATSH được cán bộ ArecA tư vấn, hỗ trợ về cách thức tổ chức, quản lý
nhóm, hỗ trợ xây dựng quy chế nhóm, các cam kết chung về vấn đề sản xuất bảo vệ môi trường.
Hoạt động 6:
- Xây dựng 2 loại mô hình sản xuất nông nghiệp hướng sinh thái.
+ Nuôi gà an toàn sinh học + chế biến phân compost
4

+ Nuôi gà an toàn sinh học + nuôi giun quế + chế biến phân compost
28 hộ tham gia mô hình nuôi gà ATSH + chế biến phân compost
20 hộ tham gia mô hình nuôi gà ATSH + nuôi giun quế + ủ phân compost

48 hộ nắm bắt được định hương sản xuất nông nghiệp sinh thái và có khả năng thực hành sản xuất
tốt.
48 hộ được đầu tư hỗ trợ 50% giống gà pha Đông Tảo trên tổng số 4800 con gà giống
48 hộ được đầu tư hỗ trợ 50% chế phẩm vi sinh trên tổng số 96 kg chế phẩm sinh học
20 hộ được đầu tư hỗ trợ 50% giống giun quế trên tổng số 1000 kg giun giống
Hoạt động 7:
- Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học cho các mô hình: 9 lớp tập
huấn + kết hợp thực hành cho 48 hộ, các lớp tập huấn được bố trí cách nhau theo giai đoạn.
Lớp 1: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học cho các hộ thuộc 3 thôn Đặng Xá, Long
Vỹ, Thượng Tài diễn ra từ ngày 10/5/2012 – 10/5/2012 Tổng số có 25 người tham gia trong đó có
21 là nữ.
Lớp 2: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học cho các hộ thuộc 3 thôn Thụy Lân, Châu
Xá, Nhân Lý diễn ra từ ngày 18/5/2012 – 18/5/2012 Tổng số có 24 người tham gia trong đó có 18 là
nữ.
Lớp 3: Tập huấn kỹ thuật phòng bệnh cho gà và vệ sinh môi trường trong chăn nuôi cho 3 thôn:
Đặng Xá, Long Vỹ, Thượng Tài diễn ra từ ngày 01/6/2012 – 01/6/2012 Tổng số có 24 người tham
gia trong đó có 19 là nữ.
Lớp 4: Tập huấn kỹ thuật phòng bệnh cho gà và vệ sinh môi trường trong chăn nuôi cho 3 thôn:
Thụy Lân, Châu Xá, Nhân Lý diễn ra từ ngày 04/6/2012 – 04/6/2012 Tổng số có 24 người tham gia
trong đó có 22 là nữ.
Lớp 5: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà ATSH chuyên sâu (Kỹ thuật úm gà con) cho 3 thôn: Đặng
Xá, Long Vỹ, Thượng Tài diễn ra từ ngày 03/6/2012 – 03/6/2012 Tổng số có 28 người tham gia
trong đó có 22 là nữ.
Lớp 6: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà ATSH chuyên sâu (Kỹ thuật úm gà con) cho 3 thôn: Thụy
Lân, Châu Xá, Nhân Lý diễn ra từ ngày 04/6/2012 – 04/6/2012 Tổng số có 26 người tham gia trong
đó có 19 là nữ.
Lớp 7: Tập huấn kỹ thuật nuôi giun quế và vệ sinh môi trường trong chăn nuôi cho các nhóm nông
dân diễn ra từ ngày 30/7/2012 – 30/7/2012 Tổng số có 32 người tham gia trong đó có 25 là nữ.
Lớp 8: Tập huấn kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
(trồng trọt, chăn nuôi) cho 3 thôn: Đặng Xá, Long Vỹ, Thượng Tài diễn ra từ ngày 06/8/2012

8/2012. Tổng số có 22 người tham gia trong đó có 20 là nữ.
Lớp 9: Tập huấn kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
(trồng trọt, chăn nuôi) cho 3 thôn: Thụy Lân, Châu Xá, Nhân Lý diễn ra từ ngày 07/8/2012 –
07/8/2012 Tổng số có 27 người tham gia trong đó có 20 là nữ.
5

Hoạt động 8:
- Theo dõi, đánh giá, tổng hợp các hoạt động nhóm nông dân, dự án
Tổ chức 28 buổi đi đến các hộ để tư vấn kỹ thuật sản xuất hướng sinh thái
Tổ chức 06 cuộc họp sơ kết cho 06 nhóm nông dân
Tính đến 31/10/2012 tổng sản lượng gà ATSH được sản xuất ra ở 06 nhóm là 10670 kg thịt gà
thương phẩm, 1040 kg giun thương phẩm và có 38 hộ sử dụng Chế phẩm sinh học trong sản xuất:

Nhóm
Đặng Xá
Nhóm
Thượng Tài
Nhóm
Long vỹ
Nhóm
Thụy lân
Nhóm
Châu Xá
Nhóm
Nhân Lý
Tổng
Tổng sản lượng
gà thương
phẩm (kg)


1800

1760

1680

1825

1795

1810

10.670
kg
Tổng sản lượng
giun thương
phẩm (kg)

200

120

170

180

220

150


1.040
kg
Số hộ sử dụng
CPSH để ủ
phân compost
và phun khử
mùi truồng trại


8 hộ


6 hộ


6 hộ


8 hộ


5 hộ


5 hộ


38 hộ

2.3. Xây dựng tài liệu:

Trong thời gian triển khai dự án đã có 7 tài liệu kỹ thuật được xây dựng:
- Tài liệu “nông nghiệp sinh thái”
- Tài liệu „kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học”
- Tài liệu “kỹ thuật nuôi giun quế”
- Tài liệu “kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp”
- 01 poster Nông nghiệp sinh thái,
- 01 bản tin truyền thanh về nông nghiệp sinh thái
- Tài liệu tổng kết kinh nghiệp “sản xuất nông nghiệp sinh thái – mô hình chăn nuôi gà hiệu quả kinh
tế và bảo vệ môi trường”
+ Tài liệu “nông nghiệp sinh thái” được sử dụng trong buổi tọa đàm với lãnh đạo xã và đại diện các
ban ngành đoàn thể trong xã về chủ đề Nông nghiệp sinh thái.
Đối tượng sử dụng tài liệu này là lãnh đạo xã và lãnh đạo các ban ngành đoàn thể, các hộ dân.
+ Tài liệu “kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học” được sử dụng cho các buổi tập huấn kỹ thuật tập
trung và chuyên sâu cho các hộ dân của các nhóm chăn nuôi.
6

Đối tượng sử dụng là cán bộ dự án và các hộ dân
+ Tài liệu “kỹ thuật nuôi giun quế” được sử dụng trong các buổi tập huấn kỹ cho các hộ dân của các
nhóm chăn nuôi.
Đối tượng sử dụng là cán bộ dự án và các hộ dân
+ Tài liệu “kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp” được sử dụng trong các buổi tập
huấn kỹ cho các hộ dân của các nhóm chăn nuôi.
Đối tượng sử dụng là cán bộ dự án và các hộ dân
Các tài liệu này là cơ sở để cán bộ dự án sử dụng trong các buổi đi tư vấn kỹ thuật tại các hộ dân
+ Poster nông nghiệp sinh thái phát cho các ban ngành đoàn thể trong và ngoài xã, 48 hộ dân tham
gia dự án và một số hộ dân không tham gia dự án.
+ Bản tin truyền thanh về nông nghiệp sinh thái được phát trên hệ đài phát thanh của xã liên tục 90
ngày.

3. Đánh giá về hiệu quả bảo vệ môi trường:

SX NNST là giải pháp hữu hiệu trong sản xuất nông nghiệp về khía cạnh bảo vệ môi trường sống
và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng sản phẩm. Trong phạm vi dự án thực hiện tại Hưng Yên
đã chứng tỏ tính hiệu quả môi trưởng ở một số điểm như:
+ 25 tấn phân gà hoai mục được sản xuất từ 50 tấn phân gà tươi sống + chế phẩm sinh học (trong
thời gian 5 tháng, với 48 hộ sản xuất).
+ Trong thời gian 5 tháng, 20 tấn phân trâu, bò, lợn gà được xử lý thông qua việc nuôi giun quế (20
gia đình nuôi được 1.040kg giun quế được sử dụng làm thức ăn cho gà).
+ Sử dụng chế phẩm sinh học phun khử mùi khu vực nuôi gà, làm giảm mùi hôi thối ở khu vực
chăn nuôi.

4. Đánh giá về hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả về kinh tế theo mô hình SX NNST (chăn nuôi gà)
Chỉ tiêu
Nuôi gà thông thường
Nuôi gà trong mô hình SX
NNST
Số căn cứ
trung bình
thực tế
Chi phí (đ)
Số căn cứ
trung bình
thực tế
Chi phí (đ)
Chi phí




Tiền mua giống (100 con x

14,000đ/con)


1,400,000


1,400,000
Số gà còn lại đến khi bán (con)

87


92

7

Trọng lượng gà xuất chuồng
(kg/con)

2.5


2.5

Chi phí thức ăn (đ/kg gà thịt)
68,000


57,000


Tổng chi phí thức ăn cho toàn
bộ


14,790,000


13,110,000
Chi phí thuốc thú y (đ/kg gà thịt)
8,000


8,000

Tổng chi phí thuốc thú y cho
toàn bộ


1,740,000


1,840,000
Chi phí nhân công (tổng)

2,200,000


3,500,000
Tổng chi phí (I)



20,130,000


19,850,000
Thu




Sản lượng gà thịt thu được khi
nuôi 100 con gà giống (kg)

218

230
Giá bán (đ/kg)


97,000


105,000
Tổng thu (II)


21,097,500


24,150,000

Lợi nhuận nuôi 100 gà (II - I)


967,500


4,300,000

5. Đối tác và các quan hệ hợp tác khác:
5.1. Đối tác chính thức của dự án là hội Liên Hiệp Phụ Nữ xã Thanh Long. Đây là hội có uy tín và
có nhiều hoạt động phong trào. Phụ nữ trong xã cũng là lực lượng sản xuất nông nghiệp chủ yếu.
Cán bộ hội là những người năng nổ, nhiệt tình trong công việc, có tinh thần hợp tác tích cực với
cán bộ dự án. Mối quan hệ giữa đối tác và dự án vấn được duy trì tốt. Mối quan hệ này được duy
trì qua các hoạt động của các nhóm nông dân.
5.2. Mối quan hệ giữa cơ quan thực hiện dự án với chính quyền địa phương tốt. Chính quyền địa
phương đánh giá rất cao về các hoạt động và các lợi ích mà dự án mang lại cho người dân và cộng
đồng. Đây cũng là định hướng để đưa nền sản xuất nông nghiệp của địa phương lên một tầm cao
mới “Phát triển một nền nông nghiệp bền vững” Chính nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp
lãnh đạo địa phương mà các hoạt động của dự án diễn ra một cách thuận lợi và tốt đẹp.

×