Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

GIÁO TRÌNH môn học PHƯƠNG PHÁP và kỹ THUẬT NHÂN GIỐNG lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.47 KB, 81 trang )


1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN










GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT
NHÂN GIỐNG LÚA

MÃ SỐ: MH 01
NGHỀ: NHÂN GIỐNG LÚA


















2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ SỐ MÔN HỌC: MH 01



























3
LỜI GIỚI THIỆU
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đào tạo nghề cho lao
động nông thôn, nhằm nâng cao trình độ cho người lao động, đáp ứng được yêu
cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn trong
thời kỳ hội nhập; Bộ LĐTB&XH, Bộ Nông nghiệp & PTNN đã thành lập và
giao cho các Ban chủ nhiệm tiến hành xây dựng chương trình, biên soạn giáo
trình dạy nghề
trình độ sơ cấp các nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát
triển nông thôn. Nghề nhân giống lúa là một trong số rất nhiều nghề thuộc
chương trình này.
Giáo trình môn học: Phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa là một
trong 6 giáo trình được biên soạn dùng để sử dụng cho khóa học đào tạo nghề
nhân giống lúa trình độ sơ cấp cho nông dân.
Xuất phát từ mục tiêu, đối tượng đào tạo, trong quá trình biên soạn, chúng
tôi đã lựa chọn đưa vào giáo trình những kiến thức cốt lõi, quan trọng và phù
hợp nhất, với phạm vi và mức độ nhất định, nhằm giúp người học hiểu và thực
hiện tốt các kỹ năng thực hành của nghề được đào tạo; vận dụng vào thực tế
sản xuất, góp phần nâng cao được hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống cho
người lao

động nông thôn.
Giáo trình được bố cục gồm 1 bài mở đầu và 3 chương: giới thiệu một số
vấn đề cơ bản trong nhân giống lúa; hiện tượng suy thoái hóa giống lúa và biện
pháp khắc phục; các phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa. Nội dung của
mỗi chương được trình bày theo 3 phần: kiến thức cần thiết có liên quan; các
bài thực hành kỹ năng; câu hỏi và bài tập ứng dụng cho từng nội dung.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn vụ
Tổ chức cán bộ, Ban chỉ đạo chương
trình dạy nghề cho lao động nông thôn thuộc Bộ nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Tổng cục dạy nghề, Bộ lao động và thương binh xã hội và các bạn
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và đóng góp cho chúng tôi nhiều ý kiến
trong quá trình xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình. Tuy nhiên do thời
gian có hạn nên cũng không thể tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót khi biên
soạn giáo trình này. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiế
n quí báu của
các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp, của đọc giả và người sử dụng để cho
cho giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.

Chủ biên: Th.s Lê Duy Thành
Cộng sự: TS Nguyễn Bình Nhự
Th.s Trần Thế Hanh
Th.s Nguyễn Thị Mỹ Yến

4
MỤC LỤC

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2
MỤC LỤC 4
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 7
Bài mở đầu: VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG

LÚA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 10
Mục tiêu 10
A. Nội dung 10
1. VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ GIỐNG TRONG SẢN
XUẤT LÚA Ở N
ƯỚC TA HIỆN NAY 10
2. TIÊU CHUẨN CỦA MỘT GIỐNG LÚA TỐT 12
3. THỰC TRẠNG CỦA BỘ GIỐNG LÚA ĐANG SỬ DỤNG Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY 13
4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC NHÂN GIỐNG
LÚA CỦA NƯỚC TA 16
4.1. Mục tiêu trước mắt 17
4.2. Phương hướng chiến lược lâu dài cho công tác giống lúa 19
4.2.1. Về cơ
sở lý luận 19
4.2.2. Định hướng chung 19
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG NHÂN GIỐNG LÚA 22
Giới thiệu 22
Mục tiêu 22
A. Nội dung 22
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG NHÂN GIỐNG LÚA 22
1.1.2. Các đặc điểm chung của giống cây trồng 22
1.1.3. Khái niệm về dòng, dòng thuần 23
1.2. Khái niệm về
tính trạng, đặc tính của giống 23
1.2.1. Tính trạng 23
1.2.2. Đặc tính 24
1.3. Phân loại giống cây trồng 24
1.3.1. Nhóm giống địa phương…………………………………….………….22
1.3.2.Nhóm giống do con người chọn tạo ra 24


5
1.3.3. Nhóm giống nhập nội 25
2. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC NHÂN GIỐNG LÚA 25
2.1.

Khá
i

n
i

m về nhân giống
26
2.2. Vai trò 27
2.2.1. Cung cấp nguồn giống cho sản xuất 27
2.2.2. Bảo tồn và duy trì giống lúa 27
2.2.3. Vai trò của nhân giống trong phục tráng giống. 28
2.3. Hạt giống nhân ra phải đảm bảo đúng phẩm cấp 31
3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC NHÂN GIỐNG LÚA…………………26
3.1. Phải giữ được nguyên bản và ổn định đặc tính của giống…….………….26
3.2. Phải có hệ số
nhân giống cao……………… ……………….……… …28
3.3. Hạt giống nhân ra phải đảm bảo đúng phẩm cấp ……………….……… 29
3.4. Phải mang lại hiệu quả kinh tế cao………………………
….…… ….….29
B. Câu hỏi ôn tập và thảo luận…………………………………………… ….29
Chương 2: HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA GIỐNG LÚA 32
Giới thiệu 32
Mục tiêu 32

1. HIỆN TƯỢNG GIỐNG LÚA BỊ THOÁI HÓA……………………………30
1.1. Khái niệm
………………………………………………………………….30
1.2: Các dấu hiệu chính biểu hiện giống bị thoái hóa 32
2. CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY THOÁI HÓA GIỐNG LÚA 33
2.1. Do lẫn giống cơ giới 33
2.2. Do lẫn giống sinh học 35
2.3. Do bị đột biến tự nhiên 35
2.4. Do giống tự phân ly 36
2.5. Do giống bị tích lũy nhiều sâu bệnh 36
2.6. Do điều kiện canh tác không đảm bảo 36
3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 36
B. Câu hỏi ôn tập và bài thực hành 40
THỰC HÀNH 40
Bài số 1: Nhận biết một giống lúa thông qua một tính trạng, hình thái cơ bản
bên ngoài 40

6
NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ 44
Chương 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG LÚA 45
Giới thiệu 45
Nội dung 45
1. PHÂN CẤP HẠT GIỐNG VÀ TIÊU CHUẨN CẤP HẠT GIỐNG LÚA 45
1.1. Phân cấp hạt giống lúa 45
1.2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với các cấp hạt giống lúa 46
2. CƠ SỞ CỦA CÔNG TÁC NHÂN GIỐNG LÚA 47
2.1. Phương thức sinh sản của cây lúa đối với công tác nhân giống lúa 47
2.2. Nhu cầu của sản xuất lúa với việc nhân giống lúa 48
2.3. Nhân giống phải trên cơ sở bảo tồn được giống (nguồn gen) 50
2.4. Nhân giống phải có hệ số nhân cao 51

2.5. Nhân giống phải dựa vào giá trị gieo trồng của giống và hạt giống 51
3. PHƯƠNG PHÁP NHÂN HẠT GIỐNG LÚA THUẦN NGUYÊN CHỦNG 53
3.1. Yêu cầu chung của phươ
ng pháp 53
3.2. Quy trình kỹ thuật tiến hành 54
3.2.1. Thời vụ 54
3.2.2. Chọn đất 54
3.2.3. Cách ly 54
3.2.4. Gieo cấy 55
3.2.4.1. Nhân giống theo phương thức mạ cấy 55
3.2.4.2. Nhân giống theo phương thức gieo sạ thẳng 63
4. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG LÚA THUẦN XÁC NHẬN 64
Thực hành
………………………………………………… ………………….64
BÀI SỐ 2: Đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển của cây giống trên ruộng
thông qua kiểm tra một số chỉ tiêu cơ bản 67
BÀI SỐ 3: Khử lẫn trên ruộng nhân giống lúa nguyên chủng 71
BÀI SỐ 4: Quy trình nhân hạt giống lúa thuần xác nhận 73
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 77




7
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT

DT, NS, SL Diện tích, năng suất, chất lượng
SX Sản xuất
NSLT Năng suất lý thuyết
SNC Giống siêu nguyên chủng

NC Giống nguyên chủng
XN Giống xác nhận
XN1, XN2 Giống xác nhận 1, giống xác nhận 2
D/R Chiều dài so với chiều rộng
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
HTX Hợp tác xã
CSSX Cơ sở sản xuất
NXB, Nhà xuất bản
ĐH, ĐHNN Đại học,
đại học nông nghiệp
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
ĐHNL Đại học Nông lâm
TS, LT, TH, KT Tổng số, lý thuyết, thực hành, kiểm tra
KTLT, KTTH Kiểm tra lý thuyết, kiểm tra thực hành
Lô ruộng giống Là một diện tích xác định của một hoặc nhiều
ruộng giống liền khoảnh gần nhau; có cùng điều
kiện về tự nhiên, đất đai sản xuất, nhân cùng
một giống, có cùng nguồn gốc, cùng cấp giống,
gieo trồ
ng cùng một thời vụ, áp dụng cùng một
quy trình kỹ thuật.
Lô hạt giống Là khối lượng của một loại hạt giống, cùng vụ
thu hoạch, cùng cấp; cùng áp dụng các biện
pháp sơ chế bảo quản như nhau, bảo quản cùng
kho chứa, cùng thời gian.

8
Mẫu hạt giống Là một khối lượng nhỏ (gam, kg) được lấy ra từ
lô hạt giống để phục vụ cho công tác nghiên
cứu, khảo nghiệm, giới thiệu, quảng cáo sản

phẩm loại hạt giống đó.
Mẫu hạt giống chuẩn Là một khối lượng nhỏ (gam, kg) được lấy ra từ
lô hạt giống có các đặc tính, tính trạng đặc trưng
phù hợp với bản mô t
ả của giống, được cơ quan
có thẩm quyền chứng nhận.


9
PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG LÚA
Mã số môn học: MH01
Giới thiệu mô đun
Mục tiêu chính của mô đun nhằm cung cấp cho học viên có được những
kiến thức, các kỹ năng và vận dụng tốt, có hiệu quả vào kiểm tra chất lượng
giống lúa; Kỹ năng lập hồ sơ đăng ký đề nghị cấp chứng chỉ phẩm cấp hạt
giống; kỹ năng b
ảo quản được hạt giống lúa theo các phương pháp thông
thường của nghề nhân giống lúa trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Về phương pháp học tập: theo phương pháp trao đổi, thảo luận, học viên
chủ yếu là thực hành, rèn luyện kỹ năng nghề trong thực tế sản xuất, qua đó sẽ
thu nhận được những kiến thức cần thiết của nghề.
Về phương pháp đánh giá k
ết quả học tập: kiểm tra viết hoặc trắc
nghiệm, sử dụng bộ câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước thuộc nội dung kiến
thức đã học trong mô đun. Đánh giá kỹ năng dựa trên quan sát khả năng và kết
quả thực hiện các thao tác, sản phẩm thu được sau khi thực hiện các bài thực
hành thuộc nội dung kiến thức của mô đun.













10
BÀI MỞ ĐẦU
VAI TRÒ CỦA GIỐNG VÀ CÔNG TÁC CHỌN TẠO GIỐNG LÚA Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
- Đánh giá và nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của yếu tố giống
trong việc góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng và hiệu quả kinh
tế của nghề trồng lúa.
- Đánh giá và đưa ra nhận xét đúng thực trạng về việc sử dụng bộ giống
lúa trong sản xuất ở địa phương.
- Trình bày được những nội dung cơ bản về mục tiêu, phương hướng của
công tác sản xuất giống lúa của nước ta và vận dụng được vào điều kiện cụ thể
của địa phương mình.
A. Nội dung
1. VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA YẾU TỐ GIỐNG TRONG
SẢN XUẤT LÚA Ở NƯỚC TA HI
ỆN NAY
Giống là tư liệu sản xuất, không có giống thì không thể sản xuất ra một
thứ nông sản phẩm nào. Vì vậy, giống tốt là cơ sở nội tại, là tiềm năng để nâng
cao năng suất cây trồng.

Ông cha ta đã có câu “Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa” điều đó đã nói
lên vai trò to lớn có tính quyết định của yếu tố giống trong việc tạo ti
ềm năng
năng suất và chất lượng sản phẩm cho cây trồng. Sự đóng góp của yếu tố giống,
nhất là các giống mới, giống ưu thế lai hiện nay đã làm cho sản xuất Nông
nghiệp phát triển. Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: các giống lúa mới
đã góp phần làm tăng sản lượng tới 60 – 70% so với các giống lúa cũ. Nếu
giống tốt thì bội thu, giống đứ
ng hàng cần thiết thứ tư, đó là: “Nhất nước nhì
phân tam cần tứ giống”. Một là cây phải được tưới đủ nước, hai là cây phải
được bón phân cho đủ, ba là cây phải được chăm sóc đúng cách, bốn là cây
phải được chọn từ giống tốt.
Nếu giống tốt, giống thích hợp với thổ nhưỡng, với thời tiết thì mùa
màng bội thu, và ngược lại thì thất thu.

Sử dụng giống tốt là biện pháp tăng năng suất cây trồng ít tốn kém nhất,
là cơ sở hàng đầu để tăng năng suất lao động. Bởi vì, lao động và vật tư nông
nghiệp phải thông qua giống cây trồng mới tạo thành nông sản. Do đó, giống
cây trồng là cơ sở vật chất để tăng năng suất lao động nông nghiệp. Sử dụng
giống tốt là biện pháp t
ăng năng suất cây trồng ít tốn kém nhất.
Việc sử dụng các giống mới vào sản xuất kết hợp với các biện pháp kỹ
thuật tiên tiến ở các nước đang phát triển trên Thế Giới, trong đó có Việt Nam

11
đã trở thành cuộc cách mạng trong sản xuất Nông nghiệp ở các nước này, đó là
cuộc “cách mạng xanh”.
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam có nhiều thuận lợi, cũng có nhiều
thử thách, sau khi tham gia và thực thi chính sách khu vực mậu dịch tự do
ASIAN (AFTA), và thực hiện nghĩa vụ cam kết trong các chương trình ưu đãi

thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA, nhất là từ khi nước ta hội nhập
Tổ chứ
c Thương mại thế giới (WTO). Bối cảnh trên ảnh hưởng ngày một mạnh
tới nông nghiệp, cũng như tới công nghiệp và dịch vụ.
Việt Nam đang gắng vượt qua những thử thách để có lợi thế trong cạnh
tranh ở thị trường quốc tế cũng như trong nước, làm cho sự cạnh tranh này thật
sự là động lực phát triển kinh tế nông nghiệp có định hướng xã hội ch
ủ nghĩa
XHCN. Nông nghiệp cạnh tranh thể hiện ngày một rõ nét trong nền kinh tế thị
trường hội nhập WTO, chủ yếu trên cơ sở phát triển nông nghiệp sạch, nông
nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao Trong nước,
giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cũng có sự cạnh tranh về diện tích
đất, mặt nước và nhất là nhân lực, khi quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa
diễn ra ngày một nhanh. Trong nông nghiệp, s
ự cạnh tranh này cũng xảy ra ở
nhiều mặt: như giữa trồng trọt và chăn nuôi/nuôi trồng thủy sản. Người nông
dân luôn chọn giải pháp công nghệ hợp lý trong điều kiện của mình, nhất là
những cây trồng, vật nuôi với những giống phù hợp nhất để sản xuất cho lợi
nhuận cao nhất. Sự cạnh tranh này phần thắng sẽ thuộc về người sản xuấ
t nào
có sản phẩm chất lượng cao nhất và giá thành hạ nhất.
Giống tốt được coi như một trong những trợ thủ đắc lực nhất giúp nông
dân tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản. Có nhiều cách để có
giống tốt. Người nông dân trong nông nghiệp cổ đại bắt đầu bằng hái lượm và
săn bắt, rồi chọn trong tự nhiên giống tốt để tự sản xuất. Giống lúa Basmati và
Khaodokmali hi
ện còn nổi tiếng thế giới được chọn theo cách này. Ngày nay
nhiều giống cây trồng, nhất là giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng rất
tốt đã và đang được các nhà khoa học, những người nông dân chọn tạo ra đưa
vào sản xuất có hiệu quả.

Giống cây trồng có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp,
nhất là những nước công nghiệp hóa nông nghiệp. Ở Thái Lan, người ta đã đặt
trọng tâm vào phát triển nông nghiệp trên quy mô công nghiệp hiện đại, bằng
các phương pháp sinh học tối tân, họ đã lai tạo, chọn lọc sản xuất hàng loạt
giống cây trồng mới, có nhiều ưu điểm, có khả năng kháng bệnh, kháng sâu
rầy, giảm bớt chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian chăm sóc, tạo nên ưu thế vững
chắc trong sản xuất nông nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay, công tác giống cây tr
ồng nói chung, giống lúa nói
riêng có những bước phát triển đáng kể. Các nhà khoa học đã và đang nghiên
cứu, chọn tạo, tuyển lựa chuyển giao công nghệ vào sản xuất rất nhiều giống
lúa mới có nhiều đặc điểm quý, cho năng suất chất lượng cao, góp phần đáng
kể thúc đẩy tăng sản lượng thóc trong cả nước, đảm bảo an ninh lương thực,

12
đưa Việt Nam đứng vào hàng thứ hai trên Thế Giới về xuất khẩu gạo. Bộ mặt
nông nghiệp, nông thôn ngày càng khởi sắc. Giống lúa vừa là mục tiêu vừa là
một biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và phẩm chất hạt gạo trong sản
xuất lương thực cho tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu hiện nay.
Vấn đề quan trọng và trọng tâm là chọn giống, lai tạo, chọn đất trồ
ng phù
hợp trên quy mô công nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp, bền vững. Đồng thời
cũng phải có cơ quan nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất
nông nghiệp một cách chuyên môn, hiện đại để nền Nông nghiệp Việt Nam
đuổi kịp và vượt xa các nước đang có nền nông nghiệp hiện đại, đa dạng trong
khu vực và trên Thế Giới.
2. TIÊU CHUẨN CỦA MỘT GIỐNG LÚA TỐT
N
ền nông nghiệp hiện đại có những yêu cầu ngày càng cao đối với giống
cây trồng nói chung và giống lúa nói riêng. Điều kiện tự nhiên rất đa dạng của

các vùng sinh thái khác nhau lại có những yêu cầu cụ thể khác nhau đối với
giống. Tuy nhiên, nhìn chung giống lúa được trồng phải đáp ứng những tiêu
chuẩn chính sau:
- Giống lúa phải có khả năng cho năng suất cao và ổn định. Đây là yêu cầu
quan trọng nhất, vì nă
ng suất bao giờ cũng là kết quả tổng hợp của tất cả các
quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như mức độ kháng sâu bệnh của cây
lúa.
- Giống lúa phải có khả năng chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh
bất lợi. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng sinh thái mà giống phải có các
đặc tính như chịu hạn, chịu ngập, chịu nóng, ch
ịu lạnh, chịu phèn, chịu mặn,
không đổ ngã v.v… Khả năng chống chịu điều kiện bất lợi của ngoại cảnh giúp
cho lúa có năng suất ổn định. Để đảm bảo được năng suất ổn định ở những
vùng và những mùa vụ thường bị hạn cần tạo ra những giống chịu hạn. Những
vùng đất phèn, mặn, việc cải tạ
o các loại đất này rất tốn kém và đòi hỏi thời
gian dài, vì vậy đòi hỏi phải có các giống chịu phèn, chịu mặn và có năng suất
cao hơn những giống hiện trồng trên vùng đất này. Hiện tượng đổ ngã thường
gây ra những thiệt hại lớn về năng suất, phẩm chất của sản phẩm bị giảm sút, vì
vậy việc tạo giống kháng đổ ngã là một yêu cầu r
ất quan trọng, nhất là với
những vùng và mùa vụ có mưa to, gió lớn…
- Giống lúa phải có khả năng kháng một số sâu, bệnh chính trong vùng.
Sâu bệnh thường gây ra những thiệt hại lớn đến năng suất, có khi bị mất trắng
như trường hợp lúa bị bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở đồng bằng sông Cửu
Long hiện nay. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh bằng hóa chất thường tốn
kém và làm ô nhiễm môi trường, như
ng không phải bao giờ cũng đạt được
những kết quả mong muốn. Việc xử lý bằng thuốc trừ sâu thường kèm theo

những hậu quả tiêu cực đối với những loài côn trùng có ích, kẻ thù của những
côn trùng có hại. Ngoài ra, dùng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh không hợp
lý sẽ làm mất cân bằng sinh thái, những côn trùng có lợi bị tiêu diệt và những
côn trùng có hại thường tạo ra những khả năng sinh sản ào ạt trở
lại để gây hại

13
cho lúa. Vì những lý do trên, việc đưa vào sản xuất các giống lúa có khả năng
kháng sâu bệnh sẽ khắc phục được những nhược điểm cơ bản của biện pháp
phòng trừ sâu, bệnh bằng hóa chất và mang lại hiệu quả kinh tế to lớn trong sản
xuất nông nghiệp.
- Giống lúa phải thích hợp với điều kiện canh tác trong vùng. Ở những nơi
có mức độ cơ giới hóa cao trong sả
n xuất nông nghiệp thì các giống lúa phải có
những đặc tính thích hợp với việc canh tác bằng cơ giới hóa như:
+ Cây cao vừa phải
+ Độ cao đồng đều
+ Cứng cây
+ Ít rụng hạt
+ Chín đồng đều
- Giống lúa phải có khả năng chịu được phân, không lốp đổ
- Giống lúa phải có phẩm chất tốt, đáp ứng được yêu cầu của thị trường:
+ Tỷ lệ gạ
o cao
+ Hạt gạo trong
+ Xay xát không hoặc rất ít bị gãy nát
+ Cơm dẻo, có hương thơm
3. THỰC TRẠNG CỦA BỘ GIỐNG LÚA ĐANG SỬ DỤNG Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY
Việt Nam là một trong số những nước sản xuất lúa nhiều nhất trên Thế

Giới, tuy nhiên năng suất và chất lượng lúa gạo của chúng ta chưa đủ sức cạnh
tranh trên thị trường khu vực và trên Thế Giới. Có nhi
ều nguyên nhân, trong đó
phải kể đến hai nguyên nhân quan trọng đó là:
(1) trình độ và khả năng thâm canh của ta còn quá thấp,
(2) bộ giống lúa đưa vào sản xuất chưa đáp ứng được tiêu chuẩn; nhiều
giống có tiềm năng năng suất thấp, không ổn định, chất lượng gạo kém, tính
chống chịu kém. Để thấy rõ được điều này, chúng ta tham khảo số liệu thống
kê của tổ chứ
c Nông - Lương (FAO) của Liên hợp quốc về diện tích, năng suất,
sản lượng của một số nước trên Thế Giới có nghề trồng lúa nước phát triển
trong bảng 1.1 và 1.2 sau:

14
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên Thế Giới qua các năm
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1961 115,50 10,87 215,65
1965 124,98 20,03 254,08
1970 133,10 20,38 316,38
1975 141,97 20,51 357,00
1980 144,67 20,74 396,87
1985 143,90 30,25 467,95
1990 146,98 30,53 518,21
1995 149,49 30,66 547,20

1996
150,17 30,78 567,84
1997
151,00 30,82 576,76
1998
151,68 30,82 578,86
1999
156,77 30,89 610,63
2000
153,94 30,89 598,40
2001
151,71 30,94 597,32
2002
147,53 30,85 568,30
2003 147,26 30,98 585,73
2004 150,31 40,06 610,84
2005 152,90 40,12 629,30
Nguồn: FAO, 2006


15
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam qua các năm
Năm
Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)
Tổng
số
L.đông
xuân
Lúa
Hè thu

Lúa
mùa
Tổng
số
L.đông
xuân
Lúa
Hè thu
Lúa
mùa
2000 100,2 104,3 97,9 97,4 103,6 110,4 98,5 97,7
2001 97,7 101,5 96,4 94,3 98,7 99,4 96,6 99,7
2002 100,2 99,2 103,7 97,9 107,3 108,0 110,3 102,8
2003 99,3 99,7 101,1 96,9 100,4 100,6 102,3 97,7
2004 99,9 98,5 102,0 99,6 104,6 101,5 111,0 103,5
2005 98,4 98,8 99,3 97,0 99,1 101,5 100,1 93,3
2006 99,9 101,8 98,6 98,7 100,0 101,5 92,9 106,2
2007 98,4 99,8 95,1 100,2 100,3 96,8 104,6 102,5
2008 102,7 100,8 107,5 100,1 107,8 107,7 112,4 102,6
Sơ bộ 2009 100,5 101,6 99,6 100,1 100,4 102,0 98,1 100,1
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009
Theo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam: trình độ nghiên cứu lúa
của Việt Nam còn thấp, kể cả lúa thuần và lúa lai nhưng đều được các nước
đánh giá rất cao. Hàng năm chúng ta đưa ra sản xuất rất nhiều giống mới, tuy
nhiên, đến nay Việt Nam chưa có được một giống lúa thương hiệu tầm thế giới.
Thực tế hiện nay của chúng ta là quá nhiều giống lúa thành ra bị lo
ạn
giống, không kiểm soát được chất lượng của các bộ giống này. Nhiều ý kiến
cho rằng: Bộ giống lúa của ta hiện nay chủ yếu là giống du nhập từ nước ngoài
chứ thực tế các viện tạo được giống đủ sức cạnh tranh rất ít. Ví dụ phía Bắc cơ

bản là giống du nhập của Trung Quốc còn miền Nam là toàn nguồn của IRRI?
Cũng theo Theo Viện Khoa học Nông nghi
ệp Việt Nam: việc đầu tư cho
công tác nghiên cứu chọn tạo giống lúa ở Việt Nam còn quá khiêm tốn, không
muốn nói là thấp. các đề tài nghiên cứu lúa, đề tài cấp Bộ giai đoạn 2005-2010
chừng 25 tỷ đồng; giai đoạn 2010-2015 còn thấp hơn, chưa đến 25 tỷ cả lúa lai
và lúa thuần. Như vậy là thấp, quá thấp là đằng khác. Với một nước xuất khẩu
mỗi năm trên dưới 6 - 10 triệu tấn gạo thì sự đầu tư như vậy là chưa tương
xứng.

16
Những năm qua, ngành trồng trọt đã ứng dụng thành công nhiều giống
cây trồng mới vào sản xuất (SX), góp phần nâng cao giá trị SX nông nghiệp
(NN). Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện Chương trình giống của Chính phủ cho
thấy giống tốt cho SX đại trà còn rất thiếu, cơ sở vật chất kỹ thuật cho nghiên
cứu, SX giống cũng như quản lý nhà nước về lĩnh vực này còn nhiều bất cập.
Nông dân chư
a thực sự được hưởng lợi từ các thành tựu về giống mới. Lượng
hạt giống bảo đảm chất lượng phục vụ trồng trọt của cả nước mới đáp ứng
được 1/3 nhu cầu.
Đánh giá chung về bộ giống lúa đang sử dụng ở Việt Nam còn nhiều
điểm bất cập, cần được nhanh chóng khắc phục:
- Chưa có nhiều (c
ả loại và lượng) giống tốt đủ tiêu chuẩn để đáp ứng
cho nhu cầu sản xuất.
- Tiềm năng năng suất thấp.
- Chất lượng gạo của giống còn thấp
- Khả năng chống chịu với các yếu tố bất lợi còn hạn chế
- Chưa có nhiều loại giống phù hợp với các vùng sinh thái vốn rất đa
dạng và phức tạp như

ở nước ta.
- Công tác kiểm tra, quản lý và chế tài chưa đủ mạnh, cộng với sự thiếu
hiểu biết của đa số người dân nên hiện tượng các giống lúa kém chất lượng,
không đạt tiêu chuẩn còn trôi nổi nhiều trên thị trường; nguy hiểm hơn còn
được người dân sử dụng đưa vào sản xuất với diện tích đáng kể ở nhiều địa
phương.
- Hiện tượ
ng suy thoái hóa giống gia tăng, làm mất đi nhiều đặc tính,
tính trạng quý hiếm của nhiều giống dần mất đi trở thành giống xấu.
- Công tác quản lý xuất nhập khẩu nguồn gen (giống) còn nhiều hạn chế,
dẫn tới nhiều giống lúa nhập khẩu từ nước ngoài vào không được kiểm duyệt,
kiểm nghiệm chặt chẽ, không phù hợp với điều kiện sinh thái và điều ki
ện canh
tác của Việt Nam nên nhanh chóng bị thải loại, đặc biệt là một số giống lúa lai.
- Công tác nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất và cung ứng giống chưa được
chú trọng đúng mức, nên chưa chủ động cung cấp được đầy đủ giống tốt, chất
lượng cao cho sản xuất; thiếu nguồn giống mới bổ sung, thay thế.
4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TÁC NHÂN GIỐNG
LÚA CỦ
A NƯỚC TA
Để chủ động có đủ nguồn giống lúa tốt cung ứng kịp thời cho sản xuất,
nhằm từng bước nâng cao được năng suất, chất lượng và sản lượng lúa, nâng
cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân sản xuất lúa và đảm bảo được an ninh
lương thực, đồng thời cạnh tranh được với các nước trong việc xuất khẩu gạo ra
thị trường Thế Giớ
i thì vai trò của công tác giống lúa phải được đặt lên hàng
đầu. Chính vì vậy, trong những năm qua nhà nước và các bộ ngành chức năng

17
đã xác định mục tiêu, phương hướng của công tác sản xuất giống lúa ở nước ta

trong thời gian tới với những nội dung chính như sau:
4.1. Mục tiêu trước mắt
- Tập trung nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất ra các loại giống lúa cho
năng suất cao. Đây là mục tiêu hàng đầu của các nhà nghiên cứu, chọn tạo và
nhân giống lúa. Chọn tạo cả giống lúa thuần, lúa lai.
- Chọn tạo giống lúa có chất lượ
ng cao, đặc biệt là chất lượng dinh
dưỡng, chất lượng chế biến và có giá trị thương phẩm hàng hóa cao.
- Tạo giống có khả năng chống chịu sâu bệnh và chống chịu với điều
kiện bất lợi tốt.
- Chọn tạo ra các giống lúa có đặc tính nông sinh học phù hợp nhằm đáp
ứng nhu cầu của sản xuất và người tiêu dùng: Chiều cao cây, thời gian sinh
trưởng, khả năng cơ
giới hóa và khả năng bảo quản.
- Sử dụng giống lúa kháng rầy
- Tuy nhiên, trước mắt cần xác định giống kháng ngay trong sản xuất. Ðồng
thời, cần tập hợp được các chuyên gia tạo giống lúa có kinh nghiệm, không phân
biệt trong hay ngoài các cơ quan, đơn vị có chức năng tạo chọn giống lúa, ở
trong hay ngoài cơ quan nghiên cứu, có thể khuyến khích, mở rộng cho các công
ty giống cùng tham gia.
- Nông dân cần biết rõ vùng đất của mình, canh tác nh
ững giống có khả
năng phát triển tốt theo khuyến cáo của các cơ quan nghiên cứu về giống và các
cơ quan chuyên môn tại địa phương. Về lâu dài những giống lúa có chất lượng
khá, phù hợp với thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu cần chiếm tỉ lệ cao
trong cơ cấu sản xuất lúa. Những giống kháng sâu bệnh, và chống chịu điều
kiện bất lợi c
ủa môi trường cần được chú ý đưa vào canh tác.
- Tiến hành đổi mới hạt giống:
Đổi mới hạt giống là một khâu thiết yếu để duy trì phẩm chất hạt giống

trong sản xuất.
Việc sử dụng hạt giống trong ruộng sản xuất qua nhiều vụ sẽ dẫn đến
giống bị lẫn tạp, thoái hóa, không cho năng suất cao và tính chống chịu với
điều kiệ
n bất lợi sẽ không như hạt giống ban đầu. Do vậy, khi vẫn còn muốn
canh tác giống lúa này trong ruộng sản xuất thì việc phải đổi mới hạt giống là
cần thiết.
Việc đổi mới hạt giống hợp lý và tối ưu nhất là sử dụng giống xác nhận
trong từng vụ sản xuất. Tuy nhiên điều này hầu như không thể và rất khó thực
hiện cho tấ
t cả diện tích gieo trồng trong tình hình hiện nay, khi mà các đơn vị,
cơ sở nhân giống lúa xác nhận không thể đáp ứng nhu cầu. Vì vậy việc đổi mới
hạt giống mang tính cộng đồng có thể thực hiện bằng một trong các biện pháp
sau:

18
+ Trong ruộng sản xuất của từng hộ nông dân cần để riêng ra một diện
tích đất tốt nhất, bằng phẳng, đầy đủ ánh sáng và có chế độ chăm sóc riêng để
cuối vụ thu hoạch làm giống cho vụ sau.
+ Khi lúa trong giai đoạn sinh trưởng, trổ chín thì định kỳ tiến hành khử
những cây lúa bị lẫn và khi thu hoạch thì tiến hành thu hoạch riêng bông cái
của những cây lúa khỏe mạnh nhất trong ruộng để làm giố
ng.
+ Trong cộng đồng sản xuất nếu có thể thì chọn một hoặc vài nông dân có
kỹ thuật thâm canh cao, có kinh nghiệm sản xuất lúa giống để chuyên sản xuất
lúa giống và thỏa thuận hợp lý để cung cấp cho một nhóm nông hộ.
Những biện pháp đổi mới hạt giống như nêu trên cần được khuyến khích
và phổ biến rộng rãi trong các hộ sản xuất lúa.
- Thay giống mới:
Việc thay thế các giố

ng cũ trong sản xuất bằng các giống mới có nhiều
đặc tính sinh học và kinh tế tốt hơn là nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác
về giống cây trồng, nhất là trong sản xuất lúa.
Mỗi một lần thay giống là một bước tiến cao hơn về chất trong việc hoàn
thiện giống cây trồng. Vì lý do đó, có thể căn cứ vào nhịp độ thay thế giống để
đánh giá phần nào trình độ
phát triển của công tác giống cây trồng nói chung
cũng như của sản xuất giống lúa nói riêng. Thực tiễn sản xuất ở lúa ở nước ta
cho thấy nhịp độ thay giống lúa khá nhanh trên quy mô rộng lớn, các cơ quan
nghiên cứu lúa đã lai tạo, tuyển chọn và đưa vào sản xuất hàng trăm giống lúa
có chất lượng cao, kháng sâu bệnh, đã góp phần đáng kể cho sản xuất lúa cũng
như xuất khẩu gạ
o của nước ta, đem lại lợi nhuận không nhỏ cho người nông
dân.
Tuy nhiên, do sự quản lý thiếu chặt chẽ trong công tác chọn giống, nên đã xảy
ra tình trạng một số giống mới không có triển vọng và không được nghiên cứu đầy đủ
đã được phổ biến ra sản xuất. Điều này đã mang lại những thiệt hại đáng tiếc.
Để khắc phục tình trạng nói trên cần phả
i làm cho từ cán bộ kỹ thuật, cán
bộ quản lý đến tận người sản xuất đều hiểu rõ là việc thay giống mới chỉ nên
tiến hành trong 3 trường hợp sau:
Một là, khi các nhà chọn giống đã tạo ra được giống mới có một số ưu
điểm có giá trị kinh tế hơn hẳn các giống cũ đang dùng trong sản xuất.
Hai là, khi điều kiện sinh thái trong vùng thay đổi làm các giống đang s

dụng trở nên không thích hợp nữa. Ví dụ như sự bột phát của những loại dịch
hại, sự thay đổi về điều kiện thủy văn, thủy nông…
Ba là, khi có sự thay đổi về hướng sử dụng sản phẩm như để chế biến, tiêu
thụ nội địa, xuất khẩu.




19
4.2. Phương hướng chiến lược lâu dài cho công tác giống lúa
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước về phát triển
Nông nghiệp nông thôn, đã xác định trong những năm trước mắt và lâu dài sản
xuất Nông nghiệp của nước ta vẫn là một ngành kinh tế chủ lực, trong đó việc
đảm bảo, chủ đông ổn định an ninh lương thực được đặc biệt quan tâm; đồng
thời ph
ấn đấu giữ vững cạnh tranh được trên thị trường Thế Giới về xuất khẩu
gạo nhiều nhất nhì so với các nước trên Thế Giới.
Để đạt được điều này, chúng ta cần có chiến lược và tầm nhìn lâu dài,
tổng thể và bền vững trong việc sản xuất lương thực, mà đứng đầu là sản xuất
lúa gạo. Một trong những biện pháp quan trọng có tính đột phá quyế
t định
thành công đó là tập trung cao độ cho công tác nghiên cứu, chọn tạo kết hợp
với nhập nội được những giống lúa có nhiều đặc tính quí hiếm, năng suất chất
lượng cao, ổn định; có giá trị dinh dưỡng, giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa
cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường lúa gạo trong khu vực và trên Thế Giới.
Xuất phát từ những quan điểm trên, các chuyên gia đầu ngành, các nhà
khoa học đề ngh
ị và được Nhà nước chấp thuận về phương hướng chiến lược
lâu dài cho công tác giống lúa ở nước ta với các nội dung cơ bản sau:
4.2.1. Về cơ sở lý luận
Quá trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế nước nhà theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và chúng ta phải trở thành nước công nghiệp
vào năm 2020, năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngòai nước với các
giống lúa chất lượng cao là mụ
c tiêu hàng đầu.
Đa dạng hóa nguồn di truyền, giảm sức ép chọn lọc do sâu bệnh hại

chính gây nên.
Nhu cầu nước tưới ngày càng lớn, nhưng khả năng đáp ứng ngày càng bị
giới hạn.
Sức ép dân số cao và vấn đề an ninh lương thực, yêu cầu phát triển và đất
trồng lúa có khả năng bị thu hẹp.
Giống lúa đáp ứng với yêu cầu cơ khí hóa ngày càng cao.
4.2.2. Định hướng chung
- Chủ
động chọn tạo và nhập nội được nhiều loại giống lúa có nhiều đặc
tính tốt, năng suất chất lượng cao. Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn
giống tốt cho sản xuất; thay thế bộ giống có chất lượng kém, hiệu quả thấp.
- Phát triển giống lúa đáp ứng cả hai yêu cầu về an toàn lương thực và có
khả năng cạnh tranh cao về
chất lượng nông sản.
- Phát triển giống lúa có năng suất cao và ổn định, hướng lâu dài đột phá
ngưỡng trần (>8-10 tấn /ha/vụ).
- Phát triển giống lúa có phẩm chất gạo ngon, đáp ứng thị hiếu thị trường
nội địa và xuất khẩu.

20
4.2.3. Đề nghị một số giải pháp chính
- Tập trung tạo giống lúa hạt dài, hàm lượng amylose cao, ít bạc bụng là
ưu tiên số 1, gạo có mùi thơm. Phương pháp chọn tạo giống truyền thống vẫn
còn nguyên giá trị của nó trong cải tiến giống lúa theo mục tiêu chiến lược này.
Tuy nhiên nó cần được kết hợp với các phương pháp hiện đại để thúc đẩy hiệu
qủa tốt hơn.
Để có những độ
t phá trong bộ giống phẩm chất chất cao, chúng ta cần
quan tâm đến phẩm chất dinh dưỡng. Chúng ta có thể khó khăn trong cạnh
tranh gạo có phẩm chất cơm ngon như ở Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, nhưng

chúng ta hoàn toàn có thể cạnh tranh về phẩm chất dinh dưỡng nếu chúng ta có
đầu tư nghiên cứu.
- Nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn 90-
100 ngày để góp phần thúc đẩy gia tăng diện tích gieo trồng, và luân canh cây
lúa với các cây ngắn ngày khác.
- Chiến lược nghiên cứu tạo ra các giống lúa chống chịu ổn định với
stress do sinh học như rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, vàng lùn xoắn lá và
các dịch hại nguy hiểm khác… với sự hỗ trợ tích cực của phương pháp ứng
dụng kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học.
- Sử dụng và khai thác nguồn vật liệu bản địa kết hợp với nguồn vật liệu
bên ngoài trong việc chọn tạo, cải biến các giống lúa địa phương có những đặc
tính quí hiếm, đặc biệt là những tính trạng số lượng có tương tác với môi
trường vô cùng phức tạp (như tính chống chịu khô hạn, chống chịu mặn, chống
chịu thiếu lân,…. Chọn tạo giống lúa thích nghi với kỹ thuật canh tác tiết kiệm
nước, hoặc thật sự chống chịu khô hạn. Khai thác tính trạng th
ơm ngon từ các
giống lúa địa phương, cổ truyền, năng suất thấp đưa vào các giống lúa cao sản.
- Tạo đột phá về năng suất thông qua khai thác ưu thế lai của cây lúa,
hoặc tạo giống lúa có dạng hình mới đang mở ra nhiều triển vọng. Tuy nhiên
cũng sẽ gặp phải nhiều khó khăn thách thức. Hiện nay, còn qúa sớm để chúng
ta kết luận hiệu qủa của chiến lược khai thác
ưu thế lai. Nhưng nó đang trở
thành hiệu qủa thực sự ở các khu vực có qui mô sản xuất nhỏ nông hộ. Sản xuất
hạt lai trong nước phải tiến đến tự túc hoàn toàn dòng bố mẹ là mục tiêu mà
chúng ta phải đạt. Chúng ta có khả năng sản xuất hạt lai F1 rất tốt do lợi thế của
điều kiện tự nhiên.
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học và kỹ
thuật di truyền trong
công tác chọn tạo giống, nhằm rút ngắn được thời gian và giảm bớt chi phí,
nhanh chóng chọn tạo ra được các giống lúa có chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn.

- Đầu tư thích đáng cho công tác giống; ưu tiên đầu tư phát triển hệ
thống cơ sở chọn tạo giống có uy tín, có năng lực như cơ quan nghiên cứu của
các trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu, các công ty giống cây
trồng…
Đồng thời trong tình hình hiện nay, phải kết hợp với việc xã hội hóa
công tác giống; cần tăng cường và phát huy sản xuất giống quy mô nông hộ,

21
hợp tác xã, câu lạc bộ sản xuất giống… để có đủ lượng hạt giống phục vụ kịp
thời cho sản xuất; tuy nhiên hệ thống sản xuất chính quy phải giữ vị trí chủ đạo
và đảm trách tối thiểu 50% khối lượng giống cấp xác nhận cho yêu cầu sản
xuất.
- Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về công tác giống lúa;
tăng cường kiể
m định, kiểm nghiệm, giám sát đánh giá chất lượng giống trước
khi đưa vào sản xuất.
Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, sản
xuất giống lúa chất lượng cao phục vụ nhu cầu sản xuất của nông dân đang là
mối quan tâm thực sự của ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương.
B. Câu hỏi ôn tập và thảo luận
1. Anh (chị) hãy phân tích vai trò và tầm quan tr
ọng của yếu tố giống đối
với hiệu quả của nghề sản xuất lúa ở nước ta hiện nay?
2. Theo anh (chị), một giống lúa tốt cần phải đạt những tiêu chuẩn gì?
Liên hệ với bộ giống lúa của địa phương anh chị đang sử dụng đã đạt những
tiêu chuẩn đưa ra chưa?
3. Trong thực tế hiện nay, nếu anh chị lựa ch
ọn giống lúa để sử dụng thì
anh chị sẽ chọn giống có những đặc điểm như thế nào? Tại sao?






22
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG NHÂN GIỐNG LÚA

Giới thiệu
Nội dung của chương đề cập tới một số khái niệm cơ bản thuộc kiến thức
cần thiết cho nghề nhân giống cây trồng nói chung, nghề nhân giống lúa nói
riêng. Qua nội dung của chương sẽ giúp cho người học đánh giá được vai trò to
lớn và quan trọng của công tác nhân giống đối với hiệu quả
của sản xuất lúa;
những yêu cầu cơ bản mà các tổ chức, cá nhân sản xuất giống phải thực hiện để
tạo ra được một lượng hạt giống đảm bảo chất lượng theo quy định, phục vụ
yêu cầu của sản xuất đặt ra.
Mục tiêu
Học xong chương này học viên có khả năng:
- Giải thích và lấy ví dụ đúng một số khái niệ
m cơ bản trong nhân giống
cây trồng
- Phân biệt được giống địa phương, giống chọn tạo ra, giống lai, giống
thuần.
- Đánh giá được vai trò của công tác nhân giống lúa trong nghề sản xuất lúa.
- Liệt kê được những yêu cầu cơ bản đối với công tác nhân giống (lúa)
A. Nội dung
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG NHÂN GIỐNG LÚA
1.1. Khái niệm chung về giống cây trồng
1.1.1. Giống cây trồng:

Giống là m
ột quần thể cây trồng do con người sáng tạo ra nhằm thỏa
mãn nhu cầu của mình. Quần thể cây trồng đó có đặc điểm kinh tế, sinh học và
các tính trạng hình thái giống nhau, cho năng suất cao, chất lượng tốt ở các
vùng sinh thái khác nhau với điều kiện kỹ thuật phù hợp
Giống do một nhóm thực vật cùng loài hợp thành nên có một nguồn gốc
chung từ một cá thể hay một số cá thể có
đặc trưng đặc tính giống nhau và di
truyền lại được cho thế hệ sau.
1.1.2. Các đặc điểm chung của giống cây trồng
- Giống cây trồng là sản phẩm của sức lao động sáng tạo lâu dài và liên
tục của con người tạo ra.
- Giống cây trồng là tư liệu sản xuất quan trọng, đặc biệt trong sản xuất
nông nghiệp, vì:
+ Nếu không có giống thì không thể sản xuất ra nông sản phẩm;

23
+ Giống có giá trị kinh tế nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.
+ Giồng là tư liệu đặc biệt còn vì nó là cơ thể sống, chịu sự chi phối của
các quy luật sinh học, nó liên hệ chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh.
Cho nên để tăng năng suất của giống thì cần phải tác động các điều kiện
trồng trọt thích hợp v
ới các yêu cầu của giống.
- Giống cây trồng mang tính di truyền đồng nhất về hình thái, các đặc
trưng đặc tính; khi sự đồng đều này không đảm bảo thì đồng nghĩa với giống bị
giảm phẩm cấp, không đảm bảo giá trị gieo trồng, cần phải phục tráng lại hoặc
hủy bỏ.
- Giống cây trồng có tính khu vực hóa nhất định, tức là:
+ Giống chỉ chỉ sinh trưởng, phát triể
n tố cho năng suất chất lượng cao

khi gặp được điều kiện ngoại cảnh phù hợp.
+ Mỗi giống chỉ thích nghi tốt với đặc điểm một vùng sinh thái nhất
định. Một giống tốt ở vùng này nhưng có thể không tốt ở vùng khác.
+ Tính chất khu vực của giống thể hiện rất rõ. Vì vậy, lúc mua giống cần
phải nghiên cứu kỹ đặc điểm vùng sinh thái mà d
ự định gieo trồng giống để
mua giống cho phù hợp.
- Giống cây trồng liên tục được cải biên phát triển để có năng suất, chất
lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của con người.
1.1.3. Khái niệm về dòng, dòng thuần
- Dòng là tập hợp tất cả các cá thể xuất phát từ một cá thể tự thụ phấn có
đặc tính sinh học chưa đồng nhất, giá trị kinh tế chưa ổn
định.
- Dòng thuần là tập hợp tất cả các cá thể luôn tự thụ phấn, các cá thể này
được sinh ra từ cá thể đồng hợp tử.
Hay, một tập hợp bao gồm những cá thể đồng nhất về kiểu gen đồng hợp
tử, tái sản theo phương thức tự thụ phấn, gọi là một dòng thuần.
Đặc điểm chung của một dòng thuần là: các cá thể trong cùng dòng rất
đồng nhấ
t về mặt di truyền, ổn định, không và rất ít phân ly; các tính trạng và
đặc tính của các cá thể trong cùng dòng là rất giống nhau, đồng đều. Các giống
lúa được chọn lọc ra từ các dòng thuần gọi là giống lúa thuần.
1.2. Khái niệm về tính trạng, đặc tính của giống
1.2.1. Tính trạng
Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo của cây lúa. Có 4
nhóm tính trạng:
- Tính trạng về hình thái giải phẫu: như chiều cao cây, số lá, kích th
ước
lá, số đốt, số hoa quả, cao cây đây là những tính trạng số lượng, có thể lượng
hóa và xác định được bằng cách cân, đo đong đếm được


24
- Tính trạng về đặc điểm cấu tạo: như màu sắc thân lá, màu hoa quả, độ
dày của hạt, hình dáng hạt đây là những tính trạng về chất lượng, không
lượng hóa, cân đong đo đếm được, chỉ xác định bằng cảm quan.
- Tính trạng về sự tiến hành một quá trình: như quá trình quang hợp, hô
hấp, trao đổi chất các quá trình này rất mẫn cảm với điều kiện môi trường.
- Tính trạ
ng về sự kiểm soát một quá trình: như kiểm tra quá trình quang
hợp, quá trình hô hấp sự hoạt động của các quá trình này rất mẫn cảm với
điều kiện môi trường xung quanh, điều kiện chăm sóc cây trồng.
1.2.2. Đặc tính
Đó là các đặc điểm sinh lý, sinh hóa và các đặc điểm kỹ thuật khác của
thực vật; ví dụ:
- Đặc điểm sinh lý như: khả năng chống chịu úng, mặ
n, chua phèn, chịu
nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp, chịu hạn
- Đặc tính sinh hóa như: Hàm lượng đường, tỷ lệ chất béo, hàm lượng
protein
- Đặc điểm về gia công kỹ thuật chế biến: hiệu suất thu bột, độ dẻo của
cơm, độ nở của gạo
1.3. Phân loại giống cây trồng
Có nhiều cách phân loại giống, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và
tiêu chí phân loại khác nhau:
1.3.1. Nhóm giống địa phương
Là những giống được tạo thành do chọn lọc tự nhiên hay chọn lọc nhân
tạo trong điều kiện về đất đai, khí hậu, đặc điểm canh tác cụ thể của một vùng
nào đó. Phần lớn giống địa phương đều là kết quả tạo thành một cách tự nhiên
và có thời gian tồn tại lâu dài tại một vùng.
Giống địa phương có nhữ

ng đặc điểm chính sau đây:
- Có khả năng thích ứng, khả năng chống chịu tốt với điều kiện canh tác,
khí hậu, sinh thái của vùng đó.
- Năng suất khá ổn định
- Nhiều giống có những đặc tính, tính trạng quý, chất lượng tốt.
Do có những đặc điểm trên, nên các giống lúa địa phương có vị trí quan
trọng trong sản xuất, trong cơ cấu cây trồng và công thức luân canh của vùng;
đồng thời là nguồn vật liệu khởi đầu quí giá trong chọn tạo giống mới.
1.3.2.Nhóm giống do con người chọn tạo ra
Giống tạo thành là những giống do con người chọn tạo ra bằng các
phương pháp khác nhau.
Giống thuộc nhóm này có nhiều đặc điểm tốt sau đây:

25
+ Có độ đồng đều cao
+ Năng suất cao và phổ thích ứng rộng
+ Có những tính trạng, đặc tính mới theo hướng có lợi cho người sử
dụng.
Tùy theo phương pháp chọn tạo khác nhau mà giống tạo thành được chia
ra các nhóm sau:
- Nhóm giống – Dòng:
Được tạo thành bằng phương pháp chọn lọc cá thể. Cơ sở của giống là
dòng thuần nên các cá thể trong quần thể có độ đồng nhất cao về di truyền và
rất ổ
n định qua nhiều thế hệ. Ví dụ: giống lúa Mộc tuyền, giống lúa bát, giống
lúa Nàng Hương
- Nhóm giống – Dòng vô tính:
Được tạo thành bằng phương pháp nhân vô tính từ một các thể chọn lọc.
Các dòng sinh sản vô tính này có những mức độ dị hợp tử khác nhau tùy theo
đặc điểm của cá thể chọn lọc ban đầu. Các cá thể trong cùng một dòng vô tính

đều có cùng một kiểu gen nên có độ đồng nhất cao về các đặc tính, tính trạng.
- Nhóm giố
ng quần thể (hỗn hợp):
Được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc hỗn hợp cải lương hay các
giống lai từ nhiều nguồn bố mẹ khác nhau của cây giao phấn. Đặc điểm của
nhóm giống này là cá cá thể trong quần thể không đồng nhất với nhau về mặt di
truyền, dễ thay đổi qua quá trình canh tác. Nhiều giống địa phương cũng thuộc
nhóm này.
- Nhóm giống lai F1:
Bao gồm nhữ
ng giống lai của cây giao phấn và cây thụ phấn, được tạo ra
bởi phương pháp lai tạo nhằm sử dụng ưu thế lai (như các giống lúa lai đang sử
dụng hiện nay). Đặc điểm chung của nhóm giống này là có độ đồng đều và cho
năng suất cao và rất cao ở đời F1, nhưng giảm mạnh ở các thế hệ sau. Do vậy,
trong thực tế người ta không dùng hạt giống của cây lai đời F1
để làm giống
cho vụ sau.
- Nhóm giống được tạo ra bằng phương pháp công nghệ sinh học khác.
1.3.3. Nhóm giống nhập nội
Là bao gồm tất cả các giống (kể cả giống thuần và giống lai) được nhập
từ nước ngoài vào bằng nhiều con đường khác nhau, qua khảo nghiệm và phù
hợp với đặc điểm canh tác, vùng sinh thái của vùng định sử dụng. Đối với
giống lúa, hiện nay ta chủ yếu nhập các gi
ống lúa lai từ Trung Quốc, Philipin


2. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC NHÂN GIỐNG LÚA

×