Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

các phương pháp nghiên cứu thi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.58 KB, 38 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
o0o
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
ĐỀ TÀI:
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU THỊ
TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIÊN SẢN PHẨM
SỮA TƯƠI NHA ĐAM
GVHD: Th.S HỒ THỊ MỸ HƯƠNG
SVTH: NHÓM 6
Buổi học: Thứ 4- tiết 9,10-phòng B105
TP HCM 05/2014
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA TỪNG THÀNH VIÊN
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại nền kinh tế phát triển như ngày nay, đời sống người dân
sung túc hơn cùng với đó vấn đề về sức khỏe được mọi người đặc biệt quan tâm.
Ngày xưa, mọi người chỉ biết đến sữa mẹ, nó là nguồn dinh dưỡng ban đầu cho
trẻ sơ sinh ăn trước khi chúng có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác. Nhưng
ngày nay với nhu cầu của hầu hết mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội và nền
khoa học phát triển đã có rất nhiều loại sữa ra đời với công dụng khac nhau có
khả năng đáp ứng mọi nhu của xã hội ngày nay.
Sữa là một loại sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho con người, giúp
ngăn ngừa bệnh tật, phòng bệnh loãng xương cho người già, còi xương ở trẻ em,
giúp phục hồi sức khỏe… Sữa không chỉ có từ nguồn sữa mẹ nữa mà hiện nay
được chế tạo theo công thức và tác dụng của nó thì không hề thua kém sữa mẹ.
Để đáp ứng mọi nhu cầu cho người sử dụng và chúng tôi đưa ra những sản
phẩm mới là sữa tươi nha đam, đáp ứng cho mọi lứa tuổi, cung cấp đầy đủ các
chất dinh dưỡng thiết yếu và việc bổ sung nha đam làm tăng khả năng cảm quan
và bổ sung một số chất thiết yếu cho sữa.


Để đưa ra sản phẩm mới sữa tươi nha đam thì phòng D& R thực hiện công
tác nghiên cứu thị trường từ lúc xây dựng ý tưởng đến lúc tung sản phẩm ra thị
trường. Sau đây là một số phương pháp nghiên cứu thị trường và những kế hoạch
mà công ty đưa ra để thực hiện nó.
Sự tiếp nhận của người tiêu dùng về sản phẩm sữa tươi nha đam là một
trong những thành công của công ty và tạo được uy tín của công ty trên thị
trường, không những thế mà còn tạo ra một khoảng lợi nhuận lớn. Vì thế công ty
chúng tôi luôn chú trọng “ Các phương pháp nghiên cứu thị trường và lập kế
hoạch để thực hiện nó”,
Đề tài tiểu luân:”Phát triển thị trường tiêu thụ sữa tươi nha đam”đươc thực
hiện nhằm mục đich nghiên cứu và phát triển sản phẩm “sữa tươi nha đam”vào thị
trường.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về thị trường sữa và chủ yếu ở thị trường sữa
tp HCM
Mục đích,nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Góp phần tìm kiếm thị trường để phát triển sản phẩm “sữa tươi nha đam” vào thị
trường sữa.
Nhiệm vụ cần giải quyết gồm:
 Tìm kiếm đối tượng sử dụng sữa tươi nha đam
 Sản phẩm cạnh tranh với sữa tươi nha đam
I. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM
1.1 Sản phẩm sữa tươi nha đam
Sữa tươi nha đam của Brivita 100% tinh chất thiên nhiên.
Sản phẩm Sữa tươi Nha đam là sản phẩm đầu tiên mà công ty Brivita nghiên cứu
sản xuất với mong muốn tạo ra một sự đột phá, một cái nhìn mới về thị trường nước
giải khát Việt Nam. Với gần 90 triệu dân, thị trường nước giải khát Việt Nam là một thị
trường vô cùng lớn với doanh số ước tính hơn 30 ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Tuy nhiên thực tế th 3ị trường nước giải khát hiện nay đang trăm hoa đua nở với các
loại nước hương liệu hoá học rẻ tiền và chưa quan tâm đến sức khoẻ của người tiêu

dùng. Nắm bắt được đặc điểm đó công ty đã mạnh dạn nghiên cứu đưa ra sản phẩm
nước Sữa tươi Nha đam vì sức khoẻ người tiêu dùng.
Ngay từ những ngụm đầu tiên, các bạn trẻ đã có thể cảm nhận được sự khác biệt
của sản phẩm đó là cảm giác thích thú khi có thể vừa uống vừa nhai những miếng nha
đam thanh mát quyện cùng hương vị tươi ngon của sữa tươi.
Sữa tươi nha đam vừa giải khát hiệu quả, thanh lọc cơ thể, làm mát gan, đẹp da
vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Thơm mát với 3 hương vị: Hương tự nhiên, hương chanh dâu, hương cam cho
bạn lựa chọn. Sản phẩm sẽ uống sẽ ngon hơn khi để lạnh.
1.2 Thành phần sữa tươi nha đam
 Nha đam thành phần từ thiên nhiên
 Sữa tươi: ( sữa bò tươi, sữa bột, chất béo sữa)
 Đường tinh luyện
 Chất ổn định ( gelatin thực phẩm E1422, E471)
 Hương liệu tổng hợp
 không chất bảo quản.
Dinh dưỡng:
 Cung cấp 11kcal, hydrocacbon 18,7, đạm 3g, chất béo 2,1 g.
 Ít chất béo giảm 2% so với các sản phẩm sữa trên thị trường.
 Giàu vitamin và khoáng chất: tinh chất nha đam với 19 vitamin A, B1, B2,
B6,B12,C ,E, folic acid, niacin, đa khoáng chất như selenium…như 100g sữa có 148
mg Ca, K, Zn
 Hàm lượng nha đam 10%, hình hạt lựu có thể dài 2mm,
 Cấu trúc : lỏng
 Màu trắng đục
 Mùi hương: hương thơm thanh khiết của nha đam và sữa tươi, không có mùi nha đam
quá.
 Vị béo của sữa, vị giòn dai và ngọt thanh của nha đam.
Bao bì: Đóng trai nhựa 300ml/1 chai.
1.3 Hạn sử dụng.

• Sản phẩm bảo quản ở nhiệt độ 6-8
0
C
• Đối với sản phẩm đã qua xử lý nhiệt: bảo quản nơi thoáng má, sạch, khô, ở nhiệt độ
thường và thời hạn bảo quản không quá 4 tháng tính từ ngày sản xuất.
• Đối với sản phẩm không qua xử lý nhiệt : bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ nhở hơn 10
0
C
và thời hạn bảo quản không quá 30 ngày tính từ ngày sản xuất.
1.4 Cách sử dụng.
• Điều kiện lưu hành.
• Bảo quản ở nhiệt độ lạnh.
• Tránh ánh sang trực tiếp.
• Sản phẩm một lần sử dụng.
• Khuyến cáo sử dụng ngay khi mở.
1.5 An toàn thực phẩm
Chỉ tiêu hóa học.
Chi tiêu hóa sinh.
Đạt HACCP, TCVN
II. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
II.1 Một số khái niệm
Theo Vincent Barabba và Gerald Zaltman thì nghiên cứu thị trường là: "quy trình
lắng nghe tiếng nói của thị trường và chuyển tải thông tin về thị trường ấy vào công
việc quản lý phù hợp". Nghiên cứu thị trường có thể đơn giản như đưa một thẻ góp ý
cho khách hàng, hoặc phức tạp như một cuộc khảo sát mẫu trên toàn quốc đòi hỏi sự
chuẩn bị kỹ lưỡng từ các câu hỏi khảo sát, kỹ thuật lấy ý kiến đến việc phân tích thống
kê dữ liệu cuối cùng.
Một cách hiểu đơn giản: Nghiên cứu thị trường là hoạt động nhằm thu thập các
thông tin cần thiết về khách hàng, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm mà doanh
nghiệp đưa ra, về đối thủ cạnh tranh, từ đó có những quyết định

II.2 Vai trò của nghiên cứa thị trường.
Nghiên cứu thị trường là công cụ kinh doanh thiết yếu và là công việc cần làm
trong một thị trường cạnh tranh, nơi có quá nhiều sản phẩm phải cạnh tranh gay gắt để
dành sự chấp nhận mua và/hoặc sử dụng của khách hàng. Do đó, cang hiểu rõ về thị
trường và khách hàng tiềm năng nhà sản xuất càng có nhiều cơ hội thành công. Việc
hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu tại một địa phương và thói quen mua sắm của
họ sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm của mình vào thị trường
một cách thành công.
Qua nghiên cứu thị trường, nhà sản xuất có thể sẽ hình thành nên ý tưởng phát triển
một sản phẩm mới và lựa chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại từng thị
trường cụ thể. Ví dụ, qua nghiên cứu, bạn có thể phát hiện thấy hương vị của một loại
thực phẩm cụ thể rất phổ biến ở thị trường này nhưng lại được coi là đặc biệt ở một thị
trường trường khác và đó sẽ là thông tin marketing cần thiết nếu chiến lược kinh doanh
của bạn có liên quan đến lĩnh vực đó.
Việc nghiên cứu sẽ cung cấp những chi tiết rất quan trọng hỗ trợ nhà sản xuất từ việc
phát hiện ra thị trường "ngách" cho đến việc hoạch định một chiến lược tiếp thị xuất
khẩu có hiệu quả. Nhờ nghiên cứu, nhà sản xuất không phải lãng phí tiền bạc và công
sức cho những hy vọng sai lầm, đặc biệt khi bạn tiến hành xuất khẩu lần đầu. Mặt
khác, cũng cần lưu ý rằng nghiên cứu thị trường không phải là điều đảm bảo chắc chắn
cho sự thành công trong kinh doanh, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn tránh được nhiều quyết
định sai lầm.
Nghiên cứu thị trường có thể hỗ trợ:
Giúp tìm ra những thị trường lớn nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp, các thị
trường tăng trưởng nhanh nhất, các xu hướng và triển vọng của thị trường, các điều
kiện, tập quán kinh doanh và cơ hội dành cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị
trường.
Cho phép thu gọn tầm nhìn và nỗ lực một cách hiệu quả vào một lĩnh vực, phạm
vi nhất định. Từ đó nhà sản xuất có thể đặt ra các ưu tiên đối với một thị trường mục
tiêu cụ thể và lên kế hoạch cho các thị trường tương lai ở mức độ dài hạn hơn.
Giúp nhà sản xuất xác định các "thủ thuật" giới thiệu sản phẩm tốt nhất. Sau một

thời gian, ví dụ một năm, qua nghiên cứu bạn có thể đánh giá được các nỗ lực của
mình cũng như của các đối tác thương mại để từ đó có thể tiến hành những điều chỉnh
cần thiết ở từng thị trường.
Giúp hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu,
những sai lầm cũng như nguyên nhân thành công của họ.
Có thể giúp tìm ra các ý tưởng để phát triển sản phẩm mới.
Giúp củng cố quan hệ làm ăn nghiêm túc với đối tác do quan tâm và am hiểu về
thị trường của họ.
Tóm lại: Nghiên cứu thị trường có vai trò rất quan trọng, cho phép nhà sản xuất
soạn thảo phân tích, đánh giá cung cầu thị trường ở hiện tại và dự báo cung cầu trong
tương lai về loại sản phẩm của dự án. Kết quả nghiên cứu thị trường cho phép người
soạn thảo đi đến quyết định có nên đầu tư không và xác định quy mô đầu tư cho thích
hợp, vì dự án chỉ được thực hiện khi đạt được kết quả ( hiệu quả tài chính và kinh tế -
xã hội )
II.3 Nghiên cứu thị trường được chia ra làm hai loại
II.3.1 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là gì?
Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân
tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của
nhà nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi
trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận như một
chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để
phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày.
Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính
biện chứng.
Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên
cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi
nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, nhưng chúng có
thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu

thập. Đó là một trong những khác biệt cơ bản giữa phương pháp định tính và phương
pháp định lượng
Nguồn gốc của các phương pháp nghiên cứu định tính :
Các phương pháp nghiên cứu định tính được phát triển và sử dụng đầu tiên trong
các nghiên cứu nhân chủng học, một bộ môn khoa học xã hội. Các nhà nhân chủng học
đi đến các cộng đồng mà họ muốn nghiên cứu và sống ở đó một thời gian dài để quan
sát người dân và tìm hiểu những nguyên nhân chi phối hành vi ứng xử của họ. Để có
được những thông tin sâu, các nhà nhân chủng học thường sử dụng các kỹ thuật như
phỏng vấn phi cấu trúc, thu thập lịch sử đời sống, thảo luận nhóm và nghiên cứu
trường hợp. Thoạt tiên, những kỹ thuật này được phát minh nhằm thu thập những
thông tin mô tả, phi định lượng. Ngày nay, các kỹ thuật đó được sử dụng rộng rãi
không chỉ trong phạm vi của nhân chủng học mà còn ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
khác nhau.
Tóm lại: Nghiên cứu định tính nhằm trả lời cho những thắc mắc.
• Tìm hiểu động cơ, những yếu tố thúc đẩy.
• Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Bằng cách nào? Tại sao?
• Dựa trên số lượng nhỏ
II.3.2 Nghiên cứu định lượng.
Nếu sau khi tìm được tất cả những nguồn dữ liệu thứ cấp hợp lý, những câu hỏi
nghiên cứu vẫn chưa được trả lời một cách đầy đủ. Nhà nghiên cứu thị trường phải thu
thập đủ dữ liệu cơ sở. Nhà nghiên cứu phải đặt ra các câu hỏi về doanh thu của doanh
nghiệp, các nhà phân phối, thương nhân trung gian và những khách hàng. Đối với hầu
hết việc thu thập dữ liệu thứ cấp, những câu hỏi của các nhà nghiên cứu đều khẳng
định việc họ nghĩ gì về những chủ điểm hoặc họ có thể phản ứng như thế nào trong
những điều kiện nhất định. Các nghiên pháp nghiên cứu marketing có thể được tập hợp
thành hai loại chủ đề cơ bản là nghiên cứu định tính và định lượng. ở cả hai phương
pháp này, nhà nghiên cứu thị trường rất quan tâm tới việc thu thập được những kiến
thức về thị trường.
Khái niệm nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng là việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu

thu được từ thị trường. Mục đích của việc nghiên cứu định lượng là đưa ra các kết luận
về nghiên cứu thị trường thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý
dữ liệu và số liệu. Nội dung của phân tích đinh lượng là thu thập số liệu từ thị trường,
xử lý các số liệu này thông qua các phương pháp thống kế thông thường, mô phỏng
hoặc chạy các phần mềm xử lý dữ liệu và đưa ra các kết luận chính xác.
Nghiên cứu định lượng giải quyết các vấn đề:
• Đo lường
− Những cuộc khảo sát về tần số quay trở lại của khách hàng
− Doanh số bán hàng
− Số lượng sản phẩm bán được
• Phân khúc và so sánh
• Dựa trên số lượng lớn và nội dung phỏng vấn được sắp xếp có chủ ý
II.4 So sánh nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính:
Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng một bảng hỏi đã chuẩn bị trước theo
một cơ cấu nhất định cho mọi đối tượng nghiên cứu. Một ví dụ điển hình của phương
pháp này là điều tra KAP. Nghiên cứu KAP cho phép suy luận thống kê từ kết quả thu
được ở các mẫu tương đối nhỏ ra quần thể lớn hơn; nó cũng cho phép đo lường và
đánh giá mối liên quan giữa những biến số; tiến hành điều tra khá dễ và triển khai khá
nhanh chóng; và kết quả thu được từ các cuộc điều tra tốt có thể sử dụng để so sánh
theo thời gian hoặc giữa các vùng. Tuy nhiên KAP có một số nhược điểm và cần được
sử dụng một cách thận trọng. Đáng lưu ý nhất là những sai số không do chọn mẫu, ví
dụ người được hỏi trả lời không đúng các câu hỏi vì không nhớ hoặc do hiểu sai hoặc
cố tình nói dối. Hai vấn đề nghiêm trọng nhất là:
- Sự phiên dịch lại về mặt văn hóa: xảy ra khi đối tượng phỏng vấn không hiểu
câu hỏi đặt ra như ý định của nhà nghiên cứu mà lại hiểu khác đi và trả lời theo cách
hiểu của họ.
- Những sai số ngữ cảnh là những yếu tố liên quan đến bản thân cuộc phỏng vấn.
Phương pháp nghiên cứu định luợng giả định rằng hành vi và thái độ của con người
không thay đổi theo ngữ cảnh. Tuy nhiên, câu trả lời của đối tượng có thể thay đổi phụ
thuộc vào các ngữ cảnh khác nhau.

Nghiên cứu định tính cho phép các nghiên cứu viên hạn chế các sai số ngữ cảnh
bằng cách sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn và tạo ra một môi trường phỏng vấn mà
trong đó đối tượng cảm thấy thoải mái nhất. Các phương pháp thu thập thông tin khác
nhau đem lại thông tin khác nhau. Vì vậy trước khi quyết định sử dụng phương pháp
nào cần phải xác định loại thông tin nào cần thiết nhất cho mục đích nghiên cứu. Các
phương pháp NCĐT và NCĐL có thể kết hợp để bổ sung lẫn cho nhau.
Ví dụ:
- NCĐT có thể hỗ trợ cho NCĐL bằng cách xác định các chủ đề phù hợp với
phương pháp điều tra.
- NCĐL có thể hỗ trợ cho NCĐT bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một
mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu
- NCĐT có thể giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện
trong các NCĐL
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU
III.1 Tra cứu từ những dữ liệu có sẵn (desk research)
Là nghiên cứu thu thập thông tin thị trường qua các tài liệu như sách, báo, tạp chí,
các báo cáo của các bộ, niêm giám thống kê Việt Nam, thời báo kinh tế, diễn đàn
doanh nghiệp
Nghiên cứu có thể tìm tài liệu ở ngoài doanh nghiệp cũng có thể nghiên cứu các
tài liệu thông tin trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đã có những tài liệu liên quan
đến việc mua bán mặt hàng cần nghiên cứu và doanh nghiệp đang chiếm một thị phần
đáng kể. Nghiên cứu tại bàn cho ta cách nhìn tổng thể về thị trường mặt hàng cần
nghiên cứu. Đây là phương pháp tương đối dễ làm, nhanh, ít tốn kém nhưng người
nghiên cứu phải có chuyên môn cao. Tuy nhiên dựa vào tài liệu đã tái bản nên có độ trễ
so với thực tế.
III.2 Phương pháp phỏng vấn.
3.2.1 Phỏng vấn không cấu trúc
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội. Khi sử dụng
phương pháp này nghiên cứu viên phải nhớ một số chủ đề cần phỏng vấn và có thể sử
dụng một danh mục chủ đề để khỏi bỏ sót trong khi phỏng vấn. Nghiên cứu viên có thể

chủ động thay đổi thứ tự của các chủ đề tuỳ theo hoàn cảnh phỏng vấn và câu trả lời
của người được phỏng vấn. Phỏng vấn không cấu trúc giống như nói chuyện, làm cho
người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái và cởi mở trả lời theo các chủ đề phỏng vấn.
Điều cốt yếu quyết định sự thành bại của phỏng vấn không cấu trúc là khả năng đặt câu
hỏi khơi gợi một cách có hiệu quả, tức là khả năng kích thích người trả lời cung cấp
thêm thông tin.
- Ưu điểm của PVKCT: Cho phép nghiên cứu viên linh hoạt thay đổi cấu trúc
phỏng vấn tùy theo ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng. PVKCT đặc biệt có ích trong
những trường hợp khi mà NCV cần phỏng vấn những người cung cấp thông tin nhiều
lần, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Phỏng vấn không cấu trúc cũng hữu ích trong
những trường hợp không thể sử dụng được phỏng vấn chính thức (ví dụ khi nghiên cứu
về những đối tượng không có nơi ở cố định ).
- Nhược điểm: Không có mẫu chuẩn bị sẵn nên mỗi cuộc PV là một cuộc trò
chuyện không lặp lại vì vậy rất khó hệ thống hoá các thông tin và phân tích số liệu.
3.2.2 Phỏng vấn bán cấu trúc
Phỏng vấn bán cấu trúc là PV dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần
đề cập đến.
Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm
của đối tượng PV.
Các loại phỏng vấn bán cấu trúc gồm:
+ Phỏng vấn sâu
Được sử dụng để tìm hiểu thật sâu một chủ đề cụ thể, nhằm thu thập đến mức tối
đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu. PVS sử dụng bản hướng dẫn bán cấu trúc trên
cơ sở những phỏng vấn thăm dò trước đó về chủ đề nghiên cứu để có thể biết được câu
hỏi nào là phù hợp.
+ Nghiên cứu trường hợp
Nhằm thu thập thông tin toàn diện, có hệ thống và sâu về các trường hợp đang
quan tâm. “Một trường hợp” ở đây có thể là một cá nhân, một sự kiện, một chương
trình hay một cộng đồng. Nghiên cứu trường hợp đặc biệt cần thiết khi nghiên cứu viên
cần có hiểu biết sâu về một số người, vấn đề và tình huống cụ thể, cũng như khi các

trường hợp có nhiều thông tin hay mà có thể đem lại một cách nhìn sâu sắc về hiện
tượng đang quan tâm. Lịch sử đời sống.
Thông tin về lịch sử đời sống của cá nhân thường được thu thập qua rất nhiều
cuộc phỏng vấn kéo dài (thường là phỏng vấn bán cấu trúc và không cấu trúc)
+ Ưu điểm của PV bán cấu trúc
- Sử dụng bản hướng dẫn phỏng vấn sẽ tiết kiệm thời gian phỏng vấn
- Danh mục các câu hỏi giúp xác định rõ những vấn đề cần thu thập thông tin
nhưng vẫn cho phép độ linh hoạt cần thiết để thảo luận các vấn đề mới nảy sinh.
- Dễ dàng hệ thống hoá và phân tích các thông tin thu được
+ Nhược điểm: Cần phải có thời gian để thăm dò trước chủ đề quan tâm để xác
định chủ đề nghiên cứu và thiết kế câu hỏi phù hợp
3.2.3 Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống
Là phương pháp phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu hỏi như nhau. Thông
tin thu được bằng phương pháp này có thể bao gồm cả các con số và các dữ liệu có thể
đo đếm được. Các phương pháp này được coi là một bộ phận trong nghiên cứu định
tính vì chúng giúp cho việc mô tả và phân tích các đặc điểm văn hóa và hành vi của đối
tượng nghiên cứu.
Các phương pháp này nhằm phát hiện và xác định rõ các phạm trù văn hóa thông
qua sự tìm hiểu “những quy luật văn hóa” trong suy nghĩ của cá nhân, tìm hiểu xem họ
nghĩ và biết gì về thế giới xung quan họ và cách họ tổ chức các thông tin này như thế
nào.
Liệt kê tự do (Free listing)
Tách biệt và xác định các phạm trù cụ thể. NCV yêu cầu đối tượng liệt kê mọi
thông tin mà họ có thể nghĩ tới trong một phạm trù cụ thể.
Ví dụ,:
Khi tìm hiểu kiến thức về các loại sản phẩm có tính chất như thế nào và sự lựa
chọn của họ
Phân loại nhóm
Phương pháp này tìm hiểu kiến thức của đối tượng về các phạm trù khác nhau và
mối liên hệ giữa chúng

Ví dụ:
NCV có thể yêu cầu đối tượng phân loại các loại sản phẩm giống nhau ở chỗ nào
hoặc khác nhau ở chỗ nào…
Phân hạng sử dụng thang điểm
Là phương pháp rất phổ biến trong khoa học xã hội. Các thang điểm thường được
sử dụng để phân hạng các khoản mục trong một phạm trù nào đó. Thang điểm có thể là
một dẫy số có thể là đồ thị.
Ví dụ:
Khi tìm hiểu kiến thức của cá nhân về các tính chất cấu tạo của sản phẩm như thế
nào đối với sức khỏe người tiêu dung….
0 1 2 3 4 5 6 7 (từ ít cho đên mức độ nhiều nhất)
Hoặc đánh dấu trên đường thẳng
*________________________*
Nhẹ Nặng
III.3 Thảo luận nhóm
Một điều cần lưu ý là đơn vị nghiên cứu và phân tích trong thảo luận nhóm sẽ là
nhóm chứ không phải là cá nhân.
Thảo luận nhóm tập trung.
Một nhóm tập trung thường bao gồm từ 6 đến 8 người có chung một số đặc điểm
nhất định phù hợp với chủ đề cuộc thảo luận, ví dụ cùng một trình độ học vấn, cùng
một độ tuổi, cùng một giới tính
Thảo luận nhóm tập trung thường được sử dụng để đánh giá các nhu cầu, các biện
pháp can thiệp, thử nghiệm các ý tưởng hoặc chương trình mới, cải thiện chương trình
hiện tại và thu thập các thông tin về một chủ đề nào đó phục vụ cho việc xây dựng bộ
câu hỏi có cấu trúc
Thảo luận nhóm với các khách hàng và khách hàng tiềm năng để hiểu được cảm
xúc và thái độ của họ đối với sản phẩm và dịch vụ của bạn
Trong các nhóm trọng điểm, người điều phối sẽ sử dụng một chuỗi các câu hỏi
được soạn sẵn hay các chủ đề để dẫn dắt cuộc thảo luận giữa một nhóm người. Hoạt
động này được diễn ra tại các địa điểm trung lập, thường đi kèm theo các thiết bị video

và phòng quan sát với các tấm gương. Mỗi cuộc thảo luận như thế thường kéo dài 1- 2
giờ, và phải khảo sát ít nhất ba nhóm mới có được các kết quả đáng tin cậy.
- Ưu điểm của phương pháp;
- Cung cấp một khối lượng thông tin đáng kể một cách nhanh chóng và rẻ hơn so
với phỏng vấn cá nhân.
- Rất có giá trị trong việc tìm hiểu quan niệm, thái độ và hành vi của cộng đồng
- Hỗ trợ việc xác định những câu hỏi phù hợp cho phỏng vấn cá nhân
- Nhược điểm:
- Nghiên cứu viên khó kiểm soát động thái của quá trình thảo luận so với phỏng
vấn cá nhân
- Thảo luận nhóm tập trung không thể đưa ra tần suất phân bố của các quan niệm
và hành vi trong cộng đồng.
- Kết quả TLNTT thường khó phân tích hơn so với phỏng vấn cá nhân.
- Số lượng vấn đề đặt ra trong TLNTT có thể ít hơn so với PV cá nhân
- Việc chi chép lại thông tin và chi tiết của cuộc thảo luận nhóm tập trung rất khó,
nhất là việc gỡ băng ghi âm.
- Ví dụ:
Phỏng vấn các nhóm tự nhiên như nhóm thành viên gia đình, nhóm đàn ông uống
trà trong quán, nhóm phụ nữ đi khám bệnh
Phương pháp này dùng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc hoặc phỏng vấn tự do.
Phương pháp phỏng vấn nhóm không có trọng tâm dễ dàng thực hiện nhưng ít có
tính hệ thống do đó khó sử dụng để so sánh giữa các nhóm. Phương pháp này có giá trị
đối với các can thiệp đã được lập kế hoạch từ trước.
III.4 Phương pháp quan sát.
Phương pháp phỏng vấn cung cấp các thông tin về quan niệm, thái độ, giá trị và
hành vi tự thuật của đối tượng. Các phương pháp quan sát cung cấp thông tin về hành
vi thực cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu.
Người ta có thể quan sát trực tiếp các hành vi thực tế hoặc có thể quan sát các dấu
hiệu của hành vi. Đôi khi chỉ có thể quan sát gián tiếp dấu hiệu phản ảnh hành vi.
Khi bạn quan sát hành động của khách hàng được ghi lại trong hệ thống camera

đặt tại cửa hàng, nơi làm việc hay tại nhà riêng của họ, bạn có thể thấy rõ cách thức họ
mua sắm và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Phương pháp này giúp bạn có được
một sự tổng hợp chính xác nhất về các thói quen thông thường cũng như cấu trúc mua
sắm của khách hàng.
Ví dụ :
Muốn nghiên cứu hành vi sử dụng số lượng sản phẩm, NCV không thể trực tiếp
quan sát hành vi thực tế sử dụng sản phẩm như thế nào. Cũng không thể chỉ dựa vào
câu trả lời của các đối tượng. Do đó NCV có thể đếm số sản phẩm đã sử dụng sau một
khoảng thời gian nhất định nào đó.
Các hình thức quan sát
Quan sát tham gia/ hoặc không tham gia
Quan sát công khai/ hay bí mật
Giải thích rõ mục tiêu của quan sát/ hoặc không nói rõ về mục đích thực của quan
sát cho đối tượng bị quan sát biết
Quan sát một lần/Quan sát lặp lại
Quan sát một hành vi/Quan sát tổng thể
Quan sát thu thập số liệu định tính, mở và mô tả/Quan sát thu thập số liệu định
lượng dựa trên danh mục các điểm cần quan sát.
III.5 Thử nghiệm
Việc đặt những sản phẩm mới vào một vài cửa hàng để thử phản ứng của khách
hàng trong các điều kiện bán hàng thực tế có thể giúp bạn chỉnh sửa và hoàn thiện sản
phẩm, điều chỉnh lại giá cả hay cải tiến chất lượng tốt hơn.
Như công ty sản xuất thực phẩm đóng gói giới thiệu loại sản phẩm mới ở các
mức giá khác nhau với các kích thước bao bì khác nhau và trưng bày mẫu trong một số
cửa hàng được chọn. Sau đó, công ty sẽ ghi nhận phản ứng của khách hàng để điều
chỉnh giá cả và kích thước bao bì phù hợp trước khi chính thức tung sản phẩm ra thị
trường.
+ Thu thập và phân tích dữ liệu mua hàng. Sự phát triển của công nghệ thông tin và mã
vạch đã giúp các công ty có thể lưu giữ thông tin về nhu cầu và thị hiếu của khách
hàng. Chẳng hạn, bằng cách truy tìm dữ liệu bán hàng trên máy tính, một siêu thị có

thể xác định chính xác và nhanh chóng mức độ ưa chuộng của khách hàng về các loại
nước ngọt có gas. ScrubaDub - một hệ thống rửa xe ở Boston - đã lưu mã vạch xe của
khách hàng để xác định tần số sử dụng, cũng như để có hình thức khuyến mãi cho
khách hàng trung thành. Các công ty gửi thư trực tiếp như Lands" End lại đi một bước
xa hơn khi khai thác cơ sở dữ liệu khách hàng nhằm xác định những khách hàng nào
nên nhận catalog hay hàng cung cấp đặc biệt.
III.6 Điều tra, khảo sát
Dựa vào bảng câu hỏi điều tra thông minh và thẳng thắn, bạn có thể phân tích một
nhóm khách hàng mẫu đại diện cho thị trường mục tiêu. Quy mô nhóm khách hàng
mẫu càng lớn bao nhiêu, thì kết quả thu được càng sát thực và đáng tin cậy bấy nhiêu.
Các cuộc điều tra trực tiếp (In-person surveys) thường là những cuộc phỏng vấn
trực tiếp thực hiện tại các địa điểm công cộng, ví dụ trung tâm mua sắm, công viên giải
trí… Cách làm này cho phép bạn giới thiệu tới người tiêu dùng các mẫu sản phẩm mới,
tiếp thị quảng cáo và thu thập thông tin phản hồi ngay tức thì. Các cuộc điều tra dạng
này có thể đảm bảo tỷ lệ phản hồi trên 90%, nhưng lại có nhược điểm là khá tốn kém
vì phải thuê một số lượng lớn nhân viên để làm việc này.
Các cuộc điều tra qua điện thoại (Telephone surveys) sẽ phần nào tiết kiệm hơn
so với hình thức điều tra trực tiếp. Tuy nhiên, do người dân thường “dị ứng” trước các
phương pháp tiếp thị từ xa, nên việc thu hút mọi người tham gia vào các cuộc điều tra
qua điện thoại ngày càng khó khăn. Phỏng vấn qua điện thoại thường có tỷ lệ phản hồi
vào khoảng 50% đến 60%. Đây là phương pháp tối ưu để các hãng như Microsoft,
Ford, Dell Computer hoàn thành nội dung của bảng câu hỏi.
Các cuộc điều tra qua thư từ (Mail surveys) là cách thức đòi hỏi ít chi phí để tiếp
cận với một số lượng lớn các khách hàng. Cách làm này rẻ hơn nhiều so với các cuộc
điều tra trực tiếp và điều tra qua điện thoại, nhưng tỷ lệ phản hồi bạn thu được chỉ từ
3% đến 15%. Mặc dù tỷ lệ phản hồi thấp, nhưng các cuộc điều tra qua thư luôn là sự
lựa chọn thích hợp (xét về khía cạnh tài chính) đối với các công ty nhỏ.
Ở Canada tỷ lệ sử dụng phương pháp này chiếm 6,2%, ở Mỹ 7% và đặc biệt các
nước có trình độ học vấn cao như Đan Mạch, Phần Lan, Nauy, Thụy Điển, Hà Lan…
phương pháp này rất phổ. Tuy nhiên ở Châu Phi, Á, việc điều tra bằng thư tín lại khó

triển khai vì đa số dân cư sống ở nông thôn. Theo kinh nghiệm, dùng thư tín để điều tra
là phương pháp rất thành công trong nghiên cứu thị trường quốc tế, nhất là trong các
ngành công nghiệp.
Các cuộc điều tra trực tuyến (Online surveys) thường đem lại tỷ lệ phản hồi rất
khó dự đoán và những thông tin không đáng tin cậy, bởi vì bạn không thể kiểm soát tất
cả các phản hồi. Tuy nhiên, những cuộc điều tra trực tuyến rất dễ dàng tiến hành nhờ
yếu tố tiết kiệm về mặt chi phí.
Các tập đoàn lớn thường kết hợp nhiều phương pháp điều tra, thăm dò khác nhau
để có các thông tin chính xác nhất về thị trường khi sản phẩm được tung ra. Ví dụ hãng
Apple luôn có một bộ phận chuyên trách về hoạt động điều tra thị trường. Bộ phận này
hàng quý phải đưa ra các chiến lược điều tra mới và luôn bổ sung danh sách khách
hàng sẽ được điều tra.
III.7 Chọn mẫu trong nghiên cứu
Vì không có đủ thời gian và nguồn lực để có thể phỏng vấn hoặc quan sát từng cá
nhân trong quần thể do đó NCV phải tiến hành chọn mẫu đại diện cho quần thể nghiên
cứu.
Có 2 loại chọn mẫu chủ yếu:
- Mẫu chọn xác suất nhằm bảo đảm kết quả thu được mang tính đại diện có ý
nghĩa thống kê cho quần thể nghiên cứu mà từ đó mẫu được rút ra. Mẫu chọn xác suất
bao gồm các mẫu ngẫu nhiên dơn, mẫu ngẫu nhiên phân tầng và mẫu chùm.
- Chọn mẫu không xác suất có thể có tính đại diện về mặt lý thuyết cho quần thể
nghiên cứu nếu sử dụng tối đa phạm vi và sự đa dạng của đối tượng nghiên cứu. NCV
chọn địa điểm nghiên cứu hay các đối tượng cung câp thông tin có tính đại diện cho
một số đặc điểm quan trọng đối với chủ đề nghiên cứu (ví dụ đặc điểm địa lý, nhóm
dân tộc, học vấn, tuổi ). Trong trường hợp này, một số lượng nhỏ các đại điểm nghiên
cứu hoặc đối tượng nghiên cứu được chọn một cách đặc biệt có thể cung cấp một
lượng thông tin xác thực và có tính đại diện.
Lựa chọn thực địa nghiên cứu Vì NCĐT chủ yếu tập trung vào một số lượng nhỏ
cộng đồng hoặc khu vực và trong các khu vực này, vào một số lượng nhỏ các dối tượng
cung cấp thông tin nên việc chọn địa điểm nghiên cứu có vai trò rất quan trọng. Qua

trình lựa chọn thường được bắt đầu bằng một vùng lớn nhất, với quần thể mẫu cần thiết
theo lý thuyết và khu trú dần lại ở một hoặc vài địa điểm để tiến hành nghiên cứu.
Bước đầu tiên là xác định vùng lớn nhất phù hợp với chủ đề và mục tiêu nghiên
cứu.
Ví dụ:
Chương trình phát triển sản phẩm muốn tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi
của cộng đồng liên quan đến sử dụng sản phẩm với mục đích là xây dựng các giải pháp
can thiệp phù hợp. Do đó những khu vực nào được coi là có nhiều người sử dụng sản
phẩm mới nên chọn vào nghiên cứu.
Bước tiếp theo là cân nhắc đến mức độ phức tạp của quần thể nghiên cứu và chọn
vùng hay cộng đồng mà có thể đại diện được cho tính đa dạng của các đặc điểm quan
trọng nhất.
Cuối cùng, khi đã chọn được địa điểm thoả mãn các yêu cầu của cuộc nghiên cứu
thì phải có được sự đồng ý tham gia của chính quyền địa phương.
Lựa chọn đối tượng nghiên cứu
Kiểu chọn mẫu Mục đích
Quy định số lượng mẫu
Chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên: Có tính đại diện, cỡ mẫu là một hàm số của độ tin
cậy mong muốn.
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn: Cho phép khái quát hóa kết quả từ mẫu tới quần thể
nghiên cứu mà nó đại diện
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng hoặc mẫu chùm: Tăng mức độ tin cậy trong việc
đưa ra các khái quát hóa cho từng phân nhóm cụ thể hay từng vùng cụ thể
Chọn mẫu không ngẫu nhiên hay chọn mẫu có mục đích: Chọn các trường hợp co
nhiều thông tin cho nghiên cứu sâu. Số lượng và trường hợp cụ thể phụ thuộc vào mục
đích nghiên cứu.
Chọn đối lập hay chọn lệch: Tìm hiểu từ các biểu hiện đi lệch một cách khác
thường của các hiện tượng ta đang quan tâm
Chọn với cường độ mạnh: Cung cấp nhiều thông tin từ một vài trường hợp mà có
nhiều đặc điểm của hiện tượng mà ta đang quan tâm (nhưng không phải là trường hợp

quá lệch)
Chọn mẫu với mức độ đa dạng tối đa (chọn một cách có chủ định một khoảng
thay đổi rộng của các đặc điểm ta quan tâm): Ghi chép các trường hợp duy nhất hay
các sự biến đổi khác nhau mà có thể giúp xác định được các mô hình thông thường mật
độ thông thường khi tiến hành nghiên cứu ngang qua sự thay đổi đó
Chọn mẫu đồng nhất: Tập trung vào các đối tượng có đặc điểm giống nhau đơn
giản cho việc phân tích, giúp đỡ cho việc phỏng vấn nhóm.
Chọn trường hợp điển hình: Làm rõ hay nhấn mạnh cái gì là điển hình, thông
thưòng và trung bình
Chọn mẫu có mục đích phân tầng (chọn người cung cấp thông tin từ các tiểu
nhóm đối tượng mà ta quan tâm) Minh họa các đặc điểm của từng nhóm cụ thể ta quan
tâm; hỗ trợ cho việc so sánh.
Chọn trường hợp, địa điểm nghiên cứu, sự kiện, cá nhân mà giúp nhấn mạnh một
lý thuyết nào đó và thu thập thông tin đến mức tối đa khi các nguồn lực có hạn có thể
làm hạn chế số địa điểm nghiên cứu hay cỡ mẫu chung.
IV. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
Một bản nghiên cứu thị trường quốc tế luôn bị những giới hạn về thời gian, chi
phí và phương pháp nghiên cứu. Nhà nghiên cứu thị trường phải cố gắng thu thập được
những thông tin đáng tin cậy và chính xác nhất. Chìa khoá của thành công chính là
phương pháp nghiên cứu hệ thống và khả năng phân tích dữ liệu
Bước 1: Xác định vấn đề mục tiêu nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu nên bắt đầu bằng việc xác định vấn đề nghiên cứu và thiết
lập những mục tiêu nghiên cứu. Khó khăn chính ở đây là chuyển một loạt những vấn
đề kinh doanh thành những mục tiêu nghiên cứu được định hướng chặt chẽ và có thể
thực hiện được.
•Mô tả vấn đề
•Thiết lập mục tiêu nghiên cứu
•Xây dựng các câu hỏi nghiên cứu
•Chuẩn bị các câu hỏi nhỏ
•Lên kế hoạch về thời gian.

Bước 2: Thiết kế nghiên cứu.
Lựa chọn phương pháp
Doanh nghiệp có thể lựa chọn nghiên cứu tại bàn hoặc nghiên cứu tại hiện trường
để thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp
Thông tin thứ cấp là những dữ liệu người khác đã thu thập, (trên sách báo,
internet…) và doanh nghiêp thu thập lại để phân tích tại văn phòng. Dữ liệu thứ cấp ít
tốn kém và bằng cách sử dụng internet, các chuyên gia nghiên cứu thị trường có thể
tìm được rẫt nhiều dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu trực tuyến (online data base)
Thông tin sơ cấp là những dữ liệu thu được trực tiếp từ thị trường, chủ yếu thông
qua việc nghiên cứu và khảo sát thị trường. Hình thức nghiên cứu này liên quan cụ thể
tới từng sản phẩm của doanh nghiệp, được thực hiện tại từng thị trường mục tiêu cụ thể
và thường được tiến hành sau khi nghiên cứu thông tin thứ cấp
Nghiên cứu và lập kế hoạch nghiên cứu.
Sau khi xác định được vấn đề nghiên cứu và lựa chọn được phương pháp nghiên
cứu, các chuyên gia nghiên cứu thị trường cần lập kế hoạch nghiên cứu thị trường một
cách chi tiết và cụ thể cần thực hiện. Kế hoạch nghiên cứu sẽ giúp việc thực hiện
nghiên cứu một cách hiệu quả và đảm bảo về thời gian. Sau khi thu thập đủ thông tin,
nên tóm tắt các thông tin liên quan thành những kết luận ngắn gọn về từng chủ đề. Khi
thực hiện xong những việc này, các chuyên gia nghiên cứu sẽ có hồ sơ lưu trữ các dữ
kiện và số liệu chủ yếu ban đầu. Những hồ sơ này sẽ giúp các doanh nghiệp nhận biết
việc tổng quan về thị trường, các bước tiếp theo sẽ là gì hoặc cần phải nghiên cứu sâu
hơn về vấn đề gì.
Bước 3: Thu thập dữ liệu
Việc thu thập dữ liệu bắt đầu từ các thông tin có sẵn đã được lưu trữ nội bộ công
ty như hồ sơ bán hàng và khách hàng nước ngoài cho tới những thông tin từ các tổ
chức hỗ trợ xúc tiến thương mại, các trang web…
Một khiếm khuyết quan trọng của nguồn dữ liệu thứ cấp về thị trường là thiếu các
dữ liệu chi tiết cho từng khu vực thị trường. Các số liệu chi tiết về số lượng các nhà
bán lẻ, nhà buôn, nhà sản xuất và các dịch vụ tiện ích không sẵn có đối với nhiều nơi
trên thế giới như các dữ liệu về dân số và thu nhập.Hầu hết các nước không có các cơ

quan của chính phủ thường xuyên thu thập những thông tin thứ cấp
Ngoài nguồn thông tin dữ liệu thứ cấp, doanh nghiệp còn phải chú trọng thu thập
thông tin, dữ liệu sơ cấp bằng các cuộc điều tra, phỏng vấn người tiêu dùng hay các
tầng lớp công chúng ở thị trường. Những thông tin này thường phục vụ đắc lực cho
hoạt động kinh doanh quóc tế của doanh nghiệp vì trước hết đó là những thông tin cập
nhật và xác thực.
Bước 4: Xử lý dữ liệu
Sau khi đã thu thập thông tin, các chuyên gia nghiên cứu thị trường cần quản lý
và sử dụng nguồn thông tin rất phong phú này một cách hiệu quả.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin có nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ
trạng thái “đói” thông tin sang “no” thông tin. Vì vậy, để tránh tình trạng bị ngập lụt
trong vô số các thông tin mà mình thu thập được, các chuyên gia nghiên cứu thị trường
cần phải kiếm soát được dữ liệu bằng cách phân loại chúng càng sớm càng tốt, dựa
theo bản kế hoạch nghiên cứu. Trong quá trình xử lý thông tin, cần nghiền ngẫm các dữ
liệu và phân loại thành các nhóm thông tin khác nhau liên quan về các khâu cụ thể của
thị trường. Đến đây, cần bổ sung các thông tin còn thiếu, xác định rõ thêm các thông
tin chưa chính xác và làm sâu sắc thêm bức tranh toàn cảnh về các thị trường hiện tại
và tiềm năng của doanh nghiệp.
Việc phân loại các thông tin thống kê cũng rất quan trọng. Qua phân loại sẽ thấy
các dữ liệu thống kê thu được về các sản phẩm, thị trường cụ thể hay các phân đoạn thị
trường có thể vẫn chưa đủ để đưa ra các quyết định marketing. Trên thực tế, dữ liệu
thông tin có thể đã quá cũ, không đầy đủ hoặc không thống nhất. Nếu thông tin thiếu
hụt quá nhiều, các chuyên gia nghiên cứu có thể sẽ phải tiến hành khảo sát tiếp thị
trường để bổ sung thêm thông tin.
Những vấn đề nảy sinh khi phân tích và xử lý các thông tin nghiên cứu
Mỗi khi dữ liệu được thu thập, bước cuối cùng là phân tích dự báo đầy đủ tình
hình biến động cụ thể của các thị trường. Cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp được các nhà
nghiên cứu thị trường thu thập đều khó tránh khỏi những sai sót. Trong bất cứ phân
tích cuối cùng nào, các nhà nghiên cứu cần phải khắc phục được những sai sót này và
cung cấp các dự báo có hiệu quả cho các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp quốc

tế ở từng thị trường.

×