Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

THIÊN CHÚA GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN Ở HUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ NAM - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.74 KB, 49 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC


ĐINH NHƯ THOA

THIÊN CHÚA GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ TINH THẦN CỦA
NHÂN DÂN Ở HUYỆN KIM BẢNG
TỈNH HÀ NAM










KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC









Sơn La, năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC







ĐINH NHƯ THOA

THIÊN CHÚA GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ TINH THẦN CỦA
NHÂN DÂN Ở HUYỆN KIM BẢNG
TỈNH HÀ NAM



Nhóm ngành: XH2b


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. Giáp Thị Dịu




Sơn La, năm 2013

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành khóa luận này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến
gia đình, bạn bè và các thầy cô giáo trong Bộ môn Giáo dục Chính trị (Trường
Đại học Tây Bắc) đã giúp đỡ động viên chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan, ban, ngành đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi tài liệu phục vụ cho đề tài như: Ban giám hiệu trường Đại học Tây
Bắc, Phòng quản lý khoa học và quan hệ Quốc tế Trường đại học Tây Bắc, Thư
viện Trường Đại học Tây Bắc, Thư viện tỉnh Hà Nam, Ban tôn giáo và dân tộc
tỉnh Hà Nam, Trường Chính trị tỉnh Hà Nam, Mặt trận Tổ quốc huyện Kim
Bảng.
Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến cô giáo
Ths. Giáp Thị Dịu, người đã nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn tôi hoàn thành khóa
luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 04 năm 2013
Tác giả
Đinh Như Thoa

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết là
Dịch là
Tr.CN
Trước Công nguyên

SCN
Sau Công nguyên
ThS
Thạc sĩ
UBND
Ủy ban nhân dân
ĐHGD
Đại học giáo dục
GCN
Giấy chứng nhận

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3
3.1. Mục đích nghiên cứu 3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Đóng góp của đề tài 4
7. Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ THIÊN CHÚA GIÁO VÀ SỰ DU
NHẬP CỦA THIÊN CHÚA GIÁO VÀO HUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ
NAM 5
1.1. Đế quốc La Mã và sự ra đời Ki tô giáo 5
1.2. Sự phát triển của đạo Ki-tô 9
1.3. Nội dung giáo lý Thiên chúa giáo 11
1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 15

1.5 Quá trình du nhập và phát triển của Thiên chúa giáo ở huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam. 17
1.6. Đặc điểm cơ bản của Thiên chúa giáo ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
27
CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN CHÚA GIÁO TỚI ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA, TINH THẦN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM
PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC, KHẮC PHỤC MẶT HẠN CHẾ CỦA
THIÊN CHÚA GIÁO Ở HUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ NAM 30
2.1. Ảnh hưởng của Thiên chúa giáo tới đời sống văn hóa và tinh thần của
nhân dân huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 30
2.1.1. Ảnh hưởng của Thiên chúa giáo trong lối sống đạo đức 30
2.1.2. Ảnh hưởng của Thiên chúa giáo trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật 32

2.2. Những giải pháp cơ bản nhằm phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt
hạn chế của Thiên chúa giáo ở Kim Bảng tỉnh Hà Nam trong quá trình đổi
mới hiện nay. 36
2.2.1. Nâng cao nhận thức về công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị 36
2.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo 37
2.2.3. Bảo tồn, tôn tạo cơ sở thờ tự 38
2.2.4. Nắm chắc tình hình thực tế, dự báo xu hướng biến động trong hoạt
động của các giáo xứ 39
2.2.5. Phát huy các nhân tố tích cực, kiên quyết đấu tranh việc lợi dụng đạo
Thiên chúa giáo phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc 39
KẾT LUẬN 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Mấy thập kỉ gần đây, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo được nhiều người quan
tâm, theo dõi trên cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Có tình hình đó
không chỉ do sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ của các tín ngưỡng, tôn giáo ở
một số nước mà còn vì trong thời đại ngày nay, tôn giáo có liên quan chặt chẽ
tới những cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc đang diễn ra ở nhiều nơi. Không chỉ vì
nó có vai trò và tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực đời sống xã hội mà còn là sự
biểu hiện của sự bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hóa của từng cộng đồng dân tộc
trước xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa hiện nay. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu
cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, nhưng lại liên quan đến các lĩnh vực
của đời sống xã hội, tác động đến văn hóa, đạo đức, kinh tế, an ninh và quốc
phòng. Mọi quốc gia dù có chế độ chính trị khác nhau, cũng đều phải quan tâm
tới vấn đề tôn giáo.
Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa đã xác nhận“ mọi công dân Việt Nam có quyền tự do, tín ngưỡng’’.
Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12.3.2003 của Ban Chấp hành Trung Ương (Khóa
IX) về công tác tôn giáo đã xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần
của một bộ phận nhân dân, đã, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta’’. Trong công cuộc đổi mới và dân chủ hóa
xã hội đời sống hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có sự nhìn nhận đánh giá đúng
và sát hợp hơn nữa về vấn đề tôn giáo. Nghị định 22/2005/NĐ-CP, ngày
01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều trong Pháp lệnh, một
mặt tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho mọi công dân thực hiện quyền cơ bản về tự
do tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực này. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về tự do tín ngưỡng,
tôn giáo được quy định rõ ràng hơn, thông thoáng hơn và cởi mở hơn. Công dân
có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào; được bày tỏ đức tin của mình;
được thực hiện các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức
sinh hoạt tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo. Mọi người đều bình đẳng

2

trước pháp luật. Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo hộ cơ
sở vật chất, tài sản của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như chùa, nhà thờ, thánh
đường, thánh thất, điện, đền, trụ sở của tổ chức tôn giáo, trường lớp tôn giáo;
kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng của tín ngưỡng, tôn giáo.
Huyện Kim Bảng nằm trên địa bàn tỉnh Hà Nam có vị trí quan trọng, là
điểm xuất phát của hàng giáo phẩm rất có thế lực trong Giáo hội Việt Nam và có
nhiều ảnh hưởng với giáo hội thế giới. Hiện nay có hàng trăm giám mục, linh
mục là người gốc Kim Bảng đang sinh sống trong nước cũng như ngoài nước,
thường xuyên liên lạc, chỉ đạo các mặt hoạt động của giáo phận. Trong điều kiện
giao lưu quốc tế mới, Giáo hội Thiên chúa giáo luôn tìm kiếm sự tài trợ về kinh
tế và chỗ dựa về tinh thần từ các cá nhân hoặc tổ chức tôn giáo ở nước ngoài,
tăng cường các hoạt động thu hút tín đồ, củng cố hội đoàn, đào tạo chức sắc, tu
sửa nơi thờ tự v.v…để phát triển đạo.
Ngày 02.05.2008 UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành quyết định số 1196/QĐ
- UBND về việc hướng dẫn thực hiện một số điều lệnh của pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo tạo điều kiện cho công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo của
các cấp các ngành trên địa bàn tỉnh được thống nhất. Các chủ trương chính sách
đã và đang đi vào cuộc sống đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng của
các tổ chức tôn giáo và đồng bào có đạo, làm cho việc đạo, việc đời ngày càng
hòa quyện gắn bó.
Từ những lý do trên đặt ra cho chúng ta những yêu cầu cần thiết tìm hiểu
nghiên cứu những vấn đề tôn giáo. Vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Thiên
chúa giáo và ảnh hưởng của nó tới đời sống văn hóa và tinh thần của nhân
dân ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”, làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Do tầm quan trọng của việc nghiên cứu tình hình và làm rõ ảnh hưởng của
đạo Thiên chúa tới đời sống văn hóa và tinh thần của nhân dân, trong một số
năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này dưới những góc độ,
khía cạnh khác nhau, như: “Một số đóng góp của thiên chúa giáo đối với văn
hóa Việt Nam (Thế kỷ XVII- đầu thế kỷ XX)’’ của Phạm Thị Thanh Huyền khoa


3
Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn
giáo ở Việt Nam” của Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn, đã nêu khái quát chung lý
luận và tình hình tôn giáo ở Việt Nam; “Lý luận về chính sách tôn giáo của
Đảng và nhà nước ta” của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung
tâm khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo, Nhà xuất bản Lý Luận Chính Trị. Đã
trình bày một cách có hệ thống về chính sách đối với vấn đề tôn giáo của Đảng
và Nhà nước ta; “Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn Việt Nam ’’
do Nguyễn Đức Lữ chủ biên.
Ở địa bàn tỉnh Hà Nam cũng có đề tài nghiên cứu, công trình đề cập đến
vấn đề tôn giáo như: “Công tác tư tưởng ở vùng đồng bào theo đạo thiên chúa
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam’’ luận văn thạc sĩ của Đào Thị Tuyết 1998. Luận
văn đã nêu bật được vai trò của công tác tư tưởng đối với vùng có đông đồng
bào theo đạo Thiên chúa; “Cuộc đấu tranh chống lại các thế lực phản động lợi
dụng đạo Thiên chúa ở Hà Nam giai đoạn 1975-2000”, luận văn thạc sỹ khoa
học tôn giáo của Trần Thị Mai, 2003. Đã nêu bật được vai trò của Đảng và Nhà
nước trong việc đấu tranh chống thế lực phản động lợi dụng đạo Thiên chúa ở
Hà Nam trong giai đoạn 1975 - 2000.
Có thể nói, nhìn chung các công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác
nhau liên quan đến các mặt hoạt động của Thiên chúa giáo ở phạm vi từng vùng,
miền, địa phương. Tuy nhiên, chúng tôi thấy việc làm rõ vấn đề: “Thiên chúa
giáo và ảnh hưởng của nó tới đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ở huyện
Kim Bảng tỉnh Hà Nam’’ ở cả phương diện lý luận và thực tiễn vẫn hết sức cần
thiết. Lý do trên đã khuyến khích tác giả đi sâu nghiên cứu. Mặc dù tư liệu
không nhiều, tản mạn, thời gian nghiên cứu thực tế có hạn, nhưng với hy vọng
đề tài sẽ đóng góp những hiểu biết, kinh nghiệm của mình trong việc tìm hiểu về
thiên chúa giáo và ảnh hưởng của nó tới đời sống văn hóa và tinh thần của nhân
dân ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ vấn đề lý luận cơ bản về đạo Thiên chúa.

4
Làm rõ vấn đề: Ảnh hưởng của đạo Thiên chúa tới đời sống văn hóa và tinh
thần của nhân dân huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Nghiên cứu lý luận chung về đạo Thiên chúa
Thứ hai: Làm rõ vấn đề ảnh hưởng của đạo Thiên chúa tới đời sống văn
hóa và tinh thần của nhân dân ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thiên chúa giáo và ảnh hưởng của nó tới đời sống văn hóa và tinh thần của
nhân dân ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam giai đoạn từ 1945 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên tác giả sử dụng hệ thống phương pháp của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên Trường Đại Học Tây Bắc nói
chung và sinh viên chuyên nghành Giáo dục Chính trị nói riêng, nghiên cứu về
vấn đề Thiên chúa giáo và ảnh hưởng của nó tới đời sống văn hóa tinh thần của
nhân dân huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm hai chương:
Chương 1: Lý luận chung về đạo Thiên chúa và sự du nhập của đạo Thiên
chúa vào huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam
Chương 2: Ảnh hưởng của đạo thiên chúa giáo tới đời sống văn hóa, tinh
thần và những giải pháp cơ bản nhằm phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn
chế của Thiên chúa giáo ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam







5
CHƯƠNG 1
LÍ LUẬN CHUNG VỀ THIÊN CHÚA GIÁO VÀ SỰ DU NHẬP CỦA
THIÊN CHÚA GIÁO VÀO HUYỆN KIM BẢNG TỈNH HÀ NAM

1.1. Đế quốc La Mã và sự ra đời Ki tô giáo
Ki-tô giáo ra đời ở các tỉnh phía Đông đế quốc La mã cổ. Vào khoảng thế
kỉ V Tr.CN, Nhà nước chiếm hữu nô lệ La Mã được thành lập ở phía Bắc bán
đảo I-ta-li-a. Sau khi thành lập, một thời gian ngắn đến thế kỉ III Tr.CN, La Mã
đã chiếm được khu vực Trung và Nam I-ta-li-a, La Mã mở các cuộc chiến tranh
chinh phục bên ngoài. Bằng cuộc chiến tranh lớn kéo dài từ năm 264 đến năm
146 Tr.CN, lần lượt tới các vùng Địa Trung Hải như: Hy Lạp, Ma-xê-đoan đặt
dưới sự cai trị của La Mã. Sau khi đánh chiếm được vùng Địa Trung Hải và bán
đảo Ban Căng, La Mã tiến hành xâm lược một số vùng đất Châu Á và Bắc Phi.
Từ thế kỉ II đến thế kỉ I Tr.CN, vừa bằng những biện pháp quân sự vừa bằng
những hoạt động ngoại giao, La Mã đã chiếm được vùng tiểu Á, Fe-nê-xi, Xi-ry,
Do Thái, Ai Cập
Như vậy, chỉ trong vài thế kỉ, La Mã từ một quốc gia chiếm hữu nô lệ nhỏ
hẹp đã trở thành một đế quốc rộng lớn trải dài từ Tây sang Đông bao gồm bán
đảo I-ta-li-a và các nước Địa Trung Hải.
Đế Quốc La Mã được thiết lập bằng chiến tranh và dựa chủ yếu vào sức
lao động của nô lệ. Với phương trâm “cạo lông chứ không lột da”, giai cấp quý
tộc, chủ nô La Mã đã tăng cường ách áp bức, bóc lột tàn nhẫn đối với nô lệ bán
đảo I-ta-li-a và các dân tộc bị chinh phục. Do đó, đến cuối thế kỉ II, đầu thế kỉ I
Tr.CN, mặc dù là một đế chế hùng mạnh, một nhà nước chiếm hữu nô lệ hoàn

chỉnh ở trình độ cao nhưng trong lòng đế quốc La Mã đã chứa chất những mâu
thuẫn và rạn nứt. Mâu thuẫn cơ bản nhất, sâu sắc và quyết liệt nhất là mâu thuẫn
giữa nô lệ và chủ nô, giữa các dân tộc bị chinh phục với kẻ xâm lược. Các mâu
thuẫn này ngày càng sâu sắc đã phát triển thành các cuộc khởi nghĩa vũ trang
mang tính quần chúng rộng rãi chống lại giai cấp chủ nô và quân xâm lược,
không chỉ những vùng bị chinh phục mà ngay cả ở chính quốc. Đó là những

6
cuộc khởi nghĩa của 20 vạn nô lệ ở Xi-xin do Clê-ông lãnh đạo (thế kỉ II
Tr.CN), cuộc nổi dậy của nô lệ ở Tiểu Á do A-ri-xtô-ni-cốt lãnh đạo (thế kỉ II
Tr.CN), phong trào giành ruộng đất của dân nghèo do anh em Gra-cút (thế kỉ I
Tr.CN). Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa rộng lớn của nô lệ do Spac-ta-quýt lãnh đạo
nổ ra vào năm 74 Tr.CN làm rung chuyển đến tận nền móng, đánh dấu sự suy
tàn của đế quốc La Mã.
Tuy nhiên, đế quốc La Mã lúc đó còn khá mạnh nên đã nhanh chóng dìm
các cuộc khởi nghĩa trong biển máu. Hàng ngàn, hàng vạn nghĩa quân bị tù đày
hoặc bị hành hình trên các giá câu rút. Quần chúng lao động khổ ngày càng bị
bóc lột, ngày càng bị đàn áp dã man càng cảm thấy bất lực trước cuộc sống thực
tại họ luôn trông chờ sự giúp đỡ của lực lượng siêu nhiên, một vị thần hay một
đấng cứu thế có thể đánh đổ đế quốc La Mã, giải phóng dân tộc, xây dựng một
vương quốc của sự công bằng. Ki-tô giáo ra đời trong hoàn cảnh như chính trị -
xã hội như vậy. Nhà sử học người Pháp Sác-lơ-Eng-sen thật có lí khi nói rằng:
“Chúa Ki-tô đã thắng vì Spac-ta-quýt đã thất bại. Đấng phán xử của thiên quốc
vào ngày tận thế đã thay thế cho Đấng phán xử là người trần thế”.
Như vậy, có thể nói, Ki-tô giáo vừa là sản phẩm tinh thần của quần
chúng trước tình trạng bi đát và thất vọng trong cuộc sống vừa là phản ứng của
họ trước chính sách áp bức bóc lột của đế quốc La Mã. Trong tác phẩm‘‘Góp
phần vào Ki-tô giáo nguyên thủy” Phê-rê-đê-rích Ăng-ghen đã nhận xét:
“Nguồn gốc của Ki-tô giáo nguyên thủy là cuộc vận động của những người bị
áp bức; đạo đó xuất hiện trước hết như một thứ tôn giáo của những người nô lệ

và bán tự do, của những người nghèo khổ và những người bị tước hết mọi quyền
lợi, các dân tộc bị Rô-ma đô hộ hay làm tan tác”.
Đạo Ki-tô ra đời, xét về mặt tư tưởng là sự kế thừa và tiếp nối giáo thuyết
của Do thái giáo, đồng thời có sự thu nhận những yếu tố duy tâm của triết học
Hy-Lạp, La-Mã cổ đại.
Do Thái giáo là xứ nhỏ bé ở vùng Trung Cận Đông, nơi tiếp giáp của ba
châu lục: Âu-Á-Phi, là nơi giao thoa của nhiều nền văn minh. Khoảng hơn một
ngàn năm trước công nguyên (thế kỉ XIII, XII Tr.CN) quốc gia Do Thái được

7
thành lập theo chế độ quân chủ - chủ nô với những vị vua nổi tiếng như Đa-vít,
Xô-mô-lông. Từ khi thành lập cho đến khi bị đế quốc La Mã chinh phục, nhà
nước Do Thái đã trải qua nhiều lần hưng thịnh và suy vong. Đặc biệt, từ thế kỉ X
Tr.CN sau khi vua Xô-lô-mông qua đời, Do Thái bị nhiều nước tấn công và sâu
xé, như Ai cập (thế kỉ X Tr.CN) At-xi-ry (thế kỉ VIII Tr.CN), Ai cập (thế kỉ
VIII), Babion (thế kỉ VI Tr.CN)… Mỗi lần bị xâm lăng người Do Thái lại phải
lưu tán, hoặc trở thành nô lệ của người chiến thắng hoặc chạy sang các nước
khác lãnh nạn kiếm sống. Trong thân phận lưu đầy, người Do Thái không nguôi
nhớ về Tổ quốc và quá khứ oai hùng. Những trí thức Do Thái nơi đất khách quê
người đã viết lại cuốn lịch sử của dân tộc mình dưới dạng huyền thoại với một
tinh thần tự hào về quá khứ và hy vọng về một tương lai. Đến khi Do Thái giáo
ra đời (đến khoảng thế kỉ VI Tr.CN) và trở thành tôn giáo của Do Thái thì bộ dã
sử đó được sử dụng làm Kinh Thánh của người Do Thái.
Đạo Ki-tô ra đời chủ yếu dựa trên cơ sở những tín điều của đạo Do Thái.
Những tín điều đều được nêu trong kinh thánh của đạo Do Thái như: lịch sử
sang thế, tội tổ tông, màu nhiệm Đức Chúa Trời (Gia-vê), linh hồn và thể xác, sự
tồn tại của một vương quốc vĩnh hằng ở thế giới bên kia, thiên đường và địa
ngục, thiên thần và ma quỷ …Ngay bản thân chúa Giê-su, người sáng lập ra đạo
Ki-tô giáo, hiện thân của Đấng cứu thế cũng được nhắc đến rất nhiều trong Kinh
Thánh của đạo Do Thái.

Sự xuất hiện đạo Ki-tô còn được xây dựng trên nền tảng tư tưởng triết học
của Hy Lạp và La Mã cổ đại với hai đại biểu là Sê-Nếch ở La Mã (4-65 SCN) và
Phu-Lông gốc người Do Thái ở Hy Lạp (25 Tr.CN - 50 SCN). Sê-Nếch cho
rằng, cuộc đời ở trên trần thế là giả dối, thân xác của con người chỉ là gánh nặng
của tâm hồn, hạnh phúc và bình đẳng chỉ có ở thế giới bên kia. Do đó ông
khuyên mọi người không những nên bỏ lạc thú ở đời, sống thanh đạm, đạo đức
mà còn tin vào sự an bài của Thượng Đế, sống phục tùng theo số mệnh. Sê-Nếch
được coi là người sáng lập chủ nghĩa khắc kỷ La Mã. Tư tưởng căn bản của
Phu-Lông là sự suy đồi về đạo đức và những tệ nạn xã hội do con người gây ra.
Vì vậy, ông chủ trương con người phải sống nhẫn nhục và không ngừng sám

8
hối; mặt khác ông khuyên con người hãy chờ đợi vào một Đấng Cứu thế xuất
hiện. Niềm hi vọng vào Đấng Cứu thế được Phu-Lông nói đến là một “Gô-lốt” –
lời Chúa, làm trung gian giữa thượng đế và con người. Ăng-ghen đã đánh giá
Sê-Nếch là người “chú” và Phu-Lông là người “cha” của đạo Ki-tô.
Ngoài việc dựa vào nền thần học Do Thái và tư tưởng thần học duy tâm
của Hy Lạp, La Mã, để xây dựng một giáo thuyết hoàn chỉnh, Ki-tô giáo còn sử
dụng nhiều tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán của các dân tộc vùng Trung
Cận Đông. Ví dụ: quan niệm về Đấng Cứu thế được nhiều tiên tri của dân tộc
nói đến của các tên tuổi khác nhau: Eros Khoronos, Hereles…Hình ảnh chúa
Giê-su được xây dựng bằng nhiều phẩm chất thiêng liêng của các vị thần như
Josuah - thần của các bộ lạc Ephraien đã hi sinh để cứu đồng bào mình, như
Yahve - người anh hùng của các dân tộc Do Thái bị đóng đinh trên cây thập giá,
thần Herule - trên núi Ốc-ta được xem là con của Thượng Đế xuống trần gian
chịu chết để đem lại hòa bình cho mọi người, thần Alonis, Orisis chết đi sống
lại,… Chúa Giê-su được sinh ra từ một nữ đồng trinh theo mô típ Persee, được
sinh ra từ Dion và Horus. Bà Maria cũng là một hình tượng được nhiều hình
tượng nhắc đến như: nữ thần hộ mệnh Isis của thần thoại Ai Cập, nữ thần
Isidona của một số dân tộc Ả Rập khác. Phép thánh thể của Ki-tô giáo rất gần

với nghi lễ thiêu sinh các vật tế thần và chịu ảnh hưởng của tục ăn thịt, uống
máu để tiếp cận với thần thánh của tín ngưỡng Mithara. Qủy Sa-tăng giống như
tam hung thần Angra của Iran…
Tuy Ki-tô giáo sử dụng nhiều yếu tố triết học, thần học, phong tục tập
quán, tín ngưỡng đương thời để xây dựng học thuyết của mình, nhưng trong quá
trình tự hoàn thiện, nó đã chọn lọc, cải biến và gạt bỏ những chi tiết địa phương
không thích hợp, cố gắng tạo ra những nét chung mang tính phổ cập đáp ứng với
xu hướng thờ nhất thần và phù hợp với lòng mong đợi của các dân tộc khác
nhau về một Đấng Cứu thế.
Tên gọi đạo Ki-tô xuất phát từ việc đạo này thờ Đấng Cứu thế Jésus
Christ, thường được gọi là Giê-su. Ki-tô có bốn dòng chính là Công giáo, Chính
thống, Tin lành và Anh giáo. Đạo Công giáo là nguồn gốc của Ki-tô, có trung

9
tâm đặt ở Rôma. Tên gọi Công giáo có từ rất sớm (khoảng thế kỉ II SCN) xuất
phát từ tiếng Hi Lạp là Katholikos có nghĩa là chung (Ganeral), phổ quát
(Universal). Ở Việt Nam đạo Công giáo còn tên gọi là đạo Gia-tô hay đạo Cơ-
đốc vì dịch qua tiếng Hán Jésus Christ là Gia-tô cơ-đốc; là đạo Thiên Chúa giáo
vì tôn giáo này thờ Thượng đế (Thiên Chúa). Ngày nay, trong các văn bản chính
thức đều gọi là Công giáo. Các tên gọi khác như Gia-tô, đạo Cơ-đốc hay Thiên
chúa rất ít khi dùng.
1.2. Sự phát triển của đạo Ki-tô
Khi mới ra đời, Ki-tô giáo xuất hiện dưới hình thức những công xã nhỏ
gồm những người nô lệ và dân nghèo thành thị trong các dòng Do Thái lưu tán ở
vùng tiểu Á. Do có thái độ chống lại chính quyền La Mã, đạo Ki-tô bị chính
quyền La Mã thẳng tay đàn áp. Vụ tàn sát đầu tiên vô cùng khốc liệt diễn ra vào
năm 64 dưới triều hoàng đế Nêrôn.
Tuy bị xua đuổi và đàn áp nhưng đạo Ki-tô vẫn không ngừng phát triển.
Đến thế kỉ II, các công xã Ki-tô giáo đã liên hiệp lại và tổ chức thành giáo hội.
Từ đây, trong hàng ngũ tín đồ ngày càng có thêm nhiều người giàu có và quyền

lãnh đạo giáo hội chuyển dần sang tay những người thuộc tầng lớp trên.
Năm 313 Hoàng đế Côngxtăngtin ban hành sắc lệnh Milanô cho phép Ki-tô
được truyền bá. Năm 325, Côngxtăngtin triệu tập đại hội các giáo chủ Ki-tô để
xác định giáo lí và chấn chỉnh tổ chức xã hội. Năm 330, Hoàng đế côngxtăngtin
rời đô sang phía Đông. Năm 337, với việc chịu phép rửa tội trước khi chết,
Côngxtăngtin trở thành vị hoàng đế La Mã đầu tiên theo đạo Ki-tô. Năm 392,
Hoàng đế Têôđôdiut chính thức tuyên bố đạo Ki-tô là một Quốc đạo của La Mã.
Đây điểm mốc đáng dấu sự phát triển của đạo Ki-tô, từ một tôn giáo địa phương
thành một tôn giáo lớn giữ vị trí độc tôn tại đế quốc La Mã.
Để quản lí việc đạo trong toàn quốc, đạo Ki-tô đã thành lập 5 trung tâm
giáo hội là Côngxtăngtinốp, Alếchxăngđri, Ăngtiôni, Giêrudalem và La Mã.
Cả 4 trung tâm giáo hội phương Đông gồm Côngxtăngtinốp, Alếchxăngđri,
Ăngtiôni, Giêrudalem đều do Tổng giám mục ở Côngxtăngtinốp giữ quyền lãnh
đạo. Trung tâm giáo hội La Mã do Tổng giám mục La Mã xưng là Giáo hoàng

10
giữ quyền lãnh đạo. Năm 395, Hoàng đế Têôđôdiut chia đế quốc thành hai nước
là đế quốc Đông La Mã và đế quốc Tây La Mã. Từ thế kỉ V giữa giáo hội Đông
và giáo hội Tây La Mã có bất đồng sâu sắc, đặc biệt là bất đồng trong cách giải
thích về Đức chúa ba ngôi và bất đồng trong việc tranh giành khu vực truyền
giáo. Kết cục là năm 1054, đạo Ki-tô chính thức bị phân liệt thành hai giáo hội
hoàn toàn khác nhau: Giáo hội phương Tây, gọi là Giáo hội La Mã, hay giáo hội
thiên chúa, và giáo hội phương Đông, gọi là Giáo hội Hy Lạp, hay giáo hội
Chính thống.
Giáo hội Chính thống (đạo Chính thống), gọi đúng ra là các giáo hội Chính
thống, hiện nay có khoảng 200 triệu tín đồ, thuộc về 15 giáo hội Chính thống
độc lập ở 15 địa bàn chính là: Ixtămbua (Thổ Nhĩ Kì), Alếchxandry (Ai-cập),
Nga, Xiri, Girdia, Xécbia, Rumani, Bungari, Síp, Hy Lạp, Anbani, Balan,
Xôlôvakia, Liban và Mỹ. Các giáo hội Chính thống rất chú ý đến hình thức lễ
nghi, đều nhất trí không làm lễ bằng tiếng La Tinh mà làm lễ bằng tiếng dân tộc

mình, đều buộc giáo dân thường xuyên đi lễ nhà thờ, đeo cây thánh giá, và thực
hiện đủ 7 phép bí tích và đều chịu tác động rất quyết định của điều kiện văn hóa,
xã hội nơi nó du nhập vào, nhất là phục tùng yêu cầu của chính quyền sở tại.
Nhiều giáo hội Chính thống cho phép giáo sĩ (linh mục, giám mục) lấy vợ, lập
gia đình. Khác với giáo hội Chính thống, đạo Công giáo có trung tâm giáo hội
thống nhất điều khiển là tòa thánh Vantican ở I-ta-li-a.
Trong suốt hơn một nghìn năm “đêm trường trung cổ” ở châu Âu (tính từ
năm 476, khi đế quốc Tây La Mã bị tiêu vong, hoàng đế Ôgutxtuýt bị phế truất
đến năm 1453, khi thành Côngxtăngtinốp bị thất thủ về tay người Thổ Nhĩ Kì
theo đạo Ixlam và bị đổi tên thành Ixtămbua) sự phát triển của đạo Công giáo
luôn gắn liền với thế lực của các vua chúa phong kiến. Lịch sử đạo Thiên chúa
thời kỳ Trung cổ gắn liền với hai sự kiện nổi bật là cuộc thập tự chinh kéo dài
gần 200 năm (1096-1270).
Về giáo lí, đạo Thiên chúa khác với đạo Chính thống ở những điểm cơ bản
là: thừa nhận Đức chúa Thánh thần (ngôi III) xuất thân từ đức chúa con (ngôi
II); con người có thể hy vọng vào sự giải thoát linh hồn nhờ sự giúp đỡ của giáo

11
hội; Giáo hoàng là người đại diện cho Thiên chúa trên trái đất và không thể mắc
sai lầm v.v…
Đến thế kỷ XVI, khi giai cấp tư sản ra đời, giáo hội Thiên chúa vốn là chỗ
dựa vững chắc của chế độ phong kiến, đã trở thành lực lượng cản trở sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản. Một phong trào cải cách tôn giáo nổ ra mạnh mẽ ở
Châu Âu, mà tiêu biểu là phong trào cải cách tôn giáo ở Đức do Martin Luther
(1483-1546) đề xướng; phong trào cải cách tôn giáo ở Thụy Sĩ do Unrich
Dvingli (1484-1531) và Giăng Canvanh (1519-1564) lãnh đạo; phong trào cải
cách tôn giáo Anh do vua Henri VIII chủ trương. Kết quả của các phong trào cải
cách tôn giáo nói trên là sự ra đời của đạo Tin Lành (tách ra từ đạo Thiên chúa).
Và sự ra đời của Anh giáo, một tôn giáo được coi là gạch nối giữa Công giáo và
Tin lành, vì về thuyết giáo, Anh giáo chủ yếu dựa theo quan điểm thần học

Cavanh và lập giáo hội riêng không quan hệ với giáo hội Rôma, nhưng về cách
thức hành đạo thì lại dựa theo nghi lễ Công giáo và cơ cấu tổ chức vẫn theo
Công giáo (vẫn có các địa phận, giáo xứ các giám mục, linh mục v.v…)
Điểm khác biệt của đạo Tin Lành so với đạo Thiên chúa là:
Thứ nhất: Chỉ tin vào Kinh thánh, không cần khâu trung gian giữa người và
Chúa. Chỉ cần có Kinh thánh là tín đồ có thể hiệp thông được với Thiên Chúa.
Thứ hai: Đơn giản hóa các nghi lễ, không thờ ảnh tượng, không thờ mẹ
Maria và quan niệm Maria chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Giêsu.
Thứ ba: không lệ thuộc vào Giáo Hoàng và tòa thánh La Mã.
Thứ tư: Tín đồ được tham gia quản lí xã hội. Mục sư và giảng sư không
phải sống độc thân.
Hiện nay, tổng số tín đồ của đạo Ki-tô trên thế giới khoảng 1,8 tỷ người
trong đó Công giáo khoảng 1,02 tỉ; đạo Chính thống khoảng 200 triệu; Đạo Tin
Lành và đạo Anh giáo khoảng 500 triệu.
1.3. Nội dung giáo lý Thiên chúa giáo
Giáo lý Công giáo là một hệ thống từ giản đơn cho tín đồ đến phức tạp
của các học thuyết kinh viện với các quan điểm triết học và thần học siêu hình,
căn cứ vào kinh thánh nhưng phải dựa vào những lời giải thích truyền thống và

12
là thẩm quyền của Giáo hội. Luật lệ, lễ nghi của Công giáo rất phức tạp (12
tín điều trong tín kính, 10 điều răn của Chúa, 6 điều răn của Hội thánh, 7
phép bí tích, 1752 điều luật). Công giáo đề cao thuyết thần quyền tuyệt đối
(mọi việc do Chúa định) và thuyết giáo quyền tập trung (Giáo Hoàng là đại
diện Thiên chúa ở trần gian).
Kinh thánh theo quan niệm của giáo hội là “lời Chúa truyền dạy đời đời”
là một bộ sách gồm 73 quyển được chia làm 2 bộ Tân ước và Cựu ước. Ban đầu
Kinh thánh được truyền khẩu trong dân gian. Đến thế kỉ II thì bắt đầu được viết
trên da dê, từ thế kỉ IV – VI được viết trên giấy Papêrút và đến thế kỉ VII mới viết
thành sách. Kinh thánh là một kho tàng lịch sử và điển tích văn học. Trong Kinh

thánh bao gồm toàn bộ quan điểm, tư tưởng của giáo lý và tín điều của đạo Kitô.
Tùy theo đạo mà số kinh này được chấp nhận theo yêu cầu của giáo lý các đạo.
Kinh thánh chia làm 2 bộ:
Bộ Cựu ước có 46 cuốn. Kể về những chuyện trước khi Chúa Giêsu ra
đời. Bộ này chia làm 4 tập.
Tập 1: Bao gồm 5 cuốn đầu tiên ( Ngũ kinh) gồm Sáng thế ký, Xuất hành
ký, Lê vi ký, Dân số ký và Thân mệnh ký.
Tập 2: là bộ sử thư gồm 16 cuốn.
Tập 3: gồm 7 cuốn là những thi ca Triết học.
Tập 4: gồm 14 cuốn sách Tiên tri.
Bộ Tân ước: có 27 cuốn chia làm 4 tập.
Tập 1: có 4 quyển sách nổi tiếng gọi là sách Phúc âm. 4 cuốn sách này mô
tả cuộc đời của Chúa Giêsu, nhất là 3 năm ông đi truyền đạo.
Tập 2: bao gồm 15 cuốn nói về Công vụ tông đồ. Ghi lại các tông đồ làm
việc như thế nào khi Chúa về trời.
Tập 3: có 7 cuốn nói về hoạt động của 3 tông đồ giỏi nhất.
Tập 4: có tên là Khải huyền thư. Ghi lại việc con người không nghe lời
nên bị Chúa rừng trừng phạt.
Đạo Thiên chúa giáo cùng với các tín đồ và những người dân theo đạo
nói chung họ luôn làm theo 10 điều răn của Thiên chúa:

13
* 10 điều răn của Thiên chúa
1. Phải kính thờ Thiên chúa trên hết mọi sự
2. Không được lấy danh Thiên chúa để làm những việc phàm tục
3. Dành ngày chủ nhật để thờ phụng Thiên chúa
4. Thảo kính với cha mẹ
5. Không được giết người
6. Không được dâm dục
7. Không gian tham lấy của người khác

8. Không được làm chứng đối, che giấu sự gian dối
9. Không được ham dục chồng (vợ) người khác
10. Không được ham muốn của cải trái lẽ
11. Mười điều răn trên quy lại hai điều được coi là tôn chỉ của Đạo là kính
chúa và yêu người.
* Ngoài những luật lệ cơ bản trên còn có 6 điều răn của Giáo hội
1. Dự lễ ngày chủ nhật và các ngày lễ buộc
2. Kiêng việc xác ngày chủ nhật
3. Xưng tội mỗi năm một lần
4. Chịu lễ mùa phục sinh
5. Giữ chay những ngày quy định
6. Kiêng ăn thịt những ngày quy định
Giáo hội còn quy định nghĩa vụ của tín đồ trong các quan hệ đối với linh
hồn đối với đồng loại và đối với chính bản thân mình.
* Ngoài ra các tín đồ phải chịu bảy phép bí tích.
Bí tích Thánh tẩy: (còn gọi là bí tích rửa tội) các tín đồ thực hiện bí tích
này nhằm tẩy sạch mọi tội lỗi của con người (tội tổ tông) để người đó trở thành tín
đồ đạoThiên chúa được gia nhập Hội thánh và được tái sinh trong ngày phán xét.
Bí tích này được thực hiện với trẻ sơ sinh của những gia đình có đạo. Còn đối với
người lớn thì phải trải qua một thời kì tâm lý trước khi nhận được bí tích này.
Bí tích thêm sức: bí tích này giúp cho các tín đồ được ơn Chúa Thánh thành
mà liên kết chặt chẽ với Giáo hội, vững lòng tin để đi sâu vào đời sống tín

14
ngưỡng. Như trước đây, sau khi Chúa Giêxu về trời. các thánh tông đồ bơ vơ.
Chúa Thánh thần hiện xuống an ủi và ban sức mạnh cho họ. Phép bí tích này chỉ
thực hiện đối với những người đã chịu bí tích rửa tội.
Bí tích giải tội: phép bí tích này nhằm tha thứ cho những tội lỗi của bản
thân mỗi người mắc phải. người được giải tội phải tự xét về hành vi của mình
trên cơ sở đối chiếu với lời răn dạy, khuyên bảo của Thiên chúa và giáo hội rồi

xưng những tội đã mắc với linh mục một cách trung thành.
Bí tích thánh thể: còn gọi là phép mình Thánh Chúa là sự tái diễn việc
Chúa Giêxu đã hiến dâng thân thể cho sự nghiệp Cứu Chuộc. Theo quan niệm
của Thiên chúa giáo, công cuộc Cứu chuộc của Thiên chúa sẽ được tiếp tục
trong màu nhiệm của bí tích Thánh thể. Bí tích Thánh thể là đỉnh cao, là nguồn
mạch trong đời sống tín ngưỡng của những tín đồ Thiên chúa giáo, vì tất cả mọi
bí tích cũng như các hoạt động phụng tự khác của Giáo hội đều hướng vào bí
tích này. Theo quy định của Giáo hội, sau khi chịu Mình Thánh lần đầu, mỗi tín
đồ buộc phải chịu Mình Thánh mỗi năm ít nhất một lần.
Bí tích Xức dầu Thánh: được thực hiện đối với bệnh nhân trong cơn nguy
ngập để xin được Thiên chúa nâng đỡ và cứu vớt.
Bí tích Truyền chức Thánh: bí tích này chỉ được thực hiện đối với các tín
đồ ơn riêng của Thiên chúa như Giám mục, linh mục, phó tế, họ được coi là
thừa tác viên, thay mặt Thiên chúa để “chăn dắt” tín đồ. Giáo luật quy định rất
cụ thể về điều kiện và cử hành nghi lễ Truyền chức Thánh.
Bí tích Hôn phối: bí tích hôn phối là sự nhìn nhận của Thiên chúa đối với
việc chung sống đến trọn đời của đôi trai gái đã chịu phép Rửa tội. Bí tích này
nhằm tăng thêm tính duy nhất và bền vững trong hôn nhân và quan hệ trong gia
đình của tín đồ Thiên chúa giáo. Giáo luật cũng quy định cụ thể về điều kiện và
cử hành nghi lễ bí tích Hôn phối.
Bên cạnh bảy phép tín tích quan trọng kể trên: trong một năm Thiên chúa
giáo có rất nhiều ngày lễ với những nghi lễ và ý nghĩa khác nhau, trong đó 6
ngày lễ buộc mà tín đồ nhất thiết phải tham dự đó là Lễ Giáng sinh (ngày Chúa
Giêxu ra đời) ngày 25 tháng 12 hàng năm, Lễ phục sinh (ngày Chúa Giêxu sống

15
lại) vào một ngày của tháng 4 hằng năm ; Lễ Chúa Giêxu lên trời, sau lễ phục
sinh 40 ngày. Lễ Chúa Thánh thần hiện xuống, sau lễ chúa Giêxu lên trời 10
ngày, lễ Đức bà Maria thăng thiên ngày 15 tháng 8 hàng năm. Lễ các Thánh
ngày 1 tháng 11. Ngoài các lễ buộc trên là các lễ Chúa nhật (chủ nhật) quanh

năm. Và còn khá nhiều ngày lễ khác, Giáo hội không bắt buộc tín đồ phải theo
nhưng tín đồ nào muốn được hưởng nhiều ơn phúc của chúa thì tham dự như các
lễ: Lễ Đức mẹ vô nhiễm nguyên tội (ngày 8 tháng 12). Lễ Thánh tông đồ Phêsô
và Phaolo (ngày 29 tháng 6). Lễ cầu nguyện cho các linh hồn nơi địa ngục ngày
mồng 2 tháng 11.
1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Phía Bắc
giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam
giáp Ninh Bình, Đông Nam giáp Nam Định, Phía Tây giáp Hòa Bình.
Kim Bảng là một huyện chủ yếu là đồi núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Hà
Nam, phía Bắc giáp huyện Duy Tiên, phía Tây giáp huyện Lý Nhân, phía Đông
có sông Đáy giáp Phủ Lý, phía Nam giáp huyện Thanh Liêm. Diện tích tự nhiên
của toàn huyện là 164,6 km²; dân số trên 157 nghìn người; mật độ trung bình
khoảng 954 người/km².
Huyện Kim Bảng là một vùng đồi núi có vị trí địa lý đặc biệt. Phía Đông
có sông Đáy, phía Tây có sông Nhuệ. Hai dòng sông như hai cánh tay vạm vỡ
ôm trọn vùng đất này với hai cửa lớn gọi là cửa Đáy và cửa Nhuệ, hai cửa sông
đổ ra biển Đông.
Tháng 2 năm Kỷ Tỵ (1829), nhà doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ được
sự hỗ trợ của nhà nước phong kiến, ông đã tiến hành tổ chức khẩn hoang vùng
đồi núi này. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã triệu tập được 1.400 dân hầu
hết từ Nam Định sang, một phần ở Thanh Liêm, Lý Nhân xuống. Dân dinh Nam
Định phần lớn là đội quân của cuộc khởi nghĩa Ba Vành đánh tan trước đó. Các
vị chiêu mộ phần lớn là các nhà nho, các hào lý đi tìm một vùng ‘‘đất hứa’’. Với
công cụ hết sức thô sơ, bằng mồ hôi công sức không biết mệt mỏi, dưới sự tổ
chức và lãnh đạo tài tình của Nguyễn Tướng Công (Nguyễn Công Trứ), chỉ có

16
hơn 1.400 người đã lập nên huyện Kim Bảng và cuối năm 1829, với 4 tổng: Thi
Sơn, Ngọc Sơn, Đồng Hóa, Tượng Lĩnh, 11.200 mẫu ruộng, bao gồm 47 lý,

trại… Đến năm Tự Đức thứ 15 (1862), thêm ấp Châu Sơn và trại Do Lễ, nâng
tổng số ấp lên tận 49 ấp, làng. Khi mới thành lập huyện đóng ở làng Thi Sơn,
tổng Thi Sơn.
Theo nghị định số 131/CP ngày 26/05/1993 của Hội đồng Bộ trưởng (nay
Chính Phủ), 6 xã phía đông huyện Bình Lục là các xã Trịnh Xá, Thanh Sơn,
Châu Sơn, Tân Sơn, Bút Phong, Đồng Mười với diện tích 67 km², dân số 36.000
người sát nhập vào huyện Kim Bảng. Chiều dài huyện Kim Bảng lúc này lên tới
37 km², diện tích 25.631 ha, rộng gấp 3 lần khi mới thành lập huyện Kim Bảng
năm 1829.
Ngày 5.7.1997, theo nghị định số 62/CP của Chính Phủ, 6 xã phía đông
huyện Bình Lục lại được chuyển về, để tái lập huyện Bình Lục. Huyện Kim
Bảng lúc này gồm hai thị trấn là thị trấn Quế và thị trấn Ba Sao và 17 xã sau:
Thi Sơn, Châu Sơn, Hồng Sơn, Đồng Mười, Liên Sơn, Do Lễ, Bút Phong, Văn
Xá, Đại Cương, Tượng Lĩnh, Thanh Sơn, Khả Phong, Tân Sơn, Phù Vân, Ngọc
Sơn, Lê Hồ, Bút Trại.
Kim Bảng là một huyện nông nghiệp. Nền kinh tế của huyện Kim Bảng
có 3 thế mạnh: Kinh tế nông nghiệp chiếm gần 1/4 tổng sản lượng lúa của tỉnh
Hà Nam. Nghành công nghiệp truyền thống sản xuất gạch gói và xi măng có giá
trị hàng hóa lớn. Là vùng đang được phát triển đầu tư các khu công nghiệp, đây
là một vùng có tiềm năng để phát triển thành một vùng sản xuất hàng hóa phong
phú và đa dạng.
Có thể chia Kim Bảng ra làm 2 vùng địa lý kinh tế:
Các xã khu vực phía Đông (trung tâm là thị trấn Quế) nằm ở ven sông
Đáy có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng tôm, cá mang lại thu nhập lớn cho
người dân ở đây. Ngoài ra, đây còn là vựa lúa của tỉnh thuộc khu vực phù sa bồi
đắp đất đai màu mỡ.
Các xã ở phía Tây (trung tâm là thị trấn Ba Sao) tại đây phát triển các
nghề truyền thống: làm gạch ngói, sản xuất xi măng.

17

Huyện Kim Bảng hiện nay có 2 tôn giáo là Đạo phật và Đạo Thiên chúa,
nhưng Đạo phật có số lượng tín đồ chiếm rất ít so với Đạo thiên chúa. Tuy nhiên
sự kết hợp của hai tôn giáo này, cùng với hệ thống nhà thờ và đền, chùa dày đặc
làm cho huyện Kim Bảng có một nền văn hóa phong phú đa dạng. Đặc biệt là
công trình kiến trúc văn hóa Nhà thờ Kim Bình đang được đầu tư xây dựng thu
hút được nhiều khách tham quan trong và ngoài nước.
1.5 Quá trình du nhập và phát triển của Thiên chúa giáo ở huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam.
Đạo Công giáo từ khi ra đời đã phát triển mạnh mẽ. Đến thế kỷ XIV, ở
Việt Nam có giáo sĩ phương Tây đến truyền giáo. Sách Khâm định Việt sử thông
giám cương mục viết: ‘‘Năm Nguyên hòa, đời vua Lê Trang Tông (1533) có một
thương nhân là Inikhu đi đường biển lén vào giảng dạy đạo Giatô ở Ninh Cường,
Quần Anh thuộc huyện Nam Dân và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy’’.
Theo cuốn: “Lịch sử Đàng ngoài’’, ngày 19 tháng 3 năm 1627, linh mục
Alecxandre Rhodes, giáo dân quen gọi là cha Đắc Lộ và giáo sỹ Pierre Marquez
đến cửa Bạng (nay là Ba Làng) của tỉnh Thanh Hóa lập cửa thánh Giuse. Ít ngày
sau, linh mục Đắc Lộ đi thuyền ra Thăng Long. Ngày 7 tháng 5 năm 1626, đến
Hang Dơi, gần núi Ngọc thuộc làng Thủy Cước xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng
(Hà Nam), linh mục Đắc Lộ giảng đạo tại đây. Lúc đầu chỉ có hơn 100 người
theo đạo, sau đó đạo Công giáo từ đây phát triển đến thôn Thanh Nộn thuộc xã
Thanh Sơn, huyện Kim Bảng.
Trên đường biển lên tàu về Ma Cao, Alecxandre Rhodes và Pierre
Marquez dừng chân giảng đạo ở Do Liên (xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng) và
dựng một ngôi nhà thờ nhỏ. Đến 1932 xuất hiện một ngôi nhà thờ mới ở Đồng
Sơn (nay là làng Do Liên, xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng). Sau đó các xứ đạo
được phát triển lên phía Bắc của tỉnh Hà Nam. Năm 1842, ở trại Cửu thuộc xã
Chu Giáp, huyện Lý Nhân có một số cư dân theo đạo và lập nhà thờ nhỏ. Trải
qua một thời gian tín đồ phát triển, đến đầu năm 1843 nhà thờ chuyển về Cao
Trung. Cuối năm 1838, xứ Cao Trung được thành lập.


18
Như vậy, từ khi du nhập vào Hà Nam đến năm 1843 ở Hà Nam có 4 xứ
đạo được thành lập đó là các xứ Cao Trung, Vân Liên, Phúc Trác, Oản Phu.
Cùng với năm tháng, đạo Công giáo ở Hà Nam dần dần phát triển rộng khắp ở
các nơi từ Kim Bảng đến Lý Nhân.
Do hoạt động truyền giáo không biết bao dung và cởi mở, không biết bám
rễ sâu hơn vào văn hóa bản địa, cấm các tín đồ Công giáo thờ cúng tổ tiên, đặc
biệt là hoạt động truyền giáo gắn với thực dân xâm lược nên nhà Nguyễn đã ban
hành hàng loạt đạo cụ cấm đạo Công giáo hoạt động. Tất cả các giáo sỹ người
Việt Nam cũng như người nước ngoài bị truy lùng ráo riết, bị bắt lưu đầy, bị tra
tấn và bị các quan của triều đình bắt bước qua thập giá hoặc là các ảnh tượng. Ai
không tuân lệnh sẽ bị giết chết. Đã không ít giáo sỹ và tín đồ Công giáo bị giết
chết. Do vậy, thời kì này Công giáo phát triển chậm. Mặc dù vậy, năm 1856,
giáo xứ Kim Bình vẫn được thành lập.
Đến năm 1847, viện lý do triều Nguyễn giết hại nhiều giáo sỹ người nước
ngoài nên các nước Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã hợp lực đánh Việt
Nam, buộc nhà Nguyễn phải ký Hòa ước ngày 5.6.1862 với điều kiện phải cho
nhân dân tự do hành đạo. Từ khi có Hòa ước 1862, đạo Công giáo ở Hà Nam
phát triển mạnh mẽ, một loạt các giáo xứ được thành lập. Đến năm 1956, Hà
Nam có 52 giáo xứ và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Trong quá trình truyền giáo, các giáo sỹ ngoại quốc từng bước thiết lập
mô hình tổ chức giáo hội Việt Nam. Xứ đạo là tổ chức cơ sở trong hệ thống tổ
chức giáo hội Công giáo. Từ giữa thế kỷ XIX, xứ đạo là một vùng rộng lớn có
thể là một huyện hoặc một vài huyện. Khi tín đồ đã phát triển mạnh thì những
xứ đạo mới ra đời, dần dần lấy làng, xã để lập xứ như ngày nay.
Cuối thế kỷ XIX, số tín đồ Công giáo ở Kim Bình phát triển mạnh mẽ,
Kim Bình tách ra thành lập một xứ riêng gồm 9 họ đạo của các làng Trấn Yên,
Thượng Lĩnh, Lê Lợi, Thuận Phong, Hà Tiên (thuộc huyện Kim Bảng) và Văn
Lâm, Kim Nhân (thuộc huyện Lý Nhân) do linh mục Nguyễn Văn Hà phụ trách.
Thời kỳ này, chính sách cấm đạo rất quyết liệt nên ngày 20.8.1868 Nguyễn Văn

Hà bị bắt tại tại xã Thuận Phong (nay là xã Đại Cương, huyện Kim Bảng), đến

19
ngày 26.12.1868 thì bị hành quyết. Sau đó, linh mục Lê Nam được cử làm linh
mục chánh xứ Kim Bình nhưng ngày 11.6.1869 Lê Nam bị bắt và cuối cùng bị
chết trong ngục. Sau đó là giám mục Lâm và giám mục Hoàng phụ trách.
Như vậy, sau hơn 200 năm truyền giáo và phát triển đạo, thì đến giữa thế kỷ
XIX đạo Công giáo đã trụ vững ở Hà Nam. Tuy nhiên, đạo Công giáo chỉ thực sự
phát triển mạnh mẽ sau khi Nguyễn Dũng về làm chánh xứ Kim Bình (1871).
Trong hơn 30 năm làm chánh xứ Kim Bình (1871-1903), dựa vào thế lực
của mình với chính quyền thực dân phong kiến, Nguyễn Dũng ra sức mở rộng
xứ, họ đạo, củng cố giáo hội cơ sở, xây dựng nhà thờ, biến Kim Bảng trở thành
một trong những trung tâm tôn giáo lớn của tỉnh Hà Nam.
Tháng 5 năm 1873, giám mục Lê Tuấn từ Pháp sang Việt Nam chọn giám
mục Phạm Việt Doanh làm phó giám mục, cùng đi kinh lý ở hai tỉnh Hà Nam và
Thanh Hóa. Khi đến Hà Nam hai ông quyết định thành lập nhà tràng La tinh ở
Hà Tiên do giám mục Doanh làm giám đốc. Cơ sở vật chất ban đầu là mấy gian
nhà lá chứa khoảng 50 chủng sinh và một nhà in chữ Hán. Đến đời cố Tràng
Tôn làm giám đốc mới xây dựng lớn và đến tháng 9 năm 1932 khánh thành khu
chủng viện đồ sộ như ngày nay. Sau 74 năm (1947-1873) chủng viện Hà Tiên
vừa xây dựng vừa đào tạo được 1.207 chủng sinh, trong đó có 2 người được thụ
phong Giám mục là Trần Đình Chi, Nguyễn Quang Vá, 342 người được thụ
phong linh mục.
Ngày 17.4.1902, Giáo hoàng Leo XIII ban sắc lệnh chỉ chia địa phận Tây
Đàng Ngoài (Hà Nội), thành lập địa Bắc Kỳ duyên hải gồm các tỉnh: Hà Nam,
Thanh Hóa, huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình) và Sầm Nưa (Lào) do giám mục
Alecsandre Marouu (có tên Việt là Thành) coi sóc. Tòa giám mục và nhà thờ
chính đặt tại Kim Bình. Năm 1923, địa phận Bắc Kỳ duyên hải được đổi thành
địa phận Kim Bình.
Tính đến năm 1902, toàn tỉnh Hà Nam có 11 xứ đạo, riêng huyện Kim

Bảng có 5 xứ đạo với 29.749 giáo dân.
Trong giai đoạn từ năm 1902 đến năm 1905, đạo Công giáo ở Hà Nam
phát triển với tốc độ rất mạnh mẽ, cả về số lượng tín, giáo hội, nhiều giáo xứ ra

×