Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

QUÁ TRÌNH PHÁT XÍT HÓA BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CỦA CHỦ NGHĨA QUÂN PHIỆT NHẬT BẢN VÀ CON ĐƯỜNG CHIẾN TRANH (1931 – 1945) - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.14 KB, 55 trang )


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC



NGUYỄN THỊ HƯƠNG



QUÁ TRÌNH PHÁT XÍT HÓA BỘ MÁY
CHÍNH QUYỀN CỦA CHỦ NGHĨA QUÂN PHIỆT
NHẬT BẢN VÀ CON ĐƯỜNG CHIẾN TRANH
(1931 – 1945)




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC







SƠN LA, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




NGUYỄN THỊ HƯƠNG



QUÁ TRÌNH PHÁT XÍT HÓA BỘ MÁY
CHÍNH QUYỀN CỦA CHỦ NGHĨA QUÂN PHIỆT
NHẬT BẢN VÀ CON ĐƯỜNG CHIẾN TRANH
(1931 – 1945)


CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Đặng Thị Hồng Liên





SƠN LA, NĂM 2013
LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo -
Thạc sĩ Đặng Thị Hồng Liên người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em hoàn
thành khóa luận này.
Đồng thời, em xin cảm ơn các thấy cô giáo trong khoa Sử - Địa, đặc biệt
các thầy cô trong bộ môn lịch sử thế giới đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn

thành đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Thư viện trường Đại học Tây Bắc,
thư viện tỉnh Sơn La và sự ủng hộ, động viên của các bạn sinh viên lớp K50
ĐHSP Lịch sử đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Chân thành cảm ơn!
Sơn la, tháng 5 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Thị Hương















MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của đề tài 2
3.1. Mục đích 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
3.3. Đóng góp của đề tài 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Kết cấu của đề tài 3
NỘI DUNG 4
Chương 1. Nguồn gốc quá trình quân phiệt hóa bộ máy chính quyền của
chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản 4
1.1. Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản 4
1.2. Cách mạng tư sản – “ Minh Trị Duy Tân” không triệt để. 5
1.3. Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuộc khủng
hoảng kinh tế 1929- 1933 8
1.3.1. Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh tế giới thứ nhất. 8
1.3.2. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với Nhật Bản 11
1.4. Sự kiềm tỏa của các nước phương Tây 13
Chương 2. Quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của chủ nghĩa 15
quân phiệt Nhật Bản và con đường chiến tranh 15
2.1. Sự xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và quá trình phát xít
hóa bộ máy chính quyền của Nhật Bản 15
2.1.1. Sự xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản 15
2.2.2. Quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của chủ nghĩa quân phiệt
Nhật Bản 16
2.2. Chủ nghĩa phát xít Nhật và con đường chiến tranh 21
2.2.1. Chiến tranh Trung – Nhật (1931 - 1945) 21
2.2.2. Chiến tranh Đông Dương (1940 – 1945) 29
2.2.3. Chiến tranh Châu Á – Thái Bình Dương (1941 – 1945) 32
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

1
MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Nhật Bản thuộc phe các nước thắng
trận nhưng chịu thiệt thòi trong việc phân chia thế giới theo hệ thống Vecxai –
Oasinhton, do đó Nhật âm mưu muốn thủ tiêu hệ thống này phân chia lại thị
trường thế giới.
Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh có lợi cho Nhật Bản vì thế
sau chiến tranh nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, địa vị quốc tế của
Nhật Bản được nâng cao là một trong năm thành viên thường trực của Hội Quốc
Liên. Tuy nhiên, Nhật Bản lại chịu sự kiềm tỏa, o ép của các nước phương Tây.
Đặc biệt khi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bùng nổ, Nhật Bản đã
phải gánh chịu những hậu quả nặng nề: Công – nông nghiệp giảm sút nhanh
chóng, đồng Yên mất giá nghiêm trọng, hàng trăm ngân hàng của Nhật vỡ nợ,
nạn thất nghiệp diễn ra tràn lan, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Để đối phó với tình
trạng khủng hoảng về kinh tế - chính trị, giới cầm quyền Nhật Bản đã chủ
trương phát xít hóa bộ máy thống trị và đẩy mạnh hoạt động bành trướng ra bên
ngoài. Mục tiêu của Nhật là chiếm toàn châu Á bao gồm cả Trung Quốc, Đông
Dương và khu vực châu Á Thái Bình Dương
Tuy nhiên, bằng sự chiến đấu kiên cường, bất khuất của nhân dân các dân
tộc bị Nhật chiếm đóng, đã góp phần quan trọng vào chiến thắng của quân đồng
minh trong chiến tranh thế giới thứ hai làm thất bại hoàn toàn phát xít Nhật vào
năm 1945.
Để hiểu sâu sắc hơn về mắt xích trên tôi lựa chọn vấn đề “Quá trình phát
xít hóa bộ máy chính quyền của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và con đường
chiến tranh (1931 – 1945)” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn đề
tài sẽ đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn như sau:
Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta hiểu được bản chất của chủ nghĩa đế quốc
nói chung và chủ nghĩa quân phiệt nói riêng, hiểu được quá trình đấu tranh giành
độc lập của các dân tộc bị áp bức là một hệ quả tất yếu.
Sự thất bại của Nhật Bản là bài học cảnh tỉnh cho các nước có tư tưởng

vươn lên thống trị thế giới trong giai đoạn hiện nay.
Đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa khủng bố là nhân tố
quan trọng góp phần bảo vệ hòa bình thế giới. Cuộc đấu tranh của nhân dân

2
châu Á trong những năm 30 – 40 của thế kỉ XX chống chủ nghĩa quân phiệt
Nhật Bản luôn là tấm gương sáng cho thế hệ ngày nay tin tưởng, đấu tranh đến
cùng vì hòa bình, phát triển và tiến bộ thế giới .
Nghiên cứu đề tài góp phần bổ sung nguồn tư liệu tham khảo phục vụ cho
quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề “ Quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của chủ nghĩa quân
phiệt Nhật Bản và con đường chiến tranh” có liên quan đến chiến tranh thế giới
thứ hai, là một bộ phận của chiến tranh thế giới thứ hai nên thu hút sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Trong cuốn “ Ý nghĩa thời đại của chiến thắng phát xít Hitle và quân phiệt
Nhật Bản” của NXB Thông tin lý luận (1985). Đây là công trình tổng hợp các
bài nghiên cứu kỷ niệm 40 năm chiến thắng phát xít, trong đó có bài viết của
một số nhà nghiên cứu về thuyết Đại Đông Á của chủ nghĩa quân phiệt Nhật
Bản và vị trí của Việt Nam trong chiến lược bành trướng của quân phiệt Nhật.
Cuốn “ Lịch sử Nhật Bản” của Nguyễn Quốc Hùng - NXB Thế giới (2007),
đã trình bày khá kĩ về sự phát triển kinh tế Nhật Bản trong thời kỳ 1918 – 1929
cũng như cách giải quyết của Nhật Bản nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng
hoảng. Mặc dù có nhiều thông tin nhưng đó cũng chỉ là một trong nhiều khía
cạnh của đề tài.
Cuốn “ Nhật Bản câu chuyện về một quốc gia” của Edwin O .Reichauer
(Nguyễn Bình Giang dịch) – NXB thống kê (1998), đã trình bày về sự tác động
của chủ nghĩa quân phiệt dưới góc độ tác động từ bên ngoài.
Ngoài ra còn có cuốn “Tài liệu tham khảo về cách mạng tháng Tám” –
NXB giáo dục. Cuốn “Sự phát triển của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản” – NXB

Quân đội. Các tạp chí nghiên cứu lịch sử, các websites… cũng đề cập đến nội
dung đề tài.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập về chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề “Quá trình phát xít hóa bộ máy
chính quyền của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và con đường chiến tranh (1931
-1945)” vẫn chưa công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của đề tài
3.1. Mục đích

3
Tìm hiểu nguồn gốc, quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của Nhật
Bản, nhằm thực hiện âm mưu thống trị toàn bộ châu Á bằng chiến tranh. Giúp
người đọc hiểu hơn về cuộc chiến tranh phi nghĩa mà Nhật đã tiến hành ở
châu Á.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện âm mưu bành trướng xâm lược ra bên ngoài Nhật Bản đã phát
xít hóa bộ máy thống trị, tiến hành chiến tranh xâm lược Trung Quốc, Đông
Dương. Toàn bộ khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong những năm 30 – 40
của thế kỷ XX. Vì vậy, trong phạm vi đề tài tôi làm rõ nguồn gốc, quá trình phát
xít hóa bộ máy chính quyền của Nhật Bản và con đường chiến tranh trong giai
đoạn (1931 – 1945).
3.3. Đóng góp của đề tài
Đề tài hoàn thành cung cấp thêm cho người đọc hiểu biết về chủ nghĩa
quân phiệt Nhật Bản trong những năm 30 – 40 của thế kỷ XX. Bên cạnh đó đề
tài còn cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình dạy và học lịch sử ở
trường phổ thông.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài tôi sử dụng hai phương pháp chủ
yếu: phương pháp lịch sử và phương pháp logic nhằm tái hiên vấn đề một cách
chính xác, cụ thể. Ngoài ra, để làm sâu sác vấn đề tôi còn sử dụng các phương

pháp như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo đề tài
gồm hai chương:
Chương 1. Nguồn gốc quá trình quân phiệt hóa bộ máy chính quyền của
chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Chương 2. Quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của chủ nghĩa quân
phiệt Nhật Bản và con đường chiến tranh

4
NỘI DUNG
Chương 1. Nguồn gốc quá trình quân phiệt hóa bộ máy chính quyền của
chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản

1.1. Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản
Nhật Bản nằm ở phía Đông châu Á, là một quốc đảo hình vòng cung với
hơn 3000 đảo lớn nhỏ, gồm 4 đảo lớn: Hôcaiđô, Hônsu, Kiuxiu, Xicôcư. Vùng
đảo này dài 2000km với chiều ngang khoảng 300km, tổng diện tích khoảng
377.835 km2 tương đương với diện tích của Đức, Phần Lan và Việt Nam. Bờ
biển chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng vịnh, kín thuận lợi cho tàu bè ngự trú
và xây dựng các hải cảng. Với vị trí đó biển là nhân tố tự nhiên đóng vai trò qua
trọng trong nền kinh tế Nhật bản và là con đường thuận lợi để giao lưu với các
châu lục.
Nếu Việt Nam là một quốc gia “rừng vàng biển bạc”, khí hậu nhiệt đới
thuận lợi cho vạn vật sinh sôi nảy nở thì ở Nhật Bản điều kiện tự nhiên vô cùng
khắc nghiệt, và có thể nói “so với nhiều quốc gia châu Á khác thì Nhật Bản
không được trời ban phúc về điều kiện tự nhiên ”.
Địa hình chiếm ¾ là đồi núi, Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất (3776m). Mỗi đảo
có một dãy núi làm trục, với địa thế như vậy nên sông thường ngắn dốc, những
dòng sông này mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng nhỏ hẹp, lớn nhất là

đồng bằng Cantô trên đảo Hônsu, diện tích đất canh tác không nhiều chỉ chiếm
13,9% trong tổng diện tích Nhật Bản, còn lại là diện tích rừng chiếm tới 66,7%,
diện tích nơi cư trú là 4,4%.
Nhật Bản nằm trên đường ranh giới giữa 4 mảng kiến tạo địa chất của trái
đất, tọa lạc ở “vành đai lửa” Thái Bình Dương. Các thiên tai như động đất, núi
lửa, sóng thần luôn luôn rình rập, trong đó hai trận động đất gây thiệt hại lớn
nhất là trận động đất ở Tokyo năm 1923 và ở Kobe năm 1995, hiện nay Nhật
bản có khoảng 70 núi lửa đang hoạt động.
Quần đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn đới và ở cực Đông Bắc của
khu vực khí hậu gió mùa qua bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Nam Á tới
Ấn Độ. Nhiệt độ trung bình khoảng 14,5 độ, nhưng sự chênh lệch nhiệt độ giữa
các vùng là rất lớn. Địa hình và khí hậu đã tạo nên cho Nhật một hệ sinh thái đa
dạng với các loại động thực vật á nhiệt đới, ôn đới, á hàn đới. Cây nông sản chủ
yếu là lúa gạo nhưng địa hình, khí hậu cũng khiến cho người nông gặp nhiều

5
khó khăn trong quá trình sản xuất. Do đó, Nhật phải nhập khẩu khoảng ½ số
lương thực từ nước ngoài.
Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, có một số mỏ than nhưng
chất lượng không cao, tập trung trên đảo Hôcaiđô, bắc Kiuxiu và Hônsu. Sắt có
trữ lượng không đáng kể và hàm lượng không cao, chỉ có đồng là có trữ lượng
lớn hơn cả, phân bố trên đảo Xicôcư và Hônsu. Ngoài ra còn có một số mỏ phi
kim loại, lưu huỳnh, các loại đá dùng cho nghành xây dựng. Những nguồn
nguyên liệu như than, dầu mỏ, dầu khí Nhật đều phải nhập khẩu.
Nhật Bản là quốc gia duy nhất ở phương Đông có sự đồng nhất gần như
tuyệt đối về dân tộc và ngôn ngữ, một dân tộc - một ngôn ngữ. Đây là nhân tố
quan trọng bậc nhất tạo nên sức mạnh đoàn kết và tính dân tộc cao cả. Do môi
trường sống không mấy thuận lợi, người Nhật như được tôi luyện trong nghiệt
ngã nên có tính kỉ luật rất cao, từ một nước phong kiến lạc hậu, đứng trước nanh
vuốt của thực dân phương Tây, sau Minh Trị Duy Tân (1868) Nhật Bản đã vươn

lên trở thành một cường quốc ở châu Á, sánh ngang hàng cùng các nước phương
Tây, tham gia chiến tranh giới thứ nhất (1914 - 1918) và đã thu được nhiều lợi
ích. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất nền kinh tế Nhật Bản bước vào thời kì
hoàng kim (1924 - 1929) rất cần đến nguyên liệu và thị trường và nhu cầu đó
được đáp ứng bằng cách nhập khẩu từ bên ngoài. Nhưng đến khi cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) bùng nổ thì tất cả các nước đều lâm vào
khủng hoảng vì thế nên Nhật không thể nhập nguyên liệu từ bên ngoài được nữa
và để cứu vãn tình thế thì Nhật đã chọn biện pháp xâm lược ra bên ngoài nhằm
mở rộng thị trường và khai thác nguồn tài nguyên ở thuộc địa.
Như vậy, chính sự nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên đã trở thành một
trong những cơ sở cho chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản hình thành. Nhưng sự khan
hiếm về tài nguyên thiên nhiên chỉ như chất xúc tác thúc đẩy sự xâm lược thuộc địa
của Nhật Bản, còn thực chất là do sự bấp bênh không ổn định trong sự phát triển
của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm đầu thế kỉ XX cũng như tham vọng của
giới cầm quyền Nhật Bản xâm lược thuộc địa, mở rộng thị trường.
1.2. Cách mạng tư sản – “ Minh Trị Duy Tân” không triệt để.
Đến thế kỉ XVIII đặc biệt là thế kỉ XIX Nhật Bản vẫn là một quốc gia
phong kiến nhưng chế độ phong kiến đã rơi vào khủng hoảng bế tắc không đáp
ứng được những yêu cầu phát triển của xã hội.
*Về kinh tế.
Nông nghiệp: Vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc

6
lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
Công nghiệp: Ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công
trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư sản
chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
*Về xã hội.
Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp
hình thành và ngày càng giàu có. Các nhà công thương lại không có quyền lực

về chính trị. Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong
kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân
thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay
lãi bóc lột.
*Về chính trị.
Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn
là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.
Như vậy, giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ
Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây. Trước
tiên, Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa” đã khơi dậy lòng bất
mãn vốn có trong nhân dân. Phong trào bài ngoại dâng cao dư luận khắp nơi đòi
đuổi người nước ngoài và tập trung đả kích vào chế độ phong kiến, đòi lật đổ
chế độ phong kiến để phục hưng quốc gia bảo vệ nền độc lập.
Trước tình hình đó, tháng 1-1868, sau khi lên ngôi Thiên hoàng Minh Trị
(May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi
tình trạng phong kiến lạc hậu với nội dung:
*Về chính trị.
Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện
bình đẳng ban bố quyền tự do.
Ban hành Hiến pháp 1889.
*Về kinh tế.
Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất
của giai cấp phong kiến.
Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.


7
*Về quân sự.
Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.

Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.
Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.
*Về giáo dục.
Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy.
Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây.
Cuộc cải cách của Nhật Bản trong những năm cuối thế kỉ XIX thường gọi
là Duy Tân Minh Trị đánh đấu một mốc lớn trong lịch sử Nhật Bản. Cuộc cải
cách này có tính chất và ý nghĩa của một cuộc cách mạng tư sản. Nó đã xóa bỏ
cản trở của chế độ phong kiến xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa mở đường cho
chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhật Bản thoát khỏi ách nô dịch của thực dân
phương Tây, xóa bỏ được những hiệp ước bất bình đẳng đã kí trước kia. Mặc dù
vậy, cuộc Duy Tân Minh Trị của Nhật Bản vẫn còn những hạn chế do đó đây là
một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Cuộc cách mạng này không mang lại quyền dân chủ một cách đầy đủ cho
nhân dân. Nó không những không giải phóng nông dân triệt để mà còn phần nào
làm trở ngại cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp, nhất là
việc thi hành thuế ruộng đất. Năm 1873, pháp lệnh về cải cách thuế ruộng đất
được ban bố quy định mọi người sở hữu ruộng đất đều phải nộp thuế. Thuế
ruộng đất được ấn định không thay đổi là 3% giá trị ruộng đất. Do giá ruộng đất
được quy định cao nên thuế ruộng cũng ngang bằng địa tô thời Mạc phủ.
Tuy xóa bỏ chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất song không giải quyết
quyền lợi cơ bản về ruộng đất cho nhân dân. Sắc luật cải cách ruộng đất của
chính phủ Minh Trị 1872 chỉ phát giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất cho những
người đang sử dụng đất đai hiện có, cách giải quyết này không đoái hoài đến
những người nông dân nghèo đã cầm cố ruộng đất trước đây. Vì vậy, đến năm
1913 trong số 5,5 triệu hộ nông dân thì có tới 1,5 triệu hộ là tá điền và 1 triệu hộ
là địa chủ chiếm 45% diện tích đất canh tác trên toàn quốc.
Vấn đề dân chủ vẫn còn hạn chế. Sau khi lên cầm quyền được 20 năm,
chính phủ Minh Trị mới triệu tập quốc hội và ban bố hiến pháp. Hiến pháp năm

1890 quy định tư cách tài sản cử tri khá cao, chỉ có nam giớ 25 tuổi trở lên đóng
thuế 15 yên mới có quyền bầu cử, khiến cho cuộc bấu cử quốc hội năm ấy chỉ có

8
1,24% dân số Nhật được quyền bầu cử. Hiến pháp quy định: Thiên hoàng có
quyền thống soái về lục quân, hải quân, có quyền triệu tập và giải tán quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Thiên hoàng, Bộ tham mưu quân lực năm
ngoài chính phủ, chịu sự điều khiển trực tiếp của Thiên hoàng.
Sau khi đại phong kiến - cơ sở chủ yếu của Sôgun bị gạt ra khỏi chính
quyền, giai cấp tư sản vẫn không được tham gia vào bộ máy nhà nước, mặc dù
nhưng đại diện nổi tiếng của giai cấp này (như Mítsui Konoike Iakuda,…) ủng
hộ phong trào chống Sôgun đã giúp phong trào này liên kết chặt chẽ với chính
phủ mới. Cơ sở của chính quyền mới chỉ có địa chủ và đại tư sản.
Sau năm 1868, chính quyền không ở trong tay giai cấp tư sản mà là nền
chuyên chế của Nhật Hoàng ra đời trên cơ sở liên minh quý tộc - tư sản để lật đổ
Shogun. Các nhà lãnh đạo mới và tầng lớp ưu tú mới của đất nước đều có nguồn
gốc võ sĩ . Nhà nước giành cho lực lượng quân sự một địa vị cao trong xã hội
trong thời kì này trong số 30 vị thủ tướng thì có 15 người là lãnh tụ quân sự,
nhiều bộ như: Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao cũng là quân nhân và tất nhiên các Bộ
Lục quân, Hải quân, Bộ Chiến tranh đều do sĩ quan cao cấp nắm quyền vì thế
nước Nhật mới - đại đế quốc Nhật Bản vẫn mang nhiều tính chất quân phiệt.
Cương lĩnh về Nhật Bản của quốc tế cộng sản năm 1927 vạch rõ: “Cách
mạng năm 1868 (Minh trị năm thứ nhất) đã mở ra cho giai cấp tư sản con
đường phát triển ở Nhật Bản nhưng quyền lực chính trị hãy còn trong tay các
phần tử phong kiến, trong tay bọn quân phiệt và bọn quan lại triều đình. Trong
trường hợp đó tính chất đặc biệt của nhà nước Nhật không còn truyền thống và
các tàn tích của chế độ cũ nữa. Nó trở thành công cụ tích lũy của chủ nghĩa tư
bản. Trong quá trình phát triển sau này, chủ nghĩa tư bản Nhật Bản đã lợi dụng
nó một cách khôn khéo”.[24, 156].
Nhìn chung, cuộc cách mạng tư sản Nhật Bản còn bảo lưu nhiều tàn dư của

chế độ phong kiến đem chế độ bóc lột tư bản chồng lên ách nô dịch phong kiến.
Vì vậy, khi chuyển sang giai đoạn đế quốc, chủ nghĩa Nhật bản trở thành một đế
quốc phong kiến quân phiệt .
1.3. Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuộc
khủng hoảng kinh tế 1929- 1933
1.3.1. Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh tế giới thứ nhất.
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã gây nên những thảm họa hết
sức nặng nề đối với nhân loại: 38 nước với tổng số quân là 37 triệu người và 1,5
tỉ dân bị lôi vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị

9
thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường xá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.
Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên đến 85 tỉ đôla. Các nước
châu Âu đều trở thành con nợ của Mĩ. Chủ nghĩa tư bản châu Âu lâm vào khủng
hoảng hết sức trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội.
Trong khi đó, Mĩ và Nhật là hai nước ngoài châu Âu, hai tên lái súng trong
chiến tranh thế giới thứ nhất lại phát triển mạnh. Người ta nói rằng chiến tranh
thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh “tốt nhất” đối với nước Nhật.
Năm 1918, Nhật Bản bước ra khỏi chiến tranh thế giới với tư cách là một
nước thắng trận, hòa ước Véc - xai được kí kết đã đem lại cho Nhật rất nhiều
quyền lợi: làm chủ vùng bán đảo Sơn Đông của Trung Quốc, làm chủ các đảo ở
Thái Bình Dương vốn là thuộc địa của Đức trước kia. Nhật trở thành ủy viên của
Hội Quốc Liên và trở thành một cường quốc ở châu Á.
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã thúc đẩy nền kinh tế Nhật phát triển mạnh
mẽ. Trong khi các nước châu Âu trở thành bãi chiến trường, đang lo khắc phục
hậu quả chiến tranh, việc sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra thị trường bên
ngoài đặc biệt là sang các nước châu Á giảm sút nghiêm trọng thì nhân cơ hội
này hàng hóa Nhật đã tràn ngập thị trường nhiều nước châu Á. Mặt khác, do
mất đi nguồn cung ứng máy móc, thiết bị từ phương Tây nên ở Nhật Bản giá cả
các mặt hàng này tăng vọt, điều đó đã tạo cho Nhật môi trường thuận lợi để

phát triển công nghiệp, do đó các ngành công nghiệp nặng và hóa chất của
Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong thời kì này. Không chỉ xuất khẩu hàng hóa
ra thị trường châu Á mà lợi dụng sự suy giảm kinh tế của các nước châu Âu,
Nhật còn xuất khẩu hàng hóa cả sang châu Âu và châu Phi. Tổng giá trị xuất
khẩu của Nhật Bản tăng gấp 4 lần, từ 799 triệu yên năm 1914 lên 3243 triệu
yên năm 1919, Từ chỗ nợ nước ngoài 1,1 tỉ yên năm 1914, Nhật đã trở thành
chủ nợ của 2,7 tỉ yên năm 1920, dự trữ vàng và ngoại tệ đã đạt tới 2 tỉ yên,
tăng 6 lần trong vòng 6 năm [11, 290]. Trong thời kì này, hàng loạt các công
ty tư bản ra đời mở rộng sản xuất và thu lợi nhuận kếch xù (nhiều công ty đạt
tỷ suất lợi nhuận trên 100%). Từ chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1920,
sản lượng công nghiệp tăng 3,2 lần, các ngành than thép đều tiến bộ, ngành
hàng hải đứng thứ ba thế giới.
Sau chiến tranh, công nghiệp Nhật Bản tập trung mạnh mẽ hơn, các công ty
độc quyền ra đời ngày càng nhiều, tiêu biểu là công ty Mitsui với số vốn là 7 tỷ
yên chỉ huy hơn 50 xí nghiệp.
Trong thời kì 1924 – 1929, Nhật Bản trở thành một cường quốc trong hệ
thống tư bản chủ nghĩa lúc bấy giờ. Năm 1926, sản lượng công nghiệp Nhật

10
Bản đạt mức trước chiến tranh, công nghiệp nặng và các ngành công nghiệp có
liên quan đến vũ trang quân đội đều có sự tiến bộ rõ rệt. Trong giai đoạn từ
năm 1919 đến năm 1929 sản lượng thép của Nhật tăng từ 800 nghìn tấn đến 2
triệu tấn.
Như vậy, chiến tranh thế giới thứ nhất đã thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản
phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, so với các nước tư bản lớn khác thì những dấu
hiệu của sự suy yếu về kinh tế, tài chính của Nhật đã xuất hiện sớm hơn. Đặc
điểm này của Nhật Bản đã quyết định tới đường lối đối nội và đối ngoại của giai
cấp cầm quyền nước này. Đồng thời với kinh tế suy yếu Nhật Bản phải đối phó
với một thử thách trầm trọng là khủng hoảng về tài chính.
Sự khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản do nhiều nguyên nhân trong đó nổi

bật lên vấn đề là nền kinh tế Nhật - một nền kinh tế tập trung cao độ, phát triển
mạnh, một nền kinh tế hướng ngoại- nền công nghiệp chủ yếu phục vụ xuất
khẩu nhưng ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các đế
quốc khác, trước hết là Anh, Mĩ. Sau đó, các nước Tây Âu sau khi vượt qua thời
kì khủng hoảng (1918- 1923) đã tập trung sản xuất, cạnh tranh mạnh mẽ với
Nhật. Điều này khiến Nhật từ một nước có sức sản xuất nhanh, xuất khẩu lớn
trong chiến tranh trở thành một nước nhập khẩu quá nhiều mà các mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu lại là nguyên, nhiên liệu dùng trong đầu tư thiết bị để đầu tư
cho các ngành quân sự. Thêm vào đó, việc hàng hóa của Nhật bị tẩy chay tại
Trung Quốc đã giáng thêm một đòn mạnh mẽ vào nền ngoại thương Nhật Bản.
Thị trường tiêu thụ của Nhật Bản bắt đầu thu hẹp.
Một nền kinh tế hướng ngoại nhưng lại không có thị trường tương ứng, bị
cạnh tranh mạnh, hơn thế nữa Nhật còn là một nước nghèo tài nguyên. Do đó,
nền kinh tế Nhật đã lâm vào khủng hoảng cả về kinh tế và tài chính.
Về tài chính, năm 1927 có gần 30 ngân hàng kể cả một số ngân hàng lớn đã
tuyên bố đóng cửa. Để khắc phục tình trạng trên thì chính phủ đã tuyên bố tạm
thời ngừng trả nợ. Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm mất lòng tin của nhân dân
cùng các giới kinh doanh, đẩy lùi sự phục hồi kinh tế ngắn ngủi của Nhật.
Về kinh tế, một số ngành sản xuất trì trệ, nhiều công ty làm ăn thua lỗ.
Trong năm 1927 phần lớn các xí nghiệp ở Nhật chỉ sản xuất từ 20% đến 25%
công suất. Từ năm 1926 đến 1928 số công nhân công nghiệp giảm sút gần 10%.
Số người thất nghiệp năm 1928 là 1 triệu người, nông dân bị bần cùng hóa, sức
mua kém dẫn đến thị trường trong nước cũng bị thu hẹp.
Vấn đề đặt ra đối với Nhật bản lúc này là phải thoát khỏi khủng hoảng kinh
tế, tài chính vì nó khiến cho tình trạng chính trị, xã hội Nhật bất ổn.

11
Bài toán khủng hoảng kinh tế, tài chính đã được chính phủ mới của Nhật
giải đáp trong đường lối “ ngoại giao tích cực” của Tanaca (thủ tướng kiêm Bộ
trưởng Ngoại giao Nhật) mà thực chất là đẩy mạnh chính sách xâm lược bành

trướng. Tháng 7 năm 1927, tướng Tanaca đã đệ trình lên Nhật hoàng một bản
“tấu thỉnh” trong đó trình bày kế hoạch xâm lược của giới cầm quyền Nhật Bản
trước hết là xâm lược Trung Quốc sau đó là Ấn Độ, Tiểu Á, Trung Á, cuối cùng
là châu Âu và khẳng định một cuộc chiến tranh với Mĩ là không tránh khỏi.
Như vậy, Nhật Bản đã phát triển vào những năm trong chiến tranh và trở
thành một cường quốc trên thế giới. Tuy nhiên, sự ổn định của Nhật Bản những
năm sau lại ngắn ngủi, chậm chạp và bấp bênh hơn các nước tư bản chủ nghĩa
khác. Với chính sách “ngoại giao tích cực” đã tỏ rõ tính chất phản động và hiếu
chiến của Nhật. Giữa lúc những khó khăn đang chồng chất khó khăn vẫn chưa
được giải quyết ở Nhật Bản thì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng phát và
Nhật không nằm ngoài vòng xoáy đó.
1.3.2. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với Nhật Bản
Tháng 10 năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đầu tiên ở Mĩ, sau đó
lan ra tất cả các nước tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933, chấm dứt thời
kì ổn định của chủ nghĩa tư bản trong những năm 20 thế kỉ XX. Cuộc khủng
hoảng diễn ra trên tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài
chính và đưa đến sự giảm sút mạnh mậu dịch thế giới.
Cuộc khủng hoảng đã giáng những đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật vốn
đang chao đảo bởi sự kiện tài chính năm 1927.
Khủng hoảng xảy ra trầm trọng nhất trong ngành nông nghiệp vì nền nông
nghiệp Nhật Bản phụ thuộc lớn vào thị trường nước ngoài. Việc xuất khẩu tơ
sống trước đây chiếm gần 45% nhưng do tác động của cuộc khủng hoảng việc
xuất khẩu tơ sống giảm sút tới 2/3. Giá gạo năm 1929 so với năm 1933 giảm
xuống một nửa [11, 145]. Trong hoàn cảnh như vậy, nhưng nền nông nghiệp
Nhật Bản lại xảy ra một nghịch lí đó là khi giá thành giảm, để đảm bảo thu nhập
người ta đã tăng sản xuất, sản lượng nhiều, dư thừa giá lại càng giảm, đúng với
tính chất của cuộc khủng khoảng thừa.
Trong công nghiệp, sản lượng công nghiệp giảm sút nhanh chóng. Năm
1930, sản lượng gang giảm xuống 30%, thép giảm xuống còn 47% .
Thị trường nước ngoài bị thu hẹp, mậu dịch đối ngoại năm 1930 so với 1925

giảm 30%, năm 1931 đến năm 1930 giảm 20% và tới 1933 giảm sút nghiêm
trọng. Nếu trước 1933, Nhật chiếm ½ sản lượng bông, vải sợi ở Ấn Độ, hàng hóa

12
Ấn Độ xâm nhập thị trường Ai Cập, Inđônêxia, Trung nam Mĩ thì đến năm 1933
đã bị các nước đế quốc Âu Mĩ cạnh tranh và vấp phải hàng rào thuế quan chặt chẽ
nên thị trường của Nhật đã bị thu hẹp. Do khủng hoảng đời sống nhân dân bị bần
cùng hóa, sức mua giảm nên thị trường trong nước cũng thu hẹp.
Trước tình hình đó, khi lên cầm quyền chính phủ Hamagaxi đã tuyên bố
chế độ tiết kiệm nghiêm ngặt biểu hiện ở việc rút ngân sách nhà nước, cắt giảm
lương của công chức chính phủ. Đồng Yên hạ giá đáng kể so với 1930 đồng Yên
chỉ còn giá trị 56,3% năm 1931 đến 1933 giảm xuống còn 40,3% và đến 1934
chỉ còn 35,65 % .
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 đã làm thay đổi đời sống của đại bộ
phận các giai cấp nhân dân Nhật Bản, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Số
người thất nghiệp tăng nhanh chóng. Năm 1929, số người thất nghiệp là 1 triệu
người, năm 1930 là 1,5 triệu người, năm 1931 là 2,5 triệu người và đến năm
1933 là 3 triệu người.
Nông dân khốn khổ vì giá nông phẩm xuống quá thấp. Ở miền Tohoku và
Hokkaido mất mùa, đói kém nông dân phải đào cả củ cải dại để ăn, có gia đình phải
bán con để trả nợ, học sinh phải bỏ học, trẻ em lang thang kiếm sống khắp nơi. Ở
thành thị cuộc khủng hoảng đã phá hoại nền sản xuất nhỏ của Nhật Bản, hàng
loạt xí nghiệp nhỏ bị phá sản, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã kéo theo sự khủng hoảng về xã hội. Năm
1929, Nhật Bản xảy ra 276 cuộc bãi công của công nhân, năm 1930 là 907 cuộc,
năm 1931 số cuộc bãi công lên tới con số 998 cuộc. [11, 146]. Ở nông thôn dấy
lên phong trào đòi giảm tô, xóa nợ, chống bọn địa chủ đòi lại ruộng đất của tá
điền ở nhiều nơi, ở nhiều nơi phong trào đấu tranh còn phát triển lên thành cuộc
khởi nghĩa chống chính quyền địa phương. Khủng hoảng kinh tế kéo theo sự
khủng hoảng về chính trị, xã hội đã đặt nước Nhật vào tình thế nguy cấp hơn bao

giờ hết.
Trong khi tình hình đất nước đang nguy cấp, đời sống nhân dân cực khổ
như như vây thì đối với các Zaibatsu cuộc khủng hoảng là cơ hội tốt để họ đầu
cơ làm giàu, và là cơ hội để họ tập trung sản xuất. Quá trình tập trung sản xuất
hàng hóa của Nhật mang đặc điểm khác với các nước tư bản chủ nghĩa khác ở
chỗ nó xuất hiện các tổ hợp tài chính do các thế lực phong kiến kiểm soát. Theo
thống kê đến 1931 năm ngân hàng tài phiệt là Misui, Mitsubishi, Sumitomo,
Daichi, Yaxuda chiếm 38% số tiền gửi của các ngân hàng trong cả nước và tiền
gửi của 7 ngân hàng lớn kế tiếp chiếm 19% .Như vậy, chỉ 12 ngân hàng đã
chiếm 57% số tiền gửi ngân hàng. [7, 130]

13
Trước những hậu quả mà cuộc khủng hoảng kinh tế để lại thì chủ nghĩa tư
bản trên thế giới phân hóa thành hai hướng giải quyết khác nhau. Các nước có
nhiều thuộc địa, thị trường, vốn, được cung cấp đầy đủ tài nguyên thiên nhiên
tiêu biểu là Anh, Pháp, Mĩ theo con đường chủ nghĩa tư bản đại nghị. Còn
ngược lại, những nước không có hoặc có rất ít thuộc địa, thiếu vốn, thiếu thị
trường, thiếu nguồn nguyên liệu tiêu biểu là Đức, Ý, Nhật thì chọn con đường
phát xít hóa bộ máy chính quyền nhằm mục đích bành trướng xâm lược chia lại
thị trường thế giới. Đặc biệt đối với nước Nhật với một nền kinh tế hướng ngoại
phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây, nhưng khi
các nước phương Tây thoát khỏi khủng hoảng (1919- 1923), cùng với Mĩ trở
thành đối thủ cạnh tranh của Nhật, nhất là khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
bùng nổ thì thị trường của Nhật ngày càng thu hẹp cả trong và ngoài nước, tài
nguyên thiên nhiên khan hiếm trong khi dân số Nhật ngày càng gia tăng đã tạo
sức ép rất lớn đối với Nhật.
Những khó khăn và túng quẫn về kinh tế đã làm cho mâu thuẫn nội bộ giới
cầm quyền Nhật Bản trở nên gay gắt. Phái Tướng tá trẻ ( Tân hưng) chủ trương
lật đổ chính quyền lập hiến thành lập chính quyền độc tài quân phiệt mạnh và
lập tức tiến hành chiến tranh xâm lược trên quy mô rộng lớn. Phái Thống chế

(Tướng tá già) lại muốn duy trì bộ máy nhà nước sẵn có và tiến hành chiến tranh
một cách thận trọng, khi có sự chuẩn bị chu đáo.
Cuộc xung đột của hai phái kéo dài từ năm 1932 đến năm 1935 cuối cùng
cũng đi đến hồi kết. Giới cầm quyền Nhật đã thống nhất chủ trương phát xít hóa
chính quyền trong nước và phát động cuộc chiến tranh xâm lược bành trướng ra
bên ngoài. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Bắc - Trung Quốc ngày 18 tháng 9
năm 1931 đã đánh dấu sự lựa chọn biện pháp phát xít hóa bộ máy chính quyền
và bành trướng xâm lược ra bên ngoài của phát xít Nhật.
1.4. Sự kiềm tỏa của các nước phương Tây
Sự chèn lấn, khinh thường của các nước phương Tây trong một thời gian
dài cũng là một yếu tố để nhật tăng cường tính quân phiệt trong bộ máy thống trị
của mình. Mặc dù Nhật là một cường quốc kinh tế, có sự phát triển ngang hàng
với phương Tây nhưng người phương Tây không chấp nhận hoàn toàn với các
chủng tộc khác, trong đó có Nhật Bản. Tại hội nghị hòa bình Vecxai năm 1919
Nhật Bản đã đề nghị đưa vào một điều khoản về “bình đẳng chủng tộc” nhưng
việc này đã bị Mỹ và Anh ngăn cản do có sự phản đối mạnh mẽ người Á - Đông
nhập cư ở Mỹ, Canada và Australia. Ngoài ra, ở châu Âu có cách gọi mang màu
sắc phân biệt chủng tộc – gọi người châu Á là những “con quỷ da vàng”. Ở Mỹ,

14
người Á - Đông được coi là không đủ tư cách để nhập quốc tịch vì lai chủng tộc,
ở bang California cùng với một số bang miền Tây đã từ chối cho họ quyền sở
hữu đất đai. Thậm chí, ở California trẻ em Nhật phải học ở những trường riêng
bị kì thị. Năm 1924, đế quốc Mĩ thông qua “đạo luật ngăn ngừa” được áp dụng
đặc biệt cho người Nhật với tư cách là ngoại kiều không đủ tư cách để nhập
quốc tịch. Điều này khiến tất cả người dân Nhật phẫn nộ coi đây là một sự xỉ
nhục vô cớ. Nhất là trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai,
toàn bộ người Nhật ở vùng bờ Tây nước Mỹ, bất kể thân phận ra sao đều bị lôi
khỏi nhà cửa, đất đai của họ và bị tống vào các trại tập trung thực sự.
Nhật Bản cảm thấy đang bị các thế lực thù địch kìm nén thành một quốc

gia hạng hai vĩnh viễn. Người Nhật không được phép di cư đến những vùng đất
đai rộng lớn và hấp dẫn ở Bắc Mĩ và Australia, xuất khẩu của họ ngày càng khó
khăn do gặp phải rào cản của bên ngoài đặc biệt là Anh, Mĩ. Vị trí hải quân của
Nhật bị hạn chế trong hiệp ước Oasinhtơn ngày 6 tháng 2 năm 1922. Hiệp định
này quy định tỷ lệ trọng tải các tàu chủ lực của Nhật chỉ bằng 3/5 so với Anh,
Mĩ nhưng mong muốn của Nhật là ngang bằng Anh, Mĩ, thậm chí còn mưu toan
đạt được ưu thế về vấn đề này ở Viễn Đông.
Những quyết định của hội nghị Oasinhtơn về vấn đề Trung Quốc cũng bất
lợi cho Nhật Bản. Nhật phải rút quân ở bán đảo Sơn Đông, phải từ bỏ “Bản yêu
sách 21 điều” từ bỏ đặc quyền cho Trung Quốc xây dựng tuyến đường sắt Đông
Bắc - Trung Quốc và vùng nội Mông, từ bỏ quyền ưu đãi của người Nhật cho
Trung Quốc vay với điều kiện đảm bảo hàng rào thuế quan và việc Trung Quốc
phải tiếp nhận các cố vấn của Nhật. Ngược lại, Mĩ lại giành được những thắng
lợi lớn, tăng cương lực lượng hải quân “mở cửa” được thị trường Trung Quốc.
Nhật Bản không thể ngồi im trước sự sắp đặt của các nước phương Tây. Nhật
cần chứng minh cho các nước phương Tây thấy mình là một “cường quốc” để
không bị họ xem thường nữa. Biện pháp mà giới cầm quyền Nhật lựa chọn cho
mục đích của mình là vũ trang chính quyền xâm lược ra bên ngoài, đánh thẳng
vào hệ thống thuộc địa của các nước phương Tây.
Như vậy, với tất cả những yếu tố khách quan và chủ quan trên đã đưa tới sự
xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật trong những năm 30 của thế kỉ XX, nó
không chỉ làm thay đổi tình hình bên trong nước Nhật mà còn gây nên đảo lộn
trật tự thế giới trong những năm 30 - 40 của thế kỉ XX.


15
Chương 2. Quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của chủ nghĩa
quân phiệt Nhật Bản và con đường chiến tranh
2.1. Sự xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và quá trình phát
xít hóa bộ máy chính quyền của Nhật Bản

2.1.1. Sự xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
Chủ nghĩa quân phiệt hiểu khái niệm này theo nghĩa rộng “ là chính sách
tăng cường sực mạnh quân sự và thiết lập sự thống trị của giới quân phiệt nhằm
mục đích chuẩn bị cuộc chiến tranh xâm lược ra bên ngoài và trấn áp những
cuộc đấu tranh của quần chúng ở trong nước.” [24, 140].
Xét theo khái niệm này thì chủ nghĩa quân phiệt đã xuất hiện từ khi xã hội
phân chia thành giai cấp và nhà nước. Ở thời kì cổ đại, những nhà nước chiếm
hữu nô lệ tiêu biểu là đế quốc La Mã đã dùng sức mạnh quân sự và các thế lực
quân phiệt để xâm chiếm lãnh thổ, chiếm đoạt nô lệ, đàn áp những cuộc đấu
tranh của nô lệ và dân nghèo tự do chống lại giai cấp chủ nô. Từ thế kỉ III đến
thế kỉ I TCN, La Mã gây chiến tranh để bành trướng lãnh thổ. Đến năm 146
TCN, La Mã đã chiếm được hầu hết đất đai Hy Lạp, Địa Trung Hải, vùng Tiểu
Á, Syria, Phénicie, Palestina và Ai Cập. La Mã trở thành đế quốc hùng mạnh và
rộng lớn.
Trong thời trung đại, các triều đại phong kiến chăm lo việc củng cố lực
lượng quân sự, coi chủ nghĩa quân phiệt như một hình thái thống trị chủ yếu tiêu
biểu như đế quốc Mông Cổ, để mở rộng phạm vi thống trị của mình sau khi
thành lập nước Mông Cổ thống nhất Thành Cát Tư Hãn đã động viên toàn bộ
lực lượng để tiến hành những cuộc chinh phục đến tận những vùng xa xôi ở
Châu Á và Châu Âu làm kinh động thế giới lúc bấy giờ.
Đến thời kì chủ nghĩa tư bản đặc biệt khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai
đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc thì chủ giai cấp tư sản
cầm quyền các nước đã tăng cường chạy đua vũ trang, mở rộng xâm lược thuộc
địa, cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân dân, đàn áp các phong trào đấu tranh của
nhân dân thuộc địa và phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước. Chủ nghĩa
quân phiệt còn được xem là con đường làm giàu, một chính sách mang lại cho
chúng những lợi nhuận kếch sù. Vì thế giai cấp tư sản cầm quyền ngày càng
quan tâm đến việc tăng cường chủ nghĩa quân phiệt và quân phiệt hóa đã trở
thành một khuynh hướng chính trị ở các nước tư bản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản mà LêNin gọi là “chủ nghĩa đế quốc quân sự

phong kiến” ra đời muộn, đất nước khô cằn, thiếu nguyên liệu, thiếu thị trường,

16
dân số tăng nhanh mẫu thuẫn giai cấp luôn gay gắt do đó nó tìm cách giải quyết
bằng việc tiến hành chiến tranh xâm lược để bành trướng ra bên ngoài. Do đó,
tính hiếu chiến xâm lược là một trong những đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa đế
quốc Nhật Bản ngay từ khi nó ra đời. Trong việc thực hiện chính sách đối nội và
đối ngoại đế quốc chủ nghĩa giai cấp cầm quyền Nhật Bản đã sử dụng một cách
hết sức khéo léo vai trò của Thiên Hoàng và thế lực quân phiệt (tầng lớp võ sĩ
đạo Samurai). Vì thế nước Nhật là một nước quân phiệt nắm giữ mọi quyền lực
chủ chốt và chủ nghĩa quân phiệt hầu như đã trở thành một “lí tưởng”, một “ đạo
giáo” chi phối, bao trùm mọi mặt sinh hoạt trong xã hội Nhật Bản.
Điều này còn bắt nguồn từ bản hiến pháp của Nhật năm 1890 với tên gọi
“Dai Nihon Teikodu Kempo” (Đại Nhật Bản đế quốc hiến pháp). Bản hiến pháp
này tồn tại đến năm 1945 đánh dấu bước tiến lớn của nền dân chủ Nhật Bản theo
quỹ đạo phương Tây. Tuy nhiên, đặc điểm xuyên suốt bản hiến pháp này chịu
ảnh hưởng nặng nề của hiến pháp nước Phổ. Đó là cơ sở cho giới quân sự ngày
càng gia tăng quyền lực.
2.2.2. Quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền của chủ nghĩa quân
phiệt Nhật Bản
Quá trình thiết lập nghĩa phát xít ở Nhật Bản diễn ra tương đối chậm và kéo
dài, trỗi dậy mạnh mẽ trong những năm 1930.
Trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 các chính sách của
giới cầm quyền Nhật Bản càng thế hiện rõ đặc trưng của chủ nghĩa quân phiệt
Nhật.
Về đối nội, đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước
như ban bố luật giới nghiêm (1923), đàn áp Đảng Cộng Sản, ban bố luật trị an
(1925)… Khi cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính nổ ra giai cấp tư sản cầm
quyền đẩy mạnh hơn nữa việc đàn áp phong trào cách mạng trong nước bóc lột
nhân dân trong giai đoạn này bản thân nhà vua và giới quân phiệt Nhật Bản đã

chịu sự chi phối, điều khiển của thế lực phát xít do đó thời kì này hàng loạt các
tổ chức phát xít xuất hiện ở Nhật Bản nhằm chống lại sự phát triển của phong
trào công nông binh và ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga như: Đại
Nhật Bản quốc phí hội (1919) Đại Nhật Bản chính nghĩa đoàn (1925), Quốc bản
xã (1924).
Về đối ngoại, thực hiện chính sách bành trướng xâm lược ra bên ngoài.
Năm 1927, tướng Tanaka một phần tử quân phiệt mạo hiểm và cực kì phản động
lên cầm quyền ở Nhật Bản. Nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế -
tài chính với tư cách là thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao, Tanaka đã đua ra

17
một đường lối “ngoại giao tích cực”, thực chất là đẩy mạnh xâm lược, bành
trướng ra bên ngoài gồm 4 bước:
“Bước 1: Đánh chiếm miền Đông Bắc Trung Quốc;
Bước 2: Độc chiếm Trung Quốc;
Bước 3: Làm chủ châu Á;
Bước 4: Bá chủ toàn cầu.”[19, 123].
Bước sang những năm 30, tình hình chính trị ở Nhật Bản đã diễn ra những
chuyển biến quan trọng theo xu hướng từ tự do hóa sang bành trướng xâm lược
của chủ nghĩa quân phiệt và quốc gia cực đoan. Điểm khởi đầu của xu hướng
quân phiệt, quốc gia cực đoan gắn với những khó khăn về kinh tế từ cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. Khi cuộc khủng hoảng lên cao ở Nhật vào
năm 1931, sự kiện “tự ý hành động” của các sĩ quan cao cấp Nhật ở Mãn Châu
– Trung Quốc được coi là bước ngoặt cho ưu thế của phe quân sự Nhật Bản.
Ngày 19 tháng 8 năm 1931, Ishawara cho quân giật mìn một đoạn đường
sắt gần ga Phụng Thiên của đường sắt Nam Mãn Châu Lý do Nhật sở hữu rồi đổ
lỗi cho phía Trung Quốc lấy cớ đó mở cuộc tấn công toàn bộ Mãn Châu. Khi
được tin này chính phủ dân sự do Wakatsuki Reijiro làm thủ tướng ra thông báo
là sẽ giải quyết mọi việc nhanh chóng và sẽ không để cuộc xung đột kéo dài.
Nhưng các sĩ quan quân đội Nhật ở Mãn Châu không đếm xỉa gì đến thông báo

này. Đầu năm 1932, 15.000 quân Quan Đông đã đánh bại 10 vạn quân Quốc dân
Đảng và chiếm toàn bộ Mãn Châu. Thiên Hoàng và các lãnh đạo quân sự cũng
không kiểm soát được “sự cố” này, mặc dù họ cố gắng nhưng vô hiệu. Quân đội
Nhật đã tách Mãn Châu Lý ra khỏi Trung Quốc biến nó thành nhà nước bù nhìn
- Mãn Châu Quốc. Hội Quốc Liên đã cử một phái đoàn điều tra đến Mãn Châu
Lý và phái đoàn này đã có báo cáo chỉ trích, lên án hành động xâm lược của
Nhật Bản đối với khu vực Đông Bắc Trung Quốc. Nhật Bản liền tuyên bố rút
khỏi Hội Quốc Liên.
Sự kiện Mãn Châu Lý đã tạo nên không khí chiến tranh ở Nhật Bản. Dân
chúng bị cuốn vào trạng thái dân tộc chủ nghĩa sôi sục trước việc Mãn Châu –
một vùng đất rộng lớn hơn nhiều so với Nhật Bản bị đánh chiếm một cách dễ
dàng. Sự kiện này chứng tỏ lục quân đã định hình chính sách ngoại giao của
Nhật Bản thông qua những việc đã rồi.
Sau sự kiện Mãn Châu, hoạt động của các nhóm quốc gia cực đoan và quân
phiệt, nhất là các sĩ quan trẻ tuổi ngày càng ráo riết, lan rộng. Nhiều tổ chức phát
xít được thành lập như: Thuyết minh đoàn, Hoàng đạo hội, Thanh niên đoàn,

18
Thiên kiếm đảng, Anh đào hội,… những người cầm đầu các tổ chức này là bọn
tài phiệt, tầng lớp quan liêu, tướng lĩnh quân nhân, đại địa chủ. Điểm tương
đồng của các tổ chức này là sự tôn thờ Thiên Hoàng và chủ trương bảo tồn, phát
huy quốc thể của Nhật Bản, từ đó hình thành nên quan niệm Kokutai (quốc thể).
Kokutai là tổng hợp của các khái niệm: Nhật Bản là quốc gia được các vị
“thần” (Kami) tạo nên và che chở, Thiên Hoàng là “đấng thiêng liêng bất khả
xâm phạm”, Thiên Hoàng vừa là người cai trị vừa là cha mẹ của dân. Từ quan
niệm Kokutai đã hình thành nên quân niệm cho rằng Nhật Bản là “ưu việt hơn
tất cả các nước khác”. Quan niệm Kokutai trên thực tế đã trở thành nền tảng ý
thức hệ của chiến tranh Đại Đông Á sau này.
Đứng đằng sau các tổ chức phát xít này là hai đảng tư sản luôn thay nhau
cầm quyền ở Nhật Bản là Dân chính đảng và Chính hữu hội. Hai chính đảng này

không đủ sức để đối phó với tình trạng khó khăn về kinh tế, khủng hoảng chính
trị nên chúng đã dựa vào các thế lực quân phiệt và các tổ chức trên để phát xít
hóa bộ máy nhà nước Nhật Bản.
Quá trình thiết lập chủ nghĩa phát xít ở Nhật Bản diễn ra trong một thời
gian dài song song với cuộc đấu tranh giữa hai tập đoàn thống trị do hai đang tư
sản cầm quyền và đại diện là “chính hữu hội” được tập đoàn tài phiệt Mitxui
(phái tư sản mới làm giàu nên trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất vì thế
rất hiếu chiến và phản động đã chủ trương phát xít hóa bộ máy thống trị nhà
nước và tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng quân sự một cách trắng
trợn) và “Dân chính đảng” được tập đoàn tài phiệt Mitsubixi và phái tư sản “
lão bài” làm hậu thuẫn (phái này do bọn tư sản cũ cầm đầu có chủ trương thận
trọng và dè dặt hơn trong chính sách bành trướng bằng kinh tế rồi xâm nhập dần
dần). Hai tập đoàn thống trị này lại được hai thế lực quân phiệt ủng hộ - phái “sĩ
quan trẻ” có chức quyền qua chiến tranh nên ủng hộ “ chính hữu hội” còn phái
“ Thống chế” lại theo “ Dân chính đảng”. Suốt từ năm 1929 – 1939, bằng nhiều
cuộc đảo chính lật đổ lẫn nhau “ Chính hữu hội” và “ Dân chính đảng” thay
nhau cầm quyền và đưa đất nước đi theo đường lối riêng của mình.
Bước ngoặt quan trọng trong nền chính trị Nhật Bản là sự kiện ngày 26
tháng 2 năm 1936, thế lực phát xít mà phái “sĩ quan trẻ” là nòng cốt gồm 22 sĩ
quan trẻ tuổi với sự ủng hộ của 1.400 hạ sĩ quan và binh lính sư đoàn 1 ở tiểu
đoàn Tokyo quyết định tiến hành cuộc đảo chính. Mục tiêu của cuộc đảo chính
là loại trừ “tất cả các nguyên lão trọng thần, quân phiệt, tài phiệt, quan chức
chính phủ và chính đảng” để thành lập một chính quyền độc tài. Rạng sáng ngày
26 tháng 2 năm 1936, quân đảo chính mở một cuộc tiến công vào dinh thự của

19
thủ tướng và một số bộ trưởng. Quân đảo chính đã sát hại 5 bộ trưởng và 80
chính khách cao cấp trong đó có cựu thủ tướng Xaitô. Quân đảo chính đã chiếm
đóng đại bản doanh của lục quân, sở cảnh sát và nhiều vị trí chiến lược khác của
Tôkyô.

Sự kiện này là thách thức quân sự lớn nhất đối với chính phủ Nhật Bản.
Lúc đó phái Thống chế đang kiểm soát lực lượng trong lục quân nhận thấy cần
phải trừng trị thẳng tay cuộc bạo loạn, cuộc đảo chính bị dập tắt nhanh chóng do
sự chống đối của Thiên Hoàng và sự ủng hộ của hải quân. Đến tối 29 tháng 2
năm 1936, thủ lĩnh cuộc đảo chính ra đầu hàng, hai thủ lĩnh khác mổ bụng tự
sát, 17 người bị tuyên án tử hình.
Cuộc đảo chính thất bại nhưng chủ nghĩa quân phiệt đã thắng thế, chiếm
được vị trí độc tôn và chính quyền Nhật Bản bị phát xít hóa. Quân đội Nhật đã
kiểm soát được chính phủ dân sự cũng như chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
Sau khi tướng Hayashi Senjuro (1876 - 1943) lên làn thủ tướng tháng 2
năm 1937, ở Nhật Bản chính sách “đàn áp tư tưởng” được tăng cường ráo riết,
mà lúc đầu là thẳng tay đàn áp bất kì ai không chấp nhận quan niệm Kokutai,
vấn đề tự do ngôn luận, tự do tư tưởng bị xiết chặt. Tháng 3 năm 1937, Bộ Giáo
dục Nhật Bản phát hành cuốn “Ý nghĩa căn bản của Kokutai” được sử dụng như
sách giáo khoa môn “luân lý” trong trường học. Như vậy, quan niệm Kokutai
được đề cao như ý thức hệ chính thức, một giá trị tinh thần của xã hội, nhưng
thực ra đó chỉ là đặc trưng của nhiều tư tưởng đương thời chứ không phải là nội
dung học thuật.
Xu hướng tiến tới một xã hội độc tài ở Nhật Bản là hoàn toàn rõ ràng. Nó
cũng giống với các nhà nước độc tài đang xuất hiện ở châu Âu. Nhưng khác với
Đức, Italia, ở Nhật Bản không có một phong trào độc tài có tổ chức và được ủng
hộ rộng rãi. Người dân Nhật do đã quen với quá khứ độc đoán nên có thể dễ bảo
hơn, dễ lãnh đạo hơn, lực lượng phản đối các xu hướng mới đều không có
đường lối và tư tưởng tự do đủ vững để cản trở có hiệu quả. Ở Nhật không hề có
một thay đổi cách mạng nào, không hề có sự phá vỡ quá khứ một cách đột ngột
mạnh mẽ và cũng không cần thanh lọc hàng loạt các phần tử đối lập. Sự thay đổi
diễn ra chậm chạp và không rõ ràng. Chế độ độc tài của Nhật Bản vì thế ít táo
bạo hơn và trên thực tế nó chưa phát triển thành một chế độ độc tài hoàn toàn.
Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản tuy mang nhiều nét riêng biệt nhưng bản
chất giai cấp và những đặc điểm cơ bản của nó không khác gì chủ nghĩa phát xít

Đức, Italia. Ngày 25 tháng 11 năm 1936, Nhật ký với Đức “Hiệp ước chống

20
Quốc tế Cộng sản”. Đó là một khâu quan trọng trong sự hình thành liên minh
phát xít quốc tế và chuẩn bị chiến tranh chống Liên Xô.
Như vậy, chủ nghĩa phát xít Nhật đã được thiết lập trong những năm 30 của
thế kỉ XX, với rất nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, Nhật là nước có điều hiện tự nhiên vô cùng khó khăn, nguồn tài
nguyên thiên nhiên khan hiếm.
Thứ hai, nền kinh tế Nhật phát triển hết sức bấp bênh không vững chắc.
Thứ ba, do mưu đồ, tham vọng của giới cầm quyền Nhật Bản.
Thứ tư, do sự o ép, kiềm tỏa của các nước phương Tây.
Thứ năm, do chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp của các nước Anh, Pháp, Mỹ.
Ngoài những nguyên nhân trên thì sự xuất hiện của chủ nghĩa quân phiệt
Nhật Bản con do một số yếu tố khác. Mưu đồ của giới cầm quyền Nhật được
nhân dân chấp nhận, thậm chí ở một mức độ nào đó nông dân lại đặc biệt ưa
thích phái quân sự, mặc dù tổ tiên họ không được dùng gươm và các loại vũ khí
khác, bị tầng lớp Samurai bóc lột tàn bạo nhưng do nền giáo dục rộng rãi mới đã
làm cho họ tự hào khi được tham gia quân ngũ và hãnh diện khi làm nghĩa vụ
quân sự cho Hoàng đế, nếu cần có thể hi sinh trên chiến trường vì Hoàng đế.
Những người nông dân trong độ tuổi quân sự còn thấy nhập ngũ giúp họ thoát
khỏi cuộc sống nghèo khổ của nhà nông, nhiều người khi tham gia nghĩa vụ
quân sự về được tham gia các tổ chức dự bị quân sự động viên, một lực lượng
quan trọng trong đời sống nông thôn. Về phần các sĩ quan, họ lo ngại rằng khó
khăn kinh tế ở khu vực nông thôn trong thời kì cuối những năm 20 làm suy yếu
thế lực ở nông thôn, nơi cung cấp nhân lực cho quân đội nên rất quan tâm đến
tình hình kinh tế ở nông thôn.
Một nhân tố nữa góp phần cho sự thắng thế của chủ nghĩa quân phiệt Nhật
là sự ảnh hưởng của phát xít Đức, Italia. Trong những năm 30 ở Nhật Bản đã
xuất hiện những điều kiện của chủ nghĩa quân phiệt, trong khi đó ở chân Âu chủ

nghĩa phát xít Đức và Italia đang có những thành công nhất định điều này như
một chỗ dựa “tinh thần” để Nhật yên tâm đi theo con đường đã chọn.
Với các nguyên nhân trên đã sản sinh ra một nước Nhật phát xít vô cùng
phản động, hiếu chiến cùng với phát xít Đức, Italia âm mưu phát động chiến
tranh chia lại thị trường thế giới.


×