Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

011 phân tích biểu đồ giá theo al brooks tập 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 20 trang )


Giới thiệu:
Al Brooks có lẽ là cái tên khơng xa lạ gì đối với những anh em trader đã có thời gian nghiên
cứu đủ lâu về trading, đặc biệt là về phương pháp Price action - Hành động giá. Brooks là
một nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếp thế giới thuộc tạp chí Futures và một nhà giao dịch độc
lập. Ông cũng là tác giả của nhiều đầu sách trading nổi tiếng như:
• Trading Price Action Trends: Technical Analysis of Price Charts Bar by Bar for the
Serious Trader;
• Reading Price Charts Bar by Bar: The Technical Analysis of Price Action for the
Serious Trader
• Trading Price Action Reversals: Technical Analysis of Price Charts Bar by Bar for
the Serious Trader;
Phương pháp giao dịch của ông được đánh giá rất cao, tuy nhiên nguồn tài liệu (Tiếng Việt)
về nó lại hạn hẹp, do đó, mình quyết định sẽ tổng hợp lại các bài viết trên trang Traderviet
(chủ yếu được biên soạn bởi @Khánh Trình) dựa theo các quyển sách của ơng.
Xin tạm lấy tên cho loạt Ebook này là: Phân tích biểu đồ giá theo Al Brooks, dự kiến sẽ có
7 phần tương ứng với 7 ebook mà mình sẽ up hàng tuần (có thể thay đổi để phù hợp với nội
dung).

Hy vọng đây sẽ là nguồn kiến thức hữu ích cho anh em giao dịch sau này.
Trân trọng!


MỤC LỤC

Xu hướng thị trường là gì? .................................................................................................................4
Các thành phần cơ bản hình thành nên xu hướng ...............................................................................4
Al Brooks định nghĩa về xu hướng - bàn về các khái niệm leg, pullback trong một xu hướng ...............6
Khái niệm leg – chân sóng trong một xu hướng ............................................................................................ 6
Khái niệm pullback (đợt giá hồi) .................................................................................................................. 7


[Case Study] Phân tích biểu đồ giá trong một xu hướng mạnh .......................................................... 10
Nhắc lại một chút về khái niệm giao dịch theo xu hướng ............................................................................ 10
Phân tích chart thực tế .............................................................................................................................. 10
Cơ hội giao dịch ngược xu hướng ở nến 6? ........................................................................................................................ 13
Một đợt giá hồi ngang khó tìm điểm vào lệnh .................................................................................................................... 14
Mơ hình 2 chân sóng biển thể và dấu hiệu mơ hình nêm thất bại ..................................................................................... 16
Kết luận ................................................................................................................................................................................ 18


Xu hướng thị trường là gì?
Vì sao việc xác định xu hướng lại quan trọng đối với Trader? Có phải bởi vì tất cả lệnh giao dịch
mà bạn lựa chọn đều đi cùng xu hướng và bạn sẽ hiếm khi giao dịch ngược xu hướng? Rõ ràng,
nếu bạn xác định xu hướng càng sớm, bạn sẽ càng kiếm được nhiều lợi nhuận từ thị trường. Tập
trung vào việc tìm kiếm những giao dịch ngược xu hướng có thể khiến bạn bỏ lỡ rất nhiều lợi
nhuận nhưng cũng thường xuyên bị đe dọa bởi những cơ hội giao dịch theo cùng xu hướng.
Sự đe dọa này đến từ việc thị trường ln có những biểu hiện thái q và rất khó có thể tưởng
tượng việc vào lệnh bán khi thị trường đang tạo đỉnh, hay vào lệnh mua khi thị trường đang tạo
đáy có thể kiếm ra lợi nhuận. Tuy nhiên, đây chính là điều mà thị trường hoạt động! Thị trường
sẽ bòn rút các Trader giao dịch ngược xu hướng, và nếu bạn vào lệnh khi các Trader này thua lỗ,
những người này sẽ đẩy thị trường đi cùng hướng giao dịch của bạn.
Đặc biệt, nếu bạn đang giao dịch trong 1-2 giờ đầu của phiên giao dịch trong ngày, bạn vẫn nên
lựa chọn giao dịch theo xu hướng vì tỉ lệ thành công vẫn thường cao hơn. Bạn cũng sẽ ra quyết
định giao dịch mỗi ngày và cảm thấy bối rối với rất nhiều kiểu trend khác nhau xuất hiện trong
ngày, nếu tình huống đó xảy ra, hãy bắt buộc mình chỉ giao dịch theo xu hướng mà thơi.
Một xu hướng là một chuỗi sự thay đổi của giá theo cùng một chiều tăng hay giảm. Một xu
hướng có thể ngắn chỉ bằng một nến (chú ý, một nến trend bar có thể là một trend lớn trên khung
thời gian nhỏ) hay xu hướng có thể kéo dài bằng tất cả các nến phủ khắp chart bạn đang quan sát.

Các thành phần cơ bản hình thành nên xu hướng
Một xu hướng có thể được chia tách thành 4 thành phần trùng lặp nhau và liên tục kết nối với

nhau gồm: trend, swing, pullback và leg. Sự phân biệt các khái niệm này chỉ mang tính lý thuyết
bởi vì mỗi thành phần ln có nhiều phiên bản khác nhau trên các khung thời gian khác nhau.
Chẳng hạn, một đợt giá hồi trong một xu hướng tăng trên khung thời gian H1 có thể là một trend
giảm cực mạnh trên khung thời gian M1. Cũng tương tự như thế, mỗi thành phần phân biệt sẽ tồn
tại một hoặc hơn các phiên bản nhỏ hơn. Một con trend có thể có đến 10 swing, mỗi swing bao
gồm từ 1-4 đợt giá hồi, và mỗi đợt giá hồi có thể hình thành từ 1-4 leg.
Để dễ hình dung, một xu hướng của thị trường ở thời điểm hiện tại sẽ xuất hiện trên chart của


bạn từ một góc màn hình bên trái và đi theo một đường chéo đến góc ngay phía đối diện và
khơng có sự dao động nào q lớn ở giữa đoạn đường này. Ví dụ, nếu nến bên trái xuất hiện ngay
ở góc dưới bên trái màn hình của bạn và các nến bên phải xuất hiện ở góc trên bên phải màn hình
và khơng có sự xuất hiện của các sóng tăng giảm bất thường ở giữa màn hình thì đó đích thị là
một xu hướng tăng. Một biểu đồ thường chỉ thể hiện một đến hai xu hướng.

Quan điểm về xu hướng theo góc nhìn Al Brooks
Nếu có sự xuất hiện của 2 xu hướng trên biểu đồ, cách tốt nhất là nên phân loại xu hướng bằng
cách sử dụng 3 thành phần mà ở trên đã nhắc đến bởi vì áp lực mua bán từ cả 2 phía có thể tạo ra
các cơ hội giao dịch. Cả swing và leg đều là những xu hướng nhỏ, và chúng thường có ít nhất là
2 lần xuất hiện trên một chart. Thuật ngữ swing được dùng để chỉ 2 hoặc nhiều xu hướng nhỏ
hơn xuất hiện trên chart, mặc dù chart nhìn chung vẫn đang sideway.


Al Brooks định nghĩa về xu hướng - bàn về các khái niệm leg,
pullback trong một xu hướng
Chúng ta đã hiểu tìm hiểu về trend theo quan niệm của Al Brooks, tiếp theo đây chúng ta sẽ nói
tiếp các khái niệm leg, pullback trong một xu hướng. Sách của Al Brooks rất ít hình minh họa,
nên mình đơi lúc sẽ lấy những hình minh họa theo ý hiểu (sẽ có chú thích bên dưới) để các bạn
dễ theo dõi.


Khái niệm leg – chân sóng trong một xu hướng
Leg - chân sóng ám chỉ các trend nhỏ hơn so với trend lớn, nó cũng có thể là một pullback (các
đợt giá hồi - sóng hồi), một đợt swing trong một trend hay trong thị trường sideway.
Chân sóng cũng có thể là sóng đi cùng xu hướng (sóng đẩy) thường xuất hiện ở giữa cả 2 đợt
pullback của một xu hướng.

Các chân sóng của thị trường


Khái niệm pullback (đợt giá hồi)
Một pullback (đợt giá hồi - sóng hồi) là một đợt sóng ngược xu hướng tạm thời và là một phần
của một xu hướng chính, một swing hay leg. Ví dụ, một đợt pullback tăng (sóng hồi) sẽ theo sau
là một đợt sóng đẩy giảm trong xu hướng chính là xu hướng giảm.
Bất kỳ nến hay chuỗi nến nào thể hiện sự tạm dừng hay sự sụt giảm của momentum đều chính là
pullback, thậm chí ngay cả khi khơng có một đợt giá thụt lùi nào xuất hiện tại thời điểm đó
(backward movement). Pullback cũng có thể chỉ đơn giản là một cây nến inside bar, khơng có
khả năng vượt thốt khỏi đỉnh hay đáy cây nến trước đó. Khi pullback xuất hiện đơn giản bằng
một nến, cây nến có tên gọi là Pause Bar hay Pullback Bar (nến dừng hay nến hồi).

Trong xu hướng tăng, các đợt giá hồi chính là các pullback
Một nến pullback chính là tổng hợp chuỗi các đợt swing nhỏ trên khung thời gian thấp hơn. Tuy
nhiên, bạn có thể phải đi xuống các khung thời gian nhỏ như M1, thậm chí sử dụng tick chart


100-tick để có thể thấy được chúng. Nhưng, điều này chỉ làm lãng phí thời gian phân tích
của Trader mặc dù chúng rất hữu ích để hỗ trợ q trình phân tích trước khi đặt lệnh.
Bên trong một con trend, sẽ có một số lượng nhỏ các trend ngược hướng, có trend chỉ kéo dài từ
một đến 2 nến, và tất cả các trend đó có thể thất bại và trở thành điểm vào lệnh cho các giao dịch
đi cùng xu hướng lớn của thị trường. Trong một xu hướng tăng, sóng đẩy tạo ra các đỉnh và đáy
giá cao hơn, có nghĩa là mỗi một đợt giá pullback đều nằm bên trên đợt giá pullback trước đó, và

đó là kết quả của việc hình thành đỉnh mới cao hơn. Tất cả các đợt giá di chuyển với momentum
mạnh thường có ít nhất một lần tạo đỉnh (test of extreme) theo sau là một đợt giá hồi (pullback)
(tất cả các đợt giá di chuyển mạnh cũng thường có ít nhất 2 chân sóng hồi, dù cho chân sóng thứ
2 có thể thất bại và khiến xu hướng đảo chiều).

Giá tạo các đỉnh cao hơn trong trend tăng
Tất cả con trend, dù có nhỏ đến đâu, phải phá vỡ trend line từ trend trước đó hoặc vùng trading
range trước khi hình thành xu hướng mới (tiếp tục tạo các đỉnh giá cao hơn, đáy giá cao hơn như
trong trường hợp xu hướng tăng). Nếu thiếu những dấu hiệu này, sẽ không cịn có trend xuất
hiện. Tỉ lệ risk reward tốt nhất thường xuất hiện khi bạn vào lệnh trong đợt giá hồi đầu tiên sau
khi trend line bị phá vỡ, trước khi nó hình thành con trend mới. Điều này cũng tương tự khi bạn
quan sát một trend trong ngày lúc nó đảo chiều, Trader cần quan sát các dấu hiệu sức mạnh, mỗi


dấu hiệu này có thể gia tăng khả năng trend sẽ tiếp tục di chuyển.
Trend sẽ tiếp tục di chuyển cho đến khi nào nó phá vỡ trendline, và tiếp tục đi theo xu hướng đó.
Bạn khơng nên giao dịch ngược xu hướng, cho đến khi thị trường có đủ sức mạnh để phá vỡ
trendline. Tuy nhiên, bạn cũng không nên vào lệnh ngược xu hướng cho đến khi thị trường quay
lại để test vùng đỉnh cũ. Điều này có nghĩa là thậm chí khi trendline đã bị phá vỡ, bạn vẫn nên
quan sát và tìm điểm vào lệnh theo xu hướng bởi vì khi đó vẫn có khả năng giá sẽ quay lại test
đỉnh của trend cũ, nhưng đây chỉ là ngoại lệ và không phải là một quy luật cụ thể.
P/s: Al Brooks thường viết rất chung chung nên anh em có thể phải đọc nhiều lần mới hiểu.


[Case Study] Phân tích biểu đồ giá trong một xu hướng mạnh
Tiếp theo, mời các bạn cùng xem qua một phân tích chart thực tế với ví dụ của Al Brooks.

Nhắc lại một chút về khái niệm giao dịch theo xu hướng
Trong một xu hướng mạnh, bạn có thể sẽ khơng thấy xu hướng hình thành các đợt giá hồi
(pullback) rõ ràng. Một lần giá hồi, có thể chỉ kéo dài vài nến và thị trường sẽ tiếp tục di chuyển

theo đúng xu hướng; và các nến trend bar có kích thước lớn thì sẽ có đi nến rất nhỏ.
Trong trường hợp đó, nếu bạn muốn bắt kịp xu hướng và vào lệnh trong đợt giá hồi rất ngắn, bạn
có thể xem xét quan sát khung thời gian thấp hơn. Ví dụ, khung thời gian chính bạn trade là M5
thì chuyển sang khung M3. Mục đích của việc chuyển đổi khung thời gian là để quan sát nhiều
nến Pause Bar hơn (Các nến sideway có thân nhỏ). Các nến Pause Bar thường là nến đi ngược xu
hướng, do đó nó có thể cho bạn cơ hội vào lệnh cùng xu hướng.
Cịn chart M1 lúc này có thể cho bạn điểm vào lệnh cùng xu hướng, nhưng nó cũng có thể là các
điểm vào lệnh ngược xu hướng, vì thế nó có thể khiến bạn bối rối khi cố gắng tìm điểm vào lệnh
cùng trend. Đồng thời, nếu bạn không quen với việc phân tích khung thời gian thấp do tốc độ nến
xuất hiện quá nhanh, bạn sẽ dễ bị rối và việc này còn khiến Trading trở nên tệ hơn. Tốt nhất, bạn
chỉ nên trade khung M3 hoặc M5 nếu muốn trade cùng trend.

Phân tích chart thực tế
Mời bạn xem ví dụ phân tích chart dưới đây:


2 dấu hiệu trend mạnh từ thời điểm bắt đầu: gap lớn và cách xa đường EMA
Chart trên là biểu đồ M5 xuất hiện gap đến 11 điểm, đây là một khoảng gap lớn (tính trong khung
thời gian M5 và loại thị trường này). Một khoảng gap lớn nhưng giá không che phủ kịp thời
thường là dấu hiệu đầu tiên của một xu hướng mạnh.
Đồng thời, thị trường không quay lại test đường EMA sau hơn 2 tiếng (mơ hình 2HM), thì đó
cũng là dấu hiệu của một xu hướng mạnh. Bạn cần chú ý thời điểm bắt đầu xu hướng thường sẽ
khơng có các hành vi giá mạnh mẽ như một nến trend bar có kích thước lớn, một nến spike tạo
đỉnh đảo chiều gấp khúc hoặc một xu hướng đi liên tục tạo thành một đường chéo dốc thẳng
đứng ở giữa chart như trong lý thuyết. Thị trường thường sẽ hình thành những nến nhỏ, có nhiều
nến doji và sau đó xu hướng mới bắt đầu đi mạnh mẽ.


Trong những ngày như thế này, các big boy sẽ có một số lượng lớn tiền mặt muốn đổ vào thị
trường, họ sẽ muốn giá thấp hơn nữa để vào lệnh, nhưng khi giá không giảm thấp hơn, họ sẽ vào

lệnh theo từng phiên giao dịch liên tục (kiểu bơm vốn vào thị trường thành từng đợt), và lại khiến
cho giá tăng cao liên tiếp trong nhiều ngày. Thậm chí ngay cả khi họ thấy xu hướng trong ngày
đã rõ ràng hơn và họ kỳ vọng họ phải mua cao hơn trong suốt nhiều ngày, họ cũng không ngu
ngốc vào lệnh mua trong một lần duy nhất bởi vì điều này có thể gây ra hiện tượng climatic spike
up và có thể khiến giá đảo chiều giảm bên dưới điểm vào lệnh của họ.

Mơ hình 2 chân sóng tại vị trí nến số 3
Tại vị trí số 3 trên chart, giá đã hồn thành mơ hình 2 chân sóng. Một cây nến trend bar đầu tiên
xuất hiện và 2 nến doji xuất hiện ngay trong đợt giá hồi hình thành chân sóng đầu tiên, và sau đó


hình thành tiếp chân sóng thứ 2 trong đợt giá hồi với một nến trend bar có đi nến lớn hướng
lên trên (đuôi nến này cũng là đợt giá hồi của riêng chân sóng số 1 và kết thúc ln chân sóng số
1), sau đó hình thành tiếp nến doji để hồn thành xong mơ hình 2 chân sóng.
Đây là một biến thể của mơ hình 2 chân sóng và sẽ có hơi khó thấy, nhưng nếu quan sát ở khung
thời gian thấp hơn, bạn sẽ thấy mơ hình 2 chân sóng xuất hiện rõ ràng hơn trên chart.
Điểm vào lệnh mua, bạn có thể tìm thấy ở bên trên cây nến số 3. Nến doji đã test đúng vào vùng
gap bên dưới, và hình thành mơ hình 2 chân sóng. Đồng thời khi kết hợp với thời điểm giá mở
cửa trên chart, thị trường cũng hình thành ln một mơ hình tam giác cờ đi nheo (double
bottom bull flags). Kể từ khi chúng ta xác định đây là một xu hướng mạnh, Trader tốt nhất nên sử
dụng phương pháp cắt lệnh từng phần hoặc đặt điểm chốt lời phía bên trên đỉnh sóng ở vị trí nến
số 2.
Cây nến số 5 là một đợt giá hồi sau khi thị trường breakout khỏi đỉnh con sóng đẩy đầu tiên tại vị
trí nến số 2. Thị trường cũng đi mạnh liên tục (qua 4 nến trend bar).

Cơ hội giao dịch ngược xu hướng ở nến 6?
Nến số 6 là một điểm vào lệnh bán ngược xu hướng, bằng chứng là giá hình thành một nến trend
bar giảm mạnh. Tuy nhiên, trong một xu hướng tăng mạnh, bạn chỉ nên vào lệnh bán với mục
đích scalp ăn lời ngắn hạn như trong trường hợp này vì lệnh bán đang đi ngược xu hướng, khả
năng di chuyển ra xa không thể kéo dài quá lâu. Bằng chứng rõ ràng là sau nến trend bar giảm,

giá đi ngang đến 7 nến doji rồi mới tiếp tục giảm tạo thành chân sóng thứ 2.
Bạn chỉ có thể giữ lệnh lâu hơn theo kiểu swing trading với lệnh bán ngược xu hướng chỉ khi giá
đã breakout đường trend line (xem thêm: khi nào nên trade ngược xu hướng theo Al Brooks) và
thị trường hình thành một chuỗi nhiều nến trend bar giảm (Có thể 20 nến hoặc hơn). Nếu bạn vào
lệnh bán ngay cây nến này, bạn sẽ phải thoát lệnh cực nhanh và bạn cần phải đi tìm điểm vào
lệnh mua để trade cùng xu hướng.
Nếu bạn bị lỡ một điểm vào lệnh cùng trend, cũng đừng chú ý tới việc vào lệnh ngược xu
hướng ngay. Rất nhiều Trader vì muốn trade nên dễ sa đà vào việc này, đó là lý do Trader mắc
sai lầm. Trong một ngày có xu hướng rõ ràng, bạn cần phải cố gắng bắt các tín hiệu giao dịch
cùng xu hướng bởi vì đó là nơi mà smart money (big boy) đi theo.


Kể từ khi cây nến số 6 đã hình thành một nến giảm mạnh, đây là cơ hội cho giá hình thành mơ
hình 2 chân sóng. Nến số 7 lại là điểm vào lệnh bán cho lần giảm thứ 2 của chân sóng thứ 2,
nhưng sau 7 cây nến doji nằm trong khu vực sideway mạnh, bất kì thời điểm breakout theo
hướng nào đều thất bại vì chúng khơng thể đi xa hơn, tốt nhất bạn đừng giao dịch trong trường
hợp này.
Nến số 8 đã hình thành mơ hình 2 chân sóng, và tại thời điểm này, giá đã lần đầu tiên test
đường EMA, đây là điểm vào lệnh mua rất tốt.

Một đợt giá hồi ngang khó tìm điểm vào lệnh


Nến số 9 lại là một điểm đảo chiều mới tại mức swing high, nhưng khơng có một nến trend bar
giảm nào sau đó trong khoảng 7 nến vì thế ta sẽ không vào lệnh ngược xu hướng trừ khi chart có
dấu hiệu giảm tiếp theo.
Nến số 10 lúc này chính là điểm vào lệnh thứ 2. Giá đã hình thành vùng sideway trong một xu
hướng tăng mạnh. Bất kì lệnh bán nào xuất hiện trong trường hợp này tốt nhất vẫn nên xem là
scalping vì bạn khơng thể kỳ vọng nhiều hơn khi trade ngược xu hướng, mặc dù cơ hội bán lần
này tốt hơn so với vị trí nến số 9. Tiếp sau khi nến số 10 hình thành, bạn thấy chart đã xuất hiện

thêm 3 nến doji tại đường EMA. Khả năng cao sẽ có một nến trend bar mới xuất
hiện breakout khu vực nến doji vừa hình thành.


Nến số 11 là một nến trend bar thoát khỏi vùng có nến doji nhưng sau đó chính cây nến này lại
thất bại và đảo chiều.
Nến số 13 là một xác nhận đáy của đợt giá hồi từ đỉnh nến số 9 bằng cách test đỉnh của nến số 8.
Sự di chuyển của giá từ nến 9 đến nến 13 rất yếu, cơ bản là đi ngang. Thị trường đã rất cố gắng
để giảm để tạo các đáy thấp hơn nhưng cơ bản vẫn là sideway, bên gấu bất lực trong việc tạo đáy
thấp hơn. Nến 13 tạo một điểm vào lệnh với mơ hình nến outside bar (hoặc nến engulfing
trong mơ hình nến Nhật). Và nến này cũng là cây nến đầu tiên tạo đỉnh bên dưới đường EMA (Al
Brooks gọi là EMA Gap Bar - nến tạo đỉnh ở bên dưới đường EMA).
Nến 14 xác nhận xu hướng tăng quay trở lại khi giá breakout thành công đường EMA.

Mơ hình 2 chân sóng biển thể và dấu hiệu mơ hình nêm thất bại
Nến 15 là nến trend bar giảm tạo chân sóng đầu tiên sau khi giá breakout thành cơng đỉnh nến số
9, sau đó lần lượt giá hình thành trend bar tăng rồi lại trend bar giảm, hồn thành đủ mơ hình 2
chân sóng nhưng rất khó thất do giá đi ngang nhiều. Giá cũng quay lại chạm vùng đỉnh nến số 9
ở chân sóng thứ 2 trước khi tăng giá, nhưng bạn buộc phải chuyển sang khung thời gian thấp mới
thấy rõ được điểm vào lệnh này.


Bạn cũng cần chú ý có một mơ hình nêm giá thất bại ở khu vực nến số 16. Mô hình nêm được vẽ
bởi các đường chấm nhỏ trên chart có nến trend bar giảm phá vỡ, sau đó thị trường quay trở
lại xu hướng tăng khi nến trend bar mới đảo chiều. Mơ hình nêm giảm thất bại cũng là một dấu
hiệu xu hướng mạnh.
Nến số 18 phá vỡ đường kênh giá tạo thành bờ trên của mơ hình nêm. Đáng ra nếu cây nến này
mà phá vỡ bờ dưới, ta sẽ kỳ vọng vào lệnh bán ngược xu hướng tốt hơn, nhưng trong trường hợp
này giá lại cho ta biết thị trường sẽ tiếp tục tăng nữa.
Nến 19 là một nến phá vỡ trend line đơn độc và bị đảo chiều ngay sau đó, đây tiếp tục lại là một

cơ hội vào lệnh mua tiếp theo, nhưng có lẽ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn quan sát ở khung thời gian
thấp.


Kết luận
Phân tích chart kiểu này có cái hay là chúng ta sẽ được học từ thực tế chứ không học trade theo
kiểu lý thuyết từ sách vở. Mặc dù cũng chỉ là phân tích chart quá khứ, nhưng cũng giống như
back test, học trade theo cách này không phải là khơng có hiệu quả. Bạn sẽ thấy sự đa dạng và
phức tạp của thị trường nhiều hơn là chỉ trade theo mơ hình nào đó bạn thấy từ các textbook.

Happy Tradings!



--------------------------------------------------------BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:



×