Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN 2015 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ TRONG ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.14 KB, 16 trang )

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ TRONG
ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
I. Đặt vấn đề
- Kĩ năng biểu đồ là một trong những kĩ năng cơ bản của môn Địa lí ở trường trung
học phổ thông. Biểu đồ là một hình vẽ dựa trên các nguyên tắc toán học nhằm biểu
diễn trực quan một hoặc nhiều đối tượng nhất định từ bảng số liệu cho trước.
- Trong kiểm tra định kì, cuối kì, thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi đại học,
cao đẳng của môn Địa lí từ năm 2014 trở về trước và năm học này đều có câu hỏi
về biểu đồ bao gồm: vẽ, nhận xét và giải thích. Tuy nhiên các em đạt kết quả
không cao.
- Hiện trạng học sinh hiểu biết và nắm bắt kĩ năng về biểu đồ còn hạn chế.
Thực hiện sáng kiến kinh nghiệm cụ thể này rất cần thiết đối với học sinh trường
THPT Võ Văn Kiệt.
II. Nội dung
Thực trạng của vấn đề
- Trong các kì kiểm tra với đề ra có câu hỏi vẽ và nhận xét biểu đồ với loại hình
biểu đồ cho cụ thể, thì học sinh còn vẽ không chính xác và chưa đầy đủ các yếu tố
của biểu đồ còn chiếm tỉ lệ nhiều. Còn nhận xét biểu đồ thì các em chưa nắm chắc
các nguyên tắc nhận xét các loại biểu đồ khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả chưa
cao.
- Nếu đề ra cho học sinh xác định loại hình biểu đồ thích hợp nhất thì có khoảng
60% học sinh xác định không đúng loại hình biểu đồ.
- Nhận xét và giải thích, thì nhận xét chưa đầy đủ và không biết cách giải thích.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, giúp cho học sinh nâng cao được kĩ năng
vẽ và phân tích biểu đồ là điều rất cần thiết, cụ thể như sau:
Nội dung, phương pháp, biện pháp chính thực hiện
1. Rèn luyện kĩ năng lập và phân tích biểu đồ
- Kĩ năng lập và phân tích biểu đồ có một ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt sư
phạm, cả về mặt thực tiễn.
Về mặt sư phạm, nó giúp cho học sinh phát triển tư duy, tính độc lập sáng tạo
trong học tập và chính nhờ vậy nó cũng gây được hứng thú học tập cho các em.


Ngoài ra thông qua việc thành lập và phân tích biểu đồ, học sinh lĩnh hội một cách
tích cực và trực quan các khái niệm địa lí, do vậy khắc sâu và củng cố được kiến
thức một cách vững chắc.
Về mặt thực tiễn, nắm được kĩ năng lập biểu đồ sẽ cho phép học sinh trình bày
một cách sinh động.
- Để rèn luyện kĩ năng thành lập biểu đồ cần thông qua thực hành, làm cho học
sinh nắm được quy trình chung sau đây:
Vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là phải đọc kĩ đề bài để tìm hiểu chủ đề định thể hiện
trên biểu đồ. Sau đó, căn cứ vào chủ đề đã xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích
hợp nhất. Sau đây là các dạng biểu đồ địa lí thường gặp:
1


Một số dấu hiệu nhận biết các loại biểu đồ cần vẽ và nhận xét, giải thích theo
yêu cầu của bài tập và đề thi:
a) Biểu đồ hình cột
* Vẽ biểu đồ cột: Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ cột hoặc dựa vào một số dấu
hiệu nhận biết; trong đó biểu đồ cột được chia ra các loại như sau:
- Biểu đồ cột đơn:
+ Đối tượng thể hiện: 01
+ Thuật ngữ: Tỉ suất gia tăng, tốc độ tăng trưởng qua các thời kì.
+ Thể hiện tình hình, sự biến đổi.
+ Khi đề bài yêu cầu thể hiện các yếu tố trong một năm của nhiều vùng, nhiều
quốc gia…
+ Giá trị của đối tượng: Tuyệt đối hoặc tương đối.
+ Chú ý: Chọn kích thước biểu đồ sao cho phù hợp sao với khổ giấy vẽ và đảm bảo
tính mĩ thuật.
. Tính toán khoảng cách trên trục tung phải hợp lí.
. Biểu đồ cột bao gồm các cột có chiều rộng bằng nhau. Chiều cao các cột tương
ứng với các giá trị trong bảng số liệu.

. Cột đầu tiên phải cách trục tung một khoảng nhất định.
. Phải ghi rõ số liệu trên đầu cột.
- Biểu đồ cột đơn gộp nhóm:
+ Đối tượng thể hiện: 2 trở lên.
+ Thuật ngữ: Thể hiện năng suất, số lượng, tình hình biến động.
+ Giá trị của đối tượng: Thường là tuyệt đối.
- Biểu đồ cột chồng:
+ Đối tượng thể hiện: 2 trở lên.
+ Thuật ngữ: Thể hiện mối quan hệ, tình hình, thể hiện … so với…
+ Giá trị của đối tượng: Tuyệt đối nhưng phải cùng đơn vị.
- Kẻ hệ trục tọa độ với trục tung và trục hoành có mũi tên ở hai đầu trục với kích
thước sao cho phù hợp với khổ tờ giấy thi. Trục tung thể hiện đơn vị đo của đối
tượng địa lí đã cho và trục hoành thể hiện thời gian. Căn cứ vào bảng số liệu cho
trước, hãy chia trục tung và trục hoành thành các mốc tương ứng với số liệu và số
năm sao cho tương quan giữa chiều cao và chiều ngang của biểu đồ được vẽ có
tính mĩ thuật.
- Vẽ chính xác, đẹp.
- Ghi tên biểu đồ và có chú giải (cột ghép, cột chồng…).
Lưu ý: Đọc kĩ đề xem yêu cầu đề ra vẽ loại biểu đồ nào cho hợp lí.
* Nhận xét và giải thích:
- Thường nhận xét tổng quát sau đó nhận xét cụ thể.
- Phân biệt cách nhận xét về sản lượng các ngành; số dân qua các năm.
- Nếu có giải thích thì dựa vào phần nhận xét và xem bảng số liệu thuộc phần lý
thuyết của bài nào để căn cứ vào đó giải thích theo yêu cầu đề ra.
* Ví dụ: Cho bảng số liệu sau:
2


Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 – 2011
(Đơn vị: triệu USD)

Năm
1999
2003
2007
2011
Tiêu chí
Giá trị xuất khẩu
11541,4
20149,3
48561,4
96905,7
Giá trị nhập khẩu
11742,1
25255,8
62764,7
106749,8
- Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển của ngành ngoại thương nước ta.
- Nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong thời kì trên.
Gợi ý:
- Vẽ biểu đồ:

Năm

Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 –
2011
Yêu cầu:
+ Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ cột chồng.
+ Vẽ chính xác, có chú giải và tên biểu đồ.
- Nhận xét
+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục (dẫn chứng).

+ Giá trị xuất khẩu tăng, còn giá trị nhập khẩu tăng ( dẫn chứng).
+ Các giai đoạn tăng không đều (dẫn chứng).
+ Nước ta vẫn nhập siêu, giá trị nhập siêu có xu hướng tăng.
b) Biểu đồ tròn
* Vẽ biểu đồ tròn: Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ tròn hoặc:
- Khi đề bài yêu cầu thể hiện “cơ cấu”, “tỉ lệ”, “tỉ trọng so với toàn phần”
- Nếu đề bài yêu cầu vẽ quy mô và cơ cấu, ta phải xử lí số liệu, tính bán kính.
Chú ý:
+ Khi vẽ biểu đồ hình tròn, toàn bộ hình tròn tương ứng với 100% và chia ra các
góc ứng với các thành phần trong cơ cấu của đối tượng. Đối với biểu đồ một hình
3


tròn, bán kính được vẽ tùy ý. Tuy nhiên, chúng ta cần chọn kích thước vừa phải,
tránh vẽ hình tròn quá nhỏ hoặc quá lớn.
+ Vẽ 2 biểu đồ hình tròn theo đề ra giá trị tương đối thì 2 bán kính bằng nhau hoặc
năm sau lớn hơn năm trước . Còn trường hợp theo đề ra giá trị tuyệt đối thì phải xử
lí số liệu và tính bán kính. Biểu đồ hai hình tròn phải được vẽ theo nguyên tắc
thống nhất. Các hình tròn đều bắt đầu từ tia 12 giờ rồi vẽ thuận theo kim đồng hồ
cho đến hết. Biểu đồ phải dùng chung một hệ thống kí hiệu và một bảng chú giải.
+ Số năm: thường từ 1 – 3 năm.
- Ghi tên biểu đồ và có chú giải.
Lưu ý: Nếu đề ra vẽ biểu đồ hình tròn với bảng số liệu theo giá trị tuyệt đối thì
phải xử lí số liệu ra tương đối %.
* Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét một biểu đồ hình tròn phải chỉ ra tỉ trọng (%) lớn nhất, kế tiếp và sau
cùng tỉ trọng nhỏ nhất (dẫn chứng).
- Nhận xét hai biểu đồ hình tròn, thường có hai trường hợp xảy ra:
+ Nhận xét sự thay của hai biểu đồ.
+ Nhận xét và rút ra kết luận của hai biểu đồ.

Đây là 2 cách nhận xét khác nhau thì phải chú ý theo yêu cầu đề ra.
- Ngoài ra đề kiểm tra còn có yêu cầu khác chú ý đọc kĩ đề.
- Nếu có giải thích thì dựa vào phần nhận xét và xem bảng số liệu thuộc phần lý
thuyết của bài nào để căn cứ vào đó giải thích theo yêu cầu đề ra.
* Ví dụ : Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thủy sản phân theo hoạt động của Duyên hải Nam Trung Bộ
(Đơn vị: nghìn tấn)
Hoạt động
1995
2011
Khai thác
216,8
713,9
Nuôi trồng
6,8
81,2
Tổng cộng
223,6
795,1
- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô sản lượng thủy sản và cơ cấu của nó
phân theo hoạt động ở Duyên hải Nam Trung Bộ năm 1995 và năm 2011.
- Nhận xét quy mô, cơ cấu sản lượng thủy sản của vùng.
Gợi ý: - Vẽ biều đồ
Xử lí số liệu: + Tính cơ cấu:
Cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động của Duyên hải Nam Trung Bộ
(Đơn vị: %)
Hoạt động
1995
2011
Khai thác

97,0
89,8
Nuôi trồng
3,0
10,2
Tổng cộng
100,0
100,0
+ Tính bán kính đường tròn (r):
Cho r1995 = 1,0 đơn vị bán kính thỉ r2011 = 1,88 đơn vị bán kính.
Vẽ biều đồ: Biểu đồ thích hợp nhất là biều tròn.
4


Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động của
Duyên hải Nam Trung Bộ trong 2 nam (%)
Yêu cầu:
.Vẽ 2 hình tròn, mỗi năm 1 hình tròn. Bán kính hình tròn 2 năm khác nhau.
. Có đủ các yếu tố, tương đối chính xác vế các đối tượng biểu hiện.
- Nhận xét
+ Về quy mô, sản lượng thủy sản của vùng tăng (dẫn chứng).
Nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác (dẫn chứng).
+ Về cơ cấu, có sự thay đổi, nhưng chậm. Cụ thể là giảm tỉ trọng khai thác, nhưng
tăng tỉ trong nuôi trồng (dẫn chứng).
c) Biểu đồ đường
* Vẽ biểu đồ đường: Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ đường hoặc:
- Đối tượng thay đổi theo thời gian.
- Khi đề bài xuất hiện các cụm từ “sự tăng trưởng”, “tốc độ gia tăng”, “tốc độ tăng
trưởng”…
- Trục ngang phải chia chính xác khoảng cách năm,

5


- Nếu chỉ một đối tượng, biểu đồ chỉ có một trục đứng; hai đối tượng trở lên (cùng
đơn vị, biểu đồ chỉ có một trục một trục đứng; khác đơn vị, biểu đồ có hai trục
đứng).
- Trong trường hợp phải vẽ 3 đường biểu diễn trở lên, nếu khác đơn vị thì có một
cách là chuyển các đại lượng tuyệt đối thành đại lượng tương đối, phải có năm gốc
100%.
- Khi vẽ biểu đồ đường, chú ý chọn chiều cao và chiều rộng của các trục sao cho
đường biểu diễn đảm bảo tính mĩ thuật, dễ đọc, nhất là ở những chỗ các đường
biểu diễn khá sít nhau.
- Ghi tên biểu đồ và có chú giải (từ 2 đường biểu diễn trở lên).
Lưu ý: Đối với vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng phải xử lí và chuyển
thành số liệu tương đối %.
* Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét một đường biểu diễn thường nhận xét tổng quát sau đó nhận xét cụ thể.
- Nhận xét hai đường biểu diễn trở lên thường nhận xét tổng quát và sau đó so sánh
giữa các đường biễu diễn, đường nào tăng nhanh, tăng chậm…
- Nếu có giải thích thì dựa vào phần nhận xét và xem bảng số liệu thuộc phần lý
thuyết của bài nào để căn cứ vào đó giải thích theo yêu cầu đề ra.
* Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng điện của nước ta qua các năm
( Đơn vị: tỉ kwh)
Năm
1990
1995
2000
2005
2009

Sản lượng điện
8,8
14,7
26,7
52,1
80,6
- Vẽ biểu đồ đường thể hiện sản lượng điện nước ta theo bảng số liệu trên.
- Nhận xét tình hình sản xuất điện của nước ta thời kì 1990 - 2009.
- Giải thích rõ nguyên nhân của tình hình tăng trên.
- Vẽ biểu đồ
Tỉ kwh

,8

Biểu đồ thể hiện sản lượng điện nước ta thời kì 1990 - 2009.
6


Yêu cầu: đúng, đủ, trực quan
- Nhận xét : sản lượng điện nước ta từ năm 1990 - 2009
+ Tăng liên tục (dẫn chứng).
+ Các giai đoạn sau tăng càng nhanh (dẫn chứng).
- Nguyên nhân:
+ Do nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt tăng cao.
+ Trong những năm gần đây việc xây dựng và đưa vào hoạt động các nhà máy
thủy điện và nhiệt điện có công suất lớn làm tăng nhanh sản lượng điện.
+ Ngành điện được đầu tư từ các nguồn vốn trong và ngoài nước.
+ Đây là ngành công nghiệp trọng điểm, trong phương hướng xây dựng cơ cấu
ngành công nghiệp, ngành điện được ưu tiên đi trước một bước.
* Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau:

Số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta
Năm

Trâu

Lợn
Gia cầm
(nghìn con)
(nghìn con)
(nghìn con)
(triệu con)
2000
2897
4128
20194
196
2003
2835
4394
24885
255
2005
2922
5541
27435
220
2007
2996
6725
26561

226
2010
2913
5916
27373
300
- Vẽ biểu đồ thể thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn trâu, bò, lợn và gia
cầm ở nước ta giai đoạn 2000 – 2010.
- Nhận xét và giải thích tình hình phát triển chăn nuôi nước ta.
Gợi ý:
- Vẽ biều đồ
+ Xử lí số liệu: lấy năm 1990 = 100%.
Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta (đơn vị: %)
Năm
Trâu

Lợn
Gia cầm
2000
100,0
100,0
100,0
100,0
2003
97,9
106,4
123,2
130,1
2005
100,9

134,2
135,6
112,2
2007
103,4
162,9
131,5
115,3
2010
100,6
143,3
135,6
153,1
+ Biểu đồ:

7


Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn trâu, bò, lợn và gia cầm ở nước ta giai
đoạn 2000 – 2010.
Yêu cầu:
. Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường.
. Vẽ chính xác, có chú giải và tên biểu đồ.
- Nhận xét và giải thích
+ Nhìn chung, trong giai đoạn 2000 – 2010, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm nước
ta có tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau và không ổn định.
+ Đàn trâu có tăng nhưng rất chậm và chưa ổn định (dẫn chứng). Nguyên nhân chủ
yếu do sản xuất nông nghiệp đã áp dụng cơ giới hóa thay thế dần sức kéo của trâu.
+ Đàn bò tăng và tăng mạnh nhưng chưa ổn định (dẫn chứng). Do nhu cầu thịt, sữa
ngày càng tăng.

+ Đàn lợn tăng và tương đối ổn định (dẫn chứng). Do đảm bảo về cơ sở thức ăn
nhu cầu thị trường lớn.
+ Đàn gia cầm có tốc độ tăng trưởng không ổn định (dẫn chứng). Nguyên nhân chủ
yếu là do dịch cúm.
d) Biểu đồ kết hợp cột và đường
* Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường: Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ kết hợp cột và
đường hoặc:
- Khi đề bài yêu cầu thể hiện giá trị hoặc tình hình phát triển của các đại lượng với
2 đơn vị khác nhau. Ví dụ “diện tích” và “sản lượng”
- Chú ý:
+ Loại biểu đồ này thường sử dụng hai trục tung để thể hiện hai đại lượng khác
nhau.
+ Khoảng cách trên trục hoành tương ứng với khoảng cách năm, cột tách ra khỏi
trục trục tung.
8


+ Nếu có nhiều đối tượng cùng đơn vị, vẽ biểu đồ cột đơn gộp nhóm (nếu các đối
tượng không liên quan với nhau) hoặc biểu đồ cột chồng (nếu các đối tượng liên
quan với nhau). Đối tượng còn lại vẽ biểu đồ đường.
+ Các điểm trên biểu đồ đường nên để ở giữa cột.
- Ghi tên biểu đồ và có chú giải.
* Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét tổng quát của hai loại.
- So sánh giữa giữa biểu đồ cột và đường loại nào tăng nhanh hơn và chậm ra sao?
- Nếu có giải thích thì dựa vào phần nhận xét và xem bảng số liệu thuộc phần lý
thuyết của bài nào để căn cứ vào đó giải thích theo yêu cầu đề ra.
* Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau:
Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1979 –
2009

Năm
Số dân thành thị
Tỉ lệ dân thành thị trong
( nghìn người)
tổng số dân cả nước (%)
1979
10094
19,2
1989
12463
19,4
1999
18077
23,7
2009
25374
29,6
- Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân
thành thị trong số dân cả nước, giai đoạn 1979 – 2009.
- Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong số dân cả nước ở giai
đoạn trên.
- Vẽ biểu đồ
Nghìn người
25374

%
40

18077
10094

19,2

12463

29,6
23,7

19,4

30
20
10

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong số dân cả
nước, giai đoạn 1979 – 2009.
Yêu cầu:
+ Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường.
+ Vẽ chính xác theo số liệu đã cho.
9


+ Đúng khoảng cách năm; có chú giải và tên biểu đồ.
- Nhận xét:
+ Số dân thành thị nước ta giai đoạn 1979 – 2009 đều tăng, số dân thành thị tăng
2,5 lần, tỉ lệ dân thành thị trong số dân cả nước tăng chậm (1,5 lần).
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng chậm phản ánh quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra còn
chậm.
e) Biểu đồ miền
* Vẽ biểu đồ miền: Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ miền hoặc:
- Khi đề bài yêu cầu thể hiện: “Sự chuyển dịch cơ cấu”, “Sự biến đổi cơ cấu”…

Dấu hiệu này còn kèm theo bảng số liệu qua nhiều năm (thường 4 năm trở lên).
- Thông thường trục đứng ghi tỉ lệ %, được tính từ 0 đến 100%.
- Trục ngang phải chia chính xác khoảng cách năm.
- Miền phải được giới hạn bởi 4 đường.
- Khi vẽ chồng các miền, cần lưu ý thứ tự chồng sao cho có ý nghĩa nhất.
- Ghi tên biểu đồ và có chú giải.
Lưu ý: Đối với bảng số liệu đã cho là tuyệt đối phải xử lí số liệu sang số liệu
tương đối %.
* Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét tổng quát.
- Nhận xét cụ thể.
- Nếu có giải thích thì dựa vào phần nhận xét và xem bảng số liệu thuộc phần lý
thuyết của bài nào để căn cứ vào đó giải thích theo yêu cầu đề ra.
* Ví dụ: Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2010
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
2000
2003
2005
2008
2010
Cây công nghiệp hàng năm
778,1
835,0
861,5
806,1
800,2
Cây công nghiệp lâu năm
1451,3 1510,8 1633,6 1885,8 1987,4

- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng cây
công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2010.
- Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, nhận xét và giải thích sự thay đổi diện tích
gieo trồng và cơ cấu cây công nghiệp.
Gợi ý:
- Vẽ biều đồ
Xử lí số liệu:
Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2010.
(Đơn vị:%)
Năm
2000
2003
2005
2008
2010
Cây công nghiệp hàng năm
34,9
35,6
34,5
29,9
28,7
Cây công nghiệp lâu năm
65,1
64,4
65,5
70,1
71,3
Yêu cầu:
+ Biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ miền.
10



+ Vẽ chính xác, có chú giải và tên biểu đồ.

Năm

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp giai đoạn 2000 –
2010 (%)
- Nhận xét và giải thích
+ Giai đoạn 200 – 2010, diện tích gieo trồng cây công nghiệp nước ta tăng do nước
ta có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất (dẫn chứng); do chính sách
của Nhà nước chú trọng đến phát triển cây công nghiệp.
+ Cây công nghiệp lâu năm có diện tích lớn hơn và tăng nhanh hơn cây công
nghiệp hàng năm (dẫn chứng), điều này chủ yếu do nhu cầu thị trường cây công
nghiệp lâu năm lớn.
+ Cơ cấu cây công nghiệp cũng thay đổi: tăng tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm,
giảm tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm (dẫn chứng), do cây công nghiệp lâu năm
đem lại hiệu quả cao hơn so với cây cây công nghiệp hàng năm.
2. Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ

11


* Ví dụ: Cho biểu đồ sau:

1,5
7,3
Cây lương thực
23,7


Cây rau đậu
59,2

Cây công nghiệp
Cây ăn quả

8,3

Cây khác

Năm 1990

Năm 2005

Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, năm 1990 và 2005 (%)
Nhận xét về cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch cơ
cấu ngành trồng trọt nước ta các năm 1990 – 2005.
Nhận xét:
- Về cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt:
Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, cây lương thực luôn chiếm tỉ trọng
cao nhất, tiếp đến là cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu và các loại cây khác
chiếm tỉ trọng rất nhỏ (dẫn chứng).
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 1990 –
2005.
+ Những nhóm cây có tỉ trọng tăng: cây công nghiệp, cây rau đậu, trong đó cây
công nghiệp tăng nhanh nhất từ 13,5% (năm 1990) lên 23,7% (năm 2005).
+ Những nhóm cây có tỉ trọng giảm là cây lương thực, cây ăn quả và cây khác,
trong đó cây lương thực giảm nhanh nhất từ 67,1% (năm 1990) xuống 59,2% (năm
2005).
+ Sự chuyển dịch trên nhìn chung là tích cực, góp phần phát huy các thế mạnh của

nước ta và chuyển nền nông nghiệp sang hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa
các sản phẩm nông nghiệp.
* Nguyên tắc nhận xét biểu đồ
- Đọc kĩ yêu cầu của đề, khai thác triệt để các thông tin đã cho.
- Nêu nhận xét theo trình tự từ chung đến riêng, từ khái quát đến cụ thể.
- Trình bày từng đặc điểm của đối tượng, kết hợp minh họa bằng số liệu.
- Tránh liệt kê số lượng hoặc đi vào những chi tiết vụn vặt.
* Nguyên tắc giải thích biểu đồ
- Giải thích nên trình bày theo bố cục tương ứng với nhận xét.
12


- Giải thích đòi hỏi kết hợp kiến thức đã học và hiểu biết thực tế về đối tượng,
đồng thời cũng cần biết cách suy luận, lí giải.
Những kết quả đạt được
- Trước khi áp dụng các kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ thì kết quả đạt như sau:
+ Vẽ không chính xác và chưa đầy đủ các yếu tố của biểu đồ còn chiếm 35%. Còn
nhận xét biểu đồ thì các em chưa đầy đủ các yếu tố của biểu đồ chiếm 40%.
+ Nếu đề ra cho học sinh xác định loại hình biểu đồ thích hợp nhất thì có khoảng
60% học sinh xác định không đúng loại hình biểu đồ.
+ Nhận xét và giải thích, thì nhận xét chưa đầy đủ và không biết cách giải thích.
- Sau khi triển khai các kĩ năng trên thí kết quả như sau:
+ Vẽ không chính xác và chưa đầy đủ các yếu tố của biểu đồ còn chiếm 15%. Còn
nhận xét biểu đồ thì các em chưa đầy đủ các yếu tố của biểu đồ chiếm 18%.
+ Nếu đề ra cho học sinh xác định loại hình biểu đồ thích hợp nhất thì có khoảng
25% học sinh xác định không đúng loại hình biểu đồ.
+ Học sinh biết cách nhận xét và giải thích đạt được khá cao.
Qua việc hướng dẫn cho học sinh vẽ, nhận xét và giải thích các loại biểu đồ thì
các em nắm được nguyên tắc chung, từ đó đạt kết quả khá cao trong kiểm tra.
Trong thời gian qua giúp cho học sinh biết được các kĩ năng về biểu đồ, vẽ được

nhanh tương đối chính xác, đầy đủ, nhận xét được đảm bảo và biết cách giải thích
từ kết quả nhận xét của biểu đồ. Chính vì vậy các em nắm được các yêu cầu cơ bản
của về biểu đồ, từ đó đạt được kết quả khá cao trong kiểm tra định kì, cuối kì, thi
tốt nghiệp trung học phổ thông, thi đại học, cao đẳng và đặc biệt đợt thi tuyển sinh
đại học năm 2014 có một số em đạt điểm khá giỏi môn Địa lí trong tuyển sinh vừa
qua.
Thời gian thực hiện các kĩ năng này cho học sinh trong giờ lên lớp ở thực hành
và ở tiết phụ đạo với việc hướng dẫn theo dõi học sinh tiếp tục rèn luyện ở nhà,
trong thời gian ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài mới. Hướng dẫn, gợi ý, chỉ đạo của
thầy tiến dần đến chỗ trò nhận thức là chính, thầy chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn và
bổ sung, hoàn chỉnh. Tuy nhiên phải căn cứ vào các đối tượng của học sinh để từ
đó có những yêu cầu rèn luyện kĩ năng thích hợp.
III. Kết luận
Việc ứng dụng rèn luyện kĩ năng về biểu đồ vào những lớp tôi giảng dạy, thì có
tính khả thi cao và đồng thời nâng cao được kết quả môn địa lí, có thể áp dụng cho
đối tượng học sinh thi trung học phổ thông quốc gia năm học này.
Như vậy rèn luyện kĩ năng về biểu đồ rất cần thiết, trước mắt đối với học sinh
trường THPT Võ Văn Kiệt.
Trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã có nhiều cố gắng, song chắc
không thể tránh khỏi những sai sót. Mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để
cho bài viết được hoàn thiện hơn.
Những kiến nghị, đề xuất
- Đối với giáo viên phải dạy chắc các kĩ năng về biểu đồ để học sinh vận dụng
được nhanh chính xác.
13


- Học sinh cần tích cực tự giác trong việc rèn luyên các kĩ năng địa lí để nâng cao
kết quả học tập của mình.
- Trường phải duy trì dạy phụ đạo để thực các kĩ năng này.

Phước long, ngày 24 tháng 02 năm 2015
Người thực hiện

Đoàn Văn Nhu

14


Tài liệu tham khảo
+ Sách giáo khoa Địa lí 12.
+ Rèn luyện kĩ năng đia lí – Mai Xuân San – Nhà xuất bản giáo duc năm 1999.
+ Các loại sách tham khảo khác như: Hướng dẫn ôn tập kì thi Trung học phổ thông
Quốc gia năm học 2015 – 2015.

15


16



×