Giới thiệu:
Bên cạnh những phương pháp giao dịch dài hạn (position trading), trung hạn (mid-term
trading) hay ngắn hạn (short-term trading) thì chúng ta cịn có một phương pháp giao dịch
khác, được rất nhiều trader quan tâm, đó chính là scalping - phương pháp giao dịch kiểu
đánh “du kích” trong thời gian cực ngắn từ vài giây cho đến nhiều phút.
Tuy vậy, do độ khó của phương pháp giao dịch này nên nó khơng có được nhiều thiện cảm
cho lắm, nó thường hay bị các trader giao dịch dài hơi hơn phê phán là một phương pháp
giao dịch rủi ro cao, với mức chi phí (gồm spread và commission) phải trả cho sàn là rất
đáng kể. Nhưng dẫu vậy, nó vẫn phù hợp với nhiều trader và giúp họ kiếm được lợi nhuận,
và nếu bạn khơng nằm trong số đó thì có thể là bởi đặc tính cá nhân của bạn không hợp với
kiểu giao dịch này, hoặc do bạn chưa tìm được một chiến lược giao dịch phù hợp.
Trong loạt ebook mới này chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm của phương pháp giao dịch cực
ngắn hạn này và bạn cũng có thể lọc tìm trong nhiều phương pháp giao dịch scalping (sẽ)
được giới thiệu trong sê-ri một phương pháp giao dịch phù hợp với bản thân mình nhất.
Mong anh em nhiệt tình ủng hộ, và đây là tập đầu tiên!
Mời anh em cùng đọc!
MỤC LỤC
Scalping là gì? Hướng dẫn cách Scalping trong thị trường Forex .........................................................4
Scalping là gì?.............................................................................................................................................. 4
Tại Sao Trader lại lựa chọn Scalping? ........................................................................................................... 5
Đặc điểm tính cách của các Scalper .............................................................................................................. 5
Sự khác biệt giữa Market Making và Scalping .............................................................................................. 7
Chia sẻ một chiến lược scalping hiệu quả - Phương pháp số 1 .............................................................8
Phương pháp Scalping số 1:......................................................................................................................... 8
Quy tắc SELL:.......................................................................................................................................................................... 8
Quy tắc BUY: .......................................................................................................................................................................... 8
Lưu ý: ..................................................................................................................................................................................... 8
Chia sẻ một chiến lược scalping hiệu quả - Phương pháp số 2 ........................................................... 10
Phương pháp số 2: .................................................................................................................................... 10
Quy tắc SELL:........................................................................................................................................................................ 10
Quy tắc BUY: ........................................................................................................................................................................ 11
Chia sẻ một chiến lược scalping hiệu quả - Phương pháp số 3 ........................................................... 14
Phương pháp số 3: .................................................................................................................................... 14
QUY TẮC SELL....................................................................................................................................................................... 14
QUY TẮC BUY ....................................................................................................................................................................... 15
Chia sẻ một chiến lược scalping hiệu quả - Phương pháp số 4 ........................................................... 18
Phương pháp số 4: .................................................................................................................................... 18
QUY TẮC SELL....................................................................................................................................................................... 18
QUY TẮC BUY ....................................................................................................................................................................... 18
Chia sẻ một chiến lược scalping hiệu quả - Phương pháp số 5 ........................................................... 21
Phương pháp số 5: .................................................................................................................................... 21
Điều kiện chung: .................................................................................................................................................................. 21
QUY TẮC SELL....................................................................................................................................................................... 21
QUY TẮC BUY ....................................................................................................................................................................... 22
Lưu ý: ................................................................................................................................................................................... 22
Scalping là gì? Hướng dẫn cách Scalping trong thị trường Forex
Scalping là gì?
Scalping - Scalp hay Scalper trong Trading đều là thuật ngữ dùng để biểu thị những phương pháp
lướt sóng để thu lợi nhuận nhỏ một cách thường xuyên, bằng cách vào và thốt lệnh nhiều lần
trong ngày.
Scalping khơng giống với Day Trading, trong đó một Trader sẽ mở lệnh tại một vị trí và sau đó
đóng lệnh trong phiên giao dịch hiện tại, nói cách khác Scalping khơng bao giờ giữ lệnh qua
phiên giao dịch tiếp theo hay giữ lệnh qua đêm.
Trong khi Day Trader có thể vào lệnh từ một đến hai lần, hoặc vào nhiều lần một ngày, các
Scalpers sẽ là những người vào lệnh điên cuồng hơn và cố gắng lướt nhanh để kiếm lợi nhuận
nhỏ nhưng nhiều lần trong cùng một phiên giao dịch.
Và trong khi một Day Trader có thể giao dịch trên chart M5 và M30, các Scalpers thường trade
chart M1, thậm chí dùng tick chart. Cụ thể, một số Scalpers muốn thử và nắm bắt các chuyển
động của giá ở tốc độ cao xảy ra trong khoảng thời gian phát hành các tin tức kinh tế và các sự
kiện kinh tế quan trọng khác, chẳng hạn như việc phát hành tin NFP hoặc GDP nếu đó là những
gì buổi họp có thông tin quan trọng.
Tại Sao Trader lại lựa chọn Scalping?
Scalper là những người cố gắng kiếm lời từ 5 đến 10 pips cho mỗi lệnh giao dịch và lặp lại hành
động này trong suốt phiên giao dịch. Họ sử dụng đòn bẩy cao và thực hiện giao dịch với chỉ một
vài pips lợi nhuận tại một thời điểm nào đó.
Hãy nhớ rằng, với một lot tiêu chuẩn, giá trị trung bình của pip khoảng 10 đơ la. Vì vậy, cứ
5 pips lợi nhuận, thương nhân có thể kiếm được 50 đơ la một lần. Mười lần một ngày, điều này
sẽ tương đương 500 đơ la.
Chú ý: hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Đặc điểm tính cách của các Scalper
Scalping, tất nhiên không dành cho tất cả mọi người, và một điều chắc chắn: Bạn phải có tính
cách của một scalper thì mới nên lựa chọn phương pháp giao dịch này. Những người này sẽ thích
thú với việc ngồi máy tính cả ngày trong suốt phiên giao dịch, và họ cần phải tận hưởng sự tập
trung cực kỳ lớn khi bạn thực hiện scalping.
Bạn không thể rời mắt khỏi màn hình vì phải thực hiện lướt các đợt sóng nhỏ ở khung thời gian
thấp, chẳng hạn bạn cần scalp 5 pips mỗi lần. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình có đủ khả năng để
ngồi xem chart cả ngày, hoặc xem chart cả đêm nếu bạn không phải là người bị mắc chứng thiếu
ngủ thì bạn chắc chắn phải là người có thể phản ứng nhanh chóng với từng thay đổi nhỏ của thị
trường.
Sẽ khơng có thời gian để bạn suy nghĩ. Khả năng phản xạ nhanh là một yếu tố cần thiết cho một
Scalper. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp giá đi ngược chống lại bạn thậm chí chỉ từ 2
đến 3 pips.
Sự khác biệt giữa Market Making và Scalping
Scalping tương tự như những gì các Market Maker (nhà tạo lập thị trường) thực hiện các giao
dịch quanh spread. Khi một market maker thực hiện các giao dịch của mình, anh ta sẽ kiếm lời từ
spread của thị trường. Ngược lại, các Scalper là người trả spread.
Việc phân biệt Scalper với Market Maker là rất quan trọng. Khi các Scalper mua vào giá ask và
bán giá bid, anh ta phải chờ cho thị trường đi đúng theo hướng đi của mình để vượt được phí
spread chi trả cho Market Maker. Market Maker ngược lại, kiếm lời ngay lập tức tại thời điểm
Scalper đặt lệnh.
Do đó, rủi ro cua các Scalper phải cao hơn so với Market Maker, mặc dù cả hai đang tìm cách để
vào và cắt lệnh cực nhanh. Các Market Maker thích Scalpers bởi vì những Scalper là những
người trả tiền cho spread, điều đó có nghĩa là càng có nhiều scalper thì sẽ càng nhiều Market
Maker kiếm tiền từ spread.
Chia sẻ một chiến lược scalping hiệu quả - Phương pháp số 1
Chiến lược này tôi học được từ forexfactory cũng lâu rồi, cỡ năm ngoái, của tác giả Atheer.
Atheer chia sẻ rất nhiều mẫu hình nến scalping hay. Hơm nay, tôi sẽ chia sẻ với anh em tiếp tục
một chiến lược scalping hiệu quả mà tôi thường hay sử dụng. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho anh
em.
Phương pháp Scalping số 1:
Quy tắc SELL:
+ Cây nến cuối cùng phải là cây nến cao nhất trong 5 cây nến gần nhất.
+ Cây nến cuối cùng phải là cây nến giảm.
+ Stoploss được trên đỉnh cây nến cuối cùng vài pips.
+ Take profit ít nhất khoảng 10 pips.
Quy tắc BUY:
+ Cây nến cuối cùng phải là cây nến thấp nhất trong 5 cây nến gần nhất.
+ Cây nến cuối cùng phải là cây nến tăng.
+ Stoploss được dưới đáy cây nến cuối cùng vài pips.
+ Take profit ít nhất khoảng 10 pips.
Lưu ý:
Anh em không cần sử dụng bất kỳ một indicator nào để hỗ trợ thêm, nếu cần, có thể xác nhận
bằng BBs cũng được (vì tơi quen dùng BBs và thấy hiệu quả)
Áp dụng các quy tắc quản lý vốn mà tôi đã chia sẻ với anh em trong rất nhiều bài trước.
Chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để scalping trên khung 5 phút, cặp EU, nhưng cũng có
thể giao dịch ở các cặp tiền khác, hoặc khung thời gian khác, tùy vào phong cách giao dịch của
anh em.
Lưu ý cuối cùng, ln ln giao dịch theo trend, vì đó là cách an tồn và chính xác nhất để kiếm
lợi nhuận. Hạn chế giao dịch ngược trend, nó khơng có lợi cho chúng ta.
Dưới đây là một ví dụ cho anh em dễ hiểu.
Chia sẻ một chiến lược scalping hiệu quả - Phương pháp số 2
Qua phương pháp số 1, các bác thấy như thế nào? Giao dịch có ổn khơng? Tơi nghĩ là chưa ổn
đâu. Bởi vì các bác quên một số điều (tơi có hướng dẫn sử dụng ở bài trước):
• Hạn chế đánh ngược xu hướng
• Kết hợp quản lý vốn và quản lý rủi ro
• Dừng tư duy đây là chén thánh. Vì những system từ trước tới giờ tơi chia sẻ đều khơng
phải chén thánh. Chỉ có những người tùy chỉnh nó theo kinh nghiệm và giao dịch đủ lâu
mới biến nó thành chén thánh được.
• Kết hợp thêm bộ lọc Bollinger Bands vào để tăng xác suất giao dịch. (Phần này tôi chưa
thấy anh em nào khai thác). BBs vẫn là công cụ hiệu quả, các bác nên khai thác nó nhiều
hơn.
Dừng lại ở phương pháp số 1, tôi tiếp tục sang phương pháp số 2 của tác giả Atheer. Vẫn phong
cách đó, vẫn cách giao dịch đó. Nó chỉ là các phương pháp, các bác nên tùy biến hoặc tích hợp
theo kinh nghiệm và hệ thống giao dịch của các bác. Khơng nên sử dụng nó riêng lẻ nhé,
Phương pháp số 2:
Quy tắc SELL:
+ Chờ cây nến giảm theo phương pháp số 1 hình thành.
+ Khi giá đi xuống, chờ giá hồi lên vùng cung được tạo bởi cây nến ở phương pháp số 1.
+ Đặt lệnh Sell limit tại vùng đó (đặt ở chính xác ở đâu phải tùy vào kinh nghiệm mỗi trader,
khơng có điểm nào gọi là chính xác).
+ Stoploss vẫn là trên đỉnh cây nến phương pháp số 1.
+ Take profit theo phương pháp của bạn (hoặc ATR, hoặc 2:1, hoặc đỉnh đáy gần nhất,...)
Quy tắc BUY:
+ Chờ cây nến tăng theo phương pháp số 1 hình thành.
+ Khi giá đi lên, chờ giá hồi xuống vùng cầu được tạo bởi cây nến ở phương pháp số 1.
+ Đặt lệnh Buy limit tại vùng đó (đặt ở chính xác ở đâu phải tùy vào kinh nghiệm mỗi trader,
khơng có điểm nào gọi là chính xác).
+ Stoploss vẫn là dưới đáy cây nến phương pháp số 1.
+ Take profit theo phương pháp của bạn (hoặc ATR, hoặc 2:1, hoặc đỉnh đáy gần nhất,...)
Lưu ý:
+ Phương pháp này nếu đánh khung ngắn đòi hỏi phải nhanh mới vào được vị trí đẹp, từ từ là cơ
hội sẽ vụt mất, giống như phương pháp Woodies vậy.
+ Có thể kết hợp theo cản, biên BBs, hoặc các indicator khác bạn cảm thấy hợp với bạn. Đừng sử
dụng phương pháp này riêng lẻ mà khơng có bộ lọc. Đó là lý do tại sao tơi ví dụ cho các bác tồn
điểm đẹp, vì tơi đã sử dụng bộ lọc rồi, cịn những vị trí đúng tín hiệu, nhưng tơi khơng vẽ ra là
bởi vì nó khơng thỏa điều kiện trong bộ lọc của tơi. Các bác cũng nên có bộ lọc riêng cho mình
nhé.
Dưới đây là một số ví dụ để anh em dễ hình dung:
Chia sẻ một chiến lược scalping hiệu quả - Phương pháp số 3
Qua phương pháp số 1 và phương pháp số 2, các bác thấy như thế nào? Giao dịch có ổn khơng?
Nếu chưa ổn, chúng ta cùng nhìn lại những vấn đề, có thể anh em sẽ mắc phải trong q trình
giao dịch dẫn đến rủi ro:
• Đánh ngược xu hướng
• Chưa quan tâm kết hợp quản lý vốn và quản lý rủi ro
• Tư duy đây là chén thánh. Vì những system từ trước tới giờ tơi chia sẻ đều khơng phải
chén thánh. Chỉ có những người tùy chỉnh nó theo kinh nghiệm và giao dịch đủ lâu mới
biến nó thành chén thánh được.
• Chưa kết hợp thêm bộ lọc tùy vào sở trường của bản thân, như trường hợp của tôi, tôi sẽ
kết hợp thêm bollinger bands vào để tăng xác suất giao dịch. (Phần này tôi chưa thấy anh
em nào khai thác). BBs vẫn là công cụ hiệu quả, các bác nên khai thác nó nhiều hơn.
Dừng lại ở phương pháp số 1 và số 2, tôi tiếp tục sang phương pháp số 3 của tác giả Atheer. Vẫn
phong cách đó, vẫn cách giao dịch đó. Nó chỉ là các phương pháp, các bác nên tùy biến hoặc tích
hợp theo kinh nghiệm và hệ thống giao dịch của các bác. Khơng nên sử dụng nó riêng lẻ nhé.
Phương pháp số 3:
QUY TẮC SELL
+ Hai cây nến cuối cùng là hai cây nến có màu khác nhau.
+ Hai cây nến trước đó phải cao hơn hai cây nến cuối cùng.
+ Chờ đến khi giá đóng cửa dưới đường sweet spot ( indicator tạo ra đường sweet spot tơi có
đính kèm bên dưới).
+ Sell và đặt stop trên đỉnh của 2 cây nến đó.
+ Đặt tỷ lệ Reward : Risk = 2 : 1
+ Dời stoploss về hòa vốn khi lợi nhuận bằng stoploss (cái này là tùy chọn, không bắt buộc).
QUY TẮC BUY
+ Hai cây nến cuối cùng là hai cây nến có màu khác nhau.
+ Hai cây nến trước đó phải thấp hơn hai cây nến cuối cùng.
+ Chờ đến khi giá đóng cửa trên đường sweet spot ( indicator tạo ra đường sweet spot tơi có đính
kèm bên dưới).
+ Buy và đặt stop dưới đáy của 2 cây nến đó.
+ Đặt tỷ lệ Reward : Risk = 2 : 1
+ Dời stoploss về hòa vốn khi lợi nhuận bằng stoploss (cái này là tùy chọn, không bắt buộc).
Dưới đây là một số ví dụ để dễ hình dung:
Chia sẻ một chiến lược scalping hiệu quả - Phương pháp số 4
Sau 3 phương pháp scalping độc lạ và đơn giản như thế này, anh em thấy như thế nào, có hiệu
quả khơng? Tơi nghĩ là cần nhiều thời gian và cơng sức để test được nó. Tiếp theo đây tôi xin
giới thiệu với anh em một phương pháp giao dịch thứ 4, nối tiếp 3 phương pháp trước (cùng một
tác giả). Những phương pháp này anh em có thể kết hợp chúng lại để tạo thành một hệ thống giao
dịch hoàn chỉnh hoặc tùy chỉnh thêm để phù hợp với phong cách giao dịch của bản thân.
Phương pháp số 4:
QUY TẮC SELL
+ 4 cây nến hình thành trên biên trên của Bollinger Bands, hai cây nến đầu phải là cây nến tăng,
nến sau đóng cửa cao hơn nến trước. Hai cây nến cuối phải là cây nến giảm, nến sau đóng cửa
thấp hơn nến trước. Dó đó, chúng ta có thể tưởng tượng ra 4 cây nến này hình thành 1 tam
giác hoặc theo hình chữ V ngược.
+ Mở lệnh Sell tại cây nến thứ 5
+ Stoploss tại đỉnh cao nhất của 4 cây nến
+ Takeprofit gấp đôi stoploss hoặc tỷ lệ R : R = 2 : 1
QUY TẮC BUY
+ 4 cây nến hình thành trên biên dưới của Bollinger Bands, hai cây nến đầu phải là cây nến giảm,
nến sau đóng cửa thấp hơn nến trước. Hai cây nến cuối phải là cây nến tăng, nến sau đóng cửa
cao hơn nến trước. Dó đó, chúng ta có thể tưởng tượng ra 4 cây nến này hình thành 1 tam
giác hoặc theo hình chữ V.
+ Mở lệnh Buy tại cây nến thứ 5
+ Stoploss tại đỉnh thấp nhất của 4 cây nến
+ Takeprofit gấp đôi stoploss hoặc tỷ lệ R : R = 2 : 1
Lưu ý:
+ Phương pháp này là có thể là con dao hai lưỡi, được ăn cả, ngã về khơng nhé.
+ Chúng ta có thể lọc tín hiệu bằng timing (thời gian hình thành mẫu hình) và độ biến động của 4
cây nến
+ Khuyến nghị anh em sử dụng phương pháp này vào phiên London.
+ Tơi có đính kèm indicator cho phương pháp này, anh em có thể tham khảo bằng cách download
file bên dưới.
Sau đây là một số hình minh họa cho phương pháp:
Chia sẻ một chiến lược scalping hiệu quả - Phương pháp số 5
Sau 4 phương pháp scalping độc lạ và đơn giản như thế này, anh em thấy như thế nào, có hiệu
quả khơng? Tơi nghĩ là cần nhiều thời gian và cơng sức để test được nó. Tiếp theo đây tôi xin
giới thiệu với anh em một phương pháp giao dịch thứ 5, nối tiếp 4 phương pháp trước (cùng một
tác giả). Những phương pháp này anh em có thể kết hợp chúng lại để tạo thành một hệ thống giao
dịch hoàn chỉnh hoặc tùy chỉnh thêm để phù hợp với phong cách giao dịch của bản thân.
Phương pháp số 5:
Điều kiện chung:
1. Khung thời gian khuyến nghị: 1 phút
2. Indicator hỗ trợ: Bollinger Bands, Sweet Spot (có đính kèm bên dưới).
3. Chỉnh thông số sweet spot để hiển thị các đường theo khung thời gian M1. (Có cài sẵn
template, đính kèm ở dưới, anh em nào chưa rõ thì cài template vào xài ln, khơng cần phải
chỉnh)
4. Tìm kiếm điểm vào lệnh Sell khi giá nằm trên bên trên của BBs.
5. Tìm kiếm điểm vào lệnh Buy khi giá nằm trên bên trên của BBs.
QUY TẮC SELL
1. Xuất hiện hai cây nến giảm, nến sau đóng cửa thấp hơn nến trước.
2. Xuất hiện cây nến thứ 3 mở cửa giữa hai đường sweet spot.
3. Giá bid của cây nến thứ 3 chạm vào đường sweet spot tiếp theo.
4. Mở lệnh Sell với stoploss trên đỉnh của 3 cây nến.
5. Lấy takeprofit bằng 2 lần stoploss.
QUY TẮC BUY
1. Xuất hiện hai cây nến tăng, nến sau đóng cửa cao hơn nến trước.
2. Xuất hiện cây nến thứ 3 mở cửa giữa hai đường sweet spot.
3. Giá bid của cây nến thứ 3 chạm vào đường sweet spot tiếp theo.
4. Mở lệnh Buy với stoploss trên đỉnh của 3 cây nến.
5. Lấy takeprofit bằng 2 lần stoploss.
Lưu ý:
+ Phương pháp này đòi hỏi anh em phải ngồi canh, scalping mà, bắt buộc phải ngồi canh.
+ Chúng ta có thể lọc tín hiệu bằng timing (thời gian hình thành mẫu hình) và độ biến động của 3
cây nến
+ Khuyến nghị anh em không sử dụng phương pháp này trong giờ ra tin.
+ Tơi có đính kèm indicator cho phương pháp này, anh em có thể tham khảo bằng cách download
file bên dưới.
Sau đây là một số hình minh họa cho phương pháp:
Happy Tradings!
--------------------------------------------------------BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO: