Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

câu hỏi và đáp án môn bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 66 trang )


-1-

 CÂU HI V
Bo him trong hong kinh doanh 2011
*****
Mc lc và danh sách son tho

Trong quá trình học có thắc mắc ở phần nào, mọi người liên hệ với bạn soạn thảo ra để
giải đáp nhé

! Mong tất cả chúng ta sẽ sống sót qua môn này!

Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm 1
Ngọc
Chương II: Bảo hiểm hàng hải 6
Câu 1 -> 9: Phương Huyền
Câu 10 -> 13: Phương
Câu 14 ->16: Lê Huyền
Câu 17-> 21: Cương
Câu 22-> 24: Bùi Huyền
Câu 25-> 33: Lan
Câu 34 -> 39: Mai
Câu 40-> 48 : Hằng
Chương III: Bảo hiểm hàng không 49
Bảo Lâm
Chương IV : Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. 53
Câu 1 -> 6: Hạnh
Câu 7 -> 12: Nguyên
Chương V: Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt 63
Câu 1->3: Ngọc


Câu 4,5,6 : Vân





-2-

 bo him

Câu 1: Nêu khái nim ca bo him.
Trả lời:
Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của người BH đối với người đc BH về những thiệt hại,
mất mát của đối tg BH do 1 rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với đk người đc BH đã thuê BH
cho đối tg BH đó và nộp 1 khoản tiền gọi là phí BH
Đặc điểm của BH:
- Là sự di chuyển rủi ra từ người đc BH sang người BH
- Là biện pháp kinh tế nhằm giải quyết những hậu quả về mặt tài chính
- Là sự phân chia rủi ro, chia nhỏ tổn thất
- Là ngành kinh doanh rủi ro

Câu 2: Trình bày các cách phân loi bo him.
Trả lời:
  hong ca BH
- BH xã hội: BH y tế, chế độ BH với cán bộ viên chức,…
- BH thương mại: mang t/c kinh doanh kiếm lời  ko bắt buộc
 vào tính cht ca BH
- BH nhân thọ: trọn đời, sinh kì, tử kì, hỗn hợp,…
- BH phi nhân thọ: sức khỏe và tai nạn con người, hàng hải, tài sản và thiệt hại, cháy
và các rủi ro đặc biệt, hàng ko, xây dựng và lắp đặt,…

 i tg BH
- BH tài sản: ts của cá nhân hay tập thể  mang tính vật chất
- BH trách nhiệm: trách nhiệm dân sự của người đc BH với người thứ 3 hay sản phẩm
- BH con người: con người hoặc bộ phận + vấn đề liên quan như tuổi thọ, tính mạng,
sức khỏe,…

Câu 3: Trình bày giá tr bo him và s tin bo him? Tr giá bo him và s tin
bo him có quan h v nào?
Trả lời:
Giá trị BH: là giá trị của đối tg BH lúc bắt đầu BH cộng thêm phí BH, và các chi phí hợp lý
khác
Số tiền BH: là toàn bộ hay 1 phần GTBH, do người đc BH yêu cầu và đc BH

Câu 4: Th quy



 ? Tác d  u ki  thc hin th
quyn. Cho ví d.
Trả lời:

-3-

Thế quyền là người BH sau khi bồi thường cho người đc BH, có quyền thay mặt người đc
BH để đòi người thứ 3 có trách nhiệm, bồi thường cho mình.
Tác dng: giúp cty BH bù đắp tài chính, cho phép giảm chi phí thực tế của người BH trg
trường hợp tổn thất xảy ra, làm giảm phí BH.
u kin thc hin:
- Chỉ áp dụng khi có tổn thất về tài chính (khác với BH nhân thọ)
- Chỉ áp dụng khi người BH đã bồi thường đầy đủ tổn thất trg phạm vi BH cho người

đc BH
- Việc đòi bồi thường phải trên danh nghĩa người đc BH
- Người đc BH phải cung cấp các biên bản, giấy tờ, chứng từ, thư từ…cần thiết cho
người BH

ng bo him là gì? 

ng bo him.
Trả lời:
Đối tượng BH là tài sản hoặc lợi ích mang ra BH
Có 3 loại:
- Tài sản
- Con người
- Trách nhiệm với bên thứ 3
(cái này ứ biết phân tích kiểu gì)

Câu 6: .
Trả lời:
Theo nguyên tắc này, người đc BH muốn mua BH phải có lợi ích BH. Lợi ích BH có thể là
quyền đã có hoặc sẽ có trong đối tượng BH.
Lợi ích BH là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với hay phụ thuộc vào sự an
toàn hay ko an toàn của đối tượng BH. Người có lợi ích BH là người bị thiệt hại về tài
chính khi đối tượng BH gặp rủi ro – thường là người chủ sở hữu đối tượng BH, người chịu
trách nhiệm quản lý tài sản hoặc người nhận cầm cố tài sản
Có lợi ích BH mới đc kí kết HĐ BH
Khi xảy ra tổn thất, người đc BH đã phải có lợi ích BH rồi mới đc bồi thường

Câu 7: i phó vi r

ng.

Trả lời:
- Tránh ri ro: ko làm việc quá mạo hiểm, ko chắc chắn  ko làm đc gì
- a, hn ch ri ro: sử dụng các biện pháp đề phòng như hệ thống phòng
cháy chữa cháy, an toàn lao động,…  ko ngăn đc hết rủi ro

-4-

- T khc phc ri ro: tự bảo hiểm: dự trữ 1 khoản tiền nhất định để khi có rủi ro
xảy ra thì dùng khoản đó để bù đắp, khắc phục hậu quả.  ko đủ dự trữ + gây đọng
vốn trg xã hội
- Chuyng ri ro: BH: san sẻ, chuyển nhượng rủi ro cho công ty khác trg đó
cty đó phải bồi thường những thiệt hại do rủi ro đc thỏa thuận gây ra, người chuyển
nhượng rủi ro trả 1 khoản phí  ko gây đọng vốn + bù đắp đc rủi ro lớn

Câu 8: Phân tích các nguyên tc ca bo him.
Trả lời:
- BH 1 ri ro ch ko BH 1 s chc chn: chỉ nhận BH những sự cố, tai nạn xảy ra 1
cách bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ ko BH 1 cái chắc chắn
xảy ra.
- Nguyên tc trung thc tuyi: 2 bên phải tuyệt đối trung thực, tin tưởng lẫn
nhau, ko lừa dối nhau. Nếu 1 trg 2 bên vi phạm  HĐ vô hiệu
Nguời BH: công khai đk, nguyên tắc, giá cả BH cho người đc BH biết, ko đc nhận
BH khi biết đối tượng BH đã đến nơi an toàn
Người đc BH: khai báo chính xác các chi tiết liên quan đến đối tượng BH, thông
báo kịp thời những thay đổi về đối tượng BH, rủi ro, mối đe dọa,…mà mình biết
cho người BH; ko đc mua BH khi biết rõ đối tượng BH đó đã bị tổn thất
- Nguyên tc li ích BH: người đc BH muốn mua BH phải có lợi ích BH. Lợi ích
BH có thể là quyền đã có hoặc sẽ có trong đối tượng BH.
Lợi ích BH là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với hay phụ thuộc vào
sự an toàn hay ko an toàn của đối tượng BH. Người có lợi ích BH là người bị thiệt

hại về tài chính khi đối tượng BH gặp rủi ro – thường là người chủ sở hữu đối tượng
BH, người chịu trách nhiệm quản lý tài sản hoặc người nhận cầm cố tài sản
Có lợi ích BH mới đc kí kết HĐ BH. Khi xảy ra tổn thất, người đc BH đã phải có lợi
ích BH rồi mới đc bồi thường
- Nguyên tc bng: khi có tổn thất xảy ra, người BH phải bồi thường để đảm
bảo cho người đc BH có vị trí tài chính như trc khi tổn thất xảy ra, ko hơn ko kém.
Các bên ko đc lợi dụng BH để trục lợi
- Nguyên tc th quyn: Thế quyền là người BH sau khi bồi thường cho người đc
BH, có quyền thay mặt người đc BH, được hưởng mọi lợi hợp pháp của người đó để
đòi người thứ 3 có trách nhiệm, bồi thường cho mình. Để thực hiện đc nguyên tắc
này, người đc BH phải cung cấp các biên bản, giấy tờ, chứng từ,… cần thiết cho
người BH

Câu 9: So sánh bo him xã hi và bo hii.
Trả lời:

-5-


BH Xã hội
BH Thương mại
Mục đích
hoạt động
Bù đắp tài chính cho người đc BH khi rủi ro xảy ra
Đối tượng
BH
Thu nhập của người LĐ
Tính mạng, tình trạng sức khỏe của
con người, tài sản, trách nhiệm dân
sự

Nguồn
hình thành
Người LĐ, người sử dụng LĐ, nhà
nước hỗ trợ
Đóng góp phí của những người
tham gia
Phí BH
Xác định bằng số tương đối dựa vào
tiền công của ng LĐ và quỹ lương của
chủ sử dụng LĐ tham gia BH
Xác định bằng số tuyệt đối, trên cơ
sở xác suất rủi ro của đối tượng
BH, số tiền BH, giá trị BH
Cơ quan
quản lý
Thường do 1 tổ chức của CP đảm nhận
Các DN BH tự đứng ra kinh doanh
Tính chất
Tính tương hỗ nhiều hơn
Bắt buộc theo pháp luật
Tính chất kinh doanh
Tự nguyện

Câu 10: Phí bo hi nào và ph thuc vào các yu t nào?
Trả lời:
Phí BH (I) là khoản tiền mà người đc BH phải nộp cho người BH để đc bồi thường khi có
tổn thất xảy ra, là giá cả của BH.
Phí BH đc xđ như sau:
I = V(A) x R
Trg đó:

V: giá trị BH
A: số tiền BH
Nếu A < V thì tính theo A, nếu A = V thì tính theo V
R: tỷ lệ phí BH (tính căn cứ vào thống kê tổn thất hoặc xác suất rủi ro xảy ra)

-6-

: Bo him hàng hi

Câu 1: Phân tích bo him hàng hi và các loi hình bo him hàng hi.
Trả lời:
1. Định nghĩa: “Bảo hiểm hàng hải là bảo hiểm cho những rủi ro trên biển, trên bộ, trên
sông liên quan đến hành trình đường biển, gây tổn thất cho các đối tượng bảo hiểm
chuyên chở trên biển”.
2. Các loại hình bảo hiểm hàng hải : 3loại:
- Bo him thân tàu: bảo hiểm cho những thiệt hại vật chất xảy ra với vỏ tàu, máy
móc, thiết bị trên tàu đồng thời bảo hiểm cước phí, các chi phí hoạt động của tàu và
một phần trách nhiệm mà chủ tàu phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm va nhau.
- Bo him trách nhim dân s ch tàu (P&I Insurance) : bảo hiểm những thiệt
hại phát sinh từ trách nhiệm của chủ tàu trong quá trình sở hữu, kinh doanh, khai
thác tàu biển.
- Bo him hàng hoá XNK chuyên ch bng bin: đối tượng bảo hiểm là
hàng hoá XNK được vận chuyển trên biển và các chi phí có liên quan.

Câu 2: 

i ro trong bo him hàng hi.
Trả lời:
1. Định nghĩa:
- Rủi ro là những tai nạn, tai họa, sự cố xảy ra một cách bất ngờ ngẫu nhiên hoặc

những đe doạ nguy hiểm, khi xảy ra thì gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm.
- Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra trên biển, của biển, liên quan đến một hành
trình hàng hải. Ví dụ: tàu bị mắc cạn, đắm, đâm va nhau… hàng bị hư hỏng, vỡ
thiếu hụt…
2. Phân loại các rủi ro trong bảo hiểm hàng hải: (2 cách)
2.1. Căn cứ vào nguyên nhân gây rủi ro
- Thiên tai (Act of God): là những hiện tượng tự nhiên mà con người không chi phối
được. Vd: biển động, bão, gió lốc, sét đánh, thời tiết xấu, sóng thần, động đất, núi
lửa phun…
- Tai ha ca bin (peril of the sea): là những tai nạn xảy ra đối với con tàu ở ngoài
biển. Vd: tàu mắc cạn, cháy, đắm, nổ, đâm va nhau, đâm va vật thể khác, tàu mất
tích… (Những rủi ro này được gọi là những rủi ro chính – sgk tr17)
- Các tai nn bt ng khác: là những thiệt hại do tác động ngẫu nhiên bên ngoài
không thuộc các tai họa của biển nói trên.
Tai nạn bất ngờ khác có thể xảy ra trên biển, trên bộ, trên không, trong quá trình vận
chuyển, xếp dỡ, giao nhận, lưu kho. Vd: hàng hoá bị rách, vỡ, cong, vênh, mất mùi,
lây hại, trộm, mất cắp không giao hàng…)

-7-

Những rủi ro này thường là các rủi ro phụ.
- Ri ro do các hànng chính tr xã hi hoc do li cc bo him
gây nên vd: chiến tranh, đình công, hành động thù địch, khủng bố, tàu bị bắt giữ
hoặc tịch thu…
2.2. Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm: (3 loại)
a. Các rc bo him: là các rủi ro được bảo hiểm một cách
bình thường theo những điều kiện bảo hiểm gốc A, B, C. Bao gồm cả rủi ro chính
và rủi ro phụ.
* Rủi ro chính: là rủi ro thường xuyên xảy ra và được bảo hiểm trong mọi điều kiện
bảo hiểm: (6): mắc cạn, chìm đắm, cháy, đâm va, ném hàng xuống biển, mất tích.

* Các rủi ro phụ: là những rủi ro ít xảy ra, chỉ được bảo hiểm trong các điều kiện
bảo hiểm rộng nhất: rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh, hấp hơi, mất mùi, lây bẩn, lây
bệnh, va đập vào hàng hoá khác, hành vi ác ý, trộm cắp, cướp, nước mưa, móc cẩu,
giao thiếu hàng hoặc không giao hàng…
b. Các ri ro phi bo him riêng (ri ro loi tr i): là nhng ri ro loi
trừ đối với các điều kiện bảo hiểm tiêu chuẩn, nếu muốn được bảo hiểm thì phải
mua riêng:
- Rủi ro chiến tranh (War Risk- WA)
- Rủi ro đình công, khủng bố (SRCC- strike, riots & civil commodition)
c. Ri ro c bo him  ri ro loi tr (loi tr tuyi): là những rủi ro
không được bảo hiểm đối với bảo hiểm hàng hải trong mọi trường hợp. Đó là (5) –
theo SGK:
- Rủi ro chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra.
- Thiệt hại do nội tỳ, bản chất của hàng hóa.
- Do lỗi của người được bảo hiểm
- Thiệt hại mà nguyên nhân trực tiếp là chậm chễ.
- Những rủi ro có tính thảm họa nằm ngoài dự tính của con người về quy mô, mức độ
và hậu quả của nó
(Theo slide cô Hà: (7) - chính là các rủi ro loại trừ theo ICC 1982)
- Buôn lậu (Contraband)
- Lỗi của người được bảo hiểm (Insured’s fault)
- Tàu không đủ khả năng đi biển (Unseaworthiness)
- Tàu đi chệch hướng (Deviation)
- Nội tỳ (Inherent Vice)
- Ẩn tỳ (Latent Defect)
- Mất khả năng tài chính của chủ tàu )

(*) Note: Chi tit v ri ro chính và ri ro ph - phần này không biết có nên học không
nhưng trong slide cô Hà có!


-8-

* Rủi ro chính: là rủi ro thường xuyên xảy ra và được bảo hiểm trong mọi điều kiện
bảo hiểm: (6): mắc cạn, chìm đắm, cháy, đâm va, ném hàng xuống biển, mất tích.
(*Note: các rủi ro chính được liệt kê chi tiết bên dưới k có trong sgk, chỉ có trong
slide)
- Rủi ro mắc cạn (stranding): là hiện tượng tàu đi vào chỗ nước nông, đáy tàu chạm
với đáy biển hoặc nằm trên một chướng ngại vật khác làm cho hành trình của tàu bị
gián đoạn và muốn thoát được phải nhờ đến ngoại lực; rủi ro mắc cạn bao gồm cả
rủi ro mắc kẹt
- Rủi ro chìm đắm (sinking): là hiện tượng tàu hoặc phương tiện vận chuyển bị chìm
hẳn xuống nước, đáy tàu chạm với đáy biển làm cho hành trình bị huỷ bỏ
- Rủi ro cháy (Fire): là hiện tượng ô xy hoá hàng hoá hay vật thể khác trên tàu có toả
nhiệt lượng cao:
+) Cháy bình thường: do nguyên nhân từ bên ngoài hay do những nguyên nhân
khách quan như thiên tai, sơ suất của người không phải người được bảo hiểm, buộc phải
thiêu huỷ để tránh bị địch bắt hoặc tránh lây lan dịch bệnh…
+) Cháy nội tỳ: do bản thân hàng hoá tự bốc cháy mà người bảo hiểm chứng minh
được là do quá trình bốc xếp hàng hoá lên tàu không thích hợp hoặc do bản chất tự nhiên
của hàng hoá.
Công ty bảo hiểm chỉ bồi thường cháy bình thường.
- Rủi ro đâm va (Collision): là hiện tượng phương tiện vận chuyển đâm hoặc va với
bất kỳ vật nào ở bên ngoài trừ nước (bao gồm cả nước đá)
- Rủi ro vất hoặc ném xuống biển (Jettision): là hành động vất một phần hàng hoá
hoặc trang thiết bị của tàu xuống biển nhằm mục đích cứu tàu và hành trình của tàu.
- Rủi ro mất tích (missing): là trường hợp tàu không đến được cảng như quy định của
hợp đồng và sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày hành trình bị mất tin tức
về tàu và hàng hoá trên tàu.
+) Pháp: 6 tháng đối với hành trình ngắn và 12 tháng đối với hành trình dài
+) Anh và các nước theo luật Anh: thời gian tuyên bố tàu mất tích bằng 3 lần hành

trình nhưng không nhỏ hơn 2 tháng và không lớn hơn 6 tháng
+) Việt nam: thời gian tuyên bố tàu mất tích bằng 3 lần hành trình của tàu nhưng
không nhỏ hơn 3 tháng

* Các rủi ro phụ: là những rủi ro ít xảy ra, chỉ được bảo hiểm trong các điều kiện bảo
hiểm rộng nhất: rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh, hấp hơi, mất mùi, lây bẩn, lây bệnh, va đập
vào hàng hoá khác, hành vi ác ý, trộm cắp, cướp, nước mưa, móc cẩu, giao thiếu hàng hoặc
không giao hàng…
- Hấp hơi là sự thoát hơi nước từ bản thân hàng hoá, phương tiện chuyên chở hàng hoá
lây lan sang khi hàng hoá được xếp trong hầm tàu, container thông gió kém…

-9-

- Lây hại là hàng hoá bị hư hại kém phẩm chất từ hàng hoá khác hoặc phương tiện
chuyên chở lây sang
- Lây bẩn là hàng hoá bị làm bẩn dẫn đến kém phẩm chất
- Rỉ là hàng hoá bằng kim loại bị hoen rỉ do lây hại, do nước mưa, nước biển hoặc từ rủi
ro bảo hiểm khác đem lại
- Móc cẩu là sự thiếu hụt hàng hoá do quá trình móc cẩu trong khi xếp dỡ hàng hoá tại
cảng gây nên làm mất nguyên đai nguyên kiện hay rách vỡ bao bì.

Câu 3: Ri ro ph trong bo him hàng hóa vn chuyn bng bin là gì, bao
gm nhng r nào?
Trả lời:
Các rủi ro phụ: là những rủi ro ít xảy ra, chỉ được bảo hiểm trong các điều kiện bảo
hiểm rộng nhất: rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh, hấp hơi, mất mùi, lây bẩn, lây bệnh, va đập
vào hàng hoá khác, hành vi ác ý, trộm cắp, cướp, nước mưa, móc cẩu, giao thiếu hàng hoặc
không giao hàng…
- Hấp hơi là sự thoát hơi nước từ bản thân hàng hoá, phương tiện chuyên chở hàng hoá
lây lan sang khi hàng hoá được xếp trong hầm tàu, container thông gió kém…

- Lây hại là hàng hoá bị hư hại kém phẩm chất từ hàng hoá khác hoặc phương tiện
chuyên chở lây sang
- Lây bẩn là hàng hoá bị làm bẩn dẫn đến kém phẩm chất
- Rỉ là hàng hoá bằng kim loại bị hoen rỉ do lây hại, do nước mưa, nước biển hoặc từ rủi
ro bảo hiểm khác đem lại
- Móc cẩu là sự thiếu hụt hàng hoá do quá trình móc cẩu trong khi xếp dỡ hàng hoá tại
cảng gây nên làm mất nguyên đai nguyên kiện hay rách vỡ bao bì.

Chú ý! Rủi ro phụ có thể được mua bảo hiểm bằng cách mua bảo hiểm theo điều kiện A

Câu 4:  i ro loi tr trong bo him hàng hóa chuyên ch bng
bin theo ICC 1982.
Trả lời:
Rủi ro loại trừ trong bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường biển theo ICC 1982 là
các rủi ro loại trừ theo điều kiện A – ICC 1982 (là các rủi ro loại trừ theo điều kiện C trừ
đi rủi ro “thiệt hại hoặc cố ý phá hoại”), đó là (4):
1. u khon loi tr chung
- Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng, hao mòn tự nhiên của đối
tượng BH.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do bao bì không đầy đủ hoặc không thích hợp
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do chi phí nội tì hoặc bản chất của đối tượng BH

-10-

- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do mất khả năng tài chính của chủ tàu, người quản lý
tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do sử dụng vũ khí chiến tranh như năng lượng
nguyên tử, hạt nhân hoặc phóng xạ.
2. u khon loi tr ri ro v tình tr kh  n hoc
không thích hp.

Trong mọi trường hợp, bảo hiểm này không bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng
hoặc chi phí do tàu hoặc xà lan không đủ khả năng đi biển, các phương tiện vận tải khác,
container, toa xe không thích hợp cho việc vận tải an toàn hàng hóa bảo hiểm mà người
được bảo hiểm hoặc người làm công của họ đã biết vào lúc xếp hàng lên các phương tiện
vận tải nói trên.
3. u khon loi tr các ri ro chin tranh.
- Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc hành động thù địch.
- Bị chiếm giữ, tịch thu, bị bắt, kiềm chế (không kể cướp biến), và hậu quả của những
hành động đó.
- Bom mìn ngư lôi hoặc các vũ khí chiến tranh khác còn sót lại trong các cuộc chiến
tranh.
4. u khon loi tr nhng r
- Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc bất cứ người nào tham gia gây rối
loạn lao động, bạo động hoặc nổi loạn dân sự.
- Đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động hoặc nổi loạn dân sự.
- Kẻ khủng bố hoặc bất kỳ người nào hành động vì động cơ chính trị.

(*) Note: Phần này theo Slide cô Hà chỉ có:
Các rủi ro loại trừ theo ICC 1982:
- Buôn lậu
- Lỗi của người được bảo hiểm
- Tàu đi chệch hướng
- Tàu không đủ khả năng đi biển
- Ẩn tỳ
- Nội tỳ
- Mất khả năng tài chính của chủ tàu)

Câu 5:  c bo him trong bo him hàng hóa chuyên ch bng
ng bin theo ICC 1982.
Trả lời:

Các rủi ro được bảo hiểm trong hàng hóa chuyên chở bằng đường biển theo ICC 1982
(Bao gồm 12 trường hợp theo điều kiện BH A.(A = 5C + 4B + mọi rủi ro được bảo hiểm
trừ rủi ro loại trừ A) :

-11-

1. Cháy hoặc nổ
2. Tàu hoặc xà lan bị mắc cạn, chạm đất, bị đắm hoặc lật úp.
3. Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc bị trật bánh
4. Tàu đâm va nhau hoặc tàu, xà lan, phương tiện vận chuyển đâm va phải vật thể khác
không phải là nước.
5. Dỡ hàng tại cảng lánh nạn;
6. Hy sinh tổn thất chung;
7. Vứt hàng xuống biển.
- Điều khoản tổn thất chung: bảo hiểm tổn thất chung và chi phí cứu nạn được xác
định phù hợp với hợp đồng vận tải và tập quán áp dụng.
- Điều khoản “Hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi”: người được bảo hiểm được bảo
hiểm phần trách nhiệm theo điều khoản “Hai tàu đâm va nhau đều có lỗi” quy
định trong hợp đồng vận tải. Ngoài ra người được bảo hiểm còn được bảo vệ
trước khiến nại của chủ tàu nếu thống bao cho người bảo hiểm.
8. Động đất, núi lửa phun, sét đánh
9. Nước cuốn khỏi tàu
10. Nước biển, sông, hồ tràn vào hầm tàu, xà lan, phương tiện vận tải, container, to axe
hoặc nơi chứa hàng
11. Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện nào do rơi khỏi tàu hoặc bị rơi trong khi xếp lên
hoặc dỡ xuống tàu hoặc xà lan.
12. Thiệt hại do cố ý hoặc phá hoại

(*) Note: Theo slide cô H, cô phân thành: A= 7C + 4B +1A
1. Mắc cạn, đắm, cháy, đâm va

2. Dỡ hàng tại một cảng gặp nạn
3. Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc bị trật bánh
4. Tổn thất chung và các chi phí hợp lý (chi phí cứu nạn, chi phí đề phòng hạn chế tổn
thất, chi phí giám định, chi phí khiếu nại tố tụng)
5. Ném hàng ra khỏi tàu
6. Mất tích
7. Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản 2 tàu đâm va
nhau cùng có lỗi
8. Động đất, núi lửa phun, sét đánh
9. Nước cuốn khỏi tàu
10. Nước biển, nước sông, nước hồ tràn vào tàu, hầm hàng, xà lan, phương tiện vận
chuyển hoặc nơi chứa hàng
11. Tổn thất toàn bộ của bất kỳ một kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi
đang xếp dỡ hàng hoá

-12-

12. Tổn thất do các rủi ro phụ gây nên: rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh, hấp hơi, mất mùi,
lây hại, lây bẩn, hành vi ác ý hoặc phá hoại (không phải của người được bảo hiểm),
va đập vào hàng hoá khác, trộm, cắp, cướp, nước mưa, giao thiếu hàng hoá hoặc
không giao, móc cẩu hoặc các rủi ro tương tự

Câu 6: n tht chung, tn tht riêng trong bo him hàng hi
Trả lời:
Nếu căn cứ vào trách nhiệm và quyền lợi đối với tổn thất (tính chất của tổn thất), tổn
thất được chia thành 2 loại: tổn thất chung và tổn thất riêng:
1. Tn tht riêng (Particular average): là những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo
hiểm do một rủi ro bất ngờ, ngẫu nhiên gây ra, ví dụ hàng hóa bị hư hỏng do tàu bị
đắm, mắc cạn đâm va hư hỏng, đổ vỡ…
- Tổn thất riêng có thể là tổn thất bộ phận hoặc toàn bộ

- Tổn thất riêng xảy ra ngẫu nhiên, tổn thất của người nào người đó chịu mà
không có sự đóng góp của các bên.
- Có thể xảy ra ở bất cứ đâu không nhất thiết là trên biển.
- Tổn thất riêng chỉ được bồi thường nếu rủi ro đó được thỏa thuận trong hợp
đồng.
(*)Note : Theo slide cô Hà:
Tổn thất riêng là tổn thất của riêng từng quyền lợi bảo hiểm do thiên tai, tai nạn bất
ngờ gây nên
+) Bảo hiểm bồi thường tổn thất riêng thuộc rủi ro bảo hiểm và chi phí hợp lý phát
sinh của vụ tổn thất riêng (chi phí tổn thất riêng)
+) Hàng hoá: chi phí tổn thất riêng là những chi phí nhằm bảo tồn hàng hoá khỏi bị
hư hại thêm hay giảm bớt hư hại khi xảy ra tổn thất thuộc rủi ro bảo hiểm trên hành trình
+) Bảo hiểm thân tàu: chi phí tổn thất riêng gồm chi phí đã sửa chữa tàu và chi phí
chưa sửa chữa tàu
Chi phí đã sửa chữa:
Chi phí sửa chữa tạm thời
Chi phí sửa chữa chính thức: chi phí sửa chữa, thay thế các bộ phận tổn thất đã
xảy ra nhằm khôi phục lại giá trị ban đầu của con tàu trước khi có tai nạn tổn
thất
Chi phí chưa sửa chữa: là số tiền hợp lý đối với việc giảm giá trị thân tàu, máy móc
trang thiết bị do việc hư hỏng chưa sửa chữa gây ra.
2. Tn tht chung (General Average):
2.1. Khái niệm và đặc trưng
Tổn thất chung là những thiệt hại xảy ra do những chi phí và hy sinh đặc biệt được tiến
hành một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu, hàng hoá và cước phí chở trên tàu
khỏi một sự nguy hiểm chung, thực sự đối với chúng.

-13-

Muốn có tổn thất chung phải có hành động tổn thất chung: có và chỉ có hành động tổn

thất chung khi và chỉ khi có một sự hy sinh hoặc chi phí bất thường (extraordinary) được
tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm bảo tồn tài sản khỏi bị tai hoạ trong một hành trình
chung trên biển
Nguyên tắc 1: tổn thất chung vì sự an toàn chung
Nguyên tắc 2: những chi phí phát sinh tuy không phải cần thiết để tránh hiểm hoạ cho
tàu và hàng nhưng là hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung và vì lợi ích chung
cũng được công nhận là tổn thất chung.
2.2. Đặc trưng:
Hành động tổn thất chung phải là hành động cố ý của những người trên tàu và do mệnh
lệnh cuẩ thuyền trưởng để hy sinh tài sản của chủ tàu và chủ hàng
Phải là hành động hợp lý
Thiệt hại trong tổn thất chung phải là thiệt hại đặc biệt
Nguy cơ đe doạ hành trình phải nghiêm trọng và thực tế
Tổn thất chung phải vì an toàn chung
Mất mát, thiệt hại hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung
Xảy ra trên biển
2.3. Nội dung của tổn thất chung
- Hy sinh tổn thất chung (General Average Sacrifices): là những thiệt hại hoặc chi phí
do hậu quả trực tiếp của một hành động tổn thất chung.
- Chi phí tổn thất chung (General Average Costs): là những chi phí phải trả cho người
thứ ba trong việc cứ tàu, hàng, cước phí thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tục
hành trình. Chi phí tổn thất chung bao gồm:
 Chi phí cứu nạn
 Chi phí tạm thời sửa chữa tàu
 Chi phí tại cảng lánh nạn
 Chi phí tăng thêm về lương của sỹ quan thuỷ thủ và nhiên liệu
 Tiền lãi của số tiền được công nhận là tổn thất chung, với lãi suất là 7%/năm được
tính đến hết 3 tháng sau ngày phát hành bản phân bổ tổn thất chung (g/a adjustment)
2.4. Luật lệ giải quyết tổn thất chung
Quy tắc về tổn thất chung lần đầu tiên được thông qua tại York (Anh) năm 1864-

Quy tắc York
Quy tắc York được sửa đổi bổ sung tại Antwerp (Bỉ) năm 1924- Quy tắc York-
Antwerp
Quy tắc York- Antwerp đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1950, 1974,
1990,1994 và 2004
Có 2 loại điều khoản:

-14-

Thứ tự chữ cái (từ A đến G): quy định những vấn đề chung nhất về tổn
thất chung (định nghĩa tổn thất chung và hành động tổn thất chung; các
nguyên tắc tính toán, phân bổ tổn thất chung…)
Thứ tự bằng số la mã (từ I đến XXIII): quy định các trường hợp hy sinh
và chi phí tổn thất chung cụ thể
Điều khoản giải thích: quy định tổn thất chung được giải quyết theo các điều
khoản bằng chữ trừ trường hợp do Điều khoản tối cao và điều khoản bằng chữ
quy định khác
Điều khoản tối cao: trong mọi trường hợp chỉ được thừa nhận là tổn thất chung
khi các chi phí và hy sinh được chi ra một cách hợp lý

Những thay đổi chủ yếu của Quy tắc York- Antwerp năm 2004: do áp lực chủ yếu từ
phía Liên đoàn bảo hiểm hàng hải quốc tế (International Union of Marine Insurers-
IUMU):
- Quy tắc VI: chi phí cứu hộ bị loại trừ khỏi tổn thất chung
- Loại bỏ nguyên tắc 2: chỉ có các tổn thất và chi phí xảy ra vì an toàn chung của các
tài sản trong hành trình mới được đưa vào tổn thất chung, còn các chi phí vì lợi ích chung
sẽ bị loại bỏ
=> Quy tắc XI: tiền lương của sỹ quan thuỷ thủ trong thời gian tàu lưu lại cảng lánh nạn sẽ
không được đưa vào tổn thất chung, tuy nhiên chi phí nhiên liệu và phụ tùng thay thế vẫn
được đưa vào tổn thất chung

- Khoản lãi 2% trong quy tắc XX bị bãi bỏ
- Lãi suất trong quy tắc XXI vẫn được duy trì nhưng không phải là 7% mà sẽ được
Uỷ b an hàng hải quốc tế (CMI) ấn định hàng năm.
- Thời hiệu tố tụng: 1 năm kể từ ngày bản tính toán phân bổ tổn thất chung được
công bố, hoặc 6 năm kể từ ngày kết thúc hành trình trong đó đã xảy ra tổn thất chung. Tuy
nhiên các bên vẫn có thể thoả thuận kéo dài thời hạn trên.

Câu 7: 

  v tn tht toàn b thc t, tn tht toàn b c tính









Trả lời:
(*) Căn cứ vào mức độ và quy mô tổn thất phân thành 2 loại
Tổn thất bộ phận (partial loss): là những mất mát, hư hại một phần đối tượng bảo hiểm
thuộc một hợp đồng bảo hiểm
Tổn thất toàn bộ (total loss): là sự mất mát hư hại 100% giá trị sử dụng của đối tượng
bảo hiểm. Tổn thất toàn bộ gồm tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính.
1. Phân tích tn tht toàn b thc t c tính

-15-

+) Tn tht toàn b thc t (Actual Total Loss): là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo một

hợp đồng bảo hiểm, bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại hoặc bị biến chất, biến dạng không còn
như lúc mới bảo hiểm nữa hay bị mất đi, bị tước đoạt không lấy lại được nữa.
+) Tn tht toàn b c tính (Constructive Total Loss): là những tổn thất của đối tượng
bảo hiểm có thể chưa tới mức độ tổn thất toàn bộ, nhưng đối tượng bảo hiểm bị từ bỏ một
cách hợp lý vì xét thấy không sao tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế hoặc có thể tránh được
nhưng phải bỏ ra chi phí vượt quá trị giá của đối tượng bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm
Điều kiện: Người được bảo hiểm phải từ bỏ đối tượng bảo hiểm đó cho người bảo
hiểm.
Hành động từ bỏ hàng: là hành động của người được bảo hiểm từ bỏ mọi quyền lợi của
mình đối với hàng hoá cho người bảo hiểm trong trường hợp tổn thất toàn bộ ước tính để
được bồi thường toàn bộ
Khi từ bỏ hàng thì sở hữu về hàng sẽ chuyển sang người bảo hiểm. Nếu người bảo hiểm
chấp nhận thì phải bồi thường toàn bộ giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm. Người bảo
hiểm có thể từ chối hoặc chấp nhận từ bỏ hàng, việc từ bỏ này không ảnh hưởng đến quyền
lợi được bồi thường của người được bảo hiểm. Sự im lặng của người bảo hiểm không đơcj
coi là chấp nhận hay từ chối từ bỏ hàng.
Khi từ bỏ đối tượng bảo hiểm phải tuân theo nguyên tắc:
- Làm tuyên bố từ bỏ gửi cho công ty bảo hiểm (Notice of Abandonment)
- Khi từ bỏ đã được chấp nhận thì không thay đổi được nữa
- Chỉ được từ bỏ khi đối tượng bảo hiểm còn ở dọc đường và chưa bị tổn thất toàn bộ
thực tế. (ý “từ bỏ dọc đường” này không nêu trong sách, chỉ có trong slide cô Hà
nên chắc không cần lắm)
2. Ví d
- Tổn thất toàn bộ thực tế:
 Lô hàng bị hư hỏng và biên bản giám định ghi là giảm giá trị thương mại
100%
 Lô xà phòng bánh bị chảy thành từng tảng không còn nguyên dạng như lúc
ban đầu
 Hàng bị mất do tàu bị đắm hoặc mất tích.
- Tổn thất toàn bộ ước tính

 Tàu chở gạo gặp bão, ghé vào cảng lánh nạn thì gạo đã ướt hết. Nếu tiếp tục
chở gạo về thì gạo sẽ hỏng hết, tức là sẽ xảy ra tổn thất toàn bộ và người bảo
hiểm sẽ phải bồi thường toàn bộ.
 Tàu chở thép gặp bão, phải ghé vào một cảng lánh nạn không thể tiếp túc
được hành trình. Mặc dù thép không hư hỏng nhưng chi phí lưu kho bãi, dỡ
hàng xuống, thuê tàu khác chở tiếp… vượt quá giá trị của sắt thép sau khi đã
chở đến.

-16-

 Bảo hiểm than tàu, tàu bị nạn đến nỗi chi phí sửa chữa lớn hơn giá trị tàu sau
khi đã sửa xong
Câu 8: n tht toàn b 





.
Trả lời:
1. Tn tht toàn b c tính (Constructive Total Loss): là những tổn thất của đối tượng
bảo hiểm có thể chưa tới mức độ tổn thất toàn bộ, nhưng đối tượng bảo hiểm bị từ bỏ
một cách hợp lý vì xét thấy không sao tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế hoặc có thể
tránh được nhưng phải bỏ ra chi phí vượt quá trị giá của đối tượng bảo hiểm hoặc giá trị
bảo hiểm
Điều kiện: Người được bảo hiểm phải từ bỏ đối tượng bảo hiểm đó cho người bảo
hiểm.
Hành động từ bỏ hàng: là hành động của người được bảo hiểm từ bỏ mọi quyền lợi của
mình đối với hàng hoá cho người bảo hiểm trong trường hợp tổn thất toàn bộ ước tính để
được bồi thường toàn bộ.

Khi từ bỏ hàng thì sở hữu về hàng sẽ chuyển sang người bảo hiểm. Nếu người bảo hiểm
chấp nhận thì phải bồi thường toàn bộ giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm. Người bảo
hiểm có thể từ chối hoặc chấp nhận từ bỏ hàng, việc từ bỏ này không ảnh hưởng đến quyền
lợi được bồi thường của người được bảo hiểm. Sự im lặng của người bảo hiểm không đơcj
coi là chấp nhận hay từ chối từ bỏ hàng.
Khi từ bỏ đối tượng bảo hiểm phải tuân theo nguyên tắc:
- Làm tuyên bố từ bỏ gửi cho công ty bảo hiểm bằng văn bản, phải từ bỏ một cách vô
điều kiện và hợp lý. (Notice of Abandonment)
- Từ bỏ rồi không được rút lui
- Chỉ được từ bỏ khi đối tượng bảo hiểm còn ở dọc đường và chưa bị tổn thất toàn bộ
thực tế. (ý “từ bỏ dọc đường” này không nêu trong sách, chỉ có trong slide cô Hà
nên chắc không cần lắm)
2. Ví d:
 Tàu chở gạo gặp bão, ghé vào cảng lánh nạn thì gạo đã ướt hết. Nếu tiếp tục
chở gạo về thì gạo sẽ hỏng hết, tức là sẽ xảy ra tổn thất toàn bộ và người bảo
hiểm sẽ phải bồi thường toàn bộ.
 Tàu chở thép gặp bão, phải ghé vào một cảng lánh nạn không thể tiếp túc
được hành trình. Mặc dù thép không hư hỏng nhưng chi phí lưu kho bãi, dỡ
hàng xuống, thuê tàu khác chở tiếp… vượt quá giá trị của sắt thép sau khi đã
chở đến.
 Bảo hiểm than tàu, tàu bị nạn đến nỗi chi phí sửa chữa lớn hơn giá trị tàu sau
khi đã sửa xong
Câu 9: Khái ni   a tn tht chung? Cho ví d minh ha tn tht
chung.

-17-

Trả lời:
1. Khái ni
1.1. Khái niệm:

Tổn thất chung là những thiệt hại xảy ra do những chi phí và hy sinh đặc biệt được tiến
hành một cách cố ý và hợp lý nhằm cứu tàu, hàng hoá và cước phí khỏi bị tai hoạ trong
một hành trình chung trên biển.
Muốn có tổn thất chung phải có hành động tổn thất chung: có và chỉ có hành động tổn
thất chung khi và chỉ khi có một sự hy sinh hoặc chi phí bất thường (extraordinary) được
tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm bảo tồn tài sản khỏi bị tai hoạ trong một hành trình
chung trên biển
Nguyên tắc 1: tổn thất chung vì sự an toàn chung
Nguyên tắc 2: những chi phí phát sinh tuy không phải cần thiết để tránh hiểm hoạ cho
tàu và hàng nhưng là hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung và vì lợi ích chung
cũng được công nhận là tổn thất chung.
1.2. Đặc trưng:
Hành động tổn thất chung phải là hành động cố ý của những người trên tàu và do mệnh
lệnh cuẩ thuyền trưởng để hy sinh tài sản của chủ tàu và chủ hàng
Phải là hành động hợp lý
Thiệt hại trong tổn thất chung phải là thiệt hại đặc biệt
Nguy cơ đe doạ hành trình phải nghiêm trọng và thực tế
Tổn thất chung phải vì an toàn chung
Mất mát, thiệt hại hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung
Xảy ra trên biển
2. Ví d minh ha tn tht chung
Tàu đi trên biển gặp bão, có nguy cơ bị đắm. Thuyền trưởng quyết định vứt bớt một số
hàng cho tàu nhẹ bớt và tàu đã qua được cơn bão. Thiệt hại do việc vứt hàng xuống
biển đó gọi là tổn thất chung. Hành động vứt hàng xuống biển gọi là hành động tổn thất
chung.
Câu 10: Tn tht chung là gì? Ví d minh ha. Trình bày cách tính toán phân b tn
tht chung.
Trả lời:
1. Khái niệm:
Tổn thất chung là những thiệt hại do những chi phí và hy sinh đặc biệt được tiến hành

một cách cố ý và hợp lý nhằm cứu tàu, hàng hóa và cước phí khỏi bị tai họa trong một
hành trình chung trên biển.
Muốn có tổn thất chung phải có hành động tổn thất chung.

2. Việc tính toán phân bổ tổn thất chung được tiến hành theo 5 bước:
+ Bước 1: Xác định giá trị tổn thất chung:

-18-

Tổng giá trị tổn thất chung là tổng những hy sinh và chi phí được công nhận là tổn thất
chung. Nếu hàng hóa bị hy sinh vì tổn thất chung thì giá trị được tính là giá trị hàng hóa
vào lúc dỡ hàng, căn cứ vào hóa đơn thương mại hoặc căn cứ vào giá hàng lúc xếp hàng
xuống tàu. Giá trị này bao gồm cả chi phí bảo hiểm và cước phí, trừ trường hợp cước phí
1

ko thuộc trách nhiệm thanh toán của chủ hàng.

+ Bước 2: Xác định giá trị chịu phân bổ:
- là giá trị tài sản có mặt trên tàu của tất cả các quyền lợi vào thời điểm có hành động
tổn thất chung
2
, tức là tổng các giá trị đã được hành động tổn thất chung cứu thoát,
bao gồm cả những giá trị đã hy sinh vì an toàn chung.
- những tài sản, mất mát hư hại xảy ra trước hành động tổn thất chung ko đc tính vào
giá trị chịu phân bổ nhưng tổn thất riêng xảy ra vào sau hành động tổn thất chung
thì vẫn tính.

+ Bước 3: Xác định tỷ lệ đóng góp
= tổng giá trị tổn thất chung/ tổng giá trị chịu phân bổ rồi x100%


+ Bước 4: Tính số tiền phải đóng góp của từng quyền lợi
Số tiền đóng góp của từng quyền lợi bằng tỷ lệ đóng góp nhân với giá trị đóng góp của
từng quyền lợi
C=(L/CV)*v
 L: tổng giá trị tổn thất chung
 CV: tổng giá trị chịu phân bổ
 v: giá trị chịu phân bổ của từng quyền lợi

+ Bước 5: Tính toán kết quả tài chính là số tiền thực sự thu về hoặc bỏ thêm ra của từng
chủ hàng hay chủ tàu sau khi trừ đi phần giá trị tài sản hoặc chi phí họ đã bỏ ra trong
hành động tổn thất chung

Câu 11: Phân bit tn tht chung và tn tht riêng, cho ví d minh ha.
Trả lời:
 Tổn thất riêng là tổn thất của quyền lợi bảo hiểm
3
do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây
nên


1
Cước phí là một mục trong giá trị chịu phân bổ.
2
Thời điểm có hành động tổn thất chung, có thể hiểu là ngay trước khi diễn ra hđ này.
3
QUYỀN LỢI BẢO HIỂM là duy nhất, không có liên can gì tới các quyền lợi khác (ví dụ chủ
hàng A là chủ hàng A, chủ hàng B là chủ hàng B).

-19-


 Tổn thất chung là thiệt hại do những chi phí và hy sinh đặc biệt được tiến hành một
cách cố ý và hợp lý nhằm cứu tàu và hàng hóa khỏi bị tai họa trong một hành trình trên
biển.

Như vậy tổn thất riêng và tổn thất chung có những điểm khác nhau cơ bản sau:
- tổn thât riêng do nguyên nhân khách quan
4
, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con
người còn tổn thất chung do hành động cố ý
5
của con người.
- Tổn thất riêng ko được các quyền lợi còn lại trên tàu đền bù còn tổn thất chung
được tính toán và đền bù.
- VD về tổn thất riêng: tàu bị đắm chìm, hàng hóa thiệt hại hoàn toàn đó là tổn thât
riêng
- VD về tổn thất chung: tàu đi đường gặp bão, thuyền trưởng ra lệnh vứt bớt hàng hóa
để tàu có thể đi được nhanh hơn ra khỏi vùng bão thì số hàng hóa bị hy sinh được tính
vào tổn thất chung

Câu 12: Trách nhim ca các bên liên quan khi xy ra tn th



?
Trả lời:
Khi xảy ra tổn thất chung, các bên liên quan có những trách nhiệm sau:
+ Chủ tàu và thuyền trưởng:
- Tuyên bố tổn thất chung
- Mời giám định viên đến để giám định tổn thất của tàu và hàng.
- Gửi cho các chủ hàng bản cam đoan đóng góp và giáy cam đoan đóng góp tổn thất

để chủ hàng và ng bảo hiểm điền và xuất trình khi nhận hàng
- Chỉ định một nhân viên tính toán, phân bổ tổn thất chung
- Lập kháng nghị hàng hải nếu cần
- Đóng góp vào tổn thất chung sau khi phân bổ xong tổn thất chung
+ Chủ hàng:
- Nhận bản cam đoan đóng góp tổn thất chung và giấy cam đoan đóng góp tổn thất
chung
- Kê khai giá trị hàng hóa
- Đóng góp vào tổn thất chung sau khi đã phân bổ

Câu 13: Lut l gii quyt v tn tht chung. Nhng sa n ca quy tc
York  Antwerp 2004 so vi các quy t
Trả lời:


4
Chú ý, nguyên nhân “khách quan” ở đây vẫn hàm ý các hành động như cướp, hành động ý đồ
xấu… (được bảo hiểm- vẫn là hành động cố ý của con người, nhưng không phải là người trực tiếp
liên quan tới bảo hiểm).
5
Tại sao lại là hành động cố ý?  do lệnh của thuyền trưởng nhằm cứu các quyền lợi khác.

-20-

Luật lệ giải quyết vấn đề tổn thất chung gồm có các nguồn luật chính, đó là:
- Quy tắc về tổn thất chung lần đầu tiên được thông qua tại York (Anh) năm 1864 –
Quy tắc York.
- Quy tắc York được sửa đổi bổ sung tại Antwerp (Bỉ) năm 1924 – Quy tắc York
Antwerp
- Quy tắc York-Antwerp đã đc sửa đổi, bổ sung vào các năm 1950, 1974, 1990, 2004.

Những phiên bản sửa đổi, bổ sung sau không làm mất tính pháp lý của các phiên bản
trước.
6

Những sửa đổi cơ bản
7
của qui tắc York - Antwerp 2004
8
:
 Qui tắc VI: Chi phí cứu hộ bị loại trừ khỏi tổn thất chung
9

 Loại bỏ nguyên tắc 2: chỉ có các tổn thất và chi phí xảy ra vì an toàn chung của các
tài sản trong hành trình mới được đưa vào tổn thất chung còn các chi phí vì lợi ích
chung sẽ bị hủy bỏ
 thay đổi qui tắc XI: tiền lương của sỹ quan thủy thủ trong thời gian tàu lưu lại cảng
lánh nạn sẽ không được đưa vào tổn thất chung, tuy nhiên chi phí nhiên liệu và phụ
tùng thay thế vẫn được đưa vào tổn thất chung
 Khoản lãi suất 2% trong qui tắc XX bị bãi bỏ
10

 Lãi suất trong qui tắc XXI vẫn được duy trì nhưng không phải là 7%
11
mà sẽ được
Ủy ban hàng hải quốc tế (CMI) ấn định hàng năm
 Thời hiệu tố tụng: 1 năm kể từ ngày bản tính toán phân bổ tổn thất chung được công
bố, hoặc 6 năm kể từ ngày kết thúc hành trình trong đó đã xảy ra tổn thất chung. Tuy
nhiên các bên vẫn có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn trên.



32
Trả lời:


6
Điều này có nghĩa, quy tắc YA không mang tính bắt buộc, nó chỉ mang tính bắt buộc khi dẫn
chiếu vào nó. Nếu trong bài không nói rõ là áp dụng phiên bản nào (cần chú ý thay đổi của bản
2004 và 1994) thì cần phải phân trường hợp.
7
Thay đổi do áp lực chủ yếu từ phía Liên đoàn bảo hiểm hàng hải quốc tế (IUMU)
8
Có hiệu lực từ 1/1/2005 và trở nên bất lợi cho chủ tàu
9
Bỏ do nhiều trường hợp lãng phí và ko rõ ràng, tuy nhiên được cho vào tt chung khi chi phí này
được 1 bên đại diện cho bên khác liên quan tới hành trình đã ứng trả trước (ví dụ: chủ tàu chẳng
hạn)
10
Quy tắc XX = Qui tắc xét xử: Việc ứng quỹ: Khoản tiền 2% của số tiền chi cho TTC không kể
lương và phụ cấp cho thuyền trưởng, các sĩ quan và thủy thủ đoàn và các nhiên liệu và các dự trữ
khác không phải thay thế trong hành trình, sẽ được thừa nhận trong TTC
11
Lợi tức cho những thiệt hại được coi là TTC

-21-

Khi xuất nhập khẩu hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, các doanh nghiệp ( người bán
hoặc người mua) phải bảo hiểm cho hàng hóa của mình, vì:
- Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển thường gặp rất nhiều rủi ro có thể gây ra như
những hư hỏng, mất mát như tàu bị mắc cạn, đắm, đâm va nhau, cháy, nổ,mất tích, không
giao hàng,,,;

- Trách nhiệm của người chuyên chở bằng đường biển rất hạn chế và việc khiếu nại đòi bồi
thường rất khó khăn;
- Có bảo hiểm mới bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong trường hợp có tổn thất và tạo tâm
lí an tâm trong kinh doanh.



Trả lời:
-36
1. Các điều kiện bảo hiểm của Anh:
Do Viện những người bảo hiểm London ( Institute of London Underwwriters - ILU)
soạn thảo và ban hành
a. Các điều kiện bảo hiểm gốc:
- Điều kiện bảo hiểm A ( Institute Cargo Clause A);
- Điều kiện bảo hiểm B ( Institue Cargo Clause B);
- Điều kiện bảo hiểm C ( Institue Cargo Clause C);
- Điểu kiện bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, trừ hàng hóa vận
chuyển bằng đường bưu điện ( Institute Cargo Clauses- Air) ( excluding sendings by Post).
b. Các điều kiện bảo hiểm áp dụng cho một số hàng đặc biệt:
- Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa buôn bán theo lô ( Institute Commodity trade Clauses
A, B, C);
- Điều kiện bảo hiểm than ( Institute Coal Clauses);
- Điều kiện bảo hiểm dầu thô ( Institute bulk Oil Clauses);
- Điều kiện bảo hiểm đay ( Institute Jute Clauses);
- Điều kiện bảo hiểm cao su tự nhiên ( Institute Natural Rubber Clauses);
- Điều kiện bảo hiểm thịt đông lạnh ( Institute Frozen Meat Clauses);
c.Các điều kiện bảo hiểm phụ:
- Điều kiện bảo hiểm chiến tranh áp dụng cho hàng vận chuyển bằng đường biển ( Institute
War Clauses - Cargo)
- Điều kiện bảo hiểm chiến tranh áp dụng cho hàng gửi bằng bưu điện ( Institute War

Clauses - sendings by Post );
- Điều kiện bảo hiểm chiến tranh áp dụng cho hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng
không, trừ những hàng hóa vận chuyển bằng đường bưu điện ( Insitute War Clause - Air
Cargo ) ( excluding sendings by Post );

-22-

- Điều kiện bảo hiểm đình công áp dụng cho hàng vận chuyển bằng đường biển ( Institute
Strikes Clauses - Cargo);
- Điều kiện bảo hiểm đình công áp dụng cho vận chuyển dầu thô ( Institue Strikes Clauses
- Bulk Oil )
- Điều kiện bảo hiểm thiệt hại do ác ý ( Institute Malicious Damage Clauses), 1/8/82;
- Điều kiện bảo hiểm mất trộm, mất cắp và không giao hàng ( Institue Thief, Pilferage and
Non-Delivery Clauses), 1/12/82
2. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa của Việt Nam:
Do Bộ tài chính và Bảo Việt soạn thảo và ban hành
- Điều kiện bảo hiểm FPA, WA, AR theo Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển năm 1965 của Bộ Tài Chính ( QTC 1965);
- Điều kiện bảo hiểm A, B, C theo Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển năm 1990 của Bộ Tài chính ( QTC 1990);
- Điều kiện bảo hiểm A, B, C theo Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển năm 1995 của Bảo Việt ( QTCB 95);
- Điều kiện bảo hiểm A, B, C theo Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển năm 1998 của Bảo Việt ( QTCB 98);
- Điều kiện bảo hiểm A, B, C theo Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển năm 2004 của Bảo Việt ( QTCB 2004).
Trong các bản “ Quy tắc chung” nói trên, Bản QTCB-2004 của Bảo Việt ( thay thế cho
QTCB 1998) là hoàn thiện hơn cả. Nó bao gồm 16 chương để cập tới các vân đề : Nguyên
tắc chung, Phạm vi bảo hiểm; Loại trừ bảo hiểm; Bắt đầu và kết thúc trách nhiệm bảo
hiểm; Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất; Xác định tổn thất; Cách tình

và thanh toán bồi thường; Chuyển quyền bồi thường; Từ bỏ hàng; Những quy địn khác;
Thời hiệu khiếu nại; Xử lí tranh chấp.
=> Khi mua bảo hiểm cho hàng hóa, trừ những trường hợp đặc biệt, chủ hàng phải mua
bảo hiểm theo một trong ba điều kiện bảo hiểm gốc là A, B hoặc C của Anh hoặc Việt
Nam ( của Bộ Tài chính hay Bảo Việt). Ngoài ra, chủ hàng phải nộp thêm phí bảo hiểm
thêm về các rủi ro chiên tranh hay đình công nếu có nhu cầu và có thể lựa chọn công ti bảo
hiểm trong nước hoặc nước ngoài.

- ICC 1982.
Trả lời
-41
a. Rủi ro được bảo hiểm: Theo điều kiện này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi
ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hóa dược bảo hiểm, trừ những rủi ro loại trừ sau:
- Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa hoặc hành động thù địch;
- Việc chiếm, cầm giữ, bắt giữ tài sản hoặc kiềm chế và hậu quả của chúng;
- Mìn, thủy lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh đang trôi dạt;

-23-

- Đình công, cấm xưởng, rỗi loạn lao động hoặc bạo động;
- Người đình công, công nhân bị cấm xưởng, người gây rỗi loạn lao động hoặc bạo động,
kẻ khủng bố hay hành động vì động cơ chính trị;
- Do bất kì kẻ khủng bố nào hoặc bất kì người nào hành động vì động cơ chính trị;
- Việc sử dụng các vũ khí chiến tranh có dùng đến năng lượng nguyên tử hạt nhân hoặc
chất phóng xạ;
- Khuyết tật vốn có hoặc tính chất đặc biệt của hàng hóa bảo hiểm;
b. Trách nhiệm khác của công ti bảo hiểm:
- Tổn thất chung và chi phí cứu hộ được phân bổ hay xác định theo hợp đồng vận tải
và/hoặc theo luật lệ tập quán hiện hành;
- Những chi phí và tiền công hợp lí mà người được bảo hiểm hoặc đại lí của họ đã chi ra

nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hóa được bảo hiểm hay những chi phí
kiện tụng để đòi người thứ ba bồi thường;
- Những chi phí hợp lí cho việc dỡ hàng, lưu khi và gửi tiếp hàng hóa tại cảng dọc đường
hay cảng lánh nạn do hậu quả của một rủi ro thuộc phạm vi hợp đồng bảo hiểm;
- Những chi phí hợp lí cho việc giám định hoặc xác định số tổn thất mà người bảo hiểm
phải bồi thường;
- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản “ Hai tài đam va
nhau và đều có lỗi) ghi trong hợp đồng vận tải.

Câu 17. Phm vi trách nhim bo hiu kin B  ICC 1982.
Đọc: trang 48 SGT
Trả lời:
- Các trường hợp như giống điều kiện C: bảo hiểm bồi thường trong 7 trường hợp:
+ Mắc cạn, đắm, cháy, đâm va
+ Dỡ hàng tại một cảng gặp nạn
+ Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc bị trật bánh
+ Tổn thất chung và các chi phí hợp lý (chi phí cứu nạn, chi phí đề phòng hạn chế
tổn thất, chi phí giám định, chi phí khiếu nại tố tụng)
+ Ném hàng ra khỏi tàu
+ Mất tích
+ Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản 2 tàu đâm
va nhau cùng có lỗi
- 4 trường hợp bổ sung:
+ Động đất, núi lửa phun, sét đánh
+ Nước cuốn khỏi tàu
+ Nước biển, nước sông, nước hồ tràn vào tàu, hầm hàng, xà lan, phương tiện vận
chuyển hoặc nơi chứa hàng

-24-


+ Tổn thất toàn bộ của bất kỳ một kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi
đang xếp dỡ hàng hoá

Câu 18. Phm vi trách nhim bo hiu kin C  ICC 1982.
Đọc: trang 41-47 SGT
Trả lời:
Bảo hiểm bồi thường trong 7 trường hợp:
- Mắc cạn, đắm, cháy, đâm va
- Dỡ hàng tại một cảng gặp nạn
- Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc bị trật bánh
- Tổn thất chung và các chi phí hợp lý (chi phí cứu nạn, chi phí đề phòng hạn chế tổn thất,
chi phí giám định, chi phí khiếu nại tố tụng)
- Ném hàng ra khỏi tàu
- Mất tích
- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản 2 tàu đâm va nhau
cùng có lỗi

Câu 19.  m vi trách nhim bo hi







 u
kin bo hic bit ca ICC 1982.
Đọc: trang 48-50 SGT
Trả lời:
a) WR (War Risk): điều kiện bảo hiểm các rủi ro chiến tranh

- Những rủi ro được bảo hiểm: mất mát, hư hỏng của đối tượng bảo hiểm do:
+ Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối
loạn lao động, bạo động hoặc nổi dậy của dân chúng;
+ Bất kỳ kẻ khủng bố nào hoặc người nào hành động vì mục đích chính trị;
+ Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.
- Thời hạn bảo hiểm: giống như các điều kiện bảo hiểm A, B, C
b) SRCC: điều kiện bảo hiểm rủi ro đình công
- Rủi ro được bảo hiểm: mất mát, hư hỏng của đối tượng bảo hiểm do:
+ Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự phát
sinh từ những biến cố đó hoặc bất kỳ hành động thù địch nào gây ra bởi hay chống lại một
thế lực tham chiến;
+ Bị chiếm đoạt, bị tịch thu, bị bắt, bị kiềm chế hoặc bị giữ lại phát sinh từ những
biến cố nói trên và hậu quả của chúng hoặc âm mưu tiến hành những hoạt động đó;
+ mìn, ngư lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác còn sót lại;
+ Đóng góp tổn thất chung.

-25-

- Thời hạn bảo hiểm: Bảo hiểm này chỉ có hiệu lực khi toàn bộ đối tượng bảo hiểm hoặc
một phần được xếp lên tàu biển và kết thúc khi:
+ Đối tượng bảo hiểm hoặc một phần được dỡ khỏi tàu biển tại cảng dỡ hoặc nơi dỡ
hàng cuối cùng, hoặc
+ Hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm của ngày tàu đến cảng nưoi dỡ hàng cuối cùng,
tùy trường hợp nào xảy ra trước.
Tuy nhiên, nếu tại cảng dỡ cuối cùng, tàu lại chạy tiếp không dỡ hàng thì bảo hiểm
lại tiếp tục có hiệu lực vào úc tàu chạy, với điều kiện phải thông báo ngay cho người bảo
hiểm và nộp phí bảo hiểm cho người bảo hiểm, và bảo hiểm lại kết thúc khi đối tượng bảo
hiểm hoặc một phần được dỡ khỏi tàu biển tại cảng hoặc nơi dỡ hàng cuối cùng khác đó
hoặc khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến cảng cuối cùng, tùy theo trường hợp
nào xảy ra trước.

Nếu trong hành trình bảo hiểm, tàu ghé vào một cảng hoặc một nơi dọc đường để dỡ
hàng, để chuyển tải sang tàu biển khác hoặc máy bay, hoặc hàng hóa được dỡ khỏi tàu tại
cảng hoặc lánh nạn thì phụ thuộc vào việc nộp thêm phí bảo hiểm nếu có yêu cầu, bảo
hiểm này sẽ tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết hạn 15 ngày, kể từ nửa đêm ngày tàu đến
cảng hoặc nơi đó và sau đó lại tiếp tục có hiệu lực kể từ khi hàng hóa hoặc một phần được
xếp xuống tàu biển hoặc máy bay để chở tiếp. Trong thời hạn 15 ngày này, bảo hiểm chỉ có
hiệu lực sau khi dỡ hàng nếu đối tượng bảo hiểm vẫn ở tại cảng hoặc nơi chuyển tải.
Đối với các rủi ro như mìn, ngư lôi nổi hoặc chìm thì bảo hiểm này mở rộng ra cả
trường hợp khi đối tượng bảo hiểm còn ở trên xà lan để vận chuyển đến tàu hoặc từ tàu vào
bờ, nhưng trong mọi trường hợp không vượt quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng được
dỡ khỏi tàu trừ phi có thỏa thuận đặc biệt khác.

Câu 20. u khon bo hi o him hàng hóa
vn chuyn bng bin
Trả lời:
- Quy định trong điều khoản “hành trình”: người bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với hàng
hoá từ kho đến kho - “Transit Clause: from warehouse to warehouse”
- Quãng đường từ cảng đến đến kho đến: bảo hiểm chịu trách nhiệm trong vòng 60 ngày
- Bảo hiểm sẽ hết hiệu lực tuỳ thuộc vào một trong 2 điều kiện:
+ Hàng đã được cho vào kho an toàn (không cần chờ đến hết 60 ngày nữa)
+ Sau 60 ngày kể từ khi dỡ hàng xong
- Kho đi: là kho ở đó hàng hoá đã được đóng gói một cách hoàn chỉnh chờ xếp lên phương
tiện vận chuyển đường bộ, đường sông để mang ra cảng biển hoặc là kho được ghi tên trên
hợp đồng bảo hiểm
- Kho đến: là kho cuối cùng thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của người được bảo hiểm
hoặc là kho nằm ngoài hành trình vận chuyển bình thường của tàu hoặc là kho mà hàng

×