Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Phân tích biểu đồ giá theo al brooks tập 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 20 trang )


Giới thiệu:
Al Brooks có lẽ là cái tên khơng xa lạ gì đối với những anh em trader đã có thời gian nghiên
cứu đủ lâu về trading, đặc biệt là về phương pháp Price action - Hành động giá. Brooks là
một nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếp thế giới thuộc tạp chí Futures và một nhà giao dịch độc
lập. Ông cũng là tác giả của nhiều đầu sách trading nổi tiếng như:
• Trading Price Action Trends: Technical Analysis of Price Charts Bar by Bar for the
Serious Trader;
• Reading Price Charts Bar by Bar: The Technical Analysis of Price Action for the
Serious Trader
• Trading Price Action Reversals: Technical Analysis of Price Charts Bar by Bar for
the Serious Trader;
Phương pháp giao dịch của ông được đánh giá rất cao, tuy nhiên nguồn tài liệu (Tiếng Việt)
về nó lại hạn hẹp, do đó, mình quyết định sẽ tổng hợp lại các bài viết trên trang Traderviet
(chủ yếu được biên soạn bởi @Khánh Trình) dựa theo các quyển sách của ơng.
Xin tạm lấy tên cho loạt Ebook này là: Phân tích biểu đồ giá theo Al Brooks, dự kiến sẽ có
7 phần tương ứng với 7 ebook mà mình sẽ up hàng tuần (có thể thay đổi để phù hợp với nội
dung).
Hy vọng đây sẽ là nguồn kiến thức hữu ích cho anh em giao dịch sau này.
Trân trọng!


MỤC LỤC
Nhắc lại tập 1… ............................................................................................................................................... 4
Mơ hình 2 chân sóng - góc nhìn sâu hơn về cách giao dịch Price Action của Al Brooks ....................................... 5
Mơ hình 2 chân sóng - định nghĩa ................................................................................................................... 5
Quy tắc vào lệnh theo mơ hình 2 chân sóng ................................................................................................... 6
Mơ hình 2 chân sóng - ví dụ minh họa ............................................................................................................ 6
Kết luận ........................................................................................................................................................... 9
Mơ hình giá “two leg” và các dấu hiệu phát hiện một xu hướng mạnh theo Al Brooks .................................... 10
Mô hình giá two leg ....................................................................................................................................... 10


Các dấu hiệu của một xu hướng mạnh ......................................................................................................... 11
Khi nào Trader nên trade ngược xu hướng? Lý giải hiện tượng giá giảm bất kể phân tích cơ bản .................... 14
Thời điểm tốt nhất để trade ngược trend?................................................................................................... 14
Lý giải hiện tượng giá giảm bất chấp tin tức phân tích cơ bản ..................................................................... 16


Nhắc lại tập 1…
Trong tập đầu tiên, chúng ta đã đề cập đến các vấn đề cơ bản liên quan đến cách phân tích biểu
đồ giá theo Price Action của Al Brooks gồm:
• Định nghĩa về xu hướng và các thành phần cơ bản hình thành nên xu hướng;
• Các khái niệm leg, pullback trong một xu hướng;
• [Case Study] Phân tích biểu đồ giá trong một xu hướng mạnh;
Nếu anh em chưa đọc, có thể tải tập trước tại đây. Trong tập tiếp theo này chúng ta sẽ bàn về
cách nhận diện mơ hình hai chân sóng nổi tiếng và những lưu ý khi giao dịch dựa trên xu hướng.
Mời anh em cùng tiếp tục!


Mơ hình 2 chân sóng - góc nhìn sâu hơn về cách giao dịch Price
Action của Al Brooks
Đây là phần viết về mơ hình 2 chân sóng của Al Brooks dưới góc nhìn của Galen Woods. Mơ
hình 2 chân sóng là mơ hình trade theo xu hướng rất đáng tin cậy. Đây là mơ hình được
nhiều Trader sử dụng và được Al Brooks giới thiệu trong cuốn Reading price chart bar by bar.

Mơ hình 2 chân sóng - định nghĩa
Theo Al Brooks, ơng định nghĩa mơ hình 2 chân sóng hình thành trong đợt giá hồi khi giá tương
tác với đường trung bình động. Đây là một trong những cách trade quan trọng khi xu hướng đang
mạnh.
Trước khi chúng ta bắt đầu, mình sẽ giải thích lại về cách đếm chân sóng của Al Brooks. Bất kỳ
nến nào đóng cửa bên trên giá cao nhất của nến trước đó sẽ tạo ra một chân sóng tăng và ngược
lại nếu có nến đóng cửa bên dưới giá thấp nhất của nến trước đó sẽ hình thành chân sóng giảm.


Chân sóng mới được tính khi có nến đóng cửa bên trên hay bên dưới nến trước đó


Quy tắc vào lệnh theo mơ hình 2 chân sóng
Cách vào lệnh mua – mơ hình giá M2B
1. Xu hướng tăng mạnh.
2. Mơ hình 2 chân sóng giảm chạm đường EMA chu kỳ 20.
3. Vào lệnh bên trên cây nến chạm vào đường EMA chu kỳ 20.
Cách vào lệnh bán – mơ hình giá M2S
1. Xu hướng giảm mạnh
2. Mơ hình 2 chân sóng tăng chạm đường EMA chu kỳ 20.
3. Vào lệnh bên dưới cây nến chạm vào đường EMA chu kỳ 20.

Mơ hình 2 chân sóng - ví dụ minh họa
Ví dụ trade thắng – mơ hình M2S


1. Sau khi giá vượt qua đường EMA theo chiều xuống, giá đã cố gắng bật ngược trở lại nhưng bị
từ chối (hình thành một nhóm các nến sideway và đi nến hướng vào đường EMA). Giá sau đó
tiếp tục bị đẩy xuống sâu hơn, xác nhận lực giá hiện tại đang giảm mạnh. Chú ý: ở đây ta chưa
rõ xu hướng trước đó là tăng hay giảm. Đây là điểm yếu trong ví dụ của tác giả Galen Woods.
2. Lực giá giảm đã xác nhận kể từ khi giá chạm vào đường EMA chu kỳ 20. Ta sẽ đợi cho giá
quay trở lại “kiểm tra” đường trung bình để tìm điểm vào lệnh bán.
3. Chú ý các đường chấm nhỏ trên chart, đây là điểm bắt đầu của từng chân sóng tăng. 2 chân
sóng tăng trong đợt giá hồi với đi nến hướng lên trên là tín hiệu tốt chứng tỏ giá tiếp tục từ
chối khi chạm đường EMA.
Ví dụ trade thua – mơ hình M2B



Tiếp tục là một phiên giao dịch trong thị trường S&P E-mini với chart khung thời gian M5:
1. Ngày giao dịch bắt đầu với một con sóng tăng và giảm nhưng khơng có xu hướng rõ ràng. Tuy
nhiên, khi giá giảm và tạo đáy mới, hàng loạt các cây nến có đi xuất hiện thể hiện lực mua
mạnh tại khu vực này.
2. Con sóng đẩy tăng vượt bên trên đường EMA có vẻ rất mạnh khi thị trường tăng liên tục trong
8 nến với đáy nến lúc nào cũng cao hơn so với nến trước đó. Tuy nhiên, bên trong con sóng đẩy
này vẫn tồn tại 3 nến trend bar (3 nến đỏ có nến đóng cửa gần giá thấp nhất) nghĩa là lực bán vẫn
còn tồn tại trong con sóng đẩy này.
3. Sau khi xuất hiện 2 chân sóng giảm liên tục vào đường EMA (đường chấm nhỏ), thị trường
cho chúng ta một nến pinbar tăng với đuôi nến hướng vào đường EMA. Lệnh giao dịch sẽ được
đặt bên trên cây nến này. Nhưng sau đó, lệnh giao dịch của chúng ta thua lỗ sau khi
giá sideway và đảo chiều.
Có một khác biệt quan trọng giữa lệnh thắng và lệnh thua trong 2 ví dụ này. Lệnh thua có lực giá
ít rõ ràng hơn, giá chỉ vừa breakout khỏi vùng sideway. Thêm một yếu tố nữa trong ví dụ trade
thắng, ta cũng chứng kiến giá đã từng từ chối đường EMA trước đó, đây có lẽ là yếu tố bạn cần
bổ sung nếu muốn trade theo mơ hình 2 chân sóng của Al Brooks.


Kết luận
Mơ hình 2 chân sóng khơng phải là một mơ hình khơng q xa lạ với anh em Trader chuyên giao
dịch theo xu hướng. Nếu anh em quan sát thị trường thường xun sẽ thấy mơ hình này rất
giống mơ hình giá đảo chiều 2 đỉnh, 2 đáy nhưng có kết hợp với yếu tố quan trọng là xu
hướng mạnh. Nguyên lý hoạt động của nó đơn giản là bẫy các Trader giao dịch ngược xu
hướng hoặc các Trader giao dịch theo xu hướng ở khung thời gian thấp hơn.
Để giao dịch với mơ hình này thành cơng, yếu tố quan trọng nằm ở việc bạn xác định đúng xu
hướng, bạn cũng cần chú ý đến các dấu hiệu xác định độ mạnh của xu hướng và cách giá tương
tác với đường EMA 20 vì đó là nơi chúng ta tìm điểm vào lệnh.
Hy vọng anh em đã hiểu rõ về mơ hình giá quan trọng này.



Mơ hình giá “two leg” và các dấu hiệu phát hiện một xu hướng
mạnh theo Al Brooks
Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về mơ hình two leg - mơ hình 2 chân sóng. Đây là mơ hình rất thường
gặp khi trade theo xu hướng.

Mơ hình giá two leg
Sự phá vỡ của trend line sẽ tạo ra một chân sóng mới. Nếu có một xu hướng, thậm chí dù ở mức
độ nhỏ, bất kì đợt giá hồi nào có khả năng phá vỡ đường trend line cũng có thể được định nghĩa
là một chân sóng, cịn đợt giá hồi lại là một chân sóng khác. Khi nào xu hướng mới hình thành,
hoặc có sự thất bại của một bên thị trường (bên mua thắng hay ngược lại bên bán thắng) đều sẽ
hình thành ít nhất 2 chân sóng.

Vị trí số 2 là chân sóng 2 của đợt sóng hồi, trước đó giá đã phá vỡ trend line xu hướng giảm,
chứng tỏ trend đã chuyển sang trend tăng
Hành vi này có thể xuất hiện trong đợt giá hồi của một xu hướng, một đợt giá breakout, một đợt
giá đảo chiều cực mạnh, hoặc bất cứ khi nào có đủ Trader tin rằng sự di chuyển của thị trường


trong lần kiểm tra thứ hai (đáy hay đỉnh) của giá sẽ kéo dài hướng phát triển của trend. Nếu lần
test thứ hai (tức chân sóng thứ 2) của giá thất bại. Thì khi đó thị trường sẽ ln cố gắng đi theo
hướng ngược lại, tức là hình thành xu hướng đảo chiều.
Một số phương thức di chuyển phức tạp của giá theo kiểu 2 chân sóng có thể kéo dài trong vài
giờ, hoặc nếu bạn nhìn trên khung thời gian cao hơn, sự xuất hiện của 2 chân sóng sẽ trở nên rõ
ràng hơn. Tuy nhiên, bất kì khi nào Trader rời xa khung thời gian chính của anh ta, anh ta sẽ tự
làm giảm khả năng quan sát khung thời gian chính mà mình đang giao dịch. Do đó, cách tốt nhất
là tập trung giao dịch khung thời gian chính để tìm ra các mơ hình giá quan trọng.

Ví dụ về chân sóng: mỗi chân sóng được tính khi giá phá vỡ các đường trend line
Mỗi khi giá phá vỡ đường trend line và mỗi đợt giá pullback trên chart trên là một chân sóng, và
mỗi chân sóng lớn lại được tạo bởi những chân sóng nhỏ hơn. Với thủ thuật này, bạn sẽ phát hiện

nhanh chóng sự thay đổi của giá ở thời điểm hiện tại.

Các dấu hiệu của một xu hướng mạnh
Có rất nhiều đặc điểm để bạn phát hiện một xu hướng mạnh mẽ từ sớm. Dễ thấy nhất là một con


trend đi từ một góc màn hình sang góc đối diện theo một đường chéo và chỉ có những đợt sóng
hồi rất nhỏ ở giữa chart. Tuy nhiên, trong giai đoạn sớm của một con trend, sẽ có những dấu hiệu
tốt hơn giúp bạn phát hiện sớm và chỉ ra khả năng kéo dài của một con trend. Các dấu hiệu này
càng xuất hiện nhiều ở thời điểm hiện tại, bạn càng nên tập trung vào việc giao dịch cùng xu
hướng.

Một xu hướng giảm điển hình
Bạn nên bắt đầu bằng việc xác định các điểm vào lệnh ngược trend trước khi đi tìm các điểm vào
lệnh cùng trend, và bạn nên vào lệnh ngay thời điểm mà các Trader giao dịch ngược xu
hướng buộc phải thoát lệnh, tức là bạn phải đi tìm nơi mà họ đặt dừng lỗ.
Một hiện tượng thú vị trong những ngày có xu hướng là trong nhiều ngày giao dịch liên tiếp các
thanh nến đảo chiều tốt nhất và các nến trend bar mạnh nhất lại thường nằm trong các đợt sóng
ngược xu hướng, bẫy rất nhiều Trader đi sai hướng thị trường. Ngoài ra, việc thiếu các tín hiệu từ
nến đi cùng trend khiến Trader đặt câu hỏi về lệnh giao dịch của họ, buộc họ phải trade đuổi theo
thị trường và vào lệnh trễ.
Cuối cùng, một khi bạn nhận ra rằng thị trường đang trong một xu hướng mạnh mẽ, bạn cũng
không cần đến một thiết lập giao dịch nào để vào lệnh. Bạn có thể vào lệnh bất cứ lúc nào trong
ngày nếu bạn có một điểm thốt lệnh hợp lý. Mục đích của điểm vào lệnh là để làm giảm rủi ro
khi giao dịch.


Dưới đây là một số đặc điểm quan trọng của một xu hướng mạnh:
• Có khoảng trống giá lớn (big gap) ngay thời điểm mở cửa phiên giao dịch.
• Giá liên tục tạo ra các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn.

• Khơng có các điểm đảo chiều cực mạnh (climax point) và khơng có q nhiều cây nến
lớn. Thơng thường, các nến trend bar lớn nhất lại nằm trong các đợt sóng đi ngược xu
hướng, bẫy các Trader vào lệnh ngược xu hướng và bỏ lỡ những cơ hội vào lệnh cùng xu
hướng. (Nghĩa là, các con sóng ngược xu hướng thường trơng có vẻ tốt hơn nhiều so với
các sóng đi cùng xu hướng).
• Đường kênh giá khơng bị phá vỡ, và các đợt giá hồi chủ yếu đi ngang nhiều hơn.
• Mơ hình nêm thất bại.
• Mơ hình 2HM.
• Các giao dịch ngược xu hướng rất ít tạo ra lợi nhuận.
• Các đợt giá hồi thường rất nhỏ (nếu giao dịch trong thị trường Emini, con số dao động
trung bình thường là 12 điểm, và các đợt giá hồi thường ít hơn từ 3 đến 4 điểm). Bạn sẽ
phải chờ đợi rất nhiều nến để có được một điểm vào lệnh pullback đi cùng trend, vì thị
trường thường chuyển động khá chậm để tiếp tục di chuyển theo xu hướng.
• Giá thường đi ngang khi phá vỡ đường trendline.
• Lặp lại các mơ hình High/Low 2 và M2B hay M2S với các điểm vào lệnh cùng trend.
• Khơng có hai nến trend bar liên tiếp đóng cửa ở phía đối diện của đường EMA.
• Các nến thường khơng có đi nến hay đi nến rất nhỏ trong mỗi hướng.

Rất tiếc là sách của Al Brooks khơng có nhiều hình minh họa cho các dấu hiệu phát hiện sức
mạnh của xu hướng. Mình sẽ tổng hợp thêm hình minh họa cho từng dấu hiệu trong các phần
sau.


Khi nào Trader nên trade ngược xu hướng? Lý giải hiện tượng
giá giảm bất kể phân tích cơ bản

Thời điểm tốt nhất để trade ngược trend?
Nếu bạn thấy mình đang vẽ quá nhiều đường trend line hay quan sát khung thời gian M1 quá
nhiều, điều này có nghĩa là bạn đang cố gắng để tìm điểm đảo chiều sớm của thị trường, bạn có
thể sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trade cùng với xu hướng.

Bạn sẽ bị thị trường từ chối và sẽ thua lỗ vì điều này. Ngồi ra, kể từ khi khả năng giá phá vỡ
trend line và đảo chiều cực kỳ thấp trong một xu hướng mạnh, việc bạn trade ngược trend và tìm
kiếm điểm đảo chiều sẽ thua lỗ nhiều hơn. Bạn sẽ tự hỏi tại sao ta lại có thể trade thua mặc
dù mơ hình giá xuất hiện rất tốt.
Cho nên, bạn hãy chờ cho đến khi đường trend line bị phá vỡ trên khung M5 trước khi bạn muốn
trade ngược trend. Tiếp tục, bạn hãy tìm kiếm các trend line nhỏ hơn để tìm điểm vào lệnh cùng
với xu hướng mới, vào lệnh tại thời điểm những kẻ thua cuộc bị buộc phải thốt lệnh tại chính
điểm dừng lỗ của họ. Bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn, thoải mái hơn, và có nhiều lợi nhuận hơn vì
bạn sẽ thấy rằng ngay sau khi vào lệnh từ điểm này, thị trường sẽ đi liên tục theo cùng một
hướng mà khơng hề có đợt điều chỉnh giá nào sau đó.


Giá phá vỡ trend line trong xu hướng chính và quay lại test trước khi giảm hẳn
Bất cứ khi nào bạn thấy mình phải chờ một thời gian dài để có được một cơ hội vào lệnh đảo
chiều mạnh mẽ, bạn đã khơng chú ý đến xu hướng chính của thị trường ngay trước mắt bạn.
Khi xu hướng đang đi mạnh, bạn sẽ không thấy giá quay trở lại đường trend line và bạn có thể sẽ
nghĩ rằng giá đã đi quá xa khỏi khu vực trend line, do đó bạn nghĩ đến việc vào lệnh cùng xu
hướng là quá nguy hiểm vì nó có thể hình thành điểm đảo chiều mạnh. Nhưng, khi suy nghĩ theo
hướng này, bạn đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trade cùng trend đáng tin cậy. Tất cả các đợt giá hồi,
thậm chí chỉ trong một cây nến (một nến inside bar nhỏ) đều là những điểm vào lệnh cùng xu
hướng cực kỳ tốt.


Giá cách xa khỏi trendline khơng có nghĩa nó sẽ đảo chiều mạnh

Lý giải hiện tượng giá giảm bất chấp tin tức phân tích cơ bản
Sau một đợt suy giảm mạnh của thị trường trên chart ngày, tất cả những người tham gia thị
trường đều cảm thấy lo lắng và họ không muốn mất thêm tiền khi giao dịch trên thị trường. Điều
này khiến họ tiếp tục vào lệnh bán trên thị trường, bất kể tín hiệu từ phân tích cơ bản như thế
nào. Đây là điều đã từng xảy ra trong thời điểm khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Thế hệ Baby Boomers sắp đến thời điểm nghỉ hưu và họ cảm thấy rất sốc khi thấy tài sản của
mình tích lũy nhiều năm bị bốc hơi đến hơn 40% giá trị. Họ sẽ làm gì khi thấy chuyện này xảy
ra? Họ sẽ tiếp tục bán bất kể giá có tăng lên đến đâu, cứ mỗi lần giá hồi phục, họ lại tiếp tục bán
để bảo toàn tài sản của mình.


S&P500 liên tục giảm điểm tất cả các phiên trong năm 2008
Khi đã thanh khoản kịp thời và thoát khỏi thị trường, họ thầm cảm ơn Chúa vì đã cho họ cơ hội
để bảo toàn tài sản an toàn. Điều này thường xảy ra ngay trước khi giá tiến đến vùng đảo chiều
đỉnh trước đó (swing high). Họ thề với Chúa rằng sẽ không bao giờ quay trở lại và mua vào thị
trường lần nữa. Các hành vi này cứ liên tục lặp đi lặp lại tạo ra những vùng đỉnh thấp hơn đỉnh cũ
(lower high) cho đến khi đợt giảm giá cuối cùng kết thúc (khơng cịn ai tiếp tục bán nữa). Một
khi điều này xảy ra, thị trường sẽ có khả năng đảo chiều tăng vượt lên trên điểm swing high cũ.
Kết quả của những người bán tháo thị trường bất kể tin tức phân tích cơ bản khiến cho thị trường
liên tục giảm trong các phiên giao dịch tiếp theo.
Cũng sẽ có những đợt giá hồi phục mạnh mẽ và rõ ràng khi có nhiều người nghĩ rằng thị trường
đã tìm ra đáy của nó và muốn đẩy giá tăng cao hơn. Và cũng có thể do trend giảm quá mạnh, có
những người hoảng sợ nên cố gắng chốt lời sớm. Cả 2 nhóm người này sẽ khiến thị trường nhanh
chóng phục hồi trở lại, kết quả là tạo ra những nến spike, nến tăng mạnh nhưng tất nhiên vẫn


ngược với xu hướng chính.
Kết quả cuối cùng của những hành vi giá này thường là tạo ra những vùng sideway lớn trên thị
trường. Các vùng giá sideway lớn cho chúng ta cơ hội để vào lệnh nhưng bạn cũng sẽ phải gia
tăng khoảng cách đặt stoploss, theo đó bạn cũng phải giảm kích cỡ lệnh (cho phù hợp với quy tắc
quản lý rủi ro).
P/s: vì phần này Al Brooks vẫn còn viết khá chung về cách trade đảo chiều nên có thể bạn chưa
rõ. Qua hết phần giải thích về hành vi giá giảm trong thời kì khủng hoảng, Al Brooks sẽ giới
thiệu các dấu hiệu xác định một xu hướng mạnh từ sớm.


Anh em đón xem tập tiếp theo nhé!

Happy Tradings!



--------------------------------------------------------BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:



×