Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH với KHOA học CÔNG NGHỆ và TRÍ THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.66 KB, 3 trang )

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ TRÍ THỨC
LƯƠNG SƠN – tỉnh Hưng Yên

Điểm vượt trội của Hồ Chí Minh so với các sĩ phu yêu nước và các nhà cách mạng Việt
Nam đương thời là Người đã sớm nhận thức được đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại,
đế gắn chặt cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, từ đó làm nên một sự nghiệp oanh liệt, in dấu ấn sâu sắc vào thế kỷ thứ 20.
Thế kỷ 20 cũng là thế kỷ phát triển như vũ bão của cách mạng Khoa học- Công nghệ,
là thế kỷ bùng nổ tri thức của loài người, về thời gian, không gian, về cấu trúc và cơ chế vận
động của thế giới vật chất vĩ mô và vi mô làm cho sự hiểu biết của nhân loại trong thế kỷ
20 vượt xa tổng số kiến thức của tất cả các thời đại trước cộng lại.
Là một nhà chính trị có tầm trí tuệ nhạy bén và sáng suốt, Hồ Chí Minh không những
đã phát hiện được vai trò và sức mạnh vô địch của quần chúng nhân dân, sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân và vũ khí tinh thần của nó là chủ nghĩa Mác-Lê Nin, mà còn nhìn
thấy rõ vai trò to lớn của Khoa học - Công nghệ, của Trí thức đối với sự phát triển của loài
người.
Tổng kết thành tựu Khoa học - Công nghệ của nhân loại nửa đầu thế kỷ 20, mở đầu
Báo cáo chính trị tại Đại hội toàn quốc lần thứ 2 của Đảng (2- 1951), Hồ Chí Minh đã viết:
“Năm mươi năm vừa qua có những biến đổi mau chóng hơn và quan trọng hơn nhiều thế kỷ
trước cộng lại. Trong 50 năm đó, đã có những phát minh như chiếu bóng, vô tuyến điện, vô
tuyến truyền hình (televi-sion) cho đến sức nguyên tử. Nghĩa là loài người đã tiến một bước
dài trong việc điều khiển sức thiên nhiên” - Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia,
HN 1995, tập 6, trang 153.
Như vậy, trong việc khái quát đặc điểm của thời đại, Hồ Chí Minh đã bắt đầu từ sự phát
triển Khoa học - Công nghệ của sức sản xuất vật chất, trước khi nói đến đấu tranh giai cấp
và cách mạng xã hội.
Nói chuyện tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ 2 (5-1958), Hồ Chí Minh yêu cầu
thanh niên Trí thức phải có 6 cái yêu: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu CNXH, yêu lao
động và yêu Khoa học, bởi vì tiến lên CNXH thì phải có Khoa học. Thời đại của chúng ta
bây giờ là thời đại của vệ tinh nhân tạo, của tàu vũ trụ, nghĩa là thời đại của Khoa học phát
triển rất mạnh “Chủ nghĩa xã hội cộng với Khoa học, chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh


phúc vô tận” (t9, tr 131).
Trong lễ nhận bằng tiến sĩ danh dự do Trường đại học Patgiagiaran (Indonexia) trao
tặng (3-1959), một lần nữa Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của sự phát triển Khoa học - Kỹ
thuật đối với tương lai của loài người: “Thế giới ngày nay đang tiến hành những bước
khổng lồ về mặt kiến thức của con người. Khoa học tự nhiên cũng như Khoa học xã hội
không ngừng mở rộng ra những chân trời mới, con người ngày càng làm chủ được thiên
nhiên, cũng như làm chủ được vận mệnh của xã hội và của bản thân mình” (t 9, tr 355).
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa trải qua sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, Hồ
Chí Minh rất hiểu rõ vai trò động lực của Khoa học - Công nghệ đối với tương lai của dân
tộc ta như thế nào. Vì vậy, Người luôn luôn nhắc nhở thế hệ thanh niên, trước hết là thanh
niên Trí thức phải ra sức vượt mọi khó khăn để nắm bắt tất cả những khoa học, những hiểu
biết của nhân loại. Người yêu cầu phải biết vận dụng những thành tựu Khoa học đó để nhằm
thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong thời gian không xa, đạt
được những đỉnh cao khoa học và kỹ thuật.
Những năm đầu của thế kỷ XXI, khi nhân loại bước vào nền văn minh trí tuệ, với hai
biểu hiện đặc trưng của nó là xã hội thông tin và nền kinh tế trí thức, nhắc lại những yêu
cầu, chỉ giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bước tiến và tầm quan trọng của cách mạng
Khoa học- Công nghệ, chúng ta xiết bao ngạc nhiên trước tầm nhìn xa trông rộng của lãnh
tụ, càng thấm thía lời dạy của Người, rằng một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, càng cảm
thấy bức xúc trước công việc cấp bách phải làm là nâng cao dân trí, một việc mà Chủ tịch
Hô Chí Minh đã nêu ra từ những ngày đầu chính quyền mới về tay nhân dân.
Ngày nay, nói hiện đại hóa là nói đến các Công nghệ cao mà nhân nõi của nó là Công
nghệ thông tin. Khi Đảng ta chủ trương tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, gắn liền với
hiện đại hóa, thực chất là đặt vấn đề thực hiện một cuộc cách mạng kép, cách mạng công
nghiệp gắn với cách mạng tin học. Đó chính là con đường “Đi tắt, đón đầu” nếu như chúng
ta không muốn rơi vào nguy cơ tụt hậu ngày càng xa. Để tiếp cận xã hội thông tin và nền
kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI thì trình độ dân trí, trình độ giáo dục - đào tạo của ta hiện
nay quả còn thấp, đòi hỏi chúng ta phải có nỗ lực phi thường để có thể tiến kịp đà phát triển
chung của nhân loại, mới có thể thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn,
to đẹp hơn, giàu mạnh hơn, văn minh hơn như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.

Chính trên tinh thần ấy, Đảng ta đặt vấn đề phải đưa giáo dục đào tạo thành “Quốc sách
hàng đầu”. Giáo dục phải đào tạo ra nguồn nhân lực có hàm lượng chất xám cao, đào tạo
đội ngũ “công nhân - khoa học” có khả năng vận dụng tri thức và tái sản xuất ra tri thức,
nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế phát triển.
Trong khi thực thi chiến lược giáo dục - đào tạo, một vấn đề có tầm quan trọng không
kém là sử dụng, bồi dưỡng đội ngũ Trí thức hiện có như thế nào, trong việc phát huy khả
năng và nhiệt tình đóng góp của họ. Trong lĩnh vực này, chúng ta cần thừa kế và phát huy
tốt bài học của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh, với tầm nhìn của một lãnh tụ lỗi lạc, một nhà văn hóa kiệt xuất, luôn
luôn đánh giá cao sức mạnh của trí tuệ, coi trọng Trí thức. Người nói: “Cách mạng rất cần
Tri thức và chính ra, chỉ có cách mạng mới biết trọng Trí thức" (t 7 tr 33) và “Trí thức
không có bao giờ thừa, chỉ có thiếu Trí thức thôi” (t 7, tr 36).
Cách mạng thành công, công việc nội trị, ngoại giao bề bộn, cần đến rất nhiều nhân tài
kiến quốc. Người chủ trương phải mở rộng hơn nữa Chính phủ lâm thời, cần mời thêm
nhiều Nhân sĩ, Trí thức dân chủ tham gia. Người nhắc nhở các cấp phải khắc phục tư tưởng
hẹp hòi và bao biện, không biết đưa người có danh vọng, có tài ở địa phương vào giúp việc.
Chỉ trong vòng một năm, Hồ Chí Minh đã hai lần viết bài đăng báo tìm nhân tài cho sự
nghiệp kiến quốc. Có thể xem bài “Tìm người tài đức” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 20 -
11 - 1946 in báo Cứu Quốc là “Chiếu cầu hiến của cách mạng”, với những lời lẽ rất chân
thành: “Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào, chắc không thiếu người
có tài, có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức
không thể xuất thân” (t 4, tr 451). Vì vậy, Người yêu cầu các địa phương phải điều tra và
báo cáo ngay cho Chính phủ biết những ai hiền năng, tài đức có thể làm được những việc
ích nước, lợi dân.
Hiện nay, cuộc cạnh tranh quyết liệt trên thế giới, xét đến cùng, là cuộc cạnh tranh
nhân tài. Sự lãng quên làm mất mát nhân tài, cũng là làm mất mát tài sản quốc gia quý giá
nhất. Nhiều nước trên thế giới đã lập ra các cơ quan dịch vụ chuyên tìm kiếm, mua chuộc,
lôi kéo những “cái đầu lỗi lạc” về làm việc cho mình. Chính sách đó hiện nay vẫn được
họ kiên trì thực hiện, như là một quốc sách, trong khi ở các nước nghèo, chất xám đã ít mà
lại chưa được quý trọng và tận dụng, để có người phải bỏ nước ra đi. Vì vậy, càng thấy việc

làm của Hồ Chí Minh cách đây hơn nửa thế kỷ là rất nhạy bén và sáng suốt biết nhường
nào.
Trí thức, hiền tài chân chính thời nào cũng gắn bó với nhân dân, với Tổ quốc, cũng
hướng về chân lý, chính nghĩa và cách mạng. Nhưng không phải vì thế mà mọi chuyện sẽ
trở nên dễ dàng, thuận lợi. Mỗi người một hoàn cảnh, một tâm trạng, nên con đường của họ
cũng có những trắc trở, dằn vặt khác nhau. Độc lập dân tộc và CNXH là những chân lý lớn
của thời đại, không một Trí thức chân chính nào suy nghĩ khác, vấn đề là chính sách sử
dụng họ như thế nào.
Bài học tập họp, quy tụ Trí thức, nhân tài của Hồ Chí Minh là đánh giá cao, tin cậy,
trọng dụng, giao việc lớn vì lợi ích trọng đại của quốc gia mà xóa bỏ mọi thành kiến, nghi
kỵ hẹp hòi. Bằng những việc làm cụ thể, đức độ trong sáng và tấm lòng chân thành, bao
dung - Hồ Chí Minh đã cảm hóa, lôi cuốn được cả một lớp Trí thức cao cấp hàng đầu của
đất nước, làm cho họ xóa bỏ mặc cảm, đi với cách mạng và kháng chiến đến cùng, trong đó
không ít Trí thức xuất thân từ gia đình quan lại, hoàng tộc. Chúng ta còn nhớ, khi Chủ tịch
Hồ Chí Minh sang Pháp đàm phán (1946) đã có nhiều Trí thức tên tuổi rời bỏ cuộc sống
sung túc ở nước Pháp để theo Người về nước, đem kiến thức của mình tham gia cuộc kháng
chiến trường kỳ, gian khổ của dân tộc và xây dựng đất nước trong hòa bình sau đó.
Bài học quy tụ và sử dụng nhân tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị
đối với chúng ta hôm nay, trong việc hoạch định và thực thi chiến lược đào tạo, sử dụng
nhân tài đã được đào tạo trong nước, cử đi đào tạo ở nước ngoài và khuyến khích Trí thức
Việt kiều yêu nước trở về xây dựng Tổ quốc.
Do hoàn cảnh lịch sử và hai cuộc kháng chiến trong thế kỷ trước, nước ta đi vào công
nghiệp hóa, hiện đại hóa chậm hàng trăm năm so với các nước phát triển, chậm vài chục
năm so với một số nước trong khu vực. Chúng ta đang tìm tòi con đường phát triển rút ngắn
“Đi tắt đón đầu”, lựa chọn và đột phá vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, đế nhanh chóng
đuổi kịp các nước trong khu vực, hy vọng biến nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp
vào cuối năm 20 của thế kỷ XXI.



×