CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ NỀN CỘNG HÒA DÂN CHỦ ĐỐI PHÓ THÙ
TRONG GIẶC NGOÀI CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI
(1945-1946)
Trong một số công trình của mình V.I.Lênin đã từng nói: “Lịch sử đã
chứng minh rằng, trong quá trình đấu tranh, những cuộc cách mạng vĩ đại đều
tạo nên những nhân vật vĩ đại và phát huy được những tài năng mà trước kia
chưa phát huy được”. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc các nước thuộc địa là
một cuộc cách mạng hết sức vĩ đại trong lịch sử loài người. Nó cũng tạo ra
những nhân vật vĩ đại và phát huy đến đỉnh cao tài năng của những nhân vật ấy.
Nếu tính đến những thập kỷ của đầu thế kỷ XX thì Nguyễn Ái Quốc đúng là
một nhân vật vĩ đại mà cuộc giải phóng dân tộc đòi hỏi, sinh ra, đi tiên phong,
dũng cảm giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc thuộc địa, đương đầu kiên
quyết, khôn khéo với bọn đế quốc tư bản thực dân lúc đó đang tuyệt đối thống
trị trên những dải đất thuộc địa rộng lớn khắp năm châu bốn biển.
Nguyễn Ái Quốc là một nhân vật vĩ đại nhưng hoàn toàn không phải là
một nhân vật siêu phàm, thoát ly quần chúng, tách rời sự nghiệp đấu tranh thực
tế của quần chúng các nước thuộc địa. Nói như Các Mác đã viết: “Nhân loại
bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà nó có thể giải quyết được,
vì khi xét kỹ hơn, bao giờ người ta cũng thấy rằng bản thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy
sinh khi những điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm vụ đó đã có rồi, hay ít ra
cũng đang ở trong quá trình hình thành”. Tức là được đặt ra theo quy luật trong
quá trình tiến hóa của xã hội loài người và phải được giải quyết từ cơ sở kinh tế
-xã hội, lịch sử rất cụ thể. Vấn đề là ai là người biết phân tích tình hình lúc đó
một cách cụ thể, đúng đắn, khoa học, thì người đó sẽ thành công trong việc giải
quyết những nhiệm vụ ấy. Rõ ràng, lịch sử đặt ra những yêu cầu thì chính lịch
1
sử tạo ra những điều kiện vật chất để giải quyết nó. Nguyễn Ái Quốc chính là
sự vận động lịch sử của thế kỷ XX đó.
Quá trình lâu dài lãnh đạo Đảng, cách Mạng Việt Nam, mà bước ngoặt vĩ
đại nhất là cùng Đảng lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Sau
cách mạng là cả một quá trình đầy thử thách đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
1.1. Lựa chọn và giải quyết những nhiệm vụ cấp bách
Những ngày tưng bừng khởi nghĩa của cuộc cách mạng tháng Tám và lễ
độc lập qua đi rất nhanh. Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á
vừa được thành lập đã phải lao ngay vào cuộc chiến đấu quyết liệt cho sự tồn tại
của mình.
Đất nước đứng trước những khó khăn to lớn, chồng chất. Nền kinh tế bị
đình đốn trong chiến tranh nay càng thêm tiêu điều: hàng hóa khan hiếm, nạn
đầu cơ tích trữ hoành hành, hàng vạn công nhân thất nghiệp…Nền tài chính đất
nước bị kiệt quệ, ngân khố quốc gia chỉ còn hơn một triệu đồng rách nát. Ngập
lụt diễn ra ở 9 tỉnh phía Bắc, nạn đói khủng khiếp đã giết chết hai triệu đồng
bào ta vẫn tiếp tục đe dọa. Lực lượng vũ trang cách mạng mới được xây dựng,
còn rất nhỏ bé. Bộ máy nhà nước đang thiếu những cán bộ quản lí hành chính
có kinh nghiệm. Trình độ văn hóa của nhân dân thấp kém, đa số còn mù chữ,
thất học. Nước ta giành lại được độc lập nhưng chưa có quốc gia nào trên thế
giới thừa nhận, lại đang bị chủ nghĩa đế quốc và phản động bao vây, đe dọa từ
mọi phía.
Giữa lúc đó, quân đội nước ngoài dồn dập kéo vào nước ta với danh
nghĩa quân Đồng minh để tước vũ khí quân đội Nhật. Theo sự thỏa thuận giữa
Anh và Mĩ tại Hội nghị Pốtxđam, quân đội của Tưởng Giới Thạch sẽ đóng từ vĩ
tuyến 16 trở ra còn quân đội Anh từ vĩ tuyến 16 trở vào.
Từ cuối tháng 08/1945, gần 20 vạn quân Tưởng bắt đầu vượt biên giới
tiến vào nước ta, theo hai ngả Lào Cai và Lạng Sơn, kéo theo bọn phản động
tay sai để gây rối, phá hoại, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, dựng lên
chính quyền tay sai của chúng.
2
Ở miền Nam, từ đầu tháng 09/1945, được sự che chở và giúp đỡ của quân
Anh, quân đội Pháp trở lại hòng xâm chiếm đất nước ta một lần nữa. Chúng
ngang nhiên chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, cấm nhân dân biểu tình,
đòi tước vũ khí quân đội ta…Ngày 23/09/1945 được sự tiếp tay của thực dân
Anh, quân đội Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn rồi tiến dần ra Nam Trung Bộ.
Số tàn quân Pháp bỏ chạy sang Vân Nam sau cuộc đảo chính của Nhật nay
cũng tái vũ trang, lăm le trở lại miền Bắc. Trên đất nước ta, chưa bao giờ cùng
một lúc lại có mặt nhiều quân đội nước ngoài đông như vậy. Nếu kể quân Nhật
chưa bị giải giáp, quân Tưởng, quân Anh - Ấn và quân Pháp, con số lên tới gần
30 vạn. Cách mạng Việt Nam đứng trước một tình thế cực kì hiểm nghèo, vận
mệnh nước ta đứng trước thế “Ngàn cân treo sợi tóc”.
Ở buổi đầu của cuộc đấu tranh, khi Bộ tư lệnh cách mạng phần đông còn
trẻ tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh gần như là tất cả: là người chiến sĩ dũng cảm
đứng ở tuyến đầu, là ngọn cờ đoàn kết, tập hợp, là ngôi sao dẫn lối. Trách
nhiệm nặng nề trước dân tộc đặt lên vai anh minh, người chiến sĩ dày dặn kinh
nghiệm, người thủy thủ đã từng quen với phong ba, bão táp. Như người lính
vâng lệnh quốc dân ra mặt trận. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Trung ương
Đảng ta dũng cảm gánh lấy trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc. Người nói:
“Vì yêu mến tôi và tin cậy tôi mà đồng bào đã giao vận mệnh nước nhà cho tôi
gánh vác. Phận sự tôi như người cầm lái, phải chèo chống thế nào để đưa chiếc
thuyền Tổ quốc vượt khỏi những con sóng gió, mà an toàn đi đến bờ bến hạnh
phúc của nhân dân”[7;165].
Sáng 03/09/1945 tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa phiên
họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ. Phiên họp được tiến hành giản dị, hoàn
toàn không có nghi thức. Trong phiên họp Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra sáu
vấn đề cấp bách Chính phủ phải tập trung giải quyết để đưa nước nhà ra khỏi
hiểm nguy: Một là giải quyết nạn đói, hai là thanh toán nạn dốt, ba là tổ chức
tổng tuyển cử, bốn là xóa bỏ hủ tục, năm là xóa bỏ ngay các thứ thuế bóc lột vô
nhân đạo và sáu là thực hiện tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết [26;87].
3
Vừa giành lại độc lập sau 80 năm nô lệ, đất nước ngổn ngang bao công
việc cấp bách. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt lựa chọn những đối sách
đúng đắn, giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề cấp bách nhất, bình
tĩnh chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua gềnh thác nguy hiểm,
từng bước tiến lên.
Để khắc phục nạn đói, Người đề nghị Hội đồng Chính phủ phát động một
chiến dịch tăng gia sản xuất và lạc quyên cứu đói. Người viết thư gửi đồng bào
toàn quốc, hô hào nhân dân chống nạn chống nạn đói “Coi cuộc chống nạn đói
cũng như cuộc chống ngoại xâm”. Trong thư gửi nông gia Việt Nam, Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẩn thiết kêu gọi: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay!
Tăng gia sản xuất nữa!...Đó là cách thiết thức của chúng ta để giữ vững quyền
tự do, độc lâp”. Hưởng ướng lời kêu gọi của Người, cả nước thi đua thực hiện:
“Tấc đất, tấc vàng”, “Không một tấc đất bỏ hoang”. Chủ tịch, cán bộ trưởng,
nhân viên Chính phủ cũng tham gia sản xuất sau giờ làm việc. Trong khi chờ
đợi thu hoạch ngô, khoai, sắn, trên tinh thần nhường cơm xẻ áo, Người đề
xướng phong trào quyên góp cứu đói. Bằng những lời đầy xúc động người viết:
“Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến đói khổ, chúng ta không khỏi động
lòng. Vậy tôi đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hiện trước: cứ 10
ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (Mỗi bữa một bơ) để
cứu dân nghèo”[7;31].
Tại buổi khai mạc cuộc lạc quyên tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đem phần gạo nhịn ăn của mình quyên trước tiên. Tấm
gương của vị cha già dân tộc đã khích lệ đồng bào cả nước. Một phong trào
tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách với nhiều hình thức phong phú như:
“Hũ gạo cứu đói”; “Ngày đồng tâm nhịn ăn”[19;134]…được tổ chức trên khắp
phố xá, làng quê. Nhờ biện pháp đó, mỗi tuần nhân dân cả nước đã quyên góp
được hàng vạn tấn gạo cứu đói. Nạn đói được từng bước đẩy lùi, nhân dân thêm
vững tin vào Chính phủ và chế độ mới. Mặc dù đang rất khó khăn về tài chính.
4
Vào đầu tháng 09/1945, theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Chính phủ đã kí ngay một sắc lệnh bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, miễn
thuế cho những vùng có chiến sự, thiên tai và đói, ban hành tự do tín ngưỡng,
cấm hút thuốc phiện, ban hành luật lao động bảo vệ quyền lợi của công nhân,
quyết định giảm tô 25% cho nông dân, chia ruộng đất của thực dân Pháp và
ruộng đất công cho nông dân thiếu ruộng. Nhờ đó, đời sống của giai cấp công
nhân và nông dân, nền tảng của chế độ mới, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng
bước đầu đã được cải thiện.
Để xây dựng nền tài chính quốc gia và ngân sách quốc phòng ngày
04/09/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh đặt ra Qũy độc lập và gửi thư
kêu gọi các tầng lớp nhân dân hương ứng Tuần lễ vàng ủng hộ Chính phủ. “Chỉ
trong một thời gian ngắn nhân dân cả nước, đặc biệt ở các thành phố, đã tự
nguyện đóng góp được 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào Qũy độc lập và 40 triệu
vào Qũy Đảm phụ quốc phòng”[26;88].
Đáp lại tinh thần yêu nước của toàn dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biểu
dương kịp thời những cá nhân xuất sắc trong cuộc vận động. Người tặng Huy
chương vàng cho bà Vương Thị Lai là người “Đại biểu cho lòng hăng hái và hi
sinh cho tất cả phụ nữ Việt Nam” và tặng ảnh cho ông Nguyễn Sơn Hà là người
đã quyên góp nhiều thứ hai cho Qũy Quốc phòng.
Cùng với chiến dịch diệt giặc đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động
chiến dịch diệt giặc dốt. Người viết: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”[7;8]
vì vậy Người đã kêu gọi đẩy mạnh phong trào Thanh toàn nạn mù chữ và nâng
cao trình độ văn hóa cho nhân dân: “Những người chưa biết chữ hãy gắng sức
mà học cho biết. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ
không biết thì con bảo…”. Để thúc đẩy việc xóa nạn mù chữ và xây dựng nền
giáo dục mới Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí các sắc lệnh thành lập Nha Bình dân
học vụ, Hội đồng cố vấn học chính để giúp Chính phủ soạn thảo chương trình
giáo dục mới của đất nước, chuẩn bị mọi điều kiện cho lễ khai giảng các trường
phổ thông và đại học dưới chế độ mới.
5
Nhân dịp khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Người
viết thư gửi các học sinh, chỉ ra các may mắn của các em được hưởng một nền
giáo dục mới: “Một nền giáo dục đào tạo các em nên những công dân hữu ích
cho nước Việt Nam, một nền giáo dục sẽ làm phát triển hoàn toàn những năng
lực sẵn có của các em”, mặt khác Người cũng mong mỏi các em phải cố gắng,
siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Người việt: “Non sông
Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ
một phần lớn ở công học tập của các em”[7;33]. Đất nước vừa mới bước ra từ
một chế độ thuộc địa – phong kiến với biết bao tập tục, lề thói lạc hậu. Chế độ
mới, xã hội mới cần phải có những con người mới với lối sống mới, thói quen
mới, phong tục mới. Đi đôi với việc kêu gọi bài trừ hủ tục, Người chủ trương
mở cuộc vận động đời sống mới, xây dựng một nền văn hóa mới. Theo người:
“Cái văn hóa mới này cần phải có tính cách dân tộc, tính cách đại chúng thì mới
thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại”.
Nhằm tạo cơ sở pháp lí cho chính quyền cách mạng và thực hiện quyền
làm chủ của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị với Chính phủ lâm thời
cần xúc tiến càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, thành lập
chính phủ chính thức và ban hành Hiến pháp. Biết rằng sẽ thất bại ê chề trong
cuộc Tổng tuyển cử, bọn Việt Quốc, Việt Cách ra sức hoạt động chống phá chủ
trương này. Các cơ quan ngôn luận của bọn chúng như các tờ báo Việt Nam,
Thiết thực, Đồng tâm rêu rao rằng không thể tổng tuyển cử vì dân trí còn thấp
kém, trên 90% dân số mù chữ, nên không đủ năng lực thực hiện quyền công
dân, rằng nên tập trung sức vào việc chống xâm lược, không nên mất thì giờ
vào bầu cử.
Trong tình hình phức tạp đó, không tránh khỏi có một ít người còn băn
khoăn vào thắng lợi của Tổng tuyển cử. Nhưng với niềm tin vô bờ bến vào nhân
dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một cách chắc chắn: “Nhân dân rất
thông minh. Họ sẽ biết dùng lá phiếu của họ, Tổng tuyển cử sẽ thành công”.
6
Vào dịp bầu cử, đồng bào cả nước đã biểu thị lòng tin tư tưởng, kính
trọng và yêu mến đối với vị lãnh tụ của mình. Nhiều địa phương đề nghị người
ra ứng cử ở địa phương mình. Tại Hà Nội, 118 vị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và
đại biểu các làng xã đã công bố kiến nghị: “Yêu cầu cụ Hồ Chí Minh được
miễn phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới vì Cụ đã được toàn dân suy
tôn làm Chủ tịch vĩnh viễn của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa”. Trước tình
cảm yêu mến đó, Người đã viết thư cám ơn nhân dân ngoại thành Hà Nội và
nhân dân cả nước rằng: “Tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa nên tôi không thể vượt qua thể lệ Tổng tuyển cử đã định. Tôi đã ứng
cử ở thành phố Hà Nội, nên không thể ra ứng cử ở nơi nào nữa. Tôi xin chân
thành cảm tạ toàn thể đồng bào…”.
Ngày 03/01/1946, Người chủ tọa phiên họp của Chính phủ Liên hiệp lâm
thời để kiểm tra lần cuối công việc chuẩn bị Tổng tuyển cử. Ngày 05/01/1946,
trên các phương tiện thông tin đại chúng truyền đi Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ
phiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên
con đường mới mẻ. Ngày mai sẽ là ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày
mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt
Nam lâu dài bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình…Ngày mai quốc dân
ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam ta đã:
“ Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ,
Kiên quyết chống bọn thực dân,
Kiên quyết tranh quyền độc lập”
[26;96]
Ngày 06/01/1946 cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước ta được tổ chức
trên cả nước, bấp chấp bom đạn của thực dân Pháp và những hành động phá
hoại của bọn phản động. Máu của hàng trăm đồng bào và chiến sĩ ta đã đổ
xuống để bảo vệ cho thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử. Sáng sớm, hòa vào
dòng người trong ngày hội lớn của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đi làm nghĩa
vụ công dân. Người đi bầu cử tại Phòng bỏ phiếu đặt tại số nhà 10 phố Hàng
7
Vôi – Hà Nội thay mặt cả nước nhận lá phiếu đầu tiên của người công dân số
một. Sau đó người đi thăm một số phòng bầu cử ở các phố Hàng Bạc, Hàng
Trống, Hàng Gai, Thụy Khuê…Với lòng yêu nước của nhân dân, với sự chuẩn
bị chu đáo, cuộc Tổng tuyển cử như Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng, đã thành
công rực rỡ, Đại bộ phận cử tri đã hăng hái và sáng suốt thực hiện tốt quyền
công dân của mình, 333 đại biểu đã được bầu. Những đại biểu do Mặt trận Việt
Minh giới thiệu đã trúng cử với số phiếu cao. Tại Hà Nội, trong số 172.765
người đi bầu có 169.222 cử tri bầu cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã trúng
cử đại biểu Quốc hội với sự tín nhiệm cao nhất, chiếm 98,4% số phiếu bầu.
Ngày 02/03/1946 Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa họp phiên thứ nhất tại Nhà hát lớn Hà Nội. Phát biểu trước Quốc hội, Chủ
tịch Hồ Chí Minh nói rõ: “Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đã tỏ rõ cho thế
giới biết toàn dân Việt Nam đoàn kết nhất trí”. Trên tinh thần đó, Người đề nghị
với Quốc hội chấp nhận mở rộng thêm 70 ghế, không qua bầu cử, cho các anh
em ở hải ngoại về (Việt Nam Quốc dân đảng – 50 ghế và Việt Nam Cách mạng
đồng minh hội – 20 ghế). Quốc hội đã biểu quyết tán thành. Các đại biểu Việt
Quốc, Việt Cách đang chờ sẵn bên ngoài được mời vào hội trường.
Sau đó thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh báo cáo
ngắng gọn trước Quốc hội những công việc đã làm trong 06 tháng qua. Quốc
hội nhất trí tán thành bản báo cáo, cử người làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp
Kháng chiến và đề nghị Người thành lập Chính phủ mới. Được sự ủy nhiệm của
Quốc hội, Người giới thiệu các thành viên mới của Chính phủ kháng chiến, Ủy
ban kháng chiến, Đoàn cố vấn tối cao và Ủy ban dự thảo hiến pháp do Người
làm trưởng ban. Sau khi được Quốc hội thông qua, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
cùng các thành viên mới của Chính phủ, đoàn cố vấn, Ủy ban kháng chiến đọc
lời tuyên thệ nhận chức: “Trước bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc
hội, thề xin cương quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến, thực hiện nền Cộng
hòa Dân chủ Việt Nam, mang lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc. Trong công việc
8