BA VĂN KIỆN PHÁP LÝ BIÊN
GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN
VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
Ba văn kiện pháp lý
biên giới trên đất liền
Việt Nam – Trung
Quốc là gì?
Ba văn kiện pháp lý biên giới trên đất
liền Việt Nam - Trung Quốc bao gồm:
Một là Nghị định thư phân giới cắm
mốc, đính kèm bộ bản đồ địa hình
khu vực biên giới Việt - Trung; tập
“Bảng đăng ký mốc giới”, tập “Bảng
toạ độ, độ cao mốc giới” và tập “Bảng
quy thuộc các cồn, bãi trên sông suối
biên giới”; Hai là Hiệp định về quy
chế quản lý biên giới; Ba là Hiệp định
về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa
khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam
- Trung Quốc.
Chính phủ Việt Nam và Chính
phủ Trung Quốc đã ký 3 văn kiện
pháp lý về biên giới trên đất liền
Việt Nam - Trung Quốc vào ngày
18 tháng 11 năm 2009 tại Bắc
Kinh - Trung Quốc và có hiệu lực
từ ngày 14/7/2010.
Tại sao chúng ta lại tìm hiểu
về ba văn kiện pháp lý?
Đường biên giới Việt Nam Trung Quốc dài 1.449,566 km,
tiếp giáp giữa 7 tỉnh: Điện Biên,
Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao
Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh
của Việt Nam với tỉnh Vân Nam
và khu tự trị dân tộc Choang tỉnh
Quảng Tây của Trung Quốc.
Đường biên giới Quốc gia là gi?
Biên giới quốc gia là ranh giới phân
định lãnh thổ của quốc gia này với
lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với
các vùng mà quốc gia có quyền chủ
quyền trên biển.
Biên giới quốc gia gồm:
- Biên giới trên bộ
- Biên giới trên biển
- Biên giới trên khơng và biên giới
lịng đất
Vành đai biên giới
là gì?
Vành đai biên giới là một dải đất
xác định dọc theo biên giới quốc
gia trên đất liền. Thông thường
vành đai biên giới được cắm biển
báo. Đáp ứng các yêu cầu về an
ninh, chính trị, kinh tế...trong
vành đai biên giới có thể có khu
Mốc quốc giới là
gì?
Mốc biên giới quốc gia, (gọi tắt là
mốc quốc giới) là dấu hiệu bằng
vật chất được xây dựng dùng để
đánh dấu vị trí thực tế của đường
biên giới quốc gia trên đất liền
đã được các quốc gia có chung
biên giới xác nhận bằng các điều
Có mấy loại mốc biên
giới?
+ 3 loại: Mốc đơn, mốc đôi, mốc
ba
+ Các chữ ghi trên mốc thể
hiện tên nước.
+ Các số thể hiện số hiệu thứ
tự vị trí mốc và loại mốc.
Với chiều dài 333,403 km thì đường
biên giới tỉnh Cao Bằng trải qua 7
huyện gồm : Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà
Quảng, Trùng Khánh, Hạ Lang,
Quảng Uyên, Thạch An tiếp giáp với
4 huyện phía Trung Quốc là Nà Po,
Tịnh Tây, Đại Tân và Long Châu.