Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số văn bản pháp lý điều chỉnh vấn đề NCN có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.1 KB, 12 trang )

Đánh giá tình hình NCN có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Từ
đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật
Việt Nam về lĩnh vực này.
I- Đặt vấn đề
NCN là một quan hệ pháp lý rất phổ biến hiện nay. Quan hệ NCN
không chỉ pháp sinh trong phạm vi của một quốc gia mà còn vượt ra ngoài
phạm vi quốc tế. Chính bởi tính chất nhân đạo và tính chất xã hội của nó mà
quan hệ nuôi con nuôn luôn được hệ thống pháp luật của tất các quốc gia
quan tâm và giành những quy định khá rõ ràng và chi tiết về quan hệ này.
Trong bối cảnh đó, Pháp luật Việt Nam đã giành khá nhiều những quy
định cụ thể về vấn đề NCN nói chung và NCN có yếu tố nước ngoài nói
riêng. Trong số đó, không thể không kể đến những quy định của Luật Hôn
nhân gia đình năm 2000, Luật NCN năm 2010 và những văn bản pháp luật có
liên quan. Nghiên cứu vấn đề này, có thể nhận thấy tình hình NCN có yếu tố
nước ngoài ở Việt Nam có nhiều vấn đề đáng bàn.
II- Giải quyết vấn đề
1. Những vấn đề lý luận về NCN có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
1.1. Một số khái niệm cơ bản
Nuôi con nuôi là việc xác lập cha mẹ và con giữa người nhận con nuôi
và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con
nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức
xã hội (Điều 67 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000).
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công
dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường
trú tại Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở
nước ngoài. (Khoản 3, Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010).
Như vậy, trong các quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có liên
quan đến pháp luật của nhiều nước, trong đó ít nhất có pháp luật của cha mẹ
nuôi (Luật Quốc tịch hoặc Luật nơi thường trú của người nhận nuôi) và pháp



luật của con nuôi (luật nơi thường trú hoặc Luật Quốc tịch của con nuôi). Do
quan hệ nuôi con nuôi trong trường hợp này được mở rộng ra khỏi phạm vi
một quốc gia nên vấn đề pháp lý liên quan đến việc NCN được quan tâm và
có tác động rất lớn đến thực tiễn thực hiện những quy định này.
1.2. Ý nghĩa của việc NCN và những quy định của Pháp luật về vấn
đền này
Việc NCN có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cụ thể như sau:
Việc trẻ em Việt Nam dược làm con nuôi người nước ngoài giảm gánh
nặng cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em mà vẫn bảo đảm được lợi ích tốt nhất
cho trẻ; mặt khác điều đó phù hợp với chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại
của nước ta, đáp ứng nhu cầu hội nhập và giao lưu quốc tế.
Đối với bản thân đứa trẻ, việc được nhận làm con nuôi có ý nghĩa sâu
sắc làm thay đổi cơ bản số phận của đứa trẻ. Đứa trẻ được nhận làm con nuôi
sẽ được sống trong một gia đình ổn định, có điều kiện thuận lợi để phát triển
hài hòa cả về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt việc NCN tạo điều kiện cho việc
đứa trẻ được nhận nuôi có điều kiện sống tốt hơn, đặc biệt là đối với đứatrẻ bị
tàn tật, khuyết tật, có bệnh hiểm nghèo có điều kiện chữa trị, phục hồi chức
năng tốt hơn.
Đối với người nhận nuôi, việc nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi đem
lại cho người nhận nuôi một đứa con phù hợp với ý chí, nguyện vọng của
mình và tăng cường được mối quan hệ gắn bó với Việt Nam. Đó là những
nguyện vọng chính đáng của họ
Như vậy, NCN có yếu tố nước ngoài là phương thức thực hiện quyền
làm cha mẹ, làm con cái một cách hợp pháp, quan đó kết hợp hài hòa lợi ích
của các bên: người nhận nuôi và người được nhận nuôi.
1.3. Một số văn bản pháp lý điều chỉnh vấn đề NCN có yếu tố nước
ngoài ở Việt Nam
Trước yêu cầu thực tiễn đặt ra nhằm bảo đảm việc cho, nhận trẻ em làm
con nuôi chỉ được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, nhằm bảo đảm lợi ích tốt



nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em. Pháp luật Việt Nam
đã không ngừng hoàn thiện và đã xây dựng được một khung pháp lý trong
nhiều điều ước quốc tế (các Hiệp định tương trợ tư pháp, các Hiệp định về
nuôi con nuôi) và trong pháp luật trong nước mới nhất là Luật Nuôi con nuôi
năm 2010, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000...Đặc biệt, Luật NCN đã
giành cả chương III quy định về NCN có yếu tố nước ngoài.
Ngoài ra, để phù hợp với các quy định của Pháp luật Quốc tế, hiện nay,
Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Công ước La Haye 1993 về Hợp tác Quốc
tế trong lĩnh vực NCN. Có thể thấy đây là lĩnh vực rất phát triển trong các
quan hệ của tư pháp quốc tế Việt Nam thời kỳ hội nhập.
2. Tình hình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
2.1. Tổng quan tình hình nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại
Việt Nam
Từ những quy định của Pháp luật hiện hành của Pháp luật hiện hành về
vấn đề NCN nói chung và NCN có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam nói riêng,
nhận thấy tình hình NCN ở nước ta có rất nhiều vấn đề đáng bàn.
Khi tìm hiểu về vấn đề NCN có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, có thể
nhìn nhận vấn đề này theo các hướng sau: Người nước ngoài nhận trẻ em Việt
Nam làm con nuôi; người Viêt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi và
người Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi mà một bên định cư ở
nước ngoài. Tuy nhiên, khi nhìn nhận những khía cạnh này của vấn đề, có thể
nhận thấy, thực tế hiện nay, quan hệ giữa người nước ngoài nhận trẻ em Việt
Nam làm con nuôi diễn ra phổ biến và nhiều nhất.
2.1.1. Tình hình người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi
Việc người nước ngoài đến VIệt Nam xin trẻ em Việt Nam làm con
nuôi bắt đầu phát snh từ những năm 1980. Trong thời gian này, chưa có một
văn bản của Nhà nước quy định cho người nước ngoài xin trẻ em Việt Nam
làm con nuôi. Cơ sở pháp lý ban đầi để giải quyết việc cho người nước ngoài
xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi đã được các địa phương dựa vào Điều lệ



Đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo Nghị định 04/1961/NĐ-CP của chính phủ
ngày 16/01/1961 và Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam. Do chưa có văn
bản hướng dẫn thống nhất của Chính phủ, nên trong thời gian này, việc giải
quyết cho người nước ngoài xin con nuôi diễn ra tương đối lộn xộn. Mỗi địa
phương quy định khác nhau về thủ tục xin con nuôi. Đến những năm 90 của
thế kỷ XX, có một số lượng lớn người nước ngoài vào Việt Nam xin nhận con
nuôi. Số lượng NCN có yếu tố nước ngoài bắt đầu tặng nhanh. Để tạo nên
một hành lang thống nhất về vấn đề này, ngăn chặn tình trạng môi giới hoặc
mua bán trẻ em, chúng ta đã ban hành ra nhiều văn bản pháp luật để điều
chỉnh vấn đề này.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ tư pháp, chỉ trong vòng 5 năm (từ
1994 – 1999), có tới 9322 trẻ em Việt Nan đượng người nước ngoài nhận làm
con nuôi, trong đó số trẻ em nhận làm con nuôi tại Pháp là 3407, chiếm tới
1/3 số trẻ em được nhận làm con nuôi nước này. Tính trung bình cho đến nay,
mỗi năm Việt Nam có khoảng 2000 trẻ em được người nước ngoài nhận làm
con nuôi, và con số đó năm sau luôn cao hơn năm trước, từ đó khẳng định
nhu cầu nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi là rất cao. Kể từ khi Đảng và Nhà
nước ta thực hiện chính sách đổi mới thì vẫn đề mở cửa và giao lưu với các
nước ngày càng phát triển kéo theo đó là tình hình NCN quốc tế của Việt Nam
cũng không ngừng biến đổi theo chiều hướng gia tăng, từ năm 1999 – 2003 có
khoảng trên 14600 trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi nước ngoài, trong
đó Mỹ và Pháp là hai quốc gia nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi lớn nhất
(theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tư pháp).
Theo nguồn thôn tin từ Cục con nuôi từ năm 2003, số trẻ em làm con
nuôi người nước ngoài tăng lên so với thời kỳ cuối những năm 90, đầu những
năm 2000. Năm 2003, có 807 trường hợp, năm 2004 có 550 trường hợp, năm
2005 có 1.250 trường hợp, năm 2006 có 1.550 trường hợp, năm 2007 có 1970
trường hợp, năm 2008 có 1700 trường hợp, năm 2009 có 1.064 trường hợp và

7 tháng đầu năm 2010 có 674 trường hợp trẻ em giải quyết làm con nuôi


người nước ngoài. Hiện nay, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã được
Luật NCN 2010 quy định đầy đủ, chặt chẽ và chi tiết hơn về cho và nhận con
nuôi trong và ngoài nước, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho những người nước
ngoài muốn nhận con nuôi tại Việt Nam cũng như nhằm bảo vệ lợi ích tốt
nhất cho những trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi
thì có thể nhận thấy, số lượng trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận
làm con nuôi còn có thể tăng cao hơn nữa.
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005

Số trẻ em được nhận làm con nuôi của người nước ngoài
1.229
1.127
1.392
807
550
1250

2006
2007
2008
Tháng 8-2009

2009

1550
1970
1700
Khoảng 280
1.064

Số trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài giai đoạn 2000- 2009
(đơn vị: trẻ em; nguồn: Cục con nuôi Quốc tế – Bộ Tư pháp)
Theo thống kê, hiện cả nước vẫn còn khoảng 3 triệu trẻ em sống trong
các gia đình nghèo khó, trên 200.000 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa,
khuyết tật, tàn tật; hàng ngàn trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, nhiễm
HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo cần được sự quan tâm, chăm sóc, chữa trị.
Nhưng theo báo cáo của các địa phương, thì số lượng trẻ em được nhận làm
con nuôi còn hạn chế so với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần mái ấm gia
đình. Trong 5 năm (2003- 2008) chỉ có trên 23.000 trẻ em được nhận làm con
nuôi (17.000 trong nước và gần 6000 ở nước ngoài). Con số trẻ em được làm
con nuôi nước ngoài là 6000 trên một số lượng lớn trẻ em khó khăn cần mái


ấm. Tỉ lệ trẻ em được làm con nuôi quốc tế của Việt Nam vào năm 2003 cũng
không cao so với các nước cho con nuôi khác trên thế giới. Tại Việt Nam, tỷ
lệ trẻ em được cho làm con nuôi trên 1000 trẻ em được sinh ra và còn sống
chỉ chiếm 0.54%1.
Theo thống kê, kể từ sau khi Nghị định 68/NĐ-CP của Chính phủ có
hiệu lực, lượng trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi
giảm đi đáng kể. Trong 10 nước có số lượng trẻ em nhận con nuôi nhiều nhất
(Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Thụy Điển, Hà Lan, Na Uy, Đan Mạch, Úc, Anh và Ailen). Việt Nam từ vị trí thứ ba vào năm 1998 đã xuống vị trí thứ 10 vào năm
2003. Như vậy có thể thấy được sự ảnh hưởng và tác động của Nghị định

68/NĐ-CP đối với vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài này.
Hiện nay, có thể nhận thấy, quốc gia nhận nhiều trẻ em Việt Nam làm
con nuôi nhất không thể không nhắc đến Hoa Kỳ. Chỉ tính từ năm 2005 đến
năm 2009, có tới 1.700 trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh éo le được các gia đình
Mỹ nhận nuôi. Mỹ đã trở thành nước nhận nhiều con nuôi nhất từ Việt Nam.
Việt Nam đang tiến hành điều chỉnh cơ chế quản lý việc cho và nhận
con nuôi quốc tế, trong đó có việc chuẩn bị tham gia Công ước La Haye,
nhằm đảm bảo các chương trình hợp tác con nuôi giữa Việt Nam với quốc tế
chất lượng hơn2.
2.1.2. Tình hình người Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi
Một thực tế về tình hình NCN có yếu tố nước ngoài hiện nay đó là tuy
vấn đề NCN có yếu tố nước ngoài bao gồm có việc Người nước ngoài nhận
trẻ em Việt Nam làm con nuôi, người Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm
con nuôi. Tuy nhiên, ở nước ta, thực tế đang tồn tại là quan hệ giữa người
nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi là quan hệ chủ yếu và diễn ra
nhiều nhất. Trong khi đó, quan hệ người Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài
1

Nguồn: Selman P (2005): Các xu hướng về nuôi con nuôi quốc tế giai đoạn 1998 – 2003.

Xuân Linh, “Mỹ muốn hợp tác về vấn đề con nuôi với Việt Nam”,
, đăng ngày 13/02/2009.
2


làm con nuôi diễn ra không phổ biến và chưa có một số liệu thống kê nào cụ
thể. Sở dĩ có tình trạng này đó là do: Xét về nguồn trẻ em, Việt Nam là một
đất nước đông dân – với trên 86 triệu người – hiện có tới trên dưới 27% dân
số là trẻ em (chỉ mới tính từ 14 tuổi trở xuống), trong đó, số lượng trẻ em ở
vào hoàn cảnh khó khăn như tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không nơi

nương tựa… chiếm một tỉ lệ khá lớn. Nhu cầu về một mái ấm gia đình, về
những điều kiện tốt đẹp về vật chất lẫn tinh thần cho những đứa trẻ là rất đáng
quan tâm. Vì vậy, việc xem xét để giải quyết cho và nhận trẻ em Việt Nam
làm con nuôi người nước ngoài không chỉ là đòi hỏi nhằm đáp ứng nhu cầu
của người nước ngoài, mà hơn hết, chính là nhằm góp phần tạo dựng cuộc
sống tốt đẹp cho trẻ em Việt Nam.
Tuy nhiên, trước thực tế như vậy, việc cần đặt ra đó là việc thống kê cụ
thể con số trẻ em được người Việt Nam nhận làm con nuôi để có thể có cái
nhìn toàn diện về vấn đề NCN có yếu tố nước ngoài ở nước ta hiện nay.
Như vậy, có thể nhận thấy, NCN có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
luôn là vấn đề đáng bàn và được sự quan tâm của tất cả mọi người. Với số
lượng trẻ em được nhận làm con nuôi hiện nay đặt ra không chỉ đối với những
nhà làm luật, những cơ quan chức năng trong việc quản lý tốt vấn đề NCN nói
chung và NCN có yếu tố nước ngoài nói riêng để thực sự đảm bảo được
quyền và lợi ích của trẻ em, đồng thời phù hợp với Điều ước Quốc tế mà Việt
Nam đã ký kết, không trái với những quy định của Công ước La Haye 1993
mà Việt Nam chuẩn bị gia nhập. Từ đó, đặt ra vấn đề hoàn thiện những quy
định của Việt Nam về NCN có yếu tố nước ngoài ở nước ta.
2.2. Đánh giá tình hình NCN có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện
nay
2.2.1. Những mặc tích cực đã đạt được trong quá trình thực hiện
những quy định của Pháp luật về NCN có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
Thứ nhất, hệ thống pháp luật về NCN nói chung và NCN có yếu tố
nước ngoài nói riêng ở nước ta đang dần được hoàn thiện hơn. Cụ thể là


chúng ta đã ban hành được Luật NCN 2010, cùng với đó là các văn bản liên
quan hướng dẫn và chi tiết hóa những quy định của Luật NCN. Luật NCN đã
quy định chi tiết về vấn đề NCN quốc tế tại Việt Nam, từ đó làm cơ sở, nền
tảng cho việc thực hiện pháp luật một cách đúng đắn và đầy đủ.

Việt Nam đang xúc tiến những hành động cần thiết để gia nhập Công
ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi
quốc tế. Đây là thời điểm thuận lợi để chúng ta thực hiện những hành động
tích cực và cần thiết để gia nhập Công ước, phù hợp với hành động của Quốc
tế về NCN.
Thứ hai, thủ tục giải quyết việc NCN có yếu tố nước ngoài ngày càng
được cải thiện. Theo nghị định 68/2002/NĐ-CP thì thủ tục giải quyết việc
NCN có yếu tố nước ngoài được cải tiến đáng kể so với nghị định 184/CP
trước đây. Trong đó thay vì thời gian giải quyết việc NCN có yếu tố nước
ngoài từ 6 tháng theo Nghị địnhh 184/CP thì nay chỉ còn 6 tháng, thời gian và
trách nhiệm giải quyết ở từng khâu cũng được quy định rõ ràng và cụ thể hơn.
Thứ ba, hoạt động hợp tác NCN quốc tế được mở rộng.
Kể từ khi được thành lập cho đến nay, Cục con nuôi quốc tế thuộc Bộ
Tư pháp đã thường xuyên trao đổi thông tin và phối hợp hoạt động với cơ
quan trung ương về nuôi con quốc tế của các nước đã ký kết, kịp thời giải
quyết những khó khăn, vướng mắc để cùng nhau triển khai thực hiện tốt các
quy định của hiệp định và xử lý các vụ việc liên quan đến NCN có yếu tố
nước ngoài.
Cùng với các Đại sứ quán, Lãnh sự quán thì Cục nuôi con nuôi quốc tế
của Việt nam thường xuyên trao đổi nghiệp vụ, thông tin về NCN như về hồ
sơ và các thủ tục cũng như trình tự liên quan đến việc giải quyết việc NCN.
Cùng tham gia các hội nghị liên quan đến vấn đề NCN quốc tế để có nhiều cơ
hội về trao đổi thông tin và mở rộng hợp tác.
2.2.2. Những hạn chế của việc thực hiện những quy định của Pháp luật
về NCN có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam


Thứ nhất, một thực tế đang tồn tại hiện nay là tại một số các cơ sở nuôi
dưỡng trẻ em đã xảy ra tình trạng sai phạm nghiêm trọng. Sự sai phạm này đã
ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của trẻ em, đồng thời gây mất lòng tin

trong dư luận về tính an toàn, sự bảo đảm của trẻ em trong chính những trung
tâm này.
Điển hình là vụ việc của hai trung tâm nuôi dưỡng là Trung tâm bảo trợ
xã hội huyện Trực Ninh và Trung tâm trợ giúp nhân đạo và dạy nghề cho trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn huyện Ý Yên, Nam Định. Hai trung tâm
này đã đạo diễn hồ sơ trẻ bị bỏ rơi để đưa 300 trẻ em từ 5 tuổi trở xuống ra
nước ngoài làm con nuôi gây xôn xao dư luận. Thêm một cơ sở nuôi dưỡng
có những sai phạm nghiêm trọng đó là Trung tâm bảo trợ xã hội Việt Lâm,
Phú Thọ. Cơ sở nuôi dưỡng này không những có số lượng trẻ em bị bỏ rơi
nhiều bất thường mà còn có những sai phạm nghiêm trọng về chế độ chăm
sóc trẻ em. Cơ quan công tố cho rằng, lợi dụng chức năng tiếp nhận, nuôi
dưỡng trẻ mồ côi, lang thang... và tư vấn, giới thiệu các cháu đi làm con nuôi
trong và ngoài nước, bà Trần Thị Lương, Giám đốc Trung tâm huyện Ý Yên
và Bác sĩ Vũ Đình Khản, Giám đốc Trung tâm huyện Trực Ninh cùng 12 y,
bác sĩ là trưởng trạm y tế ở địa phương đã tiếp tay cho hành vi thu gom trẻ em
từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi; thậm chí nuôi cả những người phụ nữ mang thai
ngoài ý muốn, giúp họ sinh nở để được nhận đứa trẻ vừa chào đời... rồi xác
nhận khống là trẻ bị bỏ rơi để đưa ra nước ngoài trái phép. Tính đến giữa năm
2008, Trung tâm Ý Yên đã thu gom 112 bé, đưa người nước ngoài nhận làm
con nuôi 101 em; Trung tâm Trực Ninh "đưa về" 242 bé và làm thủ tục cho
222 bé làm con nuôi. VKS tỉnh Nam Định truy tố bị can Lương, Khản và
Nguyễn Phú Cường (Phó Chủ tịch xã Xuân Ninh) về tội làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức. Cùng tội danh này còn có 12 người khác nguyên là
y, bác sĩ - trưởng trạm y tế các xã trên địa bàn tỉnh3.
Nguồn: />3


Nguyên nhân là do sự buông lỏng trong quản lý ở các cơ sở nuôi
dưỡng, chạy theo lợi ích vật chất, kinh tế trong việc giới thiệu trẻ em làm con
nuôi, thậm chí có sự cấu kết giữa cơ sở nuôi dưỡng và cơ những kẻ môi giới

bất hợp pháp bên ngoài để đưa trẻ em từ các nơi khác về cơ sở nuôi dướng và
hợp thức hóa bằng hồ sơ trẻ em bị bỏ rơi để làm con nuôi người nước ngoài.
Sai phạm của các cơ sở nuôi dưỡng phần nào có liên hệ với sự thiếu minh
bạch trong việc tiếp nhận và sử dụng các khoản nhân đạo của các tổ chức, cá
nhân nước ngoài.
Thứ hai, trình tự, thủ tục trong việc NCN có yếu tố nước ngoài còn
nhiều bất cập. Mặc dù có những cải thiện rõ rệt nhưng trình tự, thủ tục giải
quyết việc NCN còn bất cập, đặc biệt là thủ tục giới thiệu trẻ em làm con
nuôi. Hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam chưa được
quản lý chặt chẽ. Do pháp luật có quy định khác nhau về quyền và nghĩa vụ
của tổ chức con nuôi nước ngoài, nhất là về nguyên tắc hoạt động nên các tổ
chức con nuôi nước ngoài đến Việt Nam hoạt động cũng với các phương thức
khác nhau, mặc dù tất cả các tổ chức chỉ hoạt động mang tính nhân đạo, phi
lợi nhuận tại Việt Nam theo giấy phép của Bộ Tư pháp.
Thứ ba, một thực tế hiện nay là vấn đề lạm dụng và sử dụng không
minh bạch nguồn viện trợ vào các trung tâm nhận nuôi dưỡng trẻ em là một
trong những vấn nạn. Các khoản viện trợ hiên nay phần lớn là những khoản
viện trợ của các tổ chức nước ngoài. Trong khi cả xã hội luôn cố gắng hướng
đến những lợi ích tốt nhất giành cho trẻ em thì việc một số cá nhân đã lạm
dụng nguồn hỗ trợ này để phục vụ lợi ích cá nhân. Từ đó, gây ảnh hưởng đến
niềm tin của xã hội.
3. Những giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định của Pháp luật
về vấn đề này
Thứ nhất, cần phải nhanh chóng hoàn thiện hơn nữa những quy định
của Pháp luật về việc NCN nói chung và NCN có yếu tố nước ngoài nói riêng.


Hiện nay, nước ta đang trong quá trình xúc tiến gia nhập Công ươc La
Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
Việc gia nhập Công ước sẽ mở ra một triển vọng mới trong việc bảo vệ quyền

và lợi ích của trẻ em và trẻ em được nhận làm con nuôi, đặc biệt là nuôi con
nuôi có tính chất quốc tế. Khi chúng ta gia nhập công ước La Haye 1993,
quyền lợi của trẻ em và vấn đề NCN sẽ được bảo đảm trên phạm vi quốc tế.
Lợi ích về khía cạnh xã hội là thực sự nổi trội khi xem xét việc gia nhập Công
ước Lahaye 1993. Cụ thể là việc gia nhập Công ước Lahaye 1993 sẽ giúp tạo
dựng một cách tốt nhất cuộc sống riêng (về vật chất lẫn tinh thần) của những
đứa trẻ gặp phải hoàn cảnh khó khăn (như tàn tật, mất năng lực hành vi dân
sự, mắc bệnh hiểm nghèo…). Cũng không thể không nhắc đến khía cạnh bảo
vệ quyền con người từ việc gia nhập Công ước. Quyền con người là một vấn
đề mang tính trọng yếu, được đề cao trên phạm vi toàn cầu. Như thế, việc
đảm bảo cho những đứa trẻ có được điều kiện sống tốt, có được nơi che chở,
giáo dưỡng cũng là một đòi hỏi thiết yếu của quyền con người. Gia nhập
Công ước – với một khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hợp lý – sẽ góp phần tích
cực vào công cuộc bảo vệ quyền con người
Thứ hai, pháp luật hiện hành ở nước ta đang thiên về quy định vấn đề
người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, mà chưa quy định cụ
thể về vấn đề người Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi. Về
nguyên tắc, người Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi cần tuân
thủ các quy định về điều kiện và thủ tục theo pháp luật của nước ngoài. Tuy
nhiên, để đáp ứng được các quy định của Pháp luật nước ngoài, thông thường
người Việt Nam phải cáo các giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
để nộp cho phía nước ngoài. Hiện nay chính Phủ đã ban hành Nghị định
19/2011/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con
nuôi. Do đó, Bộ tư pháp cần phải kịp thời ghi nhận những quy định mang tính
nguyên tắc liên quan đến việc người Việt Nam nhận trẻ em nước ngoài làm
con nuôi có kế hoạch triển khai tốt các quy định đó trong thực tiễn.


Thứ ba, để bảo vệ hơn nữa quyền và lợi ích của trẻ em cũng như để bảo
đảm cho Luật nuôi con nuôi được thực hiện một cách nghiêm túc thì cần có

những quy định thêm về thời gian thử thách của việc NCN và biện pháp xử lý
trong việc NCN bị hủy hay việc để trẻ em tiếp tục sống với cha mẹ nuôi
tương lai sẽ không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em khi đã tới nước nhận, điều
này hoàn toàn phù hợp với quy định của Công ước La Haye 1993. Pháp luật
Việt Nam cần có quy định về vấn đề này, đặc biệt là giải pháp hồi hương cho
trẻ như là giải pháp cuối cùng nếu như lợi ích của trẻ đòi hỏi như vậy.
Thứ tư, đối với những hành vi trục lợi cần phải chịu những hình thức
răn đe phù hợp. Cần phải có biện pháp chế tài đủ mạnh để thực sự làm cho
người vi phạm thấy được tác hại nếu như mình vi phạm. Như trước đây trong
Điều 32 Nghị định 76/2006/NĐ-CP ngày 2/8/2006 có quy định xử phạt hành
chính trong lĩnh vực tư pháp thì vi phạm của các cá nhân trong việc khai báo
gian dối để đăng ký việc cho và nhận con nuôi, tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch
hồ sơ, giấy tờ, lợi dụng giới thiệu trẻ em làm con nuôi nhằm thu lợi bất chính,
làm dịch vụ môi giới hoặc nhận con nuôi trái pháp luật… Song các quy định
này lại ít đi vào đời sống và không khả thi. Nếu mức phạt không đủ mạnh thì
sẽ không tạo được sức răn đe đối với những đối tượng có hành vi vi phạm. Vì
vậy, cần phải có những biện pháp dăn đe phù hợp để bảo đảm lợi ích của trẻ
em được nhận làm con nuôi cũng như lợi ích của người nhận trẻ em làm con
nuôi trong quan hệ NCN nói chung và quan hệ NCN quốc tế nói riêng.



×