Mục lục
1
Mở đầu
Đất nước ta hiện nay đang tiến hàn công cuộc công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, nền sản xuất của chúng ta cũng ở mức
độ thấp, trang thiết bị và công nghệ cũng lạc hậu. Vì vậy, vấn đề quan
trọng hiện nay đặt ra đối với các Doanh nghiệp là phải chú trọng đầu tư
mở rộng tài sản cố định, đầu tư theo chiều sâu, nhằm hiện đại hoá kỹ
thuật công nghệ, hoàn thành và nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ
nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
Muốn thực hiện được điều này, các Doanh nghiệp cần phải sử
dụng đến một khối lượng vốn khá lớn. Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt
động với nguồn vốn chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay của các tổ chức tín
dụng hoặc các Ngân hàng thương mại, tuy nhiên, nghiệp vụ cho vay của
các tổ chức tín dụng còn có rất nhiều vấn đề tồn đọng gây nên nhiều hạn
chế cho doanh nghiệp cùng với sự phát triển của doanh nghiệp.
Vì thế, trong khuôn khổ đề tài: “Phân loại cho vay của tổ chức tín
dụng, ý nghĩa pháp lý của việc phân loại đó” mong làm rõ phần nào về
vấn đề cho vay của các tổ chức tín dụng và vấn đề pháp lý liên quan đến
vấn đề này nhằm nâng cao nghiệp vụ cho vay của các tổ chức tín dụng
cũng như góp phần tăng trưởng kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình phát
triển đất nước.
2
Nội dung đề tài
Bố cục đề tài được chia làm 3 chương lớn:
Chương I: Khái quát về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng
Chương II: Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay của
các tổ chức tín dụng
Do nguồn tài liệu cũng như kiến thức còn hạn chế và cũng khó có
thể tránh khỏi những lỗi nhỏ trong quá trình xây dựng đề tài này, rất
mong có sự đóng góp ý kiến chân thành từ phía thầy cô để đề tài này
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!!!
3
Chương I: Khái quát về hoạt động cho vay của tổ chức tín
dụng
I. Khái niệm tổ chức tín dụng:
Tại Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/12/1997, được sửa đổi, bổ
sung theo Luật số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004 có hiệu lực thi hành từ
01/10/2004 quy định: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo
quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để
họat động ngân hàng”.
Nội dung kinh doanh chủ yếu của tổ chức tín dụng là nhận tiền gửi và
sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán.
Theo đó, ta có thể thấy đặc điểm của tổ chức tín dụng bao gồm những
điểm như sau:
* Là doanh nghiệp có đối tượng kinh doanh trực tiếp là tiền tệ.
* Họat động ngân hàng là hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu,
thường xuyên và mang tính chất nghề nghiệp.
* Chịu sự quản lí nhà nước của Ngân hàng nhà nước và thuộc phạm vi
áp dụng pháp luật Ngân hàng.
II. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng
Cho vay là hiện tượng kinh tế khách quan, xuất hiện khi trong xã hội
loài người có tình trạng tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn. Khái niệm cho
vay, theo nghĩa chung nhất được hiểu là việc một người thỏa thuận để cho
người khác được quyền sử dụng tài sản của mình (vật cùng loại) trong một
4
thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trả, dựa trên cơ sở sự tín nhiệm của
mình đối với người đó.
Họat động cho vay của tổ chức tín dụng còn thể hiện những dấu hiệu
có tính đặc thù sau:
• Việc cho vay của tổ chức tín dụng là họat động nghề nghiệp
kinh doanh mang tính chức năng. Mặc dù theo pháp luật Việt Nam hiện
hành, các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng cũng có thể thực hiện
việc cho vay đối với khách hàng như một họat động kinh doanh nhưng họat
động cho vay của các tổ chức này hoàn toàn không phải là nghề nghiệp
mang tính chức năng như đối với các tổ chức tín dụng.
• Họat động cho vay của tổ chức tín dụng không chỉ là một nghề
kinh doanh mà hơn nữa còn là một nghề nghiệp kinh doanh có điều kiện.
Điều kiện thể hiện ở chỗ họat động cho vay chuyên nghiệp của tổ chức tín
dụng phải thỏa mãn một số điều kiện nhất đinh như phải có vốn pháp định;
phải được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép họat động ngân hàng trước
khi tiến hành việc đăng kí kinh doanh theo luật định.
• Ngoài việc tuân thủ các quy định chung của pháp luật về hợp
đồng, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng còn chịu sự điều chỉnh, chi
phối của các đạo luật về ngân hàng, thậm chí kể cả các tập quán thương mại
về ngân hàng, đặc điểm này bị chi phối bởi tính chất đặc thù trong nghề
nghiệp kinh doanh của tổ chức tín dụng như tính rủi ro cao và sự ảnh hưởng
mang tính chất dây chuyền đối với nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội.
5
Chương II: Phân loại cho vay của tổ chức tín dụng
I. Phân loại các hình thức cho vay của tổ chức tín dụng
Việc phân loại cho vay của tổ chức tín dụng có ý nghĩa quan trọng cả
về lí luận và thực tiễn. Điều đó thể hiện ở chỗ, dựa vào kết quả phân loại cho
vay phù hợp với hoạt động thực tiễn nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng. Mặt
khác, cũng dựa trên kết quả phân loại cho vay mà mỗi tổ chức tín dụng có
thể tự xây dựng, hoạch định cho mình chiến lược kinh doanh mang tính khả
thi và hiệu quả.
1. Phân loại cho vay căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn vay:
a. Cho vay ngắn hạn:
Là hình thức cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, trong
đó thời hạn sử dụng vốn vay do các bên thoả thuận là đến 1 năm. Hình thức
cho vay này chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động của khách hàng
trong hoạt động kinh doanh hoặc thoả mãn nhu cầu về tiêu dùng của khách
hàng trong thời gian ngắn.
b. Cho vay trung hạn và dài hạn:
Đây là hình thức cho vay trong đó thời hạn sử dụng vốn vay do các
bên thoả thuận là từ trên một năm trở lên. Hình thức cho vay này thường
được sử dụng để thoả mãn nhu cầu mua sắm tài sản cố định của khách hàng
trong kinh doanh hoặc thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng như mua sắm
nhà ở, phương tiện đi lại,…
6