Tải bản đầy đủ (.pdf) (376 trang)

Bài giảng Luật Hiến pháp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.97 MB, 376 trang )

BÀI GIẢNG
MÔN LUẬT HIẾN PHÁP 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Giáo trình Luật Hiến pháp 2 – Khoa Luật - Đại học
Cần Thơ
• Giáo trình Luật Hiến pháp – Đại học Luật Hà Nội –
2011
• Luật Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ
1946,1959,1980,1992 (2001)
• Luật Bầu cử Quốc hội, HĐND sửa đổi, bổ sung 2010
• Luật Tổ chức Quốc Hội, Luật hoạt động giám sát của
Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật tổ chức
Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân
• Pháp lệnh thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Pháp
lệnh kiểm sát viên
CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ
• Điểm trên lớp: 30% số điểm
- Phát biểu trên lớp
- Kiểm tra
Điểm thi cuối kỳ: 70% số điểm
Hình thức thi: trắc nghiệm
KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH
• Bộ máy Nhà nước CHXHCN VN
• Chế độ bầu cử
• Quốc hội
• Chủ tịch nước
• Chính phủ
• Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
• Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân


dân
Chương I:
Chương I:
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
BỘ MÁY NHÀ NƯỚC


Khái niệm chung
Khái niệm chung
• Những nguyên tắc tổ chức
và hoạt động


Bộ máy Nhà nước từ 1946
Bộ máy Nhà nước từ 1946
đến nay
đến nay
Cơ quan nhà nước là tổ chức
được thành lập và hoạt động theo những
nguyên tắc và trình tự nhất định theo quy
định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức
nhất định và được giao thực hiện những
nhiệm vụ quyền hạn nhất định được quy
định trong các văn bản pháp luật để thực
hiện một phần chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước.
Đặc điểm của cơ quan nhà nước
• được giao thực hiện quyền lực nhà nước
• là một bộ phận của bộ máy nhà nước được thành lập

và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định
• thường được thành lập trên cơ sở quy định của pháp
luật và thông qua một văn bản pháp luật cụ thể của
nhà nước
• cơ cấu, thẩm quyền, trình tự thủ tục hoạt động được
quy định trong những văn bản pháp luật
• hoạt động dựa trên cơ sở ngân sách nhà nước
• Cơ quan nhà nước chỉ được thực hiện nhiệm vụ trong
phạm vi những gì mà pháp luật cho phép.
Cơ quan Nhà nước được mang
quyền lực Nhà nước?
• Trình tự thành lập và hoạt động, cơ cấu
tổ chức và thẩm quyền do PL qui định
• Có quyền ban hành VB QPPL đề ra các
qui định có tính bắt buộc và cá biệt.
• Các qui định đó được bảo đảm thực hiện
• Có các điều kiện vật chất để tổ chức
thực hiện các qui định do CQNN nói
riêng và NN nói chung ban hành
Khái niệm Bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước là một hệ thống
các cơ quan nhà nước có tính chất, chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn khác nhau
nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau
trong một thể thống nhất, hoạt động trên
cơ sở những nguyên tắc và quy định của
pháp luật để thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước.
HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
• Hệ thống các cơ quan đại diện

– Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
• Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
– Chính phủ
– Các Bộ, cơ quan ngang bộ
– Uỷ ban nhân dân các cấp
• Hệ thống cơ quan xét xử
• Hệ thống cơ quan kiểm sát
• Chủ tịch nước
Quốc hội
Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội
Chính phủ

Thủ tướng
Chính phủ
UBND cấp Tỉnh
UBND cấp Xã
UBND cấp Huyện
TAND cấp
Huyện
TAND tối cao
Chánh án
TANDTC
HĐND cấp
Huyện
HĐND cấp Tỉnh
HĐND cấp Xã
TAND cấp
Tỉnh
VKSND cấp

Huyện
VKSND TC
Viện trưởng
VKSNDTC
VKSND cấp
Tỉnh
Chủ tịch nước
HiḆn ph¡p
1992
II. Các nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của Bộ máy nhà nước
• Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân – Nguyên tắc tập
quyền XHCN
• Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
• Nguyên tắc tập trung dân chủ
• Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và
giúp đỡ giữa các dân tộc
• Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
2.1. Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân
• Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước
• Nhân dân không thể trực tiếp thực hiện quyền lực nhà
nước
• Nhân dân uỷ quyền và trao quyền lực cho Nhà nước
để thực hiện quản lý xã hội.
• Nhà nước có trách nhiệm quản lý xã hội bằng quyền
lực nhà nước vì lợi ích của nhân dân.
• Chịu trách nhiệm trước nhân dân và sự giám sát của
nhân dân.

• Bên cạnh việc giao quyền cho Nhà nước, nhân dân
thực hiện quyền dân chủ trực tiếp và gián tiếp của
mình.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có
sự phân công và phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước trong thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Quyền lực nhà nước thống nhất ở
đâu?
Quyền lực Nhà nước là thống
nhất?
NHÂN DÂN
CHỦ THỂ CỦA
QUYỀN LỰC
NHÀ NƯỚC
Trao quyền
NHÀ NƯỚC
HIẾN PHÁP
NHÂN DÂN
CHỦ THỂ CỦA
QUYỀN LỰC
NHÀ NƯỚC
Trao quyền
QUỐC HỘI
BẦU CỬ
2.2. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước
• Cơ sở pháp lý: Điều 4 Hiến pháp 1992.
• Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện trong
các Hiến pháp Việt Nam
• Các phương thức Đảng lãnh đạo Nhà

nước
• Phương pháp lãnh đạo của Đảng
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước được thể hiện:
- Tổ chức và hoạt động của BMNN đều dựa trên cơ sở
đường lối, chính sách của Đảng
- Đảng giới thiệu các Đảng viên ưu tú để bầu vào các cơ
quan NN
- PL ghi nhận các tổ chức thích hợp của Đảng trong các
CQNN để lãnh đạo như Chi bộ, Đảng bộ, Ban cán sự
Đảng, Đảng đoàn
- Bảo đảm sự thể chế hóa đường lối của Đảng trong các
VBPL như việc xin ý kiến các CQĐ về dự luật, pháp
lệnh
- Bảo đảm sự kiểm tra của Đảng
2.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ
•Cơ sở pháp lý: Điều 6 Hiến pháp 1992
“Quốc hội, HĐND và các cơ quan khác
của nhà nước đều tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc tập trung dân chủ”
•Lịch sử lập hiến Việt Nam: từ Hiến pháp
năm 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp
1992
•Nội dung của nguyên tắc:
Tập trung – Dân chủ
TẬP TRUNG
DÂN CHỦ
NGUYÊN TẮC THỂ HIỆN
• Nhà nước do nhân dân xây dựng nên. Nhân dân thông qua
bầu cử bầu ra những người đại diện cho mình tham gia
thực hiện quyền lực NN, chịu trách nhiệm trước nhân dân,

thể hiện ý chí, nguyện vọng và phục vụ lợi ích của nhân
dân.
• Vị trí vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân…
• Quan hệ trung ương địa phương, cấp trên, cấp dưới…
• Những vấn đề quan trọng phải đưa ra thảo luận, bàn bạc
tập thể và quyết định theo đa số. Quyết định này buộc thiểu
số phải phục tùng, đồng thời cũng cần lắng nghe ý kiến của
cá nhân.
• Kết hợp sự lãnh đạo của tập thể, trách nhiệm tập thể với
vai trò, trách nhiệm của cá nhân.
2.4. NGUYÊN TẮC BÌNH ĐẲNG, ĐOÀN
KẾT VÀ GIÚP ĐỠ GIỮA CÁC DÂN TỘC
• Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những
quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi
phương diện để chóng tiến kịp trình độ
chung.(Điều 8 HP 1946)
Điều 3 Hiến pháp 1959 quy định:
• Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nước thống nhất
gồm nhiều dân tộc.
• Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng
về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có nhiệm vụ giữ gìn
và phát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc. Mọi hành vi
khinh miệt, áp bức, chia rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm.
• Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập
quán, dùng tiếng nói chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc
mình.
• Những địa phương có dân tộc thiểu số sống tập trung thì
có thể thành lập khu vực tự trị. Khu vực tự trị là bộ phận
không thể tách rời được của nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà.

• Nhà nước ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số mau tiến
kịp trình độ kinh tế và văn hoá chung.
Hiến pháp 1980 quy định: tại Điều 5
• Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng
sinh sống trên đất nước Việt nam, bình đẳng
về quyền và nghĩa vụ.
• Nhà nước bảo vệ, tăng cường và củng cố khối
đại đoàn kết dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi
miệt thị, chia rẽ dân tộc.
• Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết,
giữ gìn và phát huy những phong tục, tập
quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của
mình.
• Nhà nước có kế hoạch xoá bỏ từng bước sự
chênh lệch giữa các dân tộc về trình độ phát
triển kinh tế và văn hoá.

×