Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị và đề xuất giải pháp quy hoạch cây xanh đô thị cho thị trấn xuân mai – chương mỹ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƢỜNG
--------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÂY XANH ĐÔ THỊ VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH CÂY XANH ĐÔ THỊ CHO THỊ
TRẤN XUÂN MAI – CHƢƠNG MỸ - HN
Ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Mã số

: 7440301

Giáo viên hướng dẫn : Trần Thị Đăng Thúy
Sinh viên thực hiện

: Ngô Vân Anh

MSV

: 1553090351

Lớp

: K60A – KHMT

Khóa học



: 2015 -2019

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để nâng cao kiến thức, hoàn thiện hơn về kĩ năng làm việc và thực hành,
và quan trọng hơn là sec trở thành cử nhân Môi trường tương lai
cho đất nước. Tôi sinh viên năm thứ tư trường Đại học Lâm Nghiệp được sự
đồng ý của nhà trường, khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường đã thực
hiện khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị và đề xuất
giải pháp quy hoạch cây xanh đô thị cho thị trấn Xuân Mai – Chương Mỹ Hà Nội”
Khi thực hiện khóa luận này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cơ giáo bộ môn Quản lý môi trường – Trường Đại học Lâm Nghiệp
với những ý kiến đóng góp quý báu, đặc biệt là cô giáo Trần Thị Đăng Thúy
đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho tơi trong suốt q trình thực hiện khóa
luận.
Qua đây tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo ủy ban
nhân dân thị trấn Xuân Mai cùng rất nhiều người dân thị trấn đã tạo điều kiện
giúp tối hoàn thành bài khóa luận này
Do khả năng, kinh nghiệm, điều kiện và thời gian hạn chế, khóa luận
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng của các
thầy cô và bạn đọc
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Ngô Vân Anh



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 2
MỤC LỤC ......................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ 4
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. 6
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1. Tổng quan về cây xanh đô thị .................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 3
1.1.2. Phân loại. ................................................................................................. 3
1.1.3. Vai trò của cây xanh................................................................................ 4
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cây xanh đô thị ............................................. 6
1.2. Tổng quan về Quy hoạch môi trường ........................................................ 8
1.2.1. Khái niệm quy hoạch môi trường .......................................................... 8
1.2.2. Nguyên tắc quy hoạch môi trường [3] ...................................................... 9
1.2.3. Phân loại quy hoạch môi trường ........................................................... 11
1.2.4. Quy trình quy hoạch mơi trường ........................................................... 11
1.3. Căn cứ pháp lý.......................................................................................... 11
1.3.1. Tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch cây xanh ............................................... 12
1.4. Thực trạng quy hoạch cây xanh tại Việt Nam ......................................... 14
1.5. Một số nghiên cứu về quy hoạch cây xanh đô thị................................... 15
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 17
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 17
2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 17
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 17
2.2. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 17
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.......................................................... 17
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….17

2.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 17


2.4. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 18
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu: ............................................................... 18
2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ngoại nghiệp. ............................ 18
2.4.3. Phương pháp xử lý nội nghiệp .............................................................. 20
2.4.4. Phương pháp lập bản đồ quy hoạch ...................................................... 21
2.4.5. Phương pháp chuyên gia. ...................................................................... 21
Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THỊ
TRẤN XUÂN MAI ........................................................................................ 22
3.1. Các đặc điểm tự nhiên. ............................................................................. 22
3.1.1. Vị trí địa lí của Thị trấn ......................................................................... 22
3.1.2. Khí hậu .................................................................................................. 23
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 24
3.2.1. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 24
3.2.2. Lĩnh vực văn hóa – xã hội. .................................................................... 25
3.2.3. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 27
3.2.4. Đời sống văn hóa................................................................................... 27
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 28
4.1. Nghiên cứu thực trạng cây xanh đô thị tại thị trấn Xuân Mai ................. 28
4.1.1. Đặc điểm phân bố cây xanh đô thị trên các tuyến đường chính ........... 28
4.1.2. Thực trạng diện tích đất cây xanh đơ thị............................................... 32
4.2.1. Khả năng bảo vệ môi trường. ................................................................ 34
4.2.2. Khả năng tạo cảnh quan. ....................................................................... 37
4.3. Một số giải pháp quy hoạch cây xanh cho thị trấn Xuân Mai. ................ 38
4.3.1. Yếu tố ảnh hưởng tới quy hoạch cây xanh ........................................... 38
4.3.2. Đề xuất phương án thiết kế quy hoạch cây xanh đô thị ........................ 39
Chƣơng 5 ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50


PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Lượng CO₂ hấp thụ và lượng O₂ giải phóng ra mơi trường của cây
xanh ................................................................................................................... 5
Bảng 1.2:Kết quả đo nhiệt độ, độ ẩm tại công viên TP Hồ Chí Minh 5/2005.. 5
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn quy hoạch cây xanh ..................................................... 12
Bảng 2.1. Đánh giá chỉ số sức khỏe của cây xanh trên các tuyến đường ....... 20
Bảng 2.2. Đánh giá mức nguy hiểm của cây xanh trên từng tuyến đường ..... 20
Bảng 4.1. Số lượng cây xanh trên tuyến đường Quốc lộ 6 ............................. 30
Bảng 4.2: Số lượng cây xanh trên tuyến đường Hồ Chí Minh ....................... 31
Bảng4.3: Số lượng cây xanh ở các tuyến đường chính trong khu dân cư ...... 32
Bảng 4.4: Diện tích cây xanh đơ thị trên tuyến đường Quốc lộ 6 .................. 33
Bảng 4.5: Diện tích cây xanh trên tuyến đường Hồ Chí Minh ....................... 33
Bảng 4.6: Diện tích cây xanh trên các tuyến đường trong khu dân cư ........... 34
Bảng 4.7: Bảng phỏng vấn về tác dụng của cây xanh của thị trấn ................. 36
Bảng 4.8: Đánh giá chất lượng cây xanh đường phố trên các tuyến đường
chính của thị trấn Xuân Mai ............................................................................ 39
Bảng 4.9: Danh mục các lồi cây lựa chọn trồng trên 2 tuyến đường chính .. 42
Bảng 4.10: Các loài cây lựa chọn trồng cho vòng xuyến và dải phân cách ... 43
Bảng 4.11: Danh mục các lồi cây được trồng trong khu vực cơng viên ....... 46


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Bản đồ khoanh vùng thị trấn Xuân Mai .......................................... 23
Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng phân bố cây xanh trên các tuyến đường chính tại

thị trấn Xuân Mai ............................................................................................ 28
Hình 4.2. Sơ đồ cách bố trí cây xanh trên các tuyến đường chính ................. 42
Hình 4.3. Sơ đồ bố trí cây xanh vịng xuyến ngã tư Xn Mai ...................... 44
Hình 4.4. Bản đồ vị trí quy hoạch cơng viên thị trấn Xn Mai..................... 44
Hình 4.5. Sơ đồ bố trí cây xanh cho cơng viên thị trấn Xuân Mai ................. 45
Hình 4.6: Bản đồ quy hoạch tổng thể cây xanh đường phố, công viên và vườn
hoa cho thị trấn Xuân Mai ............................................................................... 47


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hòa cùng dòng chảy phát triển của thế giới, Việt Nam đang có những bước
phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Q trình đơ thị hóa đang diễn ra rất mạnh mẽ
trên cả nước, hàng loạt các công trình kiến trúc mới xây dựng đang mọc lên
nhanh chóng trong không gian đô thị. Nền kinh tế đang được xây dựng theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơng nghiệp phát triển sẽ là động lực để
thúc đẩy nhanh q trình đơ thị hóa. Đơ thị hóa nhanh, nền cơng nghiệp phát
triển mạnh là tiêu chí để đánh giá sự tăng trưởng của một đất nước, tuy vậy nó
cũng tồn tại nhiều hạn chế và gây ra rất nhiều áp lực về mặt môi trường, đặc biệt
là môi trường đô thị như của nước ta hiện nay. Đô thị hóa nhanh cùng với sự
phát triển của cơng nghiệp làm ô nhiễm môi trường đô thị một cách nhanh
chóng, rất nhiều các chỉ tiêu đã vượt qua quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép gây
ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dân trong các khu đô thị. Theo các nhà
nghiên cứu về môi trường đô thị cho rằng các ô nhiễm thường gặp trong đô thị
là ô nhiễm môi trường khơng khí, mơi trường nước và đất. Ơ nhiễm mơi trường
đô thị nước ta ngày càng nghiêm trọng và diễn biến khó lường. Yêu cầu cấp
bách đặt ra là làm sao chúng ta có những biện pháp để ngăn chặn và giảm thiểu
tính trạng ơ nhiễm mơi trường đơ thị hiện nay của nước ta.
Để giải quyết được vấn đề này thì phải cần rất nhiều sự tham gia của chính
quyền các cấp, sự kết hợp của đa ngành cùng với người dân để hạn chế mức độ
nghiêm trọng của nó. Có rất nhiều biện pháp được đưa ra nhằm khắc phục vấn

đề nan giải này và đã có biện pháp hữu hiệu nhất được lựa chọn đó là sử dụng
cây xanh trong đơ thị. Trong khi đó, hệ thống cây xanh đơ thị hiện vẫn cịn trong
tình trạng kém về hình thức và chất lượng cây trồng, chưa ăn nhập với cảnh
quan kiến trúc, chưa thật sự góp phần tạo dựng đặc trưng cho các đô thị Việt
Nam. Bởi vậy chúng ta cần phải nghiên cứu về quy hoạch cây xanh, không chỉ
tăng về số lượng, mà đảm bảo lựa chọn loại cây xanh phù hợp với sinh thái, điều
kiện tự nhiên và truyền thống của từng địa
Theo đánh giá của nhiều chun gia bảo vệ mơi trường thì một trong những
nhân tố có tác dụng tích cực nhất trong việc bảo vệ mơi trường, cải thiện mơi
trường, có hiệu quả sử dụng lâu dài và chi phí đầu tư ban đầu ít nhất, đó chính là
1


cây xanh. Cây xanh đơ thị có một vai trị quan trọng trong đời sống con người,
giúp cải thiện môi trường sống, làm đẹp thành phố, làm phong phú cuộc sống
văn hóa dân cư đơ thị. Các mảng xanh tạo nên những khu nghỉ ngơi yên tĩnh cho
người lớn, nơi hoạt động thể dục thể thao cho thanh thiếu niên, chỗ vui chơi giải
trí cho trẻ em. Bên cạnh đó, cây xanh còn là một trong những yếu tố rất quan
trọng trong kiến trúc cảnh quan. Về mặt thẩm mỹ cây xanh làm giảm bớt những
nét khô ráp của kiến trúc, nhiều hình dáng đa dạng cùng với các màu sắc phong
phú của hoa lá tạo nên sự hài hòa và sinh động trong cảnh quan.
Nhiều cây có khả năng làm sạch mơi trường khơng khí qua việc hấp thụ các
khí độc, cản bụi, hấp thụ bụi qua tán lá, làm giảm tiếng ồn, giảm bức xạ mặt trời,
hấp thụ các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại dư thừa gây ơ nhiễm đất và khơng
khí,… Vì vậy việc phát triển hệ thống cây xanh trong các khu dân cư đơ thị là
rất cần thiết. Nó khơng những cải thiện mơi trường mà cịn có giá trị thẩm mỹ
mơi trường, tạo không gian nghỉ ngơi thư giãn cho con người. Đây cũng mà mục
tiêu chiến lược của nước ta – tạo khu đô thị thân thiện với môi trường.
Thị trấn Xuân Mai tuy là một khu vực nhỏ trực thuộc Thành phố Hà Nội
nhưng lại nằm trên 2 trục đường lớn nối liền các tỉnh thành lân cận nên lúc nào

cũng đông đúc, tấp nập người xe qua lại. Tiến tới đây thị trấn cũng sẽ được quy
hoạch thành một đô thị vệ tinh của Thành phố Hà Nội vậy nên việc quy hoạch
lại hệ thống cây xanh cho thị trấn Xuân Mai là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Để đóng góp cho việc cải thiện cũng như bảo vệ môi trường cho đô thị
bằng cây xanh tôi đã làm luận văn nghiên cứu: “ Đề xuất giải pháp quy hoạch
cây xanh và không gian mở cho thị trấn Xuân Mai – Chương Mỹ - HN ”

để từ đó góp phần vào việc bảo vệ mơi trường đơ thị cho thị trấn đồng thời có
thể khai thác được tối đa tác dụng của cây xanh đô thị cũng như đưa ra được các
biện pháp quy hoạch cây xanh hợp lý nhất cho thành phố cả về mặt bảo vệ môi
trường cũng như kiến trúc cảnh quan.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về cây xanh đô thị
1.1.1. Khái niệm
Cây xanh đô thị là cây trồng trong các công viên, vườn hoa, dọc các đường
phố, trong các dải rừng phòng hộ quanh thành phố, trong các nhà dân hay các
giàn cây, chậu cây đặt trên các nhà cao tầng ở các đô thị nhằm mục đích chính là
cải tạo mơi trường, tạo cảnh quan và nâng cao sức khỏe cho người dân đô thị
(Đặng Văn Hà, 2009)[2]
Theo Nghị định 64/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, cây xanh đô thị
là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên
dụng trong đô thị;
“Quản lý cây xanh đô thị” bao gồm: Quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây,
bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị Quản lý cây xanh đô thị được
gắn liền với thuật ngữ “Lâm nghiệp đô thị” hay “Quản lý rừng đô thị”.

Khái niệm Lâm nghiệp đơ thị có nguồn gốc ở Bắc Mỹ trong những năm
1960, Jorgensen đã giới thiệu các khái niệm này bao gồm giải quyết các vấn đề
cây trong thành phố, quản lý cả các cây đơn lẻ và trong tồn bộ khu vực bị ảnh
hưởng bởi đơ thị hố; bao gồm cây xanh đường phố, cây xanh công viên, cây
xanh tại các khu vực công cộng khác, cây xanh tại vườn nhà riêng và tất cả các
mảng xanh tự nhiên cịn sót lại trong khu vực này.
1.1.2. Phân loại.
- Theo Thông tư 20/2005/TT-BXD của Bộ xây dựng về hướng dẫn quản lý
cây xanh đô thị, cây xanh đô thị được phân loại theo chiều cao trưởng thành:
 Loại 1 ( cây tiểu mộc ): Là những cây có chiều cao trưởng thành nhỏ
( ≤ 10m)
 Loại 2 ( cây trung mộc): Là những cây có chiều cao trưởng thành trung
bình ( > 10m đến 15m)
3


 Loại 3 ( cây đại mộc ): Là những cây có chiều cao trưởng thành lớn ( >
15m)
- Thầy Đặng Văn Hà phân loại cây theo mục đích sử dụng bao gồm:
 Cây xanh công viên: Là khu cây xanh lớn phục vụ cho mục tiêu sinh hoạt
ngoài trời cho người dân đơ thị vui chơi giải trí, triển khai các hoạt động văn hóa
quần chúng, tiếp xúc với thiên, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
 Cây xanh vườn hoa: Là diện tích cây xanh chủ yếu để người đi bộ đến
dạo chơi và nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn. Diện tích vườn hoa khơng lớn,
từ vài ba hecta trở xuống.
 Cây xanh đường phố: Thường bao gồm bulova, dải cây xanh ven đường
đi bộ ( vỉa hè ), dải cây xanh trang trí, dải cây xanh ngăn cách,…
- Theo chức năng, thấy Đặng Văn Hà cũng chia cây xanh đơ thị thành các
nhóm chính sau đây:
 Cây xanh đường phố: là các dải cây trồng tạo hành lang ngăn cách cho

các trục giao thông đồng thời có chức năng tạo bóng mát, ngăn gió bụi, cải tạo
môi trường. Đây thường là các cây thân mộc lớn, sống lâu năm, có độ che phủ
cao
 Cây xanh công cộng: được trồng tại các công viên, vườn hoa tạo thành
một quần thể, một mảng xanh lớn. Lựa chọn cho các quần thể khá đa dạng, tùy
thuộc theo ý nghĩa hay chủ đề của cơng trình khu vực.
 Cây xanh cơng trình: trồng trong các khu dân cư, khu cơng nghiệp hay
dịch vụ thương mại, giải trí.
 Cây xanh đặc biệt: cây ven sơng hồ, cây xanh phịng hộ, cách ly, các
quần thể hay cá thể cây cổ thụ, cây mang tính văn hóa hoặc tâm linh.
 Cây cảnh hộ gia đình: đây là một thị trường cực kỳ lớn mà bấy lâu nay
phát triển khá tự nhiên, chưa được nghiên cứu hay định hướng
1.1.3. Vai trò của cây xanh
 Cây xanh làm giảm sự ô nhiễm môi trƣờng khơng khí, nƣớc, đất
+ Cây hấp thụ CO₂ và thải O₂ giúp khơng khí trong lành
4


Bảng 1.1: Lƣợng CO₂ hấp thụ và lƣợng O₂ giải phóng ra mơi trƣờng
của cây xanh
Lƣợng CO₂ hấp thụ

Chủng loại cây

Lƣợng O₂ giải phóng
ra mơi trƣờng TB

TB năm ( tấn/ha)

Cây gỗ lớn thường


năm ( tấn/ha)

330

240

Cây gỗ lớn rụng lá

217

164

Cây bụi rụng lá

203

147

252

183

xanh

Cây lớn và cây bụi
trồng hỗn giao

( Nguồn: Viện nghiên cứu cây xanh Canada, 2005)[2]


+ Một số loài cây thân gỗ có khả năng hấp thụ được các chất kim loại nặng
trong đất ô nhiễm như Pb, Cd, Zn, Cu nên cây có thể làm giảm được các chất
độc hại xâm nhập tới nguồn nước ngầm khu vực dân cư.
 Cây xanh có tác dụng điều hịa nhiệt độ khơng khí:
Bảng 1.2:Kết quả đo nhiệt độ, độ ẩm tại cơng viên TP Hồ Chí Minh 5/2005
12h trƣa

7h sáng
Vị trí thời gian
T°C

Độ ẩm
%

T°C

Độ ẩm
%

17h chiều
T°C

Độ ẩm
%

Chỗ trống

30

79


36,5

74,7

28,2

81,7

Dưới tán cây lớn

29

83,7

33,2

83

27

82

Dưới tán cây nhỏ

30

79

34,2


75,2

27

82

( Nguồn: Trương Hoàng Mai, 2010) [2]

+ Tại những nơi có cây và vị trí trống có sự chênh lệch đáng kể về nhiệt
độ tới 3,33°C, chênh lệch về độ ẩm là 8,3% đặc biệt là vào 12h trưa có sự chênh
lệch lớn nhất.

5


+ Ngồi ra nhiệt khuếch tán trong vùng có cây xanh cũng sẽ mất đi rất
nhanh do hấp thụ nhanh, khác với vùng có bê tơng, gạch đá sẽ mất đi chậm.
 Cây xanh cản bớt tiếng ồn: Tán cây lá to có thể hấp thụ trên 25% âm
lượng và tán xạ khoảng 75% tiếng ồn đi qua nó. Âm thanh phản xạ qua lại nhiều
lần qua các tán cây sẽ giảm âm thanh đáng kể, mức độ hấp thụ và tán xạ âm
thanh tùy thuộc vào độ dày của tán. Vì vậy thiết kế các lớp cây cây trồng xen kẽ
cây bụi, cây tầng thấp và tầng cao để giảm thiểu bớt âm thanh thành phố đến các
cơng trình. [1]
 Cây xanh góp phần bảo tồn và làm tăng đa dạng sinh học cho đô
thị: Các khu công viên, vườn hoa khơng chỉ là nơi có bầu khơng khí trong lành ,
mát mẻ để mọi người thư giãn, giải trí, mà ở đây cũng là nơi để thưởng thức,
nghiên cứu bộ sưu tầm các loài cây từ mọi miền đất nước và trên thế giới. Điều
này làm gia tăng giá trị khoa học của hệ thống cây xanh đô thị, góp phần bảo tồn
và làm tăng đa dạng sinh học. [1]

 Cây xanh với các tác dụng phòng hộ cho đô thị: Cây xanh với tác
dụng cản bớt tốc độ gió bão, ngăn đỡ mưa, bảo vệ mặt đường, chống xói mịn
đất và các cơng trình kiến trúc khác. [1]
 Cây xanh có tác dụng với tâm lý con ngƣời: Màu sắc của cây mạng
lại cho con người cảm giác thoải mái, giảm căng thẳng trong cuộc sống. [1]
 Hồn thiện giá trị thẩm mỹ của cảnh quan đơ thị: Cây xanh đa dạng
về hình khồi, màu sắc phong phú. Sự tương hợp về hình khối, hài hịa về màu
sắc, hình dáng và ngay cả hương thơm của cây xanh đã góp phần tạo nên bố cục
hài hịa của các yếu tố khác nhau, hình thành giá trị thẩm mỹ của cảnh quan đô
thị. [2]
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cây xanh đô thị
 Ảnh hƣởng của thời gian
Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây xanh trong đô thị trải qua các
giai đoạn: giai đoạn cây mới trồng; giai đoạn cây trưởng thành, ra hoa, kết quả;
giai đoạn cây thành thục, già và chết. Quá trình sinh trưởng phát triển của cây
6


xanh diễn ra mạnh mẽ tại thời kỳ trưởng thành và giảm dần theo độ tuổi của cây.
Khi cây già thường ngày càng chậm phát triển, xuất hiện sâu mục bệnh tật và dễ
gãy đổ khi gặp gió bão hoặc chết khi gặp điều kiện khắc nghiệt [2]
 Ảnh hƣởng của nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố sinh thái giới hạn, quyết định đến sự biến đổi thời tiết,
biến đổi mùa và nhịp độ sinh trưởng của cây xanh ở các vùng. Đồng thời nhiệt
độ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài cây trong tự
nhiên.Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp, hô hấp, sự bốc hơi.
Nhiệt độ quá cao hoặc q thấp đều khơng có lợi đối với sự sinh trưởng phát
triển của cây. Trong đô thị do quá trình bê tơng hóa q mạnh mẽ cho nên nhiệt
độ ở các khu vực đô thị luôn cao hơn so với khu vực nơng thơn vì vậy cây xanh
ở đơ thị luôn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhiệt độ. [2]

 Ảnh hƣởng của mơi trƣờng khơng khí.
Đời sống của sinh vật phụ thuộc vào một số chất khí ở trong khí quyển
như O₂, CO₂, N₂ cần thiết cho sự quang hợp của cây xanh, sự hô hấp của sinh
vật và sự cố định Nito do vi khuẩn sống tự do ở trong đất. Sự giảm tỷ lệ Oxy
trong khí quyển sẽ làm cho cường độ quang hợp ở cây xanh tăng lên.
Ơ nhiễm khơng khí cũng là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
cây xanh như sự gia tăng của các khí NO, NO₂, CO, SO₂… Khu vực đô thị, ô
nhiễm độc hại chủ yếu là do khí thải từ các phương tiện giao thơng (NO₂),
nhưng đặc biệt là các ngành công nghiệp sản xuất (SO₂). Bụi khói đen bám vào
thân, là cây ngăn cản sự quang hợp, dần dần còi cọc, kém phát triển, sâu bênh và
chết. [2]
 Ảnh hƣởng của môi trƣờng nƣớc.
Nước và nhiệt độ chi phối sự phân bố các đới thục vật trên trái đất. Nhưng
chỉ có 0,5% lượng nước được dung cho quang hợp, cịn lại 99,5% là để chống
nóng bằng sự thoát hơi, làm hạ nhiệt độ của lá. [2]
Căn cứ vào nhu cầu nước của cây, người ta chia cây xanh thành 4 nhóm
- Nhóm cây chịu hạn
- Nhóm cây trung tính
7


- Nhóm cây ưa ẩm
- Nhóm cây thủy sinh
Do vậy nước rất cần cho cuộc sống của cây. Tuy nhiên trong đô thị, chất
lượng và lưu lượng nước hạn chế, bởi hầu hết bề mặt sân vườn đường phố đều là
bê tơng, mật độ cơng trình trong đơ thị lớn, nên khi mưa xuống sẽ không thấm
xuống đất như tự nhiên mà sẽ chảy tràn trên bề mặt và thoát vào hệ thống cống
của đơ thị, chỉ có phần nhỏ được thấm xuống nuôi cây. [2]
 Ảnh hƣởng của ánh sáng:
Ánh sáng là nhân tố ngoại cảnh quan trọng nhất trong các hoạt động sống

của cây xanh. Các loài cây xanh tồn tại được là nhờ có nguồn năng lượng được
chuyển hóa từ ánh sáng mặt trời thơng qua q trình quang hợp. Ánh sáng ảnh
hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây xanh chủ yếu biểu hiện ở 3 yếu tố: [2]
- Cường độ sáng: Mỗi nột loài thực vật đều có nhu cầu về cường độ ánh
sáng khác nhau. Có thể chia thực vật ra 3 loại: nhóm ưa sáng, nhóm ưa bóng và
nhóm trung tính.
- Chất lượng ánh sáng: Tia cực tím của mặt trời và ánh sáng nhân tạo từ
đèn điện đều gây nguy hiểm đến sự phát triển của cây xanh.
- Thời gian chiếu sáng: Hay còn gọi là quang chu kỳ ảnh hưởng đến khả
năng ra hoa của thực vật, căn cứ vào đó có thể chia thực vật thành 3 loại: Nhóm
cây ngày dài, nhóm cây ngày ngắn và nhóm cây trung bình.
 Ảnh hƣởng của sâu bệnh
Các lồi cơn trùng sâu bệnh cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây
xanh đơ thị. Hiện có các loại cơng trùng, rầy nâu và các bệnh nấm do vi khuẩn
tấn công cây trồng. Côn trùng và sâu bệnh không những ăn phá cây mà còn
truyền tải các bệnh nấm hại cho cây.
1.2. Tổng quan về Quy hoạch môi trƣờng
1.2.1. Khái niệm quy hoạch môi trường
Theo GS. Đặng Trung Thuận (năm 2002): “QHMT là sắp xếp, tổ chức
không gian và sử dụng các thành phần môi trường và các yếu tố tài nguyên phù

8


hợp với chức năng môi trường và điều kiện thiên nhiên, KTXH của vùng lãnh
thổ theo định hướng PTBV”.
Theo KS. Chu Thị Sàng: “QHMT là q trình sử dụng có hệ thống các
kiến thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp trong sử dụng hợp
lý tài nguyên và BVMT nhằm định hướng các họat động phát triển trong khu
vực đảm bảo mục tiêu PTBV”.

Theo thầy Phùng Chí Sỹ QHMT là q trình hoạch định sắp xếp, bố trí
các thành phần mơi trường, theo khơng gian, thời gian, phù hợp với chức năng
môi trường của vùng lãnh thổ để phục vụ những định hướng mục tiêu chiến
lược BVMT và PTBV
Cịn theo thấy Vũ Quyết Thắng thì QHMT là việc xác lập các mục tiêu
môi trường mong muốn; đề xuất và lựa chọn phương án, giải pháp để bảo vệ, cải
thiện và phát triển những môi trường thành phần hay tài nguyên của môi trường
nhằm tăng cường một cách tốt nhất năng lực, chất lượng của chúng theo mục
tiêu đã đề ra.
1.2.2. Nguyên tắc quy hoạch môi trường [3]
1) Xác định mục tiêu lâu dài và trước mắt của địa phương liên quan đến
chính sách của chính phủ ở các cấp khác nhau để hướng dẫn quy hoạch, trợ cấp
cho việc đánh giá.
2) Thiết kế với mức rủi ro thấp. Tạo tính mềm dẻo và khả năng thay đổi
có tính thuận nghịch trong các quyết đinh về sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và sử
dụng tài nguyên.
3) Nhận dạng các vấn đề về cấu trúc và năng lực của các thể chế, sửa đổi
cho thích hợp hay đưa vào áp dụng ở những nơi thích hợp
4) Hiểu rõ sự tương thích và khơng tương thích trong sử dụng đất đai cận
kề
5) Xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường bao gồm cả việc đánh giá và
loại trừ rủi ro, kế hoạch ứng cứu và giám sát môi trường

9


6) Đưa các chính sách mơi trường và biện pháp bảo vệ mơi trường vào các
quy hoạch chính thức
7) Quy hoạch cho việc bảo tồn và tạo năng suất bền vững đối với các dạng
tài nguyên. Thiết kế hệ thống giám sát các hệ sinh thái.

8) Xác định, tạo ra và nâng cao tính thẩm mỹ đối với các dạng tài nguyên
cảnh quan.
9) Đánh giá tác động môi trường đối với các dự án mới, các chương trình,
chính sách và chiền lược kinh tế địa phương và vùng; đánh giá cơng nghệ trên
quan điểm tài ngun, văn hóa và kinh tế.
10) Phân tích tiềm năng và tính thích hợp của đất đai, lập bản đồ năng
suất sinh học; xác định mối liên hệ giữa diện tích các khoảng đất đai và tài
nguyên sinh vật. Điều tra một cách hệ thống các nguồn tài ngun hiện có, nhận
dạng các q trình hay chức năng tự nhiên đối với các đơn vị đất đai.
11) Nhận dạng các vùng hạn chế hay có nguy cơ; các vùng nhạy cảm; các
cảnh quan và vùng địa chất độc đáo; các khu vực cần cải tạo; khu vực có thể sử
dụng cho mục đích khác nhau.
12) Tìm hiểu đặc điểm của hệ sinh thái; xác minh giới hạn khả năng chịu
tải và khả năng đồng hóa; mối liên hệ giữa tính ổn định, khả năng chống trả và
tính đa dạng của các hệ sinh thái; nhận dạng mối liên kết giữa các hệ sinh thái.
13) Tìm hiểu động học quần thể của các loài then chốt, xác định các lồi
chỉ thị chất lượng mơi trường.
14) Xác định những vấn đề sức khỏe liên quan đến cảnh quan. Nhận dạng
và kiểm soát ngoại ứng đối với các lô đất càng bé càng tốt
15) Lập bản đồ về tiềm năng vui chơi - giải trí. Tìm hiểu mối liên kết văn
hóa giữa sử dụng đất, năng suất và việc tái sử dụng tài nguyên.
16) Nhận dạng các giá trị, mối quan tâm và sự chấp thuận của cộng đồng
và thể chế. Phát triển chiến lược để thay đổi giá trị nhân văn và sự nhận thức ở
nơi có thể; phát triển cách tiếp cận có tính giáo dục ở mọi cấp độ

10


1.2.3. Phân loại quy hoạch môi trường
 Quy hoạch môi trường tổng thể: là quy hoạch môi trường một cách

tổng hợp nhất, chú ý tổng quan đến mọi đối tượng.
 Quy hoạch mơi trường chun ngành: có thể làm quy hoạch riêng cho
một bộ phận chức năng nào đó hoặc mơi trường theo đặc trưng của vùng.
1.2.4. Quy trình quy hoạch mơi trường

Hình 1.1. Các bƣớc trong quy trình quy hoạch môi trƣờng của thấy Vũ
Quyết Thắng
1.3. Căn cứ pháp lý.
- Nghị định 64/2010/NĐ-CP: Về quản lý cây xanh đô thị
Căn cứ luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 92557:2012: Quy hoạch cây xanh sử dụng
công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 9257:2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị & Nông thôn - Bộ
Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

11


1.3.1. Tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch cây xanh
- Trong quy phạm thiết kế xây dựng đô thị số 20TCVN-82-81, Bộ xây
dựng đã ban hành tiêu chuẩn cây xanh cho Việt Nam như sau:
+ Đô thị nhỏ : 8m²/ng
+ Đô thị trung bình : 11m²/ng
- TCVN 9257:2012 tiêu chuẩn quốc gia về quy hoạch cây xanh sử dụng
công cộng trong các đô thị
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn quy hoạch cây xanh
Loại đô thị
Đô thị đặc

biệt
Đô thị loại I
và II
Đô thị loại III
và IV
Đô thị loại V

Đất cây xanh
sử dụng công
cộng
(m²/ngƣời)

Đất cây
xanh công
viên
(m²/ngƣời)

Đất cây xanh
vƣờn hoa
(m²/ngƣời)

Đất cây
xanh
đƣờng phố
(m²/ngƣời)

12-15

7-9


3-3.6

1.7-2.0

10-12

6-7.5

2.5-2.8

1.9-2.2

9-11

5-7

2-2.2

2.0-2.3

8-10

4-6

1.6-1.8

2.0-2.5

(Nguồn: TCVN 9257:2012)


- Theo Nghị định NĐ 38/2010 về quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đơ
thị: Tiêu chí đánh giá khơng gian cơng cộng ( tiêu chí cơng năng, tiêu chí về thẩm
mỹ, tiêu chí xã hội, tiêu chí tiện nghi, tiêu chí liên kết và tiếp cận).
 Tiêu chí chọn cây xanh đƣờng phố
+ Cây có thân thẳng, gỗ dai đề phịng bị giịn gãy bất thường, tán lá gọn,
thân cây khơng có gai, có độ phân cành cao, có rễ ăn sâu khơng nổi lên mặt đất
+ Lá cây có bản rộng để tăng cường quá trình quang hợp, tăng hiệu quả làm
sạch môi trường lá xanh quanh năm, chịu cắt tỉa.
+ Hoa quả không hấp dẫn con trùng làm ô nhiễm vệ sinh môi trường

12


+ Tuổi thọ cây phải dài ( 50 năm trở lên), có tốc độ tăng trưởng tốt, có sức
chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết, ít bị sâu bệnh, mối mọt phá hoại.
+ Cây có hoa đẹp đặc trưng cho các mùa
+ Cây xanh đường phố phải thiết kế hợp lý để có tác dựng trang trí, phân
cách, chống bụi, chống ồn, tạo cảnh quan đường phố, cải tạo vi khí hậu, vệ sinh
mơi trường, chống nóng, khơng gây độc hại, nguy hiểm cho người dân, an tồn
giao thơng và khơng ảnh hưởng tới các cơng trình hạ tầng đô thị
( đường dây, đường ống, kết cấu vỉa hè, mặt đường)
+ Ví dụ 1 vài lồi: Sao đen, Sấu, Long não, Phượng,…
 Tiêu chí chọn cây cơng viên, vƣờn hoa
+ Chọn loài cây tạo được bản sắc địa phương, dân tộc, hiện đại, không xa
lạ với tập quán địa phương.
+ Cây chịu được gió bụi, sâu bệnh
+ Cây có thân, dáng, tán, hoa đẹp.
+ Cây có rễ ăn sâu, khơng có rễ nổi.
+ Cây có lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành, hoặc trong giai đoạn
rụng lá trơ cành có thân, dáng đẹp

+ Cây khơng có gai nhọn, hoa quả mùi khó chịu.
+ Cây đa dạng về chủng lồi, màu sắc.
 Tiêu chí chọn lồi cây trồng cho khu ở, khu dân cƣ
+ Tận dụng chọn giống cây địa phương để dễ dàng thích nghi với điều kiện
sống
+ Chọn cây chú ý phối kết hợp màu sắc bốn mùa . Cây có hoa tạo cảnh
quan, mỹ quan cho khu ở.
+ Chọn cây có tuổi thọ cao
+ Cành khơng giịn, dễ gãy
+ Cho bóng mát rộng
+ Tránh trồng cây ăn quả hấp dẫn trẻ em
+ Tránh những cây có mùi khó chịu
13


+ Ví dụ 1 số lồi: Xà cừ, Muồng, Ngọc lan, Phượng, Bằng lăng,…
1.4. Thực trạng quy hoạch cây xanh tại Việt Nam
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chủng loại thực vật đa dạng.
Theo dự đoán của các nhà Thực vật học thì hệ thực vật Việt Nam nếu điều tra tỷ
mỉ thành phần lồi thì có tới 15.000 lồi.
- Hà Nội: cây xanh bóng mát trên đường phố thuộc 12 quận nội thành Hà
Nội phong phú và đa dạng về chủng lồi; có số lượng khoảng 75.000 cây thuộc
175 lồi, 55 họ thực vật; trong đó có 12 họ thực vật có từ 5 lồi trở lên. Một số
loài cây được coi là cây truyền thống của Hà Nội và được trồng với số lượng lớn
như: Xà cừ, Sữa, Sấu, Muồng, Bằng lăng, Lim xẹt, Chẹo, Phượng vĩ, Quyếch,
Nhội, Bàng… Ngồi ra cịn một số lồi cây mới được đưa vào trồng thử ở Hà
Nội hay do dân trồng tự phát chưa được thống kê như: Cây Lát Mehicô, Bao
báp, Trứng cá…
- Bắc Ninh: Các giống cây cũng được lựa chọn cẩn thận, chủ yếu là hoa
sưa, chò chỉ, bằng lăng, long não, sao đen… cây vừa mang đậm bản sắc dân tộc,

vừa phù hợp với đơ thị hiện đại. Đặc biệt, thị xã có 8 tuyến đường được quy
hoạch trồng cây đặc trưng..
- Đồng Hới: Thành phố này có một đoạn đường khá xanh mát, đoạn qua
trung tâm thành phố, nhưng lại trồng dày đặc một loại hoa sữa. Do mật độ quá
dày, chỉ cách 2-3m lại có một cây nên đến mùa cây ra hoa, mùi hương nồng nặc
kéo dài suốt ba tháng liền, làm ảnh hưởng nặng nề tới đời sống và sức khỏe cư
dân. Theo đề án phát triển cây xanh cho Đồng Hới trong giai đoạn 2006 – 2015,
thành phố đã triển khai phủ cây xanh với tốc độ trồng hằng năm là 1.500 cây.
Việc chọn trồng các loại cây cũng được chú ý hơn, sẽ trồng các cây phù hợp như
sến, viết, nhạc ngựa, sao đen… theo hướng trên mỗi tuyến đường có ít nhất ba
loại cây với khoảng cách trồng hợp lý
.- Trà Vinh – Thành phố xanh: hầu hết các tuyến đường đều mướt 1 màu
xanh, ấn tượng là các cây cổ thụ (1.000 cây), là một trong các đô thị hiếm hoi ở
Việt Nam giữa được tương đối toàn vẹn kiến trúc và quy hoạch từ đầu thế kỷ.
14


Mật độ cây xanh của thị xã Trà Vinh đã đạt xấp xỉ 15m2/đầu người, cao nhất so
với các đô thị trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Hiệp hội các đô thị Việt Nam đã phát động Phong trào thi đua xây dựng
đô thị Xanh – Sạch – Đẹp từ năm 2009
Việc tìm hiểu và nghiên cứu về cây xanh ở nước ta mặc dù khá sớm tuy
nhiên thì các nghiên cứu cịn chưa mang tính hệ thống, chưa đủ khái quát về giá
trị cây xanh trong bảo vệ mơi trường đơ thị, vì thế chúng ta cần có những nghiên
cứu sâu sắc hơn nữa để có thể hiểu rõ về các tác dựng mà cây xanh mang lại cho
mơi trường đơ thị để từ đó có cơ sở để xây dựng lên những thành phố xanh,
sạch, đẹp, tạo nên các đô thị sinh thái cho tương lai.
1.5. Một số nghiên cứu về quy hoạch cây xanh đô thị
Ta có thể kể đến một số nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước về
vấn đề cây xanh đô thị: “Kiến trúc cảnh quan đô thị” của Hàn Tất Ngạn (1996),

“Quy hoạch xây dựng đô thị” của Nguyễn Thế Bá (1982), “Cây trồng và trang
trí đơ thị” của Lê Phương Thảo (1980)… Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này
chỉ đề cập đến những giá trị về mặt cảnh quan và đời sống văn hóa tinh thần cho
người dân đơ thị mà chưa nói đến lợi ích về mặt môi trường và bảo vệ môi
trường mà cây xanh mang lại
Các tác giả như Hàn Tất Ngạn, Phạm Kim Giao, Nguyễn Thị Thanh
Thủy,… đã nghiên cứu và biên soạn nhiều tài liệu về quy hoạch xây dựng đô thị,
phát triển cây xanh và quản lý cây xanh đô thị,… Phần lớn các nghiên cứu này
đều xem cây xanh là một phần hữu cơ trong cấu thành của đô thị, một bộ phận
không thể tách rời của cảnh quan thiên nhiên.
Công tác tuyển chọn chủng loại cây xanh đô thị, nghệ thuật vườn – công
viên, vườn cảnh Đông phương, bố cục vườn,… đã được các tác giả Hàn Tất
Ngạn, Trần Hợp, Phương Thảo,… quan tâm nghiên cứu. Các cơng trình nghiên
cứu này giới thiệu khá chi tiết về chủng loại loài cây, mơ tả đặc điểm hình thái,
sinh thái lồi nên có ý nghĩa nên có ý nghĩa rất lớn trong việc gây trồng và phát

15


triển cây xanh đô thị ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh,… góp phần quan trọng trong phát triển cảnh quan đô thị của nước ta.
Nghiên cứu của Lê Trung Ngọc (2014) về thực trạng và đề xuất giải pháp
bảo tồn, phát triển hệ thống cây xanh đơ thị trên địa bàn quận Ba Đình, thành
phố Hà Nội.
Nghiên cứu của Sở giao thơng cơng chính, Công ty công viên cây xanh Hà
Nội (2000): Báo cáo đề tài khoa học công nghệ khảo sát, phát triển và tìm biện
pháp phịng trừ sâu bệnh cho cây xanh đường phố.

16



Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đề tài cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp quy hoạch cây xanh nhằm nâng cao công tác bảo vệ, phát triển cây
xanh và môi trường cho thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà
Nội.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng cây xanh đô của thị trấn Xuân Mai.
- Đề xuất được giải pháp quy hoạch cây xanh đô thị cho thị trấn Xuân Mai.
2.2. Nội dung nghiên cứu.
- Nghiên cứu hiện trạng cây xanh đô thị tại thị trấn Xuân Mai.
+ Đặc điểm phân bố cây xanh đơ thị trên các tuyến đường chính
+ Đánh giá thực trạng diện tích đất cây xanh đơ thị
+ Đánh giá thực trạng số lượng, lồi cây trong đơ thị
- Đánh giá khả năng bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan đô thị của cây
xanh thị trấn Xuân Mai
- Đề xuất giải pháp quy hoạch cây xanh cho đô thị.
+ Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới quy hoạch cây xanh
+ Đề xuất phương án thiết kế quy hoạch cây xanh đô thị
2.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Cây xanh đô thị: Cây xanh đường phố, cây xanh công viên, cây xanh vườn
hoa.
2.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống cây xanh trên một số tuyến đường chính của thị trấn Xuân Mai


17


2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu:
Kế thừa tài liệu là sử dụng những tư liệu đã được cơng bố của các cơng
trình nghiên cứu khoa học, các văn bản mang tính pháp lý, những tài liệu điều
tra cơ bản của các cơ quan có thẩm quyền… liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
của khóa luận. Kế thừa tài liệu nhằm giảm bớt khối lượng công việc mà vẫn đảm
bảo chất lượng hoặc làm tăng chất lượng của khóa luận. Phương pháp kế thừa
tài liệu được sử dựng để thu thập các số liệu sau:
- Tư liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thị trấn Xuân Mai.
- Tư liệu trong một số giáo trình và tài liệu liên quan đến cây xanh đơ thị,
quản lí và quy hoạch cây xanh đơ thị. Tiêu chuẩn, thông tư hướng dẫn về quản
lý quy hoạch cây xanh đô thị
- Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến khu vực quy hoạch thiết kế.
Thông tin về khu đất, các loại bản đồ, tài liệu nghiên cứu đã có.
- Các sơ đồ, bản đồ, hiện trạng hệ thống cây xanh của Thị trấn.
- Các tài liệu thu thập trên Internet, báo đài.
2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ngoại nghiệp.
- Trực tiếp điều tra thu thập số liệu về cây xanh đô thị trên các tuyến
đường chính tại thị trấn Xuân Mai
- Điều tra thu thập tìm hiểu mức độ lợi hại của từng cây xanh đối với đô thị và
các đặc điểm sinh trưởng chính của các lồi cây chủ yếu trên địa bàn.
2.4.2.1. Phương pháp phỏng vấn
Dựa trên hệ thống các lựa chọn hay các câu hỏi có sẵn, phương pháp này
tương đối linh động, người hỏi có thể tùy thuộc vào từng người dân, trình độ
chức vụ mà hỏi theo cách phù hợp nhất để làm sao thu thập được những thông
tin cần thiết và phù hợp với nội dung nghiên cứu
- Đối tượng phỏng vấn: Người dân sinh sống và làm việc tại thị trấn; Học

sinh sinh viên học tập tại thị trấn; Công nhân viên chức làm việc tại các cơ quan
tổ chức; Công nhân làm việc tại các xí nghiệp sản xuất
18


- Nội dung phỏng vấn: phỏng vấn về tác dụng của cây xanh đối với đô thị,
những ảnh hưởng của các hoạt động đô thị ảnh hưởng thế nào đến cây xanh đô
thị và đề xuất quy hoạch như thế nào cho hợp lý với điều kiện kinh tế xã hội của
thị trấn.
- Số lượng điều tra: phỏng vấn 60 người
- Hình thức phỏng vấn : Phiếu điều tra
2.4.2.2. Phương pháp đo đếm thực nghiệm
Trực tiếp đi khảo sát cây xanh trên các tuyến đường và điều tra một số chỉ tiêu
cây xanh của thị trấn Xuân Mai, các chỉ tiêu chính để phục vụ điều tra thực trạng cây
xanh là: đường kính thân cây (D1.3) và đường kính đáy tán cây (DTmax ).
- Công tác chuẩn bị: trước khi đi tiến hành khảo sát điều tra cần phải
chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như: thước dây,một đoạn dây dài 5m, nhật ký
thực tập, bảng biểu và các dụng cụ cần thiết.
- Điều tra: khảo sát trên 2 tuyến đường lớn và các con phố trong khu dân
cư có tính chất và đặc điểm khác nhau để đề cuất quy hoạch cho cây xanh đường phố.


Đo đường kính thân cây

Dùng thước dây có ghi sẵn giá trị đường kính khi đo thân cây theo chu vi
cây. Vị trí cần đo đường kính bao gồm đường kính ngang ngực (D1,3) cách mặt
đất 1,3m. Đường kính được tính qua chu vi và được ghi sẵn trên thước, do đó
đọc trực tiếp giá trị đường kính trên thước dây



Đường kính đáy tán cây ở vị trí lớn nhất được kí hiệu là Dt :dung

thước dây hoặc một đoạn dây dài đặt 1 đầu ở vị trí sát gốc cây và kèo đầu cịn lại
đến vị trí tán cây rộng nhất và đọc kích thước.
Bảng 1: ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CÂY XANH ĐƢỜNG PHỐ
Tên đường:
Ngày điều tra:
Người điều tra:
Điểm bắt đầu và kết thúc của tuyến đường điều tra:
Loài cây

Số lƣợng

D1.3 (m)

19

Dt (m)


×