Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn xuân mai – chương mỹ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.14 KB, 68 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM




ĐỖ THỊ XUÂN




Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, THU GOM, VẬN
CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN XUÂN MAI – CHƯƠNG MỸ - HÀ NỘI”


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Liên thông chinh quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Lớp : K9 - KHMT
Khóa học : 2013 - 2015
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Thạnh





THÁI NGUYÊN - 2014


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên sau khi kết
thúc phần học lí thuyết tại trường. Thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên vận dụng kiến
thức và lí luận đã được học ở trường vào thực tế để phân tích và giải quyết các vấn
đề do thực tiễn đặt ra, qua đó giúp củng cố và nâng cao kiến thức đã được trang bị,
làm quen với môi trường làm việc.
Sau thời gian thực tập tại Công ty môi trường đô thị Xuân Mai, tại huyện
Chương Mỹ, TP. Hà Nội em đã thực hiện được mục tiêu đề ra, hoàn thành mục
tiêu nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thực tập tay nghề của mình. Được áp dụng
những kiến thức đã học vào thực tế và thu được nhiều kinh nghiệm cho bản thân để
phụ vụ cho công việc sau này.
Để hoàn thành tốt quá trình thực tập, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy
cô giáo trong khoa Môi Trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng
dạy và truyền đạt kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho em có một hành trang vững
chắc và tự tin trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt là TS. Nguyễn Đức Thạnh đã
giúp đỡ và hướng dẫn em nhiệt tình để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới anh Nguyễn Hữu Nghĩa cùng
các anh chị trong công ty Môi trường và đô thị Xuân Mai đã tận tình giúp đỡ, tạo
điều kiện, chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo còn nhiều sai sót. Em mong các thầy
cô chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 4.1. Trang thiết bị, phương tiện hiện có của công ty Môi trường và đô thị
Xuân Mai 22

Bảng 4.2. Thành phần CTR theo khối lượng của thị trấn Xuân Mai 30

Bảng 4.3. Địa điểm tập kết CTR và số lần xe ép rác lấy tải trong ngày 37

Bảng 4.4. Đánh giá chất lượng môi trường sống khu vực thị trấn Xuân Mai 42

Bảng 4.5. Mức độ quan tâm của người dân tới công tác quản lý chất thải rắn sinh
hoạt thị trấn Xuân Mai 43

Bảng 4.6. Mức độ hài lòng của người dân với dịch vụ vệ sinh môi trường tại thị trấn
Xuân Mai 44

Bảng 4.7. Mức độ ảnh hưởng của điểm tập kết tới cuộc sống người dân tại TT Xuân
Mai. 46

Bảng 4.8. Số hộ dân phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày trước khi xử lý 47

Bảng 4.9. Cách thức xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình 48




DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ xử lý chế biến phân ủ compost 11


Hình 2.2. Sơ đồ tác động của chất thải rắn 12

Hình 2.3. Sơ đồ xử lý chất thải rắn (Đặng Thị Kim Chi, 2007) [6]. 15

Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp 21

Hình 4.2. Sơ đồ Quy trình thu gom và vận chuyển CTR tại TT Xuân Mai 33

Hình 4.3. Sơ đồ vận chuyển CTR từ nguồn đến khu xử lý Sơn Tây 33

Hình 4.4. Sơ đồ hệ thống tái chế CTR 40

Hình 4.5. Biểu đồ mức độ quan tâm của người dân tới công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt thị trấn Xuân Mai 43

Hình 4.6. Biểu đồ mức độ hài lòng của người dân với dịch vụ vệ sinh môi trường tại
thị trấn Xuân Mai 45

Hình 4.7. Biểu đồ mức độ ảnh hưởng của điểm tập kết tới cuộc sống người dân thị
trấn Xuân Mai 46




DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ Viết Tắt Nghĩa của từ
BVMT Bảo vệ môi trường
CTR Chất thải rắn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt

NĐ – CP Nghị định chính phủ
NQ/TƯ Nghị quyết trung ương
QLCTR Quản lý chất thải rắn
SXSH Sản xuất sạch hơn
TT Thông tư
UBND Ủy ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường







MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2.1. Mục tiêu 2

1.2.2 . Yêu cầu 2

1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập 3

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3


PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4

2.1.1 Cơ sở pháp lý 4

2.1.2. Cơ sở thực tiễn 5

2.2. SƠ LƯỢC VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI 8

2.2.1 Những khái niệm cơ bản về CTR 8

2.2.2. Phân loại chất thải 9

2.2.3. Các biện pháp xử lý chất thải 10

2.2.4. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình thu gom chất thải 13

2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng rác 13

2.2.6. Phương tiện và công cụ thu gom 13

2.3 Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BVMT 16

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17


3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17

3.1.3. Phương pháp nghiên cứu 17

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 18

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19



4.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ
THỊ XUÂN MAI 19

4.1.1 Quá trình thành lập 19

4.1.2. Năng lực công ty 20

4.1.2.1. Tổ chức biên chế lao động – phương tiện – thiết bị hiện có 20

4.1.2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp 21

4.1.2.3. Trang thiết bị, phương tiện hiện có 22

4.1.2.4. Chức năng hoạt động 23

4.2. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THỊ
TRẤN XUÂN MAI 24

4.2.1 Đặc điểm tự nhiên 24


4.2.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội 26

4.2.2.1 Về phát triển kinh tế 26

4.2.2.2 Lĩnh vực văn hóa – xã hội 27

4.3. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CTR VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA THỊ
TRẤN XUÂN MAI 28

4.3.1 Tình hình thực hiện công tác BVMT trên địa bàn Thị Trấn 28

4.3.1.1 Trên địa bàn các tổ, khu 28

4.3.1.2 Đối với các cơ quan, đơn vị hoạt động trên địa bàn 29

4.3.1.3 Đối với các công trình xây dựng 29

4.3.2 Hiện trạng khối lượng, thành phần và phân loại CTR tại TT Xuân Mai 29

4.3.2.1 Hiện trạng khối lượng, thành phần CTR trên địa bàn thị trấn 29

4.3.2.2 Hiện trạng phân loại CTR tại nguồn trên địa bàn thị trấn 32

4.4 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU GOM, VẬN CHUYỂN CTR 32

4.4.1 Tổng quan hệ thống thu gom CTR 32

4.4.2 Các loại CTR được thu gom 34


4.4.3 Phương thức thu gom 34

4.4.4 Hình thức thu gom CTR 36



4.4.5 Hiện trạng sử dụng phương tiện phục vụ thu gom, lưu trữ và vận chuyển
CTR của Công ty 36

4.4.6 Địa điểm tập kết CTR và số lần xe ép rác lấy tải trong ngày 37

4.4.7 Tác động của của công tác thu gom và vận chuyển CTR ở Xuân Mai đối với
môi trường và sức khỏe con người 37

4.4.8 Phân tích vấn đề tồn tại của hệ thống thu gom CTR hiện tại 38

4.5 HIỆN TRẠNG GIẢM THIỂU, TÁI CHẾ VÀ XỬ LÝ CTR TẠI THỊ
TRẤN 39

4.5.1 Hiện trạng giảm thiểu và tái chế CTR 39

4.5.1.1 Hiện trạng giảm thiểu 39

4.5.1.2. Hiện trạng tái chế CTR 39

4.5.2. Hiện trạng chôn lấp và xử lý CTR trên địa bàn Thị Trấn Xuân Mai 41

4.5.2.1 Hiện trạng chôn lấp CTR 41

4.5.2.2. Xử lý nước rác 41


4.5.3. Kết quả điều tra tình hình xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình trên
địa bàn Thị Trấn Xuân Mai 42

4.6. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTR,
BVMT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN 49

4.6.1 Các dự án xử lý CTR đã và đang thực hiện tại Huyện Chương Mỹ 49

4.6.2. Tuyên truyền giáo dục về ý thức của người dân 51

4.6.3. Đào tạo cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn 51

4.6.4 Chỉ đạo tổ chức thực hiện 51

4.6.5 Các giải pháp khác 52

PHẦN 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 53

5.1. Kết luận 53

5.2. Kiến nghị 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

PHỤ LỤC



1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Cho đến nay, nó không chỉ phát triển ở các thành phố,
khu đô thị lớn của nước ta mà đang mở rộng ra các huyện lân cận.
Những năm gần đây, Huyện Chương Mỹ đã có những bước phát triển đáng kể
về kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Huyện khá cao (12%/năm), Trong
đó có sự góp phần chủ yếu là Thị Trấn Xuân Mai, đời sống nhân dân được cải thiện
đáng kể. Như vậy, khi nền kinh tế phát triển, tiêu dùng tăng, kéo theo đó sẽ là
những vấn đề xung quanh nó như an ninh, chính trị, môi trường… Một vấn đề đang
nổi cộm lên ở huyện Chương Mỹ hiện nay chính là vấn đề rác thải sinh hoạt. Rác
thải không những chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường, đến mĩ quan của huyện, mà
nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân nơi đây.
Rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người,
được thải vào môi trường ngày càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi
trường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm.
Chất thải rắn (CTR) đô thị là vấn đề đã và đang được cộng đồng thế giới quan
tâm, là một trong những vấn đề chiến lược bảo vệ môi trường để phát triển bền
vững. Trên địa bàn thị trấn Xuân Mai mỗi ngày lượng rác thải trung bình khoảng
20-30 tấn các loại chất thải thải ra môi trường, bao gồm tất cả các loại chất thải từ
sinh hoạt, thương mại, dịch vụ, y tế… Với sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng
nhanh cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đăc biệt là sự
gia tăng nhanh chóng của dân số vì vậy lượng chất thải đổ ra môi trường ngày một
lớn. Với một lượng chất thải rắn khá lớn như trên và có xu hướng ngày càng tăng
cùng với tốc độ phát triển nếu không có một sự phối hợp, thu gom không hợp lý thì
chất thải rắn sẽ là mối hiểm họa đối với môi trường như việc gây cản trở giao thông,
gây ô nhiễm môi trường do lượng CTR tồn đọng gây mùi hôi, nước rỉ rác ở các đô

thị đang phát triển. Cho nên vấn đề quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn đô thị tại thị trấn luôn được các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm.

2

Chính vì thế đề tài “Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn Xuân
Mai – Chương Mỹ - Hà Nội” được thực hiện với mong muốn giúp nhân dân thị
trấn hiểu biết sâu rộng hơn về công tác quản lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường
của chính địa phương mình. Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý chất thải rắn, bảo vệ môi trường góp phần vào sự phát triển bền vững thị
trấn Xuân Mai.
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục tiêu
- Mô tả và đánh giá được hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn TT
Xuân Mai, đề xuất một số giải pháp đối với các vấn đề còn tồn tại.
- Giảm thiểu lượng chất thải rắn phát sinh, thực hiện công tác xã hội hóa trong
bảo vệ môi trường.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của chất thải rắn để bảo vệ môi
trường sống trong lành.
1.2.2 . Yêu cầu
Đánh giá được tình hình quản lý CTR sinh hoạt tại TT Xuân Mai.
- Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt trên địa bàn TT Xuân Mai.
- Thành phần CTR sinh hoạt trên địa bàn TT Xuân Mai.
- Lượng phát sinh CTR sinh hoạt trên địa bàn TT Xuân Mai.
- Tình hình quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn TT Xuân Mai.
- Cơ cấu tổ chức của công ty môi trường đô thị Xuân Mai.
- Phương tiện thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn TT Xuân Mai.
- Tình hình phân loại, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn TT
Xuân Mai.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp kiến nghị trong công tác quản lý CTR sinh
hoạt trên địa bàn TT Xuân Mai.

3

1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập
- Áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tế, làm quen với công việc
và môi trường mới.
- Nâng cao kiến thức và tích lũy kinh nghiệm từ thực tế cho công việc sau khi
ra trường.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được công tác quản lý, lượng rác thải phát sinh, hiện trạng thu gom,
phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thị Trấn.
- Đánh giá công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị trấn và đề xuất một số
giải pháp xử lý chất thải rắn tại Thị Trấn.















4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1 Cơ sở pháp lý
 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 số 52/2005/QH11, do quốc hội
ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006.
 Chương VI : Bảo vệ môi trường đô thị và khu dân cư
 Chương VIII : Quản lý chất thải
 Một số văn bản pháp luật về quản lý chất thải rắn:
 Căn cứ vào mục 4 Nghị định số 80/2006/ NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết hướng dẫn thực hiện luật bảo vệ môi trường quy định
về quản lý chất thải
 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 - Quản lý chất thải rắn quy định
về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến
chất thải rắn.
 Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ quy định về
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
 Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của chính phủ về xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 của chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động xây dựng kinh doanh bất động sản, khai thác,
kinh doanh vật liệu xây dựng,quản lý công trình hạ tần kỹ thuật, quản lý phát triển
nhà và công sở;
 Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng về việc
hướng dẫn thi hành một số số điều Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007
của Chính phủ quy định về quản lý chất thải rắn.
 Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn
cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn.


5

 Quyết định số 798/QĐ-Ttg ngày 25/05/2011 của Thủ tướng chính phủ về phê
duyệt chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 – 2020 do Thủ tướng
chính phủ ban hành.
 Một số quy dịnh của thành phố Hà Nội về quản lý chất thải rắn và bảo vệ
môi trường
 Quyết định số 148/QĐ-TTg Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch xử lý chất thải
rắn ở Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
 Quyết định 11/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý chất thải rắn
thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
ban hành;
2.1.2. Cơ sở thực tiễn

Hiện trạng rác thải rắn ở Việt Nam
Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004, năm 2004, trên cả nước
đã phát sinh 15 triệu tấn chất thải rắn (CTR) từ nhiều nguồn khác nhau trong đó
khoảng 250.000 tấn chất thải nguy hại. Trên 80% (12.8 triệu tấn/năm) là từ nguồn
thải sinh hoạt, gồm hộ gia đình, nhà hàng, chợ và các cơ sở kinh doanh. CTR công
nghiệp phát sinh vào khoảng 2,8 triệu tấn và CTR từ các làng nghề là 770.000 tấn.
Do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt đang tăng
nhanh trung bình đạt từ 0,7-1,0 kg/người/ngày và có xu hướng tăng đều 10-16%
mỗi năm.
Tính đến tháng 6/2007 có tổng cộng 729 đô thị các loại, trong đó có 2 đô thị
loại đặc biệt (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), 4 đô thị loại I (thành phố), 13 đô thị loại
II (thành phố), 43 đô thị loại III (thành phố), 36 đô thị loại IV (thị xã), 631 đô thị
loại V (thị trấn và thị tứ). Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên
và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất
thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm) [5].

Theo nghiên cứu của Bộ Xây dựng năm 2009, tổng khối lượng CTR phát
sinh cả nước năm 2008 vào khoảng 28 triệu tấn, trong đó lớn nhất là CTR đô thị
chiếm gần 50%, CTR nông thôn chiếm 30%, lượng còn lại là CTR công nghiệp, y
tế và làng nghề. Dự báo tổng lượng CTR cả nước có thể sẽ phát sinh khoảng 43

6

triệu tấn vào năm 2015, 67 triệu tấn vào năm 2020 và 91 triệu tấn vào năm 2025,
tăng từ 1,6 đến 3,3 lần so với hiện nay.

Quản lý chất thải rắn
Quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động: phòng ngừa và giảm thiểu phát
sinh CTR; phân loại tại nguồn; thu gom, vận chuyển; tăng cường tái sử dụng, tái
chế; xử lý và tiêu huỷ. Công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay còn chưa
tiếp cận được với phương thức quản lý tổng hợp trên quy mô lớn, chưa áp dụng
đồng bộ các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế (3R) để giảm tỷ lệ chất thải
phải chôn lấp. Hoạt động giảm thiểu phát sinh CTR, một trong những giải pháp
quan trọng và hiệu quả nhất trong quản lý chất thải, còn chưa được chú trọng. Hoạt
động phân loại tại nguồn chưa được áp dụng rộng rãi, chỉ mới được thí điểm trên
qui mô nhỏ ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Tỷ lệ thu gom chất thải ở các vùng đô thị trung bình đạt khoảng 80-82%,
thấp nhất là đô thị loại IV (65%), ở Hà Nội cao hơn (90%); ở các điểm dân cư nông
thôn ~ 40-55%. Khoảng 60% khu vực ở nông thôn chưa có dịch vụ thu gom chất
thải, chủ yếu dựa vào tư nhân hoặc cộng đồng địa phương. Tỷ lệ thu gom, vận
chuyển CTR tuy đã tăng dần song vẫn còn ở mức thấp, chủ yếu phục vụ cho các
khu vực đô thị, chưa vươn tới các khu vực nông thôn. Xã hội hóa công tác thu gom,
vận chuyển CTR tuy đã được phát triển nhưng chưa rộng và chưa sâu, chủ yếu được
hình thành ở các đô thị lớn.
Năng lực trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn thiếu và yếu, dẫn tới tình
trạng tại một số đô thị đã thực hiện phân loại CTR tại nguồn nhưng khi thu gom,

vận chuyển lại đem đổ chung làm giảm hiệu quả của việc phân loại. Tái sử dụng và
tái chế chất thải mới chỉ được thực hiện một cách phi chính thức, ở qui mô tiểu thủ
công nghiệp, phát triển một cách tự phát, không đồng bộ, thiếu định hướng và chủ
yếu là do khu vực tư nhân kiểm soát. Công nghệ xử lý CTR chủ yếu vẫn là chôn lấp
ở các bãi lộ thiên không đạt tiêu chuẩn môi trường với 82/98 bãi chôn lấp trên toàn
quốc không hợp vệ sinh. Các lò đốt rác chủ yếu dành cho ngành y tế và chỉ đáp ứng
được 50% tổng lượng chất thải y tế nguy hại. Việc phục hồi môi trường đối với các
cơ sở xử lý CTR còn nhiều hạn chế. Tình trạng đổ chất thải không đúng nơi quy
định còn xảy ra, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng.

7


Hoạt động tái chế
Hoạt động tái chế đã có từ lâu ở Việt Nam. Các loại chất thải có thể tái chế
như kim loại, đồ nhựa và giấy được các hộ gia đình bán cho những người thu mua
đồng nát, sau đó chuyển về các làng nghề. Công nghệ tái chế chất thải tại các làng
nghề hầu hết là cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến
tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở một số nơi. Một số công nghệ đã
được nghiên cứu áp dụng như trong đó chủ yếu tái chế chất thải hữu cơ thành phân
vi sinh (SERAPHIN, ASC, Tâm Sinh Nghĩa) hay viên nhiên liệu (Thủy lực máy-Hà
Nam) song kết quả áp dụng trên thực tế chưa thật khả quan.
Nhìn chung, hoạt động tái chế ở Việt Nam không được quản lý một cách hệ
thống, có định hướng mà chủ yếu do các cơ sở tư nhân thực hiện một cách tự phát.

Hiện trạng rác thải rắn ở Hà Nội
Khối lượng chất thải phát sinh trên địa bàn TP Hà Nội vào khoảng 6.200
tấn/ngày. Việc xử lý, tiêu hủy, tái chế CTR hiện chủ yếu vẫn dựa vào chôn lấp tại
bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn), Xuân Sơn (Sơn Tây), Núi Thoong (Chương Mỹ) và
nhà máy xử lý rác ở Cầu Diễn, Seraphin Sơn Tây.

Ước tính, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng
95%, các huyện ngoại thành chỉ đạt 60%; lượng CTR công nghiệp được thu gom
đạt 85-90% và chất thải nguy hại mới chỉ đạt khoảng 60-70%. Phần lớn rác từ các
hộ dân được thu gom gián tiếp qua xe gom, thùng rác, bể rác rồi vận chuyển thẳng
lên bãi xử lý cuối cùng. Tuy nhiên, cự ly vận chuyển rác đến địa điểm xử lý khá xa
(trung bình trên 50km), lại chưa có trạm trung chuyển nên dẫn đến nhiều bất cập.
Một số ý kiến cho rằng, xử lý CTR, chất thải sinh hoạt đang là vấn đề cấp
bách và bức xúc đối với Hà Nội. Hiện tại, hầu hết bãi rác của TP đều sử dụng biện
pháp chôn lấp. Tuy nhiên, có tới 85-90% các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP hằng
năm của Hà Nội là 12%, đặc biệt từ khi được mở rộng, vấn đề phát triển công
nghiệp đi đôi với đô thị hóa đã gây áp lực đối với môi trường Thủ đô. Với khối
lượng rác tăng trung bình 15%/năm như hiện nay, đến năm 2020, các bãi chứa rác
của Hà Nội sẽ đầy ứ và không còn năng lực để xử lý.

8

2.2. SƠ LƯỢC VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
2.2.1 Những khái niệm cơ bản về CTR
 Quản lý môi trường là tập hợp các biện pháp pháp luật, chính sách kinh tế kỹ
thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế
xã hội quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi trường, các công cụ thực hiện giám sát
chất lượng môi trường các phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây
dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triên khoa học môi trường. (Nguyễn Xuân
Nguyên và cs, 2004) [9]
 Chất thải: là vật chất ở thể rắn, lỏng khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc từ các hoạt động khác (LBVMT, 2005) [12].
 Chất thải rắn (CTR): là chất thải ở thể rắn được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác. (Đ3, nghị định 59/2007/NĐ-
CP ngày 09/04/2007 của chính phủ về quản lý CTR) [13].

 Chất thải rắn gồm các chất hữu cơ như: thức ăn thừa, giấy, carton, nhựa, vải,
cao su, gỗ, xác động thực vật,…và các chất vô cơ như: thủy tinh, nhôm, đất cát, phế
liệu, kim loại khác,…(Giáo trình kinh tế chất thải, 2003, Nguyễn Đình Hương,
NXB Giáo dục) [7].
 CTR sinh hoạt: là CTR phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi
công cộng. [13]
 Chất thải rắn công nghiệp (CTRCN): là chất thải phát sinh từ hoạt động công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. CTRCN có sự biến đổi lớn về độ ổn định, thành phần,
cấu tạo theo từng loại hình công nghiệp do vậy thông số xác định lượng CTR là số
lượng và quy mô của từng loại hình công nghiệp.
 Chất thải rắn y tế nguy hại (CTRYTNH): CTRYTNH là chất thải có chứa
các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính nguy hại tiếp hoặc tương tác
với các chất khác gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
 Chất thải rắn xây dựng (CTRXD): là những phế thải như đất, đá, gạch ngói,
bê tông vỡ do hoạt động phá dỡ, xây dụng công trình…

9

 Chất thải rắn nông nghiệp (CTRNN): là những chất thải và mẩu thừa thải ra
từ hoạt động nông nghiệp. Chủ yếu là chất thải hữu cơ.
 Thu gom CTR: là hoạt động tập hợp phân loại, đóng gói và lưu trữ tạm thời
CTR tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cở sở được cơ quan nhà nươc có
thẩm quyền chấp nhận. [13]
 Lưu trữ CTR: là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý. [13]
 Xử lý CTR: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kĩ thuật làm giảm,
loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích của CTR: thu hồi tái chế,
tái sử dụng các thành phần có ích trong CTR. [13]
 Quản lý CTR sinh hoạt: là hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư, xây dựng cơ
sở quản lý CTR sinh hoạt. Thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử

lý CTR sinh hoạt để giảm ô nhiễm môi trường. [10]
2.2.2. Phân loại chất thải

Phân loại chất thải theo nguồn gốc phát sinh
- Rác thải sinh hoạt: Phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu du lịch,
nhà ga, trường học,
- Rác thải công nghiệp: phát sinh trong quá trình sản xuất, các sản phẩm phế
thải của các hoạt động công nghiệp trong các nhà máy, xí nghiệp, các khu công
nghiệp tập trung.
- Rác thải nông nghiệp: là chất rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp như: trồng trọt, bảo quản và sơ chế nông phẩm,…
- Rác thải y tế: là chất thải phát sinh từ dịch vụ y tế, thành phần chủ yếu là
chất nguy hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khoả con người.

Phân loại theo tính chất nguy hại
- Vật phẩm nguy hại sinh ra trong quá trình điều trị người bệnh…
- Kim loại nặng: Các chất sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp có
thành phần As, Pb, Cd…là mầm mống gây ung thư cho con người

10

- Các chất phóng xạ: Các phế thải có chất phóng xạ sinh ra trong quá trình xử
lý giống cây trồng, bảo quản thực phẩm… (Nguyễn Xuân Nguyên và cs, 2004) [9].
2.2.3. Các biện pháp xử lý chất thải

Phương pháp chôn lấp
- Phương pháp chôn lấp hoàn toàn: Với chất thải sinh hoạt, công nghệ ít độc
hại thường được thu gom, vận chuyển đến các bãi chứa sau đó được chôn lấp đi.
Đây là phương pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhưng không vệ sinh và dễ gây ô nhiễm
các nguồn nước ngầm và tốn diện tích bãi chứa rác.

- Phương pháp chôn lấp có xử lý
+ Bãi thấm lọc (dùng cho chất thải sinh hoạt): Nguyên lý hoạt động của bãi
rác kiểu này là để nước thải tự thấm và lọc qua đất hoặc cát, phần nước thải chưa
thấm hết được đưa qua trạm xử lý, phương pháp này rẻ, đơn giản song lại yêu cầu
phải có địa điểm rộng và vị trí đặt bãi chôn lấp xa đô thị.
+ Phương pháp chôn lấp có phân loại và xử lý: Rác thải thu gom về được
phân ra thành rác vô cơ và hữu cơ, đối với rác vô cơ độc hại được đem đi chôn lấp,
còn rác hữu cơ được nghiền. ủ làm phân bón.

Phương pháp thiêu huỷ
- Đốt tự nhiên: Đổ chất thải vào thung lũng ở hai dãy núi rồi đốt, phương
pháp này thích hợp ở những vùng xa dân cư vì khói khí thải dễ gây ô nhiễm môi
trường không khí.
- Lò thiêu huỷ: Rác trước khi đưa vào lò đốt được phân loại ra rác hữu cơ và
PVC để loại bỏ hoặc tái chế rác vô cơ rắn, còn lại đưa vào lò đốt duy trì ở nhiệt độ
1000 đến 1100°C. Phương pháp này sử dụng để thiêu huỷ chất thải rắn hữu cơ như
rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, bệnh viện… nhìn chung lò thiêu huỷ là
phương pháp sạch nhưng chi phí cao.

Phương pháp sinh học
- Phương pháp khí sinh học: phương pháp này phân huỷ chất thải trong các bể kín
(kị khí trong điều kiện ngập nước). Sản phẩm chủ yếu là khí meetan được tận dụng làm
năng lượng, thích hợp với xử lý các chất giàu protein (phân người, phân động vật,…)

11

- Nuôi giun đất: Nuôi tự nhiên và nuôi công nghiệp.
+ Nuôi tự nhiên: Dùng để xử lý bùn cống và cải tạo đất bạc màu.
+ Nuôi công nghiệp: Làm nhà nuôi giun trong đó có nhiều giàn thả giống
giun trên nền phế thải hữu cơ.

- Phương pháp phân huỷ vi sinh: Rác thải được phân loại, rác hữu cơ được
tách ly, nghiền nhỏ, ủ háo khí với 1 tập hợp các loại men vi sinh vật tạo ra 1 loại
men vi sinh cho sản xuất nông nghiệp. Phương pháp này với những ưu điểm nổi bật
là phí vận chuyển, tiêu diệt được các loại vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh, sản
phẩm phân bón hữu cơ là phân bón sạch (Hoàng Đức Liên và cs, 2003) [8]















Hình 01. Sơ đồ công nghệ xử lý chế biến phân ủ compost
(Trịnh Thị Thanh 2004)[11]
Rác thô
Phân loại
Nghiền giảm cỡ
Vo viên đóng bao
Trộn phụ gia
Ủ sục khí
Tr
ộn v

à đ
ảo

Phân vô cơ
Sàng phân loại
Bán

12

Trên đây là sơ đồ công nghệ xử lý chế biến phân ủ compost từ rác hữu cơ
cho đến khi thành phẩm, Phương pháp này phù hợp với khí hậu và điều kiện nước
ta. Góp phần làm giảm mội lượng rác hữu cơ đáng kể chủ yếu từ sinh hoạt.

Tác động của chất thải rắn
Chất thải rắn có tác động lớn tới môi trường và sức khoẻ con người, trong
rác thải có chứa những chất độc hại, mầm bệnh gây hại cho chúng ta, mô hình sau
cho thấy tác hại của chất thải rắn đối với môi trường và ảnh hưởng của nó đến sức
khoẻ con người.


















Hình 2.2. Sơ đồ tác động của chất thải rắn
Chất thải rắn
Không Khí
Đất
Nước
Con người
Ô
nhiễm
không
khí

Ô
nhiễm
thực
phẩm
Ô
nhiễm
nước
mặt
Ô
nhiễm
nước
ngầm
Ô
nhiễm

nước
Ô
nhiễm
thực
phẩm

hấp
Ăn
uống
Ô
nhiễm
đất

Sự giảm chất lượng môi trường, phát sinh bệnh gây hại tới con
người, vật nuôi, cây trồng

13

2.2.4. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình thu gom chất thải
Thu dọn chất thải trên địa bàn thành phố là một công việc khó khăn và phức
tạp vì sự “sản xuất” chúng ở nhà dân, các nơi công cộng là quá trình xảy ra rộng,
mọi nơi và mọi lúc. Do sự phức tạp như vậy nên phải tập trung một khoản kinh tế
lớn cho khâu thu dọn và vận chuyển. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu gom
chất thải rắn gồm:
Yếu tố địa hình (vùng trũng hay ngập nước khi trời mưa to sẽ gây khó khăn
cho xe, người đến điểm thu gom)
- Quy hoạch đô thị, xây dựng nhà ở, quy hoạch các khu dân cư, các công
trình công cộng,…
- Đường phố: chiều dài, chiều rộng, chất lượng của đường,…
- Thời tiết: thời tiết nóng, ẩm, mưa, gió,…

- Kinh phí: sử dụng cho trang thiết bị, trả lương cho công nhân,
- Phương tiện thu dọn chất thải rắn: xe, chổi quét, áo bảo hộ lao động
- Ý thức, thái độ của dân
- Quy định luật lệ về vệ sinh công cộng: quy định về nơi đổ rác, quy định về
thùng chứa rác.
2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng rác
- Khu vực địa lý
- Mùa trong năm
- Tần suất thu dọn
- Đặc điểm khu dân cư
- Luật pháp, Quy định,…
- Ý thức cộng đồng
2.2.6. Phương tiện và công cụ thu gom
∗ Công cụ thu dọn rác
- Thùng đựng rác

14

Thùng đựng rác có kích thước khác nhau phù hợp với nguồn thải, ở các nước
phát triển, kích thước cũng như chất liệu màu sắc của thùng đựng rác được chuẩn
hoá, có thêm nắp đậy chống ruồi nhặng và mùi hôi thối, ở nước ta các thùng đựng
rác gia đình chưa được chuẩn hoá về chất lượng và màu sắc, thường là tận dụng các
xô, chậu hỏng, thậm chí là chỉ bỏ vào túi nilon.
- Chổi quét rác
Chổi quét rác dùng trong gia đình cũng rất đa dạng về kích thước chất liệu và
được bán ở các cửa hàng đa dụng, chổi quét đường thường làm bằng chất liệu cứng
hơn, ở Việt Nam chủ yếu là chổi tre, cán dài tạo cho người quét rác có tư thế thoải
mái, không phải khom lưng khi làm việc.
- Xẻng hót rác
Bao gồm 2 loại chính là loại dùng cho gia đình và loại dùng cho công nhân

quét rác. Loại dùng cho gia đình có cán ngắn, làm bằng nhựa hoặc kim loại, loại
dành cho công nhân quét rác có cán dài, làm bằng kim loại, cứng và to hơn. Loại
xẻng này còn dùng để xúc bùn, cát,…
- Giày, ủng, găng tay, khẩu trang, mũ, quần áo
Các loại bảo hộ lao động này giúp công nhân dọn rác bảo vệ da, ngăn ngừa
bụi, mùi hôi xâm nhập vào đường hô hấp. Đặc biết quan trọng đối với công nhân
phải thu dọn các loại chất độc hại như chất thải bệnh viện, hoá chất,…
- Xe đẩy tay
Ở các thành phố, thị xã, thị trấn của Việt Nam, các công ty môi trường đô thị
đã trang bị các xe đẩy tay có thùng đựng rác khoảng 0.5m
3
. Cứ 2 – 3 công nhân
quét rác thì phụ trách một xe đẩy tay.
- Phương tiện vận chuyển rác
Ngày nay các phương tiện vận tải như ô tô, tàu hoả, xà lan được sử dụng để
chở rác đến khu xử lý, tái chế, bãi thải. Ô tô tải có nhiều loại khác nhau về trọng tải,
kiểu dáng thiết kế, thiết bị kèm theo. Một số loại ô tô chở rác như: ô tô tải thường
gắn thùng phía sau để chở rác rời, xe mốc,…


15

Sử dụng các phương tiện chở rác cần đạt các yêu cầu sau:
- Chi phí thấp
- Phương tiện chở rác thải phải được che đậy
- Cần có những con đường dành cho xe chở rác thải
- Đảm bảo trọng tải, tốc độ
∗ Xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn muốn xử lý phải qua nhiều khâu trung gian như: thu gom, tập
kết rác thải, đưa đến nơi xử lý, phân loại, xử lý. Việc phân loại rác ngay tại nguồn

sẽ làm công tác xử lý đơn giản hơn nhiều, dưới đây là sơ đồ xử lý chất thải rắn
thông thường:















Hình 2.3. Sơ đồ xử lý chất thải rắn (Đặng Thị Kim Chi, 2007) [6].

Hộ gia đình
Dịch vụ
thương mại
Cơ quan
trường học

Bệnh viện
Cơ sở sản
xu
ất


Chất thải rắn
Thu gom
Phân loại
Chất thải nguy hiểm Chất thải không nguy hiểm
Xử lý
Phương
pháp hóa,
cơ, l
ý

Phương
pháp đốt


Tái sử
dụng
Chế biến phân
vi sinh
Tái chế
Chôn
lấp

16

Đây là quy trình xử lý rác thải ở Việt Nam, tuy nhiên quy trình này gây nhiều
tốn kém tiền của do rác thải không được phân loại tại nguồn.
2.3 Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BVMT
∗ Ý nghĩa của công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đối với BVMT
Bảo vệ môi trường ngày nay đã trở thành một vấn đề vô cùng bức bách và
trọng yếu của mọi quốc gia vì nó liên quan đến vấn đề sống còn của nhân loại. Cùng

với phát triển của khoa học và công nghệ, cùng với sự đô thị hóa nhanh, công
nghiệp hóa phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá sự tăng trưởng 1 đất nước,
làm cho đời sống kinh tế đất nước có những khởi sắc. Tuy vậy nó cũng tồn tại hạn
chế đó là gây áp lực đối với môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta
đang ngày càng cạn kiệt, chất lượng môi trường của xã hội ngày càng kém đi. Đối
với các nhà quản lý môi trường về lĩnh vực QLCTR cũng được đặt ra nhiều thách
thức không nhỏ để góp phần xây dựng đất nước góp phần phát triển bền vững đất
nước vì vậy công tác QLCTR cũng có những ý nghĩa cụ thể như:
- Đây là công cụ, tài liệu tham khảo giúp các nhà quản lý, quy hoạch môi
trường hiệu quả góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đi
dôi với phát triển bền vững.
- Cung cấp một cơ sở dữ liệu của việc nguyên cứu cơ bản về hiện trạng
QLCTR qua đó góp phần BVMT.
- Đề xuất được giải pháp quản lý thu gom, vận chuyển, phân loại CTR tại
nguồn phù hợp đối với tình hình phát triển khu vực, góp phần nâng cao khả năng xử
lý, chôn lấp, tái chế tái sử dụng các loại CTR.
- Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển, phân
loại và xử lý CTR đô thị.
- Giải quyết được bài toán về CTR ở những đô thị đang phát triển như thị
trấn Xuân Mai.

17

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn Huyện Chương Mỹ
(nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng rác ) và hiện trạng quản lý của Huyện
(tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý…)
- Ý thức người dân thị trấn Xuân mai về việc thu gom, xử lý CTR và BVMT

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Trong phạm vi địa bàn thị trấn Xuân Mai.
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 5 tháng 5 năm 2014 đến ngày 5 tháng 8
năm 2014.
3.1.3. Phương pháp nghiên cứu
∗ Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp
Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, tư liệu đã nghiên cứu có liên quan đến công
tác quản lý môi trường và Tài liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội
của địa phương.
- Thu thập thông tin liên quan đến chuyên đề qua sách báo, internet: số liệu
- Tài liệu về tình hình thu gom và xử lý CTR sinh hoạt địa bàn nghiên cứu.
∗ Phương pháp điều tra, khảo sát thực nghiệm
Tiến hành khảo sát khu vực thực tập và tham gia cùng thực hiện các công
việc mà Công Ty Môi Trường Và Đô Thị Xuân Mai làm. Tìm hiểu nhiệm vụ và tình
hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thị trấn.
- Điều tra, khảo sát thực địa thông qua 40 phiếu điều tra tại một số điểm thu
gom, trung chuyển, xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn TT Xuân Mai.
- Nghiên cứu các đối tượng tạo rác thải nhiều và đối tượng tạo rác ít. Quan
sát môi trường tại một số tổ trên địa bàn TT Xuân Mai, đánh giá về mặt cảm quan.
- Lập phiếu điều tra một số hộ gia đình gần các điểm tập kết rác.

×