Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất hợp lý đến năm 2020 tại quận 4, tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.34 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM






HUỲNH TUẤN TÚ


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
HỢP LÝ ĐẾN NĂM 2020 TẠI QUẬN 4,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường
Mã số ngành: 60520320

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÁI VĂN NAM



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014
i

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM





Cán bộ hướng dẫn khoa học :
TS. Thái Văn Nam






Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 18
tháng 01 năm 2014.

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
01 GS.TSKH. Nguyễn Công Hào Chủ tịch
02 GS.TS. Hoàng Hưng Phản biện 1
03 TS. Huỳnh Phú Phản biện 2
04 TS. Nguyễn Xuân Trường Ủy viên
05 TS. Nguyễn Thi Hai Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa.

Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn









ii

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 01 tháng 06 năm 2013

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Huỳnh Tuấn Tú Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 15/8/1982 Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường MSHV: 1241810033

I- Tên đề tài:
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất
hợp lý đến năm 2020 tại quận 4, thành phố Hồ Chí Minh
II- Nhiệm vụ và nội dung:
A. Nhiệm vụ
Đề tài tập trung vào ba mục tiêu cụ thể sau:
- Đánh giá được hiện trạ
ng sử dụng đất tại Quận 4 tại các thời điểm năm
2010, 2011 và 2012.
- Đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất quận 4 hợp lý đến năm 2020.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của quy hoạch giúp ổn
định tình hình quản lý và sử dụng đất, đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa

khai thác và sử dụng đất, sử dụng tài nguyên đất hợp lý,
đáp ứng nhu cầu
về đất để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận 4 với sử dụng đất bền
vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
B. Nội dung
Nội dung 1: Tổng hợp các tài liệu liên quan đến công tác quản lý sử dụng đất
tại quận 4
- Các giải pháp quản lý sử dụng đất.
- Hệ thống ứng dụng GIS trong quản lý đất đai.
-
Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tại
quận 4.
iii

Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất đô thị
tại Quận 4 đến năm 2020
- Lập bản đồ hành chính, địa chính, thực hiện công tác kiểm kê đất
đai trên toàn quận 4.
- Đánh giá tính hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất năm 2010 tại
quận 4.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2012 t
ại quận 4.
Nội dung 3: Định hướng quy hoạch sử dụng đất quận 4 hợp lý đến năm 2020
- Dựa vào hiện trạng và các căn cứ pháp lý về quản lý sử dụng đất,
từ đó đề xuất các phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
tại quận 4.
- Lựa chọn phương án quy hoạch phù hợp với quận 4.
- Đề xuất gi
ải pháp quy hoạch sử dụng đất hợp lý cho quận 4 đến
năm 2020.

- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận 4 đến năm 2020.
Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp để giảm thiểu các tác động của quy hoạch
sử dụng đất tại quận 4 đến năm 2020
- Xây dựng kế hoạch hành động, đề xuất biện pháp giám sát chất
lượng môi trườ
ng cho khu quy hoạch.
- Biện pháp giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.
- Giải pháp quản lý, kỹ thuật, kinh tế và truyền thông.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 01/6/2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:20/12/2013
V- Cán bộ hướng dẫn:
TS. Thái Văn Nam


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


iv

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận
văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được
chỉ rõ nguồn gốc.


HỌC VIÊN




Huỳnh Tuấn Tú













v

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Thái Văn Nam, người đã
hướng dẫn tôi tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Quận ủy quận 4, Ủy ban nhân dân quận 4, Phòng Tài
nguyên và môi trường quận 4, Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình quận 4 và
Chi cục Thố

ng kê quận 4 đã tạo điều kiện và cung cấp tài liệu thông tin quý báu
giúp cho nội dung luận văn của tôi được hoàn chỉnh.
Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo mọi điều kiện, động viên
và hỗ trợ tôi, đặc biệt là về mặt tinh thần cho tôi trong những lúc khó khăn nhất.
Xin cảm ơn tất cả mọi người!

HỌC VIÊN





Huỳnh Tuấn Tú








vi

TÓM TẮT

Hiện nay, do dân số tập trung ở các đô thị ngày một tăng nhanh vì thế nhu
cầu sử dụng đất rất lớn cho những mục đích khác nhau. Để đáp ứng được yêu cầu
đô thị hóa nêu trên, việc quản lý đô thị nói chung, quản lý và phát triển quỹ đất
trong quy hoạch sử dụng đất nói riêng là việc hết sức quan trọng.
Quận 4 là một quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, do có diện tích nhỏ

nh
ất so với 24 quận huyện của thành phố, nênmật độ dân số trung bình rất cao. Việc
đánh giá hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất sao cho hợp lý là một trong những
mục tiêu quan trọng hàng đầu của quận nhằm phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện
nay quận 4 chưa có đồ án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 nên việc thực hiện
đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp quy hoạch sử
dụng đất hợp lý đến năm 2020 tại Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh” là hết sức
cần thiết.
Đề tàihướng tới mục tiêu đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại quận 4 thông
qua thu thập từ các số liệu của phòng Tài nguyên và môi trường quận. Trên cơ sở
đó tính toán được nhu cầu sử dụng đất, đề xuất các giả
i pháp quy hoạch sử dụng đất
hợp lý và xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất của quận đến năm 2020. Để thực
hiện các giải pháp quy hoạch trên được hiệu quả và hạn chế các tác động đến môi
trường, đề tài đã đề xuất các phương pháp như: phương pháp luận, phương pháp
thực tế, phương pháp toán học…Đề tàiđã thu được một số kết qu
ả chính như:
 Về đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2010 thì thực tế sử dụng đất
năm 2010 so với quy hoạch hầu hết thấp hơn từ 75 - 89%.
 Hiện trạng sử dụng đất tại Quận 4 năm 2012 chỉ còn một loại đất phi
nông nghiệp, không còn đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng.Trong đó:
Đất ở đô thị
chiếm 40,10% diện tích tự nhiên. Đất chuyên dùng chiếm
40,83% diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung, diện tích đất ở đô thị còn
chiếm tỷ trọng cao, diện tích đất chuyên dùng chưa đáp ứng đủ cho các
công trình công cộng như giáo dục đào tạo, y tế, cây xanh đô thị. Cần tận
vii

dụng không gian trong đô thị để tăng hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi
trường.

 Đề tài đã đề xuất quy hoạch theo phương án khai thác sử dụng đất tiết
kiệm có hiệu quả và bền vững, mức độ khai thác sử dụng quỹ đất với
chiều hướng đô thị hóa mạnh, phù hợp với tình hình thực tế của địa
phươ
ng, không bằng mọi giá khai thác đất đai một cách quá triệt để, làm
mất cân bằng sinh thái gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế trong
tương lai vàxây dựng được bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận 4 đến
năm 2020.
Để thực hiện quá trình quy hoạch và hạn chế được rủi ro ảnh hưởng đến môi
trường đề tài đã đề xuất được một số giải pháp về
quản lý, kỹ thuật và quan trắc.
Với kết quả đạt được thì đề tài sẽ góp phần ổn định tình hình quản lý và sử
dụng đất nhằm đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng tài nguyên
đất hợp lý, bền vững; đồng thời cung cấp thêm dữ liệu cho các nhà quy hoạch, quản
lý đất đai ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung và trên địa bàn quận 4 nói riêng có
các định hướng trước khi ra quyết
định phù hợp.















viii


ABSTRACT

Currently, the increasing of population concentration in urban areas leads to
large land use for different purposes. To meet the requirements on urbanization,
urban management in general and landuse development planning in particular is
extremely important.
District 4 is a central district of Ho Chi Minh City. Due to a small area
compared to 24 districts of the city, the average population density is very high. The
assessment of the current status and land use planning in a reasonable way up to
now, is one of important goals of district for sustainable development. However,
District 4 have not had a landuse plan to ward 2020 .Accordingly, evaluation of
landuse status and proposal of an appropriate well-planned solutions in District 4 to
ward 2020 is essential.
The thesis aims to assess the current landuse in District 4 bycollecting data
from the Department of Natural Resources and Environmental management of
District 4. Then, the land-use needs were calculated, an appropriate landuse plan
was proposedand a land-use plan map toward was 2020. To implement the solution
on the effective planning and limiting the impact on the environment, the subject of
the proposed method such as the methodology, practical methods, mathematical
methods were collected Thread some of the main results as:
• In assessing the current state of landuse in 2010, the actual landuse
planning in 2010 compared with less than from 70 - 89%.
• The status of landuse in District 4 in 2012 only one type of non-agricultural
land, not agricultural land and unused land. Of which: Residential land accounts for
40,10% of urban natural area. Specialized land accounts for 40,83% of the area of
natural land. In general, the urban area was a high proportion, specialized area can

not meet the public as education, health, urban trees. Should make use of urban
space in order to increase the efficiency of land use and environmental protection.
ix

• Project planning proposed under the plan of land utilization and efficiency
savings have sustainable level of exploitation of land use for urbanization trend,
consistent with the actual situation of local methods, not by all mining land a too
radical, ecological imbalance caused great impact on economic development in the
future and build a map of land use planning district 4 toward 2020 .
To make the planning process and limit risks affecting environmental topics
has proposed a number of solutions for the management, engineering and
monitoring.
With the results obtained, the subject will help stabilize the situation and land
use management to ensure harmonious relationship between the exploitation of
natural resources and land use rational, sustainable and provide more information
data for planning and management of land in Ho Chi Minh City in general and in
District 4 in particular have driven before a decision accordingly.


















x

MỤC LỤC

Lời cam đoan
iv
Lời cám ơn
v
Tóm tắt
vi
Tóm tắt bằng tiếng Anh (ABSTRACT) viii
Danh mục các chữ viết tắt xiv
Danh mục bảng biểu xv
Danh mục hình ảnh xvii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 19
7. Kết cấu của luận văn 19
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ
KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN 4 21
1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường 21
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 21

1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 23
1.1.3. Thực trạng môi trường 24
1.1.4. Cảnh quan 32
1.2. Kinh tế - xã hội Quận 4 34
1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 34
1.2.2. Dân số 35
1.2.3. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội 37
xi

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI QUẬN 4 38
2.1. Quy hoạch và quản lý sử dụng đất đô thị 38
2.1.1. Đất đô thị 38
2.1.2. Quy hoạch đất đô thị 39
2.1.3. Quản lý đất đô thị 40
2.2. Ứng dụng GIS trong quản lý đất đai 42
2.2.1. Tổng quan về GIS 42
2.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch
44
2.3.1. So sánh số liệu thực tế năm 2010 với kế hoạch sử dụng đất năm 2010 44
2.3.2.Đánh giá các tác động của quy hoạch sử dụng đất quận 4 năm 2010 47
2.4. Thực trạng phát triển đô thị Quận 4 53
2.5. Đánh giá tiềm năng đất đai 55
2.5.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 55
2.5.2. Tiềm năng đất đang sử d
ụng 56
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN 4
HỢP LÝĐẾN NĂM 2020 58
3.1. Định hướng sử dụng đất đến năm 2015 – 2020 58
3.1.1. Định hướng sử dụng đất dài hạn 58

3.1.2. Lựa chọn phương án Quy hoạch sử dụng đất 61
3.1.3. Quy hoạch sử dụng đất tại Quận 4 đến năm 2020 70
3.1.4. Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất Quận 4 đến năm 2020 79
3.2. Quy hoạch dự án môi trường trọng điểm đến năm 2020 tại Quận 4 80
3.2.1. Dự án công viên Hồ Khánh Hội 80
3.2.2. Quy hoạch một số dự án môi trường khác 84
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP
GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI QUẬN 4 85
xii

4.1. Xây dựng kế hoạch hành động, đề xuất biện pháp giám sát chất lượng môi
trường cho khu quy hoạch 85
4.1.1. Giám sát chất lượng không khí 85
4.1.2. Giám sát môi trường nước mặt 86
4.1.3. Giám sát chất lượng nước ngầm 87
4.1.4. Tần suất giám sát và tổ chức thực hiện 88
4.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi
trường trong quá trình triển khai quy hoạch 88
4.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác độ
ng đối với môi trường đất 88
4.2.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường nước 88
4.2.3. Các biện pháp phòng chống xói mòn 89
4.2.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động từ chất thải rắn 89
4.2.5. Biện pháp giảm ô nhiễm không khí 90
4.2.6. Biện pháp phòng chống cháy nổ 91
4.3. Các biện pháp, giải pháp đối với hoạt động quy hoạch sử dụng đất 91
4.3.1. Các biện pháp sử dụng, bảo vệ
tài nguyên đất và môi trường, đảm bảo sử
dụng hiệu quả theo phương án quy hoạch, sử dụng đất 91

4.3.2. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 92
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 95
1. Kết luận 95
2. Kiến nghị 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC






xiii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSDL : Cơ sở dữ liệu
CTSN : Công trình sự nghiệp
DT : Diện tích
ĐDD : Đất dân dụng
ĐKTDD : Đất khác trong dân dụng
ĐNDD : Đất ngoài dân dụng
GIS : Geographie Information System ( Hệ thống thông tin địa lý)
GDĐT : Giáo dục đào tạo
SDĐ : Sử dụng đất
TN & MT : Tài nguyên và môi trường
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TDTT : Thể dục thể thao
UBND : Ủy ban nhân dân
xiv


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Số liệu tại trạm quan trắc Phú An
23
Bảng 1.2: Chất lượng không khí xung quanh trên địa bàn quận 4 24
Bảng 1.3: Chất lượng nước mặt khu vực quận 4 26
Bảng 1.4: Chất lượng nước ngầm khu vực quận 4 27
Bảng 1.5: Phân bố dân cư theo phường 36
Bảng 2.1: Hiện trạng thực hiện quy hoạch sử dụng đất 2010 45
Bảng 2.2: Bảng hiện trạng sử dụng đất Quận 4 năm 2012 55
Bảng 3.1: Khoảng cách trồng cây theo tiêu chuẩn cho phép của Công ty Cây xanh
TPHCM 60
Bảng 3.2: Cơ cấu định mức sử dụng đất đô thị
63
Bảng 3.3: Cơ cấu định mức sử dụng đất đô thị
67
Bảng 3.4: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất Quận 4 theo 02 phương án đến năm 2020
69
Bảng 3.5: Bảng dự báo phát triển quy mô dân số
71
Bảng 3.6: Bảng dự báo phát triển quy mô dân số theo phường 72
Bảng 3.7: Bảng dự báo quy mô dân số theo cụm dân cư qua các giai đoạn 72
Bảng 3.8: So sánh các chỉ tiêu đất đai của Quận 4 và Tp. HCM 73
Bảng 3.9: Nhu cầu dùng đất của các cụm dân cư 75
Bảng 3.10: Bảng cân bằng sử dụng đất đến năm 2015 75
Bảng 3.11: Bảng cân bằng sử dụng đất đến năm 2020 77
Bảng3.12: Tổng hợp diện tích đất quy hoạch 80
Bảng 3.13: Tổng hợp quy hoạch một số dự án môi trường đến năm 2020
84

Bảng 4.1: Kế hoạch hành động giám sát môi trường không khí 85
Bảng 4.2: Thông số giám sát và tiêu chuẩn so sánh 86
Bảng 4.3: Kế hoạch hành động giám sát môi trường nước mặt 86
Bảng 4.4: Thông số giám sát và tiêu chuẩn so sánh 87
Bảng 4.5: Kế hoạch hành động giám sát môi trường nước ngầm 87
Bảng 4.6: Thông số giám sát và tiêu chuẩn so sánh 87
xv

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 0.1: Color 42, mã loại đất là ODT, tên loại đất là đất ở đô thị 6
Hình 0.2: Các loại đất khác nhau trong đất ở đô thị 6
Hình 0.3: Xuất dữ liệu sang các trường mới 7
Hình 0.4: Xuất Annotation sang lớp mới 8
Hình 0.5: Chọn màu và gắn mã cho các loại đất 8
Hình 0.6: Chọn mã loại đất 9
Hình 0.7: Kết quả chọn loại mã đất 9
Hình 0.8: Gán tên cho các loại đất 10
Hình 0.9: Kết quả gán tên các loại đất 10
Hình 0.10: Gom nhóm các đối tượng và đặt tên theo quy định 11
Hình 0.11: Chọn layer và tên tr
ường cần hiển thị 12
Hình 0.12: Bản đồ hiển thị hoàn chỉnh 12
Hình 0.13: Hiển thị tên loại đất 13
Hình 0.14: Gán màu cho các loại đất 14
Hình 0.15: Bản đồ đã gán màu cho các loại đất 14
Hình 0.16: Bản đồ ở chế độ Layer view 15
Hình 0.17: Chọn lưới chiếu 15
Hình 0.18: Chọn loại lưới chiếu tick marks and labels 16
Hình 0.19: Bản đồ thể hiện trên lưới tọa độ 16

Hình 0.20: Chèn kim chỉ nam, chú giải, tỷ lệ cho bản đồ 17
Hình 0.21: Bả
n đồ hiện trạng sử dụng đất Quận 4 năm 2010 17
Hình 0.22: Lưu và xuất bản đồ 18
Hình 1.1: Ô nhiễm mùi hôi từ các trạm trung chuyển rác thải 31
Hình 1.2: Mảng xanh dọc bờ kênh 33
Hình 1.3: Cây xanh đường phố 33
Hình 3.1: Quy trình tích hợp GIS xây dựng bản đồ quy hoạch 79

1



MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.
Quá trình sử dụng đất luôn là tiền đề tạo ra những thay đổi quan trọng trong
mọi lĩnh vực như kinh tế, xã hội, môi trường…Có thể nói quá trình sử dụng đấ
t
đóng vai trò vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhưng đồng thời
cũng là tác nhân gây ra những vấn đề môi trường tiêu cực. Chính vì thế, việc đánh
giá mức độ thích hợp của sử dụng đất là một vấn đề có ý nghĩa thực tế, giúp cho các
nhà quản lý và quy hoạch vùng có thể điều chỉnh kịp thời và đề xuất các chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội và môi tr
ường tốt hơn trong tương lai.
Đô thị hóa là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển. Theo định hướng
phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020, dân số nước ta khoảng 103 triệu người

trong đó dân số đô thị khoảng 46 triệu người. Với tốc độ đô thị hóa như hiện nay,
dân số tập trung ở các đô thị ngày một tăng nhanh. Sự quá tải ở một số đô thị lớn
như Hà Nội, Hồ Chí Minh cùng với các yêu cầu về nhà ở, việc làm, chất lượng môi
trường sống ngày càng trở nên cấp thiết và đói hỏi phải có hướng giải quyết đúng
đắn.
Để đáp ứng được yêu cầu đô thị hóa nêu trên, việc quản lý đô thị nói chung,
quản lý và phát triển quỹ đất trong quy hoạch sử dụng đất nói riêng là việc hết s
ức
quan trọng. Trong những năm qua, công tác này đã được quan tâm nhưng chưa thực
sự đem lại hiệu quả, việc quản lý và phát triển quỹ đất trong quy hoạch sử dụng đất
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị theo quy hoạch đã được phê duyệt, việc
sử dụng quỹ đất không đúng mục đích, lãng phí là tình trạng mang tính phổ biến
trên cả nước nói chung. Nguyên nhân chính là do công tác qu
ản lý về quy hoạch-
kiến trúc chưa đáp ứng được nhu cầu; công tác quản lý xây dựng đô thị theo quy
hoạch còn nhiều bất cập, công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn yếu.
2



Quận 4 là một quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý thuận
lợi và góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của thành phố. Quận 4 có diện
tích nhỏ nhất so với 24 quận huyện của thành phố, tuy nhiên mật độ dân số trung
bình rất cao 43.423 người/km
2
, tất cả các loại hoạt động kinh tế được tiến hành trên
cùng một diện tích đất, do đó áp lực đối với quỹ đất eo hẹp của quận là rất lớn.
Trong trường hợp sử dụng không hợp lý diện tích đất đô thị của quận sẽ mang đến
những tổn thất không lường được cho sự phát triển kinh tế và môi trường. Xuất phát
từ tầm quan trọng và tính c

ấp thiết của việc quản lý, sử dụng hợp lý đất đô thị tại
quận 4, đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và đề xuất giải pháp quy hoạch
sử dụng đất hợp lý đến năm 2020 tạiQuận 4 thành phố Hồ Chí Minh” được
thực hiện nhằmgiúp các nhà quy hoạch và quản lý có cái nhìn chi tiết về tình hình
quản lý, sử dụng đất, cơ cấu c
ủa từng loại đất nhằm chỉ ra sự hợp lý cũng như
những bất cập trong việc quy hoạch, bố trí và sử dụng quỹ đất trong thực tế.Từ đó
có thể khai thác quỹ đất hiệu quả mà vẫn đảm bảo sự phát triển kinh tế-xã hội bền
vững và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai.


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung vào ba mục tiêu cụ thể sau:
- Đánh giá được hiện trạng sử dụng đất tại Quận 4 tại các thời điểm
năm 2010, 2011 và 2012.
- Đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất quận 4 hợp lý đến năm
2020.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của quy hoạch
giúp ổn định tình hình quản lý và sử dụng đấ
t, đảm bảo mối quan hệ
hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất, sử dụng tài nguyên đất hợp lý,
đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận
4 với sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.


3



3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung 1: Tổng hợp các tài liệu liên quan đến công tác quản lý sửdụng
đất tại quận 4
- Các giải pháp quản lý sử dụng đất trên thế giới và tại Việt Nam.
- Hệ thống ứng dụng GIS trong quản lý đất đai.
- Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tại
quận 4.
Nội dung 2:Đánh giá hiện tr
ạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất
đô thị tại Quận 4 đến năm 2020
- Lập bản đồ hành chính, địa chính, thực hiện công tác kiểm kê đất
đai trên toàn quận 4.
- Đánh giá tính hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất năm 2010 tại
quận 4.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2012 tại quận 4.
Nội dung 3:Định h
ướng quy hoạch sử dụng đất tại quận 4 đến năm 2020
- Dựa vào hiện trạng và các căn cứ pháp lý về quản lý sử dụng đất,
từ đó đề xuất các phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
tại quận 4.
- Lựa chọn phương án quy hoạch phù hợp với quận 4.
- Đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đấ
t hợp lý cho quận 4 đến
năm 2020.
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất quận 4 đến năm 2020.
Nội dung 4:Đề xuất các giải pháp để giảm thiểu các tác động của quy
hoạch sử dụng đất tại quận 4 đến năm 2020
- Xây dựng kế hoạch hành động, đề xuất biện pháp giám sát chất
lượng môi trường cho khu quy hoạch.
- Biện pháp giúp gi
ảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.

- Giải pháp quản lý, kỹ thuật, kinh tế và truyền thông.
4



4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp luận
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.
Quy hoạch sử dụng đất là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, thay
đổi sử dụng đất đ
ai và những điều kiện kinh tế xã hội chọn lọc và thực hiện những
sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất, phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong trong lai.
Việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất dựa vào số liệu kiểm kê đất đai thực tế
mới nhất của Quận 4 nhằm có cái nhìn tổng quát đối với tiềm năng đất đai tại địa
bàn quận; trên cơ sở đó quy hoạch, phân phối lại quỹ đất trong tương lai sao cho
hợp lý, đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của người dân mà vẫn đảm bảo khía cạnh
môi trường và phù hợp với quy hoạch tổng thể của Thành phố Hồ Chí Minh.
 Phương pháp thực t
ế
 Phương pháp kế thừa
Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn, các quy hoạch của các ngành có liên
quan đến việc sử dụng đất đai để rút ra quy luật phát triển, biến động đất đai.
 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập và phân tích các thông tin về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế-
xã hội, hiện trạng môi trường, sử dụng đất, quy hoạch,…như:
-
Tình hình đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất.
- Tình hình quản lý và sử dụng đất theo đối tượng sử dụng, theo đơn vị
hành chính.
- Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của Quận 4.
- Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 của Quận 4.
- Kiểm kê
đất đai của Quận 4 năm 2011, 2012.
- Các số liệu thống kê, kiểm kê đất qua các thời kì.
5



- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
- Thu thập và phân tích các thông tin về sử dụng và quản lý đất đô thị.
 Phương pháp bản đồ
Tất cả các nhu cầu sử dụng đất của được thể hiện trên bản đồ điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất năm 2020, các bản đồ này có thể được chồng ghép với b
ản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2020 để trên cơ sở đó giúp các nhà quản lý phát hiện,
xử lý chồng lấn và các điểm bất hợp lý.
Dữ liệu lấy về thuộc 2 định dạng khác nhau là microstation và AutoCad. Sử
dụng phần mềm ArcGis để biên tập lại dữ liệu và thành lập bản đồ.
Bước 1: Khảo sát dữ liệu
Mục đích là tìm xem nhữ
ng đối tượng giống nhau thì có cùng trường chung
nào không.










Sau khi khảo sát dữ liệu ta thấy:
- Đối với dữ liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2010, cùng một đối tượng sẽ
có cùng màu. Tuy nhiên phần thuộc tính nằm ở lớp annotation, phần không gian
nằm ở lớp polyline và polygon. Mục đích là liên kết phần không gian và thuộc tính
và gán mã loại đất và tên loại đất cho từng vùng.
6




Hình 0.1: Color 42, mã loại đất là ODT, tên loại đất là đất ở tại đô thị
- Đối với dữ liệu quy hoạch sử dụng đất năm 2020 là dữ liệu bên AutoCad,
quản lí theo layer và màu sắc, những đối tượng giống nhau nằm trong cùng 1 layer
sẽ có cùng một màu. Mỗi layer là một loại đất khác nhau.
- Trong lớp polyline và polygon tên loại đất nằm trong trường layer. Tuy
nhiên, cùng là đất ở tại đô thị nhưng lại phân ra làm nhi
ều loại khác nhau như đất
dân cư hiện hữu kết hợp xây dựng, đất dân cư hiện hữu cải tạo kết hợp xây dựng,
đất dân cư kết hợp xây dựng. Vì vậy, cần gom nhóm các đối tượng lại với nhau.


Hình 0.2: Các loại đất khác nhau trong đất ở tại đô thị
7




Bước 2: Xuất dữ liệu
Sau khi khảo sát xong các trường cần thiết, xuất dữ liệu sang trường mới để
dễ dàng biên tập.
Bấm chuột phải vào lớp dữ liệu chọn data/ Data Export, sau đó chọn đường
lưu file.

Hình 0.3: Xuất dữ liệu sang các trường mới
Đối với dữ liệu hiện trạng sử dụng đất, trường thuộc tính nằm trong lớp
Annotation vì vậy cần xuất Annotation ra một lớp mới. Vào Arccatalog, chọn
Coversion Tools/To Geodatabese/Import CAD Annotation. Thanh công cụ hiện ra
chọn lớp Annotation, chọn tỉ lệ và chọn đường lưu.
8




Hình 0.4: Xuất Annotation tạo ra lớp mới
Bước 3: Biên tập dữ liệu mã loại đất và gán tên loại đất
Đối với dữ liệu hiện trạng sử dụng đất
- Hiển thị level 33 của annotation là mã loại đất để gán mã cho vùng.
- Chọn các màu giống nhau và gán mã loại đất.

Hình 0.5: Chọn màu và gắn mã cho các loại đất





9




- Từ mã loại đất gán tên loại đất
o Chọn mã loại đất

Hình 0.6: Chọn mã loại đất

Kết quả

Hình 0.7: Kết quả chọn loại mã đất


×