Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

(Skkn 2023) một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 4, 5 ở trường tiểu học yên mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.96 KB, 25 trang )

UBND HUYỆN THANH TRÌ
TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN MỸ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH LỚP 4, 5
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN MỸ

Lĩnh vực: Quản lý
Cấp học: Tiểu học
Tên tác giả: Phạm Thị Thu Hằng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Yên Mỹ
Huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Chức vụ: Hiệu trưởng

NĂM HỌC: 2022 - 2023


MỤC LỤC
NỘI DUNG
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
2. Thời gian nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC MĨ THUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC HỌC SINH LỚP 4, 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Các khái niệm công cụ


1.2. Dạy học phát triển năng lực học sinh ở Việt Nam và trên thế giới
1.3. Dạy học Mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MĨ THUẬT THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH LỚP 4, 5 Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN MỸ
2.1. Đặc điểm tình hình trường tiểu học
2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động dạy học Mĩ thuật
theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Chương 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MĨ
THUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC
SINH LỚP 4, 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN MỸ
3.1. Giải pháp 1: Tích cực học hỏi nâng cao hiểu biết về dạy học Mĩ
thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh
3.2. Giải pháp 2: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên và
phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc dạy học Mĩ thuật theo
định hướng phát triển năng lực học sinh
3.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo, đồng hành cùng giáo viên trong việc phân
chia tiết học, tự lập chương trình cho khối lớp 4, 5 trong cả năm học
3.4. Giải pháp 4: Chỉ đạo giáo viên sử dụng hiệu quả sách Dạy Mĩ
thuật theo định hướng phát triển năng lực và lên kế hoạch dạy học
khái quát, ngắn gọn cho từng tiết học
3.5. Giải pháp 5: Vận dụng qui trình dạy học phát triển năng lực ở
các nước tiên tiến trong tiết dạy hoặc một phần tiết dạy Mĩ thuật

Trang
1
1
2
2
2

2
2
2

2
3
3
4

4
4
5

5
6

7
9

10


Chương 4: KẾT QUẢ
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị

13
14
14

15


PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống, cái đẹp là điều con người luôn khát khao vươn tới. Đẹp
trong cử chỉ, lời nói, trong cách ăn mặc, cách trang trí, sắp xếp… Thuật để làm
đẹp chính là mĩ thuật. Mỹ thuật đã có từ xa xưa trong đời sống con người Việt
Nam ta. Cách đây 4000 năm, người Việt cổ đã có những nét hoa văn tinh tế trên
mặt trống đồng, đã có những khuyên tai, những vòng đá làm đồ trang sức. Dưới
thời nhà Lý, chùa Một Cột với biểu tượng hoa sen là một cơng trình nghệ thuật
kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng và đáng tự hào. Thời nhà Nguyễn, cố đô Huế đã
trở thành nơi thăm quan du lịch hấp dẫn khách trong nước và quốc tế… Nay,
cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ, mĩ thuật đã là một nhu cầu thiết yếu trong
mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của con người.
Dạy học mĩ thuật trong trường tiểu học là vô cùng cần thiết. Điều 30, Luật
Giáo dục 2019, quy định yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học là: “Giáo dục
tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển tồn diện về thể chất,
tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và
con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc,
viết và tính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết
ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;”. Mĩ thuật là mơn học góp phần đáng
kể để hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về
thẩm mỹ cho học sinh.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã nêu rõ: “Phát triển
giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt
Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế.” Trong mơn Mĩ thuật, các trường tiểu học đã vận dụng phương pháp
mới của Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học (SEAPS) do Vương quốc
Đan Mạch tài trợ với định hướng phát triển năng lực cho học sinh.

Dạy và học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực (Vận dụng
phương pháp mới của Dự án hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học do Vương quốc
Đan Mạch tài trợ) đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai đồng bộ ở
tất cả các khối lớp. Hai cuốn sách “Dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển
năng lực” và “Học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực” của nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam được thay thế cho sách giáo khoa và sách giáo viên
dùng trong những năm học trước.
Qua khảo sát, giáo viên còn chưa hứng thú, chưa tin tưởng vào việc dạy
học Mỹ thuật theo phương pháp mới. Còn kết quả lấy ý kiến học sinh về sự hứng thú
với môn học theo phương pháp mới được thể hiện ở bảng sau:

Số HS

Thích

Bình thường

Khơng thích


2/18

150 em

21 em = 14 %

95 em = 63,3 %

34 em = 22,7 %


Như vậy, trong quá trình thực hiện giáo viên cũng như học sinh của nhà
trường còn chưa hứng thú với mơn học theo phương pháp mới, cịn gặp khó
khăn về chương trình, về hình thức tổ chức, về cách thức dạy học,… Là một cán
bộ quản lý, tơi ln trăn trở và mong muốn có những giải pháp hữu hiệu trong
quản lý để đồng hành cùng giáo viên tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, góp
phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật.
Những phân tích trên là lý do để đề tài “Một số giải pháp quản lý hoạt động
dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 4, 5 ở trường tiểu
học Yên Mỹ” được tôi lựa chọn nghiên cứu.
2. Thời gian nghiên cứu
Năm học 2022 – 2023.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát
triển năng lực học sinh lớp 4, 5 ở trường Tiểu học Yên Mỹ.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu một số giải pháp quản lý hoạt động dạy học Mĩ
thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh khối lớp 4,5 ở trường Tiểu học
Yên Mỹ - Thanh Trì - Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa
xử lý các số liệu các thông tin để xây dựng lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp quan sát, khảo sát thực tế, phân tích thực trạng;
Điều tra bằng phiếu hỏi; Lấy ý kiến chuyên gia để nghiên cứu thực trạng, đề
xuất các giải pháp thực hiện đề tài cũng như tổng hợp kết quả của đề tài.
PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MĨ THUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
1.1. Các khái niệm công cụ
- Quản lý hoạt động dạy học: Quản lý hoạt động dạy học là quá trình
người cán bộ quản lý lên kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra hoạt động dạy

học của giáo viên nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Hoạt động quản lý của cán bộ
quản lý đối với hoạt động dạy học của giáo viên được thông qua việc quản lý
mục tiêu chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp dạy học, quản lý giờ
lên lớp của giáo viên, quản lý việc đánh giá kết quả học tập của giáo viên.


3/18

- Năng lực: Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong
bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các
thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí…
- Dạy - học theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Dạy - học theo
định hướng phát triển năng lực giúp học sinh hình thành và phát triển các năng
lực cần thiết để sống, học tập và làm việc, bao gồm các năng lực chung và năng
lực chuyên biệt.
1.2. Dạy học phát triển năng lực học sinh ở Việt Nam và trên thế giới
Những năm gần đây, giáo dục các nước đang chuyển dần từ cách tiếp cận
nội dung sang tiếp cận năng lực. Mơ hình “Bốn cột trụ” của UNESCO có thể
xem như là một triết lí giáo dục của thế kỉ XXI: Học để biết, Học để làm; Học để
cùng chung sống; Học để làm người.
Ở Việt Nam, năm 1949, trong cuốn sổ vàng của trường Nguyễn Ái Quốc,
Bác Hồ đã viết: “Học để làm việc, làm người, để phục vụ tổ quốc và nhân loại”.
Nay, theo tinh thần nghị quyết số 29-NQ/TW thì “Mục tiêu giáo dục là phát
triển năng lực công dân, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Thực hiện tốt các
ngun lí giáo dục học đi đơi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất,
lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình
và giáo dục xã hội; chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học”.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa
ra 8 năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh. Đó là năng lực giao

tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng
tạo, năng lực thể chất, năng lực thẩm mỹ, năng lực tính tốn, năng lực công
nghệ thông tin và truyền thông.
1.3. Dạy học Mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- Dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh với mục
tiêu kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức giúp học
sinh có được 3 năng lực cốt lõi sau:
+ Sáng tạo mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân.
+ Hiểu, cảm nhận và phản ánh được nội dung của sản phẩm mĩ thuật.
+ Giao tiếp, trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm,
tác phẩm mĩ thuật.
- Đặc điểm của hoạt động dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển
năng lực học sinh:


4/18

+ Hoạt động dạy - học Mĩ thuật được thiết kế thành các chủ đề, có tính
liên kết, kế thừa và liên tục theo một tiến trình mở để các hoạt động luôn liên
quan đến nhau, tạo ra sự sáng tạo không ngừng cho học sinh.
+ Hoạt động dạy - học Mĩ thuật được tổ chức xen kẽ giữa hình thức hoạt
động cá nhân với hoạt động nhóm, tích hợp các qui trình mĩ thuật trong một chủ
đề đồng thời tích hợp các mơn học như Tốn, Tiếng Việt, Âm nhạc, Thủ cơng…
+ Mỗi học sinh đều có thiên hướng mạnh hơn về một hay nhiều loại trí
thơng minh. Vì vậy, giáo viên cần quan tâm để học sinh phát huy những trí
thơng minh nổi trội của từng em trong quá trình học tập.
+ Trong hoạt động dạy - học Mĩ thuật, giáo viên đóng vai trị định hướng,
tổ chức, gợi mở cho học sinh tham gia các hoạt động. Cần tăng cường cho học
sinh khả năng tự giáo dục, tự khám phá, tự đánh giá ở mức độ phù hợp; tăng
cường sự tương tác trong học tập.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MĨ
THUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
2.1. Đặc điểm tình hình chung
Trường Tiểu học n Mỹ có quy mơ nhỏ, nằm ngồi bãi ven đê sơng
Hồng. Đội ngũ giáo viên nhà trường ln tâm huyết với nghề, khơng quản khó
khăn vất vả, phấn đấu đưa nhà trường ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, nhà trường cịn có những hạn chế so với u cầu hiện nay. Đó
là sự khơng đồng đều trong đội ngũ, trong dạy học trang bị kiến thức và dạy học
phát triển năng lực của học sinh. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học tập trải
nghiệm, tham quan ngoại khóa cịn tổ chức chưa thật phong phú,
2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động dạy học Mĩ thuật
theo định hướng phát triển năng lực học sinh
2.2.1. Thuận lợi:
- Nhà trường nhận được sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo
trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Mĩ thuật theo định hướng
phát triển năng lực. Các cán bộ và giáo viên được tham dự các giờ dạy chuyên
đề để trao đổi, đúc rút kinh nghiệm.
- Giáo viên dạy Mĩ thuật có trình độ Đại học Sư phạm, u nghề, mến trẻ,
tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Các em học sinh ngoan, thích
hoạt động, thích sáng tạo trong các hoạt động Mĩ thuật.
2.2.2. Khó khăn
- Mơn Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực mới có tên chủ đề
mà chưa có phân phối chương trình cụ thể cho 35 tuần học.


5/18

- Mỗi chủ đề được dạy trong nhiều tiết; mỗi tiết gồm 4 hoạt động chính:
Hướng dẫn tìm hiểu, Hướng dẫn thực hiện, Hướng dẫn
thực hành và Tổ chức trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm. Trong sách

dùng cho học sinh cũng như sách dùng cho giáo viên chỉ định hướng các hoạt
động này cho cả chủ đề. Cái khó của giáo viên là phải chia nhỏ mục tiêu ở mỗi
chủ đề cho từng tiết dạy, chia nhỏ nội dung cần tìm hiểu; nội dung cần hướng
dẫn thực hiện, hướng dẫn thực hành và trưng bày, đánh giá sản phẩm cho từng
tiết dạy.
- Trong thực tế dạy học môn Mĩ thuật, giáo viên chưa tin tưởng nhiều vào
khả năng tự học của học sinh nên chưa chú trọng đến việc giao nhiệm vụ cho
học sinh tự học, tự khám phá; chưa tạo nhiều cơ hội để cho học sinh được thể
hiện bản thân. Do đó việc hình thành và phát triển các năng lực còn hạn chế.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MĨ
THUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
3.1. Giải pháp 1: Tích cực học hỏi nâng cao hiểu biết về dạy học Mĩ
thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Là một cán bộ quản lý, tơi ln xác định ngồi năng lực quản lý, bản thân
mình phải có trình độ chun môn nghiệp vụ vững vàng, phải nắm bắt kịp thời
những đổi mới trong giáo dục. Cán bộ quản lý phải là tấm gương tiêu biểu về
quá trình tự học, tự bồi dưỡng và ln khẳng định trình độ năng lực chun mơn
của mình trước tập thể sư phạm nhà trường. Để quản lý hoạt động dạy - học Mĩ
thuật theo định hướng phát triển năng lực, bản thân tôi không ngừng học hỏi,
trau dồi kiến thức, kĩ năng để lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá
hoạt động dạy và học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Tôi đã đồng hành cùng giáo viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn,
trong các tiết dạy thường ngày. Tơi đã rất tích cực nghiên cứu tài liệu, trong đó
có hai cuốn sách “Dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực” và “Học
Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực” và đã đúc rút những kinh nghiệm
trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy học Mĩ thuật trong nhà trường như sau:
- Về cấu trúc nội dung chương trình: Lớp 5 gồm 13 chủ đề, học trong 35
tiết; lớp 4 gồm 12 chủ đề và cũng học trong 35 tiết.
- Mỗi tiết học gồm 4 hoạt động: Hướng dẫn tìm hiểu, Hướng dẫn thực
hiện; Hướng dẫn thực hành; Tổ chức trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm.

- Dạy học Mĩ thuật cần quan tâm đến phong cách của từng học sinh. Có
phong cách học toàn diện (học sinh thường chú ý đến tổng thể trước khi đi vào
chi tiết, thích làm việc nhóm, làm việc trong một khơng gian mở và khơng khí
vui vẻ, thân thiện). Có phong cách học theo thứ tự (học sinh thích tìm hiểu chi


6/18

tiết trước khi đi đến tổng thể, thích làm việc một mình trong một khơng gian n
tĩnh). Có phong cách học linh hoạt (học sinh tự điều chỉnh được cách học của
mình để thích nghi với mơi trường học và tình huống thực tế)
- Dạy học Mĩ thuật cần phải tổ chức cho học sinh học tập bằng nhiều giác
quan khác nhau: Học tập thơng qua nói chuyện, nghe, thảo luận (thính giác); học
tập thơng qua quan sát từ ngữ, đồ vật, hình ảnh (thị giác); học tập thơng qua hoạt
động và làm việc bằng tay (xúc giác); học tập thông qua hoạt động và các động
tác cơ thể trong những tình huống cụ thể (ngơn ngữ hình thể)…
- Lập sơ đồ tư duy cho mỗi chủ đề vô cùng hiệu quả trong các tiết học.
- Hoạt động dạy học Mĩ thuật là sự tích hợp các mơn học; là sự xen kẽ
giữa hình thức hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm; các hoạt động tiếp nối
nhau trong một chủ đề.
- Trong dạy học Mĩ thuật cần khơi gợi niềm say mê ở các em bằng cách
tạo điều kiện để học sinh phát huy các loại hình trí thơng minh tiềm ẩn trong
mỗi học sinh. Có em thơng minh về ngôn ngữ, cần tạo điều kiện cho các em
được thuyết trình, được thể hiện cảm xúc bằng ngơn ngữ. Có em thơng minh về
âm nhạc, cần cho các em được nghe nhạc, được hát, được gõ nhịp, được biểu
diễn trong giờ học. Có em thơng minh về logic - toán học, cần cho các em được
làm việc với các hình khối, các tính tốn, các lập luận hay vẽ các sơ đồ tư duy.
Có em thơng minh về giao tiếp, cần cho các em được làm việc nhóm, được kết
bạn, được học tập trong môi trường rộng mở hơn. Có em thơng minh về nội tâm,
cần lắng nghe và tạo môi trường yên tĩnh để các em được thỏa sức sáng tạo.

3.2. Giải pháp 2: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên và
phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc dạy học Mĩ thuật theo định
hướng phát triển năng lực học sinh
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên và phụ huynh học sinh về
tầm quan trọng của việc dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực
học sinh là một việc làm cần thiết. Vì có nhận thức đúng thì giáo viên và phụ huynh
học sinh mới hành động tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Về phía giáo viên, trong buổi học nhiệm vụ năm học mới, trong các buổi
tập huấn hay thực hiện chuyên đề, trong hội nghị xây dựng kế hoạch năm học,
tôi đã tuyên truyền để giáo viên Mĩ thuật và cả giáo viên bộ môn nắm được xu
thế giáo dục của các nước trên thế giới đang chuyển mạnh từ cách tiếp cận nội
dung sang tiếp cận năng lực; dạy học Mĩ thuật vận dụng phương pháp mới của
Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học do vương quốc Đan Mạch tài trợ là
phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Trong q
trình đổi mới ở mơn Mĩ thuật cịn gặp những khó khăn nhưng đây là con đường


7/18

đúng đắn, giúp học sinh được trải nghiệm, được sáng tạo, được phát huy những
năng lực của mình và điều quan trọng là biết vận dụng những điều đã học vào
thực tế cuộc sống, làm cuộc sống của chúng ta đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.
Các hoạt động ngồi giờ chính khóa có sự tham dự của phụ huynh học
sinh, của giáo viên dạy Mĩ thuật cùng với các sản phẩm do chính tay học sinh
làm là một hình thức tuyên truyền hiệu quả về sự ưu việt, sự thành công trong
dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới hướng tới vận dụng và vận dụng sáng
tạo trong cuộc sống hàng ngày. Phụ huynh học sinh đã có những chuyển biến
tích cực, sẵn sàng hỗ trợ giáo viên trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, hỗ trợ
con em trong các hoạt động vận dụng sáng tạo ngoài giờ học trên lớp.
3.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo, đồng hành cùng giáo viên trong việc phân

chia tiết học, tự lập chương trình cho từng khối lớp trong cả năm học
Như đã phân tích ở phần thực trạng, các mơn học được dạy trong trường
tiểu học như Tốn, Tiếng Việt,…đều có Hướng dẫn phân phối chương trình, có
tên bài cho từng tiết dạy. Riêng môn Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng
lực mới có tên chủ đề và số lượng tiết của mỗi chủ đề mà chưa có tên bài, có nội
dung cụ thể cho từng tiết học.
Tôi đã yêu cầu giáo viên nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên,
căn cứ vào thực tế nhà trường và tự lập chương trình cho các khối lớp. Trong
quá trình thực hiện, có thể thay đổi nếu hợp lý. Đây là một công việc mất khá
nhiều thời gian và công sức nhưng vơ cùng có ý nghĩa trong q trình dạy - học.
Sau đây là minh họa chương trình khối lớp 5:
Chương trình Mĩ thuật lớp 5
STT

Chủ đề

1

Chân dung tự họa

2

3

Sự liên hệ thú vị
của các hình khối

Âm nhạc và màu
sắc


Tuần
học
Tuần 1

Tiết 1

Vẽ chân dung tự họa

Tuần 2

Tiết 2

Trưng bày, giới thiệu sản phẩm

Tuần 3

Tiết 1

Phân biệt các hình khối cơ bản, sự
liên kết của các hình khối.

Tuần 4

Tiết 2

Tạo được các sản phẩm từ sự liên
kết các hình khối,

Tuần 5


Tiết 3

Trưng bày, giới thiệu sản phẩm

Tuần 6

Tiết 1

Vẽ theo nhạc

Tuần 7

Tiết 2

Tạo các sản phẩm trang trí từ bức
tranh vẽ theo nhạc.

Tiết

Nội dung chính


8/18

4

Tuần 8

Tiết 3


Trưng bày, giới thiệu sản phẩm

Tuần 9

Tiết 1

Nhận biết vẻ đẹp của lá cây. Sử dụng
lá cây để tạo ra các sản phẩm.

Tiết 2

Kết hợp lá cây với các chất liệu
khác và màu vẽ để tạo sản phẩm
theo ý thích..

Tiết 1

Tìm hiểu quang cảnh và các hoạt
động của trường em; các sản phẩm
tạo hình với chủ đề trường em.

Tuần 12

Tiết 2

Lựa chọn nội dung, các nhân vật,
khung cảnh, chất liệu để tạo kho
hình ảnh cho sản phẩm nhóm.

Tuần 13


Tiết 3

Hoàn thiện, trưng bày, giới thiệu
sản phẩm.

Tuần 14

Tiết 1

Biết được một số hoạt động và
trang phục của một số quân chủng
trong quân đội nhân dân Việt Nam.
Tạo kho hình ảnh cho sản phầm
nhóm.

Tuần 15

Tiết 2

Hồn chỉnh, trưng bày, giới thiệu
sản phẩm.

Tìm hiểu tranh Tuần 16
theo chủ đề “Ước
mơ của em”
Tuần 17

Tiết 1


Nêu được nội dung, hình ảnh, màu
sắc của tranh theo chủ đề “Ước mơ
của em”

Tiết 2

Vẽ, xé, dán được tranh chủ đề
“Ước mơ của em”

Tuần 18

Tiết 1

Tìm hiểu sự đa dạng của các loại
hình sân khấu.

Tuần 19

Tiết 2

Tạo kho hình ảnh về một loại hình
sân khấu 2D hoặc 3D.

Tuần 20

Tiết 3

Hoàn thiện sản phẩm

Tuần 21


Tiết 4

Trưng bày và giới thiệu sản phẩm.

em Tuần 22

Tiết 1

Nhận biết đặc điểm một số loại
trang phục.

Sáng
tạo
với
những chiếc lá

Tuần 10

Tuần 11

5

6

7

8

9


Trường em

Chú bộ đội của
chúng em

Trang trí sân khấu

Trang phục
yêu thích


9/18

10

11

Tuần 23

Tiết 2

Tạo hình trang phục

Tuần 24

Tiết 3

Trưng bày và giới thiệu sản phẩm.


Tuần 25

Tiết 1

Cuộc sống quanh
Tuần 26
em

Tìm hiểu các sản phẩm mỹ thuật chủ
đề “Cuộc sống quanh em”.

Tiết 2

Tạo kho hình ảnh cho sản phẩm
nhóm.

Tuần 27

Tiết 3

Hồn thiện và trưng bày sản phẩm.

Tuần 28

Tiết 1

Vẽ biểu cảm các Tuần 29
đồ vật

Tiết 2


Tuần 30

Tiết 3

Tuần 31

Tiết 1

Thử nghiệm và
sáng tạo với các Tuần 32
chất liệu.

Tiết 2

Tạo hình sản phẩm cá nhân hoặc
nhóm từ các chất liệu khác nhau.

Tuần 33

Tiết 3

Hoàn chỉnh, trưng bày, giới thiệu
sản phẩm.

Tuần 34

Tiết 1

Cảm nhận về tác giả, tác phẩm bức

tranh “Bác Hồ đi công tác”

Tiết 2

Mô phỏng lại bức tranh “Bác Hồ đi
công tác” hoặc hình ảnh về Bác
Hồ.

12

13

Xem tranh Bác Hồ
đi cơng tác.

Tuần 35

Tìm hiểu các đồ vật và tranh biểu
cảm đồ vật
Vẽ được bức tranh biểu cảm đồ vật
Trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản
phẩm.
Tìm hiểu các sản phẩm mỹ thuật
tạo bởi các chất liệu khác nhau

3.4. Giải pháp 4: Chỉ đạo giáo viên sử dụng hiệu quả sách Dạy Mĩ
thuật theo định hướng phát triển năng lực và lên kế hoạch dạy học khái
quát cho từng tiết học
Mỗi chủ đề mĩ thuật được dạy từ 2 đến 5 tiết. Mỗi tiết được xác định mục
tiêu và mục tiêu đó được truyền đạt tới học sinh qua 4 hoạt động: Hướng dẫn

tìm hiểu; Hướng dẫn thực hiện; Hướng dẫn thực hành; Tổ chức trưng bày, giới
thiệu và đánh giá sản phẩm. Nhưng sách Dạy Mĩ thuật theo định hướng phát
triển năng lực học sinh lại hướng dẫn cả chủ đề, gộp cả các tiết học. Do đó giáo
viên khơng thể dùng ngun hướng dẫn trong sách này.
Tôi đã chỉ đạo giáo viên nghiên cứu kĩ sách Dạy Mĩ thuật theo định
hướng phát triển năng lực, lập “Kế hoạch dạy học khái quát” trước khi lên lớp


10/18

để kết hợp hài hòa sách học của học sinh, sách dạy của giáo viên và giúp tiết dạy
đạt hiệu quả cao hơn.
Để có một kế hoạch bài học hiệu quả, giáo viên phải cân nhắc lựa chọn
chia tiết trong mỗi chủ đề, đưa ra được tên 4 hoạt động chính trong mỗi tiết học
và nội dung cần tiến hành trong mỗi hoạt động chính đó. Khơng nên đưa ra tên 4
hoạt động chung chung: Hướng dẫn tìm hiểu, Hướng dẫn thực hiện, Hướng dẫn
thực hành, Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm. Cần nêu rõ Hướng dẫn
tìm hiểu vấn đề gì? Tìm hiểu vấn đề nào thì sẽ Hướng dẫn thực hiện, Hướng dẫn
thực hành và Trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm về vấn đề đó.
Dựa vào Kế hoạch dạy học khái quát đã được thiết kế, giáo viên chắc
chắn sẽ không lúng túng, quanh quẩn, lặp lại với các gợi ý trong sách giáo viên
ở mỗi tiết học của một chủ đề, hoặc tiến hành rập khuôn sách giáo viên: Tiết 1 là
Hướng dẫn tìm hiểu, tiết 2 là Hướng dẫn thực hiện, tiết 3 là Hướng dẫn thực
hành, tiết 4 là Trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm. Dựa vào Kế hoạch dạy
học đã thiết kế, giáo viên sẽ có những tiết dạy với mạch bài rõ ràng, đảm bảo 4
hoạt động chính, học sinh cũng được cảm nhận cái đẹp, biết cách tạo ra cái đẹp,
được sáng tạo mĩ thuật, được giao tiếp được tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thơng
qua sản phẩm mĩ thuật. Như vậy các em có cơ hội được hình thành và phát triển
năng lực thẩm mĩ.
Ví dụ Giáo án khái quát

Chủ đề 7: Sáng tạo họa tiết, tạo dáng và trang trí đồ vật (lớp 4 -4 tiết)
Tiết 1: Sáng tạo họa tiết và xây dựng kho hình ảnh
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về các họa tiết trang trí
- Tìm hiểu sự đa dạng về màu sắc, hình dáng, sự cân đối của hoa, lá, con
vật,.. trong tự nhiên. (SGV trang 81)
- Tìm hiểu về các họa tiết đối xứng, họa tiết tự do. (SGV trang 82)
- Kết luận: Các họa tiết trang trí có thể là hình hoa, lá, con vật…, rất
phong phú về hình dạng và màu sắc. Có họa tiết đối xứng và họa tiết tự do.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện sáng tạo họa tiết, tạo kho hình ảnh
- Quan sát, trả lời các câu hỏi theo nhóm. (SGV trang 83)
- Rút ra các bước thực hiện: Lựa chọn họa tiết; Vẽ khung hình chung; Kẻ
các đường trục; Vẽ các nét chính; Vẽ chi tiết và vẽ màu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành sáng tạo họa tiết, tạo kho hình ảnh
- Quan sát các họa tiết mẫu. (SGV trang 52 -53)
- Nêu ý tưởng sáng tạo họa tiết. Tham khảo ý kiến các bạn và cô giáo.
- Học sinh thực hành cá nhân.
Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm


11/18

- Học sinh giới thiệu các họa tiết đã sáng tạo trong nhóm.
- Đại diện nhóm trưng bày và giới thiệu trước lớp.
- Nhận xét về hình dáng, đường nét, màu sắc, chất liệu và gợi mở cách
dùng họa tiết đã sáng tạo để trang trí đồ vật.
Tiết 2: Tạo dáng đồ vật
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu sự đa dạng về dáng vẻ các đồ vật
- Nêu các đồ vật xung quanh, các vật thật đã sưu tầm và dáng vẻ của nó.
- Quan sát dáng hình mẫu một số đồ vật, nêu đặc điểm về khung hình
chung, các bộ phận, trục đối xứng, đặc điểm nổi bật để nhận ra tên đồ vật,…

- Kết luận: Dáng vẻ các đồ vật rất phong phú và đa dạng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện tạo dáng đồ vật
- Dựa vào kiến thức đã học, học sinh nêu các bước để tạo dáng một đồ vật
- Giáo viên đưa ra các bước tạo dáng đồ vật, có minh họa bằng hình vẽ:
Vẽ khung hình chung; Kẻ các đường trục; Vẽ các nét chính; Vẽ chi tiết.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành tạo dáng đồ vật
- Quan sát một số dáng đồ vật giáo viên đưa ra. Nêu tên đồ vật sẽ tạo dáng
- Tham khảo ý kiến các bạn và cô giáo
- Học sinh thực hành cá nhân
Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- Học sinh giới thiệu các dáng đồ vật đã tạo ra trong nhóm.
- Đại diện nhóm trưng bày và giới thiệu trước lớp.
- Nhận xét về hình dáng, đường nét của các dáng đồ vật.
Tiết 3: Sử dụng họa tiết để trang trí đồ vật
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu cách trang trí đồ vật bằng các họa tiết
- Quan sát đồ vật thật có họa tiết để trang trí trong nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Trên mỗi đồ vật có những loại họa tiết nào?
+ Họa tiết đó được trang trí ở vị trí nào trên đồ vật?
+ Màu sắc của họa tiết so với màu nền của đồ vật như thế nào?
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác và giáo viên nhận xét.
- Kết luận: Có nhiều cách để trang trí đồ vật. Cần lựa chọn, sắp xếp họa
tiết phù hợp với hình dáng, cơng dụng của đồ vật. Có thể lựa chọn họa tiết đối
xứng hoặc họa tiết tự do, màu của họa tiết thường đậm hơn màu nền trên đồ vật.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện trang trí đồ vật bằng các họa tiết
- Hướng dẫn học sinh quan sát kênh hình và kênh chữ trong sách giáo
khoa, nêu các bước trang trí đồ vật. (Sách giáo viên trang 85)
- Kết luận: Các bước trang trí đồ vật: Lựa chọn họa tiết trong kho hình
ảnh; Vẽ lại hoặc can lại vào đồ vật; Vẽ màu và hoàn chỉnh sản phẩm.



12/18

Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành trang trí đồ vật
- Quan sát các sản phẩm đẹp, tạo hứng thú cho học sinh.
- Học sinh thực hành theo nhóm hoặc cá nhân.
- Giáo viên gợi mở: Em (nhóm em) đã tạo được dáng đồ vật gì? Em lựa
chọn họa tiết nào để sắp xếp vào các bộ phận của đồ vật đó? Em sẽ vẽ thêm gì để
sản phẩm được đẹp hơn? Em chọn màu nền nào để họa tiết được nổi bật?
Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- Cá nhân hoặc nhóm lên trưng bày và giới thiệu trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến cá nhân về cách trang trí đồ vật của bạn.
- Giáo viên đánh giá, động viên, gợi ý tưởng cho học sinh ở tiết học sau.
Tiết 4: Hoàn thiện, trưng bày và đánh giá sản phẩm
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu hồn thiện, trưng bày và đánh giá sản phẩm
- Gv đưa ra một số sản phẩm đồ gốm chưa hoàn thiện, gợi ý để học sinh
đưa ra ý tưởng làm sản phẩm được đẹp hơn, hoàn thiện hơn.
- Cũng từ các sản phẩm đó, giáo viên gợi mở để học sinh có ý tưởng trưng
bày và giới thiệu sản phẩm trước lớp.
- Giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim chuẩn bị trước (giới thiệu
sản phẩm ở một cửa hàng gốm sứ) giúp học sinh nảy sinh ý tưởng trưng bày,
giới thiệu sản phẩm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh theo sách giáo viên trang 86.
- Đưa ra các câu hỏi làm điểm tựa cho học sinh giới thiệu và nhận xét sản phẩm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm
- Các nhóm hồn thiện sản phẩm và chuẩn bị trưng bày, giới thiệu.
- Giáo viên tư vấn, giúp học sinh về hình thức trưng bày và giới thiệu sản
phẩm (bằng truyện, bằng thơ, bằng biểu diễn thời trang, bằng một cuộc thi,…)
Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm
- Nhóm lên trưng bày và giới thiệu trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến cá nhân về sản phẩm, cách trưng bày,
cách giới thiệu sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, động viên khuyến khích học sinh, gợi ý
tưởng cho học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.
3.5. Giải pháp 5: Vận dụng qui trình dạy học phát triển năng lực ở
các nước tiên tiến trong tiết dạy hoặc một phần tiết dạy Mĩ thuật
Đọc tài liệu, biết được qui trình dạy học phát triển năng lực của một số
nước trên thế giới, tôi rất tâm đắc. Nếu có một nội dung dạy học phù hợp, có đủ
thời gian và các phương tiện, điều kiện dạy học, giáo viên có thể vận dụng qui


13/18

trình này một cách linh hoạt để tạo điều kiện, tạo cơ hội cho học sinh phát huy
năng lực của mình. Tơi đã trao đổi trong tổ khối chun mơn, trao đổi với giáo
viên và được sự đồng thuận cao, khơng những trong mơn Mĩ thuật mà cịn thực
hiện được ở các môn học khác. Tôi đã chỉ đạo giáo viên vận dụng qui trình trong
một số tiết dạy hoặc một phần tiết dạy Mĩ thuật như sau:
Bước 1: Giáo viên xác định mục tiêu học sinh cần đạt được
Đây là việc làm rất quan trọng, đóng vai trị thứ nhất trong qui trình dạy
học. Mục tiêu vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của học sinh
trong giờ học, đồng thời cũng là thước đo kết quả quá trình dạy học. Mục tiêu
đưa ra cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, lời lẽ diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, dễ
hiểu, gồm mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh tự học
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tự học cần rõ về nội dung, cụ thể về
hình thức làm việc, có thể định hướng cho học sinh cách tự học, cách sưu tầm
thông tin…Nhiệm vụ này học sinh sẽ thực hiện ở nhà hoặc ở lớp trong giờ
Hướng dẫn học, giờ Tăng cường Mĩ thuật, cũng có thể là một hoạt động trong
tiết dạy Mĩ thuật.

Bước 3: Học sinh trình bày sản phẩm tự học
Đây là hoạt động cần được ưu tiên trong mỗi giờ học. Giáo viên phải
dành thời gian và tạo điều kiện để tất cả các nhóm, các cá nhân được thể hiện,
được trình bày sản phẩm của mình. Việc làm này tạo hứng thú, tạo cho học sinh
thói quen phải tự học, phải thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao cho đồng thời
cũng là cơ hội để học sinh được phát triển năng lực thuyết trình, năng lực giao
tiếp, năng lực hợp tác, năng lực lắng nghe và cảm nhận…Nếu là sản phẩm cá
nhân, giáo viên nên tổ chức cho học sinh được trình bày trong nhóm. Sau đó các
nhóm lựa chọn sản phẩm để trình bày trước lớp. Sản phẩm lựa chọn trình bày
trước lớp có thể là sản phẩm hồn chỉnh, cũng có thể là sản phẩm cịn khiếm
khuyết để tạo tình huống để học sinh được chia sẻ được bàn luận. Nếu là sản
phẩm nhóm, giáo viên có thể dành một khoảng thời gian nhất định cho các
nhóm được hội ý, chọn người trình bày, thống nhất nội dung trình bày.
Bước 4: Giáo viên và học sinh phản hồi / chia sẻ, chốt kiến thức, kĩ năng,
thái độ trên cơ sở sản phẩm tự học theo mục tiêu đã đề ra.
Trong q trình nghe bạn / nhóm bạn trình bày, mỗi nhóm mỗi cá nhân
đều có cảm nhận riêng. Giáo viên tổ chức cho học sinh được chia sẻ nhận xét
của mình, có thể làm miệng, có thể làm phiếu học tập. Giáo viên định hướng
thêm bằng các câu hỏi hoặc mở rộng hoặc đưa ra các vấn đề mới mà học sinh
chưa đề cập tới. Cần động viên để học sinh cởi mở chia sẻ và cần tôn trọng ý


14/18

kiến của các em, không kết luận sai với những vấn đề học sinh chia sẻ mà để
học sinh tự nhận thức qua lời kết luận của học sinh hoặc giáo viên.
Bước 5: Hoàn thiện và đánh giá sản phẩm học tập
Hoàn thiện và đánh giá sản phẩm là việc làm cuối cùng trong qui trình
dạy học phát triển năng lực học sinh. Học sinh sẽ có thời gian để hồn thiện sản
phẩm tự học của cá nhân, của nhóm trên cơ sở những góp ý của bạn bè, của cô

giáo, trên cơ sở kiến thức, kĩ năng, thái độ đã được giáo viên kết luận. Đây mới
là sản phẩm cuối cùng để đánh giá học sinh. Giáo viên cần xác định rõ tiêu chí
đánh giá, hình thức đánh giá và đảm bảo ngun tắc minh bạch, cơng bằng, vì
sự tiến bộ của người học. Nếu muốn, trong một khuôn khổ nhất định, học sinh
có thể xin giáo viên lui lại thời điểm đánh giá, hoặc thay thế sản phẩm bằng một
sản phẩm khác hồn thiện hơn.
Ví dụ minh họa: Chủ đề “Sáng tạo từ những chiếc lá” (Tiết 1- Lớp 5)
1. Giáo viên xác định mục tiêu học sinh cần đạt được
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: Nhận biết vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc của lá cây.
- Về kĩ năng: Sử dụng lá cây để tạo hình sản phẩm đồ vật, con vật…theo
ý thích; có kĩ năng hợp tác nhóm, thuyết trình, lắng nghe, chia sẻ.
- Thái độ: Yêu thiên nhiên, thích sáng tạo mĩ thuật làm đẹp cho cuộc sống.
2. Giao nhiệm vụ cho học sinh tự học
- Nhiệm vụ cá nhân: Về nhà sưu tầm những chiếc lá khô, lá rụng trong
sân trường, ngồi vườn nhà… hoặc cắt hình những chiếc lá từ họa báo, tạp
chí….Nêu cảm nhận về chiếc lá sưu tầm được.
- Nhiệm vụ nhóm:
+ Làm con nghé từ lá mít lá bưởi, con châu chấu từ lá dừa, chiếc đồng hồ
đeo tay từ lá chuối, chiếc kèn từ lá dừa, lá chuối,…
+ Bàn luận, thống nhất ý tưởng tạo hình sản phẩm của nhóm từ những
chiếc lá và chuẩn bị nguyên liệu, đồ dùng để làm sản phẩm đó.
3. Học sinh trình bày sản phẩm tự học
- Trình bày sản phẩm cá nhân:
+ Cá nhân giới thiệu trong nhóm về chiếc lá sưu tầm được cùng cảm nhận
của mình (lá tía tơ, lá mít, lá bằng lăng, lá phi lao…; lá to, lá nhỏ; lá màu xanh,
lá màu đỏ, màu vàng, màu tím…; lá hình bầu dục, lá có viền răng cưa giống như
chiếc bánh qui, lá giống như chiếc quạt, lá giống như chiếc tai thỏ, giống như
những cánh hoa …)
+ Dính những chiếc lá yêu thích lên bảng nhóm và giới thiệu với cả lớp.

- Trình bày sản phẩm nhóm:


15/18

+ Các nhóm chuẩn bị và trình bày các sản phẩm truyền thống, đơn giản
được làm từ lá cây: con nghé, con châu chấu, đồng hồ đeo tay, chiếc kèn...
+ Trình bày ý tưởng sản phẩm sẽ làm trong tiết học: con chim, con công,
đàn cá, lọ hoa, bộ ấm chén, con bướm…
4. Giáo viên và học sinh phản hồi / chia sẻ, chốt kiến thức, kĩ năng, thái
độ theo mục tiêu đã đề ra.
- Sau khi học sinh trình bày sản phẩm tự học cá nhân,
+ Giáo viên đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì chiếc lá sưu tầm của các bạn?
Hãy nêu đặc điểm về màu sắc và hình dạng của những chiếc lá.
+ Học sinh chia sẻ và nêu ý kiến của mình.
+ Giáo viên kết luận: Mỗi chiếc lá đều có vẻ đẹp riêng. Hình dạng của
chúng rất phong phú, có lá to, lá nhỏ; có lá hình trịn, có lá lại hình tim, hình bầu
dục, có lá có viền răng cưa. Lá thường màu xanh, nhưng cũng có lá màu đỏ,
màu vàng, màu hồng,…rất đẹp và hấp dẫn.
- Sau khi học sinh chia sẻ ý tưởng sản phẩm nhóm sẽ làm, giáo viên sẽ
gợi mở bằng hệ thống câu hỏi:
+ Tại sao nhóm lại có ý tưởng làm bức tranh lá vàng mùa thu? (hay cảnh
đàn cá tung tăng bơi lội; bác cú mèo thơng thái, chú thỏ ngộ nghĩnh,…)
+ Nhóm làm sản phẩm đó như thế nào? (ghép những chiếc lá có hình
dáng gần giống vật sẽ làm; cắt tỉa lại, lựa chọn màu sắc phù hợp, có thể dùng
thêm các chất liệu khác,…)
+ Góp ý thêm cho ý tưởng của nhóm bạn: Tô màu, vẽ thêm, quét màu lên
lá rồi in trên giấy,..
- Giáo viên kết luận: Lá cây và các sản phẩm mĩ thuật tạo ra từ những
chiếc lá làm đẹp cho cuộc sống. Để tạo ra sản phẩm, các nhóm sẽ làm hình ảnh

chính trước, tạo thêm hình ảnh phụ và tô màu cho sản phẩm sinh động; chú ý sự
sáng tạo độc đáo của sản phẩm nhưng phải đảm bảo để người xem vẫn nhận ra
tên lá trong mỗi sản phẩm.
5. Hoàn thiện và đánh giá sản phẩm học tập
- Các nhóm thực hành và hồn thiện sản phẩm.
- Trưng bày, giới thiệu sản phẩm trước lớp.
- Học sinh và giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm về ý tưởng, về nội
dung, về bố cục, về màu sắc, về ý nghĩa của sản phẩm và cả nghệ thuật trưng
bày và giới thiệu sản phẩm.
- Giáo viên không chỉ đánh giá sản phẩm cuối cùng trong tiết học mà cần
kết hợp đánh giá qua sản phẩm tự học và qua các hoạt động trong tiết học.


16/18

Các tiết dạy hoặc một phần tiết dạy vận dụng qui trình 5 bước như trên
ln đạt được hiệu quả cao. Giáo viên thể hiện đúng vai trị của mình là người
định hướng, người tư vấn, hỗ trợ cho việc học tập của học sinh. Học sinh thực
sự được làm việc, được tự học, được thực hành, được sáng tạo và được phát huy
năng lực của mình. Học sinh nhận biết, thông hiểu vấn đề và vận dụng vào cuộc
sống hàng ngày của các em.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ
Một số giải pháp quản lý hoạt động dạy và học Mĩ thuật theo định hướng
phát triển năng lực học sinh nêu ra trong sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng
tại trường Tiểu học Yên Mỹ và đã mang lại hiệu quả cao, góp phần đáng kể nâng
cao chất lượng dạy học Mĩ thuật trong nhà trường.
Giáo viên dạy Mĩ thuật đã thực hiện tốt phương pháp dạy học mới, tự tin
hơn khi đứng trên bục giảng, khơng nặng về thuyết trình, làm mẫu hay làm hộ
học sinh, mà đã tiến hành hoạt động dạy với ý nghĩa gợi ý, hỗ trợ, tư vấn cho
học sinh. Cơ giáo đã có những bộ giáo án tốt ở các khối lớp và đã có nhiều tiết

dạy hiệu quả cao. Cô giáo đã tham gia thi Giáo viên giỏi cấp huyện ở khối lớp 5
và đạt giải Nhì.
Học sinh các lớp có cơ hội được học tập, được trải nghiệm, được vận dụng để
phát huy năng lực của mình. Học sinh biết mang những điều đã học ở những giờ Mĩ
thuật áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, các em biết ăn mặc gọn gàng hơn, biết trang trí
lớp học đẹp mắt hơn, biết vun trồng cây cối trong vườn trường, có những tấm bưu thiếp
chứa chan bao tình cảm tặng mẹ tặng cơ…Và điều hơn hết là học sinh luôn hào hứng
với mỗi giờ học Mĩ thuật hàng tuần, say mê với các “tác phẩm” mĩ thuật của chính
mình. Đây là nguồn động viên cũng là động lực để cán bộ quản lý nhà trường
chúng tôi tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong công tác quản lý việc đổi mới phương
pháp dạy học, góp phần giáo dục thế hệ trẻ trở thành người có đức có tài.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Mục tiêu hàng đầu của các nhà trường trong giai đoạn hiện nay là tích
cực đổi mới tồn diện, trong đó có đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn vậy cần chú trọng đến vai trò của
người quản lý, người giữ vai trò then chốt và quyết định đến hiệu quả của công
tác giáo dục. Người cán bộ quản lý cần tự học, tự bồi dưỡng, thể hiện tính tiên
phong gương mẫu, thể hiện vai trị của mình trong việc lên kê hoạch, tổ chức,


17/18

chỉ đạo, thực hiện và đúc rút kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy
học, hướng tới người học, lấy người học làm trung tâm, giúp người học hình
thành và phát triển phẩm chất và năng lực của mình.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một xu thế mới,
đã, đang và sẽ được triển khai rộng rãi trong các nhà trường cùng với chương
trình giáo dục tổng thể được phê chuẩn và áp dụng trong giáo dục phổ thông.

Dạy – học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh vận dụng
phương pháp mới của Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật do Vương quốc Đan
Mạch tài trợ chính là bước khởi đầu cho việc đổi mới phương pháp dạy học cho
một môn học trong nhiều môn học ở cấp tiểu học.
Trong quá trình thực hiện dạy và học Mĩ thuật theo định hướng phát triển
năng lực học sinh, giáo viên cịn gặp những khó khăn trở ngại. Là một cán bộ
quản lý, vừa là trách nhiệm, vừa là tâm huyết, tơi đã tích cực đọc, nghiên cứu,
tham khảo đồng nghiệp, tham khảo chuyên gia và đã đưa ra những giải pháp để
quản lý hoạt động dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học
sinh. Tôi đã tuyên truyền để giáo viên cũng như người làm công tác giáo dục
hiểu và ủng hộ cho việc đổi mới phương pháp dạy Mĩ thuật trong trường tiểu
học. Tôi đã chỉ đạo giáo viên để có một chương trình cụ thể cho từng chủ đề,
trong từng tuần học và tạo mọi điều kiện để giáo viên, học sinh có đủ đồ dùng
trong hoạt động dạy và học. Việc soạn bài, chuẩn bị bài của giáo viên vô cùng
quan trọng, tôi đã hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra để giáo viên có một bộ
Kế hoạch dạy học cho từng khối lớp sao cho ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực
hiện và mang lại hiệu quả cao trong mỗi giờ lên lớp. Tôi đã mạnh dạn áp dụng
trong giờ Tăng cường Mĩ thuật và một số hoạt động trong các giờ Mĩ thuật
chính khóa qui trình dạy học phát triển năng lực của các nước tiến tiến với 5
bước: Giáo viên xác định mục tiêu học sinh cần đạt được; Giao nhiệm vụ cho
học sinh tự học; Học sinh trình bày sản phẩm tự học; Giáo viên và học sinh phản
hồi / chia sẻ, chốt kiến thức, kĩ năng, thái độ trên cơ sở sản phẩm tự học theo
mục tiêu đã đề ra; Hoàn thiện và đánh giá sản phẩm học tập.
Qua kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, tổ chun mơn và giáo
viên thì 100% có ý kiến các giải pháp đề ra trong sáng kiến kinh nghiệm có tính
cấp thiết, tính hiệu quả và tính khả thi, hồn tồn có thể triển khai áp dụng đối
với hoạt động dạy Mĩ thuật ở trường tiểu học. Cuối năm học, kết quả lấy ý kiến học
sinh về sự hứng thú với môn học theo phương pháp mới được thể hiện ở bảng sau:

Số HS

150 em

Thích
107 em = 71,3 %
(Tăng 86 em = 57,3 %)

Bình thường
43 em = 28,7 %

Khơng thích
0 em = 0 %
(Giảm 34 em = 22,7%)



×