Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID TRONG QUẢN LÝ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.86 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
---------------------BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH
Mã lớp độc lập : IT6046.1 (20222IT6046001)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID TRONG QUẢN LÝ THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

GVHD: Thạc sĩ Lê Như Hiền

Nhóm thực hiện: Nhóm 13
1. Triệu Huỳnh Đức

Mã SV: 2021607376

Lớp: KHMT02-K16

2. Đinh Bá Đức

Mã SV: 2021605178

Lớp: KHMT02-K16

3. Nguyễn Minh Đức

Mã SV: 2021607287

Lớp: KHMT02-K16

4. Nguyễn Tuấn Đạt


Mã SV: 2021606574

Lớp: KHMT02-K16

5. Phạm Bá Trọng

Mã SV: 2021607885

Lớp: KHMT02-K16

Hà Nội – Năm 2023


LỜI CẢM ƠN
Trước hết chúng em muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt tới ThS. Lê Như Hiền,
giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội,
người đã tận tâm hướng dẫn và hỗ trợ chúng em trong suốt quá trình thực hiện
đề tài. Sự chỉ dạy tận tình của cơ đã có những đóng góp quan trọng đối với sự
hoàn thiện của báo cáo này.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ và nhân viên quản lý
tại Trung tâm Thông tin thư viện của Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội cơ
sở 1. Sự nhiệt tình và hỗ trợ của mọi người đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình khảo sát tại trường của chúng em.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

1



MỞ ĐẦU........................................................................................................ 4
1. Lý do chọn đề tài

4

2. Mục đích nghiên cứu

4

3. Đối tượng nghiên cứu

4

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4

5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

5

6. Phương pháp nghiên cứu

5

7. Bố cục

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ RFID..................................6
1.1. Giới thiệu công nghệ RFID

6

1.2. Thành phần cấu tạo

6

1.2.1. Thẻ RFID (Tag)....................................................................................7
1.2.2. Đầu đọc (Reader)................................................................................10
1.2.3. Máy chủ (Host computer – server).....................................................11
1.3. Ưu, nhược điểm của công nghệ RFID

11

CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG.................................................13
2.1. Quá trình khảo sát

13

2.2.1. Địa điểm khảo sát...............................................................................13
2.2.2. Lịch trình khảo sát..............................................................................13
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng

13

2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật........................................................................13
2.3.2 Thực trạng quản lý thư viện.................................................................13


2


2.2.3. Ưu và nhược điểm của hệ thống hiện tại............................................14
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH THƯ VIỆN SỬ
DỤNG RFID........................................................................................................... 16
3.1. Yêu cầu hệ thống

16

3.2. Cấu trúc và hoạt động của hệ thống

19

3.2.1. Cấu trúc..............................................................................................19
3.2.2. Hoạt động của hệ thống......................................................................25
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN....................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................29

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
RFID: Radio Frequency Identification
CSDL: Cơ sở dữ liệu

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1. Cơng nghệ RFID

7

Hình 1. 2. Hệ thống RFID


8

Hình 1. 3. Thẻ RF thụ động

9

Hình 1. 4. Nguyên lý hoạt động của thẻ RF thụ động

10

Hình 1. 5. Thẻ RF tích cực

11

Hình 1. 6. Một đầu đọc thực tế

11

Hình 1. 7. Máy chủ liên kết hệ thống

12

Hình 3. 1. Trạm thủ thư

20
3


Hình 3. 2. Thiết bị kiểm kê cầm tay


21

Hình 3. 3. Trạm tự phục vụ mượn, trả tài liệu

21

Hình 3. 4. Trạm thủ thư đa năng

22

Hình 3. 5. Giá trả sách thơng minh

23

Hình 3. 6. Hệ thống trả sách 24/7

24

Hình 3. 7. Chip RFID dùng cho CD/DVD Chip RFID dùng cho sách

24

Hình 3. 8. Mơ hình vận hành hệ thống RFID trong thư viện

25

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với mơ hình thư viện truyền thống hiện nay gặp rất nhiều bất cập trong

việc tra cứu, tìm tài liệu hay quản lý tài liệu (chống trộm, thất lạc tài liệu,…).
Bạn đọc thường mất thời gian vào việc tra cứu, đăng ký mượn/trả, thư viện
tốn nhiều nhân công trong việc quản lý, vận hành hệ thống. Để khắc phục vấn
đề này rất nhiều nơi trên thế giới đã đưa các hệ thống cơng nghệ thơng tin,
cơng nghệ tự động hóa vào thư viện, đặc biệt là công nghệ RFID giúp cải
thiện nhu cầu bạn đọc. Khi những công nghệ mới này được áp dụng sẽ cung
cấp cho thư viện một môi trường tốt nhất, việc tìm tin hay mượn trả tài liệu sẽ
khơng cịn mất thời gian của bạn đọc, giúp cho thư viện quản lý được tài liệu
một cách đơn giản và hồn thiện nhất.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu và đánh giá khả năng ứng dụng công
nghệ RFID trong quản lý thư viện của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc xây dựng một hệ thống quản lý thư viện sử

4


dụng công nghệ RFID, và đánh giá hiệu quả và lợi ích của việc áp dụng cơng
nghệ này trong việc quản lý tài liệu và cải thiện dịch vụ thư viện.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thư viện trường Đại học Công nghiệp
Hà Nội và các thành viên trong cộng đồng sử dụng thư viện như sinh viên,
giảng viên và nhân viên quản lý. Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc ứng dụng
công nghệ RFID trong quản lý và truy xuất thông tin về tài liệu trong thư viện.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề xuất xây dựng hệ thống quản lý thư viện sử dụng cơng nghệ RFID
- Nghiên cứu và phân tích các quy trình mượn/trả sách hiện tại để tối ưu
hóa bằng công nghệ RFID
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn: Nghiên cứu sẽ tập trung vào ứng dụng cơng nghệ RFID trong

quản lý tài liệu và quy trình mượn/trả sách trong thư viện trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội.
- Phạm vi: Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc phân tích, thiết kế và triển
khai hệ thống quản lý thư viện sử dụng công nghệ RFID, đánh giá hiệu quả và
ưu điểm của việc áp dụng công nghệ này trong quy trình mượn/trả sách và trải
nghiệm người dùng.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu: Nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu
từ các nguồn khác nhau như tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, và các thông
tin liên quan từ thư viện trường Đại học Cơng nghiệp Hà Nội.
- Phân tích và thiết kế hệ thống: Dựa trên dữ liệu thu thập được, nghiên
cứu sẽ phân tích quy trình mượn/trả sách hiện tại và thiết kế hệ thống quản lý
thư viện sử dụng cơng nghệ RFID. Q trình này bao gồm định nghĩa các yêu

5


cầu chức năng và phi chức năng, lựa chọn thiết bị RFID và xác định các quy
trình làm việc liên quan.
7. Bố cục
Ngoài các phần : Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phục lục, nội
dung chủ yếu được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CƠNG NGHỆ RFID
Chương 2: QUY TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
Chương 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH
THƯ VIỆN SỬ DỤNG RFID

6



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ RFID
1.1. Giới thiệu công nghệ RFID
RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng
bằng sóng vơ tuyến. Cơng nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua
hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng
đối tượng.

Hình 1. 1. Cơng nghệ RFID
1.2. Thành phần cấu tạo
Một hệ thống RFID bao gồm 3 thành phần chính là :
-Thẻ: thẻ .
-Đầu đọc: chứa chip và anten để giao tiếp, đọc thông tin thẻ.

7


-Máy chủ (Host computer – server) và cơ sở dữ liệu dùng để nhận, lưu
trữ, xử lý các thông tin được truyền đến từ đầu đọc.

Hình 1. 2. Hệ thống RFID
Đầu đọc và các thẻ giao tiếp qua các sóng điện từ, nơi mà các thơng tin đã được
mã hóa thành các tín hiệu điện từ. Tùy theo thiết kế mà ta có thể phân ra làm 2
chế độ trong giao tiếp đó là: đầu đọc nói trước (Reader talks first) và thẻ nói
trước (Tag talks first).
Đầu đọc và máy tính giao tiếp với nhau thơng qua một phần mềm điều
khiển, phần mềm này giúp người điều khiển dễ dàng theo dõi, vận hành, quản lý
và cập nhật các thông tin trong hệ thống RFID.
1.2.1. Thẻ RFID (Tag)
Thẻ RFID là thiết bị được gắn trên đối tượng cần nhận dạng, chứa thơng
tin về đối tượng đó. Nó sẽ truyền thơng tin này về cho đầu đọc để định danh đối

tượng hoặc truyền các thơng tin tùy vào mục đích sử dụng của thẻ, khi đó nó sẽ
truyền các thơng tin mà các cảm biến này có được về cho đầu đọc.
a. Các đặc điểm chính của thẻ RFID

Thẻ RFID có những đặc điểm:
-Tính đóng gói: các thẻ có thể được gắn vào các nút nhựa PVC, các lọ nhỏ
bằng thủy tinh, các nhãn giấy hay các tấm nhựa. Chúng có thể được gắn vào

8


trang sức, treo vào xâu chìa khóa, hoặc gắn vào đầu các chìa khóa. Chuẩn
DIN/ISO 69873 định nghĩa một chuẩn cho phép các thẻ có thể được gắn vào bên
trong các thiết bị máy móc. Một số thẻ dùng trong các dây chuyền lắp ráp xe hơi
được thiết kế và đóng gói để khơng bị phá hủy bởi nhiệt độ cao của những căn
phịng làm khơ sơn. Tóm lại, cách thức đóng gói thẻ là rất đa dạng.
-Tính móc nối: Tính móc nối đề cập đến cách thức đầu đọc và thẻ truyền
thơng cho nhau. Các phương pháp móc nối khác nhau có những điểm mạnh-yếu
riêng. Sự lựa chọn phương pháp đặc biệt ảnh hưởng tới phạm vi liên lạc, giá
thành của thẻ và các điều kiện gây ra nhiễu.
-Khả năng lưu trữ thơng tin: Có nhiều loại thẻ có vùng nhớ khác nhau.
Thẻ chỉ đọc chỉ lưu trữ một giá trị cụ thể duy nhất tại nhà máy. Người dùng có
thể ghi 1 giá trị vào các thẻ “ghi một lần”, trong khi các thẻ “ghi nhiều lần” cho
phép thay đổi giá trị nhiều lần. Một số thẻ cũng có thể thu thập các thơng tin
mới, như nhiệt độ hay tần suất đọc, trên chính nó. Dung lượng vùng nhớ của thẻ
đi từ 1 bit dùng để chống trộm đến các thẻ có thể lưu trữ vài ngàn byte dùng
trong các dây chuyền sản xuất xe hơi.
b. Phân loại thẻ RF
Phân loại theo tiêu chí có năng lượng trực tiếp: thẻ có năng lượng trực
tiếp (thẻ tích cực), thẻ khơng có năng lượng trực tiếp (thẻ thụ động) và thẻ bán

tích cực.
Thẻ thụ động
Loại thẻ này khơng có nguồn bên trong, sử dụng nguồn nhận được từ đầu
đọc để hoạt động và truyền dữ liệu được lưu trữ trong nó cho đầu đọc. Thẻ thụ
động có thành phần đơn giản, giá thành rẻ nên dễ dàng được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: y tế, quản lý cửa hàng, thư viện, giao
thông vận tải,...

9


Thẻ thụ động có cấu trúc đơn giản và khơng có các thành phần động. Thẻ
như thế có một thời gian sử dụng dài và thường có sức chịu đựng với điều kiện
môi trường khắc nghiệt. Chẳng hạn, một số thẻ thụ động có thể chịu đựng các
hóa chất gặm mòn như acid, nhiệt độ lên tới 400°F (xấp xỉ 204°C) và cao hơn
nữa.

Hình 1. 3. Thẻ RF thụ động
Đối với loại thẻ này, khi thẻ và đầu đọc truyền thơng với nhau thì đầu đọc
ln truyền trước rồi mới đến thẻ. Cho nên bắt buộc phải có đầu đọc để thẻ có
thể truyền dữ liệu của nó. Thẻ thụ động nhỏ hơn thẻ tích cực hoặc thẻ bán tích
cực. Nó có nhiều phạm vi đọc, ít hơn 1 inch đến khoảng 30 feet (xấp xỉ 9 m).

Hình 1. 4. Nguyên lý hoạt động của thẻ RF thụ động

10


Đặc điểm của thẻ thụ động:
-Khoảng cách truyền ngắn.

-Khung truyền của một gói dữ liệu là cố định
-Giao thức truyền khơng thay đổi dẫn đến tính bảo mật kém.
-Bù lại thẻ thụ động có giá thành rẻ hơn.
-Hoạt động tốt trong mơi trường khắc nghiệt.
Thẻ tích cực
Thẻ tích cực có một nguồn năng lượng bên trong và có mạch điện tử để
thực thi những nhiệm vụ chuyên dụng. Thẻ tích cực cho phép truyền xa hơn, lên
đến vài chục mét tùy theo thiết kế, khung truyền có thể do người dùng tự định
nghĩa giúp nâng cao tính bảo mật, giao thức truyền có thể tùy biến trong q
trình sử dụng, dữ liệu truyền nhận phong phú.

Hình 1. 5. Thẻ RF tích cực
Đối với loại thẻ này, trong q trình truyền giữa thẻ và đầu đọc, thẻ luôn
truyền trước, rồi mới đến đầu đọc. Vì sự hiện diện của đầu đọc khơng cần thiết
cho việc truyền dữ liệu nên thẻ tích cực có thể phát dữ liệu của nó cho những
vùng lân cận nó thậm chí trong cả trường hợp đầu đọc khơng có ở nơi đó.

11


1.2.2. Đầu đọc (Reader)

Hình 1. 6. Một đầu đọc thực tế
Đầu đọc là bộ phần có vai trị tối quan trọng trong phần cứng hệ thống
RFID vì thực hiện chức năng điều khiển hoạt động và liên kết, xử lý thông tin từ
thẻ, liên kết hệ thống,… Hoạt động ghi dữ liệu lên thẻ của đầu đọc được gọi là
hoạt động tạo thẻ. Hoạt động tạo thẻ và kết hợp thẻ với một đối tượng khác được
gọi là hoạt động đưa thẻ vào hoạt động. Thời gian mà đầu đọc phát năng lượng
RF để đọc thẻ được gọi là chu kỳ đầu đọc.
1.2.3. Máy chủ (Host computer – server)


Hình 1. 7. Máy chủ liên kết hệ thống
Hầu hết hệ thống RFID gồm nhiều thẻ và đầu đọc được nối mạng với
nhau bởi một hay nhiều máy chủ trung tâm chính. Máy chủ có nhiệm vụ lưu trữ
12


dữ liệu của toàn hệ thống, thực hiện chức năng vận hành, điều phối hoạt động
toàn hệ thống. Mọi bộ phận khác của hệ thống đều được liên kết với máy chủ để
khai thác dữ liệu đồng thời đáp trả những truy vấn của nó về những vấn đề mà
bộ phận quản lý đặt ra.

1.3. Ưu, nhược điểm của công nghệ RFID
RFID cũng như bất kì cơng nghệ nào khác cũng có những ưu, nhược điểm
nhất định:
Ưu điểm:
- Khả năng nhận dạng một lúc nhiều đối tượng làm giảm thời gian kiểm
tra, giảm ách tắc so với các hệ thống khác.
- Khả năng đọc/ ghi dữ liệu nhiều lần giúp tái sử dụng thẻ.
- Xử lý hoàn toàn tự động, giảm chi phí trong việc sử dụng nhân cơng.
- Hoạt động tương đối tốt trong cả môi trường không thuận lợi (thời tiết
nóng, khói bụi, mưa, sương mù, ...).
- Cập nhật, thay đổi dữ liệu trực quan, dễ dàng.
- Khả năng phân biệt đối tượng chính xác, tin cậy.
Nhược điểm:
- Giá thành hệ thống khá cao.
- Đầu đọc có khả năng chồng lấn lên nhau.
- Hạn chế trong kiểm soát thiết bị.
- Thẻ có khả bị nhiễu sóng bởi kim loại và môi trường.


13


CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
2.1. Quá trình khảo sát
2.2.1. Địa điểm khảo sát
Nhóm sẽ thực hiện khảo sát tại Trung tâm thông tin - thư viện Trường Đại
Học Công Nghiệp Hà Nội cơ sở 1 (Nhà A11 - Khu A, Phường Minh Khai, Quận
Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
2.2.2. Lịch trình khảo sát
- Tìm hiểu về cơ sở vật chất và quy trình nghiệp vụ của thư viện trường.
- Thu thập thông tin về các đầu sách của trường.
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng
2.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Các đầu sách được phân chia theo từng ngành học (khoa) và được lưu trữ
vào từng giá sách tương ứng.
- Giá sách được chế tạo bằng gỗ hoặc sắt, mỗi giá sách được thiết kế thành
hai mặt (mặt trước và mặt sau), và có năm tầng.
- Các phịng đều được trang bị đầy đủ máy tính chạy hệ điều hành
Windows 10 được kết nốt mạng Internet
14


2.3.2 Thực trạng quản lý thư viện
- Tất cả các dữ liệu về sách, báo, tạp chí, tài liệu nghiên cứu khoa học...
đều được lưu trữ trên giấy tờ, sổ sách kết hợp với lưu trữ thông tin trên hệ
thống thư viện điện tử. Tài liệu chủ yếu của thư viện là sách, giáo trình và các
đồ án, báo cáo nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ
2.2.2.1. Quy trình nhập sách
- Sau khi nhập sách về, thủ thư phải nhập lại thông tin các đầu sách vào sổ

và cất giữ hóa đơn chứng từ liên quan.
- Thủ thư đánh mã cho từng cuốn sách theo từng ngành và sắp xếp chúng
vào đúng vị trí lưu trữ.
2.2.2.2. Quy trình mượn tài liệu
- Đối với học sinh, sinh viên: Học sinh sinh viên có thể mượn sách đọc
tại chỗ hoặc mượn về. Khi cần mượn sách sinh viên mang thẻ sinh viên để tại
quầy kiểm tra của nhân viên thư viện, sau đó vào bên trong để tìm sách cần
mượn. Sau khi tìm được sách cần mượn, sinh viên đem sách ra quầy kiểm tra
để nhân viên thư viện yêu cầu cung cấp thông tin khoa, lớp, mã số SV. Sau
khi đã ghi thơng tin đầy đủ thì thủ thư qt mã barcode trên sách để lưu thơng
tin sau đó đưa sách và thẻ sinh viên lại.
- Đối với cán bộ, giáo viên: Cán bộ, giáo viên cũng được mượn sách
đọc tại chỗ hoặc mượn về. Khi mượn thì thủ thư sẽ quét mã barcode trên sách
để lưu thông tin, sau đó ghi tên giáo viên và tên sách vào trong sổ.
2.2.2.3. Quy trình trả tài liệu
Sau khi đọc xong, độc giả phải trả đúng sách đã mượn, thủ thư dùng
thông tin của độc giả (Khóa học, khoa, lớp, tên, mã sinh viên (đối với đối tượng
là sinh viên); mã giáo viên (đối với đối tượng mượn sách là giáo viên)). Thủ thư
sẽ đánh dấu vào sổ lưu trữ thông tin mượn trả sách.
2.2.2.4. Thống kê báo cáo, in ấn
15


Thư viện thực hiện thống kê theo định kỳ vào cuối năm. Họ thống kê sách
theo từng ngành và theo các tiêu chí sau: Thống kê sách nhập mới, thống kê
sách đang được mượn, thống kê sách còn trong thư viện.
2.2.3. Ưu và nhược điểm của hệ thống hiện tại
- Ưu điểm:
+ Hệ thống thư viện điện tử hiện đại, đảm bảo được nhu cầu tìm
đọc của sinh viên, giảng viên

+ Nhân viên thư viện không cần phải hiểu biết về tin học nhiều
cũng có thể làm được.
Nhược điểm:
+ Thơng tin ghi trên sổ sách, giấy tờ dễ bị mất mát, khơng lưu trữ
được lâu dài.
+ Q trình tìm kiếm sách phục vụ cho việc mượn sách phải làm
thủ công, do đó gây mất nhiều thời gian.
+ Nhân viên phải tốn nhiều thời gian, công sức vào việc thống kê
sách. Hầu hết các công việc của nhân viên thư viện đều tiến hành một
cách thủ công, chưa được khoa học.
+ Mức độ an ninh, bảo mật chưa cao

16


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ SÁCH THƯ VIỆN
SỬ DỤNG RFID
3.1. Yêu cầu hệ thống
RFID không phải là phương pháp duy nhất giúp nhận dạng đối tượng.
Trước RFID người ta đã sử dụng rộng rãi một phương pháp khác, đó là mã
vạch (barcode). Ngày nay chúng ta có thể thấy mã vạch trên hầu hết các sản
phẩm thương mại, từ đồ điện tử, đồ điện gia dụng tới các thực phẩm đóng
hộp. Người ta sử dụng mã vạch trong các nhà máy, siêu thị… để quản lý
nguồn gốc, thông tin, giá thành sản phẩm. Sở dĩ mã vạch được sử dụng rộng
rãi như vậy là nhờ tính tiện lợi của nó.
Tồn bộ thơng tin về một sản phẩm đều có thể thu được thơng qua nội
dung chứa trên mã vạch. Việc đọc mã vạch được thực hiện dễ dàng và nhanh
chóng nhờ có thiết bị đọc mã vạch.
Vậy tại sao người ta phải nghĩ đến việc sử dụng RFID thay thế cho mã
vạch. Điểm khác nhau chính giữa hai phương pháp nhận dạng đối tượng này

là loại tín hiệu mà chúng sử dụng: tín hiệu radio đối với RFID và tín hiệu
quang học đối với mã vạch. Để đọc mã vạch gắn trên một đối tượng, người
thao tác phải cầm thiết bị đọc mã vạch trên tay hoặc hướng đầu đọc mã vạch
vào đối tượng gắn mã vạch sao cho khoảng cách phải đủ gần và phải theo một
hướng nhất định để thiết bị có thể nhận dạng được hình ảnh của mã vạch. Cịn
đối với RFID, chỉ cần các thẻ nằm trong tầm nhận biết của anten là anten có
thể đọc được ngay nội dung của thẻ.
Như vậy, bên cạnh những tính năng tương tự với mã vạch, RFID cịn có
một số lợi thế sau:

17


-Thẻ RFID có thể được đọc gần như đồng thời với khối lượng lớn. Các
đối tượng được gắn thẻ có thể nằm trong kho chứa hoặc thùng chứa hàng.
-Thẻ RFID bền hơn mã vạch. Chúng được chế tạo từ các hợp chất đặc
biệt để chống lại sự phá hủy của hóa chất và nhiệt độ.
-Thẻ RFID khơng những có thể đọc mà cịn có thể ghi thơng tin. Mã
vạch chỉ chứa thông tin cố định, không thay đổi được.
-Thẻ RFID có thể chứa được một lượng thơng tin lớn hơn nhiều so với
mã vạch.
-Việc đọc mã vạch yêu cầu tác động của con người, thẻ RFID thì
khơng.
So với mã vạch, RFID có ưu thế vượt trội trong nhiều ứng dụng định
vị, nhận dạng đối tượng và thu thập dữ liệu tự động. Tuy nhiên, bên cạnh
những ưu thế mà RFID mang lại, chúng ta phải chịu một chi phí cao hơn so
với sử dụng mã vạch. Do vậy khi ứng dụng RFID, cần cân nhắc giữa lợi ích
thu được và chi phí đầu tư để có thể đem lại hiệu quả đầu tư tốt nhất.
Các yêu cầu của RFID khi ứng dụng trong thư viện :
-Kết hợp giữa chức năng an ninh và chức năng nhận dạng tài liệu: đối

với công nghệ barcode, mỗi nhãn mã vạch chỉ cho phép nhận dạng tài liệu,
cịn để chống trộm tài liệu thì người ta phải sử dụng thêm dây từ gắn vào cuốn
sách. Trong khi đó, đối với hệ thống RFID, mỗi thẻ RFID đã đảm nhiệm được
cả 2 chức năng này: chức năng an ninh và nhận dạng tài liệu.
-Mượn/Trả nhanh chóng cùng lúc nhiều tài liệu: RFID có khả năng đọc
cùng lúc nhiều tài liệu do nó khơng u cầu “line-of-sight” (sắp xếp thẳng
hàng) để xử lý từng quyển một như công nghệ barcode. Do vậy sử dụng RFID
cho phép nhân viên thao tác mượn trả theo lô, chứ không phải từng quyển một
như barcode, qua đó làm tăng tốc độ lưu thông tài liệu. Chỉ cần một lần quét
18


và nhấn nút duy nhất tại quầy lưu thông để thực hiện mượn/trả một chồng
sách gồm nhiều quyển.
-Kiểm kê nhanh chóng: Thiết bị kiểm kê RFID cho phép việc quét và
nhận thông tin từ các quyển sách một cách nhanh chóng mà khơng cần phải
dịch chuyển sách ra khỏi giá. Với tính năng kiểm kê hàng loạt, nhân viên chỉ
cần đi dọc theo hàng dãy giá mà không cần phải nhấc xuống hay đặt lên bất
kỳ quyển sách nào, chỉ việc sử dụng ăng ten quét qua giá sách theo từng tầng,
các thông tin về tài liệu trên giá đã được ghi lại để làm cơ sở kiểm kê. Tính
năng ưu việt này giúp thư viện tiết kiệm được rất nhiều nhân công kiểm kê
đồng thời kho sách không bị dừng phục vụ quá lâu trong mỗi đợt kiểm kê,
đảm bảo đáp ứng nhu cầu mượn tài liệu thường xuyên của bạn đọc. Ngồi ra,
RFID cịn có khả năng “truy tìm dấu vết” của các tài liệu xếp sai vị trí, giúp
nhân viên thư viện nhanh chóng tìm được cuốn sách “đi lạc chỗ” trong kho
sách.
-Hỗ trợ tối đa việc tự động hóa mượn/trả tài liệu: RFID cho phép áp
dụng vào các thiết bị tự động hóa trong thư viện, tối đa hóa tính tự phục vụ
(self-service) của bạn đọc mà không yêu cầu sự can thiệp của thủ thư. Bạn
đọc có thể tự thực hiện các thủ tục mượn sách, trả sách mà không cần thông

qua bất cứ một người nào khác, qua đó làm tăng tính chủ động cho bạn đọc,
giảm thiểu tối đa thời gian chết khi không phải chờ đợi xếp hàng dài để đăng
ký mượn, trả tài liệu.
-Không cần tiếp xúc trực tiếp với tài liệu: khác với công nghệ EM và
barcode, để nhận dạng tài liệu cần phải tiếp xúc trực tiếp giữa tài liệu và thiết
bị đọc. Công nghệ RFID cho phép máy đọc có thể nhận dạng được tài liệu ở
khoảng cách từ xa.
-Độ bền của thẻ cao: Độ bền của thẻ RFID cao hơn so với mã vạch bởi
vì nó khơng tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị khác. Các nhà cung cấp RFID
19



×