Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ỨNG DỤNG CHUẨN MARC 21 TRONG QUẢN LÝ THƯ VIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.18 KB, 4 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ỨNG DỤNG CHUẨN MARC 21 TRONG
QUẢN LÝ THƯ VIỆN.
LỜI GIỚI THIỆU
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, nhu cầu trao đổi thông tin
thông qua mạng đã trở nên ngày càng phổ biến trong mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực thư
viện thì vấn đề trao đổi dữ liệu liên thư viện là rất quan trọng khi mà lượng dữ liệu nhập
vào là rất lớn thì việc trao đổi dữ liệu từ xa sẽ giúp ích rất nhiều cho người quản lý thư
viện và thư viện sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
Một vấn đề đặt ra cho các thư viện trong thời đại thông tin là các thư viện phải có
khả năng tra cứu các dữ liệu có tại các thư viện khác (hay còn gọi là tra cứu liên thư
viện). Để các thư viện có thể trao đổi được với nhau thì thông tin của một tài liệu được
lưu trữ phải tuân theo một chuẩn nào đó. Không nằm ngoài luồng phát triển đó, với mục
tiêu xây dựng một giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác thư viện, đề tài
nghiên cứu của em sẽ đưa ra những giải pháp hỗ trợ khâu biên mục sách và tài liệu theo
chuẩn MARC 21. Với việc biên mục bằng chuẩn MARC 21 thì khả năng lưu trữ, xử lý
thông tin của máy tính, công tác quản lý thư viện sẽ trở lên dễ dàng và chính xác, giải
phóng phần lớn sức lao động của nhân viên thư viện cũng như tiện lợi hơn cho độc giả.
MARC 21 trở thành chuẩn quốc tế, vì đa số các nước nói tiếng Anh và các hệ thống
thư viện trên cơ sở sử dụng tiếng Anh sử dụng. Sự lợi ích của MARC cho phép máy
tính sắp xếp và lựa chọn dữ liệu biên mục, có nghĩa là cho phép người sử dụng truy cập
mạnh mẽ hơn các bản ghi, in ra dữ liệu biên mục theo một số dạng khác nhau nhưng lợi
ích chính là trao đổi dữ liệu biên mục với các thư viện khác trên thế giới. Đây là một
lợi ích to lớn mà chúng ta không thể phủ nhận vai trò mà MARC đem lại khi biên mục
tập trung. Áp dụng MARC cho tất cả thư viện thì chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời gian
và công sức cho một công việc mà hàng ngàn thư viện trên toàn quốc vẫn cứ lập đi, lập
lại khi biên mục một tài liệu, mà đáng lẽ ra chỉ một nơi làm ra bản ghi đó và tất cả các
thư viện lấy về cập nhật vào CƠ SỞ DỮ LIỆU của thư viện mình. Hiện nay chúng ta
có thể dễ dàng tham khảo điều này trên mạng khi các thư viện quốc gia lớn trên thế giới
sử dụng mục lục trực tuyến như COPAC, LC, OCLC và trên tất cả các bản ghi thư mục
ở trường 003 (Nhận dạng số kiểm soát) đều có ký hiệu nơi tạo ra bản ghi là các thư
viện quốc gia, hay các tổ chức thư viện lớn của thế giới.


Cấu trúc của đồ án:
 Chương 1: Khái niệm về mô hình quản lý thư viện.
 Chương 2: Tìm hiểu về mô hình chuẩn MARC
 Chương 3: Tình hình ứng dụng chuẩn MARC 21 vào quản lý thư viện hiện nay.
 Chương 4: Giới thiệu bài toán.
 Chương 5: Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin thư viện theo chuẩn biên mục
dữ liệu MARC 21.
 Chương 6: Chương trìn Demo biên mục sách và ấn phẩm nhiều kỳ theo chuẩn
MARC 21.
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ THƯ VIỆN
Thư viện được UNESCO định nghĩa khá tổng quát ”Thư viện, không phụ thuộc vào
tên của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài
liệu khác, kể cả đồ hoạ, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn
đọc sử dụng các tài nguyên đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục
hoặc giải trí.”
Từ định nghĩa trên và qua khảo sát thực tế, phần lớn các thư viện hoạt động theo mô
hình:
Hình 1: Mô hình hoạt động của phần lớn các thư viện
• Quản lý: Phục vụ công tác giám sát, thông tin và quản lý toàn bộ hoạt động
chung của thư viện.
• Quản lý bạn đọc: Quản lý cộng đồng bạn đọc và tiến hành các hoạt động nghiệp
vụ liên quan đến bạn đọc như cấp thẻ, in thẻ, gia hạn thẻ và cắt hiệu lực thẻ. . .
• Bổ sung: thực hiện công tác bổ sung vốn tài liệu của thư viện, quản lý từ khi đặt
mua đến khi tài liệu được xếp trên giá.
• Biên mục: thực hiện công tác biên mục bao gồm nhập mới, sửa chữa, xoá,
duyệt, thao tác xử lý, phân tích tổng hợp tài liệu, nhằm giúp người dùng nắm
được thông tin về mọi mặt của tài liệu – nội dung, công dụng, hình thức để tiến
hành chọn lựa phù hợp với yêu cầu tìm tin. Nói tóm lại, biên mục nhằm mục
đích tổ chức hệ thống thông tin hiện đại cho phép tìm kiếm thông tin tài liệu đơn
giản, nhanh chóng, dễ dàng và nâng cao hiệu quả khai thác thông tin. Ngoài ra,

còn thực hiện việc thu thập thông tin, tư liệu qua Internet, TV, CDROM,... và
biên tập các nguồn thông tin tư liệu này nhằm tạo ra nguồn thông tin số hoá đáp
ứng yêu cầu khai thác của bạn đọc và thống nhất với nguồn thông tin, tư liệu của
thư viện.
• Quản lý mượn trả: thực hiện nghiệp vụ mượn, trả sách và quản lý bạn đọc. Đây
cũng là các tác nghiệp cơ bản của nghiệp vụ quản lý thư viện truyền thống.
• Nhóm tra cứu: Đây là nhóm bạn đọc hoặc khách tham quan, những người cần
tra cứu thông tin tài liệu có trong thư viện để tìm những thông tin cần thiết.
• Ấn phẩm định kỳ: quản lý các ấn phẩm lặp lại mang nhiều đặc thù riêng với các
mức định kỳ xê dịch từ nhật báo hàng ngày đến các ấn phẩm hàng năm như niên
giám hoặc thưa hơn nữa.

×