Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

những phản ứng bất lợi của thuốc trong điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.77 KB, 7 trang )




TM TT
 !"#$
%##&#"'
 ! ()*%&+,-+.$/%0123&#4%&56%&7
%'
"#$8&#9:9;;<=9;;>?>; %&@A>BA#6%
&&CD/BDEF'8&#?123GH& &+I$#BEDEFJKL>DMF'N
?O1236%/<LD9FD/P#%##&#"QE<D;FR'8&#?123"#$5@ =
  / #QLMD<FR'8&#?P =  H1235PS# G/&T%/99D<F'
U%123 H VQ9ED<FRD// Q99DAFRD Q9BD9FRH HQWD>FR'2
"#$"X+,@&%H6.K/LLD>FD+,%BBDAF'Y?L<DMF"
IB%DBADEF"I9%'Y%123"#%##&#" H %+D/AWD;FD
//Y%Q9;DAFR'
"%&N%##&#"9?%?O1236%'8, "X%"
5O123"#%##&#" #'
'()Z %'

12[\3]\23^_3\1Y8`ab]Q123]R`b83\18(\b818Z\2`183`Y2\Z138(\b8
acU1Yd(1`da]Z`81e
Nguyen Tien Dung, Vu Thi Tram, Nguyen Mai Huong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 129 - 134
*+,- 8#"PP&PP&P PP& P#S "P&P"&%&P #Q123R# # "%##&#"P
"#f"#%P & P&#SP "P&P&P #'
-/03P&#P#&P#&"#SP Pg123gP&P"PP&P"H"##&'
1-2%22%&g#P&#"S&#9;;<#9;;>DP&PgP&P>;"&Pg123#P&A>BA P&P P"
P" &"P &P#SU  #  "P#P& "PP#S123g B'EF'aS#PD123#%&&P"PS#&P
"hP"#PBE'EF "P# #PL>'MF'`"PP#S123#S #Q<L'9FRg P "P#P
%##&#"PQE<';FR'`P #&#%D"PP#S123#SP =  QLM'<FRg P "PP =


  &#%i"PP#S123#SPS# GPQ99'<FRg P'( %# % && PgP&PP#S&P4%P$
123Q9E'<FR "PHQ99'AFRD& Q9B'9FR "PhP=& QW'>FR'1P&H %P"H #g`[&#%P
g LL'>F "g#& &#%PgP&PBB'AF'8P&PgP&PL<'MF P& PgB "BA'EFg9$"#S
#'Y###S123 %P"H%##&#"gP&P "#  QAW';FR "PY%S P
Q9;'AFR'
3/%2/1#  "  %##&#"   %P" 123  g  P  & P'  8P  #&P  "%& #  #S  %
%##&#"gP&PP& P#S123#S%##&#"g '
"-4/021"P&P2&%3P #'

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ dược, nhiều loại dược phẩm đã được đưa vào điều
trị có hiệu quả cao, mang lại sức khoẻ, hạnh phúc cho mọi người. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc không phải là
không có rủi ro. Bên cạnh những tác dụng có lợi, thuốc cũng có thể gây hại đến sức khoẻ con người. Tổng hợp
25 nghiên cứu trên 106.586 bệnh nhân nhập viện, Kongkaew C và cs
(5)
gặp 2143 bệnh nhân có phản ứng bất lợi
của thuốc (ADR- Adverse Drug Reactions) với tỷ lệ ADR dao động từ 0,16% đến 15,7%. ADR thường gặp
nhiều ở người lớn và người già với tỷ lệ tương ứng là 6,3% và 10,7%. Tuy vậy, tỷ lệ này ở trẻ em cũng không
nhỏ, chiếm 4,1%. Kháng sinh là nhóm thuốc hay gây ADR nhiều nhất ở trẻ em và khiến các trẻ này phải nhập
viện.
Ở Việt Nam, cùng với việc gia tăng số lượng và chủng loại thuốc hàng năm thì những tai biến do phản
ứng bất lợi của thuốc gây ra cũng tăng theo. Theo báo cáo của Trung tâm theo dõi ADR quốc gia, năm 2001 có
519 báo cáo về ADR trong đó thuốc kháng sinh có 238 báo cáo chiếm tỉ lệ 49,6% và năm 2003 chỉ tính riêng
miền bắc có 302 báo cáo về ADR
(11,6)
.
 !"#$%&'(#$&!)%
- Xác định tỉ lệ gặp phản ứng bất lợi của thuốc.
- Phân tích một số đặc điểm của phản ứng bất lợi do kháng sinh và glucocorticoid.
*+*,-
.#"/0&'&'(#$&!)%

Là các bệnh án của những bệnh nhi vào điều trị nội trú tại khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2005
đến tháng 12/2006.
(/1&'2(32&'(#$&!)%
Mô tả hồi cứu các trường hợp gặp ADR tại khoa Nhi.
Tiêu chuẩn xác định ADR: Được bác sĩ kết luận là gặp ADR.
- Thời gian xuất hiện biểu hiện dị ứng: là khoảng thời gian từ lần dùng thuốc cuối cùng đến khi xuất hiện
triệu chứng dị ứng đầu tiên.
+ Phản ứng dị ứng cấp tính: xuất hiện trong vòng 1 giờ sau khi dùng thuốc.
+ Phản ứng dị ứng bán cấp: xuất hiện trong ngày đầu sau khi dùng thuốc.
+ Phản ứng dị ứng muộn: xuất hiện trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau khi dùng thuốc.
- Thời gian hồi phục ADR: là khoảng thời gian tính từ lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên của ADR đến khi
hết hoàn toàn triệu chứng.
Tiêu chuẩn loại trừ ADR: Không được bác sĩ kết luận là ADR.
45678.6#9%
Số liệu được xử lí bằng chương trình Excel for Windows.
:;
Trong 2 năm 2005-2006 có 60 bệnh nhi gặp phải phản ứng bất lợi của thuốc trên 4614 bệnh nhi vào điều trị
nội trú, chiếm tỉ lệ 1,3%. Phân bố tỷ lệ ADR theo tuổi và giới được trình bày trong bảng 1.
5$68O123P#%jI
Lớp tuổi Nam Nữ Tổng
Số
BN
Tỷ lệ
(%)
Số
BN
Tỷ lệ
(%)
Số
BN

Tỷ lệ
(%)
< 1 tháng
1 - 12
tháng
1 - 6 tuổi
6 - 12 tuổi
12 - 15 tuổi
0
4
15
7
8
0,0
6,7
25,0
11,6
13,3
1
7
4
5
9
1,7
11,6
6,7
8,4
15,0
1
11

19
12
17
1,7
18,3
31,7
20,0
28,3
Tổng 34 56,6 26 43,4 60 100,0
789 Theo bảng 1 có 34 bệnh nhi nam chiếm tỉ lệ 56,6% và 26 bệnh nhi nữ (43,4%). ADR xảy ra ở tất cả
các lứa tuổi, trong đó nhiều nhất là nhóm tuổi từ 1 - 6 tuổi (31,7%), tiếp đó là nhóm 12 - 15 tuổi (28,3%). Tuổi
bệnh nhi có ADR thấp nhất là 20 ngày.
Có 6 nhóm thuốc gây ra ADR, trong đó kháng sinh chiếm vị trí hàng đầu (58,2%), tiếp theo là
glucocorticoid (35,0%). Kết quả được trình bày trong bảng 2.
5$:Y?%H123
Nhóm thuốc Số bệnh nhân Tỉ lệ %
Kháng sinh
Glucocorticoid
Hạ sốt, giảm đau
Vaccin
Ức chế bơm proton
Thuốc nam
35
21
1
1
1
1
58,2
35,0

1,7
1,7
1,7
1,7
Tổng 60 100,0
789 Trong số 35 bệnh nhi gặp ADR do kháng sinh có 30 bệnh nhi dị ứng với 1 thuốc (85,7%) và 5
bệnh nhi dị ứng với 2 thuốc (14,3%). Cả 5 bệnh nhi dị ứng với 2 thuốc đều có dị ứng với 1 kháng sinh nhóm
beta-lactam và với 1 kháng sinh thuộc nhóm khác. Phân bố tần xuất và tỷ lệ gặp ADR theo nhóm và từng loại
thuốc được trình bày trong bảng 3.
5$;b?%$H123
Nhóm thuốc Thuốc gây ADR
Tần
xuất
Tỉ lệ %
Beta-lactam Cefotaxim
Cefazolin
Cefuroxim
Ceftriaxon
Amoxicilin + acid
clavulanic
Oxacilin
Cefaclor
Amoxicilin
Ampicilin
Cefdinir
9
8
5
4
2

2
2
1
1
1
22,5
20,0
12,5
10,0
5,0
5,0
5,0
2,5
2,5
2,5
Nhóm khác Vancomycin
Gentamicin
Metronidazol
3
1
1
7,5
2,5
2,5
Tổng 40 100,0
789 Kết quả ở bảng 3 cho thấy trong các kháng sinh gây ADR, Cefotaxim chiếm vị trí hàng đầu
(22,5%), tiếp đó là Cefazolin (20,0%), Cefuroxim (12,5%).
Từ năm 2006 khoa Dược – Bệnh viện Bạch Mai có sự đổi mới trong phương pháp quản lí thuốc, nhờ vậy
chúng tôi đã thu thập được dữ liệu về tổng số thuốc được sử dụng trong năm 2006 tại khoa Nhi. Trên cơ sở đó
chúng tôi tính được tỷ lệ các thuốc kháng sinh gây ADR trên tổng số thuốc được sử dụng. Kết quả được trình

bày trong bảng 4.
5$<8OH123P#k#K$
Tên thuốc
Số lần
gặp ADR
Tổng số thuốc
sử dụng
Tỉ lệ (%)
Metronidazol
Ceftriaxon
Cefazolin
Gentamicin
Cefuroxim
Cefotaxim
1
2
4
1
1
3
70 chai
1 741 lọ
3 959 lọ
1 160 ống
1 395 lọ
4 259 lọ
1,43
0,11
0,1
0,09

0,07
0,07
789 Có 14 loại triệu chứng biểu hiện ADR khác nhau của các kháng sinh và đều là biểu hiện của
phản ứng dị ứng. Trong đó ban đỏ hay gặp nhất (23,5%) tiếp đến là ngứa (22,4%) nổi mẩn (21,2%),mày đay
(9,6%). Kết quả được trình bày trong bảng 5.
5$=b!% ""#$
Triệu chứng lâm sàng Tần xuất Tỉ lệ %
Ban đỏ
Ngứa
Nổi mẩn
Mày đay
Phù Quincke
Rét run
Sốt
Rối loạn tiêu hoá
Đầu chi lạnh
Da xanh tái
Khó thở
Mạch quay bắt yếu
Nôn
Xỉu
20
19
18
8
5
4
3
2
1

1
1
1
1
1
23,5
22,4
21,2
9,6
5,3
4,8
3,6
2,4
1,2
1,2
1,2
1,2
1,2
1,2
Tổng 85 100,0
789 Trong 35 bệnh nhi dị ứng kháng sinh có 4 bệnh nhi sử dụng kháng sinh theo đường uống,
chiếm tỷ lệ 11,4% và 31 bệnh nhân dùng theo đường tiêm truyền tĩnh mạch chiếm tỷ lệ 88,6%. Kết quả được
thể hiện ở biểu đồ 1.
11,4 %

88,6 %

5>?@6l+,"X$H"'
789 Thời gian xuất hiện các phản ứng dị ứng do kháng sinh cũng là đặc điểm quan trọng. Trong số
35 bệnh nhi dị ứng do kháng sinh có 16 bệnh nhi bị dị ứng xảy ra trong vòng 1 giờ sau khi dùng thuốc chiếm tỉ

lệ 45,7% và 19 bệnh nhi xảy ra từ 1- 24 giờ, chiếm tỷ lệ 54,3%. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ 2.
≤ 1 giờ

> 1- 24 giờ

5>?@:8, G%%"
789 Có 21 bệnh nhi gặp ADR do glucocorticoid. Trong nhóm thuốc glucocorticoid gây ADR cho
thấy prednisolon chiếm vị trí hàng đầu với tỷ lệ 66,4%. Kết quả được trình bày ở bảng 6.
5$AY%##&#"H123'
TT Thuốc gây ADR Tần xuất Tỉ lệ %
1
2
3
4
Prednisolon
Prednisolon +
Methylprednisolon
Methylprednisolon
Mazipredon
14
4
2
1
66,4
19,2
9,6
4,8
Tổng 21 100,0
Các biểu hiện ADR do glucocorticoid xảy ra ở 21 bệnh nhân, trong đó có 8 bệnh nhân có từ 2 triệu chứng
trở lên. Cả 10 loại triệu chứng ADR đều xuất hiện trong thời gian nằm viện. Trong đó đau thượng vị, ợ hơi, ợ

chua, buồn nôn hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 49,0%, tiếp đến là mặt Cushing (20,4%) và rạn da (6,8%). Kết quả
được trình bày trong bảng 7.
5$BU% 123"#%##&#"
Biểu hiện
Tần
xuất
Tỉ lệ%
Đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn
nôn
Mặt Cushing
Rạn da
Giảm kali huyết
Phù
Tăng huyết áp
Rậm lông
Trứng cá
Vô kinh
Nổi mẩn, ngứa
14
6
2
1
1
1
1
1
1
1
49,0
20,4

6,8
3,4
3,4
3,4
3,4
3,4
3,4
3,4
Tổng 29 100,0
789 Nghiên cứu mối liên quan giữa tần xuất xuất hiện ADR với thời gian dùng thuốc cho thấy thời
gian dùng thuốc càng dài thì tần xuất ADR càng cao. Kết quả được trình bày ở bảng 8.
5$Ce@4% ! 123, "X%
Thời gian
dùngglucocorticoid
Tần xuất Tỉ lệ %
≤ 3 ngày
> 3-10 ngày
> 10 ngày
3
11
15
10,3
38,2
51,5
Tổng 29 100,0
+<
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 60 trường hợp gặp ADR trong tổng số 4 614 bệnh nhi vào điều
trị nội trú, chiếm tỷ lệ 1,3%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của
Impicciatore P và cs là 9,53%, của Khotaei GT là 12%, của Santos DB và cs là 12,5%, của Gonzalez-Martin
G và cs là 13,7%

(1,2,3,10)
. Sỡ dĩ có sự khác biệt này có thể là do nghiên cứu của chúng tôi là hồi cứu nên có thể
trong bệnh án không ghi được đầy đủ thông tin.
Tỷ lệ bệnh nhi gặp ADR trước khi vào viện trong nghiên cứu của chúng tôi là 13,3% và ở bệnh viện là
86,7%. Tuy nhiên theo nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Thanh Hóa của Lê Duy Nam thì tỷ lệ này là 71,0% và
29,0%, tại bệnh viện khu vực Sơn Tây của Trần Phương Liên là 63,2% và 36,8%)
(11,6)
. Sỡ dĩ có sự khác biệt này có
thể là do bệnh viện Bạch mai còn có thêm một số khoa khác như khoa Dị ứng- Miễn dịch lâm sàng, Viện Da
liễu, khoa Cấp cứu nên trẻ em bị dị ứng thuốc có thể vào một trong các khoa trên.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 6 nhóm thuốc gây ADR ở 60, trong đó 2 nhóm thuốc có tỉ lệ
bệnh nhi gặp ADR cao hơn là các thuốc kháng sinh chiếm 58,2% và glucocorticoid 35,0%. Kết quả này phù
hợp với nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước khác. Chẳng hạn như theo Lê Duy Nam, tỷ lệ này
là 51,4%, theo Trần Phương Liên là 60,3%, theo Phạm Thanh Huyền là 62,3%
(9,11,6)
. Các tác giả như
Kongkaew C và cs và Santos DB và cs cũng có nhận xét rằng kháng sinh là thuốc gây ADR nhiều nhất
(5,10)
.
Trong nhóm kháng sinh thì Bêta-lactam là nhóm thuốc gây ADR nhiều nhất, chiếm 87,5%. Tỉ lệ này cao
hơn so với nghiên cứu của Lê Duy Nam (78,0%), Trần Phương Liên (68,1%), Phạm Thanh Huyền (51,2%),
Kingdon MI, Ysee (45,0%)
(9,11,6,4)
. Các tác giả này đều cho biết trong nhóm Bêta-lactam thì ampicilin đứng hàng
đầu gây ADR còn theo nghiên cứu của chúng tôi thì các cephalosporin chiếm tỉ lệ cao nhất 72,5%. Điều này có
thể là do cephalosporin hiện đang được sử dụng nhiều trong điều trị hơn là ampicilin. Tuy nhiên nếu xem xét
tỷ lệ gây ADR trên tổng số thuốc sử dụng thì metronidazol chiếm vị trí hàng đầu (1,43%) sau đó đến
ceftriaxone (0,11%).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 14 triệu chứng lâm sàng dị ứng do kháng sinh, trong đó ban đỏ
chiếm 23,5%, ngứa 22,4%, nổi mẩn 21,2% và mày đay 9,6%. Đường dùng thuốc nào cũng có khả năng gây dị

ứng, tuy nhiên tiêm truyền tĩnh mạch là hay gặp ADR hơn cả, chiếm tỷ lệ 88,6%. Theo Lê Văn Khang thấy có
18 triệu chứng lâm sàng do dị ứng thuốc kháng sinh gây ra, trong đó các biểu hiện trên da và niêm mạc là
20,0% và xuất hiện trên 93,0% người bệnh
(7).
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đoàn cho thấy có 23 triệu chứng lâm
sàng do dị ứng thuốc kháng sinh, trong đó ban đỏ, mày đay, phù Quincke, viêm loét niêm mạc, bọng nước
trên da là những triệu chứng hay gặp hơn cả
(1)
. Santos DB và cs cũng thấy cũng nhận thấy nổi ban ngoài da là
biểu hiện hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 53,2%
(10)
.
Nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy tỷ lệ bệnh nhi có tiền sử dị ứng là 5,7%. Kết quả này thấp hơn so
với nghiên cứu của Kingdon MI, Y See với tỷ lệ là 28,4%
(4)
. Cần chú ý là trong số 5 bệnh nhi dị ứng với 2 thuốc
kháng sinh, chiếm tỷ lệ 14,3%, có 3 trường hợp là do thay kháng sinh cùng nhóm. Vì vậy ngoài việc khai thác
tiền sử phản ứng ở bệnh nhân thì cần quan tâm đến quá mẫn chéo, nhất là các kháng sinh thuộc nhóm Bêta-
lactam. Ngoài ra chúng tôi cũng gặp 1 trường hợp do sai sót của y tá tiêm nhầm loại thuốc đã gây phản ứng
làm cho bệnh nhi có những triệu chứng dị ứng nặng hơn.
Hầu hết các trường hợp gặp ADR do kháng sinh đều được ngừng thuốc và sau đó điều trị bằng hai nhóm
thuốc là kháng H1 và glucocorticoid (GC). Nghiên cứu của Gonzalez và cs cũng có nhận xét tương tự
(1).
Nghiên cứu cho thấy biểu hiện ADR ở đường tiêu hoá là hay gặp nhất trong các ADR do glucocorticoid,
chiếm tỉ lệ 49,0% và gặp ở 66,7% bệnh nhi. Đó là các triệu chứng đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn.
Các bệnh nhi này đều được soi dạ dày nhưng không có trường hợp nào phát hiện có tổn thương thực thể.
Theo nghiên cứu của Trần Thu Thuỷ trên 164 bệnh nhân hen phế quản dùng GC, có tỷ lệ ADR ở đường tiêu
hoá là 27,4% với các biểu hiện đau rát thượng vị, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hoá
(12)
.

Qua nghiên cứu bệnh án chúng tôi thấy khi bệnh nhi xuất hiện đau thượng vị, các bác sĩ trong khoa cho
dùng thuốc bảo vệ niêm mạc phối hợp với GC. Tuy nhiên thời điểm uống thuốc bảo vệ niêm mạc trước GC 15
phút là chưa hợp lí vì như vậy sẽ làm giảm hấp thu của GC ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Cơ chế gây loét
của GC không thông qua kích ứng trực tiếp niêm mạc, mà là tăng tiết dịch vị cùng với làm giảm bài tiết chất
nhày.
:<
Tỉ lệ gặp phản ứng bất lợi của thuốc là 1,3%. Trong đó xảy ra trước khi vào viện là 13,3% và ở tại bệnh viện
là 86,7%
Kháng sinh có tỷ lệ ADR nhiều nhất chiếm 58,2%. Trong nhóm kháng sinh thì bêta-lactam, trong nhóm
beta-lactam thì cefotaxim hay gây ADR nhiều nhất. Các biểu hiện ADR do kháng sinh hay gặp nhất là ban đỏ,
tiếp đến là ngứa, nổi ban và mày đay. Đường tiêm truyền tĩnh mạch gặp ADR nhiều hơn đường uống.
Các biểu hiện ADR do glucocorticoid hay gặp là đau thượng vị, chiếm 49,0%, tiếp đến là mặt Cushing
(20,4%) và rạn da (6,8%). Thời gian dùng thuốc càng dài thì tỷ lệ gặp ADR càng cao.
+
1. González-Martin G, Caroca CM, Paris E (1998). Adverse drug reactions (ADRs) in hospitalized pediatric patients. A prospective
study. Int J Clin Pharmacol Ther.;36(10):530-3.
2. Impicciatore P, Choonara I, Clarkson A, Provasi D, Pandolfini C, Bonati M.(2001). Incidence of adverse drug reactions in paediatric in/out-
patients: a systematic review and meta-analysis of prospective studies. Br J Clin Pharmacol.;52(1):77-83.
3. Khotaei GT, Fattahi F, Pourpak Z, Moinfar Z, Aghaee FM, Gholami K, Moin M (2008). Adverse reactions to antibiotics in hospitalized
Iranian children.: J Microbiol Immunol Infect.;41(2):160-4.
4. Kingdon MI, Y See (2004), “Adverse Drug Reaction in Singaporean hospital”, Singapore Med J Vol 45(12): 574.
5. Kongkaew C, Noyce PR, Ashcroft DM (2008). Hospital admissions associated with adverse drug reactions: a systematic review of
prospective observational studies. Ann Pharmacothe.;42(7):1017-25.
6. Lê Duy Nam (2004), Khảo sát những phản ứng có hại của thuốc tại bệnh viện đa khoa Thanh Hoá, Luận văn thạc sĩ dược học.
7. Lê Văn Khang (1994), Góp phần nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán đặc hiệu dị ứng do kháng sinh tại khoa Dị ứng – MDLS
Bệnh viện Bạch Mai những năm 1981- 1990, Luận án phó tiến sĩ khoa học Y- Dược
8. Nguyễn Văn Đoàn (1996), Góp phần nghiên cứu dị ứng do thuốc tại khoa Dị ứng – MDLS bệnh viện Bạch Mai (1991- 1995), Luận án
phó tiến sĩ khoa học Y- Dược, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Phạm Thanh Huyền (2005), Khảo sát tình hình gặp phản ứng bất lợi của thuốc trong điều trị tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Khoá
luận tốt nghiệp dược sĩ khoá 2002- 2005.

10. Santos DB, Coelho HL (2006). Adverse drug reactions in hospitalized children in Fortaleza, Brazil. Pharmacoepidemiol Drug
Saf.;15(9):635-40.
11. Trần Phương Liên (2005), Phân tích những biểu hiện phản ứng có hại của thuốc tại bệnh viện khu vực Sơn Tây, Luận văn thạc sĩ dược
học.
12. Trần Thu Thuỷ (2006). Nghiên cứu một số tai biến của glucocoticoid trên bệnh nhân hen phế quản điều trị nội trú tại khoa Dị ứng –
MDLS Bệnh viện Bạch Mai 2002- 2006. Khoá luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa khoá 2000- 2006.

×