Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

người cao tuổi và phản ứng có hại của thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.32 KB, 2 trang )

Người cao tuổi và phản ứng có hại của thuốc
TS. DS. Nguyễn Hữu Đức
Đại học Y dược TPHCM.

Phản ứng có hại của thuốc còn được gọi là tác dụng phụ hay tác dụng ngoại ý được định nghĩa
như sau: “là phản ứng khó chịu hay độc hại của thuốc xảy ta ngoài ý muốn, xuất hiện khi dùng
liều thông thường nhằm mục đích điều trị, phòng bệnh, chẩn đoán”. Phản ứng có hại còn được
gọi tắt là ADR (do từ cụm chữ tiếng Anh là Adverse Drug Reactions). Ở người cao tuổi, ADR rất
dễ xuất hiện do các nguyên nhân sau:
1. Người cao tuổi do sức yếu hay đau ốm thường dùng nhiều thuốc hơn so với người trẻ tuổi.
Như người trên 65 thường phải dùng 5,6 loại thuốc mỗi ngày. Ta nên lưu ý, số lượng thuốc dùng
càng nhiều càng dễ xảy ra ADR.
2. Đặc biệt, người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính (như bệnh tim mạch) đòi hỏi sử dụng thuốc
có hoạt tính mạnh, khoảng cách an toàn hẹp tức khoảng cách giữa liều điều trị và liều độc rất gần
nhau.
3. Người cao tuổi thường hay lo lắng về sức khỏe của bản thân, thường tự ý dùng thêm thuốc
ngoài thuốc đã được chỉ định, thậm chí dùng thuốc gọi là để phòng (như dùng thuốc giảm đau hạ
sốt để ngừa cảm !).
4. Do trí tuệ sút giảm, nhìn kém, nghe không rõ, người cao tuổi thường hay nhầm lẫn trong sử
dụng thuốc, đặc biệt về liều lượng (như uống quá liều), về số lần dùng trong ngày (uống thuốc rồi
lo không khớ tưởng chưa uống nên dùng thêm). Vì vậy cần có người thân theo dõi sát việc dùng
thuốc.
5. Do quá trình tích tuổi lão hóa ảnh hưởng đến cơ thể làm cho quá trình hấp thu, phân bố,
chuyển hóa, bài tiết thuốc khác thường đưa đến người cao tuổi dễ bị những phản ứng bất ngờ và
có hại của thuốc.
Ở người cao tuổi, ADR xảy ra nhưng lại có các biểu hiện lâm sàng dễ đưa đến ngộ nhận là do
rối loạn, do bệnh gây ra. Thí dụ như táo bón, có khá nhiều thuốc gây ADR làm cho người cao
tuổi bị táo bón nhưng người đó cứ đinh ninh là mình bị bệnh. Sau đây là một số biểu hiện lâm
sàng thường hay gặp do ADR của thuốc:
- Buồn ngủ: các thuốc có tác dụng gây ức chế hệ thần kinh trung ương đều gây buồn ngủ kiểu
ngủ gà ngủ gật. Như thuốc an thần gây ngủ, thuốc kháng histamin trị dị ứng (lưu ý nhiều thuốc trị


cảm - sổ mũi có chứa thuốc kháng histamin uống vào sẽ buồn ngủ), thuốc chống trầm cảm, một
số thuốc trị cao huyết áp, trị đái tháo đường dạng viên uống… cũng có ADR gây buồn ngủ. Nếu
người cao tuổi dùng thuốc vào lúc cần có sự tập trung trí óc, phản ứng nhanh nhạy (như ở Mỹ có
hơn 22 triệu người cao tuổi trên 65 thường xuyên lái xe) thì tác dụng gây buồn ngủ có khi rất
nguy hiểm do tai nạn xảy ra bởi ngủ gục.
- Rối loạn giấc ngủ: Ngược với tác dụng gây buồn ngủ, thuốc dãn phế quản trị hen suyễn gây
khó ngủ, một số thuốc lợi tiểu gây mất ngủ do phải tiểu tiện đêm. Đặc biệt, thuốc trị bệnh tăng
huyết áp có thể gây ác mộng, thuốc glucocorticoid dùng lâu ngày có thể gây chứng ngừng thở khi
ngủ, thậm chí thuốc an thần nhóm benzodiazepin như diazepam dụng trị mất ngủ gây ADR gọi là
ngủ chập chờn, không sâu.
- Rối loạn nhận thức: Một số thuốc gây rối loạn nhận thức như: lú lẫn, mất trí nhớ. Một số
thuốc chống trầm cảm, chống co giật, thuốc chống co thắt, thuốc trị cao huyết áp (như clonidin,
methyldopa) thuốc trị bệnh parkinson là levodopa, thuốc trị suy tim digitalin, thậm chí một số
thuốc kháng sinh cũng có ADR gây lú lẫn, mất trí nhớ. Ở người cao tuổi, đây là rối loạn rất dễ
nhầm lẫn với hiện tượng lão suy gây sa sút trí tuệ.
- Táo bón: Có khá nhiều thuốc gây táo bón cho mọi lứa tuổi, riêng người cao tuổi, do dùng
nhiều thuốc nên tỷ lệ bị tác dụng phụ này rất cao. Đó là thuốc chống co thắt, thuốc an thần, thuốc
chống trầm cảm, một số thuốc trị loét dạ dày – tá tràng.
- Rối loạn tiểu tiện: Các thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co thắt, thuốc kháng histamin trị
dị ứng, thuốc an thần kinh, thuốc trị bệnh Parkinson có thể gây khó tiểu hoặc gây chứng tiểu tiện
không kiểm soát (tức không nín tiểu theo ý muốn được).
- Rối loạn đường tiêu hóa: Ở người cao tuổi, do chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày ít đi,
giảm sự tưới máu ở dạ dày ruột nên dễ bị ADR của thuốc trị viêm thấp khớp (gọi là thuốc chống
viêm không sterrol) từ nhẹ là khó tiêu đầy bụng đến nặng là loét, xuất huyết đường tiêu hóa.
- Té ngã: Thuốc trị tăng huyết áp dễ làm người cao tuổi hạ huyết áp tư thế đứng hoặc thuốc an
thần, thuốc chống trầm cảm làm rối loạn sự giữ thăng bằng làm cho người cao tuổi dễ bị té ngã.
Người cao tuổi (cả nam lẫn nữ thường bị loãng xương nên khi bị té ngã do thuốc dễ bị gãy xương
đưa đến nằm bất động lâu dài làm giảm rất nhiều chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi.
- Rối loạn hoạt động tình dục: Không chỉ do quá trình tích tuổi mà có nhiều loại thuốc trong
thời gian sử dụng có ảnh hưởng, làm giảm ham muốn, đặc biệt gây “bất lực” ở người cao tuổi là

nam giới.
Những điều trình bày ở trên cho thấy người cao tuổi cần thận trọng tối đa trong sử dụng thuốc
vì luôn có nguy cơ bị ADR của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên nói như vậy, có thể có
một số bà con e ngại đưa đến không dám dùng thuốc. Thật ra, có bệnh mới phải dùng thuốc và
dùng thuốc lá cần thiết. Dùng thuốc có lợi lớn là bệnh sẽ được điều trị, còn ADR thật ra không
phải lúc nào cũng xảy ra, cũng như không phải xảy ra cho tất cả mọi người, mà tùy theo cơ địa
mỗi người, ADR có thể xảy ra hoặc không, và mức độ biểu hiện cũng khác nhau ở từng người.
Vấn đề là ta cần biết trước ADR có thể có của mỗi loại thuốc để thận trọng trong sử dụng.
Để phát huy cao nhất tác dụng điều trị của thuốc và hạn chế thấp nhất ADR do thuốc gây ra,
người cao tuổi cần lưu ý:
* Không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, tốt nhất hãy dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ,
theo sự hướng dẫn của dược sĩ.
* Khi bác sĩ cho đơn thuốc, phải dùng đúng thuốc theo đơn đó. Không được tự ý dùng thêm
thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.
* Khi đang dùng thuốc, nếu thấy có những rối loạn, những phản ứng bất thường, không nên tự
ý bỏ, ngưng thuốc hoặc thay thế thuốc khác, mà nên trở lại khám bác sĩ đã chỉ định thuốc kể rõ sự
việc để bác sĩ cho hướng xử trí.
* Đối với một số ADR thuộc loại gây khó chịu, có thể áp dụng các biện pháp điều chỉnh sinh
hoạt ăn uống để khắc phục như: không làm việc đòi hỏi sự tập trung tỉnh táo nếu dùng thuốc gây
buồn ngủ, ăn nhiều rau cải, trái cây, uống nhiều nước nếu thuốc gây táo bón v.v… Người cao tuổi
có thể tham khảo ý kiến với bác sĩ, dược sĩ về các biện pháp khắc phục này.

×