Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Bảo đảm quyền con người bằng các quy định về các hình phạt không áp dụng với người chưa thành niên phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.39 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

LÊ THỊ THỊNH

BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI BẰNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ
HÌNH PHẠT KHƠNG ÁP DỤNG VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH
NIÊN PHẠM TỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2008 – 2012

Ngƣời hƣớng dẫn:

LÊ VŨ HUY
TRẦN NGỌC LAN TRANG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS: Bộ Luật Hình Sự
BLDS: Bộ Luật Dân Sự
BLLĐ: Bộ Luật Lao Động
GS.TS: Giáo Sƣ. Tiến Sĩ
PGS.TS: Phó Giáo Sƣ. Tiến Sĩ
Th.S: Thạc Sĩ
LS: Luật Sƣ
XHCN: Xã Hội Chủ Nghĩa


LHQ: Liên hợp Quốc
TNHS: Trách nhiệm hình sự
Nxb: Nhà xuất bản
Tr: trang


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................... 6

II.

Tình hình nghiên cứu ................................................................... 7

III.

Muc đích, nhiệm vụ, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu của luận
văn ............................................................................................... 8

IV.

Ý nghĩa thực tiễn của luận văn .................................................. 10

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH PHẠT CHÍNH VÀ VẤN ĐỀ
BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI CỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM
TỘI
1.1)


Khái qt chung về hình phạt chính ...................................................... 7

1.1.1)

Khái niệm, đặc điểm và mục đích của hình phạt ............................ 7

1.1.1.1) Khái niệm hình phạt .................................................................... 7
1.1.1.2) Đặc điểm của hình phạt ............................................................... 8
1.1.1.3) Mục đích của hình phạt ............................................................. 10
1.1.2)

Khái niệm và đặc điểm của hình phạt chính ................................. 11

1.1.2.1) Khái niệm hình phạt chính ........................................................ 11
1.1.2.2) Đặc điểm của hình phạt chính ................................................... 11
1.2)

Khái qt chung về quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên phạm tội
.............................................................................................................. 13

1.2.1)

Khái niệm quyền con ngƣời .......................................................... 13


1.2.1.1) Khái niệm quyền con ngƣời theo quan điểm pháp luật quốc
tế

................................................................................................... 13


1.2.1.2) Khái niệm quyền con ngƣời theo quan điểm pháp luật Việt
Nam

.................................................................................................... 15

1.2.2)

Khái niệm ngƣời chƣa thành niên ................................................. 16

1.2.3)

Khái niệm ngƣời chƣa thành niên phạm tội.................................. 19

1.2.4)

Quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên phạm tội ................ 20

1.2.4.1) Quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên ........................... 20
1.2.4.2) Quyền con ngƣời đặc thù của ngƣời chƣa thành niên phạm
tội

.................................................................................................... 25

CHƢƠNG 2: CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHƠNG ÁP DỤNG VỚI NGƢỜI
CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HỒN THIỆN
NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI
2.1)

Các hình phạt chính khơng áp dụng với ngƣời chƣa thành niên phạm tội

30

2.1.1)

Hình phạt tử hình .......................................................................... 30

2.1.1.1) Khái niệm .................................................................................. 30
2.1.1.2) Điều kiện áp dụng ..................................................................... 31
2.1.1.3) Nguyên nhân không áp dụng hình phạt tử hình với ngƣời chƣa
thành niên phạm tội ................................................................................. 33
2.1.1.4) Ý nghĩa của việc quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với
ngƣời chƣa thành niên phạm tội ............................................................. 35
2.1.2)

Hình phạt tù chung thân ................................................................ 38

2.1.2.1) Khái niệm .................................................................................. 38


2.1.2.2) Điều kiện áp dụng ..................................................................... 39
2.1.2.3) Nguyên nhân không áp dụng hình phạt tù chung thân với ngƣời
chƣa thành niên phạm tội ........................................................................ 40
2.1.2.4) Ý nghĩa của việc quy định khơng áp dụng hình phạt tù chung thân
đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội ................................................. 42
2.1.3)

Hình phạt tiền không áp dụng với ngƣời chƣa thành niên phạm tội từ

đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi.......................................................................... 44
2.1.3.1) Khái niệm .................................................................................. 44

2.1.3.2) Điều kiện áp dụng ..................................................................... 45
2.1.3.3) Nguyên nhân khơng áp dụng hình phạt tiền với ngƣời chƣa thành
niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi ......................................... 46
2.1.3.4) Ý nghĩa của việc quy định không áp dụng hình phạt tiền đối với
ngƣời chƣa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi ............ 48
2.2)

Những giải pháp hoàn thiện nhằm bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời

chƣa thành niên phạm tội. ............................................................................... 49
2.2.1)

Về hình phạt tiền ........................................................................... 50

2.2.2)

Về hình phạt tù có thời hạn ........................................................... 52

2.2.3)

Về hình phạt trục xuất ................................................................... 55

2.2.4)

Quan điểm của tác giả về việc nên hay không nên áp dụng hình phạt

tử hình, tăng mức án của hình phạt tù có thời hạn với ngƣời chƣa thành niên
phạm tội 56
2.2.5)


Các giải pháp khác ........................................................................ 61

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống hiện tại, xã hội đƣợc quản lý và vận hành bằng pháp luật,
pháp luật là tối thƣợng, con ngƣời sống và hành động theo pháp luật, đƣợc pháp
luật bảo vệ và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Bảo vệ con ngƣời là chức năng,
là nhiệm vụ của pháp luật ngay cả khi họ có hành vi vi phạm pháp luật. Để thực
hiện đƣợc chức năng, nhiệm vụ của mình pháp luật Việt Nam đã có rất nhiều các
quy định, các chính sách khoan hồng nhằm bảo vệ quyền con ngƣời, đặc biệt là
quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong việc xử lý hành vi vi
phạm pháp luật. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là sự phát triển của nền
kinh tế thị trƣờng với những mặt trái của nó đã làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến
sự phát triển của trẻ, tình trạng ngƣời chƣa thành niêm phạm tội đã trở thành mối
lo ngại của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.
Trong những năm gần đây, tình trạng ngƣời chƣa thành niên phạm tội
ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp, độ tuổi ngƣời chƣa thành niên phạm tội
ngày một trẻ hóa, địa bàn vi phạm pháp luật và tội phạm do ngƣời chƣa thành
niên thực hiện không chỉ xảy ra ở các thành phố, thị xã, mà còn xảy ra ở các vùng
nông thôn, kể cả vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, có một bộ phận ngƣời chƣa thành
niên đã tham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, tội phạm có sử dụng
bạo lực với tính chất cơn đồ, hung hãn, thực hiện các hành vi giết ngƣời, cƣớp của
gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng và đáng báo động.
Qua một số vụ án nghiêm trọng do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trong
thời gian gần đây, dƣ luận đã hết sức phẫn nộ và có rất nhiều các ý kiến khác
nhau trong việc muốn thay đổi các quy định của pháp luật về việc xử lý ngƣời

chƣa thành niên phạm tội để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tính răn
đe đối với các hành vi phạm tội. Tuy nhiên, việc thay đổi các quy định này lại ảnh
1


hƣởng nghiêm trọng đến các quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên, bởi vậy
việc tìm hiểu một cách có hệ thống về mặt lý luận các quy định của pháp luật, đặc
biệt là các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với ngƣời chƣa thành
niên phạm tội để tìm ra ngun nhân, mục đích và tầm quan trọng trong quy định
của luật về việc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội là việc làm hết sức cần
thiết nhằm xoa dịu các bức xúc của dƣ luận và để mọi ngƣời hiểu rõ hơn nữa về
các chính sách mà Đảng, Nhà nƣớc đặc biệt dành cho những ngƣời chƣa thành
niên – “thế hệ trẻ của tương lai đất nước”. Đề tài “Bảo đảm quyền con người
bằng các quy định về các hình phạt chính khơng áp dụng với người chưa thành
niên phạm tội” đƣợc xây dƣng, nghiên cứu một cách nỗ lực, nghiêm túc, khách
quan và khoa học nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của thực tiễn hiện nay.
II. Tình hình nghiên cứu
Các quy định đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội đƣợc quy định tại
Chƣơng X BLHS năm 1999. Trong khoa học pháp lý hình sự, chế định về ngƣời
chƣa thành niên đã đƣợc một số tác giả nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau trong
đó phải kể tới cuốn: Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam của viện
nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tƣ Pháp năm 1999, hay cuốn tăng cƣờng năng
lực hệ thống tƣ pháp ngƣời chƣa thành niên tại Việt Nam, thông tin khoa học
pháp lý của viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tƣ Pháp năm 2000… và một số
bài viết đƣợc đăng trên tạp chí Tịa án nhân dân của đồng tác giả Lê Cảm và Đỗ
Thị Phƣợng “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên” các số 20, 21, 22
năm 2004, bài viết pháp luật bảo vệ quyền con ngƣời - nghiêm cứu trƣờng hợp
ngƣời chƣa thành niên phạm tội của Thạc sỹ Vũ Thị Thu Quyên – học viện báo
chí và tun truyền, các cơng trình nghiên cứu trên đề cập tới nhiều khía cạnh
khác nhau về các quy định của pháp luật áp dụng với ngƣời chƣa thành niên,

nguyên nhân phạm tội của ngƣời chƣa thành niên và các biện pháp phòng ngƣời
2


tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện nhƣng chƣa có cơng trình nào đi sâu
nghiên cứu một cách tồn diện và có hệ thống việc bảo vệ quyền con ngƣời của
ngƣời chƣa thành niên trong việc quy định một số hình phạt chính khơng áp dụng
đối với hành vi phạm tội của họ. Điều này cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục
nghiên cứu sâu hơn nữa và toàn diện hơn nữa để từng bƣớc hoàn thiện quy định
của luật nhằm bảo vệ quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên phạm tội tốt
hơn trong quy định của luật cũng nhƣ trong thực tiễn áp dụng.
Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu của

III.

luận văn
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là dựa trên các cơ sở lý luận và thực
tiễn áp dụng, phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trong
việc bảo đảm quyền con ngƣời đối với ngƣời chƣa thành niên, thông qua việc quy
định về một số hình phạt chính khơng áp dụng với ngƣời chƣa thành niên phạm
tội từ đó làm cho ngƣời đọc hiểu rõ hơn về đƣờng lối chính sách của pháp luật
trong việc xử lý vi phạm với ngƣời chƣa thành niên phạm tội.
Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt đƣợc mục đích trên, tác giả của luận văn đã đặt ra và giải quyết
một số nhiệm vụ sau đây:
-

Làm sáng tỏ một số vấn đề chung về bảo vệ quyền con ngƣời thông


qua việc quy định về một số hình phạt chính khơng áp dụng với ngƣời chƣa thành
niên phạm tội nhƣ: Khái quát chung về hình phạt, khái niệm về quyền con ngƣời,
khái niệm ngƣời chƣa thành niên, khái niệm ngƣời chƣa thành niên phạm tội,
quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên trong các văn bản pháp luật quốc tế,

3


quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên trong các văn bản pháp luật Việt
Nam, quyền con ngƣời đặc thù của ngƣời chƣa thành niên phạm tội.
-

Phân tích rõ các hình phạt chính khơng áp dụng với ngƣời chƣa thành

niên phạm tội nhƣ: Tìm hiều về khái niệm, đặc điểm nguyên nhân cũng nhƣ ý
nghĩa của việc không áp dụng các hình phạt chính đó với ngƣời chƣa thành niên
phạm tội.
-

Nhận xét, đánh giá các điểm tiến bộ trong quy định của pháp luật hình

sự Việt Nam đối với việc bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên
phạm tội, so sánh với pháp luật hình sự của một số nƣớc trên thế giới.
-

Nhận xét thực trạng tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện

trong thời gian gần đây và những luồng quan điểm, ý kiến đánh giá liên quan tới
quy định của luật áp dụng với ngƣời chƣa thành niên phạm tội.
-


Tìm hiểu một số hạn chế trong quy định của luật nhằm đƣa ra những

giải pháp hoàn thiện và nâng cao hơn nữa việc bảo đảm quyền con ngƣời của
ngƣời chƣa thành niên phạm tội trong quy định của luật cũng nhƣ thực tế áp dụng.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trong tƣ pháp hình sự Việt Nam, bảo vệ quyền con ngƣời của ngƣời chƣa
thành niên có rất nhiều vấn đề và khía cạnh khác nhau, trong phạm vi luận văn
của mình tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu việc bảo đảm quyền con ngƣời thơng
qua việc quy định về một số hình phạt chính không áp dụng đối với ngƣời chƣa
thành niên phạm tội dƣới góc độ quy định của luật hình sự.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
Mac – LêNin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật, dựa trên đƣờng
lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về bảo đảm quyền công dân,

4


quyền con ngƣời đặc biệt là quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên phạm
tội.
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phân
tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê.
IV.

Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn tập trung tìm hiểu về các quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành

niên phạm tội đƣợc ghi nhận trong các Cơng ƣớc quốc tế của LHQ. Phân tích,

đánh giá các quy định về những hình phạt chính theo quy định của pháp luật hình
sự Việt Nam khơng áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội nhằm bảo
đảm các quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Từ đó, tìm ra
những điểm tích cực cũng nhƣ những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về những hình phạt chính khơng áp dụng với ngƣời chƣa
thành niên phạm tội để có những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa
những quy định của luật nhằm bảo đảm tối đa các quyền con ngƣời của ngƣời
chƣa thành niên phạm tội theo chuẩn mực chung của các văn bản pháp luật quốc
tế mà Việt Nam là thành viên.
Bố cục của luận văn
Luận văn gồm những phần sau: Mục lục, danh mục những từ viết tắt,
Phần mở đầu, Nội dung, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo.
Phần nội dung gồm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái qt chung về hình phạt chính và vấn đề bảo đảm quyền con
ngƣời của ngƣời chƣa thành niên phạm tội.

5


Chƣơng 2: Các hình phạt chính khơng áp dụng với ngƣời chƣa thành niên phạm
tội và những giải pháp hoàn thiện nhằm bảo đảm quyền con ngƣời.

6


CHƢƠNG 1:

KHÁI QT CHUNG VỀ HÌNH PHẠT CHÍNH VÀ VẤN

ĐỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI CỦA NGƢỜI CHƢA THÀNH

NIÊN PHẠM TỘI
1.1)

Khái qt chung về hình phạt chính

1.1.1)

Khái niệm, đặc điểm và mục đích của hình phạt
1.1.1.1)

Khái niệm hình phạt

Trong các chế độ xã hội có Nhà nƣớc, hình phạt ln đƣợc sử dụng là
công cụ hữu hiệu nhất để giữ gìn trật tự xã hội. Mỗi Nhà nƣớc khác nhau thì có hệ
thống hình phạt khác nhau, tuy nhiên hình phạt ln có điểm chung, nó là biện
pháp nghiêm khắc nhất để trừng phạt đối với những ngƣời gây hại cho xã hội, cho
tập thể hay cho cá nhân. Trong pháp luật hình sự Việt Nam, trƣớc khi BLHS năm
1999 ra đời, khái niệm về hình phạt mới chỉ dừng lại ở các khái niệm khoa học do
các nhà nghiên cứu đƣa ra trong quá trình giảng dạy hay các cơng trình nghiên
cứu của mình.
GS.TS Đỗ Ngọc Quang xem: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế rất
nghiêm khắc của Nhà Nước được quy định trong luật hình sự do Tịa án áp dụng
đối với người phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế những quyền và lợi ích nhất
định với mục đích là cải tạo giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân” [5, tr
2].
PGS.TS Võ Khánh Vinh đƣa ra khái niệm: “Hình phạt là biện pháp cưỡng
chế do Tịa án quyết định trong bản án đối với người có lỗi trong việc thực hiện
tội phạm và được thể hiện ở việc tước đoạt hoặc hạn chế các quyền lợi ích do luật
quy định đối với người bị kết án” [5, tr 2].


7


PGS.TS Nguyễn Ngọc Hịa và TS.Lê Thị Sơn xem: “Hình phạt là biện
pháp cưỡng chế Nhà nước được luật hình sự quy định và do Tịa án áp dụng có
nội dung tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội nhằm trừng trị,
giáo dục họ, cũng như nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh
chống và phòng ngừa tội phạm” [5, tr 2]
BLHS Việt Nam năm 1999 ra đời lần đầu tiên đã quy định một cách
chính thức khái niệm hình phạt trong một điều luật, là cơ sở phân biệt hình phạt
với các biện pháp cƣỡng chế khác của Nhà nƣớc. Điều 26 BLHS năm 1999 quy
định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm
tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định
trong BLHS và do Tòa án quyết định”.
Từ quy định của luật có thể khái quát về hình phạt nhƣ sau: Hình phạt là
biện pháp cƣỡng chế Nhà nƣớc nghiêm khắc nhất đƣợc quy định trong luật hình
sự, do Tịa án nhân danh Nhà nƣớc tun trong bản án đối với chính ngƣời có lỗi
trong việc thực hiện tội phạm, tƣớc bỏ hoặc hạn chế những quyền, lợi ích nhất
định của ngƣời bị kết án để thực hiện mục đích cải tạo, giáo dục ngƣời phạm tội
và mục đích phịng ngừa chung. [10, tr 52].
1.1.1.2)

Đặc điểm của hình phạt

Từ định nghĩa khoa học nói trên về khái niệm hình phạt cho thấy, hình
phạt có các đặc điểm dƣới đây:
Đặc điểm thứ nhất: Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc nhất
của Nhà nƣớc. Tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện trƣớc hết ở chỗ, hình
phạt có thể tƣớc bỏ hoặc hạn chế những quyền và lợi ích thiết thân nhất của ngƣời

bị kết án nhƣ quyền tự do thơng qua việc áp dụng hình phạt tù, cấm cƣ trú; tƣớc
quyền sở hữu thông qua việc áp dụng hình phạt tiền, tịch thu tài sản; thậm chí có
8


thể tƣớc đoạt cả quyền sống của ngƣời bị kết án thơng qua việc áp dụng hình phạt
tử hình. Bên cạnh đó, việc áp dụng hình phạt cịn để lại hậu quả pháp lý bất lợi
cho ngƣời bị kết án đó là án tích trong một khoảng thời gian nhất định.
Đặc điểm thứ hai: Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế hình sự do vậy hình
phạt phải đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự. BLHS Việt Nam là văn bản duy
nhất quy định hình phạt đối với ngƣời phạm tội, chúng đƣợc quy định ở cả phần
chung và phần các tội phạm gồm 344 Điều. Hình phạt áp dụng đối với ngƣời
phạm tội phải đƣợc quy định trong BLHS và phải tuân theo mọi dấu hiệu mà luật
quy định. Khơng ai có quyền áp dụng các hình phạt ngồi những hình phạt mà
BLHS đã quy định. Và trong mọi trƣờng hợp khơng đƣợc áp dụng hình phạt đối
với hành vi không đƣợc BLHS quy định là tội phạm.
Đặc điểm thứ ba: Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế do Tòa án áp dụng.
Cơ quan duy nhất đƣợc Nhà nƣớc trao quyền, thay mặt cho Nhà nƣớc áp dụng
hình phạt đối với ngƣời phạm tội là Tòa án. Điều này đƣợc Điều 127 Hiến pháp
1992 quy định rất cụ thể : “Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa
phương, các Tịa qn sự và các Tồ khác do luật định là những cơ quan xét xử
của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Luật tổ chức Tòa án năm 2002 cũng xác
định tại Điều 1: “chỉ có Tịa án mới có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự, hơn
nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính”. Nhƣ vậy, theo chức năng thì
Tịa án là cơ quan duy nhất đƣợc Nhà nƣớc trao trách nhiệm xét xử, giải quyết các
vụ án hình sự và đƣợc quyền áp dụng hình phạt đối với ngƣời phạm tội. Ngồi
Tịa án, khơng một cơ quan nào khác đƣợc quyền áp dụng hình phạt đối với ngƣời
phạm tội.
Đặc điểm thứ tư: Hình phạt chỉ áp dụng với cá nhân ngƣời phạm tội. Theo
quy định của luật hình sự Việt Nam thì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá

nhân, Điều 2 BLHS quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình
9


sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”, vì vậy hình phạt chỉ có thể đƣợc
áp dụng với chính cá nhân ngƣời phạm tội, chứ khơng đƣợc phép áp dụng với tập
thể, với các thành viên gia đình hay với các ngƣời thân khác của ngƣời phạm tội.
Ngoài ra, hình phạt do Tịa án quyết định đối với ngƣời phạm tội phải
đƣợc tun cơng khai tại phiên tịa bằng một bản án, quá trình xét xử và quyết
định hình phạt của Tịa án phải tn thủ nghiêm ngặt các thủ tục đƣợc quy định
tại BLTTHS năm 2003.
1.1.1.3)

Mục đích của hình phạt

Mục đích của hình phạt là kết quả cuối cùng mà Nhà nƣớc mong muốn
đạt đƣợc khi quy định hình phạt đối với tội phạm và áp dụng hình phạt đối với
ngƣời phạm tội.
Điều 27 BLHS năm 1999 quy định: “Hình phạt khơng chỉ nhằm trừng trị
người phạm tội mà cịn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức
tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hộ chủ nghĩa, ngăn ngừa họ
phạm tội mới. Hình phạt cịn nhằm giáo dục người khác tơn trọng pháp luật, đấu
tranh phịng ngừa tội phạm”.
Theo quy định tại điều 27 BLHS thì hình phạt có hai mục đích chính, đó
là mục đích phịng ngừa riêng và mục đích phịng ngừa chung. Mục đích phịng
ngừa riêng của hình phạt là mục đích trừng trị và mục đích cải tạo, giáo dục ngƣời
phạm tội trở thành ngƣời có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các
quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Bên cạnh đó hình
phạt cịn có mục đích phịng ngừa chung thể hiện ở chỗ: Hình phạt cịn nhằm giáo
dục ngƣời khác tơn trọng pháp luật, đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm.


10


1.1.2)

Khái niệm và đặc điểm của hình phạt chính
1.1.2.1)

Khái niệm hình phạt chính

Trong hệ thống hình phạt của Việt Nam gồm các hình phạt đƣợc phân
thành hai nhóm là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Trong phạm vi đề tài
luận văn của mình, tác giả chỉ đề cập tới một số vấn đề cơ bản liên quan tới quy
định về hình phạt chính.
Theo quy định của BLHS năm 1999 hiện hành, chúng ta mới chỉ có quy
định về khái niệm hình phạt mà chƣa có quy định về khái niệm hình phạt chính,
trong khoa học pháp lý có đƣa ra một số cách hiểu khái quát về hình phạt chính
nhƣ sau:
Tập bài giảng Trách Nhiệm Hình Sự và Hình Phạt, Trƣờng Đại Học Luật
TP. Hồ Chí Minh xem: “Hình phạt chính là loại hình được áp dụng chính thức
cho tội phạm và được Tòa án tuyên một cách độc lập, với mỗi một tội phạm cụ
thể thì chỉ được áp dụng một hình phạt chính” [1, tr 25].
LS.ThS. Trịnh Quốc Toản xem: “Hình phạt chính là hình phạt dược áp
dụng một cách độc lập, không phụ thuộc vào các loại hình phạt khác. Đối với mỗi
một tội phạm Tịa án chỉ có thể áp dụng một hình phạt chính” [10, tr 57].
Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu: “Hình phạt chính là biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong BLHS do Tòa án áp dụng
với người phạm tội. Hình phạt chính được tun độc lập khơng phụ thuộc vào
hình phạt bổ sung, với mỗi tội phạm chỉ có thể tun một hình phạt chính”.

1.1.2.2)

Đặc điểm của hình phạt chính

Ngồi các đặc điểm chung của hình phạt, hình phạt chính cịn có một số
đặc điểm sau:
11


- Hình phạt chính là hình phạt giữ vị trí quan trọng trong hệ thống hình
phạt Việt Nam, nó là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nƣớc có thể
đƣợc áp dụng đối với ngƣời có hành vi phạm tội. Hình phạt chính thể hiện đầy đủ
nhất mục đích trừng trị, giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội và ngăn ngừa họ phạm
tội mới cũng nhƣ giáo dục ngƣời khác tn thủ pháp luật. Hình phạt chính đƣợc
tun độc lập cho mỗi tội phạm mà không phụ thuộc vào hình phạt nào khác
trong hệ thống hình phạt.
- Mỗi tội phạm chỉ có thể tun một hình phạt chính, nếu trong tội
phạm đó có quy định nhiều hình phạt chính dƣới dạng chế tài lựa chọn để áp dụng
với một hành vi phạm tội, thì Tịa án chỉ đƣợc lựa chọn một trong các hình phạt
chính đó. Ví dụ: Khoản 1, Điều 93 BLHS năm 1999 quy định: “Người nào giết
người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm
đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”, trong trƣờng hợp này Tịa án chỉ
đƣợc lựa chọn tù có thời hạn hoặc tù chung thân hoặc tử hình mà khơng đƣợc áp
dụng cả ba hình phạt này đối với tội giết ngƣời theo khoản 1 Điều 93 BLHS.
Khoản 3, Điều 28 BLHS năm 1999 cũng có quy định: “Đối với mỗi tội phạm,
người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc
một số hình phạt bổ sung”.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 BLHS năm 1999 hình phạt chính
bao gồm:
1) Cảnh cáo quy định tại điều 29 BLHS

2) Phạt tiền quy định tại điều 30 BLHS
3) Cải tạo không giam giữ quy định tại điều 31 BLHS
4) Trục xuất quy định tại điều 32 BLHS

12


5) Tù có thời hạn quy định tại điều 33 BLHS
6) Tù chung thân quy định tại điều 34 BLHS
7) Tử hình quy định tại điều 35 BLHS
Nhƣ vậy, hình phạt chính đƣợc sắp xếp theo trật tự tăng dần về mức độ
nghiêm khắc, tính hệ thống này thể hiện đƣờng lối của Nhà nƣớc ta là kết hợp
hài hòa giữa phƣơng pháp giáo dục, thuyết phục với phƣơng pháp cƣỡng chế,
quy định này cũng hƣớng sự thận trọng của Tịa án khi quyết định hình phạt đảm
bảo hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội.
1.2)

Khái quát chung về quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên phạm tội

1.2.1)

Khái niệm quyền con ngƣời
Quyền con ngƣời là thành tựu chung của cả loài ngƣời, là kết tinh của nền

văn minh nhân loại, đƣợc hình thành và phát triển cùng với xã hội loài ngƣời. Mỗi
thời đại, mỗi quốc gia quyền con ngƣời đƣợc ghi nhận và đảm bảo ở những mức
độ khác nhau. Trong khoa học pháp lý, các quyền con ngƣời đƣợc hiểu đó là
những quyền mà pháp luật cần phải thừa nhận đối với tất cả các thể nhân, đó là
quyền tối thiểu mà các cá nhân phải có, những quyền mà các nhà lập pháp không

đƣợc phép xâm hại.
1.2.1.1)

Khái niệm quyền con ngƣời theo quan điểm pháp luật quốc tế

Các quyền con ngƣời cơ bản đã đƣợc đề cập đến từ rất sớm trong các văn
bản pháp lý quốc tế quan trọng, trƣớc hết cần phải kể đến quyền con ngƣời trong
Bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ với khẳng định mạnh mẽ: “Chúng tôi
khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng, mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng, tạo hóa đã ban cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được trong
13


những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 cũng đã khẳng
định một nội dung tƣơng tự về quyền con ngƣời: “Người ta sinh ra tự do và bình
đẳng về quyền lợi và phải ln ln được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Dựa trên các quy định về quyền con ngƣời đƣợc ghi nhận trong các văn
bản pháp lý của những nƣớc phát triển, LHQ đã ban hành một văn bản pháp lý
quốc tế quan trọng về quyền con ngƣời đó là Tun ngơn thế giới về quyền con
ngƣời hay cịn gọi là Tun ngơn nhân quyền đƣợc Đại hội đồng LHQ thông qua
ngày 10/12/1948, đây là văn kiện đầu tiên trong các văn bản luật quốc tế về quyền
con ngƣời. Theo bản Tun ngơn nhân quyền thì quyền con ngƣời gồm các quyền
cơ bản và quan trọng nhƣ: Quyền sống, quyền tự do, quyền an toàn cá nhân (Điều
3), mục tiêu của tuyên ngôn là làm cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tôn trọng và
bảo đảm thực hiện quyền con ngƣời. Bên cạnh đó, cịn phải kể đến hai Công ƣớc
quốc tế quan trọng là Công ƣớc quốc tế về những quyền dân sự và chính trị đƣợc
Đại hội đồng LHQ thơng qua ngày 16/12/1966, có hiệu lực từ ngày 23/03/1976 và
Công ƣớc quốc tế về những quyền kinh tế văn hóa xã hội hội đƣợc Đại hội đồng
LHQ thơng qua ngày 16/12/1966 có hiệu lực từ ngày 03/01/1976. Đây là những

văn bản pháp lý quốc tế quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện các quyền con ngƣời
trên thực tế và bảo đảm rằng quyền con ngƣời sẽ không thể bị xâm phạm hay tƣớc
đoạt bởi một ai.
Văn phòng cao ủy LHQ về quyền con ngƣời đã đƣa ra một khái niệm cụ
thể về quyền con ngƣời dựa vào các đặc tính cơ bản của nó theo đó: “Quyền con
người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các
nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân
phẩm, những sự cho phép và tự do cơ bản của con người”. Nhƣ vậy, quyền con

14


ngƣời đều có khi con ngƣời vừa đƣợc sinh ra, bởi họ là con ngƣời và quyền đó
đƣợc cơng nhận trên phạm vi toàn cầu.
1.2.1.2)

Khái niệm quyền con ngƣời theo quan điểm pháp luật Việt

Nam
Tại Việt Nam quyền con ngƣời cũng đã đƣợc đề cập đến từ rất sớm, trong
Bản tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945 của nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa
chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định một chân lý mới có ý nghĩa thời đại đó là:
“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”, đây phải đƣợc coi là quyền tự
nhiên của dân tộc và là những quyền con ngƣời cơ bản của dân tộc Việt nam.
Quyền con ngƣời và bảo đảm thực hiện quyền con ngƣời luôn là vấn đề
đƣợc Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam coi trọng và đánh giá cao. Do đó ngay trong bản
Hiến pháp đầu tiên của nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1946, chúng ta
đã dành một chƣơng riêng để ghi nhận các quyền cơ bản của con ngƣời thông qua
việc quy định về quyền lợi của công dân đƣợc thể hiện từ điều 6 tới điều 16 của

Hiến pháp, các quyền cơ bản này ngày càng đƣợc thể hiện rõ nét và hoàn thiện
dần trong các bản Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992. Đặc biệt,
Hiến pháp 1992 (đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị Quyết số
51/2001/NQ10 của Quốc hội ngày 25/12/2001), đã dành một điều riêng nói về
quyền con ngƣời, đây cũng là lần đầu tiên khái niệm quyền con ngƣời xuất hiện
trong văn bản pháp lý của Việt Nam một cách cụ thể, rõ ràng điều 50 hiến pháp
1992 quy định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con
người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hố và xã hội được tơn trọng, thể hiện ở
các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”.
Trong lĩnh vực khoa học - pháp lý, khái niệm quyền con ngƣời cũng đƣợc
một số nhà khoa học - pháp lý hiểu nhƣ sau:
15


PGS-TS Nguyễn Văn Động sau khi phân tích một loạt các văn bản chính
trị - pháp lý của LHQ về nhân quyền đã đƣa ra một số nhận xét chung về quyền
con ngƣời nhƣ sau: Quyền con người là những giá trị quý báu được thừa nhận
chung bởi toàn thế giới, đồng thời gắn bó chặt chẽ với sự tồn tại và phát triển của
mỗi cá nhân, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và cả cộng đồng quốc tế; Trực tiếp liên
quan tới các lĩnh vực sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người và góp phần
quan trọng vào sự hình thành và phát triển tính cách, tính nhân đạo và nhân văn
của con người; Các quyền con người tạo thành một hệ thống thống nhất quan hệ
tác động lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau, đồng thời vừa là tiền đề, điều kiện của
nhau, vừa là hệ quả của nhau. v.v… [5, tr 52, 53].
TS Trần Quang Tiệp đƣa ra định nghĩa ngắn gọn, cụ thể và khá đầy đủ
nhƣ sau: “Quyền con người là những đặc lợi vốn có tự nhiên mà chỉ con người
mới được hưởng trong những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất
định” [12, tr 14]
Từ việc tìm hiểu về quyền con ngƣời trong các văn bản pháp luật quốc tế,
trong các văn bản pháp luật Việt Nam và cách lý giải của một số nhà khoa học pháp lý, có thể hiểu khái niệm quyền con ngƣời nhƣ sau: “Quyền con người là

những đặc lợi vốn có tự nhiên mà chỉ con người mới được hưởng trong những
điều kiện chính trị, kinh tế, văn hố xã hội nhất định. Quyền con người vừa mang
tính tự nhiên vừa mang tính xã hội, vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc
thù, vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính nhân loại và thống nhất với quyền
dân tộc cơ bản” [7, tr 13]
1.2.2)

Khái niệm ngƣời chƣa thành niên
Cho đến nay khi bàn về khái niệm ngƣời chƣa thành niên vẫn có nhiều ý

kiến khác nhau, pháp luật ở mỗi quốc gia có những tiêu chí cụ thể quy định về

16


ngƣời chƣa thành niên khác nhau, đa số các quốc gia đều ghi nhận trong hệ thống
pháp luật độ tuổi đƣợc coi là ngƣời chƣa thành niên.
Trong pháp luật quốc tế, ngƣời chƣa thành niên và trẻ em đồng nhất với
nhau về độ tuổi.
Điều 1 Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em đƣợc Đại hội Đồng LHQ thông
qua ngày 20/11/1989 có quy định: “Trong phạm vi cơng ước này, trẻ em có nghĩa
là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng
đối với trẻ em đó quy định dộ tuổi thành niên sớm hơn”.
Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của LHQ về việc áp dụng pháp luật đối với
ngƣời chƣa thành niên (còn gọi là quy tắc Bắc Kinh), đƣợc Đại hội Đồng LHQ
thông qua ngày 29/11/1985 nêu rõ: “Người chưa thành niên là trẻ em hay người ít
tuổi tùy theo từng hệ thống pháp luật có thể bị xét xử về phạm pháp theo một
phương thức khác với việc xét xử người lớn” [Quy tắc số 2.2 mục a].
Quy tắc tối thiểu phổ biến của LHQ về bảo vệ ngƣời chƣa thành niên bị
tƣớc đoạt quyền tự do thông qua ngày 14/12/1990 quy định cụ thể: “Người chưa

thành niên là người dưới 18 tuổi, giới hạn tuổi dưới mức này cần phải được pháp
luật xác định và không được tước quyền tự do của người chưa thành niên”. [Quy
tắc 2.1 mục a]
Có thể thấy rằng, khi đƣa ra khái niệm trẻ em hay ngƣời chƣa thành niên,
trong pháp luật quốc tế không dựa vào đặc điểm tâm, sinh lý hay sự phát triển về
thể chất, tinh thần mà trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua độ tuổi để xác định đó là
trẻ em hay ngƣời chƣa thành niên nhằm phân biệt với ngƣời đã thành niên, kể cả
khái niệm trẻ em hay khái niệm ngƣời chƣa thành niên đều giới hạn độ tuổi là
dƣới 18 tuổi.

17


Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm ngƣời chƣa thành niên đƣợc xác
định trong nhiều văn bản luật khác nhau nhƣ: Điều 18 BLDS năm 2005 quy định:
“Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người
chưa thành niên”, Điều 68 BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
“Người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách
nhiệm hình sự”, Điều 119 BLLĐ năm 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2002, năm
2006, năm 2007 quy định: “Người lao động chưa thành niên là người dưới 18
tuổi”...Các văn bản pháp luật đều quy định tuổi của ngƣời chƣa thành niên là
dƣới 18 tuổi và trong từng lĩnh vực cụ thể đều có những chế định pháp luật hoặc
các quy định riêng cho ngƣời chƣa thành niên.
Từ việc tìm hiểu về khái niệm ngƣời chƣa thành niên trong văn bản pháp
luật quốc tế cũng nhƣ trong văn bản pháp luật Việt Nam, tác giả có thể khẳng
định và đi đến kết luận: trẻ em theo chuẩn mực Quốc tế (cụ thể trong Công ƣớc
Quốc tế về quyền trẻ em) là ngƣời chƣa thành niên theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
Theo quy định của văn bản pháp luật quốc tế thì ngƣời chƣa thành niên và
trẻ em đồng nhất với nhau về độ tuổi, còn theo quy định của pháp luật Việt Nam

ngƣời chƣa thành niên và trẻ em không đồng nhất với nhau về độ tuổi vì thế đã
gây khơng ít khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật do cách hiểu không thống
nhất về phạm vi giữa khái niệm trẻ em và khái niệm ngƣời chƣa thành niên.
Trong BLDS, BLLĐ, BLHS của Việt Nam đều xác định ngƣời chƣa thành niên là
những ngƣời dƣới 18 tuổi, còn theo quy định tại Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em năm 2004 thì: “Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt
nam dưới 16 tuổi”, từ quy định này của luật cho phép chúng ta khẳng định rằng
khái niệm trẻ em theo pháp luật Việt Nam có nội hàm hẹp hơn so với khái niệm
ngƣời chƣa thành niên (dƣới 16 tuổi so với dƣới 18 tuổi), điều này có nghĩa là
18


ngƣời chƣa thành niên bao gồm cả trẻ em và việc bảo bảo đảm quyền con ngƣời
của ngƣời chƣa thành niên cũng chính là bảo đảm quyền con ngƣời của trẻ em.
Nhƣ vậy, thông qua các quy định trong các Công ƣớc của Liên hợp quốc
và các văn bản pháp luật Việt Nam, chúng ta có thể kết luận: "Người chưa thành
niên là người chưa đủ 18 tuổi".
1.2.3)

Khái niệm ngƣời chƣa thành niên phạm tội
Khoản 1, Điều 8 BLHS 1999 khẳng định: Tội phạm là hành vi nguy hiểm

cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ. Về mặt nguyên tắc, mọi ngƣời phạm tội đều bình đẳng
trƣớc pháp luật, khơng phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngƣỡng, tôn giáo, thành
phần, địa vị xã hội. Tuy nhiên, đối với trƣờng hợp ngƣời phạm tội là ngƣời chƣa
thành niên, Nhà nƣớc có chính sách xử lý riêng, căn cứ vào đặc điểm đặc thù của
sự phát triển tâm sinh lý con ngƣời ở độ tuổi này cũng nhƣ đƣờng lối, chính sách,
pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Một ngƣời chỉ đƣợc coi là ngƣời chƣa thành niên phạm tội khi họ thỏa
mãn các điều kiện dƣới đây:
-

Họ là ngƣời chƣa thành niên, tức là những ngƣời chƣa đủ 18 tuổi

-

Đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tức đã đủ 14 tuổi trở lên đến
dƣới 18 tuổi

-

Đã thực hiện hành vi mà luật hình sự quy định là tội phạm.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ngƣời chƣa thành niên là ngƣời
dƣới 18 tuổi. Ngƣời chƣa thành niên phạm tội là ngƣời dƣới 18 tuổi, đã thực hiện
hành vi phạm tội, thỏa mãn các điều kiện chủ thể của tội phạm, tức là họ phải có
19


năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên (đến chƣa đủ 16) đối với
trƣờng hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
hoặc từ đủ 16 tuổi trở lên đối với mọi tội phạm. Điều 68 BLHS quy định: “Người
chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chịu trách nhiệm hình sự
theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của
Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này”.
Nhƣ thế, theo tinh thần của điều luật nêu trên, tác giả có thể đi đến kết
luận: Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 18
tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu TNHS, đã thực hiện một tội

phạm.
1.2.4)

Quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên phạm tội
1.2.4.1)

Quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên

Ngƣời chƣa thành niên là nhóm ngƣời cần đƣợc quan tâm, bảo vệ đặc biệt
không chỉ bằng các quy định của pháp luật quốc gia mà còn đƣợc bảo vệ bằng các
quy định của pháp luật quốc tế. Vì vậy khi tìm hiểu về quyền con ngƣời của
ngƣời chƣa thành niên chúng ta có thể tiếp cận các quyền này ở hai góc độ pháp
luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
o Trong pháp luật quốc tế cụ thể tại Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ
em năm 1989
Nhƣ đã phân tích ở phần trên, trẻ em theo văn bản pháp luật quốc tế tức là
ngƣời chƣa thành niên theo quy định của pháp luật Việt Nam vì vậy trong văn bản
pháp luật quốc tế tác giả xin đƣợc sử dụng thuật ngữ “trẻ em” cho phù hợp với
quy định của Công ƣớc về mặt thuật ngữ. Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em đƣợc
Đại hội đồng Liên hợp quốc thơng qua theo Nghị quyết số 44/25 ngày 20/11/1989
và có hiệu lực kể từ ngày 02/9/1990, Công ƣớc chỉ gồm 54 điều nhƣng trong đó
20


×