Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Các biện pháp pháp lý chống trục lợi bảo hiểm nhân thọ cơ sở lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
-----------***------------

LÂM HỒ NGỌC KHÁNH

CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ
CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thƣơng Mại

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
-----------***----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ
CHỐNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: LÂM HỒ NGỌC KHÁNH

KHÓA



: 35

MSSV: 1055010120

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN : ThS. PHAN PHƢƠNG NAM

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Lâm Hồ Ngọc Khánh – sinh viên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh, Khoa Luật Thương Mại, Khóa 35 (2010 – 2014), là tác giả của Khóa luận tốt
nghiệp Cử nhân Luật – Chuyên ngành Luật Thương Mại – Đề tài: Các biện pháp
pháp lý chông trục lợi bảo hiểm nhân thọ - Cơ sở lý luận và thực tiễn được trình
bày trong tài liệu này ( sau đây gọi là “Khóa luận”).
Tơi xin cam đoan tất cả nội dung trong Khóa luận này hồn tồn được phát triển
và hình thành từ những quan điểm cá nhân của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của
ThS. Phan Phương Nam – Giảng viên Khoa Luật Thương Mại, Trường Đại học Luật
TP. Hồ Chí Minh.
Trong Khóa luận có trích dẫn , sử dụng một số ý kiến, quan điểm khoa học của
một số tác giả. Sự trích dẫn này được thể hiện cụ thể trong Danh mục tài liệu tham
khảo và tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Các số liệu và kết quả có được trong Khóa luận này là hoàn toàn trung thực.

Sinh viên thực hiện

Lâm Hồ Ngọc Khánh



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật Chuyên ngành Luật Thương
Mại với đề tài “Các biện pháp pháp lý chống trục lợi bảo hiểm nhân thọ - Cơ sở lý
luận và thực tiễn” này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các Thầy
Cô giảng viên Tổ bộ môn Luật Tài chính – Ngân hàng, Khoa Luật Thương Mại,
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt cảm ơn ThS. Phan Phan Phương Nam
– giảng viên hướng dẫn khoa học và ThS. Võ Trung Tín – cố vấn học tập lớp Thương
Mại 11/2 đã tận tình giúp đỡ tơi trong thời gian thực hiện Khóa luận.
Bên cạnh đó, tơi xin gửi lời cảm ơn đến Gia đình, bạn bè đã bên cạnh để tơi có
thể hồn thành Khóa luận này.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn.

Sinh viên thực hiện

Lâm Hồ Ngọc Khánh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Doanh nghiệp bảo hiểm

DNBH


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ CHỐNG
TRỤC LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ.......................................................................... 5
1.1. Nhận diện trục lợi Bảo hiểm nhân thọ và các hình thức trục lợi Bảo hiểm
nhân thọ........................................................................................................................... 5
1.1.1 Khái quát về trục lợi bảo hiểm nhân thọ ............................................................... 5

1.1.1.1 Khái niệm và nguồn gốc của trục lợi bảo hiểm nhân thọ ................................... 5
1.1.1.2 Đặc điểm của trục lợi bảo hiểm nhân thọ ........................................................... 9
1.1.2 Các hình thức trục lợi bảo hiểm nhân thọ .......................................................... 11
1.1.2.1 Các hình thức trục lợi đối với “quyền được hỗ trợ viện phí và phẫu thuật”..... 11
1.1.2.2 Hình thức trục lợi đối với “quyền lợi tử vong”................................................. 13
1.1.2.3 Hình thức trục lợi đối với “quyền lợi thương tật toàn bộ và vĩnh viễn” ........... 17
1.2. Các biện pháp pháp lý chống trục lợi Bảo hiểm nhân thọ .............................. 19
1.2.1 Sự cần thiết đặt ra các biện pháp pháp lý chống trục lợi bảo hiểm nhân thọ .... 19
1.2.1.1 Xuất phát từ sự non trẻ của loại hình Bảo hiểm nhân thọ và sự gia tăng hoạt
động trục lợi đối với loại hình này ở Việt Nam ............................................................. 19
1.2.1.2 Xuất phát từ bản chất nguy hại của hoạt động trục lợi bảo hiểm nhân thọ ...... 20
1.2.1.3 Xuất phát từ những thiệt hại to lớn mà hoạt động trục lợi bảo hiểm nhân thọ đã
và sẽ gây ra cho nền kinh tế quốc gia ............................................................................ 21
1.2.2 Các biện pháp pháp lý chống trục lợi bảo hiểm nhân thọ .................................. 22
1.2.2.1 Biện pháp pháp lý chống trục lợi bảo hiểm nhân thọ theo quy định của pháp
luật kinh doanh bảo hiểm ............................................................................................... 22
1.2.2.2 Các chế tài hành chính, hình sự ........................................................................ 29
1.3. Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................... 31
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG TRỤC LỢI BẢO
HIỂM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN .................................................................... 33


2.1. Thực trạng về các biện pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm nhân thọ ......... 33
2.1.1 Thực trạng về các biện pháp chống trục lợi bảo hiệm được quy định trong pháp
luật kinh doanh bảo hiểm ............................................................................................... 33
2.1.1.1 Về nghĩa vụ cung cấp thông tin của người tham gia bảo hiểm......................... 33
2.1.1.2 Về quyền từ chối chi trả bảo hiểm của Doanh nghiệp bảo hiểm. ..................... 41
2.1.2 Thực trạng về các biện pháp chống trục lợi bảo hiểm được quy định trong pháp
luật hành chính và hình sự ............................................................................................. 44
2.2. Kiến nghị hoàn thiện ........................................................................................... 47

2.2.1 Kiến nghị hoàn thiện về pháp luật ...................................................................... 47
2.2.1.1 Đối với pháp luật kinh doanh bảo hiểm ............................................................ 47
2.2.1.2 Đối với pháp luật hình sự và hành chính .......................................................... 49
2.2.2 Kiến nghị thành lập một trung tâm lưu trữ thông tin về bảo hiểm ..................... 52
2.3. Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................... 54
PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................................... 55


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc sống luôn tồn tại những rủi ro, biến cố mà không ai có thể lường trước được
như tai nạn, bệnh tật... Và khi những biến cố kể trên xảy ra đối với một người thì nó
thường kéo theo những mất mát, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đối với bản thân họ.
Điều này dẫn đến hệ quả là người đó hoặc gia đình của họ sẽ phải đối mặt với những
khó khăn nhất định về tài chính. Đây là lý do mà vì sao loại hình bảo hiểm nhân thọ
được đặt ra. Trong loại hình bảo hiểm này, Doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) cam kết
một sự bảo vệ về mặt tài chính đối với những người tham gia bảo hiểm và gia đình họ
trước những rủi ro, mất mát xảy ra trong cuộc sống.
Ở Việt Nam, bảo hiểm nhân thọ xuất hiện muộn hơn so với những loại hình bảo
hiểm khác1. Tuy vậy, thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam luôn là một thị trường
sôi nổi, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngồi. Chính vì điều này mà
nhu cầu về một hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân
thọ được xem là hết sức cần thiết. Từ lẽ đó, Quốc hội đã ban hành Luật kinh doanh bảo
hiểm năm 2000 để đáp ứng nhu cầu này. Trải qua một khoảng thời gian áp dụng, năm
2010, Luật kinh doanh bảo hiểm được sửa đổi, bổ sung để ngày càng trở nên hoàn
thiện hơn. Song song với việc ban hành văn bản luật, Các cơ quan Nhà nước cũng đã
cho ra đời một hệ thống các văn bản hướng dẫn để cụ thể hóa luật này. Tuy nhiên, trên
thực tế, hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm vẫn chưa thể bao quát, điều chỉnh hết
tất cả những sai phạm, tiêu cực xảy ra trong hoạt động bảo hiểm nhân thọ mà một trong
số đó chính là hành vi “trục lợi bảo hiểm nhân thọ”. Một điều rất rõ ràng rằng trong

những năm gần đây, trục lợi bảo hiểm nhân thọ đã và đang để lại những thiệt hại to lớn
đối với quyền lợi của các DNBH và hơn hết là đe dọa đến trật tự và sự ổn định của thị
trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam. Cho nên, để đối kháng lại hành vi tiêu cực kể
trên, các biện pháp pháp lý chống trục lợi bảo hiểm nhân thọ phải được đặt ra và phải
được quy định một cách chặt chẽ.
Đó cũng là lý do vì sao người viết chọn đề tài: “Các biện pháp pháp lý chống
trục lợi bảo hiểm nhân thọ - cơ sở lý luận và thực tiễn” để làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình. Trong nội dung của khóa luận này, người viết sẽ lần lượt làm rõ
những vấn đề lý luận liên quan đến trục lợi bảo hiểm và các biện pháp pháp lý chống
lại hành vi trục lợi bảo hiểm nhân thọ, từ đó nghiên cứu về thực trạng quy định và áp
dụng các biện pháp này để đưa ra những giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về
1

Mãi đến năm 1996 thì loại hình bảo hiểm nhân thọ mới xuất hiện cùng với sự ra đời của Tổng công ty Bảo Việt
nhân thọ - một Công ty bảo hiểm có 100% vốn đầu tư của Nhà nước.

Trang 1


chống trục lợi bảo hiểm nhân thọ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các DNBH
nhân thọ trên thị trường Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Bảo hiểm nhân thọ ở nước ta là một loại hình bảo hiểm khá mới mẻ trên thị
trường bảo hiểm Việt Nam. Điều này được thể hiện qua việc số lượng văn bản quy
phạm pháp luật điều chỉnh về loại hình này là rất ít và cịn rất nhiều kẻ hở. Cho nên,
vấn đề trục lợi bảo hiểm nhân thọ nói riêng và bảo hiểm nhân thọ nói chung là một vấn
đề ít được đề cập trong các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam. Tuy vậy, điều này không
đồng nghĩa với việc bảo hiểm nhân thọ không dành được nhiều sự quan tâm của các tác
giả, các nhà nghiên cứu ở trong nước. Cụ thể, người viết xin dẫn ra một số đề tài tiêu
biểu.

Đối với nội dung liên quan đến những khái niệm cơ bản về bảo hiểm nhân thọ thì
những đề tài nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề này bao gồm:


Trần Trọng Khối – Đồn Thị Thu Hương (2008), Giáo trình bảo hiểm, trường
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội;



Nguyễn Việt Vượng (2006), Giáo trình kinh tế bảo hiểm, Đại học Cơng Đồn;



Nguyễn Văn Định (2009), Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm, Đại học
Kinh tế Quốc dân;



Trương Mộc Lâm – Lưu Nguyên Khánh (2001), Một số điều cần biết về pháp lý
trong kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kê;

Đối với nội dung liên quan đến trục lợi bảo hiểm nhân thọ và các biện pháp pháp
lý chống trục lợi bảo hiểm nhân thọ thì những đề tài, bài viết sau sẽ đề cập đến vấn đề
này:
‒ Đường Minh Giới, (2013), “Tội phạm hoá hành vi trục lợi bảo hiểm – một số
vấn đề lý luận và thực tiễn”, kỷ yếu Hội thảo khoa học phòng chống gian lận
bảo hiểm nhân thọ - những vấn đề lý luận và thực tiễn;
‒ Nguyễn Ngọc Hà – Mai Thị Lệ Quyên, (2013), “ Nhận diện trục lợi bảo hiểm
và một số kiến nghị”, kỷ yếu Hội thảo khoa học phòng chống gian lận bảo hiểm
nhân thọ - những vấn đề lý luận và thực tiễn;


Trang 2


‒ Đặng Công Hùng – Lê Văn Sáng (2013), “Một số giải pháp phòng ngừa trục lợi
bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay”, kỷ yếu Hội thảo khoa học phòng chống gian
lận bảo hiểm nhân thọ - những vấn đề lý luận và thực tiễn;
‒ Dỗn Hồng Nhung (2013), “hồn thiện quy định pháp luật nhằm phòng ngừa,
ngăn chặn trục lợi bảo hiểm”, kỷ yếu Hội thảo khoa học phòng chống gian lận
bảo hiểm nhân thọ - những vấn đề lý luận và thực tiễn;
‒ Nguyễn Thị Nhung (2011), Trục lợi bảo hiểm tài sản và các biện pháp pháp lý
chống trục lợi bảo hiểm tài sản – Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật Đại học luật
Thành phố Hồ Chí Minh.
‒ Trần Vũ Hải (2008), “các nội dung chưa hợp lý của Luật kinh doanh bảo hiểm”,
tạp chí Nghiên cứu lập pháp (số 130), tr. 38 – 43;
‒ Phí Thị Quỳnh Nga (2006), “Những bất cập của điều khoản loại trừ trách nhiệm
bảo hiểm trong luật kinh doanh bảo hiểm”, Nghiên cứu lập pháp (số 85), tr. 51 –
55;
‒ Nguyễn Thị Thủy (2006), “Chống trục lợi bảo hiểm tài sản trong luật kinh
doanh bảo hiểm”, Nghiên cứu lập pháp (số 83), tr. 21 – 29;
Có thể thấy, các đề tài nghiên cứu, bài viết được dẫn ra ở trên có một đặc điểm
chung là chỉ đưa ra những nhận thức cơ bản về trục lợi bảo hiểm nhân thọ gồm các dấu
hiệu, hành vi, chủ thể thực hiện chứ chưa có sự phân tích sâu sắc, kỹ lưỡng về các biện
pháp pháp lý chống lại các hoạt động trục lợi này. Có chăng đó chỉ là sự đề cập một
cách chung chung các biện pháp chứ không chỉ ra từng biện pháp cụ thể, cũng như
nhận xét những ưu điểm, nhược điểm mà các biện pháp này đem lại. Từ lẽ đó, trong
phạm vi khóa luận này, người viết mong muốn xem xét hành vi trục lợi bảo hiểm nhân
thọ ở một góc độ khác theo hướng nghiên cứu cụ thể từng biện pháp pháp lý chống lại
hành vi trục lợi bảo hiểm.
3. Mục tiêu nghiên cứu

Với việc chon đề tài: “Các biện pháp pháp lý chống trục lợi bảo hiểm nhân
thọ - cơ sở lý luận và thực tiễn”, người viết sẽ tập trung nghiên cứu về các đặc điểm,
hình thức của các biện pháp pháp lý chống trục lợi bảo hiểm nhân thọ được quy định
trong pháp luật Việt Nam và nguyên nhân của sự cần thiết đặt ra các biện pháp này,
cũng như phân tích điểm bất cập, thiếu sót của những quy định trên từ đó đề xuất các
giải pháp, định hướng hồn thiện đối với pháp luật chống trục lợi bảo hiểm nhân thọ.
Bên cạnh, để làm rõ hơn cho nội dung đề tài, người viết cũng trình bày sơ lược về
Trang 3


những nguyên tắc hoạt động cơ bản của loại hình bảo hiểm nhân thọ, đồng thời phân
tích những dấu hiệu, hậu quả và chủ thể thực hiện của các thủ đoạn trục lợi bảo hiểm
nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Xuất phát từ mục đích nghiên cứu kể trên, để làm rõ cho
những luận điểm, luận cứ được đặt ra trong nội dung của khóa luận, người viết sẽ tập
trung phân tích những quy định của pháp luật về khái niệm của trục lợi bảo hiểm nhân
thọ và các biện pháp chống trục lợi bảo hiểm nhân thọ, bên cạnh đó người viết cũng có
sự tham khảo, xem xét những vụ việc thực tiễn liên quan đến hoạt động trục lợi bảo
hiểm nhân thọ. Ngoài ra, người viết cũng quan tâm đến những vấn đề cơ bản về lý
thuyết, nguyên lý hoạt động của trục lợi bảo hiểm nhân thọ.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của nội dung khóa luận này chỉ được
giới hạn ở phạm vi nguồn luật trong nước và các tình huống thực tiễn xảy ra trên lãnh
thổ Việt Nam về các biện pháp lý chính chống trục lợi bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên,
người viết cũng sẽ viện dẫn đến một số quy định của pháp luật nước ngoài và các vụ
việc về trục lợi bảo hiểm xảy ra tại một số Quốc gia trên Thế Giới để tạo sự so sánh
cũng như mở rộng vấn đề cần nghiên cứu. Những vấn đề khác liên quan đến bảo hiểm
nhân thọ nhưng khơng có nội dung liên quan đến các biện pháp pháp lý chống trục lợi
bảo hiểm nhân thọ như tính phí bảo hiểm, tính lãi suất, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ hoa hồng…
sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Người viết sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác –
Lê Nin làm nền tảng cho việc nghiên cứu. Bên cạnh, người viết cũng sử dụng một số
phương pháp khoa học khác để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này như: quan sát,
phân tích, đánh giá, tổng hợp tài liệu…
6. Kết cấu đề tài
Bên cạnh Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, lời cảm ơn, lời
cam đoan thì nội dung chính của khóa luận này gồm hai Chương:


Chương 1: Cơ sở lý luận về các biện pháp pháp lý chống trục lợi bảo hiểm nhân
thọ;



Chương 2: Thực trạng về các biện pháp pháp lý chống trục lợi bảo hiểm nhân thọ
và kiến nghị hoàn thiện.
Trang 4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÁP LÝ CHỐNG TRỤC LỢI
BẢO HIỂM NHÂN THỌ
1.1. Nhận diện trục lợi Bảo hiểm nhân thọ và các hình thức trục lợi Bảo hiểm
nhân thọ
1.1.1 Khái quát về trục lợi bảo hiểm nhân thọ
1.1.1.1 Khái niệm và nguồn gốc của trục lợi bảo hiểm nhân thọ
Có thể thấy, bản chất của hoạt động bảo hiểm nhân thọ xuất phát từ một giải pháp
có tên là “chia sẻ rủi ro” (risk pooling). Theo đó, khi một cá nhân gặp phải một số sự
kiện trong cuộc sống như tử vong, bệnh tật, thương tật…mà những sự kiện này gây ra

những mất mát, thiệt hại nhất định về tài chính, thì họ có thể chuyển những thiệt hại
(transfer risks) trên cho Doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nếu như họ có tham gia vào
quan hệ bảo hiểm nhân thọ với DNBH đó. Hay nói cách khác, đó là phương thức
phịng tránh được rủi ro thơng qua việc “chuyển giao rủi ro bằng bảo hiểm2”. Rõ ràng,
DNBH nhận thức được rằng, không phải tất cả những khách hàng tham gia bảo hiểm
nhân thọ đều phải đối mặt với những rủi ro sẽ xảy ra, mà trên thực tế chỉ có một số ít
khách hàng mới phải chịu những rủi ro này. Từ lẽ đó, DNBH sẽ dùng các khoản phí
gom góp được từ tất cả khách hàng của mình để đứng ra bù đắp cho những thiệt hại về
tài chính đối với những khách hàng nào gặp phải những rủi ro đã được dự liệu sẵn
trong Hợp đồng bảo hiểm3. Như vậy, với nguyên lý hoạt động này, bảo hiểm nhân thọ
mặc nhiên trở thành một công cụ để bảo vệ cá nhân trước những rủi ro, mất mát, thiệt
hại xảy ra trong cuộc sống của họ với điều kiện khách hàng phải hoàn thành đầy đủ
nghĩa vụ trả phí với DNBH và những rủi ro đó phải được dự liệu sẵn trong Hợp đồng
bảo hiểm.
Xuất phát từ bản chất của hoạt bảo hiểm nhân thọ được nêu ở trên, hoạt động bảo
hiểm nhân thọ phải được thiết lập trên cơ sở thoả thuận bình đẳng giữa người tham gia
bảo hiểm và DNBH. Khi một cá nhân quyết định tham gia vào quan hệ bảo hiểm nhân
thọ thì giữa họ và DNBH phải đạt đến sự thống nhất về một số vấn đề nhất định. Cụ
thể, cá nhân phải cho thấy sự đồng ý của mình đối với sản phẩm bảo hiểm mà họ muốn
tham gia, ngược lại DNBH cũng phải thể hiện sự chấp nhận bảo hiểm cho cá nhân đó.
Bên cạnh, giữa cá nhân và DNBH cũng phải thống nhất với nhau về giá trị bảo hiểm,
2

Trần Trọng Khối – Đồn Thị Thu Hương (2008), Giáo trình bảo hiểm, trường Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội, Hà Nội, tr. 8.
3
Harriet E.Jones – Dani L.Long (1999), Priciples od Insurance: Life, Health, and Anuities, LOMA, the United
States of America, tr. 157.

Trang 5



khoản phí mà cá nhân sẽ trả cho DNBH trong suốt thời kỳ bảo hiểm và quan trọng hơn
hết là thống nhất về vấn đề bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra4.
Từ lẽ đó, có thể thấy rằng, quan hệ bảo hiểm nhân thọ nói riêng và quan hệ bảo
hiểm nói chung được xem là một quan hệ Hợp đồng5, cho nên, nó phải được thực hiện
dựa trên những nguyên tắc của một quan hệ pháp luật dân sự thơng thường, cụ thể đó
là ngun tắc “thiện chí, trung thực6” trong quá trình giao kết, thực hiện Hợp đồng. Vì
vậy, bất kỳ một hành vi gian dối, giả tạo nào nhằm gây bất lợi cho bên còn lại trong
quan hệ để đạt được những lợi ích tài chính nhất định đều được xem là phi pháp.
Những hành vi này được gọi chung là “trục lợi bảo hiểm nhân thọ”.
Trước hết, xét về nguồn gốc của trục lợi bảo hiểm nhân thọ. Có thể thấy, rất khó
để xác định hành vi “trục lợi bảo hiểm nhân thọ” bắt đầu xuất hiện từ khi nào, do ai
thực hiện vì bảo hiểm nhân thọ thực chất cũng chỉ là một lĩnh vực trong hoạt động kinh
doanh bảo hiểm thương mại và xuất hiện khá muộn hơn so với những lĩnh vực bảo
hiểm khác. Tuy nhiên, các tài liệu liên quan tài chính cũng có một vài ghi nhận về
nguồn gốc của hành vi “trục lợi bảo hiểm” nói chung. Cụ thể, hành vi “trục lợi bảo
hiểm” đầu tiên xuất hiện từ năm 300 trước công nguyên tại Hy Lạp. Vào thời điểm
này, một thương nhân tên Hegestratos đã tham gia một hình thức bảo hiểm có tên là
“bảo hiểm trả phí bảo hiểm sau” – Bottomry7. Do hiểu được bản chất của hình thức bảo
hiểm mà mình đã tham gia, nên Hegestratos đã lên kế hoạch khơng đưa hàng hố lên
tàu và chủ động đánh chìm chiếc tàu của mình khi tàu đang trong chuyến hải hành để
tránh được nghĩa vụ trả nợ cho những người mà ông ta đã vay, đồng thời ơng ta sẽ bán
số hàng hố khơng được đưa lên tàu nhằm đem lại những khoản lợi nhuận bất chính
cho mình. Tuy nhiên, thủy thủ đã đồn phát hiện âm mưu của Hegestratos và sự việc bị
bại lộ8.
Xét về khái niệm, có thể thấy, cụm từ “trục lợi bảo hiểm” trong pháp luật Việt
Nam lần đầu tiên được đề cập đến tại Điều 15 Nghị định 113/2004/NĐ-CP của Chính
Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, quy
định này hướng dẫn về mức xử phạt đối với hành vi “trục lợi trong việc tham gia bảo

4

Harriet E.Jones – Dani L.Long, tlđd, p69.
Trần Ngọc Khánh Linh (2012), Pháp luật về giao kết Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư và thực tiễn
áp dụng – khoá luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 10.
6
Điều 6 Bộ luật dân sự.
7
Đây là một hình thức bảo hiểm hàng hải sơ khởi xuất phát từ Hy Lạp. Theo đó, thương nhân sẽ vay một khoản
tiền để bảo dưỡng tàu và thực hiện chuyến chở hàng bằng đường biển. Nếu như cả tàu và hàng đều về đến cảng
thì thương nhân đó phải trả cho người cho vay số tiền vay cộng với tiền lãi. Ngược lại, nếu như tàu không thể về
đến cảng do gặp một sự kiện bất khả kháng thì khoản vay xem như được xoá và người cho vay sẽ mất tiền của
mình.
8
Andrew Beattie, “the Pioneer of financial fraud”, Nguồn: Cập nhật vào lúc 18 giờ, ngày 09/7/2014.
5

Trang 6


hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm”. Bên
cạnh đó, Điều 4 Mục V Thông tư 31/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định
118/2003/NĐ-CP cũng định nghĩa rõ hơn về vấn đề “trục lợi bảo hiểm” như sau: Hành
vi trục lợi trong việc tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải
quyết khiếu nại bảo hiểm được hiểu là “hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm
thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, yêu cầu, giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả
tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm”.
Tuy nhiên, Nghị định 118/2003/NĐ-CP nêu trên đã hết hiệu lực đo đã bị thay thế
hoàn toàn bởi Nghị định số 41/2009/NĐ-CP và sau đó Nghị định 41/2009/NĐ-CP lại
tiếp tục bị thay thế bởi Nghị định 98/2013/NĐ-CP. Hệ quả là, Thông tư 31/2004/TTBTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 118/2003/NĐ-CP , cũng như khái niệm về “trục

lợi bảo hiểm” được đưa ra trong Thông tư đã bị mất giá trị pháp lý. Hiện nay, vấn đề
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được điều chỉnh bởi
Nghị định số 98/2013/NĐ-CP và Nghị định này hồn tồn khơng có một quy định nào
đưa ra định nghĩa rõ ràng về “trục lợi bảo hiểm” hay thậm chí là đề cập đến khái niệm
này. Như vậy, có thể thấy, pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành của Việt Nam đã
hoàn toàn bỏ ngõ trong việc định nghĩa về khái niệm “trục lợi bảo hiểm”.
Do thiếu sự nhất quán trong quy định của hệ thống pháp luật hiện hành nên hiện
nay việc hiểu và sử dụng khái niệm “trục lợi bảo hiểm”, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo
hiểm nhân thọ còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Ở đây, người viết chỉ xin đề cập
đến hai quan điểm lớn về vấn đề này:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: “trục lợi bảo hiểm” là hành vi gian dối nhằm kiếm
lợi bất hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Như vậy,
chủ thể thực hiện hành vi này có thể là người tham gia bảo hiểm (bao gồm ba chủ thể
nhỏ là ngƣời mua bảo hiểm, ngƣời đƣợc bảo hiểm và ngƣời thụ hƣởng9), nhân viên
của DNBH hoặc thậm chí là DNBH10. Có thể thấy, với quan điểm này thì hành vi “trục

9

Khác với các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ là một dạng quan hệ bảo hiểm có sự tham gia
của nhiều bên, chứ không phải lúc nào cũng bao gồm “bên bán” và “bên mua”. Theo đó, quan hệ bảo hiểm nhân
thọ có thể gồm những chủ thể sau: Doanh nghiệp bảo hiểm (insurer) – đây là chủ thể cung cấp sản phẩm bảo
hiểm, hay còn gọi là “bên bán”; Người được bảo hiển (insured) – đây là chủ thể có quyền lợi được bảo hiểm, khi
rủi ro xảy ra đối với chủ thể này thì việc giải quyết quyền lợi sẽ được đặt ra; Người mua bảo hiểm (Policy
Owner) – đây là chủ thể đứng tên trong Hợp đồng bảo hiểm với tư cách là “bên mua”, và thực hiện nghĩa vụ trả
phí cũng như thoả thuận với Doanh nghiệp bảo hiểm về các Điều khoản trong Hợp đồng; Người thụ hưởng
(Beneficiary) – là chủ thể nhận số tiền bảo hiểm khi giải quyết “quyền lợi tử vong” cho người được bảo hiểm.
Nguồn: John F. Dobbyn (2003), Insurance Law in a nutshell, Thompson West publisher, the United States of
America, tr. 7.
10
Nguyễn Ngọc Hà – Mai Thị Lệ Quyên, (2013), “ Nhận diện trục lợi bảo hiểm và một số kiến nghị”, kỷ yếu Hội

thảo khoa học phòng chống gian lận bảo hiểm nhân thọ - những vấn đề lý luận và thực tiễn, tr. 157.

Trang 7


lợi bảo hiểm” được hiểu giống như định nghĩa đã được đưa ra tại Thông tư
31/2004/TT-BTC và đây là một quan điểm được sử dụng rộng rãi.
Ngược lại, quan điểm thứ hai lại cho rằng: “trục lợi bảo hiểm” chỉ được hiểu là
hành vi trục lợi tiền bồi thường bảo hiểm từ phía người tham gia bảo hiểm. Những
người ủng hộ quan điểm này xem “trục lợi bảo hiểm” như là một trong những biểu
hiện của hoạt động “gian lận bảo hiểm”. Theo đó, “gian lận bảo hiểm” bao gồm hành
vi “trục lợi bảo hiểm” từ phía khách hàng, gian lận từ phía đại lý, nhân viên bảo
hiểm và gian lận từ phía DNBH. Đây là cách hiểu khơng được sử dụng phổ biến bởi
các chuyên gia pháp luật. Tuy nhiên, nó lại được sử dụng bởi một số DNBH trên thị
trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay11.
Từ hai quan điểm trên, theo ý kiến cá nhân, người viết cho rằng quan điểm thứ
hai là diễn tả rõ nhất khái niệm “trục lợi bảo hiểm nhân thọ” nói riêng và “trục lợi bảo
hiểm” nói chung. Theo đó, “trục lợi bảo hiểm” là một trong những biểu hiện của hoạt
động “gian lận bảo hiểm” và được hiểu là hành vi gian dối được thực hiện bởi người
tham gia bảo hiểm để yêu cầu giải quyết các khoản bồi thường từ DNBH nhằm thu lợi
bất chính cho mình. Sở dĩ người viết ủng hộ quan điểm này vì theo ý kiến cá nhân của
người viết đây là cách hiểu phù hợp với cách định nghĩa về “trục lợi bảo hiểm” và
“gian lận bảo hiểm” được quy định tại pháp luật của một số quốc gia phát triển về bảo
hiểm.
Cụ thể, Hiệp hội Bảo hiểm Quốc gia của Hoa Kỳ (Nationnal Association of
Insurance Commisioners – NIAC) sử dụng cụm từ “insurance fraud” để diễn tả khái
niệm “gian lận bảo hiểm”. Theo đó, tổ chức này định nghĩa “gian lận bảo hiểm” là một
hoạt động xảy ra khi một DNBH, Đại lý bảo hiểm hoặc người tham gia bảo hiểm thực
hiện những hành vi gian dối, lừa đảo nhằm thu những khoản lợi bất chính12. Ở đây, cần
lưu ý rằng, danh từ “fraud” mà tổ chức NIAC sử dụng được định nghĩa theo Từ điển

Kinh tế Kinh doanh Anh – Việt của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật là hành vi
“gian lận, lừa đảo”13. Như vậy, nếu dịch theo đúng nghĩa thì khái niệm “isurance
fraud” phải được hiểu là hoạt động “gian lận bảo hiểm” thì mới chính xác. Hơn nữa, để
diễn tả hành vi “trục lợi bảo hiểm” của khách hàng thì pháp luật kinh doanh bảo hiểm
của Hoa Kỳ khơng sử dụng cụm từ “insurance fraud” mà thay vào đó là cụm từ
“fraudulent claim”, tức là yêu cầu bồi thường bảo hiểm nhằm mục đích trục lợi. Theo
đó, hành vi này được thể hiện qua việc người tham gia bảo hiểm sẽ cố ý cung cấp
11

Prudential Việt Nam, (2013), “Phòng chống gian lận bảo hiểm nhân thọ dưới góc độ Doanh nghiệp bảo hiểm”,
kỷ yếu Hội thảo khoa học phòng chống gian lận bảo hiểm nhân thọ - những vấn đề lý luận và thực tiễn, tr. 22.
12
Nguồn: Cập nhật vào lúc 18 giờ, ngày 09/7/2014.
13
Nguyễn Đức Dỵ, (2000), Từ điển Kinh tế Kinh doanh Anh – Việt, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,
tr. 455.

Trang 8


những thơng tin sai lệch cho DNBH nhằm mục đích nhận được những khoảng chi trả
bảo hiểm từ DNBH đó14.
Do vậy, từ những phân tích trên về các quan điểm khác nhau về việc định nghĩa
đối với khái niệm “trục lợi bảo hiểm nhân thọ” và sự lý giải của người viết về việc lựa
chọn quan điểm nào là phù hợp, người viết xin tóm tắt một cách ngắn gọn khái niệm
trục lợi bảo hiểm như sau: Trục lợi bảo hiểm nhân thọ là hành vi gian dối đƣợc tiến
hành bởi ngƣời tham gia bảo hiểm để yêu cầu DNBH chi trả cho các quyền lợi
đƣợc bảo hiểm nhằm thu đƣợc những khoảng lợi nhuận bất chính.
1.1.1.2 Đặc điểm của trục lợi bảo hiểm nhân thọ
Có thể thấy, hoạt động “trục lợi bảo hiểm nhân thọ” nói riêng và hoạt động “trục

lợi bảo hiểm” nói chung mang một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, hành vi trục lợi bảo hiểm luôn là những hành vi cố ý lừa dối, đây là
“những hành vi của một chủ thể đưa ra những thông tin hoặc bằng chứng để người
khác tin rằng những thông tin, hoặc bằng chứng này là đúng sự thật15”.
Thứ hai, mục đích của hành vi trục lợi bảo hiểm là thu lợi bất chính. Cụ thể,
người trục lợi mong muốn được hưởng các quyền lợi tài chính mà đáng lẽ ra mình
khơng được hưởng hoặc quyền lợi tài chính lớn hơn quyền lợi mà mình được hưởng16.
Thứ ba, hành vi trục lợi bảo hiểm gây thiệt hại trực tiếp đến quyền lợi chính đáng
của DNBH vì DNBH sẽ là người phải chi trả cho những khoảng lợi bất chính mà người
trục lợi có được bằng việc tiến hành các thủ đoạn trục lợi.
Ngoài ra, hành vi “trục lợi bảo hiểm nhân thọ” nói riêng cũng mang một số đặc
trưng riêng biệt so với các hành vi trục lợi bảo hiểm thông thường.
Thứ nhất, hoạt động trục lợi bảo hiểm là một hoạt động được tiến hành bởi người
tham gia bảo hiểm. Cụ thể, hoạt động này được thực hiện bởi các chủ thể bao gồm:
người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng từ Hợp đồng bảo hiểm.
Những chủ thể này có thể thực hiện hành vi trục lợi một cách riêng lẻ hoặc móc nối,
phối hợp với nhau để cùng thực hiện. Lý do để người viết khẳng định rằng hành vi trục
lợi bảo hiểm có thể được tiến hành cùng một lúc bởi ba chủ thể trên là vì quyền lợi của
14

Harriet E.Jones – Dani L.Long, (1999), Priciples od Insurance: Life, Health, and Anuities, LOMA, United
States of America, tr. 232.
15
Nguyễn Thị Thuỷ (2006), “chống trục lợi bảo hiểm tài sản trong Luật kinh doanh bảo hiểm”, Nghiên cứu lập
pháp, tr.103.
16
Nguyễn Thị Nhung (2012), Trục lợi bảo hiểm tài sản và các biện pháp pháp lý chống trục lợi bảo hiểm tài sản
– Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Luật, trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 13.

Trang 9



những người này có liên hệ mật thiết với nhau và thậm chí trong một số trường hợp là
những người thân trong cùng một gia đình. Do đó, việc họ móc nối để cùng thực hiện
thủ đoạn trục lợi là có thể xảy ra.
Thứ hai, hành vi trục lợi bảo hiểm có thể được tiến hành bởi sự giúp sức của các
chủ thể khác không liên quan đến quan hệ bảo hiểm. Đó có thể là những người có thẩm
quyền trong Cơ quan Nhà nước (trong trường hợp người trục lợi móc nối với cơ quan
hộ tịch tại địa phương để yêu cầu họ ban hành những tài liệu chứng minh rằng người
được bảo hiểm đã quan đời), nhân viên y tế của các trung tâm y tế (trong trường hợp
trục lợi cố tình tạo ra những hồ sơ bệnh án cho thấy người được bảo hiểm bị bệnh và
phải điều trị tại trung tâm y tế mặc dù trên thực tế họ không hề gặp bất cứ vấn đề gì về
sức khoẻ) và kể cả nhân viên Đại lý của DNBH…
Thứ ba, do đối tượng của bảo hiểm nhân thọ là tính mạng, tuổi thọ của con
người17 cho nên hoạt động trục lợi bảo hiểm luôn tác động đến những yếu tố gắn liền
với tính mạng, sức khoẻ của người được bảo hiểm. Có thể thấy, trong bảo hiểm nhân
thọ, việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm được đặt ra nếu như người được bảo hiểm gặp
phải những rủi ro trong cuộc sống mà những rủi ro đó gây thiệt hại, tổn thất đến sức
khoẻ, tính mạng của họ và đây cũng là yếu tố phân biệt giữa bảo hiểm nhân thọ vả bảo
hiểm phi nhân thọ. Ví dụ: trong bảo hiểm tài sản, đối tượng được bảo hiểm là tài sản,
hay bảo hiểm trách nhiệm dân sự có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm tài chính đối
với người thứ ba18. Do đó, để trục lợi bảo hiểm nhân thọ thì người trục lợi phải tác
động đến những yếu tố liên quan đến tính mạng, sức khoẻ của người được bảo hiểm
như làm giả, làm sai lệch những tài liệu thể hiện tình trạng sức khoẻ của người được
bảo hiểm hoặc che giấu những thông tin về bệnh tật, tai nạn của người được bảo hiểm.
Thứ tư, thông thường hành vi trục lợi bảo hiểm nhân thọ chỉ nhắm vào tính bảo
vệ của hoạt động bảo hiểm nhân thọ. Có thể thấy, bảo hiểm nhân thọ khơng những là
một phương thức để bảo vệ người được bảo hiểm khỏi mọi rủi ro về tính mạng sức
khoẻ xảy ra trong cuộc sống mà còn là một cách thức để người được bảo hiểm tiết
kiệm cho các khoản chi tiêu của mình thơng qua việc đóng phí bảo hiểm định kỳ và rút

ra tại một thời điểm được dự liệu trong Hợp đồng19. Đây cũng là một yếu tố đặc trưng
giúp phân biệt bảo hiểm nhân thọ với các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ khác. Tuy
nhiên, khi hoạt động trục lợi bảo hiểm nhân thọ diễn ra, người trục lợi chủ yếu nhắm
vào tính bảo vệ của bảo hiểm nhân thọ. Thông thường, họ chỉ tập trung vào yếu tố, chi

17

Trần Ngọc Khánh Linh (2012), tlđd, tr. 7.
Trần Ngọc Khánh Linh (2012), tlđd, tr.7.
19
John F. Dobbyn (2003), Insurance Law in a nutshell, Thompson West publisher, the United States of America,
tr. 7.
18

Trang 10


tiết có ảnh hưởng đến sự kiện bảo hiểm như bệnh tật, thương tật, tử vong để từ đó yêu
cầu DNBH giải quyết các quyền lợi bảo hiểm theo thoả thuận của Hợp đồng.
1.1.2 Các hình thức trục lợi bảo hiểm nhân thọ
Như đã trình bày, Bảo hiểm nhân thọ là một loại hình bảo hiểm được đặt ra để bù
đắp cho những thiệt hại về tài chính khi người tham gia bảo hiểm gặp phải những rủi ro
xảy ra trong thời kỳ bảo hiểm như ốm đau, bệnh tật hay tử vong…Chính vì điều này
mà các DNBH đã xây dựng những quy định để giải quyết những quyền lợi của người
tham gia bảo hiểm khi xảy ra các sự kiện trên. Hiện nay, việc giải quyết quyền lợi bảo
hiểm của các DNBH ở Việt Nam được thể hiện qua ba hình thức gồm:


Quyền lợi hỗ trợ viện phí và phẫu thuật;




Quyền lợi tử vong; và



Quyền lợi thương tật toàn bộ và vĩnh viễn.

Từ những hình thức giải quyết quyền lợi kể trên, người tham gia bảo hiểm đã lợi
dụng việc được chi trả tiền bảo hiểm đối với các quyền lợi này để tiến hành trục lợi với
nhiều cách thức, thủ đoạn khác nhau. Người viết sẽ phân tích những thủ đoạn trục lợi
đối với từng quyền lợi được nêu trên ba phần sau đây:
1.1.2.1 Các hình thức trục lợi đối với “quyền được hỗ trợ viện phí và phẫu
thuật”
Trước khi làm rõ các hình thức trục lợi đối loại quyền lợi này, người viết xin giới
thiệu những lý thuyết cơ bản về “quyền lợi hỗ trợ tiền viện phí và phẫu thuật” đối với
người được bảo hiểm.
Có thể thấy, trong cuộc sống, việc gặp phải những rủi ro như bệnh tật, tai nạn là
không thể tránh khỏi. Cho nên, nếu chẳng may những biến cố này xảy ra thì một cá
nhân khó có khả năng để trang trải cho những chi phí liên quan đến việc nằm viện, điều
trị, phẫu thuật để khắc phục những hậu quả mà biến cố đó đem lại. Hơn nữa, họ càng
khó có thể bù đắp được những thiệt hại về thu nhập trong suốt quá trình nằm viện hay
phẫu thuật. Từ lẽ đó, “quyền lợi hỗ trợ tiền viện phí và phẫu thuật” (medical expense
coverage) được đặt ra đối với bảo hiểm nhân thọ để bảo vệ người được bảo hiểm khỏi

Trang 11


những tốn thất về tài chính khi họ phải trải qua một giai đoạn khắc phục những rủi ro
về bệnh tật, tai nạn20.

Với quyền lợi này, người được bảo hiểm sẽ được DNHH hỗ trợ các khoản chi phí
hợp lý liên quan đến viện phí, phẫu thuật, chăm sóc đặc biệt khi họ gặp những rủi ro về
bệnh tật, tai nạn và bắt buộc phải điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, để được giải quyết
quyền lợi, người được bảo hiểm phải chứng minh được rằng mình đã trải qua một quá
trình điều trị tại các trung tâm y tế, bệnh viện. Tức là, họ phải có hồ sơ bệnh án được
lưu trữ tại bệnh viện; giấy báo xuất viện, nhập viện và các hố đơn, biên nhận cho chi
phí điều trị tại bệnh viện đó.
Như vậy, để tiến hành trục lợi bảo hiểm, người được bảo hiểm sẽ dùng những
cách thức, biện pháp để đáp ứng những yêu cầu trên nhằm đem lại cho mình những
khoản lợi ích vật chất phi pháp. Các thủ đoạn trục lợi bảo hiểm có thể bao gồm một số
hình thức sau:
Thứ nhất, người trục lợi bảo hiểm nhân thọ móc nối với phía nhân viên y tế của
bệnh viện để được “nằm viện” dài ngày với mục đích hưởng “quyền lợi hỗ trợ tiền viện
phí” nhiều hơn trong khi trên thực tế họ bị những bệnh rất thơng thường. Có thể thấy,
việc chi trả “quyền lợi hỗ trợ tiền viện phí” phụ thuộc vào thời gian nằm viện của
người tham gia bảo hiểm21. Cho nên, nếu như số ngày nằm viện càng nhiều thì số tiền
chi trả cho quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm được nhận sẽ càng lớn. Do đó, để
trục lợi bảo hiểm cho mình, người được bảo hiểm sẽ chủ động cấu kết với nhân viên y
tế để được “ở lại” bệnh viện dài ngày22 mặc dù họ bị những bệnh rất nhẹ như viêm
họng, đau khớp…và hoàn tồn có thể điều trị ngoại trú, chứ khơng cần phải nhập viện
để điều trị nội trú.
Thứ hai, người trục lợi bảo hiểm nhân thọ cũng cấu kết với nhân viên y tế để lập
nên những hồ sơ nằm viện “khống” trong khi trên thực tế họ không được điều trị ngày
nào do khơng có bệnh tật, tai nạn gì. Có thể xem đây là một thủ đoạn trục lợi hết sức
tinh vi và có sự phối hợp rất chặt chẽ với phía bệnh viện nhằm đem lại khoản lợi bất
20

Harriet E.Jones – Dani L.Long (1999), Priciples od Insurance: Life, Health, and Anuities, LOMA, United
States of America, trg. 340.
21

Ví dụ trong gói sản phẩm “Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ” của Cơng ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential thì số tiền
mà Prudential chi trả cho “quyền lợi hỗ trợ tiền viện phí của khách hàng” sẽ bằng số tiền bảo hiểm nhân với số
ngày nằm viện của người tham gia bảo hiểm. Cụ thể: ông A tham bảo hiểm với sối tiền 200.000 đồng, ông A nằm
viện 5 ngày để điều trị bệnh viêm phổi. Như vậy, số tiền ông A được hỗ trợ sẽ bằng 200.000 x 5 = 1.000.000
đồng. Nguồn:
Cập nhật
vào lúc 18 giờ, ngày 09/7/2014.
22
Prudential Việt Nam (2013), “Các hình thức trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay và quan hệ phối
hợp giữa các Doanh nghiệp bảo hiểm với các cơ quan thực thi pháp luật trong phòng chống trục lợi bảo hiểm
nhân thọ”, tlđd, tr. 2.

Trang 12


chính cho người trục lợi. Như đã phân tích ở trên, để được giải quyết “quyền lợi hỗ trợ
tiền viện phí, phẫu thuật”, người được bảo hiểm phải chứng minh rằng mình đã được
điều trị tại bệnh viện, trung tâm y tế do rủi ro từ bệnh tật hay tai nạn. Do đó, nếu người
được bảo hiểm khơng có bệnh tật, tai nạn gì và khơng được điều trị tại bệnh viện thì
việc chi trả quyền lợi sẽ khơng phát sinh. Tuy nhiên, để thực hiện thủ đoạn trục lợi,
người được bảo hiểm đã sẵn sàng móc nối với nhân viên y tế, yêu cầu họ lập ra những
hồ sơ bệnh án khống, chứa đầy đủ thông tin về bệnh tật, cũng như cách điều trị cho họ
mặc dù họ khơng gặp phải những rủi ro nào. Bên cạnh đó, thủ đoạn trục lợi này cũng
cần sự “hỗ trợ” từ phía nhân viên đại lý của DNBH. Bởi lẽ, Đại lý của DNBH là người
có thể nắm bắt rõ tình hình của khách hàng, do đó, họ có thể biết được khách hàng có
thực sự gặp rủi ro về bệnh tật, tai nạn hay không. Cho nên, để dựng nên một “tình
huống” hồn hảo nhằm mục đích trục lợi, người trục lợi khơng những phải móc nối với
nhân viên y tế của bệnh viện mà cịn phải móc nối với Đại lý của DNBH nhằm chứng
minh rằng mình thật sự gặp những rủi ro về bệnh tật, tai nạn và được điều trị tại bệnh
viện, trung tâm y tế đó.

Thứ ba, người trục lợi bảo hiểm chủ động làm giấy ra viện giả, hồ sơ bệnh án giả.
Với thủ đoạn này, người trục lợi không nhận được sự “giúp sức” từ phía nhân viên y tế
của bệnh viện, tuy nhiên, họ có thể liên hệ với những đường dây bên ngoài để làm ra
những văn bản, giấy tờ giả mạo của Cơ quan Nhà nước. Ở đây, cần lưu ý rằng, đây chỉ
là những bệnh án, giấy ra viện giả mạo, tức là trên thực tế sẽ khơng có một hồ sơ bệnh
án nào được lưu trữ tại bệnh viện. Do đó, thủ đoạn trục lợi này rất dễ bị DNBH phát
hiện nếu như công tác điều tra, thu thập tài liệu được thực hiện một cách kỹ lưỡng.
Trên đây, là những hình thức trục lợi đặc trưng đối với “quyền lợi được hỗ trợ
tiền viện phí và phẫu thuật” trong Bảo hiểm nhân thọ. Có thể thấy, đây là một thủ đoạn
trục lợi phổ biến nhất vì nó rất dễ để thực hiện và theo như nhận định của một số
DNBH thì thủ đoạn trục lợi đối với loại quyền lợi này là một vấn đề đáng báo động23.
1.1.2.2 Hình thức trục lợi đối với “quyền lợi tử vong”
Như đã phân tích ở những phần trên, bản chất của bảo hiểm nhân thọ là bảo vệ
một người khỏi những sự thiệt hại về tài chính khi rủi ro xảy ra trong cuộc sống. Rủi ro
đó có thể là thương tật, tai nạn…và thậm chí là cái chết. Trong bảo hiểm nhân thọ, cái
chết của người được bảo hiểm là một trong sự kiện bảo hiểm làm sinh nghĩa vụ chi trả
số tiền bảo hiểm đối đối với DNBH24. Đây được gọi là “quyền lợi tử vong” (death
23

Prudential Việt Nam (2013), “Các hình thức trục lợi bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay và quan hệ phối
hợp giữa các Doanh nghiệp bảo hiểm với các cơ quan thực thi pháp luật trong phòng chống trục lợi bảo hiểm
nhân thọ”, tlđd, tr. 1.
24
Harriet E.Jones – Dani L.Long (1999), tlđd, tr.8.

Trang 13


benefits). Theo đó, với quyền lợi này, những người thân, người thụ hưởng của người
được bảo hiểm sẽ được DNBH chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm theo Hợp đồng cộng

với khoảng bảo tức phát sinh trong suốt thời kỳ bảo hiểm khi người được bảo hiểm qua
đời25.
Có thể thấy, sự qua đời của một cá nhân không những gây ra những mất mát tinh
thần, mà còn để lại những hệ luỵ nhất định về mặt tài chính, bởi lẽ những khoản chi
tiêu phát sinh sau khi một người qua đời như chi phí mai táng…sẽ do gia đình, người
thân của người đó gánh vác và hơn hết, họ có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn
trong cuộc sống khi mất đi một nguồn thu nhập lớn nếu như người qua đời là một trụ
cột trong gia đình. Do vậy, việc đặt ra “quyền lợi tử vong” sẽ phần nào giải quyết
những mất mát, thiệt hại trên. Theo đó, DNBH sẽ góp phần san sẻ những mất mát về
tài chính khi những rủi ro về tính mạng xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm.
Về nguyên tắc, việc chi trả “quyền lợi tử vong” sẽ được tiến hành nếu như người
yêu cầu giải quyết quyền lợi chứng minh được rằng có sự kiện tử vong xảy ra trên thực
tế, xuất phát từ những nguyên nhân đã được dự liệu trong Hợp đồng26, đồng thời nó
phải là sự kiện ngẫu nhiên27, khơng thể dự đốn trước và không nằm trong các trường
hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Sở dĩ việc giải quyết quyền lợi phải thoả mãn
những điều kiện trên là vì hoạt động bảo hiểm chỉ bảo hiểm những rủi ro phải xảy ra
một cách ngẫu nhiên mà con người khơng thể kiểm sốt được (rủi ro có thể được bảo
hiểm – insurable risks), và phải là loại rủi ro nằm trong dự liệu của các bên khi thiết
lập một thoả thuận về quan hệ bảo hiểm (rủi ro được bảo hiểm – insured risks)28. Đây
được xem là những nguyên lý cơ bản của hoạt động bảo hiểm.
Từ những lẽ trên, có thể thấy, việc trục lợi đối với loại quyền lợi này là rất khó có
thể thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra những trường hợp trục lợi đối với
quyền lợi tử vong và điều này được thể hiện qua các thủ đoạn sau:

25

Ví dụ: ơng A là một trụ cột trong gia đình. Ơng A nhận thấy rằng việc ơng A qua đời trong độ tuổi lao động có
thể sẽ để lại những hậu quả nặng nề về tài chính đối với gia đình của ơng, cụ thể là vợ, con ơng sẽ khơng có
nguồn thu nhập ổn định để trang trải cho các chi phí sinh hoạt trong cuộc sống. Do đó, ơng A đã ký Hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ để bảo hiểm cho chính mình với thời kỳ bảo hiểm kéo dài tới khi ông A không còn khả năng

lao động nữa. Như vậy, nếu chẳng may ông A qua đời trong thời kỳ bảo hiểm vì một lý do đã được dự liệu tại
Hợp đồng bảo hiểm thì Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho những người thụ hưởng của ông A số tiền bảo hiểm
được thoả thuận trong Hợp đồng cộng với khoản bảo tức phát sinh trong thời kỳ bảo hiểm.
26
Ví dụ: Doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ giải quyết quyền lợi cho ông A nếu ông A tử vong do tai nạn. Như
vậy, để được giải quyết quyền lợi, sự kiện tử vong của ông A phải xuất phát từ nguyên nhân tai nạn.
27
Sự ngẫu nhiên ở đây được thể hiện qua việc xác suất xảy ra sự kiện là rất thấp. Ví dụ: nếu như một người bị
bệnh hiểm nghèo thì khả năng xảy ra sự kiện tử vong là cao hơn một người hồn tồn khoẻ mạnh.
28
Trần Trọng Khối – Đồn Thị Thu Hương (2008), Giáo trình bảo hiểm, trường Đại học Kinh doanh và Công
nghệ Hà Nội, Hà Nội, tr. 10.

Trang 14


Thứ nhất, người trục lợi không khai báo trung thực hoặc cố tình che giấu tình
trạng bệnh tật mà họ đã mắc phải trước khi tham gia bảo hiểm. Với thủ đoạn này,
người trục lợi ở đây được xác định là người được bảo hiểm. Theo đó, người trục lợi
hoặc tự mình, hoặc móc nối với phía nhân viên đại lý bảo hiểm để cố tình đưa ra những
thơng tin kê khai khơng trung thực về tình trạng bệnh tật của chính họ. Thơng thường,
họ sẽ kê khai rằng tình trạng sức khoẻ của họ rất hồn hảo, khơng hề có bệnh tật gì
trước đó mặc dù trên thực tế họ đã hoặc đang mắc một loại bệnh có ảnh hưởng đến tính
mạng của chính họ và có thể qua đời do loại bệnh đó. Thủ đoạn này đã làm cho DNBH
đánh giá sai hồn tồn về tình trạng thực tế của người được bảo hiểm, làm ảnh hưởng
đến việc tính tốn mức phí và số tiền bảo hiểm mà DNBH sẽ chi trả cho người được
bảo hiểm nếu sự kiện tử vong xảy ra. Thậm chí trong một số trường hợp, hành vi này
cịn tác động đến chính sách bảo hiểm của DNBH vì có thể theo như Hợp đồng bảo
hiểm, DNBH không cam kết giải quyết quyền lợi bảo hiểm nếu như người được bảo
hiểm chết do bệnh tật.

Thứ hai, trên thực tế khơng có sự kiện tử vong xảy ra nhưng người trục lợi vẫn
làm giấy chứng tử “giả” để chứng minh rằng người được bảo hiểm đã chết nhằm trục
lợi từ DNBH. Thông thường, thủ đoạn này chỉ được tiến hành bởi người yêu cầu giải
quyết quyền lợi cho người được bảo hiểm, cụ thể đó là thụ hưởng hoặc người mua bảo
hiểm cho người được bảo hiểm (gọi tắt là người mua bảo hiểm)29. Ngoài ra, người trục
lợi có thể nhận được sự giúp sức từ phía cơ quan Nhà nước để thực hiện thủ đoạn này
vì nó có liên quan đển một thủ tục về nhân than của người được bảo hiểm, đó là thủ tục
“đăng ký khai tử” đối với cá nhân được quy định tại Mục 3 Nghị định 158/2005/NĐCP về đăng ký và quản lý hộ tịch được sửa đổi, bổ sung ngày 02/02/2012. Theo đó, để
trục lợi đối với DNBH, người thụ hưởng trong Hợp đồng bảo hiểm sẽ tiến hành dàn
xếp để đăng ký khai tử đối với người được bảo hiểm, từ đó, họ sẽ yêu cầu DNBH chi
trả “quyền lợi tử vong” cho mình. Do đây là thủ đoạn hết sức phức tạp và phải được
thực hiện tinh vi nên ở Việt Nam nó rất hiếm khi được sử dụng để trục lợi.
29

Về vấn đề này, trên Thế giới cũng có ghi nhận một số trường hợp người thụ hưởng của được bảo hiểm “khai
tử” cho người được bảo hiểm để trục lợi đối “quyền lợi tử vong”. Trong đó, nổi tiếng nhất là vụ John Darwin tự
tạo cái chết giả cho mình để vợ mình có thể nhận được tiền bồi thường bảo hiểm và sau đó trốn đi cùng khoản
tiền đó. Vụ việc xảy ra ở Anh. Cụ thể, ngày 21/3/2002, Cơ quan chức năng nhận được tin báo là John Darwin đã
mất tích trong lúc đang bơi thuyền ở một đoạn sông gần nhà. Một ngày sau đó, xác của chiến thuyền được tìm
thấy và Cơ quan chức năng đã kết luận rằng John đã chết. Trên thực tế, John chưa chết mà vẫn đang ở trong nhà
cùng vợ. Ngay sau khi làm thủ tục khai tử đối với John, vợ của ông đã làm thủ tục yêu cầu Doanh nghiệp bảo
hiểm chi trả tiền bồi thường. Tổng cộng số tiền bồi thường đã được chi trả là hơn 150.000 Bảng Anh. Khi đã
nhận được tiền bồi thường, John và vợ mình chuyển sang Panama. để sinh sống. Vụ việc vẫn không bị phát giác
mãi cho đến khi vợ John để lộ một bức ảnh chụp cùng chồng ở Panama vào năm 2007, 5 năm kể từ ngày xảy ra
sự kiện. Sau đó, Cơ quan chức năng vào cuộc và John bị xử lý theo quy định pháp luật. Nguồn: John Darwin
disappearance case. Nguồn:
Cập nhật vào lúc 18 giờ, ngày
09/7/2014.

Trang 15



Thứ ba, người trục lợi khai báo không trung thực sự kiện bảo hiểm. Giống như
thủ đoạn trục lợi được trình bày ở trên, trong trường hợp này, người trục lợi cũng được
xác định là người là người thụ hưởng hoặc người mua bảo hiểm. Có thể thấy, việc giải
quyết “quyền lợi tử vong” được đặt ra nếu như trên thực tế xảy ra sự kiện bảo hiểm là
người tham gia bảo hiểm “tử vong”. Tuy nhiên, lý do dẫn đến sự kiện tử vong phải
được dự liệu trong Hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ, nếu Hợp đồng có điều khoản thể hiện
rằng sẽ giải quyết “quyền lợi tử vong” nếu người tham gia bảo hiểm chết vì tai nạn thì
chỉ khi nào sự kiện tử vong của người tham gia bảo hiểm là do tai nạn gây ra thì họ
mới được giải quyết quyền lợi. Xuất phát từ điều này mà trong một số trường hợp
người trục lợi cố tình khai báo khơng trung thực sự kiện bảo hiểm để được giải quyết
quyền lợi bảo hiểm. Tức là, sự kiện tử vong của người được bảo hiểm được khai báo là
xuất phát từ một nguyên nhân được nêu trong Hợp đồng bảo hiểm mà với nguyên nhân
này họ có thể sẽ được DNBH xem xét giải quyết quyền lợi hoặc nhận được số tiền chi
trả cho quyền lợi cao hơn, trong khi trên thực tế người được bảo hiểm tử vong một
nguyên nhân khác.
Thứ tư, người trục lợi tự tìm đến cái chết để đem lại khoản lợi bất chính cho
những người thụ hưởng của mình. Trong hình thức trục lợi này, người tiến hành trục
lợi ở đây được xác định là người được bảo hiểm, tuy nhiên, người trục lợi khơng nhằm
mục đích đem lại khoản lợi bất chính cho mình mà thay vào đó, người thụ hưởng của
người trục lợi mới là những người có được khoản lợi bất chính đó. Thủ đoạn được tiến
hành ở đây là việc người được bảo hiểm sẽ tự tước đoạt mạng sống của mình để người
thụ hưởng có thể nhận được khoản tiền từ việc giải quyết quyền lợi tử vong. Sở dĩ hành
vi này được gọi là trục lợi bảo hiểm là xuất phát từ bản chất của hoạt động bảo hiểm
nhân thọ. Bảo hiểm nhân thọ bảo vệ con người trước những rủi ro xảy ra trong cuộc
sống đối với người được bảo hiểm. Tuy nhiên, đó phải là những rủi ro xảy ra một cách
bất ngờ, nằm ngoài ý muốn của con người30, việc người được bảo hiểm tự ý tước đoạt
mạng sống là một dạng rủi ro nằm trong ý muốn của con người. Cho nên, việc giải
quyết quyền lợi đối với trường hợp này là một điều bất lợi đối với DNBH và đi ngược

lại nguyên tắc cơ bản của hoạt động bảo hiểm. Do đó, hành vi tự tử để được giải quyết
quyền lợi nên được xem là một hoạt động trục lợi bảo hiểm. Mặc dù vậy, trong một số
trường hợp khác, việc đánh giá các vấn đề liên quan đến nguyên nhân tự tử, hoàn cảnh
của người được bảo hiểm vào thời điểm tự tử…có thể làm mất đi bản chất trục lợi của
hành vi này. Tính tới thời điểm hiện tại, thị trường bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay chưa
gặp một trường hợp trục lợi nào bằng phương thức này. Tuy nhiên, để bảo vệ tối ưu
quyền lợi của mình, DNBH khơng thể khơng dự liệu đến tình huống này vì có thể trong
một tương lai gần, việc trục lợi bằng phương thức trên vẫn có thể xảy ra và hơn hết,
30

Harriet E.Jones – Dani L.Long (1999), tlđd, tr.36.

Trang 16


vấn đề này cũng đã được pháp luật kinh doanh bảo hiểm dự liệu trong các quy định của
mình.
Thứ năm, người trục lợi chủ động tước đoạt mạng sống của người được bảo hiểm
để được nhận số tiền giải quyết quyền lợi bảo hiểm của người được bảo hiểm. Đây
được xem là một thủ đoạn nguy hiểm nhất trong các thủ đoạn trục lợi bảo hiểm, tuy
nhiên, cũng giống như trường hợp trên, thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng vẫn chưa
ghi nhận vụ trục lợi nào được tiến hành bằng thủ đoạn này, mặc dù vậy, tại các Quốc
gia có thị trường bảo hiểm phát triển khác trên Thế giới, thì thủ đoạn trục lợi theo
hướng tước đoạt mạng sống của người được bảo hiểm để được nhận số tiền giải quyết
quyền lợi bảo hiểm của người được bảo hiểm là rất thường xuyên xảy ra31. Về cách
thức thức thực hiện và chủ thể thực hiện, trong hình thức trục lợi này, người thực hiện
hành vi trục lợi được xác định là người thụ hưởng của người được bảo hiểm hoặc
người thừa kế hợp pháp của người được bảo hiểm. Theo đó, bằng hành vi tước đoạt
mạng sống của người được bảo hiểm, người trục lợi mong muốn nhận được số tiền giải
quyết quyền lợi tử vong của người được bảo hiểm mà DNBH sẽ chi trả. Việc trục lợi

qua hình thức này khơng những xâm hại nghiêm trọng đến những quy tắc, đạo đức xã
hội mà còn được xác định là hành vi vi phạm pháp luật kinh doanh bảo hiểm và pháp
luật hình sự.
Trên đây, là những hình thức trục lợi đặc trưng đối với “quyền lợi tử vong” trong
Bảo hiểm nhân thọ. Mặc dù hoạt động trục lợi đối với loại quyền lợi này ít phổ biến
hơn so với trục lợi đối với “quyền lợi được hỗ trợ tiền viện phí, phẫu thuật” nhưng nó
vẫn được xem là một hình thức trục lợi đem lại những thiệt hại nhất định đối với
DNBH.
1.1.2.3 Hình thức trục lợi đối với “quyền lợi thương tật toàn bộ và vĩnh
viễn”
“Quyền lợi thương tật toàn bộ và vĩnh viễn” là một loại quyền lợi ít phổ biến
trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, nó cũng được các DNBH cân nhắc để
cung cấp cho khách hàng của mình dưới hình thức các sản phẩm bổ trợ hoặc đi kèm
31

Ví dụ: vào khoảng cuối năm 2013, Karl Karlsen, quốc tịch Hoa Kỳ, đã chủ động giết chết con trai mình để
được hưởng số tiền bảo hiểm trị giá 700.000 Đô – la Mỹ. Cụ thể, trước đó, Karl Karlsen đã mua cho con trai
mình một sản phẩm bảo hiểm với số tiền giải quyết quyền lợi lên đến 700.000 đô – la Mỹ nếu con trai ông tử
vong. 17 ngày sau khi ký kết Hợp đồng, Karlsen đã chủ động dùng xe tải tơng chết con trai mình rồi sau đó tạo
dựng hiện trường giả là một vụ tai nạn lao động để yêu cầu phía DNBH giải quyết quyền lợi cho mình. Sự việc bị
Cơ quan điều tra phát hiện và Karlsen bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù giam. Nguồn: James Quiggle - Father
crushes son with truck for insurance (13/01/2014). Nguồn:
www.insurancefraud.org/article.htm?RecID=3314#.U3QzZvmSy-M. Cập nhật vào lúc 18 giờ, ngày 09/7/2014.

Trang 17


theo với “quyền lợi tử vong”. Với loại quyền lợi này, DNBH cam kết sẽ chi trả tiền thu
nhập cho người tham gia bảo hiểm và từ bỏ quyền thu phí đối với người tham gia bảo
hiểm nếu như họ khơng may bị “thương tật tồn bộ và vĩnh viễn”. Do đó, có thể xem

“quyền lợi thương tật tồn bộ và vĩnh viễn” là một cơ chế để bảo vệ người tham gia
bảo hiểm khỏi những rủi ro về tài chính nếu chẳng may họ bị một yếu tố làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, sức lao động của họ.
Như vậy, để được giải quyết loại quyền lợi bảo hiểm này, người yêu cầu phải
chứng minh được rằng người được bảo hiểm bị rơi vào trường hợp thương tật “toàn bộ
và vĩnh viễn”, tức là sức khoẻ của người đó bị thiệt hại nghiêm trọng và sự thiệt hại
này khơng thể khắc phục được. Cho nên, hình thức trục lợi này có thể diễn ra bằng các
thủ đoạn sau:
Thứ nhất, người thực hiện thủ đoạn trục lợi sẽ kê khai theo hướng làm cho tình
trạng thương tật của người được bảo hiểm xấu đi. Cụ thể, sau khi người được bảo hiểm
gặp một biến cố như tai nạn hay bệnh tật thì người thực hiện thủ đoạn trục lợi sẽ kê
khai theo hướng tăng tỷ lệ thương tật đối sức khoẻ của người được bảo hiểm trong quá
trình yêu cầu giải quyết quyền lợi “thương tật toàn bộ và vĩnh viễn”. Ở đây, cần có sự
phân biệt giữa người trục lợi bảo hiểm và người thực hiện thủ đoạn trục lợi. Người trục
lợi trong trường hợp này vẫn là người được bảo hiểm. Tuy nhiên, thủ đoạn trục lợi có
thể được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác ngồi người được bảo hiểm vì việc yêu cầu
giải quyết quyền lợi trong trường hợp này không chỉ được đặt ra đối với người được
bảo hiểm mà những chủ thể khác có liên quan đến quan hệ bảo hiểm như người thụ
hưởng, người mua bảo hiểm cho người được bảo hiểm cũng có quyền đưa ra yêu cầu
giải quyết quyền lợi. Do đó, trong phiếu yêu cầu giải quyết quyền lợi “thương tật tồn
bộ và vĩnh viễn” của các DNBH ln được chia làm hai phần: phần thứ nhất chứa
thông tin về người yêu cầu và phần thứ hai chứa thông tin về người xảy ra sự kiện bảo
hiểm. Bên cạnh đó, thủ đoạn này có thể được thực hiện trong sự móc nối, phối hợp với
phía Cơ quan giám định để đưa ra kết quả giám định theo đúng ý muốn của họ để
chứng minh cho sự kê khai của họ. Với thủ đoạn này, người trục lợi vẫn có thể đánh
lừa dược DNBH để thu lợi bất chính cho mình mặc dù thiệt hại về sức khoẻ của người
được bảo hiểm chưa đến mức để được giải quyết quyền lợi bảo hiểm.
Ngoài ra, tương tự như các thủ đoạn trục lợi đối với quyền lợi tử vong, người viết
cũng không loại trừ khả năng người được bảo hiểm tự mình hoặc phối hợp với người
khác để gây ra thương tật cho bản thân, từ đó yêu cầu DNBH giải quyết quyền lợi được

bảo hiểm cho mình.

Trang 18


×