Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Cơ chế giám sát hiến pháp ở việt nam hiện nay thực trạng và kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 97 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
-----------***------------

PHAN THỊ NGÂN
MSSV: 0955040056

CƠ CHẾ GIÁM SÁT HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
Niên khóa: 2009 - 2013
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN

Ngƣời hƣớng dẫn: THS. NGUYỄN MẠNH HÙNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CHẾ GIÁM SÁT
HIẾN PHÁP ...............................................................................................................1
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế giám sát hiến pháp ......................1
1.2. Khái niệm giám sát Hiến pháp và cơ chế giám sát Hiến pháp .........................6
1.2.1. Khái niệm giám sát Hiến pháp ...................................................................6
1.2.2. Khái niệm cơ chế giám sát Hiến pháp ........................................................8
1.3. Đối tượng và chủ thể giám sát Hiến pháp ......................................................11
1.3.1. Đối tượng giám sát Hiến pháp .................................................................11
1.3.2. Chủ thể giám sát Hiến pháp .....................................................................14
1.4. Phân loại giám sát Hiến pháp .........................................................................16
1.5. Hậu quả pháp lý khi thực hiện hoạt động giám sát hiến pháp ........................19
1.6. Các mơ hình giám sát Hiến pháp trên thế giới ...............................................20


1.6.1. Mơ hình giám sát Hiến pháp phi tập trung ...............................................21
1.6.2. Mơ hình giám sát Hiến pháp tập trung .....................................................27
1.6.3. Mơ hình giám sát Hiến pháp hỗn hợp ......................................................37
1.6.4. Mơ hình cơ quan lập hiến đồng thời là cơ quan giám sát Hiến pháp .......37
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ GIÁM SÁT HIẾN PHÁP Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY VÀ PHƢƠNG HƢỚNG ĐỔI MỚI ........................................39
2.1. Cơ chế giám sát Hiến pháp ở Việt Nam qua các bản Hiến pháp....................39


2.1.1. Cơ chế giám sát Hiến pháp theo Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa năm 1946 ....................................................................................................39
2.1.2. Cơ chế giám sát Hiến pháp theo Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa năm 1959 ....................................................................................................42
2.1.3. Cơ chế giám sát Hiến pháp theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1980 ................................................................................43
2.1.4. Cơ chế giám sát Hiến pháp theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 .....................................45
2.2. Những quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế giám sát Hiến pháp .......47
2.3. Đánh giá về thực trạng cơ chế giám sát Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay......55
2.4. Phương hướng đổi mới và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế giám sát
ở nước ta hiện nay..................................................................................................59
2.4.1. Các mơ hình đổi mới cơ chế giám sát Hiến pháp ....................................59
2.4.1.1. Thành lập Ủy ban giám sát Hiến pháp thuộc Quốc hội .....................60
2.4.1.2. Trao quyền bảo vệ Hiến pháp cho Tòa án tối cao .............................62
2.4.1.3. Thành lập Tòa án Hiến pháp độc lập .................................................65
2.4.1.4. Thành lập Hội đồng Hiến pháp ..........................................................67
2.4.2. Một số kiến nghị .........................................................................................72
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBQH:

Đại biểu Quốc hội.

HĐND:

Hội đồng nhân dân.

TANDTC:

Tịa án nhân dân tối cao.

TTCP:

Thủ tướng Chính phủ.

UBND:

Ủy ban nhân dân.

UBTVQH:

Ủy ban thường vụ Quốc hội.

VKSNDTC:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao.



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Xây dựng nhà nước pháp quyền đã trở thành tất yếu chung đối với nhiều quốc
gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhà nước pháp quyền là nhà nước hướng tới
mục tiêu chống sự lạm quyền của các cơ quan nhà nước, sự vi phạm của các cá
nhân có thẩm quyền đối với các nguyên tắc của việc hành xử quyền lực để thực thi
nhiệm vụ của mình. Trong nhà nước pháp quyền không thể thiếu hệ thống giám sát
quyền lực, việc giám sát quyền lực nhằm đảm bảo cho nhà nước vận hành trong quỹ
đạo của nguyên tắc thực thi quyền lực mà khuôn khổ cho việc vận hành quyền lực
chính là Hiến pháp, bởi suy cho cùng, khi nói tới việc xây dựng chính quyền khơng
thể khơng nói tới Hiến pháp, cũng như vậy khi nhắc tới Hiến pháp khơng thể khơng
nói tới việc xây dựng một nhà nước pháp quyền. Cho nên, khi chúng ta khẳng định
quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992
sửa đổi, bổ sung năm 2001 thì một vấn đề “sống cịn” là phải xây dựng nên một cơ
chế bảo hiến hữu hiệu, hơn nữa, việc xây dựng một chế định bảo hiến chuyên trách
đang là xu hướng toàn cầu để bảo vệ Hiến pháp – “đạo luật gốc”, “luật mẹ” trước
bất kì sự xâm hại nào.
Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, mặc dù đã hình thành nên một cơ chế giám sát
việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tuy nhiên, cơ chế này còn bộc lộ nhiều bất
cập ở quy định chung lẫn chủ thể thực hiện bởi hoạt động giám sát ở Việt Nam hiện
nay trao cho rất nhiều cơ quan khác nhau chứ không phải quy về cho một cơ quan –
đầu mối duy nhất có quyền ra phán quyết về tính hợp hiến, việc giám sát lại chủ yếu
được thực hiện qua hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội. Trước thực trạng hoạt
động giám sát ở nước ta cịn có nhiều yếu điểm, vào năm 2006, Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định quyết tâm đổi mới
cơ chế giám sát Hiến pháp “Xây dựng cơ chế phán quyết những vi phạm của Hiến


pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp”1, để triển khai chủ trương này

Đảng, Quốc hội đã thành lập một ban nghiên cứu về vấn đề trên. Đảng và nhà nước
tiếp tục thể hiện quyết tâm đổi mới cơ chế giám sát Hiến pháp tại Đai hội Đảng
cộng sản Việt Nam lần thứ XI năm 2011, văn kiện chính thức được thơng qua của
đại hội này giới thiệu tư duy mới về kiểm soát quyền lực đồng thời chủ trương cải
cách thể chế để thực hiện hóa chủ trương này “Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các
thể chế và cơ chế vận hành cụ thể để bảo vệ nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước
đều thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất trong đó có
sự phân cơng phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”, vấn đề đổi mới cơ chế giám sát Hiến pháp
cũng được đặt ra “…tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám
sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết đinh của các cơ quan
công quyền”. Đến dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nước ta đang hướng tới
việc xây dựng một cơ chế giám sát hoàn thiện hơn với việc thiết lập một cơ quan
giám sát Hiến pháp chuyên trách - Hội đồng hiến pháp. Tuy nhiên, việc thành lập
Hội đồng này hiện này đang tồn tại nhiều ý kiến trái chiều nhau, trong bối cảnh đó,
tác giả chọn đề tài “Cơ chế giám sát ở Việt Nam hiện nay – Thực trạng và kiến nghị”
để nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn góp một phần bé nhỏ
trong tiến trình hoàn thiện cơ chế giám sát Hiến pháp và trong bối cảnh sửa đổi
Hiến pháp năm 1992.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Việc hoàn thiện cơ chế giám sát Hiến pháp là một vấn đề được sự quan tâm của
nhiều chủ thể khác nhau, tính đến thời điểm này đã có rất nhiều cơng trình khoa học,
các bài viết, tạp chí, các hội thảo khoa học nghiên cứu nghiên cứu về vấn đề này
điển hình như: Vào tháng 5/2005 tại thành phố Vinh, ban Công tác lập pháp của Ủy
ban thường vụ Quốc hội đã tổ chức một hội nghị khoa học bàn về “cơ chế bảo hiến”
với sự tham gia của các lãnh đạo cấp cao, của đại điểu Quốc hội, sau đó Ban cơng
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, 2006,
Tr. 127.



tác lập pháp đã xuất bản cuốn “cơ chế bảo hiến” vào đầu năm 2006; Hội nghị khoa
học quốc tế do Văn phòng Quốc hội phối hợp với Văn phòng phối hợp hỗ trợ cải
cách tư pháp và pháp luật tổ chức năm 2009. Ngồi ra, cịn rất nhiều sách chuyên
khảo như: Bảo hiến ở Việt Nam của Bùi Ngọc Sơn; Cơ chế giám sát Hiến pháp với
việc đảm bảo quyền con người của Văn Nhiêm, Nguyễn Mạnh Hùng, Lưu Đức
Quang, Tài phán Hiến pháp và vấn đề xây dựng mơ hình tái phán Hiến pháp ở Việt
Nam do Đào Trí Úc, Nguyễn Như Phát (chủ biên)…, và nhiều bài khác nhau như:
Vũ Hồng Anh, Giám sát Hiến pháp, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12, 2003;
Lê Minh Tâm, Bảo hiến và cơ chế bảo hiến Việt nam, Tạp chí Luật học số 4, 2005;
Tào Thị Quyên, Cơ chế bảo vệ Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12, 2010; Lê Minh Tâm, Bảo
hiến và cơ chế bảo hiến Việt nam, Tạp chí Luật học số 4, 2005; Bùi Ngọc Sơn, Tài
phán Hiến pháp và vị trí của Quốc hội, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 16,
2009…Trong các cơng trình này các tác giả đã cũng đã đi sâu vào nghiên cứu các
vấn đề lý luận chung cũng như thực trạng của cơ chế giám sát Hiến pháp ở Việt
Nam theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Mặc dù, đã được nhiều học giả nghiên cứu
nhưng trong bối cảnh sửa đổi Hiến pháp năm 1992, vấn đề này đang còn tồn tại
nhiều quan điểm khác nhau, vẫn mang tính mới, tính thời sự cao. Cho nên, tác giả
cố gắng tiếp cận vấn đề theo cách tham khảo, kế thừa, đúc rút kinh nghiệm và trên
nền tảng định hướng mới – định hướng theo dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
để có thể đưa ra những kiến nghị thiết thực cho việc hoàn thiện cơ chế giám sát
Hiến pháp ở Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khóa luận.
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu của khóa luận nhằm
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của cơ chế giám sát Hiến pháp. Qua
đó đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện hơn cơ chế giám sát ở Việt Nam hiện nay.
Vì thế, khóa luận có nhiệm vụ sau:



 Làm rõ các vấn đề lý luận về cơ chế giám sát Hiến pháp như: Lịch sử hình
thành, các khái niệm về giám sát Hiến pháp và cơ chế giám sát Hiến pháp,
chủ thể, các mơ hình giám sát Hiến pháp trên thế giới.
 Làm rõ cơ chế giám sát Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay với việc phân tích
các quy định của các bản Hiến pháp đặc biệt là của pháp luật hiện hành, nêu
lên các thực trạng và đề xuất một số kiến nghị.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài này là phương pháp duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử của triết học Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng về pháp luật. Ngoài ra để phục vụ cho việc nghiên cứu tác giả
còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp…để tiếp cận và làm sáng tỏ nội
dung của đề tài.
5. Cơ cấu khóa luận.
Ngịai Lời mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm hai chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về cơ chế giám sát Hiến pháp.
Chương II: Thực trạng cơ chế giám sát Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay và
phương hướng đổi mới.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức
nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tác giả rất mong sẽ nhận
được những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và các bạn đọc quan tâm tới vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn.


CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CHẾ GIÁM
SÁT HIẾN PHÁP
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế giám sát hiến pháp
Khi bàn về lịch sử hình thành của cơ chế giám sát Hiến pháp, có thể nói rằng

những yếu tố ban đầu của cơ chế này xuất hiện vào thời cổ Hy Lạp khi pháp luật
của nước này có sự phân biệt giữa một “nomos” - văn bản pháp luật có chức năng
như Hiến pháp và một “psephisma” – văn bản pháp luật có chức năng như một luật,
nghị định có hiệu lực pháp lý thấp hơn. Một psephisma bất kể nội dung qui định về
vấn đề gì cũng khơng được trái một nomos, nếu trái sẽ bị coi là vô hiệu2. Như vậy,
việc đề cao giá trị của một nomos dần dần hình thành tính tối cao của nomos,
nomos có giá trị cao hơn nên các psephisma phải tuân thủ các qui định được nêu
trong đó.
Sau đó, các khía cạnh của cơ chế giám sát Hiến pháp cũng dần được qui định
và áp dụng trong hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới như: Hiến pháp
của Đức năm 1980, ở Pháp từ giữa thế kỷ XIII, Bồ Đào Nha (XVII), Na Uy, Đan
Mạch, Áo từ thế kỷ XIX. Với nước Anh, mặc dù, không tồn tại một Hiến pháp
thành văn, tuy nhiên, tiến trình lịch sử của cơ chế giám sát Hiến pháp lại đóng một
vai trị vơ cùng quan trọng bởi từ thời trung cổ nhà cầm quyền Anh đã khởi xướng
ra thủ tục Impeachment – thủ tục hạch tội để bãi miễn quan chức nhà nước đồng
thời vào năm 1610 họ cũng đã đề xướng ra nguyên tắc tính tối thượng của Hiến
pháp và quyền của Tịa án trong việc xem xét tính hợp hiến các hoạt động của
Chính phủ. Hơn nữa, vào năm 1688-1689 cuộc cách mạng Anh nổ ra cũng đã xác
lập nên nguyên tắc tính tối cao của Nghị viện, cho nên “Những đạo luật do Nghị
viện lập ra không bao giờ sai” là tư tưởng chi phối nước Anh trong một thời gian
2

Vũ Công Giao, Đào Trí Úc, Bảo hiến, chủ nghĩa lập hiến và nhà nước pháp quyền, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 1+2, 2012, tr. 11.

1


dài3. Và đến thế kỷ XVII, tư tưởng giám sát Hiến pháp bắt đầu hình thành bằng việc
Hội đồng cơ mật có quyền tuyên bố văn bản do cơ quan lập pháp của các nước

thuộc địa Anh ban hành là trái với Nghị viện Anh hay pháp luật chung nên những
văn bản này bị bãi bỏ4, những tư tưởng này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thiết
lập cơ chế giám sát Hiến pháp ở Hoa Kỳ.
Ở Mỹ, vào cuối thế kỷ XVIII, Tòa án đã đưa ra một phán quyết tun bố các
luật của đế chế Anh khơng có hiệu lực trên lãnh thổ các bang Bắc Mỹ. Năm 1787,
lần đầu tiên tư tưởng giám sát Hiến pháp theo chủ nghĩa hiện đại được đề cập tại
hội nghị lập hiến, bằng đa số phiếu tuyệt đối hội nghị đã thông qua đề nghị trao cho
Tổng thống quyền phủ quyết dự luật do Quốc hội, sau đó Willison đã lên tiếng đề
nghị hội nghị bổ sung vào nghị quyết sự cần thiết phải trao cho cơ quan tư pháp lẫn
chính quyền liên bang quyền bãi bỏ dự luật do Nghị viện thông qua. Theo Willison
“Thẩm quyền Hiến pháp trao cho thẩm phán trong quá trình xét xử chưa thật đầy
đủ bởi lẽ trong trường hợp khi các đạo luật lại chính là Hiến pháp nhưng khơng
cơng bằng, khơng mang tính xây dựng, thuyết phục thì thẩm phán lại khơng thể gây
ảnh hưởng tới đạo luật này”5. Và sau đó, có rất nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm này
nhưng vẫn không tồn tại một điều khoản nào về quyền tài phán của nhánh tư pháp.
Đến năm 1788, cùng với việc đưa ra học thuyết về tính tối cao của Hiến pháp
Alexander Hamilton đã phát triển và đưa ra một học thuyết không kém phần quan
trọng – học thuyết về cơ chế giám sát Hiến pháp, theo đó, ngành tư pháp có nhiệm
vụ bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp nhưng tòa án lúc nào cũng phải xem Hiến
pháp là một đạo luật cơ bản, phải xem trọng ý nghĩa của Hiến pháp hơn một đạo
luật của viện lập pháp. Thế nhưng, học thuyết của Hamilton cũng chưa đủ để xác
lập một cách chắc chắn, rõ ràng về lý thuyết Hiến pháp tối cao và quyền tài phán
Hiến pháp của Tịa án, phải đến vụ Mabury v. Madison (1803) thì tư tưởng giám sát
Hiến pháp mới được chuyển tải vào thực tiễn với vai trò to lớn của Chánh án Tòa án
3

Bùi Ngọc Sơn, Tài phán Hiến pháp và vị trí Quốc hội, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 16, 2009, tr. 15.
Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh, Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực ở nhà nước ta hiện nay,
Nxb, CAND, 2003, tr. 556.
5

Vũ Hồng Anh, Giám sát Hiến pháp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số12, 2003, tr. 70.
4

2


tối cao Mỹ John Marshall. Vào tháng 3 năm 1801, Tổng thống John Adam ngay
trước khi rời khỏi vị trí đã cố gắng bổ nhiệm người của đảng mình vào những vị trí
mới trong ngành tư pháp. Tổng thống mới, John Jefferson bất bình với hành động
mà ơng cho là lạm dụng quyền lực, sau khi phát hiện ra một số người bổ nhiệm
chưa được thực hiện, ông đã ra lệnh cho Bộ trưởng Ngoại giao của mình là James
Madison bãi bỏ các sự bổ nhiệm đó. William Marbury, một trong những người
được bổ nhiệm bị bãi bỏ, đã kiện, u cầu tịa án buộc ơng James Madison tn thủ
các quyết định bổ nhiệm ông làm thẩm phán của Tổng thống John Adam. Ông cho
rằng Đạo luật tư pháp năm 1789 đã trao cho Tịa án tói cao liên bang quyền ban
hành lệnh yêu cầu một quan chức chính trị thực hiện nhiệm vụ của họ, ơng muốn
Tịa án tối cao buộc Madison chấp nhận việc bổ nhiệm chính đáng của mình. Vụ án
này đặt Tịa án tối cao vào một tình thế khó xử khi thanh danh của ngành tư pháp có
thể bị giảm sút hoặc thừa nhận tư pháp khơng có quyền đối trọng với hành pháp.
Tuy nhiên, trong tình thế tưởng chừng như bế tắc đó Chánh án Tòa án tối cao John
Marshall đã đưa ra quyết định hết sức thông thái là Đạo luật tư pháp năm 1789 vi
phạm quy định trong Điều 3 của Hiến pháp Hoa Kì 1787 khi trao cho tịa án thẩm
quyền trong lĩnh vực đó. Thơng qua việc giải quyết vụ án này Chánh án Marshall đã
phát triển học thuyết tối cao và quyền tài phán của ngành tư pháp. Hiến pháp là
“luật cơ bản và tối cao của một quốc gia” được xem như nguyên tắc cơ bản của
một xã hội, hệ quả của nguyên tắc này là “một đạo luật cơ bản của ngành lập pháp
bất hợp hiến sẽ khơng có hiệu lực”. Một kết luận được Marshall rút ra là “bổn phận
tất yếu của tư pháp” là xác định quy tắc nào được áp dụng trong một vụ án khi luật
trái Hiến pháp. Marshall kết luận “Hiến pháp cao hơn thường luật của ngành hành
pháp, lập pháp Hiến pháp chứ không phải thường luật được áp dụng để giải quyết

vụ án mà cả hai đều được viện dẫn ra”6. Từ vụ việc này Marshall đã đưa ra những
tuyên bố sau:

6

Bùi Ngoc Sơn, Tài phán Hiến pháp và vị trí của Quốc hội, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 16, 2009, tr.15.

3


1) Hiến pháp là luật tối cao của một đất nước.
2) Những luật hay quyết định được đưa ra bởi cơ quan lập pháp là một bộ phận
của Hiến pháp và không được trái với Hiến pháp.
3) Thẩm phán người đã từng tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp, phải tuyên bố hủy bỏ
những luật, qui định nào của cơ quan lập pháp mâu thuẫn với Hiến pháp7.
Từ những kết luận với những lập luận hợp lý của Marshall, nguyên tắc Hiến
pháp tối cao và quyền tài phán đối với ngành lập pháp đã kiểm sốt hệ thống pháp
luật Mỹ. Có một điều đặc biệt là nguyên tắc trên và ngay cả cơ chế giám sát Hiến
pháp đều không được ghi nhận trong Hiến pháp mà chúng được suy luận từ bản
chất của hiến pháp và quyền tư pháp. Cũng cần phải lưu ý rằng, trong một nhà nước
áp dụng nguyên tắc kiềm chế đối trọng giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành
pháp, tư pháp như Hoa Kỳ thì việc quán triệt nguyên tắc này chính là thực hiện cơ
chế chung để bảo vệ Hiến pháp, hơn nữa ở một quốc gia với truyền thống “án lệ
mạnh” thì những phán quyết của tịa án cấp cao hơn có giá trị bắt buộc như phán
quyết của Tòa án tối cao trong vụ án trên, các tòa án cấp dưới sẽ phải từ chối áp
dụng Đạo luật tư pháp năm 1789 khi giải quyết các vụ việc có tính chất tương tự.
Đây chính là một trong những cơ sở hình thành nên mơ hình bảo hiến kiểu Mỹ và
cũng chính là điểm khác biệt giữa mơ hình bảo hiến này so với các mơ hình cịn lại,
sau đó, nhiều quốc gia khác cũng đã thiết lập quyền bảo hiến của tòa theo mơ hình
của Mỹ.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia Châu Âu dần dần xây dựng nên
mơ hình giám sát Hiến pháp riêng mà không áp dụng mô hình của Mỹ bởi những
lập luận duy lí của Marshall về logic của tài phán tư pháp không làm người Châu
Âu hài lòng, họ đứng trên những truyền thống pháp lí với những quan niệm khác
biệt về Hiến pháp, quyền lực và luật pháp. Đây được xem là thời kỳ của nước Áo
bởi thời kỳ này chịu ảnh hưởng từ hai nhà luật học Adolf Merkl và Han Kelsen, có
thể nói ý tưởng về việc thành lập Tịa án được tranh luận trong nhiều năm, từ năm
1910 đến năm 1920 tại trường đại học Viên mà người khởi xướng là Han Kelsen.
7

Lê Vinh Danh, Chính sách cơng của Hoa Kỳ giai đoạn 1935 – 2001, Nxb. Thống Kê 2001, tr. 142.

4


Khi Hans Kelsen lần đầu tiên giới thiệu mơ hình tài phán hiến pháp Áo – Đức, dĩ
nhiên ông đã nghiên cứu mơ hình Hoa Kỳ nhưng ngun tắc Nghị viện tối cao cộng
với truyền thống luật thực định lúc đó ở Châu Âu cịn q mạnh nên mơ hình kiểu
Mỹ khơng được chấp nhận vì nếu một tịa án cấp huyện cũng có thể tuyên bố một
đạo luật của Nghị viện là vi hiến thì “lịng tự trọng” của Nghị viện sẽ bị tổn hại và
điều này rất khó chấp nhận đối với đất nước đề cao vị trí, vai trò của cơ quan quyền
lực nhà nước. Hơn nữa, bấy giờ ở Châu Âu hệ thống án lệ không mạnh nếu chấp
nhận hệ thống tài phán Hiến pháp phi tập trung sẽ dẫn tới sự tổn hại cho nguyên tắc
hệ thống pháp luật thống nhất vì cùng một điều khoản Hiến pháp sẽ được các tịa
giải thích khác nhau dù hai vụ án có những đặc điểm tương tự nhau. Và nhiều
nguyên nhân khác nữa như trình độ thẩm phán cũng là nguyên nhân khiến các học
giả ở Châu Âu khơng chọn mơ hình kiểu Mỹ để áp dụng. Mơ hình giám sát tư pháp
của các học giả này dựa trên nền tảng của ba luận thuyết cơ bản sau đây:
Thứ nhất, luận thuyết về tính thống nhất: Theo luận thuyết này, Hiến pháp là
văn bản quyền lực gốc, quyền lực nguyên thủy, các văn bản do cơ quan nhà nước

được thiết lập bởi Hiến pháp ban hành có hiệu lực thấp hơn quyền lực gốc, do vậy
phải phù hợp với Hiến pháp.
Thứ hai, luận thuyết về tính tổ chức: Theo luận thuyết này Hiến pháp thiết lập
nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước. Trong hoạt động của mình các cơ quan nhà
nước phải tuân thủ nguyên tắc đó. Khơng một cơ quan nhà nước nào được xâm
phạm thẩm quyền của các cơ quan nhà nước khác, trong nhà nước liên bang thì sự
phân định thẩm quyền phải rõ hơn.
Thứ ba, luận thuyết về pháp luật tự nhiên: Theo luận thuyết này Hiến pháp thiết
lập nguyên tắc chung về mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với cá nhân, trước hết
là những nguyên tắc đảm bảo quyền con người, quyền công dân và nguyên tắc giám
sát Hiến pháp và việc tuân thủ quyền con người, quyền công dân.

5


1.2. Khái niệm giám sát Hiến pháp và cơ chế giám sát Hiến pháp
Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật trên
toàn bộ lãnh thổ một quốc gia, là “luật mẹ” của một nhà nước. Hiến pháp qui định
những vấn đề quan trọng của một quốc gia liên quan đến chế độ chính trị, tổ chức
bộ máy nhà nước, quyền cơng dân, quyền con người…Cho nên, Hiến pháp phải là
tối cao những văn bản bất hợp hiến sẽ khơng có hiệu lực trên thực tế, những hành vi
vi hiến phải được xem xét theo một cơ chế riêng – cơ chế giám sát Hiến pháp. Để
hiểu rõ hơn về cơ chế này ta cần làm rõ các khái niệm có liên quan:
1.2.1. Khái niệm giám sát Hiến pháp
Khi nghiên cứu về giám sát Hiến pháp ta cần hiểu rõ hơn về thuật ngữ Hiến
pháp, có thể nói cội nguồn của Hiến pháp là tiếng Latinh cổ “constituons”- có thể
hiểu theo nhiều nghĩa như “qui định”, “thành lập”, “tổ chức”…Tuy nhiên, lịch sử
xuất hiện của các Hiến pháp thành văn đầu tiên trên thế giới là ở lục địa Châu Mỹ vì
ngay từ thế kỷ XVII khi những cư dân Anh khám phá – chinh phục lục địa ấy đã
thảo ra cái gọi là “plation convenant” – hiệp ước của các nước thuộc địa, tiếp theo

đó 13 bang đầu tiên tuyên bố độc lâp của Hoa Kỳ đã lần lượt thông qua các Hiến
pháp của họ như: Bang bắc Carolia (1776), bang Vermsont (1777), Masacheisetts
(1780), bang New Jeysey (1783)…Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (1787) – đã cho ra đời
bản Hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại trong lịch sử lập hiến. Bước sang
thế kỷ XVIII, các quốc gia Châu Âu như Balan, Pháp cũng đã thông qua Hiến pháp,
cho đến nay có hơn 150 quốc gia đã có Hiến pháp thành văn8.
Còn giám sát theo từ điển Tiếng Việt: “Giám sát là hoạt động theo dõi, kiểm
tra xem có thực hiện đúng những qui định hay không”9. Hay hiểu ở nghĩa rộng hơn
giám sát là một hệ thống có phân chia các thiết chế nhà nước và xã hội được tổ chức
và hoạt động theo một cơ chế nhất định. Còn theo từ điển Luật học Black„s Law

8

Lê Văn Cảm , Kiểm tra Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền và mơ hình lí luận về tổ chức thực thi chế
định này ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5, 2009, tr. 16.
9
Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nxb,Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội, 2000, tr 391

6


Dictionnary “giám sát tư pháp là thẩm quyền của Tòa án trong việc xem xét tính
hợp hiến của các đạo luật được ban hành bởi cơ quan hoặc cấp chính quyền khác”.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ giám sát hiến pháp, tuy nhiên thuật
ngữ này có thể được hiểu dưới hai góc độ khác nhau như sau:
Theo nghĩa rộng: Giám sát Hiến pháp là tổng hợp cơ chế chính trị, cơ chế pháp
lý, cơ chế xã hội, cơ chế kinh tế nhằm đảm bảo sự tôn trọng Hiến pháp.
Theo nghĩa hẹp: Giám sát Hiến pháp là sự bảo vệ Hiến pháp trước các hoạt động
(thể hiện qua văn bản pháp luật) đã được thực hiện hoặc sẽ được thực hiện (kể từ
thởi điểm thông qua) bởi một cơ chế bên ngoài.

Như vậy, về cơ bản hoạt động giám sát Hiến pháp chủ yếu tập trung ở việc kiểm
tra, giám sát tính hợp hiến của các đạo luật – hoạt động cốt lõi của giám sát Hiến
pháp, hiểu theo cách này thì giám sát Hiến pháp khơng nhằm vào những văn bản
dưới luật mà chỉ dừng lại ở mức độ là các đạo luật do Nghị viện ban hành. Tuy
nhiên, nếu xem xét giám sát Hiến pháp chỉ là sự kiểm sốt tính hợp hiến của các
đạo luật thì chưa thật đầy đủ. Thực tiễn của chế độ bảo hiến nhiều quốc gia trên thế
giới cho thấy rằng, hoạt động giám sát Hiến pháp còn bao gồm nhiều lĩnh vực khác
nữa chẳng hạn như: Hội đồng bảo hiến của Pháp ngồi thẩm quyền giám sát tính
hợp hiến của các đạo luật cịn có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về bầu cử và
trưng cầu dân ý, thẩm quyền tư vấn và giám sát Hiến pháp về quyền con người. Tòa
án Hiến pháp của các quốc gia Châu Âu bên cạnh chức năng chính của một cơ quan
chuyên trách giám sát Hiến pháp còn thực hiện chức năng khác như: Giải quyết
tranh chấp giữa lập pháp và hành pháp, giữa trung ương và địa phương, kiểm sốt
tính hợp hiến trong hành vi của Tổng thống và các quan chức, giải quyết tranh chấp
trong các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý…Tịa án thường ở Mỹ ngồi chức năng
xét xử các vụ án thường cịn có chức năng giám sát Hiến pháp, kiểm sốt tính hợp
hiến của các cuộc bầu cử Tổng thống. Do đó, mặc dù cốt lõi của giám sát Hiến pháp
là kiểm soát hành vi trong lập hiến nhưng nên hiểu khái niệm này theo nghĩa rộng
không nên giới hạn trong chức năng kiểm sốt tính hợp hiến trong các chế định

7


chính trị được ấn định trong Hiến pháp. Cho nên mới xem rằng giám sát Hiến pháp
là tư duy pháp quyền, phương thức giám sát Hiến pháp là hướng tới giám sát quyền
lực nhà nước để bảo vệ Hiến pháp, là phương thức xử lý những hành vi vi phạm của
cơng quyền.
Nói tóm lại, giám sát Hiến pháp là một dạng hoạt động của cơ quan chức năng
có thẩm quyền và được thể hiện bằng cơ chế giám sát hoặc kiểm tra tính hợp hiến
của văn bản do tất cả các cơ quan (những người có chức vụ) trong bộ máy công

quyền, tổ chức hoặc đơn vị lực lượng vũ trang cũng như hành vi được thực hiện trên
cơ sở văn bản vi hiến đã xâm phạm các quyền tự do hiến định của công dân đồng
thời giải quyết những vấn đề khác theo thẩm quyền do Hiến pháp và luật quy định
để đưa ra phán quyết mang tính pháp lý nhằm đảm bảo tính tối thượng và hiệu quả
trực tiếp của các quy phạm Hiến pháp trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước và
sinh hoạt xã hội10.
1.2.2. Khái niệm cơ chế giám sát Hiến pháp
Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền khơng chỉ có chức năng nhiệm vụ rất
quan trọng đối với quá trình tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước mà cịn có
ý nghĩa sống còn đối với việc bảo vệ một cách hữu hiệu pháp chế và trật tự pháp
luật cũng như các quyền tự do hiến định của công dân, con người tránh khỏi sự xâm
hại của cơ quan và chủ thể có thẩm quyền trong cơ quan cơng quyền. Chính vì thế
cơ chế giám sát Hiến pháp cần được thành lập và hoạt động hiệu quả hơn.
Theo từ điển Tiếng Việt “cơ chế” là cách thức theo đó một quá trình đang được
thực hiện. Theo GS.TS Triết học Phạm Ngọc Quang “cơ chế là khái niệm dùng để
chỉ một chuỗi những khâu liên kết với nhau theo logic nhất định nhờ vậy mục tiêu
được thực hiện11. Tuy nhiên khái niệm “cơ chế” hiện nay cũng được tiếp cận dưới
nhiều góc độ khác nhau: Theo nghĩa hẹp: “cơ chế” là tổng hợp các thiết chế, cấu
10

Lê Văn Cảm, Kiểm tra Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền và mơ hình lý luận về tổ chức thực thi chế
định này ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5, 2009, tr. 17.
11
Phạm Ngọc Quang, Thông tin công tác tư tưởng lý luận, số 5/2005.

8


trúc, phương thức vận hành…của một hệ thống cụ thể, thuật ngữ này thường kết
hợp với các thuật ngữ khác để hình thành thuật ngữ chun mơn như cơ chế quản lý

nhà nước, cơ chế kiểm soát quyền lực. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ này bao gồm cơ
chế theo nghĩa hẹp được đặt trong mơi trường trong đó cơ chế hoạt động trong mối
liên hệ tác động qua lại theo những nguyên tắc nhất định nhằm hướng tới những
mục tiêu đã được xác định. Và ngay cả cơ chế giám sát Hiến pháp hiện nay cũng
đang tồn tại nhiều quan điểm chưa có sự thống nhất với nhau, các quan điểm này
khơng phủ nhận lẫn nhau mà ngược lại cịn bổ sung cho nhau. Ta có thể nghiên cứu
thuật ngữ này dưới hai góc độ sau: Thứ nhất, cơ chế giám sát Hiến pháp theo nghĩa
rộng được hiểu là toàn bộ những yếu tố phương tiện, phương cách và biện pháp
nhằm đảm bảo cho Hiến pháp được tôn trọng chống lại mọi sự vi hiến có thể xảy ra.
Thứ hai, thuật ngữ trên được theo nghĩa hẹp là một thiết chế được tổ chức và hoạt
động theo những nguyên tắc và quy định của pháp luật để thực hiện các biện pháp
nhằm đảm bảo cho Hiến pháp được tôn trọng, giữ đúng vai trị của nó trong đời
sống nhà nước, đời sống xã hội và chống lại mọi sự xâm phạm có thể xảy ra12.
Giám sát Hiến pháp là một nhu cầu khách quan và tất yếu nhưng thuật ngữ cơ
chế giám sát Hiến pháp vừa mang tính khách quan khi là một tất yếu để bảo vệ Hiến
pháp, đảm bảo cho sự vận hành trong khuôn khổ pháp lý của bộ máy nhà nước,
đồng thời thiết chế này cũng mang tính chủ quan khi cơ chế giám sát Hiến pháp có
hiệu quả hay khơng, việc thành lập mơ hình hay những nhân tố đảm cho sự vận
hành của thiết chế và tùy thuộc vào nhận thức và điều kiện, tình hình kinh tế - chính
trị - xã hội hay sự phát triển về văn hóa pháp lý của quốc gia đó. Thế nên, chúng ta
khơng nên hiểu về cơ chế giám sát Hiến pháp chỉ duy nhất theo nghĩa hẹp, bởi cách
hiểu như vậy chưa thật đầy đủ khi về phương diện cấu trúc: Cơ chế giám Hiến pháp
được xây dựng bằng nhiều mơ hình khác nhau, là một cơ quan chuyên trách độc lập
với các cơ quan công quyền khác, hay là một thiết chế tồn tại ngay trong cơ quan
lập pháp. Về phương thức vận hành thì mơ hình giám sát nào sẽ có phương thức vận
hành riêng của mơ hình đó.
12

Lê Minh Tâm, Bảo hiến và cơ chế bảo hiến Việt Nam, Tạp chí Luật học số 4, 2005, tr. 17.


9


Từ các phân tích trên ta có thể rút ra khái niệm về cơ chế giám sát Hiến pháp “là
tổng thể các yếu tố có mối quan hệ mật thiết tương tác lẫn nhau hình thành nên một
hệ thống và phương thức vận hành của hệ thống đó để tiến hành các hoạt động bảo
vệ Hiến pháp nhằm đảm bảo sự tơn trọng, giữ gìn Hiến pháp ngăn ngừa mọi hành
vi vi phạm Hiến pháp13. Vì vai trị đặc biệt của Hiến pháp trong nhà nước pháp
quyền nên hiệu quả của cơ chế giám sát Hiến pháp có vai trị rất quan trọng trong
việc đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Thiết chế này là công cụ
phương thức quan trọng trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
Cũng cần phân biệt thuật ngữ này với thuật ngữ bảo hiến, đây là hai thuật ngữ
mà trong giới luật học hiện nay đang có rất nhiều quan điểm. Một số luật gia cho
rằng hai thuật ngữ này đồng nhất với nhau, họ cho rằng đây chỉ là vấn đề thuật ngữ
vì trong nhiều tài liệu người ta sử dụng: Giám sát Hiến pháp, bảo vệ Hiến pháp, Bảo
hiến…Tuy nhiên, cốt lõi của các thuật ngữ này là kiểm tra, giám sát tính hợp hiến
của các văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm
quyền. Một số luật gia khác lại cho rằng đây là hai thuật ngữ này không đồng nhất
với nhau, khi xét về phương diện thẩm quyền thì chúng đồng nhất với nhau đều
nhằm bảo vệ Hiến pháp không bị vi phạm, nhưng khi xét về chủ thể thực hiện thì
chúng lại có những điểm khác nhau nếu như bảo hiến là tổng hợp các biện pháp
chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho Hiến pháp luôn luôn được nguyên vẹn, là
bênh vực bằng lý lẽ để giữ vững quy định ý chí14. Cho nên, ở bảo hiến không đề cập
đến việc phải thành lập một cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ mà giao cho
nhiều cơ quan khác nhau, thì ở giám sát Hiến pháp, ngoài việc thực hiện chức năng
như bảo hiến nó cịn có chức năng là phải thành lập một thiết chế riêng biệt để giám
sát Hiến pháp hoặc thay đổi tổ chức, hoạt động của cơ quan giám sát để nó thực
hiện nhiệm vụ giám sát tốt hơn.

13


Tào Thị Quyên, Cơ chế bảo vệ Hiến pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, số 12, 2010, tr.32.
14
Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nxb.Đà Nẵng – Trung tâm từ điển hoc, Hà Nội, 2000.

10


Một số vấn đề cần lưu ý nữa là, Lord brace – người đầu tiên phân loại Hiến
pháp thành Hiến pháp cương tính và Hiến pháp nhu tính, khi có sự phân loại này thì
vấn đề giám sát Hiến pháp chỉ đặt ra với Hiến pháp nhu tính, bởi đây là hiến pháp
được sửa đổi bởi chính cơ quan lập pháp thường, theo thủ tục thường luật, do đó
khơng có sự phân biệt hiệu lực pháp lý giữa Hiến pháp và thường luật. Trong một
Hiến pháp nhu tính “một đạo luật nghịch là một đạo luật sửa đổi Hiến pháp”15.
Hiến pháp khơng có ưu thế hơn thường luật nên nhà cầm quyền không bị giới hạn
bởi Hiến pháp, nên vấn đề giám sát hiến pháp không đặt ra trong Hiến pháp nhu
tính mà chỉ tồn tại trên cơ sở Hiến pháp cương tính, với loại Hiến pháp này thì hiến
pháp có ưu thế hơn so với thường luật, Hiến pháp có vị trí tối cao và thường luật
phải hợp hiến và việc ban hành, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp được tiến hành bởi
những cơ quan và theo những thủ tục đặc biệt khác với cơ quan và thủ tục áp dụng
cho thường luật. Những sự phân biệt này đặt Hiến pháp ở một hệ cấp pháp lý tối
cao, thường luật không thể sửa đổi được Hiến pháp và phải hợp hiến, một đạo luật
trái với những điều khoản Hiến pháp là một đạo luật vi hiến nên không thể có hiêu
lực pháp lý được. Như vậy, trong Hiến pháp cương tính nhà cầm quyền bị giới hạn
bởi hiến pháp. Từ đó, vấn đề giám sát hiến pháp chỉ đặt ra với hiến pháp cương tính.
1.3. Đối tƣợng và chủ thể giám sát Hiến pháp
1.3.1. Đối tƣợng giám sát Hiến pháp
Giám sát để bảo vệ tính tối cao của hiến pháp trong quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyền, là một yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một mặt nhằm

đảm bảo quyền lực tối cao của nhân dân, mặt khác nhằm đảm bảo tính hệ thống
pháp luật, tạo điều kiện cho sự hoàn thiện và phát triển hệ thống pháp luật, làm cơ
sở để thiết lập trật tự xây dựng nhà nước pháp quyền và tăng cường pháp chế. Khi
đã xây dựng được một cơ chế giám sát Hiến pháp thì vấn đề đặt ra là cơ chế ấy cần
giám sát những đối tượng nào để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động, vì khi khơng
xác định được hết đối tượng cần giám sát thì sẽ khơng đảm bảo được tính tối cao
15

Lê Đình Chân, Luật hiến pháp và các chế định chính trị, cuốn 2, Sài Gòn, 1967, tr.51.

11


của Hiến pháp và Hiến pháp có thể sẽ bị vi phạm. Có thể khái quát đối tượng giám
sát Hiến pháp qua những nội dung sau:
Thứ nhất, đối tượng chủ yếu của giám sát Hiến pháp là các văn bản quy phạm
pháp luật có giá trị thấp hơn Hiến pháp. Như đã tìm hiểu thì hiến pháp là “luật mẹ”
của một hệ thống pháp luật. Các quy phạm pháp luật được các cơ quan nhà nước
khác nhau ban hành phải dựa trên cơ sở Hiến pháp nhằm mục đích thi hành Hiến
pháp nên các văn bản quy phạm pháp luật đó phải phù hợp với hiến pháp, những
văn bản vi hiến sẽ khơng có hiệu lực trên thực tế, các văn bản này bao gồm:
 Các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thấp hơn Hiến pháp: Các luật,
văn bản dưới luật (nghị định, thông tư…) hay các phán quyết của cơ quan tư
pháp.
 Các văn bản của tổ chức chính trị xã hội được nhà nước trao cho thẩm quyền
quản lý nhà nước: điều lệ, nội quy, các văn bản liên tịch ban hành…
 Văn bản, điều ước quốc tế trong nội bộ quốc gia: điều ước giữa cơ quan
trung ương – địa phương, chính quyền liên bang và bang về thẩm quyền16.
Thứ hai, điều ước quốc tế ngày càng được nhiều quốc gia xem là đối tượng của
giám sát Hiến pháp như Áo, Bungary, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hiến pháp ở

những nước này quy định nếu điều ước quốc tế không phù hợp với Hiến pháp việc
giám sát tính hợp hiến của các điều ước quốc tế không kéo theo sự sửa đổi điều ước
quốc tế mà đẫn tới sự sửa đổi hiến pháp, ví dụ, Điều 54 Hiến pháp 1958 của Pháp
quy định: “Trong trường hợp Hội Đồng Bảo Hiến theo đề nghị của Tổng Thống
Cộng Hịa hoặc Thủ tướng Chính Phủ hay một trong hai viện của nghị viện tuyên
bố điều ước quốc tế bao hàm những điều khoản trái với Hiến pháp vì việc quyết
định đưa điều ước quốc tế đó ra phê chuẩn hay phê duyệt chỉ được tiến hành sau
khi sửa đổi Hiến pháp” 17 . Thế nên, Hội Đồng Bảo Hiến Cộng Hòa Pháp ngày
4/4/1992 tuyên bố nhiều điều khoản của hiệp ước liên minh Châu Âu không hợp
hiến và tháng 6/1992 Quốc hội Pháp đã thông qua đạo luật để bổ sung quy định
16
17

Vũ Hồng Anh, Giám sát Hiến pháp, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 12, 2003, tr. 69.
Vũ Hồng Anh, Giám sát Hiến pháp, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 12, 2003, tr. 72.

12


trong hiệp ước trên vào Hiến pháp. Hay là Điều 95 của Hiến pháp tây ban Nha 1978
quy định: “Việc ký kết điều ước quốc tế bao hàm những điều khoản trái Hiến pháp
này chỉ được tiến hành sau khi sửa đổi Hiến pháp, Chính phủ, một trong hai viện
của nghị viện có thể u cầu Tịa án bảo hiến quyết định khi có sự mâu thuẫn giữa
điều ước quốc tế và hiến pháp hay không”18
Qua những điều này ta có thể rút ra một đặc điểm của đối tượng giám sát hiến
pháp là điều ước quốc tế - các điều ước quốc tế chưa được phê chuẩn hoặc phê
duyệt mà chỉ là dự thảo của chúng. Ở Việt Nam thì sao? Trong hầu hết các luật
chung và luật chuyên ngành đều có quy định: “Nếu những quy định của luật này
trái với điều ước quốc tế mà nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam kí kết
hoặc tham gia kí kết thì sẽ áp dụng điều ước quốc tế”, cho thấy sự ưu thế của điều

ước quốc tế so với luật nội địa. Nhưng để có mối liên hệ giữa Hiến pháp và điều
ước quốc tế thì hiến pháp nước ta chưa quy định rõ. Một vấn đề khác đặt ra là có
phải mọi văn bản pháp luật đều là đối tượng của giám sát Hiến pháp hay không?
Tùy theo quy định của pháp luật từng nước mà đối tượng giám sát này sẽ có những
ngoại lệ nhất định. Ở Áo, theo quy định của Hiến pháp một đạo luật là đối tượng
của giám sát Hiến pháp chỉ trong thời gian ba năm kể từ đạo luật được ban hành,
sau thời hạn đó đạo luật khơng đương nhiên là đối tượng giám sát Hiến pháp19. Ở
Thổ Nhĩ Kỳ, những đạo luật ban hành vào thời kỳ thành lập nền cộng hịa những
sắc lệnh có hiệu lực của luật ban hành vào thời điểm khẩn cấp hoặc thiết quân luật
không phải là đối tượng của giám sát Hiến pháp, một trường hợp đặc biệt khác là
nếu như đạo luật được thơng qua bởi trưng cầu dân ý thì khơng đặt ra vấn đề kiểm
tra. Giám sát tính hợp hiến của đạo luật ấy bởi lẽ trưng cầu dân ý là hình thức cao
nhất thể hiện quyền lực, chủ quyền của nhân dân.
Thứ ba, hành vi của các chủ thể có thẩm quyền cũng là đối tượng của giám sát
Hiến pháp, tuy nhiên không phải tất cả các hành vi khác nhau của chủ thể có thẩm
18

Vũ Hồng Anh, Giám sát Hiến pháp, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 12, 2003, tr. 72.
Nguyễn Đăng Dung, Xây dựng cơ chế bảo hiến trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp ở Việt Nam
(tham luận tại Hội thảo quốc tế về bảo hiến do viện Nhà nước pháp luật – JOSOP tổ chức tại Tp.HCM.
19

13


quyền đều là đối tượng của giám sát Hiến pháp. Những chủ thể này có thể là Tổng
thống, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ…tùy thuộc vào quy định của mỗi quốc
gia. Sở dĩ như vậy là bởi chỉ có quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này mới được
quy định trong Hiến pháp. Khi giám sát hành vi của các chủ thể này cơ quan giám
sát hiến pháp không đưa ra trách nhiệm pháp lý mà chủ yếu đưa ra trách nhiệm

chính trị. Thế nên, thủ tục xem xét tính hợp hiến trong hành vi của các chủ thể
giống như thủ tục Impeachment – thủ tục luận tội Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cơ sở của thủ
tục này không nhất thiết phải là hành vi không hợp hiến.
Trên đây là các nhóm đối tượng chính của giám sát Hiến pháp, ngồi ra tùy
thuộc vào từng mơ hình giám sát khác nhau mà cịn có những đối tượng khác nữa.
Nhưng tổng quát nhất đối tượng giám sát Hiến pháp vẫn bao gồm các văn bản có
giá trị thấp hơn hiến pháp và hành vi của các chủ thể có thẩm quyền.
1.3.2. Chủ thể giám sát Hiến pháp
Khi đã thiết lập được một cơ chế để bảo vệ tính tối cao cả Hiến pháp, ngay sau
khi xác định được đối tượng của cơ chế thì một vấn đề khơng kém phần quan trọng
là phải trao cho chủ thể nào thực hiện giám sát Hiến pháp để tạo nên một cơ chế
giám sát khách quan và hiệu quả.
Vào thời kỳ đầu của nền lập hiến, người ta quan niệm rằng cơ quan dân cử là cơ
quan phù hợp nhất để thực hiện hoạt động giám sát Hiến pháp. Do đó trao quyền
cho cơ quan chính trị đã được hình thành, theo đó, thẩm quyền bảo hiến có thể được
trao cho một Hội nghị dân cử, một Ủy ban giám sát của Quốc hội, một trong hai
viện của Quốc hội. Các nước áp dụng mơ hình này thì thường có sự tách biệt giữa
quyền lực lập pháp và hành pháp, chủ thể lập hiến thường là cơ quan giám sát Hiến
pháp bởi cơ quan làm ra Hiến pháp được giải thích là có vị trí thuận lợi nhất để giải
thích Hiến pháp và có khả năng phát hiện ra sự vi hiến từ đó sẽ có cơ chế để bảo vệ
Hiến pháp một cách hữu hiệu nhất. Thế nhưng, giám sát Hiến pháp bằng cơ quan
chính trị dường như đã sớm trở nên lỗi thời và không được áp dụng phổ biến trên

14


thế giới, bởi lý luận khoa học về hiến pháp học đã chỉ ra rằng các cơ quan chính trị
có khuynh hướng nghiên cứu vấn đề chính trị hơn là vấn đề pháp lý mà bảo hiến lại
là một hành vi pháp lý. Hơn nữa, cả hai nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp đều
có nguy cơ lạm quyền rất cao dẫn đến những vi phạm Hiến pháp, Hamilton cho

rằng: “Ngành hành pháp khơng những có quyền phân phối các vinh dự mà lại có
quyền sử dụng vũ lực. Ngành lập pháp khơng những có quyền kiểm sốt tài chính
mà cịn có quyền quy định cá luật lệ chi phối sự tự do của các công dân”20. Đồng
thời ông cũng đưa ra lập luận: “Ngành tư pháp trái lại khơng có quyền sử dụng
hoặc kiểm sốt tài chính, khơng có quyền chi phối tài sản lẫn sức mạnh của xã hội
và cũng khơng có quyền quyết định tích cực nào cả. Có thể nói được rằng ngành tư
pháp vừa khơng có lực lượng lại vừa khơng có ý chí chỉ có trí phán đốn mà thơi.
Cần phải dựa trên sự trợ tá của ngành hành pháp mới có thể thi hành được những
quyết định của trí phán đốn của mình”21. Nhánh tư pháp có ít nguy cơ lạm quyền
hơn hai nhánh còn lại, nếu như lập pháp, hành pháp là những nhánh quyền lực đại
diện cho cơng quyền thì tư pháp đại diện cho công lý để bảo vệ quyền công dân,
quyền con người và bảo vệ Hiến pháp khỏi những vi phạm. Vì thế, tư pháp là cơng
cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền thiểu số trong khi hai nhánh còn lại lại phúc đáp theo
đa số. Với ý nghĩa như vậy, tư pháp không những là nhánh quyền lực có ít nguy cơ
lạm quyền, ít nguy hiểm đối với các quyền hiến định của công dân, mà còn là một
nhánh quyền lực được tạo ra nhằm giải quyết những khiếu nại của công dân khi các
quyền hiến định của họ bị xâm phạm. Chính vì thế, hiện nay các hầu hết quốc gia
trên thế giới tư pháp có vai trị kiểm sốt đối trọng vói hai nhánh quyền lực còn lại,
và như một tất yếu giám sát Hiến pháp trao về cho tư pháp đang chiếm ưu thế, đối
với mơ hình bảo hiến phi tập trung thẩm quyền này được trao cho tất cả các tịa, với
mơ hình bảo hiến tập trung thì sẽ trao cho tịa án chuyên trách, hay là sự kết hợp của
cả tòa án thường và tịa chun trách trong mơ hình bảo hiến hỗn hợp.

20
21

Bùi Ngọc Sơn, Bảo hiến ở Việt Nam, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr.12.
Bùi Ngọc Sơn, Bảo hiến ở Việt Nam, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr.13.

15



1.4. Phân loại giám sát Hiến pháp
Có thể nói hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động có khả
năng vi hiến rất cao, nên đối tượng cơ bản và cốt yếu của hoạt động giám sát Hiến
pháp là các văn bản pháp quy. Dựa vào những tiêu chí cụ thể cơ chế giám sát Hiến
pháp có thể được phân thành các loại như sau:
Một là, căn cứ vào thời điểm thực hiện hoạt động giám sát Hiến pháp thì có thể
chia thành hoạt động giám sát Hiến pháp trước và giám sát sau:
 Giám sát trước: Đây là hình thức kiểm tra và giám sát hoạt động ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật ngay từ giai đoạn soạn thảo, trước khi văn bản đó
có hiệu lực pháp luật. Ưu điểm lớn nhất của hình thức này là hạn chế việc thơng qua
những văn bản khơng hợp hiến, hơn nữa, hình thức này có thể tránh được việc hủy
bỏ những văn bản liên quan được ban hành trên cơ sở văn bản không hợp hiến làm
cho hoạt động lập pháp ổn định hơn, hạn chế lãng phí thời gian, tiền bạc, cơng
sức…Ngược lại, hình thức này cũng tồn tại những hạn chế như: Với hình thức này
sẽ tạo điều kiện cho cơ quan giám sát Hiến pháp can thiệp quá sâu vào hoạt động
lập pháp của cơ quan có thẩm quyền, một quốc gia áp dụng mơ hình giám sát này
trong q trình giám sát phát hiện ra văn bản không hợp hiến nhưng văn bản đó sẽ
khơng bị hủy bỏ nếu như khơng có quy trình để hủy bỏ đương nhiên văn bản đó vẫn
sẽ được ban hành.
 Giám sát sau: Đây là hoạt động kiểm tra tính hợp hiến đối với các văn bản
quy phạm pháp luật đã có hiệu lực pháp lý và hoạt động của các quan chức nhà
nước có thẩm quyền. Ưu điểm của hình thức này là khơng can thiệp qua sâu vào
hoạt động lập pháp của Nghị viện, khả năng kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản
này có tính đến thực tế áp dụng của Tịa án và cơ quan hành chính. Tuy nhiên, hạn
chế lớn nhất của hình thức này là các văn bản khi chưa có hiệu lực thì khơng thể
giám sát mà phải đợi văn bản có hiệu lực.
Hai là, căn cứ vào hình thức thực hiện, giám sát Hiến pháp được chia thành
giám sát trừu tượng và giám sát cụ thể:


16


 Giám sát trừu tượng: Là việc cơ quan giám sát Hiến pháp xem xét tính hợp
hiến của các văn bản quy phạm pháp luật không gắn với vụ việc và lợi ích cụ thể
nào nên tất cả hoạt động giám sát trước đều là giám sát trừu tượng. Ở các nước áp
dụng hình thức này Hiến pháp sẽ quy định rõ những chủ thể nào có quyền giám sát
Hiến pháp.
 Giám sát cụ thể: Là loại giám sát được cơ quan giám sát Hiến pháp thực hiện
gắn liền với một vụ việc cụ thể, để giải quyết vụ việc đó địi hỏi phải đưa phán
quyết về tính hợp hiến của văn bản được áp dụng trong trường hợp đó nên giám sát
cụ thể thường là giám sát sau, chủ thể có quyền đề nghị tiến hành giám sát Hiến
pháp chủ yếu ở đây là các pháp nhân và thể nhân – những chủ thể có quyền lợi bị
xâm hại trực tiếp. Nếu như giám sát trừu tượng cho phép cơ quan bảo hiến có một
cái nhìn tổng qt về mối quan hệ giữa Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật,
đảm bảo tính thống nhất của hoạt động giám sát Hiến pháp, đáp ứng nguyên tắc
phân chia quyền lực thì giám sát cụ thể cho phép cơ quan bảo hiến có khả năng bảo
vệ quyền cơng dân, quyền con người một cách hữu hiệu và linh hoạt nhất22.
Ba là, căn cứ vào cơ sở phát sinh thẩm quyền giám sát Hiến pháp, hoạt động
giám sát Hiến pháp được chia thành giám sát bắt buộc và giám sát không bắt buộc:
 Giám sát bắt buộc là trường hợp pháp luật quy định văn bản quy phạm pháp
luật phải được cơ quan giám sát Hiến pháp phải kiểm tra trước khi văn bản đó có
hiệu lực pháp luật.
 Giám sát không bắt buộc là việc thực hiện giám sát Hiến pháp theo yêu cầu
của các chủ thể thẩm quyền, hiện nay, phần lớn các trường hợp giám sát Hiến pháp
đều là giám sát không bắt buộc.
Bốn là, căn cứ vào vị trí thực hiện hoạt động giám sát Hiến pháp, được chia
thành giám sát bên trong và giám sát bên ngồi:


22

Vũ Hồng Anh, Giám sát Hiến pháp, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12, 2003, tr.15.

17


×