Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Nghiệp vụ ngân hàng trung ương nghiệp vụ ngân hàng trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.79 KB, 17 trang )

Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương

LỜI MỞ ĐẦU
“Lạm phát luôn luôn và mọi nơi là vấn đề thuộc về tiền tệ”- đó là
nhận định của nhà kinh tế học nổi tiếng Milton Friedman. Cũng chính
Friedman từng phát biểu rằng: “Trong mọi trường hợp mà tỉ lệ phát của một
nước là cực kì cao trong bất cứ thời kì kéo dài nào, thì tỉ lệ tăng trưởng của
cung ứng tiền tệ đặt ra là cực kì cao”.
Từ đầu năm 2004, tại Việt Nam, chỉ giá tiêu dùng trong nước không
ngừng tăng đã khiến cho vấn đề lạm phát sau nhiều năm vắng bóng trên các
diễn đàn kinh tế nay lại được hết sức quan tâm. Vậy thực chất của vấn đề
này là ở đâu, do nguyên nhân nào và đâu là biện pháp để giải quyết và giải
quyết như thế nào?
Trong bài viết này em chỉ xin đề cập về những vấn đề nêu trên dưới
một góc nhìn cịn nhiều hạn chế. Rất mong được sự góp ý của thầy cơ và các
bạn để em có thể có cái nhìn tồn diện hơn về vấn đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội tháng 11 năm 2004
Sinh viên thực hiện
Thái Thị Diệu Thu

Thái Thị Diệu Thu - Lớp 4041

1


Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT
Khái niệm lạm phát
Lạm phát là sự gia tăng phổ biến và với thời gian dài tổng mức giá cả
được đo bằng chỉ số giá của nhóm hàng hóa dịch vụ cơ bản (rổ hàng hóa).


Sự gia tăng liên tục của giá cả làm suy yếu sức mua của đồng tiền và các tài
sản tài chính khác có giá trị cố định, gây ra những méo mó nghiêm trọng và
tạo ra tình trạng khơng chắc chắn trong mơi trường kinh tế vĩ mô và vi mô.
Lạm phát xảy ra khi các áp lực kinh tế thực sự và các dự đoán về các
xu hướng phát triển trong tương lai gây ra tình trạng nhu cầu về hàng hóa
vượt khả năng cung ứng với mức giá cả hiện tại, hay khi sản lượng hiện có
bị thu hẹp lại do năng suất giảm và thị trường bị co lại. Khi xu hướng tăng
giá diễn ra từ từ và khơng đều, trung bình khoảng 1-2%/năm thì mức lạm
phát chậm đó được xem là không đe dọa tới sự phát triển kinh tế - xã hội.
Điều đáng lo ngại chính là khi tình trạng lạm phát ở mức 2,3 con số. Tình
hình lạm phát kinh niên có xu hướng trở thành thường xuyên và đạt tới mức
cao hơn khi các méo mó về kinh tế và những sự đoán tiêu cực tăng lên. Khi
các Chính phủ cố gắng tài trợ cho các chương trình chi tiêu lớn bằng cách
tăng lượng tiền cung ứng, việc tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách
bằng biện pháp gây lạm phát càng làm đảo lộn sự ổn định kinh tế, xã hội và
chính trị .
Mặc dù lạm phát có thể xuất hiện khi có sự tăng giá của một số mặt
hàng, song không hẳn mọi sự tăng giá của một số mặt hàng đều đồng nghĩa
với lạm phát . Nếu như giá tăng do chí phí sản xuất thực tế tăng,ví dụ do tình
hình khai thác khó khăn của ngành than, hay các khống sản khác thì việc
tăng giá này không thể coi là lạm phát.
Đo lường lạm phát
Lạm phát thường được đo lường bởi các chỉ số sau:

Thái Thị Diệu Thu - Lớp 4041

2


Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương



Chỉ số giá tiêu dùng xã hội- CPI

Trong thực tế tốc độ tăng giá của các hàng hóa khác nhau là khơng
giống nhau do đó việc tính giá bình qn thơng qua chỉ số giá được sử dụng.
Trên cơ sở tính được chỉ số giá tiêu dùng bình quân, tỉ lệ lạm phát phản ánh
sự thay đổi mức giá bình quân của giai đoạn này so với giai đoạn trước được
tính theo cơng thức:
Mức giá năm hiện tại – Mức giá năm trước
Tỷ lệ lạm phát =

x 100%
Mức giá năm trước

Cách đo lường này cho phép so sánh sự biến động mức giá tiêu dùng
theo thời gian nhưng không phản ánh được cơ cấu tiêu dùng của các hộ gia
đình.


Chỉ số tổng giảm phát tổng sản phẩm quốc nội –GDP:

Chỉ số này đo lường mức giá bình qn của tất cả các hàng hóa và
dịch vụ tạo nên tổng sản phẩm quốc nội:
GDP danh nghĩa
Chỉ số giảm phát GDP=

x100%
GDP thực tế


Trong đó GDP danh nghĩa đo lường sản lượng theo giá trị tiền tệ năm
hiện tại, GDP thực tế đo lường sản lượng năm hiện tại theo giá năm được
chọn làm gốc.
Các loại lạm phát:
 Lạm phát vừa phải: Lạm phát vừa phải xảy ra khi tốc độ tăng giá chậm ở
mức 1 con số. Trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tăng chậm thường
xấp xỉ bằng mức tăng tiền lương hoặc cao hơn chút ít, do vậy giá trị tiền tệ
tương đối ổn định tạo thuận lợi cho môi trường kinh tế xã hội. Tác hại của
loại lạm phát này không đáng kể.

Thái Thị Diệu Thu - Lớp 4041

3


Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương
 Lạm phát phi mã: xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng ở mức hai, ba con số như
20%,100% hoặc 200%/năm. Nguyên nhân cuối cùng của loại lạm phát cao
và kéo dài này là do sự tăng lên của khối lượng tiền trong lưu thơng. Khi giá
cả hàng hóa biến động mạnh, giá trị tiền tệ giảm qua các thời kì, tiền giấy
bắt đầu bị từ chối trong thanh tốn. Dân chúng khơng dám giữ tiền dưới mọi
hình thức và bắt đầu hoạt động đầu cơ tích trữ hàng hóa. Trong thời kì lạm
phát phi mã, sản xuất không phát triển, hệ thống tài chính tín dụng bị tàn lụi.
 Siêu lạm phát: Xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã
có thể lên tới hàng nghìn tỉ lần.
Ngun nhân
Về mặt lí thuyết có 2 ngun nhân gây ra lạm phát: lạm phát do sức
mua của nền kinh tế tăng (lạm phát cầu kéo: do chi tiêu của Chính phủ tăng
lên, chi dùng của các hộ gia đình tăng lên, nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp
tăng, do chính sách tiền tệ mở rộng và do các yếu tố liên quan đến nhu cầu

của nước ngoài ) và lạm phát do chi phí sản xuất tăng (lạm phát chi phí đẩy:
do tăng tiền lương vượt quá mức năng suất lao động, sự tăng lên của mức lợi
nhuận ròng của người sản xuất đẩy giá cả hàng hóa tăng lên).
Việc phân tích nguyên nhân lạm phát chỉ ra rằng, giá cả có thể bị đẩy
lên do những đột biến về phía cầu hoặc cú sốc của cung nhưng sự tăng giá
đó chỉ mang tính chất tạm thời nếu khơng có sự tác động của chính sách làm
tăng tổng cầu. Sự tăng lên liên tục của tổng cầu xuất phát từ lí do duy nhất là
lượng tiền cung ứng tăng lên. Vì thế nếu quan niệm lạm phát là sự tăng giá
liên tục với mức độ cao( hơn 1%/ tháng) thì nó ln ln và mọi nơi là vấn
đề thuộc về tiền tệ.

TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUADIỄN BIẾN VÀ NGUYÊN NHÂN
Tình hình lạm phát ở Việt Nam thời gian qua

Thái Thị Diệu Thu - Lớp 4041

4


Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương
Theo các nguồn tin chính thức, tháng 6 năm 2004, chỉ số giá tiêu thụ
trực tiếp CPI ở Việt Nam tăng 0.8% so với tháng 5 năm 2004, tăng 8.3% so
với cùng kì năm 2003 và tăng 7.2% so với tháng 12 năm 2003. Chín tháng
đầu năm 2004 chỉ số giá tiêu dùng của nước ta tăng ở mức 8.6%. Việc tăng
chỉ số giá ở Việt Nam chủ yếu là do giá lương thực thực phẩm tăng tới
13.7%( trong đó giá lương thực tăng 11.2% và giá thực phẩm tăng 15.4%),
trong khi chỉ số giá bình qn của 9 nhóm hàng tiêu dùng cịn lại trong kì
hầu như chỉ tăng nhẹ ở mức 1 con số, khơng cao q mức 5%( riêng giá
hàng hóa dịch vụ nhóm dược phẩm y tế tăng 7.7% do phải nhập tới 60%
nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh; trong khi chỉ số giá nhóm giáo dục lại

giảm nhẹ 2.7%). Nếu so với cùng kì năm 2003 thì chỉ số giá tiêu dùng CPI
của Việt Nam trong tháng 7 năm 2004 đã tăng 9.1%/năm- mức tăng cao nhất
trong hơn 5 năm qua( lần cuối gần đây nhất CPI của Việt Nam cũng đã tăng
9.1%/năm là vào tháng 1 năm 99) chủ yếu do giá lương thực- thực phẩm
tăng mạnh với mức 15.5% trong cùng kì. Theo dự đốn của Bộ Tài chính,
chỉ số lạm phát chung của Việt Nam trong cả năm 2004 sẽ là 9%. Giá tiêu
dùng tăng cao có ảnh hưởng khơng tốt đến thu nhập và đời sống của đại bộ
phận dân cư. Đó là chưa kể đến giá cả của các loại nguyên vật liệu thiết yếu
cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp ở Việt Nam đều đã tăng rất cao từ
đầu năm 2004 đến nay do phải phù thuộc nặng nề vào nguồn nhập khẩu như
xăng và các sản phẩm dầu phải nhập khẩu 100%, phân đạm 90%, phôi thép
75% và thép thành phẩm 65%… hệ quả là khi các mặt hàng nguyên vật liệu
này trên thị trường thế giới tăng cao thì giá nhập khẩu chúng vào Việt Nam
cũng phải tăng theo rất mạnh nếu ngân sách Nhà nước không đủ khả năng
bù lỗ. Tính ra trong 6 tháng đầu năm 2004, giá cả của hầu hết nguyên,nhiên
liệu thiết cho sản xuất công –nông nghiệp như xăng dầu, sắt thép… đều tăng
nhanh đột biến lần lượt với các mức 23.6% và 48% so với cùng kì năm trước

Thái Thị Diệu Thu - Lớp 4041

5


Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương
chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ rất mạnh của 2 nền kinh tế khổng lồ trên thế giới
là Mỹ và Trung Quốc còn giá phân bón thì tăng 5.7% so với cuối năm 2003.
Giá cả trên thị trường thế giới tăng cao đã gây tác động trở lại làm gia tăng
đáng kể lạm phát ở ngày càng nhiều nước trên thế giới từ các nước công
nghiệp tiên tiến như Mỹ( CPI đã tăng từ 1.7%/năm trong tháng 2 năm 2004
lên tới 5.1%/ năm trong tháng 5 năm 2004), các nước khu vực EURO( chỉ số

CPI từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2004 đã tăng từ 1.65%/ năm lên 2.5%/nămcao vượt mức trần mục tiêu 2%/năm)…
Về yếu tố tiền tệ, tổng phương tiện thanh tốn bao gồm tiền mặt trong
lưu thơng, tiền gửi tại ngân hàng thương mại và TCTD và ngoại tệ trong 6
tháng đầu năm nay tăng 7.26%, thấp hơn mức tăng cùng kì năm 2003 là
8.28%. Tiền gửi 6 tháng đầu năm 2004 tăng 8.28% và cùng kì năm 2004 là
10.5%, còn dư nợ cho vay lần lượt là 11.81% và 14.2%.. Năm 1998, tổng
phương tiện tăng thấp nhất trong nhiều năm, chỉ có 20.33%, nhưng chỉ số
giá tiêu dùng lại tăng tới 9.2%/ năm. Trong năm nay có một thực tế dễ hiểu
đó là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực.
Về nhân tố ngoại hối, trong 6 tháng đầu năm nay, tỉ giá giữa đồng
Việt Nam và Đơ la Mỹ chỉ tăng có 0.2%, trong nhiều tháng qua mức tỉ giá
này chỉ dao động quanh con số 15745-15765 VND/USD. Giá vàng trong 6
tháng giảm 0.9%, trung tuần tháng 1 năm 2004 còn ở mức 800.000VND /1
chỉ vàng SJC, hiện nay dao động quanh mức 760.000đ đến 770.000đ/ 1 chỉ.
Thực trạng này khẳng định chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng trong 6 tháng đầu
năm 2004 khác cơ bản so với lạm phát ở nước ta trong các năm cuối thập kỉ
80 và đầu thập kỉ 90 của thế kỉ trước, khi đó giá vàng và USD đều tăng cao
so với VND. Điều đó có nghĩa là sức mua của đồng Việt Nam ở giai đoạn đó
giảm mạnh.

Thái Thị Diệu Thu - Lớp 4041

6


Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương
Về nhân tố lãi suất của hệ thống ngân hàng: Từ đầu tháng 6 năm
2004 đến nay, hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đô thị đều tăng lãi
suất huy động vốn của mình, với mức tăng 0.01-0.02%/tháng đối với lãi suất
tiền gửi nội tệ, tăng 0.1-0.2%/ năm đối với lãi suất tiền gửi USD. Đối với

khối ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng No và PTNT Việt Nam,
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt
Nam tăng nhẹ ở loại huy động vốn trung dài hạn đồng Việt Nam, tập trung ở
lãi suất phát hành kì phiếu và Chứng chỉ tiền gửi, với mức tăng
0.02-0.04%/tháng so với lãi suất tiền gửi thông thường. Lãi suất tiền gửi
USD của một số ngân hàng cũng chỉ tăng 0.1-0.2%/ năm. Lãi suất trên thị
trường tiền tệ, tập trung là thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc Nhà nước
cũng tăng nhẹ với mức tăng 0.05%/ năm. Lãi suất trúng thầu trong phiên đấu
thầu thứ 22 ngày 21/6/2004 lên tới 5.85%/ năm. Lãi suất cơ bản vẫn là 7.5%/
năm, lãi suất TCV 5%/ năm, lãi suất CK 3%/ năm.
Về nhân tố tài chính- ngân sách: tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng
đầu năm đạt trên 77.217 tỉ đồng, bằng 50% dự tốn cả năm, tăng 12.5% so
với cung kì năm trước; tổng chi đạt 82.033 tỉ đồng bằng 43.7% dự toán cả
năm. Như vậy thu ngân sách tăng trưởng khá, nhưng số tiền chi ra từ ngân
sách Nhà nước vẫn thấp so với dự toán cả năm. Nguồn tiền từ ngân sách
Nhà nước chi ra khơng có gì đáng lo ngại.
Như vậy có thể khẳng định lạm phát trong 6 tháng đầu năm 2004
không phải là lạm phát tiền tệ mà là lạm phát giá cả, có thể thấy rõ qua phân
tích cơ cấu các mặt hàng tăng giá trong 6 tháng đầu năm 2004.

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng lạm phát tăng ở Việt Nam:
 Nguyên nhân trực tiếp:
- Giá cả nhóm lương thực, thực phẩm tăng cao…

Thái Thị Diệu Thu - Lớp 4041

7


Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương

- Chi phí sản xuất tăng do giá sắt thép và một số VLXD liên tục tăng
cao. Do vậy đã gây áp lực lên ngân sách của Việt Nam khi mà Nhà nước
chịu bù lỗ để giữ giá cho thị trường xăng dầu ổn định, nhưng cuối cùng, vào
cuối tháng 5 năm 2004, chính phủ Việt Nam vẫn phải tăng giá xăng dầu bình
quân lên khoảng 17%, khi thị trường trong nước đẩy giá xăng dầu lên cao
dẫn tới chi phí sản xuất sẽ tăng lên (do phải chịu chi phí chuyên chở, chi phí
dịch vụ và chi phí tinh lọc từ dầu thơ thành dầu thương phẩm… )
-Việt Nam đồng trong những năm 1999 đến nay, được điều chỉnh biên
độ trượt giá ổn định, trong khi cơ chế tỉ giá hối đoái hiện hành khi biên độ
giao dịch ngày càng được quản lí chặt chẽ, so với một số đồng tiền chủ chốt
như đồng USD, Euro,Yen làm cho hàng xuất cảng của Việt Nam rẻ và dễ
cạnh tranh hơn các mặt hàng cùng loại của các nước trên thị trường quốc tế.
Nhưng đồng thời cũng làm cho giá hàng Việt Nam nhập cảng tăng
theo( Việt Nam chủ yếu khẩu nguyên liệu thô và nhập khẩu hàng tinh chế,
trang thiết bị và công nghệ…) trong khi Việt Nam vẫn đang trong tình trạng
nhập siêu mặc dù mức nhập siêu này thấp hơn 6 tháng năm 2003 là 0.3 tỉ
USD, chiếm ở mức cao tới hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Do đà tăng trưởng kinh tế hàng năm GDP của Việt Nam luôn đạt mức
tăng trưởng cao (chỉ đứng sau Trng Quốc) với tốc độ tăng trưởng trung bình
hàng năm đạt 7%, năm 2003 đạt 7.14%, 6 tháng đầu năm 2004 đạt 7.03%
dẫn tới mức tín dụng tăng cao(năm 2002 mức tín dụng chiếm 45%, 2003 là
28%, 2004 dự tính tăng 25%/ năm ). Do tăng trưởng tín dụng có tác động
mạnh đến đà tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời tăng trưởng tín dụng cũng
ảnh hưởng tới sự gia tăng của lạm phát.
- Cuối tháng 6 năm 2004, NHTW Mỹ (FED) đã tăng lãi suất tiền gửi
USD thêm 0.25% làm cho giá trị đồng USD tăng theo làm tăng áp lực tỉ giá
giữa VND và USD cho nên để ổn định tỉ giá, lãi suất tiền gởi bằng VND

Thái Thị Diệu Thu - Lớp 4041


8


Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương
cũng sẽ tăng theo. Sự giảm giá của đồng nội tệ lặp đi lặp lại dẫn đến rủi ro
của đồng nội tệ được xác định ở mức cao. Sự bất ổn lớn về tỉ giá hối đoái sẽ
gây ra những ảnh hưởng dây chuyền đối với giá cả trong nước và fcó thể gây
bất ổn cho tình hình tài chính trong nước.



Những ngun nhân gián tiếp: Do việc chậm cổ phần hóa của các

doanh nghiệp Nhà nước đồng thời ngân sách cũng phải chịu áp lực thâm
thủng lớn khi mà các khoản thu từ thuế phải giảm nhiều theo các Hiệp định
thương mại AFTA, BTA nhiều danh mục mặt hàng thuế nhập khẩu giảm,
chỉ còn từ 0% đến 5%. Bên cạnh đó, cuối năm 2003 trên thế giới xuất hiện
các nạn dịch như nạn bò điên ở Anh, Mỹ, bệnh lở mồm long móng ở lợn,
dịch cúm gà…đã gây nên ảnh hưởng tâm lí khơng nhỏ đối với người tiêu
dùng trong nước. Cho nên đã gián tiếp đẩy giá tiêu dùng loại lương thực,
thực phẩm an toàn trong nứớc tăng cao. Năm 2003 cũng là năm gây ra cuộc
chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng thương mại đã đẩy lãi suất huy động
vốn lên cao đỉnh điểm với lãi suất tiền gửi vào các ngân hàng thương mại
năm 2003 đạt 11.5%/ năm với mức lạm phát cả năm chỉ có 3%( tăng trưởng
dư nợ tín dụng q nóng). Hiện nay lãi suất huy động của các ngân hàng
thương mại đã giảm xuống còn khoảng 7.07-7.8%/ năm nhưng lạm phát lại
đang ở mức cao(mức lạm phát ở Việt Nam 6 tháng đầu năm 2004 là 7.2%).

CÁC BIỆN PHÁP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỂ KIỀM
CHẾ LẠM PHÁT TRONG THỜI GIAN TỚI

Mặc dù chỉ số giá cả hàng tiêu dùng trên thị trường xã hội đến nay
tăng cao có ngun nhân khơng phải do tiền tệ song để góp phần chủ động
kiềm chế và kiểm sốt lạm phát, Ngân hàng Nhà nước vẫn có giải pháp cụ
thể trong điều hành chính sách tiền tệ của mình. Thống đốc ngân hàng Nhà

Thái Thị Diệu Thu - Lớp 4041

9


Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương
nước vừa kí quyết định điều tăng tỉ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc của các TCTD
gởi tại Ngân hàng Nhà nước. Đây là giải pháp quan trọng của Ngân hàng
Nhà nước phản ứng trước tình hình diễn biến chỉ số tăng giá và tâm lí lo
ngại lạm phát hiện nay, cũng như một số khuyến nghị được đề xuất. Ngân
hàng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện biện pháp này như là biện pháp chủ
yếu để kiềm chế lạm phát. Mục đích của tăng tỉ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc
lần này là nhằm hạn chế hệ số nhân tiền, kiềm chế mức độ tăng trưởng tín
dụng đối với nền kinh tế của ngân hàng thương mại. Dự trữ bắt buộc là một
cơng cụ truyền thống trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà
nước nhằm tác động vào mức độ tăng tiên, tác động vào kiềm chế tốc độ
tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng
thời kì tùy theo diễn biến của các chỉ số kinh tế vĩ mơ. Mục đích điều chỉnh
tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lần này nhằm đạt được yêu cầu nói trên, nhằm rút
bớt khối lượng trong lưu thông về Ngân hàng Nhà nước, với mức độ thu hút
về gấp 2 lần so với mức trước đó. Riêng đối với tiền gửi ngoại tệ, tỉ lệ dự trữ
bắt buộc tăng cao, cịn nhằm khơng khuyến khích các ngân hàng thương mại
tăng lãi suất và không khuyến khích tăng cường huy động vốn ngoại tệ, hạn
chế tình trạng đơ la hóa tài sản nợ trong hệt thống ngân hàng.
Lạm phát ở nước ta là lạm phát giá cả, không liên quan đến tiền tệ và

ngân sách nhưng để chủ động góp phần vào kiềm chế lạm phát, giải pháp
điều hành chính sách tiền tệ đã được đưa ra. Nhưng về cơ bản Việt Nam cần
tiệm cận phương pháp tính tốn chỉ số lạm phát theo thơng lệ quốc tế,
NHNN và các bộ ngành liên quan cần có nhận thức đúng về chỉ số giá cả
hàng tiêu dùng hiện nay phối hợp với Tổng cục thống kê để tính mức độ lạm
phát cơ bản trong thời gian qua, số liệu về lạm phát cơ bản sẽ là cơ sở định
lượng quan trọng cho các quyết định của NHNN. Đồng thời, để không tạo ra

Thái Thị Diệu Thu - Lớp 4041

1
0


Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương
tâm lí diễn biến bất lợi gây sức ép về dư luận lên việc điều hành chính tiền
tệ.
Bên cạnh đo, phải tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ ổn định và
nhạy cảm, đặc biệt là chính sách ngoại hối, thích ứng với đặc tính của nền
kinh tế mở nhằm đảm bảo tương quan hợp lí giữa xuất - nhập khẩu và giữ
được giá trị VND so với các ngoại tệ mạnh và đề phòng hiện tượng tiếp tục
tăng giá xăng đột biến khơng có lợi cho sản xuất và đời sống.
“Chấm dứt chính sách đổ tín dụng vào khu vực quốc doanh nhằm đạt
chỉ tiêu kế hoạch phát triển cao nếu không lạm phát sẽ tới mức khơng kiểm
sốt được. Hiện nay gần 80% tín dụng ngân hàng quốc doanh vẫn đổ vào
doanh nghiệp quốc doanh. Phát triển cao là điều ai cũng mong muốn nhưng
phải trên cơ sở hiệu quả sản xuất, chứ khơng phải trên cơ sở duy ý chí, đưa
đến việc phát triển khơng bền vững.”(Vũ Quang Việt, VNExpress,
20/7/2004).
Bên cạnh đó, trước mắt phải có giải pháp giảm lãi suất tín dụng, tăng

cường các biện pháp nâng cao hiệu quả của tín dụng, phát triển thị trường tài
chính, tạo mơi trường cho các doanh nghiệp huy động vốn qua phát hành cổ
phiếu và trái phiếu, giảm việc cho vay dài hạn của các ngân hàng thương
mại, phát triển thị trường thương phiếu, chuyển tín dụng ngân hàng nhanh
chóng qua chiết khấu thương phiếu, hạn chế cho vay theo đơn xin vay và
theo phương án sản xuất kinh doanh.
Việc thực hiện các giải pháp kiềm chế và kiểm soát lạm phát của
Ngân hàng Nhà nước phải có sự phối hợp với các biện pháp của Chính phủ
và các cơ quan ban ngành có liên quan như việc kiểm sốt giá, chính sách tài
chính, chính sách thu nhập… để có hiệu quả tốt nhất.

Thái Thị Diệu Thu - Lớp 4041

1
1


Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương

Phụ lục
Bảng 1: Diễn biến chỉ số giá CPI những năm gần đây
(% thay đổi so với tháng 12 năm trước)
Quý/năm
2000
2001
2002
2003
2004
Quý I
0.8

0.0
2.5
2.5
4.9
Quý II
-1.8
-0.7
-0.4
0.4
7.2
Quý III
-0.7
0.3
0.2
-0.3
8.31
Quý IV
1.1
1.0
0.9
1.2
Nguồn: “Lạm phát và thực tiễn hiện nay ở Việt Nam”, TS. Lê Xuân
Hiếu, Tạp chí Ngân hàng số 10 năm 2004. 1::tính đến tháng 8
Bảng 2: Tốc độ tăng giảm giá tiêu dùng của một số mặt hàng và dịch vụ
(tính đến thời điểm hết tháng 8 năm 2004)
Các mặt hàng và dịch vụ

Tháng 8/2004 tăng giảm so với (%)
Kỳ gốc (2000)


1. Lương thực- thực phẩm
- Lương thực
- Thực phẩm
2. Đồ uống và thuốc lá
3. May mặc, mũ nón, giày dép
4.Nhà ở và VLXD
5.Thiết bị đồ dùng và gia đình
6. Dược phẩm- y tế
7. Phương tiện đi lại – bưu điện
8. Giáo dục
9. Văn hóa, thể thao, giải trí
10.Đồ dùng và dịch vụ khác

25.5
22.2
27.7
13.1
8.9
23.1
7.3
33.1
-0.9
17.0
0.1
13.2

Tháng 8/2003
16.5
18.1
17.1

4.3
4.1
6.8
3.7
14.8
0.3
1.2
2.2
5.6

Tháng
7/2004
0.7
0.8
0.8
0.4
0.4
0.6
0.4
0.8
0
0.4
-0.1
0.4

Nguồn: Tổng cục thống kê
Bảng 3: Tỉ lệ lạm phát 1971-2000
Giai đoạn
Tất cả các thị trường mới nổi
Các nước Châu Á


1971-80
22.8
10.2

1981-85
52.7
8.3

1986-90
188.3
6,5

1991-95
93.4
8.6

1996-2000
23.1
6.8

Nguồn IMF- Thống kê tài chính quốc tế và dự kiến của cán bộ quỹ

Thái Thị Diệu Thu - Lớp 4041

1
2


Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương


Đồ thị 1: Quan hệ giữa CPI- tăng trưởng tín dụng theo quý từ năm 1999
đến nay
14
12
10
8
6
4
2

Thái Thị Diệu Thu - Lớp 4041

T12/03

T9/03

T6/03

T3/03

T12/02

T9/02

T6/02

T3/02

T12/01


T9/01

T6/01

T3/01

T12/00

T9/00

T6/00

T3/00

T12/99

T6/99

T3/99

-4

T1/99

0
-2

1
3



Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương
Bảng 4: Những thống kê về kinh tế Việt Nam

1999

2000

2001

2002

GDP (tỷ US)

28.68

31.35

32.94

35.10

Tốc độ phát triển kinh tế

4.8%

6.8%

6.8%


7.0%

Xuất khẩu (tỷ US)

11.33

14.19

15.01

16.67

Nhập khẩu(tỷ US)

11.34

15.25

16.17

19.73

Cán cân xuất nhập khẩu (tỷ US)

-0.01

-1.07

-1.16


-3.05

Cán cân xuất nhập khẩu/GDP

0.00

-3.4%

-3.5%

-8.7%

Tốc độ lạm phát

4.1%

-1.7%

0.8%

1.5%

Thâm hụt ngân sách/GDP
Tổng tín dụng (tỷ VND)

Thái Thị Diệu Thu - Lớp 4041

7.2%


-2.70%
155236

Tốc độ tăng tín dụng
Tiền (tỷ VND)

6tháng
2004

90989

191204

239921

23.2%

25.5%

112408

125329

1
4


Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương
Tốc độ tăng tiền
Gần-như-tiền (quasi-money)(tỷ

VND)

106005

Tốc độ tăng gần-như-tiền

30.6%

14.7%

138437

158815

30.6%

14.7%

Đầu tư/GDP

27.6%

29.6%

31.2%

32.1%

Đầu tư của từng khu vực


100%

100%

100%

100%

Nhà nước

58.7%

57.5%

58.1%

56.2%

Tư nhân

24.0%

23.8%

23.5%

25.3%

Nước ngoài


17.3%

18.7%

18.4%

18.5%

Đầu tư nhà nước

100%

100%

100%

100%

Từ ngân sách

41.3%

41.3%

42.5%

39.1%

38.3%


Vốn vay nước ngoài

32.0%

32.2%

29.5%

30.9%

30.5%

Vốn doanh nghiệp

26.7%

26.5%

28.0%

30.0%

31.2%

Nguồn: Niên Giám Thống kê, Tổng cục Thống kê; Vietnam Statistical Appendix,
2003, IMF; Vietnam: Growth and Reduction of Poverty, Annual Report of 2002-2003,
The Inter-Ministerial Working Group, Hanoi (hai tài liệu sau trên www.imf.org). Tiền tệ,
tín dụng lấy ở: International Financial Statistics, IMF, May 2004

Thái Thị Diệu Thu - Lớp 4041


1
5


Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương

Tài liệu tham khảo:
1. “Các biện pháp kiểm sốt tín dụng nền kinh tế nhằm kiềm chế
lạm phát và hạn chế rủi ro tín dụng”- ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh, Thị
trường tài chính tiền tệ 1.9.2003, trang 29.
2. “ Lạm phát và thực tiễn hiện nay ở Việt Nam” –TS. Lê Xuân
Hiếu, Tạp Chí Ngân hàng, số 10 năm 2004, trang 22-25.
3. “Lạm phát hiện nay nguyên nhân và giải pháp kiềm chế”PGS., TS Ngô Hướng, Tạp Chí ngân hàng số 11 năm 2004, trang 1-2.
4. “ Vấn đề lạm phát của Việt Nam một số nguyên nhân và giải
pháp” - ThS. Nguyễn Đức Hưởng, Thị trường tài chính tiền tệ, 1.7.2004,
trang 16-18.
5. “Nhìn nhận lạm phát ở Việt Nam trong thời kì hộ nhập và tồn
cầu hóa”- TS Dương Hồng Phương, Tạp Chí ngân hàng số 8 năm 2004,
trang 9-13.
6. Giáo trình “Lí thuyết tiền tệ ngân hàng”- Học Viện Ngân hàng,
NXB Thống kê 2001.
7. “Lạm phát ở Việt Nam”, Vũ Quang Việt, Zdfree.free.fr/diendan.
Và một số tài liệu khác liên quan.

Thái Thị Diệu Thu - Lớp 4041

1
6



Nghiệp vụ Ngân hàng Trung Ương

MỤC LỤC
Lí luận chung về lạm phát....................................................1
 Khái niệm lạm phát .............................................................1
 Đo lường lạm phát ................................................................2
 Các loại lạm phát ..................................................................2
 Nguyên nhân..........................................................................3

Tình hình lạm phát ở Việt Nam thời gian qua- diễn biến
và nguyên nhân.....................................................................4
 Tình hình lạm phát ở Việt Nam thời gian qua................4
 Những nguyên nhân gây ra hiện tượng lạm phát tăng ở
Việt Nam ..................................................................................... 7
 Nguyên nhân trực tiếp.......................................7
 Nguyên nhân gián tiếp......................................9

Các biện pháp của NHNN để kiềm chế lạm phát trong
thời gian tới............................................................................10
Phụ lục
Bảng 1: Diễn biến chỉ số giá CPI những năm gần đây.
Bảng 2: Tốc độ tăng giảm giá tiêu dùng của một số mặt hàng và dịch vụ.
Bảng 3: Tỉ lệ lạm phát 1971-2000.
Bảng 4: Những thống kê kinh tế của Việt Nam.
Sơ đồ 1: Quan hệ giữa CPI và tăng trưởng kinh tế theo quý từ 1999 đến nay.

Thái Thị Diệu Thu - Lớp 4041

1

7



×