Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Xuất khẩu vào Hoa Kỳ chú trọng mạng lưới tiếp thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.02 KB, 2 trang )

Xuất khẩu vào Hoa Kỳ chú trọng mạng lưới tiếp thị
Huỳnh Hà Anh
Tạp chí Thương mại số 31/2011
Những năm gần đây, Hoa Kỳ trở thành thị trường XK lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực
tế do phương thức XK, chất lượng, mẫu mã sản phẩm… đặc biệt việc xúc tiến thương mại còn
hạn chế nên không ít DN đang gặp khó khi tiếp cận thị trường này.
Thị trường cạnh tranh
Hoa Kỳ, quốc gia có nhu cầu NK lớn, đa dạng trong đó nhiều mặt hàng Việt Nam có tiềm năng
XK như dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, thủy sản, điện tử, điện… Chỉ riêng hàng thủ
công mỹ nghệ, nhu cầu NK của nước này khoảng 13 tỉ USD/năm, giày da 20 tỉ USD/năm. Với
những tiềm năng của mình, Hoa Kỳ trở thành thị trường Xk quan trọng của DN trong nước.
Ông Nguyễn Duy Khiên, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết: Việt
Nam đã vươn lên vị trí 29 trong danh sách 233 đối tác thương mại của nước này. Thương vụ
Việt nam tại Mỹ ước tính trong năm 2011, kim ngạch thương mại hai chiều Mỹ - Việt Nam sẽ
đạt 20 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2010.
Tuy là thị trường tiềm năng, nhưng hàng hóa Việt Nam XK vào Hoa Kỳ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ,
khoảng 2,4% tổng kim ngạch NK của quốc gia này. Nhóm hàng thế mạnh như dệt may, da giày,
thủy sản vẫn chưa tạo được lợi thế cạnh tranh… Bên cạnh đó, Hoa Kỳ còn thường xuyên đưa ra
các đạo luật để kiểm soát hàng hóa NK. Năm 2008, ban hành Luật Nông trại áp dụng cho mặt
hàng thủy sản, năm 2009 Đạo luật Lacey được sửa đổi thêm cho sản phẩm đồ gỗ… Ngoài việc
phải cạnh tranh với các đối thủ, nhiều mặt hàng Xk vào Hoa Kỳ có nguy cơ bị kiện chống bán
phá giá, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm… Trong lúc đó, nhìn chung phương thức XK,
chất lượng, mẫu mã sản phẩm… đặc biệt công tác xúc tiến thương mại của DN Việt Nam vào
Hoa Kỳ vẫn còn những hạn chế, vướng mắc. Do chưa khẳng định được thương hiệu, nhiều sản
phẩm Xk vào thị trường này phải thông qua các nhà môi giới… Ông Võ Minh, Giám đốc Công
ty cổ phần Giao nhận kho vận ngoại thương Đà Nẵng thừa nhận, do công tác quảng bá thương
hiệu còn yếu, thiếu mạng lưới tiếp thị, chất lượng hàng hóa chưa đồng đều… nên khi Xk vào
thị trường Hoa Kỳ, nhiều DN phải thông qua khâu trung gian, khó xây dựng được thương hiệu,
tăng giá thành sản phẩm… Bên cạnh đó, do vì có quy mô sản xuất nhỏ, khả năng liên kết yếu,
nên các DN Việt nam gặp nhiều khó khăn khi đáp ứng đơn hàng lớn, thời gian giao hàng
nhanh…


Tăng cường quảng bá
Theo nhiều chuyên gia, để đẩy mạnh XK vào Hoa Kỳ, các DN phải tạo được ấn tượng của sản
phẩm với người tiêu dùng. DN cần nắm bắt thị hiếu, văn hóa của người dân địa phương, nơi
DN sẽ đưa hàng đến. Từ đó, có chiến lược tiếp thị phù hợp. Đặc biệt, DN trong nước cần mở
rộng mạng lưới tiếp thị trực tiếp vào thị trường Hoa Kỳ, kết hợp nhiều DN nhỏ và vừa để thành
lập các tập đoàn có tiềm lực để XK trực tiếp vào thị trường này.
DN cần chủ động trong việc sử dụng các kênh tiếp cận thị trường. Một cách chào hàng tương
đối hiệu quả hiện nay là tham dự các hội chợ triển lãm, được tổ chức hàng nghìn cuộc mỗi năm.
Để việc tham gia các hội chợ có hiệu quả, DN cần phối hợp chặt chẽ với các đối tác. Ngoài ra,
DN nên tham gia các sàn thương mại điện tử vì ít tốn kém, thuận lợi cho bạn hàng. DN trong
nước còn có thể thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách đưa ra những mẫu quảng cáo trên
trang chủ riêng của mình. Về lâu dài có thể hướng tới công tác chuẩn bị cho việc bán hàng qua
mạng (ecommerce) một khi có đủ điều kiện về pháp lý lẫn phương thức thanh toán.
Cũng theo ông Nguyễn Duy Khiên, ngoài việc tăng cường mở rộng mạng lưới tiếp thị, DN Việt
Nam cần đầu tư công nghệ và thiết bị, bảo đảm giao hàng đúng hạn nếu muốn làm ăn lâu dài tại
thị trường tiềm năng này. DN phải liên kết với nhau để đáp ứng những đơn hàng lớn. Thực tế,
DN Việt Nam tuy nhiều, mỗi ngành có đến hàng nghìn DN nhưng vẫn chưa bắt tay với nhau để
cùng khai thác thị trường. Hàng hóa XK phải đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, bao bì và bảo đảm chất
lượng. DN Việt Nam không nên ngần ngại sợ không đủ năng lực cạnh tranh với hàng hóa các
nước, nhất là Trung Quốc, bởi nhà NK Hoa Kỳ thường tránh rủi ro nên ít khi NK từ một thị
trường.

×