Đề tài: Một số phương pháp giúp trẻ hình thành và phát triển nhân
cách
BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:
Phần I: ĐỀ CƯƠNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
IV. KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN NGHIÊN
CỨU:
Phần II: NỘI DUNG CHÍNH
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
C. KẾT QUẢ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Phần III: KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Phần IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần I: ĐỀ CƯƠNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong xã hội hiện đại ngày nay cùng với xu thế phát triển của
toàn toàn cầu phần lớn luôn lo nghĩ làm giàu và tính kế sinh nhai
nên phần thời gian để lo cho sự hình thành và phát triển của con nhỏ
là rất ít.
Cùng với sự phát triển của nguồn thông tin đại chúng, luôn
kích động đến tâm hồn trong sáng của trẻ thơ song với lứa tuổi mầm
non hầu hết các cháu chưa phân biệt Thiện - ác, tốt – xấu mà chỉ bắt
chước theo cảm tính.
Cùng với yêu cầu của ngành giáo dục cũng như yêu cầu của
bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi theo những tiêu chí, chỉ số cụ thể
chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi D năm
học 2013 – 2014.
Số lượng 29 trẻ: 13 trẻ nữ, 16 trẻ nam
IV. KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
- Qua quan sát, trao đổi với phụ huynh để nắm bắt tình hình về
đặc điểm, thói quen của các cháu trong lớp.
- Phân loại trẻ theo nhóm đặc điểm đã thu thập được.
- Giáo dục, định hướng phát triển về nhân cách theo hướng
tích cực qua các hoạt động trong ngày của trẻ: Hoạt động học, hoạt
động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động lao động
- Thời gian nghiên cứu: Từ 19/08/2013 đến 20/05/2014.
2
PHẦN THỨ II: NỘI DUNG CHÍNH
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như các đồng chí đã biết giáo dục mầm non là một bậc học
đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, theo quan điểm của giáo
dục học: “Người giáo viên mầm non là người đặt những viên gạch
đầu tiên làm nền móng để xây dựng nên một tòa lâu đài nhân cách”
(Trích Tâm lý học đại cương).
Theo quan điểm Hồ Chí Minh: “Làm mẫu giáo tức là thay
mẹ dạy trẻ” thấm nhuần lời căn dặn ấy của Bác mà bản thân tôi luôn
canh cánh trong lòng là làm thế nào để các con của mình có thể có
nhân cách tốt.
Trên tình hình thực tế hiện nay nhân cách của con người nói
chung của trẻ em nói riêng đang trên đà phát triển theo một chiều
hướng xấu, chiều hướng của nền kinh tế thị trường, chiều hướng của
3
sự âu hóa, đặc biệt hơn là hiện nay trên thông tin đại chúng hàng
ngày trẻ đã được hấp thụ những thói hư tật xấu của xã hội như một
nguồn dinh dưỡng nuôi sống trẻ em lớn lên hàng ngày.
Khi tiếp xúc với trẻ đặc biệt hơn tôi làm nghề nuôi dạy trẻ,
hàng ngày được ở bên trẻ, nuôi trẻ, nhìn trẻ lớn lên hàng ngày phần
nào cũng hiểu trẻ: “Cái tốt thì nhận thức chậm, cái xấu thì nhận thức
nhanh” thậm chí chúng chuyền tin cho nhau lại càng nhanh hơn nữa.
Với tình hình đất nước hiện nay cũng như trên toàn thế giới
đang có sự biến động lớn tác động đến sự sống còn của đất nước, sự
sống còn đến những chủ nhân tương lai của đất nước. Vậy làm thế
nào để những chủ nhân tương lai của chúng ta giữ vững được chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ có một cuộc sống ấm no hạnh phúc như
Bác Hồ đã cả một đời xây dựng.
Chính vì những lý do đó mà bản thân tôi mạnh dạn lựa chọn
đề tài “Một số phương pháp giúp trẻ hình thành và phát triển nhân
cách”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN:
Hoà cùng với không khí phát triển của đất nước nói chung, sự
phát triển của ngành giáo dục mầm non nói riêng mà bản thân tôi
luôn trăn trở là mình phải làm như thế nào để nâng cao chất lượng
giảng dạy trẻ đặc biệt là làm thế nào để giúp cho trẻ tự tin, mạnh
dạn, sáng tạo, nhận biết phân biệt cái tốt – cái xấu, cái gì cần phải
học - phải lưu giữ, cái gì là cái mà không thể chấp nhận được – cái
4
gì cần phải tránh xa Nói chung là làm thế nào để giáo dục được
đạo đức, lẽ sống cho trẻ: Biết yêu đồng bào, biết kính trên nhường
dưới, yêu quý – kính trọng người thân, biết bảo vệ các truyền thống
bất khuất của dân tộc ta, những sản vật quý của ông cha ta đã để
lại
Cùng với Nghị quyết trung ương Đảng lần thứ XI và chuyên
đề giáo dục hiện nay đó là “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
hồ Chí Minh”
Cùng với sự tin tưởng của các phụ huynh học sinh: Đưa con
em mình đến các cơ sở giáo dục với mong muốn là con mình được
học tập tốt, có đạo đức tốt, nói chung là mong muốn là con mình
được tốt toàn diện.
Cũng như lời dạy của bác phạm Văn Đồng con người cần phải
có 2 thứ đó là kiến thức và đạo đức thông qua câu nói:
“Có Tài mà không có Đức là người vô dụng,
Có Đức mà không có tài thì làm việc gì cũng
khó”.
Hay bất cứ ai bước chân đến các cổng trường cũng đều nhìn
thấy biểu ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn” tức là vào học ở trường
trước hết phải học đạo đức, lễ nghĩa, đạo làm người sau đó mới là
học kiến thức, học cái sinh tồn của con người.
Điều đó chứng tỏ rằng cái “Đạo đức”, hay “Nhân cách” con
người lúc nào cũng thực sự quan trọng trong sự nghiệp trồng người
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Trong xã hội phát triển hiện nay mỗi gia đình chỉ có một đến
hai con, ai cũng mong muốn là làm thế nào để con của mình được
hưởng “Vinh hoa phú quý” hay được “Sung sướng” vì bố mẹ của
5
chúng cũng đã rất vất vả rồi, chính vì thế mà đã vô tình nới lỏng cho
sự đức độ của con mình. Hay chiều theo ý thích của trẻ đã vô tình
tạo cho trẻ tính ích kỷ chỉ biết đến bản thân mà không hay biết sự
vất vả của bố mẹ và những người xung quanh.
Từ tình yêu thương con vô bờ bến, cùng với sự chạy theo
đồng tiền để làm giàu, cùng với sự phát triển của thông tin đại chúng
quảng bá những hình ảnh vô thức đã vô tình thâm nhập vào trẻ lúc
nào mà không hay.
Như ta đã biết lứa tuổi mầm non thì đây lại là lứa tuổi kỳ hiếu:
Thích khám phá tìm tòi, thích được làm người lớn, thích được trải
nghiệm, mà lứa tuổi này ít có khả năng phân biệt đúng sai hoặc biết
nhưng vẫn thích thực hiện cho thỏa chí tò mò, hiếu kỳ
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT.
Qua việc tìm hiểu tâm sinh lý trẻ, trao đổi với phụ huynh và
qua nghiên cứu tài liệu bản thân tôi đã lựa chọn 5 phương pháp,
nguyên tắc giáo dục trẻ em của Hồ Chí Minh vào sáng kiến kinh
nghiệm của mình:
1. Lòng thương yêu là cơ sở của công tác giáo dục.
2. Phải tôn trọng và tin ở trẻ.
3. Động viên, khuyến khích, nêu gương, khen thưởng kịp
thời.
4. Giáo dục phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, không làm mất
đi tính hồn nhiên của trẻ.
5. Kết hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội giáo
dục trẻ em.
sau khi đã lựa chọn được các phương pháp tôi tiến hành thực
hiện các phương pháp vào thực tế như sau:
6
Với phương pháp: Lòng thương yêu là cơ sở của công tác
giáo dục .
Như các đồng chí đã biết trong một gia đình đâu có phải cứ
cùng một mẹ sinh ra là tất cả các con đều có Đức dục – Trí dục – Mĩ
dục giống nhau, huống chi là một lớp học tập hợp của các gia đình
có hoàn cảnh, gia cảnh, cách nhìn, cách dạy con khác nhau. Cho nên
đến lớp người giáo viên cần phải sáng tạo trong cách dạy trẻ như lớp
tôi phụ trách có những cháu thì tố chất thông minh, thể lực phát triển
tốt, nhưng lại rất hiếu động hay quậy phá - nghịch ngợm, có những
cháu thì tố chất tốt nhưng lại rụt dè – nhút nhát, có những cháu thì
phát triển chậm, thể lực yếu, nhút nhát – rụt dè. Với tôi tôi sử dụng
phương pháp này qua sự gần gũi, động viên, khích lệ trẻ, yêu thương
trẻ coi trẻ như con của mình. Chẳng hạn ở lớp tôi cháu Thành, cháu
Tuấn b, cháu Tuấn Huy nhận thức rất nhanh, thể lực tốt nhưng lại
hay nghịch ngợm thì mỗi lần trẻ mắc lỗi tôi thường gọi trẻ lại gần
hỏi han lý do đánh bạn, hay trèo cây, ngứt lá, vứt rác không đúng
nơi quy định Trước hết để trẻ trình bày, tự nhận ra lỗi của mình, tự
nhận hình phạt, rồi tôi mới ân cần nói những điều con vừa nêu cô
thấy cũng có lý do song việc con đánh bạn là chưa ngoan, lần sau
nếu bạn có lỗi gì với con thì trước hết con phải thưa với cô để cô
phân tích bảo bạn chứ không được đánh bạn, đồng thời cũng gọi
cháu bị bạn đánh tôi cũng hỏi lại, cho trẻ nêu được lý do vì sao mà
bạn đánh con, rồi phân tích cho trẻ, cuối cùng là động viên cả hai
trẻ, lúc nào cũng phải coi trẻ như con mình để cư xử, từ đó mới có
hiệu quả. Đối với hoạt động học thì tôi thường giảng nội dung như
trong bài hát, câu chuyện kể, bài thơ có những nhân vật có tính cách
giống trẻ tôi thường hỏi trong chuyện này nhân vật này giống với
7
bạn nào trong lớp, con có thích nhân vật này không (Với những
nhân vật phản biện thì cho trẻ đưa ra lời khuyên với nhân vật để tất
cả mọi người đều yêu quý, hoặc những nhân vật yếu đuối không
vượt qua được những thử thách tôi cũng hỏi trẻ để vượt qua được
những thử thách này thì các con có ý kiến gì?) vậy với bạn A trong
lớp con rất giống nhân vật trong chuyện nhút nhát như chú Dê trắng
thì rất hay bị bắt nạt vậy con có sợ bị bắt nạt không? Vậy con có
mạnh mẽ như Dê Đen không con hãy cố gắng lên cô tin con sẽ làm
được, theo con con có thể làm được không nếu cứ nhút nhát như vậy
thì đôi lúc rất nguy hiểm đến tính mạng của mình. Hay trong giờ
hoạt động góc trước khi vào hoạt động tôi thường hỏi con sẽ chơi ở
góc nào, chơi gì trong góc đó, khi chơi phải chơi như thế nào rồi cho
trẻ về các góc để tham gia hoạt động, trong khi trẻ đã ổn định ở các
góc tôi đến từng góc chơi để quan sát xem trẻ sẽ hoạt động như thế
nào, có tuân thủ theo các quy định của nhóm chơi không, có biết bảo
quản đồ dùng đồ chơi không, khi đó tôi thường tạo cho trẻ những
tình huống (Có tình huống mang tính tích cực – có tình huống mang
tính tiêu cực) để xem trẻ xử lý thế nào nếu trẻ xử lý tốt tôi khen và
cho trẻ cùng nhóm chơi khen cổ vũ bạn đồng thời cho cả nhóm chơi
biết đó là điều tốt, điều cô mong muốn cô cũng muốn tất cả các con
cũng xử lý tình huống tốt như bạn. Nếu trường hợp trẻ xử lý tình
huống không đúng với những điều giáo dục mong đợi thì hỏi những
bạn cùng chơi là con con sẽ làm như thế nào, một vài ý kiến mà vẫn
không toát lên được nội dung giáo dục trẻ tôi sẽ nêu lên kết quả của
vấn đề đó và cũng nhấn mạnh cho trẻ hiểu các cháu còn nhỏ việc
nào chưa hiểu cần phải hỏi cô hoặc bố mẹ mình chứ không được tự
ý quyết định từ đó để rèn cho trẻ khả năng biết được sự cần thiết
8
khi cần giúp đỡ và chọn được người có thể giúp được trẻ. Từ những
tình thương yêu trẻ như thế đầu năm học lớp tôi có thể tính đến 60%
trẻ nhút nhát không thể hiện được bản ngã của mình đến giờ thì đã
có 100% trẻ sống hòa đồng, tự tin và mạnh dạn đề xuất những gì trẻ
mong muốn.
Với phương pháp Phải tôn trọng và tin ở trẻ
Chắc hẳn không ai quên câu thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh nói
về trẻ:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Với câu thơ đầu Bác ví “ Trẻ em như búp trên cành” ta liên
tưởng đến câu nói “Trẻ em như một tờ giấy trắng” đây là những thứ
tinh khôi, là cái nôi để bắt đầu sinh sôi ra sự sống. Vậy để cho cái
búp non ấy nó có sinh sôi nảy nở thành một cái cành to – chắc khỏe
trên cây cổ thụ hay không thì lại phải nhờ vào bàn tay chăm sóc
đêm ngày của người chủ của nó. Trẻ em cũng vậy trẻ có ngoan hay
không cũng phải nhờ vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cô giáo –
người thay mẹ dạy trẻ đặc biệt hơn chúng ta phải luôn đặt niền tin
vào trẻ ta không nên tỏ thái độ với trẻ mà lúc nào cũng phải ân cần,
gần gũi. Ở lớp tôi cũng có những trẻ trong khoảng 2 tháng đầu của
năm học như cháu Thắng, cháu Thảo đến lớp có thể nói cháu chỉ
ngồi yên một chỗ, không nói chuyện – không giao tiếp với bất cứ ai
trong lớp, bố cháu Thảo đến gặp gỡ và trao đổi nếu cô đào tạo được
cháu mạnh dạn, tự tin và giao tiếp với mọi người thì em thật sự cảm
ơn cô. Trong 2 tháng đầu của năm học khi bước vào tổ chức bất cứ
hoạt động nào trong ngày cháu cũng không tham gia chỉ ngồi yên vô
hồn thậm chí đến nhu cầu cá nhân mà cháu cũng không thực hiện để
9
đến lúc cô phát hiện rồi bế ra nhà vệ sinh để giải quyết “Hậu quả”.
Từ những biểu hiện trên tôi bắt đầu chú ý đầu tiên tôi mời cháu tham
gia chơi cùng các bạn cháu chỉ nhìn mà không đáp lời cô, các cháu
trong lớp thì nói ở nhà bố mẹ bạn ấy gọi bạn ấy là “Con súng” đấy
cô ạ, các đồng chí có biết “Con súng” là gì không? nó có nghĩa là
súng bắn cũng không lay chuyển. Tôi tiếp tục dùng lời khích lệ và
mời cháu tham gia trong một vài cuộc chơi, trò chơi với sự động
viên dần dà cháu đã nhập hội. Trong hoạt động học tôi chưa khẳng
định là cháu nhận thức chậm nhưng ở đầu năm học khi giao nhiệm
vụ nào, bài tập nào thực hiện cháu cứ ngồi yên như phỗng không
thực hiện, có cháu nói bạn ấy “Ngu” lắm cô giáo ạ, bạn trả làm được
gì đâu? Tôi đến bên cháu tôi hỏi: Con có biết đây là chữ gì không,
số gì không, khi vẽ tranh này thì bắt đầu từ đâu nào con chưa biết
con nhìn kỹ lần nữa cô sẽ giúp con, rồi tôi cầm tay cháu con làm
như thế này này, con làm được chứ, rồi đi quanh lớp bao quát quá
trình hoạt động của lớp - đó chỉ là giả vờ để xem cháu sẽ làm thế
nào, lúc sau tôi quay lại thấy cháu bắt đầu thực hiện, tôi bắt đầu
động viên: Con giỏi lắm đấy cô thấy đẹp hơn cả bạn Hùng ngồi cạnh
con rồi, cuối buổi nêu gương những bạn có sản phẩm đẹp, tốt trong
lớp tôi không quên nêu gương cháu: Cả lớp cùng nhìn xem đây là
bài của ai các con có đoán được không? bài của bạn Thảo đấy, giờ
trước bạn còn làm bài chưa được tốt nhưng hôm nay bạn đã thật tiến
bộ bạn đã hoàn thành bài của mình rồi, cả lớp hãy khen bạn nào!
đồng thời tôi dùng lời nói để khuyến khích và hỏi cháu: Giờ sau con
có cố gắng để có sản phẩm đẹp hơn hôm nay không? Con nói to cho
cả lớp cùng nghe nào! Cứ như thế đến những tháng đầu của học của
kỳ 2 cháu đã dần mạnh dạn – tự tin, bắt đầu có nhóm bạn chơi,
10
mạnh dạn giao tiếp . Khi tôi tổ chức hoạt động học và hoạt động góc
trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, lúc đầu tôi cũng lo cháu
sẽ không dám hoạt động khi có người lạ đến dự lớp, nhưng thật kỳ
diệu chỉ những lời động viên kịp thời, chỉ những niềm tin tôi đặt vào
cháu, bằng tình thương yêu vô bờ bến ấy mà cháu thực hiện hoạt
động một cách không chút do dự. Tôi tự nghĩ thế là bước đầu tôi đã
thành công, cái búp non của tôi giờ đã bắt đầu chuyển màu xanh.
Với vế sau của câu thơ: “Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là
ngoan”, ý nghĩa của vế này là gì? Ăn thế nào cho đúng, cho đẹp, ngủ
thế nào cho cho khỏe – cho hay, học hành thế nào là ngoan, là đúng
mục tiêu của giáo dục câu thơ này tôi thấy nó cũng giống như lời
nói “Trẻ em như một tờ giấy trắng, xấu hay đẹp là do cô giáo vẽ”.
Để làm được việc này tôi nghĩ rằng trước mặt trẻ, người giáo viên
luôn phải làm cho trẻ tin, phải là cái gương phản chiếu cho trẻ soi và
bắt chước. Trước hết người lớn phải biết tôn trọng lẫn nhau, tôn
trọng trẻ, thể hiện những cái hay cái đẹp qua cách cư sử và qua các
hoạt động giáo dục hàng ngày đặc biệt hơn chúng ta không được nói
dối trẻ đã nói là phải đúng, chúng ta phải hòa mình đặt cương vị
mình vào cương vị của trẻ để thể hiện. Chắc chắn ai cũng nhớ đoạn
chuyện một câu chuyện rất cảm động về sự tôn trọng các cháu của
Bác Hồ trong câu chuyện “Niềm vui bất ngờ” (Tuyển tập thơ ca
chuyện kể lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi NXB Giáo dục).
“Có một lớp mẫu giáo được vào thăm phủ Chủ Tịch. Trong
lúc vào cửa, có một cháu gái vấp ngã òa khóc. Cô giáo vội bế cháu
lên và dỗ dành:
11
- Cháu nín đi! Nín đi rồi cô cho cháu xem con thỏ của Bác Hồ
nuôi. Nghe được câu đó, Bác ra vườn hái một bông hoa hồng đưa
cho cháu bé, Bác nói:
- Bác không có thỏ đâu, nhưng Bác có hoa này, Bác tặng cháu
nhé!
Nghe giọng nói ân cần, nhận bông hoa của Bác, cháu bé nín.
Bác mới nói nhỏ với cô giáo:
- Đối với các cháu dù là rất nhỏ, ta phải nói đúng sự thật. Cháu
không biết Bác có nuôi thỏ hay không mà sao lại nói với cháu bé
như vậy?”.
Qua đoạn chuyện đó như đã dạy chúng ta rằng làm việc gì, nói
câu gì với trẻ trước hết ta cũng phải suy nghĩ mình nói ra điều đấy
liệu có đúng không, liệu rằng ta có thực hiện được không? Nếu ta
chỉ nói cho vui, khôi hài, rồi xua tay thì chắc chắn rằng ta cũng sẽ
đào tạo được một thế hệ trẻ thơ cũng chỉ nói bâng quơ. Mà hãy đặt
mình vào cương vị trẻ nếu cha mẹ ta, thầy cô, đồng nghiệp của ta
cũng là người chỉ nói nhưng không thực hiện thì ta sẽ có phản ứng
thế nào. Chính vì vậy mà “Tin tưởng và tôn trọng trẻ em” là một
nguyên tắc quan trọng, chi phối toàn bộ phương pháp, hình thức
giáo dục trẻ em. Đó cũng là tư tưởng của khoa học giáo dục tiến bộ
là coi trẻ em, đối tượng được giáo dục là chủ thể của quá trình giáo
dục và đào tạo nhân cách của con người trong suốt quá trình sống và
làm việc.
Với phương pháp Động viên, khuyến khích, nêu gương,
khen thưởng kịp thời.
Trong một ngày hoạt động ở trường của bé, ta không quên
trong ngày ta có hoạt động “Nêu gương – Cắm cờ ”, trong một tuần
12
thì có buổi thứ sáu các cháu được nhận bé ngoan. Hoạt động này
được lặp đi lặp lại từ đầu năm học đến cuối năm học nhưng các cháu
lúc nào cũng hào hứng và mong muốn được cắm cờ, đến buổi thứ 6
cho cả lớp cùng kiểm tra xem ai được nhiều cờ, ai được ít cờ? nêu lý
do bạn A có nhiều cờ trong ống, bạn B có ít cờ trong ống, trong lớp
thì những bạn nào được nhận bé ngoan dán vào sổ bé ngoan bạn nào
không được dán bé ngoan vào sổ. Từ những lời nhận xét của các bạn
trong lớp, bao giờ cũng có phần để cháu mắc lỗi trong tuần tự nhận
ra việc làm của cháu có ảnh hưởng gì đến cháu, ảnh hưởng gì đến
các bạn xung quanh, rồi cháu hư thì bố mẹ cháu ở nhà có vui không?
Cháu có muốn tuần sau cũng được bé ngoan như các bạn không?
Vậy cháu phải làm gì? Với những trường hợp đặc biệt dù cháu
trong tuần có mắc nhiều lỗi cũng có thể được bé ngoan với lý do
cháu đã có sự tiến bộ, thẳng thắn nhận lỗi, cô thưởng bé ngoan cho
cháu là để động viên, nhưng khi thưởng ta cũng phải nói lên được lý
do cô vẫn thưởng cho bạn.
Như trong câu chuyện “Ai ngoan được ăn kẹo” đến cháu tên
Tộ không giám nhận kẹo của Bác và khẽ thưa “Thưa Bác hôm nay
cháu không vâng lời cô giáo, cháu chưa ngoan ạ giọng Tộ nghẹn
ngào, hối hận. Bác hiền từ xoa đầu đứa cháu bé bỏng nhưng đã dũng
cảm nhận khuyết điểm. Bác khen: - Cháu biết nhận lỗi như thế là
ngoan lắm đấy! Cháu vẫn được nhận phần kẹo như các bạn khác. Tộ
sung sướng quá, ngẩng lên nhìn Bác đặt phần kẹo vào tay em ”.
Qua việc thực hiện hoạt động một ngày của trẻ ở trường, cũng
như qua mẩu chuyện “Ai ngoan được ăn kẹo” ta thấy rằng việc nêu
gương là sự động viên khuyến khích một cách kịp thời và là biện
pháp thúc đẩy phong trào thi đua hiệu quả nhất.
13
Việc nêu gương quả là liều thuốc bổ ích nhưng nêu gương
không đúng đối tượng thì chắc chắn hiệu quả cũng sẽ không cao.
Khi nêu gương, thưởng bé ngoan cho trẻ ta cũng đặt mình vào
cương vị trẻ nếu một đồng nghiệp dù làm rất nhiều công việc và
đều đạt được kết quả nhưng lại không được thừa nhận, ngược lại
cũng là một đồng chí làm việc hiệu quả kém hơn và đôi khi lại ỷ nại
vào người khác mà lại được khen thì ta cũng sẽ nghĩ gì? ta sẽ có
phản ứng gì? tôi cứ làm như vậy nên việc nêu gương - khen thưởng
trẻ đạt hiệu quả
rất cao trong năm học.
Với phương pháp: Giáo dục phải phù hợp với tâm lý lứa
tuổi, không làm mất đi tính hồn nhiên của trẻ.
Như các đồng chí đã biết với trẻ mầm non thì chúng còn nhận
thức nặng về cảm tính, trực quan, là tuổi thích hoạt động, vui chơi,
ca hát, thích có bạn, thích được khen Chúng ta những người giáo
viên mầm non ai cũng được học, được tập huấn hay đọc tài liệu về
GDMN lúc nào cũng có nội dung chốt: “Giáo dục trẻ phải phù hợp
với lứa tuổi”. Trong các nguyên tắc hay các phương pháp tôi đã phân
tích ở trên như yêu thương trẻ, tôn trọng trẻ, trú trọng động viên
khuyến khích, nêu gương khen thưởng chính là những phương pháp
phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. Trong đó phương pháp giáo dục
phải phù hợp với lứa tuổi là một phương pháp tiên quyết, quyết định
đến việc dạy và học. Chẳng hạn với trẻ ở đối tượng nhóm trẻ là gì?
Hoạt động với đồ vật là chủ đạo, đến 3 tuổi trẻ lại có mốc lớn đó là
“Khủng hoảng tuổi lên ba ” trẻ 4, 5 tuổi chúng bắt đầu có ý thức và
học một số hành vi của người lớn và đặc biệt ở năm học này năm
học 2013 – 2014 phòng giáo dục đã đưaa việc thực hiện đánh giá trẻ
14
theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, việc thực hiện bộ chuẩn giúp cho
các nhà giáo, phụ huynh nắm bắt được để giúp cho trẻ phát triển và
hình thành những hiểu biết sơ dẳng và không bắt trẻ làm những công
việc mà trẻ chưa có thể làm được hay chính là không được bắt trẻ
làm quá sức của mình với độ tuổi chưa thể làm được.
Trong phương pháp này tôi minh chứng một việc làm có thể
nói là bước đầu hình thành nhân cách cho trẻ đó là việc: Vệ sinh môi
trường, ý thức vệ sinh cá nhân và một số nền nếp thói quen hàng
ngày:
+ Với trẻ ở nhóm trẻ 24 – 36 tháng như ở trường ta thì đòi hỏi
ở trẻ cuối độ tuổi là gì? Chắc chắn là đòi hỏi trẻ biết nhờ người lớn
rửa tay, chải đầu hay có biểu hiện khi có nhu cầu cá nhân, hay biết
cũng cô giáo nhặt lá rụng trên sân trường, có những biểu hiện chào
hỏi
+ Với trẻ 3 – 4 tuổi ngoài những yêu cầu như trẻ ở nhóm trẻ
thì biết rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, biết để rác đúng nơi
quy định, biết chào cô, biết chơi đoàn kết, biết xếp dọn đồ dùng, đồ
chơi cùng cô.
+ Với trẻ 5 – 6 tuổi ngoài những yêu cầu của 3 độ tuổi trên thì
đã có những chỉ số đòi hỏi rõ ràng: Đầu năm biết rửa tay trước khi
ăn, sau khi đi vệ sinh, biết không được ăn những loại thức ăn ôi
thiu, biết không đi theo người lạ, biết xếp dọn đồ dùng đồ chơi, biết
tham gia lao động tự phụ vụ
Từ những minh chứng trên đòi hỏi người dạy phải biết lựa
chọn nội dung, giáo dục sau cho phù hợp với đúng độ tuổi của trẻ
và cũng không được làm mất đi tính hồn nhiên của trẻ
15
Với phương pháp: Kết hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà
trường và xã hội trong giáo dục trẻ em.
Để dạy trẻ được tốt, đặc biệt là việc giáo dục nhân cách trẻ,
việc đào tạo cốt cách của một con người. Để làm tốt được việc này
trước hết người thầy luôn phải là một tấm gương sáng để trẻ học tập
và noi theo, song bên cạnh việc cô giáo dạy trẻ, giáo dục trẻ cần sự
phối kết hợp của gia đình trẻ, cùng trao đỏi với gia đình trẻ để có
những biện pháp hữu hiệu để giáo dục trẻ. Tục ngữ có câu:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Từ câu tục ngữ đấy, cùng với hướng dẫn trong việc nuôi
dưỡng giáo dục trẻ tôi thấy việc kết hợp với gia đình , với các lực
lượng xã hội là hoàn toàn hữu hiệu trong công tác giáo dục trẻ.
Chẳng hạn trong việc thực tế xảy ra ở lớp tôi trong năm học có một
số cháu luôn làm nũng bố mẹ, hôm nào đến lớp cũng phải mặc cả bố
mẹ mua cho bất cứ thứ gì mình muốn nếu không đáp ứng được có
thể kêu la hoặc không vào lớp học: Bước đầu tôi đã giỗ giành, sau
đó hỏi lý do cháu khóc, khi đã biết được lý do tôi đã hỏi trẻ trong
lớp bạn như vậy có ngoan không, có thực hiện những gì cô đã dạy ở
lớp chưa Sau việc làm sáng tỏ việc cháu làm nũng bố mẹ, tôi trao
đổi với phụ huynh về một số phương pháp giáo dục trẻ là phải biết
yêu thương, chia sẻ cùng mọi người trong gia đình không nên quá
chiều cháu mà tạo cho cháu tính ích kỷ, cho mình là nhất trong nhà.
Ngoài việc trao đổi với phụ huynh trong những giờ hoạt động tại
trường lớp tôi luôn gắn liền việc giáo dục những thói quen, nền nếp,
giáo dục lễ giáo, tính tôn trọng và vâng lời người trên đặc biệt là biết
chia sẻ cùng với bạn bè, nười thân trong bất cứ điều kiện nào. Hoặc
16
trong việc tạo nền nếp, thói quen và đặc biệt là thích đi học cho trẻ,
như ở lớp tôi phụ trách 100% các cháu theo đạo Thiên Chúa như
những năm học trước thường những ngày lễ nghỉ các cháu thường
nghỉ vô tổ chức, song qua những buổi hội họp: Họp phụ huynh, tổ
chức các buổi tuyên truyền về việc chăm sóc giáo dục trẻ tôi cũng
đề cập đến việc giúp đỡ của các bậc phụ huynh và các ban ngành
đoàn thể về việc tạo thói quen đến trường lớp cho trẻ như những
ngày lễ thì các bậc phụ huynh sau buổi lễ phải cho các cháu đến
trường học bình thường, hay việc yêu cầu của phổ cập trẻ 5 tuổi
100% học sinh 5 tuổi ở bán trú và học 2 buổi trên ngày ở đầu năm
học số lượng tham gia ở bán trú tại lớp còn thấp chưa đạt được yêu
cầu. Qua buổi họp đầu năm bản thân tôi đã tuyên truyền, vận động
phụ huynh khắc phục mọi khó khăn để cho con ở tại trường để đảm
bảo nền nếp. Lúc đầu chúng tôi cũng còn gặp nhiều khó khăn trong
việc đưa các cháu vào nền nếp và tạo cho các cháu một nếp sống tập
thể, biết chia sẻ cùng bạn bè và cô giáo: Ăn cơm phải ăn hết xuất,
không được nói chuyện khi ăn và không làm rơi cơm Từ những
điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại đang giúp trẻ hình thành được
đức tính: Tôn trọng sản phẩm của người lao động, tiết kiệm chống
lãng phí, cẩn thận nếu hình thành được ngay từ bây giờ thì nó sẽ
giúp cho cả quá trình rèn luyện sau này của trẻ.
* Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
+ Đối tượng: Trẻ lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi D.
+ Sau một năm thực hiện, áp dụng các phương pháp và trải
nghiệm các phương pháp đề tài: “Một số phương pháp giúp trẻ hình
thành và phát triển nhân cách” vào trẻ tôi đã thấy kết quả được nâng
17
lên rõ dệt và được so sánh với năm học trước, năm học 2012 – 2013
khi chưa áp dụng các phương pháp trên cụ thể như sau:
Nội dung
Đầu năm học Giữa năm học Cuối năm học
2012 -
2013
2013
-2014
2012-
2013
2013
-2014
2012
-2013
2013 -
2014
- Biết để rác đúng
nới quy định, ăn
cơm biết ăn hết
xuất – không nói
chuyện khi ăn, bảo
vệ đồ dùng - đồ
chơi
21/33
= 64%
18/29
= 62%
25/33
= 76%
25/29
=
86%
30/33
= 91%
29/29
= 100%
- Chơi đoàn kết,
biết nhường nhịn
chia sẻ cùng bạn bè
và giúp đỡ người
khác.
24/33
= 73%
21/29
= 72%
28/33
= 85%
26/29
=
90%
31/33
= 94%
29/29
= 100%
- Có ý thức lao
động tự phục vụ, vệ
sinh cá nhân, vệ
sinh môi trường
20/33
= 61%
18/29
= 62%
24/33
= 73%
22/29
=
76%
30/33
= 91%
27/29
= 93%
- Trẻ mạnh dạn
trong giao tiếp, hòa
đồng với bạn bè,
biết bày tỏ những
tâm tư, nguyện
vọng
20/33
= 61%
15/29
= 52%
25/33
= 76%
23/29
=79%
30/33
= 91%
29/29
= 100%
- Sẵn sàng nhận 22/33 19/29 27/33 24/29 31/33 29/29 =
18
nhiệm vụ và hoàn
thành tốt nhiệm vụ
được giao
= 67% = 66% = 82%
=
83%
= 94% 100%
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Từ bảng so sánh kết quả đạt được qua các giai đoạn đánh giá
trẻ qua 2 năm học liên tiếp nhau ta cũng thấy được ý nghĩa của việc
áp dụng 5 phương pháp : Từ kết quả đó theo tôi để đạt được kết quả
cao trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ thơ việc đầu
tiên theo tôi chúng ta cần phối hợp một cách hài hòa, linh động
trong mọi tình huống, mọi lúc, mọi nơi. Ta không nên cứng nhắc
mà luôn tạo cho trẻ được cảm giác an toàn như ở ngay cạnh mẹ của
trẻ. Đồng thời ta cần phải đối xử công bằng với tất cả các trẻ không
được phân biệt đối xử. Với những trường hợp cá biệt thì cần phải
gần gũi trẻ hơn, động viên trẻ nhiều hơn và phối kết hợp cùng với
cha mẹ trẻ, với các cộng đồng xã hội để làm tốt sự nghiệp trồng
người.
Để đạt được những kết quả cao, hình thành cho trẻ những
phẩm chất tốt đẹp, những nghĩa cử cao cả thì người giáo viên đừng
bao giờ quên chính chúng ta đang là tấm gương lớn cho trẻ soi và
học tập, vậy trước mặt trẻ cũng như khi giáo dục trẻ trong bất cứ
hoạt động nào trong ngày thì ta cũng phải luôn xác định ta đang làm
nhiệm vụ giáo dục trẻ.
19
Người giáo viên cần phải trau rồi đạo đức đặc biệt hơn là luôn
phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tấm
gương mà cả nhân loại tôn sùng.
2. Kiến nghị.
Sau khi tiến hành áp dụng và trải nghiệm những phương pháp
theo quan điểm của Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục trẻ tôi xin
có một số đề xuất sau:
+ Ý kiến đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường: Luôn đẩy
mạnh công tác “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
minh” vào các hoạt động của nhà trương, thực hiện các phong trào
thi đua trong nhà trường luôn được công bằng dân chủ để mọi giáo
viên trong trường phát huy hết khả năng của mình, đặc biệt là giám
nói những tâm tư nguyện vọng của mình để chị em cùng nhau chia
sẻ.
+ Với tổ chuyên môn: Xây dựng một số hoạt động ngoại khóa
cho trẻ, động viên khuyến khích chị em kịp thời, đóng góp ý kiến
kịp thời cho chị em không chỉ trong chuyên môn mà ngay cả những
quan điểm, những lối sống chưa đẹp.
+ Với các đồng nghiệp: Tôi mong muốn 100% chị em áp dụng
các phương pháp mà tôi đã lựa chọn theo quan điểm của chủ tịch Hồ
Chí Minh vào việc chăm sóc giáo dục trẻ và hình thành nhân cách
tốt cho trẻ vào các hoạt động trong ngày của bé đặc biệt là có những
nghĩa cử cao đẹp trong quan hệ đồng nghiệp và quan hệ với trẻ trong
môi trường sư phạm.
20
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách bồi dưỡng nghiệp vụ hè năm 2011 – 2012.
2. Một số quan điểm trong giáo dục của chủ tịch Hồ Chí
Minh.
3. Tuyển tập thơ ca chuyện kể cho trẻ mẫu giáo lớn.
21
4. Sách Tâm lý học đại cương
5. Chương trình giáo dục mầm non nhà xuất bản giáo dục Việt
nam
22