Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

CÂU HỎI TỰ LUẬN PHỤC VỤ SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ ĐẤU THẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.78 KB, 48 trang )

CÂU HỎI TỰ LUẬN PHỤC VỤ SÁT HẠCH CẤP CHỨNG CHỈ ĐẤU THẦU
Câu 1:
Tại trang bìa của hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp phát hành cho các nhà thầu chỉ có chữ ký
của Giám đốc ban quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh A (đại diện hợp pháp của bên
mời thầu) mà khơng được đóng dấu của Ban quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh A.
Hỏi: Hồ sơ mời thầu nêu trên có hợp lệ hay khơng, phân tích lý do hợp lệ/ khơng hợp lệ.
Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
1. HSMT chỉ có chữ ký của Giám đốc ban quản lý dự án chun ngành giao thơng tỉnh A mà
khơng đóng dấu đơn vị đó có đủ tính pháp lý hay khơng?
* Căn cứ: Điều 1 Nghị định 58/2001/NĐ-CP quy định con dấu “được dùng để thể hiện tính pháp
lý và khẳng định giá trị pháp lý với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh
nhà nước”
- Có nghĩa là: Ngồi chữ ký của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, Hồ sơ mời
thầu của Đơn vị chỉ có giá trị pháp lý khi có con dấu đơn vị được đóng lên trên hồ sơ đó.
2. Có quy định pháp lý ở đâu quy định việc ký tên, đóng dấu HSMT như thế nào?
* Căn cứ:
Khoản 5 Điều 3 Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/05/2015 về Quy định chi tiết hồ sơ
mời thầu xây lắp:
“Khi lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp, tổ chức, các nhân phải áp
dụng Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp ban hành kèm theo Thông tư này và căn cứ vào quy mơ, tính chất
của từng gói thầu cụ thể để đưa ra các yêu cầu phù hợp trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh,
công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế; không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham
gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh khơng
bình đẳng..”
- Có nghĩa là: HSMT của ban quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh A phải áp dụng mẫu
trên.
* Căn cứ:
Tại điểm b, khoản 1, điều 7 Luật Đấu thầu quy định một trong các điều kiện phát hành HSMT,
HSYC là: “Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt”
Và theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định


chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp, quy định lại trang bìa của mẫu HSMT có nội dung là tư vấn lập
HSMT (nếu có) và Bên mời thầu ký tên, đóng dấu.
- Có nghĩa là: HSMT phải được phê duyệt và tại mẫu HSMT nói trên yêu cầu đại diện hợp pháp
của bên mời thầu phải ký tên, ghi tên và đóng dấu.
II. KẾT LUẬN:
HSMT gói thầu xây lắp phát hành cho các nhà thầu chỉ có chữ ký của Giám đốc Ban quản
lý dự án giao thông chuyên ngành tỉnh A (đại diện hợp pháp của bên mời thầu) mà không được
đóng dấu của Ban quản lý dự án chuyên ngành giao thông tỉnh A là không hợp lệ.


Câu 2:
Trong phần đánh giá về tư các hợp lệ nêu trong hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp tại địa bàn tỉnh
A có đưa ra tiêu chú đánh giá “nhà thầu tham dự thầu phải có năng lực phù hợp và đã đăng tải trên
hệ thống trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng tỉnh A, hoặc trên trang thông tin điện tử của Bộ
Xây dựng”
Hỏi: Hồ sơ mời thầu nêu trên có phù hợp hay khơng, phân tích lý do phù hợp/ khơng phù hợp.
Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
1. Luật Đấu thầu quy định về tư cách hợp lệ của Nhà thầu tham dự thầu như thế nào?
* Căn cứ:
Điều 5 Luật Đấu thầu quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư chỉ có 1 yêu cầu
liên quan đến đăng tải trên hệ thống trang thông tin tại điểm d khoản 1 như sau: “d) Đã đăng ký
trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia”
- Có nghĩa là: Về tư cách hợp lệ của Nhà thầu tham dự thầu trong Luật Đấu thầu không quy định
“nhà thầu tham dự thầu phải có năng lực phù hợp và đã đăng tải trên hệ thống trang thông tin điện
tử của Sở Xây dựng tỉnh, hoặc trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng”.
2. Luật liên quan khác quy định như thế nào về “năng lực phù hợp và đã đăng tải trên hệ
thống trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng tỉnh, hoặc trên trang thông tin điện tử của Bộ
Xây dựng”?
* Căn cứ: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 159 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Điều 69 Nghị

định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì các
tổ chức tham gia hoạt động xâu dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin về năng lực hoạt động của
mình tới cơ quan chun mơn về xây dựng để đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử do
cơ quan này quản lý.
Tuy nhiên, tại Điều 2 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định tại khoản 3 Điều 69
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
- Có nghĩa là: việc đăng tải thông tin về năng lực hoạt động xây dựng là cơ sở để lựa chọn tổ chức,
cá nhân tham gia hoạt động xây dựng đã khơng cịn áp dụng.
3. Yêu cầu tư cách hợp lệ nêu trong HSMT?
* Căn cứ: Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/5015 về Quy định chi tiết
hồ sơ mời thầu xây lắp quy định: Khi lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp tổ
chức, cá nhân không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu nhằm tạo
lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh trang khơng bình đẳng.
- Có nghĩa là: HSMT khơng được đưa ra điều kiện hạn chế sự tham gia của Nhà thầu. Trong khi
đó, việc đăng tải thơng tin về năng lực hoạt động xây dựng luật đã bãi bỏ, nên HSMT đưa vào phần
đánh giá tư cách hợp lệ nhà thầu là đã gây hạn chế tham gia của Nhà thầu. Điều này là vi phạm quy
định về tính cạnh tranh bình đẳng.
II. KẾT LUẬN:
Do đó, việc HSMT đưa ra tiêu chí đánh giá “nhà thầu tham dự thầu phải có năng lực phù hợp và
đã đăng tải trên hệ thống trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng tỉnh A, hoặc trên trang thông tin
điện tử của Bộ Xây dựng” là không phù hợp với các quy định hiện hành, hạn chế sự tham gia của
Nhà thầu.


Câu 3:
Sở Xây dựng tỉnh X được giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng cơng trình Y, trong đó có gói
thầu tư vấn, khảo sát lập hồ sơ thiết kế, dự tốn cơng trình Y (gói thầu A). Trong số các nhà thầu
tham dự thầu gói thầu A có Trung tâm Z (là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở giao thông vận tải tỉnh
X) do UBND tỉnh X quyết định thành lập.
Hỏi: Trung tâm Z có được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh trong đấu

thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP khi tham dự thầu gói thầu A
hay khơng. Hãy phân tích cụ thể.
Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
1. Bảo đảm cạnh trang trong đấu thầu theo khoản 4 điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy
định như thế nào?
* Căn cứ: Khoản 4 điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP:
“Điều 2: Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
4. Nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu khác; với nhà
thầu tư vấn; với chủ đầu tư, bên mời thầu quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều 6 của Luật Đấu thầu
khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp;
b) Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu khơng có cổ phần hoặc góp vốn trên 30% của nhau;
c) Nhà thầu khơng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một
gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;
d) Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó khơng có cổ phần hoặc vốn góp của
nhau; khơng cùng cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.”
- Có nghĩa là: Trung tâm Z là đơn vị sự nghiệp nên chỉ bị ràng buộc bởi 1 trường hợp tại mục a
Khoản 4 Điều 2 (trong 4 trường hợp a, b, c, d nêu trên) “) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ
chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp”.
2. Trung tâm Z có cùng thuộc cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý Chủ đầu tư, bên mời
thầu không (Sở Xây dựng tỉnh X)?
* Căn cứ: Tình huống cho biết Trung tâm Z thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở Giao thơng vận
tải tỉnh X. Trong khi đó, Sở Giao thông vận tải tỉnh X không phải là cơ quan quản lý Sở Xây dựng
tỉnh X (là Chủ đầu tư).
- Có nghĩa là: giữa Chủ đầu tư (Sở Xây dựng tỉnh X) và Trung tâm Z không thuộc cùng một cơ
quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý.
II. KẾT LUẬN:
Trung tâm Z được đánh giá là Nhà thầu độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với Chủ
đầu tư nên đáp ứng yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Khoản 4 Điều

2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP khi tham dự gói thầu A.


Câu 4:
Ngân hàng thương mại X có sự tham gia góp vốn của Nhà nước chiếm 95%. Ngân hàng X
đã tài trợ cho huyện Y thực hiện dự án xây dựng trường học cho học sinh trên địa bàn huyện, trong
đo Ngân hàng X đóng góp 25% cán bộ, nhân viên của ngân hàng quyên góp, đóng góp 75% vào
dự án. Huyện Y là chủ đầu tư của dự án xây dựng trường học này.
Hỏi: Việc lựa chọn thà thầu thuộc dự án nêu trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu
thầu hay không?
Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
1. Phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13?
* Căn cứ: Theo điểm a, b và c, khoản 1, điều 1 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định:
“1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với:
a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
đơn vụ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
c) Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn
nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng
trong tổng mức đầu tư của dự án;”
Theo quy định tại Khoản 44 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13
“Điều 4: Giải thích từ ngữ:
44. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái
phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín
dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát
triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.
II. KẾT LUẬN:

Do đó, đối vơi trường hợp trên: Ngân hàng X sử dụng vốn nhà nước (Nhà nước góp vốn
95%) tài trợ cho Huyện Y để thực hiện dự án xây dựng trường học cho học sinh trên địa bàn huyện
(tuy ngân hàng X đóng góp 25%) nhưng huyện Y là một tổ chức chính trị- xã hội nên việc lựa chọn
nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án này thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu số
43/2013/QH13.


Câu 5:
Bên mời thầu tổ chức đấu thầu rộng rãi gói thầu xây lắp X có giá gói thầu 4,5 tỷ đồng vào
năm 2017. Hồ sơ mời thầu quy định một trong những tiêu chí để đánh giá nhà thầu có tư các hợp
lệ là: “nhà thầu tham dự thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ, siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về
doanh nghiệp”
Hỏi: Nhà thầu A (có tổng nguồn vốn 55 tỷ đồng vào năm 2016, 50 tỷ đồng vào năm 2015
và số lao động bình quân năm là 150 người) có được coi là đáp ứng yêu cầu về tư cách hợp lệ nêu
trên hay không, tại sao?
Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
1. Thế nào là doanh nghiệp cấp nhỏ, siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp?
* Căn cứ:
Theo Khoản 3, Điều 6 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì: “Đối với gói thầu xây lắp có gói thầu khơng
q 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp
luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu”
Việc xác định cấp doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp được thực hiện theo
Khoản 1, điều 4 Nghị định 56/2009/NĐ-CP:
Điều 3. Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp
luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn
tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao
động bình qn năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)
Cũng tại khoản này quy định cụ thể: Doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực công nghiệp và xây

dựng là doanh nghiệp:
- Có tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở xuống.
- Hoặc có số lao động từ 10 người đến 200 người.
- Có nghĩa là: Theo quy định trên, nhà thầu chỉ cần đáp ứng một trong hai tiêu chí tổng nguồn vốn
(trong bảng cân đối kế tốn của doanh nghiệp) hoặc tổng số lao động bình quân năm đối với doanh
nghiệp nhỏ, siêu nhỏ thì được coi là đáp ứng điều kiện về cấp doanh nghiệp khi tham dự gói thầu
xây lắp có giá khơng q 5 tỷ đồng.
2. Nhà thầu A có thuộc doanh nghiệp cấp nhỏ, siêu nhỏ hay khơng?
* Căn cứ tình huống: Nhà thầu A có:
- Tổng nguồn vốn: năm 2016: 55 tỷ đồng; năm 2015: 50 tỷ đồng > 20 tỷ đồng.
- Số lao động bình quân hàng năm: 150 người < 200 người.
- Có nghĩa là: Nhà thầu A tuy khơng đáp ứng tiêu chí Tổng nguồn vốn nhưng lại đáp ứng tiêu chí
về lao động bình qn năm. Do đó nhà thầu A vẫn thuộc doanh nghiệp cấp nhỏ.
II. KẾT LUẬN:
Nhà thầu A là doanh nghiệp cấp nhỏ nên được coi là đáp ứng yêu cầu về tư cách hợp lệ theo
quy định của HSMT: “nhà thầu tham dự thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ, siêu nhỏ theo quy định của
pháp luật về doanh nghiệp”.


Câu 6:
Tổng công ty A là chủ đầu tư dự án X, trong đó có gói thầu xây lắp Y có giá gói thầu 900
triệu đồng. Tổng cơng ty A dự kiến chỉ định thầu cho Công ty cổ phần B (là công ty con của công
ty A, do Tổng cơng ty A góp vốn 80%) thực hiện gói thầu Y. Cơng ty cổ phần B có tổng số lao
động bình qn hàng năm là 220 người và hiện có tổng nguồn vốn 50 tỷ đồng.
Anh/ Chị hãy bình luận về việc Tổng công ty A chỉ định thầu cho cơng ty B thực hiện gói
thầu Y.
Trường hợp cơng ty B có tổng số lao động bình qn hàng năm là 160 người và hiện có tổng
nguồn vốn 50 tỷ đồng thì việc Tổng cơng ty A chỉ định thầu cho cơng ty B thực hiện gói thầu Y có
phù hợp với quy định của pháp luật đấu thầu hay không?
Trả lời:

I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
1.Các trường hợp và điều kiện được áp dụng hình thức chỉ định thầu:
* Căn cứ: Mục e Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định:
“1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp
dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng
thời kỳ.”
Theo Điều 54 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP: Hạn mức chỉ định thầu
“Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1
Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:
1. Khơng q 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ
công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật
tư y tế, sản phẩm cơng;”
- Có nghĩa là: Nếu gói thầu xây lắp Y dự án A thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu thì gói
thầu xây lắp Y có giá gói thầu 900 triệu đồng < 1 tỷ đồng đáp ứng điều kiện áp dụng hình thức chỉ
định thầu.
2. Tư cách hợp lệ của nhà thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu:
* Căn cứ: Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 55 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP
“b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:
- Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm
a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói
thầu”
Theo Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư (Luật Đấu thầu):
“1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư
đang hoạt động cấp;
b) Hạch tốn tài chính độc lập;
c) Khơng đang trong q trình giải thể; khơng bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc
nợ khơng có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;


h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu
nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ
năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
- Có nghĩa là: Cơng ty B đủ tư cách thực hiện gói thầu Y của dự án X
* Tuy nhiên: Theo Khoản 3, Điều 6 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì: “Đối với gói thầu xây lắp có
gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy
định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu”
Việc xác định cấp doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp được thực hiện theo
Khoản 1, điều 4 Nghị định 56/2009/NĐ-CP:
Điều 3. Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp
luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn
tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế tốn của doanh nghiệp) hoặc số lao
động bình qn năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)
Cũng tại khoản này quy định cụ thể: Doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực cơng nghiệp và xây
dựng là doanh nghiệp:
- Có tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở xuống.
- Hoặc có số lao động từ 10 người đến 200 người.
- Có nghĩa là: Theo quy định trên, nhà thầu chỉ cần đáp ứng một trong hai tiêu chí tổng nguồn vốn
(trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc tổng số lao động bình quân năm đối với doanh
nghiệp nhỏ, siêu nhỏ thì được coi là đáp ứng điều kiện về cấp doanh nghiệp khi tham dự gói thầu
xây lắp có giá khơng q 5 tỷ đồng.
Căn cứ tình huống: Cơng ty B có:
- Tổng nguồn vốn: 50 tỷ đồng > 20 tỷ đồng.
- Số lao động bình quân hàng năm: 220 người > 200 người.
II. KẾT LUẬN:
Do đó, nếu dự án X thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu: Tổng công ty A không

được phép chỉ định thầu cho công ty cổ phần B trong điều kiện tổng nguồn vốn 50 tỷ đồng và số
lao động bình qn hàng năm là 220 người vì khi đó Công ty B không phải là doanh nghiệp cấp
nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Trường hợp cơng ty B có tổng số lao động bình quân hàng năm là 160 người (<200 người)
và hiện có tổng nguồn vốn 50 tỷ đồng thì việc Tổng công ty A chỉ định thầu cho công ty B thực
hiện gói thầu Y là khơng vi phạm Luật Đấu thầu (Công ty B đảm bảo là doanh nghiệp cấp nhỏ và
siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp).


Câu 7:
Khi thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho gói thầu mua máy vi tính phục vụ cơng tác
(là hàng hóa thơng dụng, phổ biến trên thị trường), đơn vị thẩm định yêu cầu chủ đầu tư phải cung
cấp chứng thư thẩm định giá đối với mặt hàng này để làm cơ sở thẩm định giá gói thầu.
Anh/ Chị hãy bình luận về yêu cầu nêu trên của đơn vị thẩm định?
Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
1. Để thẩm định về giá gói thầu, cần căn cứ vào các cơ sở nào?
* Căn cứ:
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 8, Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/04/2012,
quy định một trong các căn cứ để lập kế hoạch đấu thầu mua sắm tài sản là Kết quả thẩm định giá
của cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá; của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ
thẩm định giá hoặc các báo giá;
Theo điểm đ, Khoản 2, Điều 34 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 quy định một trong các
căn cứ để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm thường xuyên là: “kết quả thẩm định
giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc báo giá (nếu có)”
- Có nghĩa là: có hai cơ sở để thẩm định về giá gói thầu là:
+ Kết quả thẩm định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá
+ Báo giá
Như vậy, chứng thư thẩm định giá đối với mặt hàng máy vi tính khơng phải là cách thức duy nhất
để căn cứ xác định giá gói thầu.

2. Đối với hàng hóa thơng dụng như máy vi tính, lựa chọn cơ sở nào để thẩm định về giá gói
thầu là phù hợp?
Đối với việc mua máy vi tính phục vụ cơng tác (là hành hóa thơng dụng, phổ biến trên thị
trường) để đơn giản trong việc khảo sát, chủ đầu tư chỉ cần cung cấp báo giá để làm cơ sở xây dựng
giá gói thầu.
Việc chứng minh giá cả phù hợp với thị trường tại thời điểm thương thảo hợp đồng có thể
thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như cataloge, báo giá … và đáp ứng yêu cầu của chủ
đầu tư khi thương thảo hợp đồng.
II. KẾT LUẬN:
Việc đơn vị thẩm định yêu cầu chủ đầu tư phải cung cấp chứng thư thẩm định giá đối với
mặt hàng máy vi tính để làm cơ sở thẩm định về giá gói thầu là khơng phù hợp với quy định của
Luật Đấu thầu.


Câu 8:
Chủ đầu tư X hiện đang triển khai dự án “Đầu tư mới toa xe khách” và đang trong
giai đoạn lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, trong đó có gói thầu cung cấp mới to
xe khách. Đặt tính của toa xe khách chạy trên đường sắt quốc gia phải
đồng bộ từ khâu thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, cung cấp thiết bị, sản xuất,
lắp ráp và kiểm định chất lượng, an tồn kỹ thuật bảo vệ mơi trường. Do đó, chủ đầu
tư X dự kiến xây dựng gói thầu toa xe khách thành gói thầu hỡn hợp thiết kế và cung
cấp hàng hóa (EP) nhưng trong phần cung cấp hàng háo gói thầu chia thành nhiều
thành phần: cung cấp thiết bị nội thất; cung cấp thiết bị vệ sinh; cung cấp phần vỏ toa
xe.
Anh/chị hãy bình luận về việc phân chia gói thầu nêu trên
Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
1. Dựa vào nguyên tắc nào để phân chia dự án thành các gói thầu?
* Căn cứ:
Theo Khoản 3, Điều 33 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 có quy định: “Việc phân chia dự

án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện;
bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự tốn mua sắm và quy mơ gói thầu hợp lý”.
- Có nghĩa là: Theo quy định một trong số nguyên tắc phân chia dự án thành các gói thầu là phải
bảo đảm tính chất đồng bộ của dự án.
Theo tình huống yêu cầu: “Toa xe khách chạy trên đường sắt quốc gia phải
đồng bộ từ khâu thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, cung cấp thiết bị, sản xuất,
lắp ráp và kiểm định chất lượng, an tồn kỹ thuật bảo vệ mơi trường” nên việc Chủ đầu tư X dự
kiến xây dựng gói thầu toa xe khách thành gói thầu hỗn hợp thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP) là
hồn tồn phù hợp đảm bảo tính đồng bộ.
Đối với phần cung cấp hàng hóa, gói thầu được chia thành nhiều phần: cung cấp thiết bị nội
thất, cung cấp thiết bị vệ sinh, cung cấp phần vỏ toa xe sẽ dẫn đến kết quả là có thể thiết kế là 1
nhà thầu, nhưng sẽ có nhiều nhà thầu cùng tham gia cung cấp thiết bị. Như vậy, tính đồng bộ dự
án sẽ khó đảm bảo, không phù hợp với nguyên tắc trên và mục tiêu của dự án.
II. KẾT LUẬN:
Chủ đầu tư phân chia gói thầu như tình huống nêu trên làn chưa hợp lý, khơng đảm bảo tính
đồng bộ của dự án theo đặc thù của Toa xe khách chạy trên đường sắt quốc gia phải
đồng bộ từ khâu thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, cung cấp thiết bị, sản xuất,
lắp ráp và kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường.


Câu 9:
Gói thầu xây lắp được thực hiện theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Khi
tham dự thầu, nhà thầu M đã sơ suất đóng gói phong bì đựng thư bảo lãnh dự thầu vào
chung túi hồ sơ đựng đề xuất về tài chính nên khi mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật khơng
có thư bão lãnh dự thầu của nhà thầu.
Các thông tin trong lễ mở thầu được ghi vào biên bản mở thầu, bao gồm cả việc
đại diện nhà thầu M xác nhận không có bảo lãnh dự thầu trong túi hồ sơ đề xuất về kỹ
thuật và khẳng định bảo lãnh dự thầu được đóng trong túi hồ sơ đề xuất về tài chính.
Hỏi: Bên mời thầu cần xử lý như thế nào đối với trường hợp đóng nhằm thư bảo
lãnh dự thầu trong túi hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu M?

Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
* Căn cứ: Theo quy định tại điểm b, c, d, khoảng 4, Điều 14, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày
26/06/2014
“4. Mở thầu:
b) Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và
theo trình tự sau đây:
- Yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự mở thầu xác nhận việc có hoặc khơng có thư giảm giá
kèm theo hồ sơ dự thầu của mình;
- Kiểm tra niêm phong;
- Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ; giá dự thầu ghi trong đơn dự
thầu; giá trị giảm giá (nếu có); thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực
của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan;
c) Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Điểm b Khoản này phải được ghi vào biên bản mở thầu.
Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu tham dự
lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu;
d) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có),
giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu
có); bảo đảm dự thầu; các nội dung đề xuất về tài chính và các nội dung quan trọng khác của từng
hồ sơ dự thầu.”
Cũng theo quy định tại Điểm d, Khoảng 2, Điều 18, Nghị định 63/2014/NĐ-CP, “Đánh giá tính hợp lệ của
HSDT: Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của HSMT. Đối với trường hợp quy định
bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng
hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngồi được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực,
đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của HSMT.
II. KẾT LUẬN:
Trong trường hợp này: Thư bảo lãnh dự thầu đóng nhầm vào chung túi hồ sơ đựng đề xuất
về tài chính. Thì BMT u cầu nhà thầu M tự mở túi hồ sơ đề xuất về tài chính để lấy thư thư bảo
lãnh ra, sau đó nhà thầu M niêm phong lại túi hồ sơ đề xuất về tài chính trước sự chứng kiến của
hội đồng mở thầu và các nhà thầu cùng tham gia dự mở thầu và được ghi vào biên bản mở thầu.

Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên của bên mời thầu và các nhà thầu
tham dự lễ mở thầu.


Câu 10:
Nhà thầu A đã đăng ký thông tin trên hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia và được
cấp chứng thư số theo quy định từ tháng 3 năm 2015. Tuy nhiên, tại thời điểm tháng 1
năm 2017 khi nhà thầu A tham dự gói thầu xây lắp Y thì chứng thư số của nhà thầu
hết hiệu lực trước thời điểm đóng thầu do nhà thầu A chưa nộp phí duy trì.
Hỏi: Nhà thầu A có đáp ứng u cầu về tư cách hợp lệ hay khơng và giải thích?
Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
Luật đấu thầu quy định về tư cách hợp lệ của Nhà thầu tham gia dự thầu liên quan đến đăng
ký thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như thế nào?
* Căn cứ:
- Điểm d, Khoản 1, Điều 5, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, quy định một trong các điều kiện về
tư cách hợp lệ của nhà thầu tham dự thầu “d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;”
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày
08/09/2015 Lộ trình đăng ký thông tin nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia quy định:
“Bắt đầu từ ngày 01/07/2016, trước thời điểm đóng thầu 2 ngày làm việc, nhà thầu, nhà đầu tư chưa
có xác nhận đăng ký thơng tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia không được tham dự thầu đối
với các gói thầu, dự án có hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25
và 26 của Luật Đấu thầu”.
- Có nghĩa là: Một trong số các điều kiện về tư cách hợp lệ của Nhà thầu khi tham dự thầu là phải
đảm bảo: trước thời điểm đóng thầu 02 ngày làm việc, nhà thầu đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu
thầu quốc gia mới được tham gia dự thầu.
Nhà thầu A đã đăng ký thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và được cấp chứng thư số
theo quy định từ tháng 3/2015; tức nhà thầu đã có tên trên Hệ thống trước thời gian đóng thầu vào
tháng 07/2017.
Trường hợp nhà thầu chưa nộp phí quy trì thỉ phải thực hiện nộp phí theo quy định, không liên

quan đến tư cách hợp lệ của Nhà thầu tham dự thầu.
II. KẾT LUẬN:
Đối với trường hợp Nhà thầu A, khi tham dự thầu, nhà thầu phải đáp ứng về tư cách hợp lệ
theo quy định nêu trên; Theo đó, nhà thầu đã đăng ký thơng tin trên hệ thống mạng đấu thầu Quốc
gia và được cấp chứng thư số theo quy định, trước thời điểm đóng thầu 2 ngày, tuy nhiên nhà thầu
chưa có nộp lệ phí duy trì hàng năm ngay sau thời điểm đóng thầu (sau thời điểm đóng thầu, nếu
nhà thầu nộp lệ phí duy trì trước thời điểm có thơng báo kết quả lựa chọn nhà thầu thì được coi là
đáp ứng về tư cách hợp lệ theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 5, Luật Đấu thầu và nếu sau thời
điểm có thơng báo kết quả lựa chọn nhà thầu, thì xem như nhà thầu A khơng đáp ứng u cầu về
tư cách hợp lệ).


Câu 11:
Trong quá trình tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu phát hiện trong hồ sơ
dự thầu của nhà thầu A có đính kèm theo 01 thư giảm giá với tỷ lệ giảm giá là 5% giá
dự thầu nhà thầu này. Thư giảm giá và nội dung giảm giá của nhà thầu A không được
công khai trong lễ mở thầu. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu A đã được đánh giá đáp ứng
yêu cầu về kỹ thuật. Bên mời thầu đã báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định xử lý
tình huống theo hướng chấp nhận thư giảm giá của nhà thầu A với lý do mang lại hiệu
quả kinh tế cho gói thầu.
Hỏi: việc chấp nhận thư giảm giá của nhà thầu A như nêu trên có phù hợp với quy
định của pháp luật về đấu thầu hay khơng và giải thích?
Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
* Việc mở thầu được quy định như thế nào và những nội dung gì cần công khai?
Theo quy định tại khoản 4, Điều 14, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014
“b) Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu
và theo trình tự sau đây:
- Yêu cầu đại diện từng nhà thầu tham dự mở thầu xác nhận việc có hoặc khơng có thư giảm giá
kèm theo hồ sơ dự thầu của mình;

- Kiểm tra niêm phong;
- Mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về: Tên nhà thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ; giá dự thầu ghi trong đơn dự
thầu; giá trị giảm giá (nếu có); thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng; giá trị, hiệu lực
của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan;
c) Biên bản mở thầu: Các thông tin nêu tại Điểm b Khoản này phải được ghi vào biên bản mở thầu.
Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu tham dự
lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu;”
Căn cứ mục 14.3 CDNT, Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây
lắp có nội dung: “Trường hợp có thư giảm giá thì thư giảm giá có thể để cùng trong HSDT hoặc
nộp riêng song song bảo đảm Bên mời thầu được trước thời điểm đóng thầu”.
- Có nghĩa là: Theo 2 quy định trên, thư giảm giá (nếu có) phải được nộp trước thời điểm đóng
thầu và phải được cơng khai tại lễ mở thầu. Đồng thời, thư giảm giá có hay không phải được xác
nhận và cũng được ghi rõ trong biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời
thầu và các nhà thầu tham dự lễ mở thầu.
Vì vậy, Thư giảm giá và nội dung giảm giá của nhà thầu A không được cơng
khai trong lễ mở thầu, thì xem như nhà thầu A khơng có mặt tại buổi lễ mở thầu (vì nếu nhà thầu
A có mặt tại buổi lễ mở thầu thì cho nhà thầu đã xác nhận là có thư giảm giá hay không và ghi nhận
kết quả vào biên bản mở thầu).
II. KẾT LUẬN:
Do vậy BMT cần xem lại HSDT phần Mục lục Bảng kê thành phần HSDT thể hiện rõ có
hay khơng có thư giảm giá kèm theo HSDT; Nếu có: việc chấp nhận thư giảm giá của nhà thầu A
như nêu trên là phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu; Nếu khơng có thể hiện thì khơng
được chấp nhận theo quy định nêu trên.


Câu 12:
Trong thỏa thuận liên danh giữa Công ty A và Công ty B, các thành viên đã thống
nhất tên gọi của liên danh là “Liên danh A- B” và thành viên đứng đầu liên danh là
Công ty A đại diện liên danh ký đơn dự thầu. Tuy nhiên, trong đơn thầu lại chỉ thể hiện tên nhà
thầu tham dự thầu là Nhà thầu A”. Tổ chuyên gia kết luận đơn dự thầu không hợp lệ do không ghi

đúng tên nhà thầu (Liên danh A-B) và nhà thầu bị loại.
Hỏi: Việc đánh giá như nêu trên của tổ chuyên gia có phù hợp với quy định của
pháp luật đấu thầu hay không?
Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
Việc đánh giá HSDT được thực hiện theo Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu quy
định tại Điều 15, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014
Cũng theo quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 18 Nghị định này, hồ sơ dự thầu của nhà thầu được
đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
“Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu
cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề
xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải
phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu
khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợicho chủ đầu tư, bên mời thầu. Đối với nhà thầu
liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu
(nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công
trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh”
- Có nghĩa là: Trong biên bản liên danh nhà thầu ghi tên là “Liên danh A-B” nhưng trong đơn dự
thầu lại chỉ ghi tên nhà thầu tham dự thầu là “Nhà thầu A” là không thể hiện được bản chất liên
danh của 2 nhà thầu thành viên. Do vậy hồ sơ dự thầu được xem là không hợp lệ.
II. KẾT LUẬN:
Việc Tổ chuyên gia kết luận đơn dự thầu không hợp lệ do không ghi đúng tên nhà thầu (Liên
danh A-B) và nhà thầu bị loại là phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.


Câu 13:
Trong đơn dự thầu hồ sơ đề xuất tài chính của nhà thầu ghi: “Cùng với Hồ sơ đề
xuất về kỹ thuật, chúng tôi gửi kèm đơn này đề xuất về tài chính với tổng số tiền là
38.415.888.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba mươi tám tỷ, bốn trăm mười lăm triệu, tám trăm
tám mươi tám triệu đồng chẵn)”.

Giá dự thầu ghi trong bảng tổng hợp giá dự thầu là: 38.415.888.000 VNĐ (Bằng
chữ: Ba mươi tám tỷ, bốn trăm mươi lăm triệu tám trăm tám mươi tám nghìn đồng).
Hỏi: Đơn dự thầu trong hồ sơ đề xuất tài chính như nêu trên có được coi là hợp lệ
hay khơng, tại sao?
Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
Bằng chữ ghi trong đơn dự thầu “Ba mươi tám tỷ, bốn trăm mười lăm triệu, tám trăm
tám mươi tám triệu đồng chẵn” có hai lần từ “triệu” nên khơng chính xác về nghĩa số học. Nếu
bằng chữ này được viết có nghĩa thì mới được xem là sai khác giữa ghi bằng số và ghi bằng chữ
của giá dự thầu. Xét sự logic của giá ghi trong đơn dự thầu so với giá dự thầu ghi trong bảng tổng
hợp giá dự thầu, xác định đây là sai sót khi viết số thành chữ.
* Luật Đấu thầu và các quy định liên quan quy định thế nào về liên quan sai sót trên?
- Căn cứ: Theo quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 30, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày
26/06/2014 quy định tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất tài chính:
“b) Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên,
đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể,
cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp,
không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư,
bên mời thầu.”
- Có nghĩa là: đối với tình huống trên, trừ sai sót nêu trên thì vẫn đảm bảo tính hợp lệ “giá dự thầu
ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá
dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp”
- Căn cứ: Theo Mục 30.1 Sai sót khơng nghiêm trọng, Chương 1, Chỉ dẫn nhà thầu của Thông tư
03/2015/TT-BKHĐT, Với điều kiện HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong HSMT thì Bên mời
thầu có thể chấp nhận các sai sót mà khơng phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội
dung cơ bản trong HSDT.
- Có nghĩa là: Theo tình huống giá dự thầu bằng số ghi trong đơn dự thầu và ghi trong bảng tổng
hợp giá dự thầu đều là 38.415.888.000 VND. Đồng thời, giá dự thầu bằng chữ ghi trong bảnh tổng
hợp giá dự thầu khớp với giá dự thầu ghi bằng số trong cả đơn dự thầu và trong bảng tổng hợp. Do
đó, sai sót bằng chữ ghi trong đơn dự thầu là sai sót khơng ảnh hưởng thay đổi bản chất giá dự thầu,

không gây bất lợi cho Chủ đầu tư. Vì vậy xem xét chấp nhận được.
II. KẾT LUẬN:
Đơn dự thầu trong hồ sơ đề xuất tài chính như nêu trên được coi là hợp lệ. BMT cần u cầu nhà
thầu đính chính lại thơng tin đã ghi nhầm trong đơn dự thầu.


Câu 14:
Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu rộng rãi gói thầu mua ống thép, trong đó có nhiều kích
cỡ khác nhau. Đối với hạng mục ống thép X (đường kính 113,5mm, dài 3mm, dài 6m),
khối lượng mời thầu là 10 tấn. Nhà thầu A chào giá cho hạng mục ống thép X như sau:
3 tấn ống thép X giá 8.000.000 đồng/tấn, 7 tấn ống thép X giá 12.300.000 đồng/tấn.
Bên mời thầu đã yêu cầu nhà thầu làm rõ việc chào giá này. Nhà thầu giải thích rằng
do cịn một lượng thép tồn kho nên quyết định chào giá thép cũ (lúc chưa tăng giá)
đồng thời cam kết sẽ đảm bảo đúng chất lượng thép như yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Tổ chuyên gia hiệu chỉnh sai lệch theo hướng đưa về cùng một đơn giá cho cả 10 tấn
thép là 12.300.000 đồng/tấn.
Hỏi: Hãy bình luận về việc đánh giá hồ sơ dự thầu nêu trên của tổ chuyên gia.
Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
1. Luật liên quan đến giá và đơn giá dự thầu?
* Căn cứ: Theo quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 18, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày
26/06/2014, Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo
yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với
đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ
và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá
dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu;
Cũng theo quy định tại Khoản 17, Điều 4, Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Giá dự thầu là
giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm tồn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu
theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
Có nghĩa “Giá dự thầu” là giá trị tổng cộng ghi trong đơn dự thầu bao gồm tất cả các hạng

mục theo yêu cầu của HSMT; Khi tham gia dự thầu, việc tính tốn giá dự thầu của HSDT là do nhà
thầu tự quyết định để đảm bảo cạnh tranh về giá với các nhà thầu khác, đồng thời đảm bảo thực
hiện gói thầu hiệu quả, chất lượng theo yêu cầu.
Nếu nhà thầu chào giá ghi rõ trong đơn dự thầu với 2 giá dự thầu
khác nhau cho 2 trường hợp thì trái với quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 18, Nghị định
63/2014/NĐ-CP và nhà thầu sẽ bị loại;
Còn ở đây, hạng mục ống thép X, với tổng khối lượng mời thầu là 10 tấn. Nhà thầu A chào
giá khối lượng 3 tấn ống thép X giá 8.000.000 đồng/tấn và 7 tấn ống thép X giá 12.300.000 đồng/tấn
thực chất là 1 công việc với 2 đơn giá khác nhau trong nhiều cơng việc của gói thầu.
* Căn cứ: Theo Khoản 6, Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì: “Trường hợp hồ sơ dự thầu, hồ
sơ đề xuất có đơn giá thấp khác thường, ảnh hưởng đến chất lượng gói thầu thì bên mời thầu u
cầu nhà thầu giải thích, làm rõ bằng văn bản về tính khả thi của đơn giá khác thường đó. Nếu sự
giải thích của nhà thầu khơng đủ rõ, khơng có tính thuyết phục thì khơng chấp nhận đơn giá chào
thầu đó, đồng thời coi đây là sai lệch và thực hiện hiệu chỉnh sai lệch theo quy định như đối với nội
dung chào thiếu của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này”
- Có nghĩa là: Nhà thầu được quyền quyết định việc tính tốn giá dự thầu trong HSDT nhưng cùng
1 chủng loại vậy liệu lại có 2 đơn giá khác nhau bất thường (1 đơn giá thấp bất thường 8.000.000


đồng/ tấn so với đơn giá còn lại là 12.300.000 đồng/tấn). Bên mời thầu đã yêu cầu Nhà thầu làm rõ
là phù hợp với quy định nêu trên.
Khi nhà thầu A đã giải thích đối với giá thép 8.000.000 đồng/tấn là do tồn kho thép theo giá cũ
trước đây và cam kết đảm bảo chất lượng: nếu bên mời thầu nhận thấy việc giải thích của nhà thầu
A là chưa hợp lý thì yêu cầu nhà thầu A cung cấp các chứng từ liên quan để chứng minh lượng thép
tồn kho (có thể đến kho xem xét nếu thấy cần thiết):
+ Trường hợp các chứng từ mà nhà thầu A cung cấp đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu thì
bên mời thầu phải chấp nhận đơn giá đã đề xuất của nhà thầu A.
+ Trường hợp các chứng từ do nhà thầu A cung cấp không đáp ứng yêu cầu của bên mời
thầu, khơng đủ rõ, khơng có tính thuyết phục thì Tổ chuyên gia được phép hiệu chỉnh sai lệch theo

hướng đưa về cùng một đơn giá cho cả 10 tấn thép là 12.300.000 đồng/ tấm.
II. KẾT LUẬN:
- TH1: Nếu khối lượng 10 tấn thép cần mua được sử dụng cho 2 hạng mục cơng trình (1
hạng mục 3 tấn và 1 hạng mục 7 tấn) cách xa nhau về địa điểm xây dựng, có địa hình và cự ly vận
chuyển, trung chuyển khác nhau…thì có đơn giá khác nhau là bình thường, khơng cần nhà thầu
phải làm rõ đơn giá;
- TH2: Nếu khối lượng 10 tấn thép cần mua được sử dụng cho 2 hạng mục công trình cùng
địa điểm xây dựng hoặc có cùng cự ly vận chuyển và trung chuyển, thì phải có cùng đơn giá mới
hợp lý. Lúc này yêu cầu nhà thầu làm rõ việc chào giá. Nhà thầu giải thích rằng do còn một lượng
thép tồn kho nên quyết định chào giá thép cũ (lúc chưa tăng giá 3 tấn ống thép X giá 8.000.000
đồng/tấn) đồng thời cam kết sẽ đảm bảo đúng chất lượng thép như yêu cầu của hồ sơ mời thầu, thì
tổ chun gia nên xem xét tính hiệu quả, tiết kiệm cho gói thầu và nên chú trọng vào giá dự thầu
ghi trong đơn dự thầu. Để chặt chẽ hơn, cần yêu cầu nhà thầu cung cấp các chứng từ liên quan để
chứng minh lượng thép tồn kho. Nếu chứng từ do nhà thầu A cung cấp không đáp ứng u cầu của
Bên mời thầu, khong có tình tuyết phục thì lúc đó việc hiệu chỉnh của Tổ chuyên gia mới đảm bảo
chặt chẽm khách quan hơn.


Câu 15:
Nhà thầu A tham gia đấu thầu gói thầu cung cấp thiết bị cho Dự án của chủ đầu tư
B. Gía dự thầu nêu trong đơn dự thầu là 30.000.000.000 đồng (ba mươi tỷ đồng chẳn).
Nhà thầu A có đính kèm thư giảm giá với mức giảm giá 10% trên giá dự thầu, giá dự
thầu sau giảm giá là 27.000.000.000 đồng. Tuy nhiên trong quá trình đánh giá về tài
chính, thương mại, giá trị chênh lệch thiếu của hồ sơ dự thầu là 1.500.000.000 đồng.
Hỏi: Việc xác định tỷ lệ phần trăm sai lệch thiếu được tính như thế nào?
Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
* Trường hợp có thư giảm giá, việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở nào?
- Căn cứ:
Theo quy định tại điểm c, Khoản 2, Điều 17, Nghị định 63/2014/NĐ-CP: “Trường

hợp nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự
thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá. Tỷ lệ phần trăm (%) của sai lệch thiếu được xác định trên cơ sở
với giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu”
- Có nghĩa là: Tỷ lệ phần trăm của sai lệch thiếu = (giá trị sai lệch thiếu x 100/ Giá dự thầu ghi
trong đơn dự thầu)
Trong đó:
+ Giá trị sai lệch thiếu: 1.500.000.000 đồng (1,5 tỷ đồng)
+ Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu (giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá): 30.000.000
đồng ( 30 tỷ đồng).
II. KẾT LUẬN
Theo quy định trên cách xác định tỷ lệ phần trăm sai lệch thiếu được tính:
ỷ ệ% =

.

.
.

.
.

.

× 100 = 5%

Giá dự thầu sau khi hiệu chỉnh sai lệch: 30 tỷ – 1,5 tỷ = 28,5 tỷ đồng;
Giá dự thầu sau khi hiệu chỉnh sai sệch trừ đi giảm giá: 28,5 tỷ – 10% x 28,5 tỷ = 25,65 tỷ.


Câu 16: Bên mời thầu là Ban Quản lý các dự án xây dựng cơng trình tỉnh A tổ chức đấu

thầu rộng rãi trong nước cùng thời điểm hai gói thầu xây lắp, bao gồm: gói thầu số 1 –
Xây dựng, cải tạo trụ sở làm việc của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh và gói thầu số
2 – Xây dựng, cải tạo trụ sở khu làm việc liên cơ quan. Hai gói thầu nêu trên đều có
thời gian thực hiện hợp đồng là 08 tháng. Nhà thầu X tham dự đồng thời hai gói thầu nêu trên và trong cả
hồ sơ dự thầu gói thầu số 1 và gói thầu số 2, nhà thầu này đều đề xuất huy động Ơng Nguyễn Văn A đảm
nhiệm vị trí chỉ huy trưởng công trường.
Hỏi: Bên mời thầu phải đánh giá về đề xuất huy động chỉ huy trưởng công trường
của nhà thầu X như thế nào?
Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
1. Nguyên tắc để đề xuất vị trí Chỉ huy trưởng cơng trình (nhân sự chủ chốt)?
Theo hướng dẫn tại các mẩu HSMT xây lắp ban hành kèm theo Thông tư số
03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/05/2015 của Bộ kế hoạch và Đầu tư; Mẩu số 15: “BẢNG ĐỀ XUẤT
NHÂN SỰ CHỦ CHỐT” – “Nhà thầu phải kê khai những nhân sư chủ chốt có đủ lăng lực phù hợp đáp
ứng các yêu cầu quy định của HSMT và có thế sẵn sàn huy động cho gói thầu; khơng được kê khai những
nhân sự đã huy động cho gói thầu khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này.
Trường hợp kê khai khơng trung thực thì nhà thầu sẽ bị đánh giá là gian lận”
Có nghĩa là: việc lựa chọn nhân sự chủ chốt cho các gói thầu phải đáp ứng hai nguyên tắc:
+ Nhân sự chủ chốt có năng lực phù hợp đáp ứng các yêu cầu của HSMT.
+ Có thể sẵn sàng huy động cho gói thầu (khơng kê khai những nhân sự đã huy động cho gói thầu
khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này)
2. Việc nhà thầu X đề xuất huy động Ông Nguyễn Văn A đảm nhiệm vị trí Chỉ huy trưởng cơng trường
đồng thời 2 gói thầu nêu trên có phù hợp hay không?
Theo Khoản 1, Điều 15, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014: Việc đánh giá HSDT phải
căn cứ và tiêu chuẩn đánh giá HSDT và các yêu cầu khác trong HSMT, căn cứ vào HSDT đã nộp,
các tài liệu giải thích, làm rõ HSDT của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và
kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu. Do đó, Đối với các gói thầu nêu trên, việc đánh
giá HSDT (trong đó Ơng Nguyễn Văn Ađảm nhiệm vị trí chỉ huy trưởng công trường) vẫn thực hiện theo
tiêu chuẩn đánh giá quy định trong HSMT.
Trong tình huống nêu trên, do 2 gói thầu có cùng nội dung, quy mơ, tính chất giống nhau nên việc đề xuất

nhân sự giống nhau là hợp lý và không vi phạm nguyên tắc kê khai nhân sự đã đề cập. Hơn nữa, 2 gói tổ
chức chọn thầu cùng 1 thời điểm nên nhà thầu khơng biết được khả năng có trúng cả 2 gói thầu hay khơng.
Tuy nhiên, đối với mọi gói thầu thì việc đánh giá năng lực đáp ứng các yêu cầu của HSMT của nhân sự chủ
chốt chỉ là bước đầu. Để đảm bảo tiến độ, chất lượng gói thầu thì điều quan trọng là cần làm rõ khả năng
huy động nhân sự đó trong bước thương thảo hợp đồng (nếu nhà thầu được xếp hạng thứ nhất).
II. KẾT LUẬN:
Đối với các gói thầu nêu trên, trường hợp nhà thầu X được xếp hạng thứ nhất trong cả hai gói thầu với đề
xuất về nhân sự chủ chốt giống nhau, trong quá trình thương thảo hợp đồng, bên mời thầu cần yêu cầu nhà
thầu làm rõ về khả năng huy động nhân sự cùng lúc thực hiện cả hai gói thầu. Theo đó:
- Nếu thời gian làm việc của ơng A cho hai gói thầu khơng trùng lặp, bảo đảm việc huy động đầy
đủ nhân sự chủ chốt để thực hiện cả hai gói thầu theo tiến độ thì nhà thầu được đề xuất trúng cả hai gói thầu
- Nếu thời gian làm việc của ơng A cho hai gói thầu có sự trùng lặp, dẫn tới khơng huy động được
đầy đủ nhân sự chủ chốt để thực hiện hai gói thầu theo đúng tiến độ thì nhà thầu chỉ được lựa chọn trúng
thầu một trong hai gói.


Câu 17:
Ban Quản lý dự án các cơng trình thủy lợi tỉnh A là chủ đầu tư gói thầu Tư vấn
khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công và dự tốn cơng trình hệ thống thốt lũ; gói thầu
được tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước. Tại thời
điểm đóng thầu chỉ có 02 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu. Chủ đầu tư ra quyết định xử lý
tình huống theo hướng cho phép bên mời thầu mở thầu ngay để đánh giá. Sau khi đánh
giá về kỹ thuật, chỉ có một nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật và giá dự thầu
sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu này vượt quá gói thầu được duyệt. Theo
đó, chủ đầu tư ra quyết định hủy thầu để tổ chức đấu thầu lại.
Hỏi: Anh/chị hãy bình luận về cách xử lý nêu trên của chủ đầu tư?
Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
1. Chù đầu tư được quyền quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu khơng?
* Căn cứ: Mục a, Khoản 2 Điều 86 Luật Đấu thầu quy định thẩm quyền xử lý tình huống trong đấu thầu: “Đối với lựa chọn nhà

thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án, người quyết định xử lý tình huống là chủ đầu tư.”
- Có nghĩa là: Chủ đầu tư là người quyết định xử lý tình huống đấu thầu.
2. Luật quy định thế nào khi tại thời điểm đóng thầu chỉ có 2 nhà thầu nộp HSDT?
* Căn cứ: Khoản 4, Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP xử lý tình huống trong đấu thầu:
“4. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu
hạn chế, chào hàng cạnh tranh, có ít hơn 03 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thì phải xem xét,
giải quyết trong thời hạn không quá 04 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu theo một trong hai cách sau đây:
a) Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề
xuất. Trong trường hợp này phải quy định rõ thời điểm đóng thầu mới và các thời hạn tương ứng để nhà
thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp theo yêu cầu mới;
b) Cho phép mở thầu ngay để tiến hành đánh giá.”
- Có nghĩa là: với gói thầu tư vấn đấu thầu rộng rãi nói trên, tại thời điểm đóng thầu chỉ có 2 nhà thầu nộp
HSDT (<3 nhà thầu), CĐT cho phép bên mời thầu mở thầu ngay để đánh giá là phù hợp với mục b, Khoản
3 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP
3. Xử lý thế nào khi chỉ có một nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật và giá dự thầu sau sửa lỗi,
hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu này vượt giá gói thầu được duyệt?
* Căn cứ: Khoản 8, Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định cụ thể xử lý tình huống đối với trường
hợp: “giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của tất cả các nhà thầu
đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và nằm trong danh sách xếp hạng đều vượt giá gói thầu đã duyệt”. Trong đó
khơng có trường hợp hủy thầu tổ chức đấu thầu lại.
- Có nghĩa là: Việc chủ đầu tư đã quyết định hủy thầu để tổ chức đấu thầu lại do nhà thầu vượt qua bước
đánh giá về kỹ thuật có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch vượt giá gói thầu đã phê duyệt là sai quy
định. Đúng ra phải áp dụng xử lý tình huống trong đấu thầu.
II. KẾT LUẬN:
- Việc chủ đầu tư đã quyết định xử lý tình huống theo hướng cho phép bên mời thầu mở thầu ngay để đánh
giá là phù hợp với Điểm b, Khoản 4, Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Lưu ý khi áp khi áp dụng phương
pháp này, là gói thầu đang có yêu cầu gấp về tiến đô nhằm phục vụ môt mục tiêu quan trọng và căn cứ vào
quy mơ, tính chất, tinh hinh cụ thê của gói thầu mà chủ đầu tư có thê quyết định xử lý tình huống;
- Về việc hủy thầu: Chủ đầu tư đã quyết định hủy thầu để tổ chức đấu thầu lại là không phù hợp với quy
định của pháp luật về đấu thầu. Theo đó, chủ đầu tư phải tiến hành xử lý tình huống này theo quy định tại

Khoản 8, Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.


Câu 18:
Trong hồ sơ dự thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn X, nhà thầu A đề xuất huy
động ông B là một trong những nhân sự chủ chốt tham gia thực hiện gói thầu. Trong
q trình đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu nhân được đơn kiến nghị của ông B về
việc nhà thầu đã tự ý đề xuất tên mình vào trong hồ sơ dự thầu mà không hề biết về
việc này.
Hỏi: Trong trường hợp nêu trên, bên mời thầu xử lý như thế nào?
Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
1. Kiến nghị của ông B được nhận định thế nào để đảm bảo khách quan?
- Đánh giá khách quan sẽ có 2 khả năng xảy ra:
+ ông B không thuộc nhân sự hợp đồng của Nhà thầu A: tức là nhà thầu A kê khai không trung thực.
+ hoặc ông B thuộc nhân sự hợp đồng chịu sự quản lý phân công công việc của nhà thầu A: ông B
cung cấp thông tin khơng trung thực. Nhà thầu A có quyền điều động ông B thực hiện công việc
của nhà thầu theo hợp đồng lao động.
Để nhận định rơi vào trường hợp nào, Bên mời thầu cần yêu cầu Nhà thầu A và ông B cung cấp làm rõ chứng minh
cụ thể: hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng, bảo hiểm xã hội của ơng B (nếu có)..
Dựa vào căn cứ chứng minh làm rõ, nếu phản ánh của ông B là đúng thì Nhà thầu A gian lận. Nếu
phản ánh của ông B không đúng thì hoặc ông B tiếp tục phải làm việc cho nhà thầu A theo sự phân
công, hoặc ông B sẽ tự đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Nếu Nhà thầu cố ý cung cấp thơng tin khơng trung thực trong HSDT thì có vi phạm không?
* Căn cứ: Điểm c, Khoản 4, Điều 89 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 về hành vi bị cấm trong đấu
thầu: “Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ
sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư”
- Có nghĩa là: cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong HSDT là hành vi bị cấm và nhà
thầu bị loại và xử lý theo quy định.
3. Xử lý thế nào nếu Nhà thầu A khai đúng, nhưng ông B không muốn tiếp tục làm việc cho

nhà thầu A?
* Căn cứ:
Mục c, Khoản 4, Điều 19 Nghị định 63/2014/NĐ-CP về nội dung thương thảo hợp đồng:
“c) Thương thảo về nhân sự đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp:
Trong q trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự chủ chốt đã đề xuất trong hồ
sơ dự thầu để đảm nhiệm các vị trí chủ nhiệm thiết kế, chủ nhiệm khảo sát (đối với gói thầu xây
lắp, hỗn hợp có yêu cầu nhà thầu phải thực hiện một hoặc hai bước thiết kế trước khi thi cơng), vị
trí chỉ huy trưởng công trường, trừ trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so
với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất
không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp đó, nhà thầu được quyền thay đổi nhân
sự khác nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương
đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;”
- Có nghĩa là:
Trong hợp đồng lao động giữa nhà thầu A và ơng B có điều khoản cho phép nhà thầu A sử
dụng ông B để tham gia dự thầu theo năng lực của ơng B thì hồ sơ dự thầu này là hợp lệ; việc đánh


giá HSDT (trong đó Ơng B vẫn đảm nhiệm vị trí chủ chốt theo trong HSDT) vẫn thực hiện theo
tiêu chuẩn đánh giá quy định trong HSMT.
Trường hợp nhà thầu A được xếp hạng thứ nhất: Nếu ơng B có đơn kiến nghị và bên mời
thầu xét thấy đây là lý do bất khả kháng (điểm c, khoản 3, Điều 40, Nghị định 63/2014/NĐ-CP)
của nhà thầu A thì bên mời thầu cho phép nhà thầu đề xuất thay đổi nhân sự nhưng phải đảm bảo
nhân sự dự kiến thay thé có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương ông B. Đồng thời, bên
mời thầu kiến nghị nhà thầu A xem xét lại hợp đống với ông B để có biện pháp xử lý theo quy định.
II. KẾT LUẬN:
- Bước 1: Bên mời thầu yêu cầu Nhà thầu A và ông B cung cấp làm rõ chứng minh cụ thể: hợp đồng
lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội của ơng B (nếu có)..
* Nếu có bằng chứng chứng minh rõ ràng hợp lệ ơng B thuộc quyền điều động phân công công
việc của Nhà thầu A thì:
- Bước 2: Bên mời thầu vẫn tiến hành đánh giá Hồ sơ dự thầu của nhà thầu A. Nếu nhà thầu A

được xếp thứ nhất, bên mời thầu nhà thầu A đến để thương thảo hợp đồng, làm rõ kiến nghị ông
B. Nếu ông B xin đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với nhà thầu A thì bên mời thầu cho
phép Nhà thầu đề xuất thay đổi nhân sự nhưng phải đảm bảo nhân sự dự kiến thay thế có trình độ,
kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn ông B.
* Trường hợp giữa nhà thầu A và ơng B khơng có hợp đồng về việc sử dụng ông B để tham dự
thầu gói thầu nêu trên thì có nghĩa là nhà thầu A cố ý cung cấp các thông tinh không trung thực
trong hồ sơ dự thầu, làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu. Thì: Hồ sơ dự thầu của nhà thầu A bị
loại và nhà thầu A đã vi phạm Điểm c, Khoản 4, Điều 89 Luật Đấu thầu; sẽ bị xử lý theo quy định.


Câu 19:
Chủ đầu tư X tổ chưc đấu thầu rộng rãi gói thầu xây lắp cơng trình X. Trong hồ sơ
dự thầu của nhà thầu A đề xuất huy động ông Nguyễn Văn B đảm nhận vị trí chỉ huy
trưởng cơng trường. Tuy nhiên sau thời điểm đóng thầu 5 ngày, nhà thầu có cơng văn
xin rút ơng Nguyễn Văn B khỏi danh sách nhân sự chủ chốt do ông Nguyễn Văn B
hiện khơng cịn thuộc biên chế của nhà thầu và xin bổ sung nhân sự khác thay thế.
Hỏi: Trong trường hợp này, việc đánh giá vê nhân sự chủ chốt (chỉ huy trưởng
công trường) của nhà thầu A được thực hiện như thế nào?.
Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
* Luật quy định thế nào đối với vấn đề thay đổi nhân sự chỉ huy trưởng của gói thầu xây lắp
trong quá trình đánh giá HSDT?
- Căn cứ: Theo quy định tại khoảng 2 và 3, Điêu 16, Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày
26/06/2014; “Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài
liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến
bên mời thầu đê làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của minh. Bên mời thầu có
trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ
sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.”
Có nghĩa là: Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ
dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu

tham dự thầu. Nội dung làm rõ HSDT phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản
như môt phần của HSDT.
Do vây bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu A để xem
xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như
một phần của hồ sơ dự thầu; (trong văn bản tiếp nhận giải thích rõ cho nhà thầu A hiểu rằng là đối
vơi vấn đề nhân sự thì nhà thầu chỉ được phép bổ sung, làm rõ năng lực, kinh nghiệm của nhân sự
đã đề xuất chứ không được thay đôi nhân sự tham gia đấu thầu để “bảo đảm nguyên tắc không làm
thay đôi bản chất của nhà thầu tham dự thầu”; Trường hợp thay thế nhân sự sẽ được xem xét nếu
nhà thầu A được xếp hạng thư nhất. Trong quá trinh thương thảo vì ly do bất khả kháng)
- Căn cứ:
Mục c, Khoản 4, Điều 19 Nghị định 63/2014/NĐ-CP về nội dung thương thảo hợp đồng:
“c) Thương thảo về nhân sự đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp:
Trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự chủ chốt đã đề xuất trong hồ
sơ dự thầu để đảm nhiệm các vị trí chủ nhiệm thiết kế, chủ nhiệm khảo sát (đối với gói thầu xây
lắp, hỗn hợp có yêu cầu nhà thầu phải thực hiện một hoặc hai bước thiết kế trước khi thi cơng), vị
trí chỉ huy trưởng cơng trường, trừ trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so
với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất
không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp đó, nhà thầu được quyền thay đổi nhân
sự khác nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương
đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;”


- Có nghĩa là: trong q trình đánh giá HSDT, việc thay đổi nhân sự chỉ huy trưởng là được phép
nếu đó là lý do bất khả kháng mà nhân sự này không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên,
sẽ được bên mời thầu xem xét tại bước thương thảo hợp đồng.
II. KẾT LUẬN:
Như quy định nêu trên, việc đánh giá về nhân sự chủ chốt (chỉ huy trưởng công trường) của nhà
thầu A được thực hiện như sau:
- Bước 1: Bên mời thầu tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu A như bình thường đối với
nhân sự Chỉ huy trưởng đã đề xuất ban đầu trong HSDT.

- Bước 2: Nếu nhà thầu A xếp hạng thứ nhất, bên mời thầu mời nhà thầu A đến để thương thảo hợp
đồng, làm rõ việc xin rút ông B khỏi danh sách nhân sự Chỉ huy trưởng. Lúc này, bên mời thầu cần
yêu cầu Nhà thầu A cung cấp hồ sơ chứng minh làm rõ ông B hiện khơng cịn thuộc biên chế của
nhà thầu như: đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động, chấm dứt nộp bảo hiểm xã hội (nếu có)..
+ Nếu việc làm rõ được xác định hợp lý thuộc trường hợp bất khả kháng thì cho phép nhà
thầu A được bổ sung nhân sự khác thay thế nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình
độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không
được thay đổi giá dự thầu;
+ Trường hợp không chứng minh được ông B khơng cịn biên chế của nhà thầu thì bên mời
thầu không chấp nhận việc nhà thầu xin rút ông B khỏi danh sách nhân sự chủ chốt. Nếu nhà thầu
A khơng đồng ý thì HSDT này bị loại vì việc thay thế nhân sự chỉ được chấp nhận trong trường
hợp bất khả kháng.


Câu 20:
Bên mời thầu A tổ chức đấu thầu rộng rãi gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn thiết
kế kỹ thuật thuộc dự án xây dựng nhà máy Y. Do thời gian đánh giá hồ sơ đấu thầu
kéo dài hơn 1 năm nên trong bước thương thảo hợp đồng, nhà thầu X (là nhà thầu xếp hạng thứ
nhất, được mời vào thương thảo hợp đồng) đề nghị thay đổi một số nhân sự
chủ chốt với lý do nhân sự này hiện khơng cịn cơng tác tại cơng ty.
Hỏi: Trong trường hợp này, bên mời thầu phải xem xét, giải quyết đề nghị thay đổi
nhân sự nêu trên của nhà thầu X như thế nào?
Trả lời:
I. CĂN CỨ VÀ DIỄN GIẢI:
1. Luật quy định thế nào đối với vấn đề thay đổi nhân sự chỉ huy trưởng của gói thầu tư vấn
đấu thầu rộng rãi trong quá trình đánh giá HSDT?
* Căn cứ: Theo quy định tại điêm c, khoảng 3, Điêu 40, nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày
26/06/2014:
“c) Thương thảo về nhân sự đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp:
Trong q trình thương thảo, nhà thầu khơng được thay đổi nhân sự chủ chốt đã đề xuất trong hồ

sơ dự thầu để đảm nhiệm các vị trí chủ nhiệm thiết kế, chủ nhiệm khảo sát (đối với gói thầu xây
lắp, hỗn hợp có yêu cầu nhà thầu phải thực hiện một hoặc hai bước thiết kế trước khi thi công), vị
trí chỉ huy trưởng cơng trường, trừ trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so
với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất
không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp đó, nhà thầu được quyền thay đổi nhân
sự khác nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương
đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;”
- Có nghĩa là: Trong q trình đánh giá HSDT, việc thay đổi nhân sự chủ chốt là được phép nếu
do: thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với quy định.
2. Luật quy định thời gian đánh giá HSDT tối đa bao nhiêu ngày?
* Căn cứ:
Điểm g, Khoản 1, Điều 12 Luật Đấu thầu 2013 quy định: “Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa
là 45 ngày đối với nhà thầu trong nước, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu
trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian
đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhung không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện
dự án”
- Có nghĩa là: Thời gian đánh giá HSDT theo quy định tối đa 45 ngày +20 ngày= 65 ngày. Trường
hợp tình huống thời gian đánh giá HSDT kéo dài hơn 1 năm nên đã quá thời gian quy định.
II. KẾT LUẬN:
Như quy định nêu trên, Bên mời thầu xem xét, giải quyết đề nghị thay đổi nhân sự nêu trên của nhà
thầu X được thực hiện như sau:
- Bước 1: Bên mời thầu tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu A như bình thường đối với
nhân sự Chỉ huy trưởng đã đề xuất ban đầu trong HSDT.
- Bước 2: Do nhà thầu X xếp hạng thứ nhất, bên mời thầu mời nhà thầu X đến để thương thảo hợp
đồng. Lúc này, bên mời thầu cần yêu cầu Nhà thầu X cung cấp hồ sơ chứng minh làm rõ việc thay
đổi một số nhân sự chủ chốt với lý do nhân sự này hiện khơng cịn cơng tác tại công ty như: đơn


xin chấm dứt hợp đồng lao động, chấm dứt nộp bảo hiểm xã hội (nếu có), chấm dứt hợp đồng lao
động..

+ Nếu việc làm rõ được xác định hợp lý thuộc trường hợp bất khả kháng thì cho phép nhà
thầu X được thay đổi nhân sự khác thay thế nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình
độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không
được thay đổi giá dự thầu;
+ Trường hợp không chứng minh được nhân sự chủ chốt trong HSDT khơng cịn cơng tác
tại cơng ty thì bên mời thầu khơng chấp nhận việc nhà thầu xin thay thế nhân sự chủ chốt. Nếu nhà
thầu X khơng đồng ý thì HSDT này bị loại vì việc thay thế nhân sự chỉ được chấp nhận trong
trường hợp bất khả kháng.


×