Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tổng hợp đề thi môn kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.13 KB, 23 trang )

TỔNG HỢP ĐỀ THI KINH TẾ VĨ MÔ
Đề môn Kinh tế vĩ mô
* ĐỀ SỐ 1 :
Câu 1 : GDP danh nghĩa năm 1997 là 6000 tỷ. GDP danh nghĩa
năm 1998
là 6500 tỷ. Chỉ số giá năm 1997 là 120. Chỉ số giá năm 1998 là
125. Tỷ lệ
tăng trưởng năm 1998 là :
a. 8,33% b. 4% c. 4,5% d. 10%
Câu 2 : Khi nền kinh tế đang có lạm phát cao nên :
a. giảm lượng cung tiền, tăng lãi suất c. a và b đều
đúng
b. giảm chi ngân sách và tăng thuế d. a và b đều sai
Câu 3 : Cho biết tỷ lệ tiền mặt so với tiền gởi ngân hàng là 60%, tỷ
lệ dự
trữ ngân hàng so với tiền gởi ngân hàng là 20%. Ngân hàng trung
ương
bán ra 5 tỷ đồng trái phiếu sẽ làm cho khối tiền tệ :
a. tăng thêm 5 tỷ đồng c. giảm bớt 10 tỷ đồng
b. giảm bớt 5 tỷ đồng d. tăng thêm 10 tỷ đồng
Câu 4 : Sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng khác nhau ở :
a. Mục đích sử dụng
b. Thời gian tiêu thụ
c. Độ bền trong quá trình sử dụng
d. Cả 3 câu đều đúng
Câu 5 : Ngân hàng trung ương có thể làm thay đổi cung nội tệ bằng
cách :
a. Mua hoặc bán trái phiếu chính phủ
b. Mua hoặc bán ngoại tệ
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai


Câu 6 : Thành phần nào sau đây thuộc lực lượng lao động :
a. học sinh trường trung học chuyên nghiệp
b. người nội trợ
c. bộ đội xuất ngũ
d. sinh viên năm cuối
Câu 7 : Những hoạt động nào sau đây của ngân hàng trung ương sẽ
làm
tăng cơ sở tiền tệ ( tiền mạnh ) :
a. bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
b. cho các ngân hàng thương mại vay
c. hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại
d. tăng lãi suất chiết khấu
Câu 8 : Những yếu tố nào sau đây có thể dẫn đến thâm hụt cán cân
mậu
dịch ( cán cân thương mại ) của 1 nước :
a. đồng nội tệ xuống giá so với ngoại tệ
b. sự gia tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài
c. thu nhập của các nước đối tác mậu dịch chủ yếu tăng
d. cả 3 câu đều sai
Câu 9 : Những yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến tổng cung dài
hạn :
a. thu nhập quốc gia tăng
b. xuất khẩu tăng
c. tiền lương tăng
d. đổi mới công nghệ
Câu 10 : Những trường hợp nào sau đây có thể tạo ra áp lực lạm
phát :
a. cán cân thanh toán thặng dư trong 1 thời gian dài
b. giá của các nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu gia tăng nhiều
c. một phần lớn các thâm hụt ngân sách được tài trợ bởi ngân hàng

trung
ương
d. cả 3 câu đều đúng
Câu 11 : GDP thực và GDP danh nghĩa của một năm bằng nhau
nếu :
a. tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm
trước
b. tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành bằng tỷ lệ lạm phát của năm
gốc
c. chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm trước
d. chỉ số giá của năm hiện hành bằng chỉ số giá của năm gốc
Câu 12 : Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và
tăng lãi
suất chiết khấu thì khối tiền tệ sẽ :
a. tăng
b. giảm
c. không đổi
d. không thể kết luận
Câu 13 : Trên đồ thị, trục ngang ghi sản lượng quốc gia, trục đứng
ghi
mức giá chung, đường tổng cầu AD dịch chuyển sang phải khi :
a. nhập khẩu và xuất khẩu tăng
b. chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng
c. chính phủ cắt giảm các khoảng trợ cấp và giảm thuế
d. cả 3 câu đều đúng
Câu 14 : Trên đồ thị, trục ngang ghi sản lượng quốc gia, trục đứng
ghi
mức giá chung, đường tổng cung AS dịch chuyển khi :
a. mức giá chung thay đổi
b. chính phủ thay đổi các khoảng chi ngân sách

c. thu nhập quốc gia thay đổi
d. công nghệ sản xuất có những thay đổi đáng kể
Câu 15 : Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn
a. dự trữ ngoại tệ của quốc gia thay đổi tuỳ theo diễn biến trên thị
trường ngoại hối
b. dự trữ ngoại tệ của quốc gia tăng khi tỷ giá hối đoái giảm
c. dự trữ ngoại tệ của quốc gia không thay đổi, bất luận diễn biến
trên
thị trường ngoại hối
d. dự trữ ngoại tệ của quốc gia giảm khi tỷ giá hối đoái tăng
Câu 16 : Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay đổi đáng kể,
tốc độ
tăng giá trong nước nhanh hơn giá thế giới, sức cạnh tranh của
hàng hoá
trong nước sẽ :
a. tăng
b. giảm
c. không thay đổi
d. không thể kết luận
Câu 17 : Khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng, nếu các yếu tố
khác
không đổi, Việt Nam sẽ :
a. thặng dư hoặc giảm thâm hụt cán cân thanh toán
b. tăng xuất khẩu ròng
c. tăng thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài
d. cả 3 câu đều đúng
Câu 18 : Nếu các yếu tố khác không đổi, lãi suất tăng thì sản lượng
cân
bằng sẽ :
a. tăng

b. giảm
c. không thay đổi
d. không thể thay đổi
Câu 19 : Nền kinh tế đang ở mức toàn dụng. Giả sử lãi suất , giá cả
và tỷ
giá hối đoái không đổi, nếu chính phủ giảm chi tiêu và giảm thuế
mội
lượng bằng nhau, trạng thái của nền kinh tế sẽ thay đổi :
a. từ suy thoái sang lạm phát
b. từ suy thoái sang ổn định
c. từ ổn định sang lạm phát
d. từ ổn định sang suy thoái
Câu 20 : Tác động ngắn hạn của chính sách nới lỏng tiền tệ ( mở
rộng
tiền tệ ) trong nền kinh tế mở với cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt
( thả nổi
) là :
a. sản lượng tăng
b. thặng dư hoặc giảm thâm hụt thương mại
c. đồng nội tệ giảm giá
d. cả 3 câu đều đúng
Câu 21 : Đối với một nước có cán cân thanh toán thâm hụt, việc
thu hút
vốn đầu tư nước ngoài góp phần cải thiện cán cân thanh toán nhờ :
a. tài khoản vốn thặng dư hoặc giảm thâm hụt
b. tài khoản vãng lai thặng dư hoặc giảm thâm hụt
c. xuất khẩu ròng thặng dư hoặc giảm thâm hụt
d. ngân sách chính phủ thặng dư hoặc giảm thâm hụt
Câu 22 : Một nền kinh tế trong trạng thái toàn dụng nhân công có
nghĩa

là :
a. không còn lạm phát nhưng có thể còn thất nghiệp
b. không còn thất nghiệp nhưng có thể còn lạm phát
c. không còn thất nghiệp và không còn lạm phát
d. vẫn còn một tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp nhất định
Câu 23 : Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, muốn làm triệt tiêu
lượng
dư cung ngoại tệ, ngân hàng trung ương phải :
a. dùng ngoại tệ để mua nội tệ
b. dùng nội tệ để mua ngoại tệ
c. không can thiệp vào thị trường ngoại hối
d. cả 3 câu đều sai
Câu 24 : Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng đến :
a. cán cân thương mại
b. cán cân thanh toán
c. sản lượng quốc gia
d. cả 3 câu đều đúng
Câu 25 : Theo lý thuyết của Keynes, những chính sách nào sau đây
thích
hợp nhất nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp
a. giảm thuế và gia tăng số mua hàng hoá của chính phủ
b. tăng thuế và giảm số mua hàng hoá của chính phủ
c. tăng thuế thu nhập và tăng số mua hàng hoá của chính phủ
d. phá giá, giảm thuế, và giảm số mua hàng hoá của chính phủ
Câu 26 : GDP danh nghĩa là 4000 tỷ vào năm 1 và 4400 tỷ vào
năm 2.
Nếu chọn năm 1 là năm cơ sở ( năm gốc ) thì :
a. chỉ số giá chung là 110
b. giá gia tăng bình quân là 10% mỗi năm
c. GDP thực không đổi

d. cả 3 câu đều sai
Câu 27 : Nếu lạm phát thực tế cao hơn lạm phát dự đoán
a. người vay tiền sẽ có lợi
b. người cho vay sẽ có lợi
c. cả người cho vay và người đi vay đều bị thiệt
d. cả người cho vay và người đi vay đều có lơi, còn chính phủ bị
thiệt
Câu 28 : Hàm số tiêu dùng : C = 20 + 0,9 Y ( Y là thu nhập ). Tiết
kiệm
(S) ở mức thu nhập khả dụng 100 là :
a. S = 10
b. S = 0
c. S = -10
d. không thể tính được
Câu 29 : Tác động “hất ra” (còn gọi là tác động “lấn át”) của chính
sách
tài chính (chính sách tài khoá) là do
a. Tăng chi tiêu của chính phủ làm giảm lãi suất, dẫn tới tăng đầu
tư,
làm tăng hiệu lực kích thích tổng cầu
b. Tăng chi tiêu của chính phủ làm tăng lãi suất, dẫn tới giảm đầu
tư,
làm giảm hiệu lực kích thích tổng cầu
c. Giảm chi tiêu của chính phủ làm tăng lãi suất, dẫn tới giảm đầu
tư,
làm giảm hiệu lực kích thích tổng cầu
d. Giảm chi tiêu của chính phủ làm giảm lãi suất, dẫn tới tăng đầu
tư,
làm tăng hiệu lực kích thích tổng cầu
Câu 30 : Một chính sách kiều hối khuyến khích người Việt Nam

định cư ở
nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân trong nước có tác dụng trực
tiếp :
a. làm tăng GDP cua Việt Nam
b. làm cho đồng tiền VN giảm giá so với ngoại tệ
c. làm tăng dự trữ ngoại tệ của VN
d. cả 3 câu đều đúng
Câu 31 : Theo lý thuyết xác định sản lượng ( được minh họa bằng
đồ thị
có đường 45o), nếu tổng chi tiêu theo kế hoạch ( tổng cầu dự kiến )
lớn
hơn GDP thực (hoặc sản lượng) thì :
a. Các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng để giải phóng thặng dư tồn
kho
so với mức tồn kho dự kiến
b. Các doanh nghiệp sẽ tăng hoặc giảm sản lượng tuỳ theo tình
hình tồn
kho thực tế là ít hơn hay nhiều hơn mức tồn kho dự kiến
c. Các doanh nghiệp sẽ không thay đổi sản lượng vì tồn kho thực tế
đã
bằng mức tồn kho dự kiến
d. Các doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng để bổ sung tồn kho cho đủ
mức
tồn kho dự kiến
Câu 32 : Mở rộng tiền tệ ( hoặc nới lỏng tiền tệ ) :
a. là một chính sách do NHTW thực hiện để kích cầu bằng cách
giảm
thuế, tăng trợ cấp xã hội, hoặc tăng chi tiêu ngân sách
b. là một chính sách do NHTW thực hiện để kích cầu bằng cách
tăng lãi

suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc bán ra chứng
khoán nhà
nước
c. là một chính sách do NHTW thực hiện để kích cầu bằng cách hạ
lãi
suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc mua các chứng
khoán
nhà nước
d. là một chính sách do NHTW thực hiện để kích cầu bằng cách
phát
hành trái phiếu chính phủ
Câu 33 : Sản lượng tiềm năng (sản lượng toàn dụng) là mức sản
lượng :
a. mà tại đó nếu tăng tổng cầu thì lạm phát sẽ tăng nhanh
b. mà tại đó nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất
c. tối đa của nền kinh tế
d. cả 3 câu đều đúng
Câu 34 : Trong một nền kinh tế giả định đóng cửa và không có
chính phủ.
Cho biết mối quan hệ giữa tiêu dùng và đầu tư với thu nhập quốc
gia như
sau :
Thu nhập quốc gia Tiêu dùng dự kiến Đầu tư dự kiến
100.000 110.000 20.000
120.000 120.000 20.000
140.000 130.000 20.000
160.000 140.000 20.000
180.000 150.000 20.000
Khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC), khuynh hướng tiết kiệm
biên

(MPS) và thu nhập cân bằng (Y) là :
a. MPC = 0,7 ; MPS = 0,3 ; Y = 120.000
b. MPC = 7 ; MPS = 3 ; Y = 140.000
c. MPC = 5 ; MPS = 5 ; Y = 180.000
d. MPC = 0,5 ; MPS = 0,5 ; Y = 150.000
Câu 35 : Chính sách tài chính là một công cụ điều hành kinh tế vĩ
mô vì :
a. Sự thay đổi thuế và chi tiêu ngân sách của chính phủ có tác động
đến
mức giá, mức GDP và mức nhân dụng
b. Việc đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và phát
hành
cổ phiếu là cần thiết để tăng trưởng kinh tế
c. Sự thay đổi lãi suất tín phiếu kho bạc có tác động đến mức huy
động
vốn tài trợ cho bội chi ngân sách của chính phủ
d. Việc điều chỉnh lượng phát hành tín phiếu kho bạc và công trái
quốc
gia có vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế
Câu 36 : Tính theo chi tiêu ( tính theo luồng sản phẩm ) thì GDP là
tổng
cộng của :
a. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm và
dịch
vụ, xuất khẩu ròng
b. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm và
dịch
vụ, xuất khẩu
c. Tiêu dùng, đầu tư, chi chuyển nhượng của chính phủ, xuất khẩu
ròng

d. Tiêu dùng, đầu tư, chi chuyển nhượng của chính phủ, xuất khẩu
Câu 37 : Tính theo thu nhập ( tính theo luồng thu nhập ) thì GDP là
tổng
cộng của :
a. Tiền lương, tiền lãi, tiền thuế, lợi nhuận
b. Tiền lương, trợ cấp của chính phủ, tiền lãi, lợi nhuận
c. Tiền lương, trợ cấp của chính phủ, tiền thuế, lợi nhuận
d. Tiền lương, trợ cấp của chính phủ, tiền lãi, tiền thuế
Dùng các dữ liệu sau đây để trả lời các câu 38, 39, 40 :
Trong một nền kinh tế giả định giá cả, lãi suất, và tỷ giá hối đoái
không
đổi. Trong năm 19 , cho biết hàm số tiêu dùng C = 0,75 Yd + 400
( Yd là
thu nhập khả dụng ) ; hàm số thuế Tx = 0,2Y + 400 ( Y là thu nhập
hoặc
GDP ); hàm số nhập khẩu M = 0,1Y + 400; chi chuyển nhượng (dự
kiến)
của chính phủ Tr = 200 ; chi tiêu của chính phủ để mua sản phẩm
dịch vụ
(dự kiến) G = 1000 ; đầu tư (dự kiến) I = 750 ; xuất khẩu (dự kiến)
X =
400
Câu 38 : Thu nhập cân bằng của nền kinh tế này là :
a. 2000 b. 3000 c. 4000 d. 5000
Câu 39 : Số nhân chi tiêu dự định (số nhân tổng cầu) của nền kinh
tế này
là :
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4
Câu 40 : Nếu chính phủ giảm thuế 100, thu nhập cân bằng sẽ tăng
thêm :

a. 100 b. 150 c. 200 d.
250
ĐỀ 2
1. Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP của Việt
Nam năm 2006?
a. Một chiếc xe đạp sản xuất tại Công ty xe đạp Thống Nhất trong
năm
2006.
b. Dịch vụ cắt tóc được thực hiện trong năm 2006.
c. Thu nhập mà người môi giới bất động sản nhận được trong năm
2006.
d. Một căn hộ được xây dựng năm 2005 và được bán lần đầu tiên
trong năm
2006
2. Khoản tiền 50.000 đôla mà gia đình bạn chi mua một chiếc xe
BMW được sản xuất tại Đức sẽ được tính vào GDP của Việt Nam
theo cách tiếp cận chi tiêu như theá naøo
a. Đầu tư tăng 50.000 đôla và xuất khẩu ròng giảm 50.000 đôla.
b. Tiêu dùng tăng 50.000 đôla và xuất khẩu ròng giảm 50.000 đôla.
c. Xuất khẩu ròng giảm 50.000 đôla.
d. Không tác động nào vì chiếc xe này được sản xuất ở nước ngoài.
3. Lợi nhuận mà một nhà hàng của Việt Nam thu được tại Mat xcơ
va sẽ được
tính vào:
a.GNP của Việt Nam.
b.GDP của Việt Nam.
c.GDP của Nga.
d.Câu a và c đúng.
4. Giả sử năm 1994 là năm cơ sở và trong thời gian qua tỉ lệ lạm
phát hàng năm của Việt Nam đều mang giá trị dương. Khi đó,

a. GDP danh nghĩa luôn lớn hơn GDP thực tế.
b. GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa trước năm 1994 và điều
ngược lại
xảy ra sau năm 1994.
c. GDP thực tế luôn lớn hơn GDP danh nghĩa.
d. GDP thực tế nhỏ hơn GDP danh nghĩa trước năm 1994 và điều
ngược lại
xảy ra sau năm 1994.
Bảng 1. Xét một nền kinh tế giả định mà người dân chỉ mua hai
loại sản phầm là sách
và bút. Năm cơ sở là 2000.
Năm Giá sách Lượng sách Giá bút Lượng bút
(nghìn đồng) (cuốn) (nghìn đồng) (cái)
2000 2,00 100 1,00 100
2001 2,50 90 0,90 120
2002 2,75 105 1,00 130
5. Theo dữ liệu ở Bảng 1, CPI của các năm 2000, 2001, 2002 lần
lượt là
a.100,0; 111,0; 139,6
b.100,0; 109,2; 116,0
c.100,0; 113,3; 125,0
d.83,5; 94,2; 100,0
6. Theo dữ liệu ở Bảng 1, tỉ lệ lạm phát của năm 2001 là
2.
a.0% b.9,2% c.11,0% d.13,3%
7. Theo dữ liệu ở Bảng 1, tỉ lệ lạm phát của năm 2002 là
3.
a.0% b.10,3% c.11,0% d.13,3%
8. Giả sử tỉ lệ tăng trưởng hàng năm là 7%. Theo qui tắc 70, GDP
thực tế tăng thêm bao nhiêu sau 1 thập kỉ

a. 140%b. 280%c. 400%d. 300%
9. Chính sách nào dưới đây có thể cải thiện được mức sống của
người dân ở một nước nghèo?
a.Sự gia tăng các cơ hội tiếp cận với giáo dục của dân cư.
b.Hạn chế tăng trưởng dân số.
c.Áp dụng rộng rãi chính sách kiểm soát giá để phân bổ các hàng
hóa và
nguồn lực.
d.Câu a và b đúng.
10. Sự gia tăng nhân tố nào sau đây không làm tăng năng suất lao
động của một quốc gia?
a.Vốn nhân lực trên một công nhân.
b.Tư bản hiện vật trên một công nhân.
c.Tài nguyên thiên nhiên trên một công nhân.
d.Lao động.
11. Sự kiện nào dưới đây biểu thị tiến bộ công nghệ?
a.Một nông dân phát hiện ra rằng trồng cây vào mùa xuân tốt hơn
trồng vào
mùa hè.
b.Một nông dân mua thêm máy kéo.
c.Một nông dân thuê thêm lao động.
d.Một nông dân cho con theo học tại trường đại học nông nghiệp
để sau này
trở về làm việc trong trang trại của cha mình.
12. Trường hợp nào sau đây là ví dụ về đầu tư trực tiếp của Việt
Nam ra nước
ngoài?
a. Công ty Bến thành xây dựng một nhà hàng ở Mát xcơ va.
b. Hãng phim truyện Việt Nam bán bản quyền bộ phim Đời cát cho
một

trường quay Nga.
c. Công ty ôtô Hoà bình mua cổ phần của Toyota (Nhật Bản).
d. Câu a và c đúng.
13. Xét một nền kinh tế đóng. Nếu Y = 2000, C = 1200, T = 200,
và G = 400, thì:
a.Tiết kiệm = 200, đầu tư = 400. c.Tiết kiệm = đầu tư = 400.
b.Tiết kiệm = 400, đầu tư = 200. d.Tiết kiệm = đầu tư = 600.
14. Giả sử một nước có dân số là 40 triệu người, trong đó 18 triệu
người có việc làm và 2 triệu người thất nghiệp. Tỉ lệ thất nghiệp là
bao nhiêu?
a. 11 % b. 8 % c. 5 % d. 10 %
15. Nếu bạn đang không có việc làm bởi vì bạn đang trong quá
trình tìm kiếm
một công việc tốt hơn, thì các nhà kinh tế sẽ xếp bạn vào nhóm
a. thất nghiệp tạm thời c. thất nghiệp cơ cấu
b. thất nghiệp chu kỳ d. thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển
16. Nhận định nào sau đây về lý thuyết tiền lương hiệu quả là
đúng?
a.Đó là mức tiền lương do chính phủ quy định.
b.Doanh nghiệp trả lương cho công nhân càng thấp càng tốt.
c.Việc trả lương cao hơn mức cân bằng thị trường tạo ra rủi ro về
đạo đức vì
công nhân trở nên ít trách nhiệm hơn.
d.Việc trả lương cao hơn mức cân bằng thị trường có thể cải thiện
sức khoẻ
công nhân, giảm bớt tốc độ thay thế công nhân, nâng cao chất
lượng và nỗ
lực của công nhân.
17. Khi chính phủ giảm thuế đánh vào các nguyên, vật liệu nhập
khẩu, thì trong ngắn hạn:

a. đường tổng cầu dịch chuyển sang phải làm sản lượng và mức giá
tăng.
b. đường tổng cầu dịch chuyển sang trái làm sản lượng và mức giá
giảm.
c. đường tổng cung dịch chuyển sang phải làm sản lượng tăng và
mức giá
giảm.
d. đường tổng cung dịch chuyển sang trái làm sản lượng giảm và
mức giá
tăng.
18. Trên hệ trục P Y, sự dịch chuyển sang phải của đường tổng cầu
có thể được giải thích bởi:
a.chính phủ giảm thuế thu nhập.
b.các hộ gia đình giảm tiết kiệm.
Bảng 2 Xét một nền kinh tế giản đơn với thu nhập (Y) và tiêu dùng
(C) được cho ở bảng sau
Y 200 300 400 500 600
C 210 290 370 450 530
19. Theo dữ liệu ở Bảng 2, phương trình nào dưới đây biểu diễn
đúng nhất hàm tiêu dùng:
a. C = 30 + 0,9Y
b. C = 50 + 0,8Y
c. C = 70 + 0,7Y
d. Không phải các kết quả trên.
20. Theo dữ liệu trong Bảng 2, nếu chi tiêu cho đầu tư bằng 30 thì
mức sản lượng cân bằng sẽ là:
a.300
b.400
c.500
d.Không phải các kết quả trên.

21. Theo dữ liệu trong Bảng 2, số nhân chi tiêu là.
a. 3,3
b. 5
c. 10
d. Không phải các kết quả trên.
22. Giả sử đầu tư tăng 500 và xuất khẩu tăng 1300. Với xu hướng
tiêu dùng cận biên từ thu nhập quốc dân (MPC’ =deltaC/deltaY) là
0,8 và MPM = 0,05, thì thu nhập quốc dân sẽ tăng:
a.1800
b. 4050
c. 7200
d. 9000
23. Cán cân ngân sách chính phủ:
a.luôn thâm hụt trong thời kỳ suy thoái.
b.luôn thặng dư trong thời kỳ bùng nổ.
c.sẽ cân bằng khi toàn bộ nợ của chính phủ được thanh toán.
d.có liên quan đến chu kỳ kinh doanh ở một mức độ nhất định.
24. Một người vừa chuyển 1 triệu đồng từ tài khoản tiết kiệm có
thời hạn sang tài khoản tiền gửi có thể viết séc. Khi đó:
a. cả M1 và M2 đều giảm.
b. M1 giảm, còn M2 tăng lên.
c. M1 giảm, còn M2 không thay đổi.
d. M1 tăng, còn M2 không thay đổi.
25. Động cơ chủ yếu mà mọi người giữ tiền là:
a.để giao dịch.
b.để dự phòng.
c.vì thu nhập từ tiền lãi.
d.giảm rủi ro cho danh mục đầu tư.
Bảng 3
Tỉ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi

(cr) :20%
Tỉ lệ dự trữ thực tế của các NHTM (rr) :10%
Cơ sở tiền tệ (tỉ đồng) 2000
26. Theo dữ liệu ở Bảng 3, số nhân tiền là:
a. 3
b. 4
c. 5
d. Không phải các kết quả trên.
27. Theo dữ liệu ở Bảng 3, muốn giảm cung tiền 1 tỉ đồng, ngân
hàng trung ương can:
a. mua 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
b. bán 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
c. mua 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
d. bán 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
28. Theo dữ liệu ở Bảng 3 và giả sử các ngân hàng thương mại
luôn dự trữ đúng mức bắt buộc. Giả sử ngân hàng trung ương tăng
tỉ lệ dữ trữ bắt buộc lên 20%. Cung tiền
a. tăng 2000 tỉ đồng.
b. giảm 2000 tỉ đồng.
c. không thay đổi.
d. Không phải các kết quả trên.
29. Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn trên hệ trục với trục
tung là lãi suất và trục hoành là lượng tiền, thì sự tăng lên của mức
giá sẽ làm:
a.dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và lãi suất sẽ tăng.
b.dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và lãi suất sẽ giảm.
c.dịch chuyển đường cung tiền sang phải và lãi suất sẽ giảm.
d.dịch chuyển đường cung tiền sang trái và lãi suất sẽ tăng.
30. Câu nào sau đây miêu tả rõ nhất cách thức sự gia tăng của cung
tiền làm

dịch chuyển đường tổng cầu?
a. Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, lãi suất tăng, đầu tư
giảm,
đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
b. Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, lãi suất giảm, đầu tư
tăng,
đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
c. Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, mức giá tăng, chi tiêu
giảm,
đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
d.Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, mức giá giảm, chi tiêu
tăng,
đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
31. Khi trong thực tế lạm phát cao hơn mức dự kiến ban đầu, thì
điều nào sau
đây có thể xảy ra?
a.Người đi vay được lợi, còn người cho vay bị thiệt.
b.Người cho vay được lợi, còn người đi vay bị thiệt.
c.Thu nhập sẽ được tái phân phối từ chính phủ và doanh nghiệp
sang các hộ
gia đình.
d.Câu a và c đúng.
32. Nếu lãi suất thực tế trước thuế là 4%, tỉ lệ lạm phát là 6% và
thuế suất đánh vào tiền lãi là 20%, thì lãi suất thực tế sau thuế là
bao nhiêu?
a.1%.
b.2%.
c.3%.
d.4%.
33. Những khoản tiền mà Việt kiều gửi về cho người thân của họ ở

Việt Nam sẽ làm:
a. tăng thâm hụt tài khoãn vãng lai của Việt Nam.
b. giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam.
c. giảm thâm hụt tài khoản vốn của Việt Nam.
d. không ảnh hưởng gì đến tài khoản vãng lai hay tài khoản vốn
của Việt
Nam.
34. Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt
Nam?
a.GDP thực tế của thế giới.
b.GDP thực tế của Việt Nam.
c.giá tương đối của hàng hoá sản xuất ở Việt Nam so với giá của
hàng hoá
tương tự sản xuất ở nước ngoài.
d.giá tương đối của hàng hoá sản xuất ở nước ngoài so với giá của
hàng hoá
tương tự sản xuất ở Việt Nam.
35. Những cá nhân hay công ty nào dưới đây được lợi khi đồng
Việt Nam giảm
giá trên thị trường ngoại hối?
a.Khách Việt Nam đi du lịch châu Âu.
b.Một công ty Việt Nam nhập khẩu Vốtka từ Nga.
c.Một công ty Hà Lan nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam.
d.Một công ty Mỹ xuất khẩu máy tính sang Việt Nam.
36. Điều nào dưới đây sẽ làm dịch chuyển đường cung về ngoại tệ
trên thị
trường ngoại hối sang phải?
a.Cầu về hàng hoá nước ngoài của dân cư trong nước tăng lên
b.Cầu về hàng hoá trong nước của người nước ngoài giảm.
c.Người ta dự đoán đồng nội tệ sẽ lên giá mạnh trên thị trường

ngoại hối
trong thời gian tới.
d.Ngân sách chính phủ thâm hụt.
37. Trên thị trường trao đổi giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ, việc
người tiêu
dùng Việt Nam ưa thích hàng hoá của Mỹ hơn sẽ:
a.làm dịch chuyển đường cung về đôla Mỹ sang trái và làm tăng
giá trị của
b.làm dịch chuyển đường cầu về đôla Mỹ sang phải và làm tăng
giá trị của
c.làm dịch chuyển đường cung về đôla Mỹ sang phải và làm giảm
giá trị của
d.làm dịch chuyển đường cầu về đôla Mỹ sang trái và làm giảm giá
trị của
38. Xét một nền kinh tế đóng. Giả sử chính phủ đồng thời giảm
thuế cho đầu tư và miễn thuế đánh vào tiền lãi từ tiết kiệm trong
khi giữ cho cán cân ngân sách không thay đổi. Theo mô hình về thị
trường vốn vay, thì điều gì sẽ xảy ra trong:
a.Cả đầu tư và lãi suất thực tế sẽ tăng.
b.Cả đầu tư và lãi suất thực tế sẽ giảm
c.Cả đầu tư và lãi suất thực tế đều không thay đổi
d.Đầu tư sẽ tăng, nhưng lãi suất thực tế có thể tăng, giảm hoặc
không thay
39. Nếu GDP thực tế nhỏ hơn tổng chi tiêu dự kiến thì:
a. tổng chi tiêu dự kiến sẽ tăng.
b. GDP thực tế sẽ tăng.
c. mức giả phải giảm để khôi phục trạng thái cân bằng.
d. Câu a và b đúng.
40. Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản
lượng tiềm

năng. Tiếp đó giả sử rằng ngân hàng trung ương giảm cung tiền.
Theo mô hình tổng cung và tổng cầu, điều gì sẽ xảy ra với mức giá
và sản lượng trong dài hạn?
a. Mức giá giảm, sản lượng không thay đổi so với giá trị ban đầu.
b. Sản lượng tăng, mức giá không thay đổi so với giá trị ban đầu.
c. Sản lượng giảm, mức giá không thay đổi so với giá trị ban đầu.
d. Cả sản lượng và mức giá không thay đổi so với giá trị ban đầu.
Đề 18 Kinh tế vĩ mô 2
I.giai thich vi sao truong phai keynes cho rang duong tong cung
doc len
II dua tren su phan tich cua mo hinh solow, hay cho biet lieu nha
hoach dinh co nen chon muc tu ban cao hon hay thap hon trang
thai vang ko?
II phan tich tac dong cs tai khoa that chat trong mo hinh is- lm-bp
ve nen kinh te nho va mo cua lai suat, san luong, va xk trong dieu
kien TGHD tha noi va luong von luu dong tu do.
phan BT : giong may bai 4.5 trong to de cuong
de 15 tuong tu. phan BT. ly thyet khac teo nhung ko nho.
ây là đề kt vĩ mô 2 đầu tiên được post ở ngân hàng đề thi ý nhỉ
Hôm qua tìm hoài để coi dạng đề mà chả thấy ma nào post
Chiều nay mình cũng thi rồi, đề 12
Đề 14:
1a. Xây dựng mô hình AD AS dựa vào mô hình IS - LM khi cp sử
dụng CSTK mở rộng
1b.Phát biểu hiệu ứng Fisher, nếu lạm phát tăng từ 6 - 10% thì lãi
suất dn và lãi suất thực tế thay đổi ntn?
1c.Mô hình MF vốn lưu động hoàn hảo Cp giảm thuế nhập khẩu,
cho biết thay đổi của tỷ giá, SL, CCTM trong chế độ TG thả nổi,
cho biết chế độ TG cố định thay đổi ntn?
2. Bài tập 6 trong hệ thống ôn tập

Đề thi môn: Kinh tế Vĩ mô (năm 2008)
Câu 1: Những câu sau đúng hay sai , giải thích
a ) Khi một nước nhập khẩu tăng thì e giảm?
b ) Khi nền kinh tế quá nóng hợac đang bị lạm phát thì nhà nước
sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt?
c ) Các NHTW mua trai phiéu sẽ làm giảm tỷ lệ du trữ thực tế ở
các ngân hàng thương mại và lãi suất giảm ( câu này sai nha , trong
sác giáo khoa có nói đó) Huhu to lam nham
Cầu 2 Bình luận câu sau
" Việc vay nợ trong dân sẽ là những gánh nặng nợ nần trong tương
lai"
Các giả pháp khắc tài trợ thâm hụt ngân sách tại VN hiện nay
Cau 3
Giống bai 6 trong tap tai lieu củ truong minh do
Noi ve lai suất ngan hàng , luong cung tien va tien gui
Đề thi Kinh tế vĩ mô
Đề số 33:
Câu 1. Nhận định đúng sai các câu sau:
a.Lam phat chi phi day la do tang tieu dung gay ra
b.Vay no nuoc ngoai la bien phat duy nhat de giam tham hut ngan
sach
c.Khi NHTW mua trai phieu tren thi truong mo se lam cho san
luong can bang tren thi truong tang va viec lam tang
Câu 2. Phan tich cac nhan to anh huong toi do doc duong IS.Su
thay doi do doc duong IS se tac dong nhu the nao toi lai suat va thu
nhap.Neu mot so bien phap de tao viec lam o Viet Nam?
Câu 3. Cho số liệu của nền kinh tế sau:
C= 85+0.75Yd
I= 105
T= 40+0.2Y

X=110
IM= 10+ 0.1Y
Y*= 1000
a.Tinh san luong can bang khi can can ngan sach can bang.Chinh
sach tai khoa luc nay co tot khong?Vi sao?
b.Cho G=200 tinh san luong can bang moi.Binh luan ve chinh sach
tai khoa luc nay?Giai thich?
c.Tinh can can ngan sach trong 2 truong hop tren
d.Cho G=230 tinh san luong can bang?Hieu qua cua chinh sach tai
khoa?Giai thich?
Đề thi kinh tế vĩ mô Đề 51
1.Những câu sau đúng hay sai,giải thích:
a,Tăng thu,giảm chi là biện pháp duy nhất để tài trợ thâm hụt ngân
sách nhà nước
b,Khi ngân hàng tw bán trái phiếu thì sản lượng sẽ tăng và thất
nghiệp giảm
c,Khi đồng nội tệ tăng giá thì xuất khẩu ròng tăng
2.Sử dụng mô hình IS-LM để phân tích các chính sách tài khóa và
tiền tệ để giải quyết thất nghiệp của Việt Nam hiện nay
3.Cho các số liệu sau của nền kinh tế mở:
C=80+0.75Yd;I=450;G=650;X=120;IM=0.1Y;T=10+0.2Y
a,Viết phương trình đường câu và vẽ đồ thị
b,Tính sản lượng cân bằng của nền kinh tế,lúc đó ngân sách chính
phủ thâm hụt một khoản bao nhiêu,xác định các cân thương mại
c,Khi G=420 thì sản lượng cân bằng và ngân sách chính phủ thay
đổi như thế nào?Xác định cán cân thương mại
d,Khi T= 30+0.1Y,thì sản lượng cân bằng và ngân sách chính phủ
thay đổi thế nào?Xác định cán cân thương mại

×