KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MƠN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
*******
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUÁ
ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG NƯỚC TA HIỆN NAY.
1
ĐIỂM SỐ
TIÊU CHÍ
NỘI DUNG
BỐ CỤC
TRÌNH BÀY
TỔNG
ĐIỂM
NHẬN XÉT
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ký tên
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
THỨ TỰ
NHIỆM VỤ
THỰC HIỆN
KẾT QUẢ
KÝ TÊN
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận..................................................................................3
6. Kết cấu của tiểu luận.................................................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI..............................................................................................................4
1.1. Cơ sở hình thành về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội...........................................4
1.1.1. Cơ sở lý luận từ lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kỳ quá độ...............4
1.1.2. Quan điểm của Mác-Lênin về thời kỳ quá độ................................................................4
1.1.3. Mác-Lênin luận giải hai hình thức quá độ.......................................................................5
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội..........8
1.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội...............8
1.2.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về đặc điểm, mâu thuẫn, nhiệm vụ, nội dung thời kỳ
quá độ lên Chủ nghĩa xã hội................................................................................................................9
1.2.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về bước đi thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội...11
1.2.4. Cách thức và biện pháp về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội........................12
1.3. Ý nghĩa luận điểm..............................................................................................................................13
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI TRONG NƯỚC TA HIỆN NAY......................................................................................14
2.1. Giữ vững mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội..................................................................................14
2.2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước
hết là nội lực để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.......................................14
2.3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.................................................................15
2.4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh
đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần kiệm xây dựng Chủ
nghĩa xã hội......................................................................................................................................................16
2.5. Nhiệm vụ quan điểm chính kiến để khẳng định sự phát triển trong tương lai của
nước mình.........................................................................................................................................................18
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................20
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong số những quốc gia phải gánh chịu nhiều sự tàn phá, xâm
lược từ các nước lớn mạnh trên Thế giới vì sở hữu vị trí địa lý thuận lợi, khống sản
dồi dào. Nhưng cũng vì thế Việt Nam chúng ta đã chứng minh được cho Thế giới thấy
được tinh thần yêu nước vĩ đại ẩn sâu trong từng thớ thịt của dân tộc, trong từng giọt
máu đã thấm xuống mặt đất từ những chiến binh, chiến sĩ anh dũng ngã xuống vì
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Và Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của tồn nhân dân người
cùng với dân tộc đấu tranh giành lấy Độc lập, Tự do, Hạnh phúc cho Tổ quốc, đã tìm
tịi học hỏi, tiếp thu được những tư tưởng văn minh, đặt biệt là những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, từ đó đưa ra nhiều kiến giải nhằm
phù hợp với thực tế đất nước Việt Nam.
Sau khi kế thừa, phát triển tư tưởng mà chủ nghĩa Mác - Lênin đem lại, Hồ Chí
Minh đã hình thành những tư tưởng, khẳng định thông qua những thực trạng của Nhà
nước, người đã dẫn dắt Đất nước từ những bước đi cơ bản, những bước đi chập chững đầu
tiên của cả một Tổ quốc hướng đến chế độ chủ nghĩa xã hội hay còn gọi là thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Qua từng bước đi đó, Người đã xây dựng nên một Đất
nước như hiện nay tạo cho chúng ta điều kiện để có thể thấy được những tư tưởng đầy tiến
bộ của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Như Napoleon Hill đã từng nói rằng “Vàng được khai thác từ tư duy của con
người nhiều hơn từ mặt đất”, cho chúng ta thấy được sự thay đổi lớn lao về mặt tư
duy, cách nhìn nhận về vấn đề, xử lý sự việc sẽ làm thay đổi không đơn thuần là một
cá nhân mà cịn có thể là cả một xã hội, một quốc gia. Cũng như Việt Nam, việc Hồ
Chí Minh dìu dắt Đất nước hướng đến một nền chủ nghĩa xã hội thông qua những tư
tưởng và những tiếp thu từ chủ nghĩa Mác – Lênin đã đưa Việt Nam từ một nước với
nền kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu đã phát triển lên thẳng lên chủ nghĩa xã hội, đây
là một bước tiến nhằm xây dựng Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
phát triển thịnh vượng như ngày nay.
Học tập, tìm hiểu, suy luận về tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, và vận dụng những quan điểm đó chúng ta có thể góp phần vào công cuộc
của ông cha ta, những vĩ nhân đã bỏ lại xương và máu trên chiến trường cùng với sự dẫn
dắt sáng suốt của Hồ Chí Minh để xây dựng nên một Đất nước ấm no, hạnh phúc, một nhà
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tự lực, tự cường, vững mạnh.
Với những lý do đã nêu trên nhóm chúng chúng em quyết định lựa lựa chọn đề tài:
“Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội trong nước ta hiện nay” là một hướng nghiên cứu và học tập cực kỳ có
ý nghĩa về mặt lý luận và cũng như về mặt thực tiễn trong bối cảnh đất nước Việt Nam
của chúng ta hiện nay.
1
2. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận
2.1. Mục đích của tiểu luận
Tìm hiểu và làm rõ hơn về quan điểm của Hồ Chí Minh qua các đặc trưng bản
chất, mục tiêu cơ bản và động lực của chủ nghĩa xã hội.
Nghiên cứu và đánh giá về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
và chỉ ra được nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ và các nội dung xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời cho thấy được bước đi và các biện pháp xây dựng
chủ nghĩa xã hội trong quan niệm của Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó áp dụng những tư tưởng Hồ Chí Minh vào cơng cuộc quá độ lên chủ
nghĩa xã hội và đồng thời là quá trình đổi mới của Nhà nước hiện nay. Trên những cơ sở
đó tổng hợp được những thành tựu, chỉ ra những mâu thuẫn mà Hồ Chí Minh đã nhìn
nhận được về thực trạng của nước ta lâm thời trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2.2. Nhiệm vụ của tiểu luận
Để bài tiểu luận có thể đạt được những mục đích đã nêu trên cần phải có những
nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Trình bày một cách rõ ràng những quan điểm, những đặc trưng vốn có đã được Hồ
Chí Minh phát hiện ra của chế độ chủ nghĩa xã hội.
- Trình bày một cách có cơ sở về những mục tiêu ban đầu và những động lực để có thể
thực hiện những mục tiêu. Đồng thời chỉ ra được những mục tiêu tiên quyết của quốc
gia.
- Thiết lập một hệ thống về những nhiệm vụ và hướng đi nhằm xây dựng Đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Rút ra được những kinh nghiệm từ quá trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
chủ nghĩa xã hội, đề xuất ra những giải pháp nhằm xây dựng một Nhà nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận hướng nghiên cứu đến những tư duy và sự tiếp thu của chủ tịch Hồ
Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và công cuộc quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta,
chỉ ra những nội dung cơ bản về đặc điểm, tính chất của chế độ chủ nghĩa xã hội, đồng
thời nghiên cứu sâu về những phương án bước đi xây dựng con đường hướng đến chủ
nghĩa xã hội và vận dụng vào quá trình xây dựng Nhà nước hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu về giai đoạn chuyển mình lên chuyển
mình lên từ một nước nền nơng nghiệp lạc hậu lên thẳng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ
nghĩa Tư bản hay còn gọi là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
2
Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin kết
hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cải cách đất nước, kết hợp với vấn đề dân
tộc, đất nước, chủ trương lãnh đạo của Nhà nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận đã áp dụng hai phương pháp nghiên cứu chính đó là phương pháp
luận khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin và các quan điểm có giá trị phương pháp luận
của Hồ Chí Minh.
Phương pháp cụ thể: vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lơgic,
phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết, phương pháp nghiên cứu lịch sử thuộc về
phương pháp nghiên cứu lý thuyết, bên cạnh đó nhóm chúng em cịn sử dụng phương
pháp phân tích – tổng kết kinh nghiệm đối với việc nghiên cứu thực tiễn và ứng dụng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận
Tiểu luận được xây dựng nhằm mục đích giúp đỡ của một số cá nhân có nhu
cầu tìm hiểu những vấn đề về tư tưởng của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, làm rõ được những vấn đề và nội dung cơ bản trong những chính sách và
hướng đi của Hồ Chí Minh nói riêng và Đảng Nhà nước nói chung nhằm xây dựng Đất
nước lên chủ nghĩa xã hội.
Đánh giá được những giá trị vĩ đại và phản ánh được những mâu thuẫn tồn
đọng trong thời kỳ quá độ, từ đó có khả năng tổng hợp được những kinh nghiệm để có
thể góp phần đưa ra những ý kiến nhằm xây dựng và phát triển Đất nước.
Tiểu luận còn có thể là một tài liệu tham khảo tìm hiểu về những khía cạnh
trong tư tưởng của Hồ Chí Minh bên cạnh các vấn đề khác như vấn đề về dân tộc,
nguồn gốc về quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, …
6. Kết cấu của tiểu luận
Bài tiểu luận bao gồm phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và đồng
thời phần nội dung bao gồm có 2 chương:
Chương 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong nước ta hiện nay.
3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1.
Cơ sở hình thành về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
1.1.1. Cơ sở lý luận từ lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kỳ quá độ
(1)
Theo C. Mác , cạnh tranh tự do thúc đẩy nhau cùng phát triển cùng gia tăng
trong giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản và tư hữu lớn. Những người sản xuất
nhỏ bị chúng phủ định về sở hữu cá nhân. Vào giữa thế kỷ XIX khi đạt được đến mức
độ cao trào, chính tư hữu lớn và sự cạnh tranh tự do trở thành xiềng xích trói buộc đại
cơng nghiệp. Lúc này cơng hữu và quản lý mang tính kế hoạch của tồn xã hội sẽ phủ
định chúng. Khi đó chủ nghĩa tư bản phải chuyển sang giai đoạn quá độ để thực hiện
“phủ định cái phủ định” mang tính biện chứng cách mạng đối với tư hữu lớn tư bản
chủ nghĩa, “khôi phục lại sở hữu cá nhân”, xác lập cơng hữu tồn xã hội…
(2)
Ph. Ăngghen và C. Mác cho rằng, xã hội loài người chúng ta đã và sẽ tuần tự
trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội từ thấp cho đến cao, trong đó hình thái cuối
cùng là hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, tiến bộ nhất trong lịch sử lồi
người. Thời kỳ q độ chính là sự chuyển tiếp giữa các hình thái kinh tế - xã hội.
Cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga sau Cách mạng tháng mười Nga
(3)
vào năm 1917 được V.I. Lênin vận dụng lý luận của C. Mác và Ph. Ăngghen, ông đã
phát triển lý luận về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Theo Lênin,
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu và khách quan với mọi nước xây dựng chủ
nghĩa xã hội, nhưng đối với những nước có lực lượng sản xuất phát triển đã cao thì thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều thuận lợi hơn, có thể là ngắn hơn so với các nước
đi lên chủ nghĩa xã hội mà bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
1.1.2. Quan điểm của Mác-Lênin về thời kỳ quá độ
Theo quan điểm của các nhà lý luận chính trị, giai đoạn thấp của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa tương đương với chủ nghĩa xã hội hay xã hội chủ nghĩa. Còn về
giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa tương ứng là chủ nghĩa
cộng sản hay xã hội cộng sản chủ nghĩa. Mác và Ăngghen đưa ra quan điểm rằng: từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản có một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang
xã hội kia, một thời kỳ quá độ về chính trị, …chuyên chính cách mạng của giai cấp vơ sản
và đó là “những cơn đau đẻ kéo dài”. C. Mác viết trong Phê phán Cương lĩnh Gôta: “Giữa
xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ
xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ
1
2
3
C. Mác: Karl Heinrich Marx (5/5/1818 – 14/3/1883).
Ph. Ăngghen: Friedrich Engels (28/11/1820 – 5/8/1895).
V.I. Lênin: Vladimir Ilyich Lenin (22/4/1870 - 21/4//1924) là một nhà cách mạng, chính khách, nhà lý luận
chính trị người Nga.
4
quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy khơng thể là cái gì khác hơn là nền
chun chính cách mạng của giai cấp vơ sản”.
Theo quan điểm của các ơng thì thời kỳ q độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang
xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ xuất hiện ở các nước tư bản chủ nghĩa đã phát triển lên
cao nhất. Để thực hiện bước quá độ này tất yếu cần thực hiện cuộc cách mạng vơ sản
và thiết lập chun chính vơ sản. Thực chất đây là sự quá độ trực tiếp từ những nước
tư bản đã phát triển hết mức trong khuôn khổ hình thái kinh tế - xã hội của nó.
Theo Lênin, “Về lý luận, khơng thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư
bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định. Thời kỳ đó không thể
không bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế xã hội ấy.
Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ
nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách
khác giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa
cộng sản đã phát sinh nhưng vẫn còn rất non yếu”. Thời kỳ này là thời kỳ mà trong
lĩnh vực kinh tế “có những bộ phận, những thành phần, những mảnh của chủ nghĩa xã
hội lẫn chủ nghĩa tư bản”.
Lênin đã phân chia quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa cộng sản
thành 3 giai đoạn chính: Giai đoạn (1) là “những cơn đau đẻ kéo dài”, tức “thời kỳ quá
độ” từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội; Giai đoạn (2) là giai đoạn đầu của xã
hội chủ nghĩa, hay gọi là giai đoạn thấp, tương ứng là xã hội chủ nghĩa; Giai đoạn (3)
chính là giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, chính là xã hội cộng sản chủ
nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản) đã ở mức độ hồn tồn đúng bản chất của nó.
Vậy theo quan điểm từ các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, là có hai
con đường quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội:
- Một là con đường quá độ trực tiếp đi lên chủ nghĩa xã hội từ các nước tư bản phát
triển ở trình độ cao.
- Hai là quá độ gián tiếp tiến lên chủ nghĩa xã hội từ những nước chủ nghĩa tư bản
đang phát triển còn thấp hoặc các nước tiền tư bản.
1.1.3. Mác-Lênin luận giải hai hình thức quá độ
Mác-Lênin luận giải hình thức quá độ gián tiếp
Thời kỳ quá độ đã bỏ qua giai đoạn phát triển của Tư bản chủ nghĩa và cùng với sự
phát triển lịch sử của một xã hội theo chiều dọc thời gian, tuần tự do trải qua các hình thái
do sự mâu thuẫn bên trong, C. Mác cũng đã đề cập đến vấn đề này về sự phát triển đồng
đại theo chiều ngang không gian do sự tương tác qua lại giữa các xã hội. Ông chú
ý đến trường hợp đặc biệt đó chính là hai xã hội thời cổ đại tác động qua lại làm nảy sinh
ra một cái gì mới, một sự tổng hợp, kết hợp cả hai cùng phát triển sản xuất và cùng tiến
lên một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn. Trường hợp là người Giécmanh từ xã hội công
xã nguyên thủy bỏ qua xã hội nô lệ, cùng với người La Mã đi lên xã hội phong kiến. Từ
khi người Giécmanh bắt đầu lấn át người La Mã vào thế kỷ thứ II và đã đánh đổ chế độ nô
lệ vào thế kỷ thứ V, họ chỉ mất 300 năm để từ cuối công xã nguyên thủy
5
bỏ qua chế độ nô lệ để lên chế độ phong kiến. Nếu vẫn cịn tồn tại riêng biệt, thì để có
được sự phát triển đó thì họ phải trải qua xã hội nơ lệ cả hàng nghìn năm. Từ cách tiếp
cận này của C. Mác cũng đã chỉ ra rằng khi một số nước Tư bản chủ nghĩa ở châu Âu
có trình độ cơng nghiệp khác nhau mà tác động qua lại lẫn nhau thì mâu thuẫn giữa lao
động sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước có trình độ thấp hơn thì vẫn có thể gây xung
đột chính trị gay gắt, khiến cho cách mạng vơ sản sớm bùng nổ ra.
Khi quan tâm đến tình hình nước Nga Sa hồng đương thời đó, theo C. Mác và
Ph. Ăngghen đã cho rằng, không chỉ nước Tư bản chủ nghĩa tiên tiến phương Tây có
thể làm cách mạng vơ sản thành công mới bước vào thời kỳ quá độ, mà nước Nga và
các nước tư bản chủ nghĩa khác nói chung cũng có thể thực hiện điều đó. Điều kiện
quan trọng nhất ở đây là các nước này được nước phương Tây phối hợp và cùng làm
cách mạng vô sản thành công, tiếp tục giúp đỡ về mặt vật chất khi bước vào thời kỳ
quá độ. Lúc ấy nước phương Tây thực hiện thời kỳ quá độ trực tiếp. Nước được giúp
đỡ không phải trải qua giai đoạn phát triển thời kỳ quá độ, rút ngắn được tiến trình đi
lên Chủ nghĩa xã hội, có nghĩa là rút ngắn chính lịch trình vận động, phát triển của xã
hội tư bản chủ nghĩa. Nhưng nó vẫn phải thực hiện thời kỳ quá độ từ tiền đề vật chất
không tự tạo ra ở bên trong, mà được giúp đỡ từ bên ngồi. Chính vì thế, thời kỳ q
độ này khơng hồn toàn trực tiếp, mà chỉ là nửa trực tiếp.
Thời kỳ quá độ bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa, theo V.I. Lênin, từ cuối thế kỷ
XIX, chủ nghĩa xã hội có nhiều chuyển biến rất quan trọng như là độc quyền thay thế
cạnh tranh, việc mở mang thị trường Thế giới đã đạt đến giới hạn địa lý toàn cầu. Mâu
thuẫn giữa các nước phương Tây ngày càng trở nên gay gắt. Chiến tranh Thế giới thứ
nhất đã bùng nổ và xuất hiện nhiều cơ hội cho cách mạng Xã hội chủ nghĩa có thể
thắng lợi ở một nước riêng biệt không phải là nước tiên tiến nữa, và đó cũng chính là
nước Nga. Tiếp theo, nước này có thể bước vào thời kỳ quá độ gián tiếp lên Chủ nghĩa
xã hội, bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa. Thời kỳ quá độ gián tiếp có một nội dung chủ
yếu đó chính là dưới sự kiểm sốt, bảo đảm của nhà nước Xã hội chủ nghĩa, cần phải
sử dụng, phát triển kinh tế Tư bản chủ nghĩa để xây dựng lao động sản xuất. Sau đó,
tiếp tục chuyển sang thực hiện nhiệm vụ của thời kỳ quá độ trực tiếp chính là xây
dựng cơ sở ban đầu cho Chủ nghĩa xã hội.
Sau Cách mạng Tháng Mười vào năm 1917, V.I. Lênin cho rằng các nước lạc
hậu còn phụ thuộc thuộc địa vào ở phương Đơng cũng có thể thực hiện cách mạng Xã
hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ khi liên minh với nước Nga Xô Viết. Trong tư tưởng
của V.I. Lênin thì đương nhiên thời kỳ quá độ này sẽ khó khăn hơn nếu diễn ra đơn
độc riêng lẻ một mình. Nhưng dù có thực hiện được sự liên minh thì thời kỳ quá độ ấy
cũng vẫn chỉ là gián tiếp và ở trình độ thấp hơn nhiều so với thời kỳ quá độ gián tiếp ở
nước Nga. Ngồi ra, phải phân biệt tư tưởng đó của V.I. Lênin với một ý kiến khác vì
chính ơng cho rằng, nếu được giai cấp vô sản các nước tiên tiến giúp đỡ, thì các nước
lạc hậu có thể đi lên Chủ nghĩa xã hội mà không phải trải qua giai đoạn phát triển Tư
bản chủ nghĩa. Đây chính là tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen về thời kỳ quá độ
nửa trực tiếp, không giống thời kỳ quá độ gián tiếp mà V.I. Lênin mới nêu lên.
6
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XIX, khi xem xét tình hình thuộc địa Ailen
và chính quốc Anh, C. Mác và Ph. Ăngghen đã từng nêu lên khả năng cách mạng giải
phóng dân tộc ở thuộc địa bùng nổ, kết hợp và thúc đẩy cách mạng vô sản trong chính
quốc. Nhưng trong tư tưởng của các ơng thì thời kỳ quá độ ở Ailen là nửa trực tiếp.
Bởi vì sau cách mạng vơ sản, nước Anh sẽ bước vào thời kỳ quá độ trực tiếp, nên nó
có đầy đủ điều kiện để giúp đỡ các nước lạc hậu hơn để thực hiện thời kỳ quá độ nửa
trực tiếp. Chính vì trên các cơ sở đó những tư tưởng này của Mác - Ăngghen - Lênin,
từ năm 1920, vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc của chúng ta đã chỉ rõ ra vai trị rất quan
trọng, tích cực chủ động của cách mạng giải phóng dân tộc, gắn liền cuộc cách mạng
này với cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
Mác-Lênin luận giải hình thức quá độ trực tiếp
Theo C. Mác, quá độ chính trị của Chủ nghĩa xã hội khơng phải chỉ là sự thể
hiện ra ở một hay một số cuộc cách mạng chính trị mà là cả một thời kỳ q độ chính
trị lâu dài và khó khăn, đi lên từ Chủ nghĩa tư bản phát triển cao trực tiếp lên Chủ
nghĩa xã hội. Đây là một quá trình cách mạng không ngừng nghỉ việc thực hiện không
chỉ một điểm quá độ, mà là cả một giai đoạn quá độ tất yếu. Và trong đó, chính trị là
điều kiện tiên quyết để thực hiện quá độ trong mọi lĩnh vực khác nhau của xã hội.
Theo V.I. Lênin, thì từ xã hội phong kiến lên Chủ nghĩa xã hội, ngay trong giai
đoạn quá độ đã được hình thành cả lao động sản xuất lẫn những tổ chức kinh tế mới và
những hình thức quan hệ Tư bản chủ nghĩa. Đến giai đoạn quá độ chính trị, mới sinh
thành chế độ chính trị Tư bản chủ nghĩa. Nhưng ở thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
trước hết sinh thành nhà nước Xã hội chủ nghĩa, nhờ đó mới phát triển dần lao động sản
xuất và quan hệ sản xuất của Chủ nghĩa xã hội. Cho nên thấy được thời kỳ q độ khơng
dễ dàng, khơng chóng vánh. Chiều dài của nó có thể được tham chiếu từ các giai đoạn
nhiều trăm năm hình thành từ các xã hội nơ lệ, phong kiến, Tư bản chủ nghĩa.
Về bản chất của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội đó chính là sự giao thoa
giữa Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội. Đến Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa tư bản
chỉ còn lại những dấu vết trên mọi phương diện về kinh tế, đạo đức, tinh thần. Đây
cũng chính là giai đoạn đầu của sự trưởng thành, cùng thuộc về xã hội Cộng sản chủ
nghĩa nói chung như giai đoạn cao đã phát triển trên những cơ sở của chính nó. Cho
nên Chủ nghĩa xã hội cũng mang bản chất của Cộng sản chủ nghĩa.
Sau khi đã phân biệt rõ ràng rành mạch giai đoạn đầu và giai đoạn cao của Chủ
nghĩa cộng sản, thì C. Mác cũng nói thời kỳ quá độ ở giữa Tư bản chủ nghĩa và Cộng sản
chủ nghĩa. Có nghĩa là nó đã vượt qua giai đoạn cuối của Chủ nghĩa tư bản, nhưng chưa đi
vào “giai đoạn đầu” của Cộng sản chủ nghĩa, càng không thể tới ngay được giai đoạn cao.
Do đó, thời kỳ quá độ chỉ có thể là từ Chủ nghĩa tư bản lên “giai đoạn đầu”. Theo V.I.
Lênin vào năm 1917 đã gọi giai đoạn đầu là Chủ nghĩa xã hội và xác định, thời kỳ quá độ
không phải là Chủ nghĩa xã hội hồn chỉnh. Chúng có bản chất khác nhau rõ rệt về thời kỳ
quá độ và khơng thể có đầy đủ thuộc tính của Cộng sản chủ nghĩa,
7
nhưng Chủ nghĩa xã hội đã thể hiện bản chất này nói chung và phản ánh xu hướng đi
tới Chủ nghĩa cộng sản.
Sự phân biệt rõ ràng thời kỳ quá độ với chủ nghĩa xã hội về mặt lý luận là việc
nhận thức theo đúng đắn tư tưởng của Mác - Ăngghen - Lênin đã cho rằng, thời kỳ quá
độ khác chủ nghĩa xã hội, không phải là vấn đề hàn lâm kinh viện đơn thuần và không
thiết thực. Trái lại với nó có ý nghĩa thực tiễn to lớn, vừa quan trọng, cơ bản, lâu dài,
vừa thường xuyên, trực tiếp, và cấp bách. Mơ hình Xơ Viết do độ đồng nhất thời kỳ
quá độ với Chủ nghĩa xã hội, hoặc ngộ nhận một xã hội ở thời kỳ quá độ là Chủ nghĩa
xã hội, hoặc lầm tưởng thời kỳ quá độ ở trình độ thấp (gián tiếp) là thời kỳ quá độ ở
trình độ cao (trực tiếp), nên đã xác lập quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa một cách
hình thức, thiếu cơ sở kinh tế - kỹ thuật tiên tiến cần thiết, tất yếu và phù hợp tương
ứng. Việc vội vã xây dựng quan hệ sản xuất mới vượt q quy mơ, trình độ thực tế của
lao động sản xuất khi cịn thấp, khiến cho chính ở những nơi có sự bất cập, hụt hẫng,
chênh lệch ấy, quan hệ sản xuất này không tránh khỏi bị biến dạng và biến chất. Ở
Liên Xô trước đây, sở hữu tập thể, quốc doanh đã dần bị tha hóa thành bởi các hình
thái trá hình của tư hữu. Tại những vùng có điểm xuất phát thấp, có lúc, có nơi còn tái
hiện cả kiểu sở hữu nhà nước chuyên chế cổ - trung đại của phương thức sản xuất châu
Á, phương Đơng mà C. Mác đã từng nói đến.
1.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
1.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh đã kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng
không ngừng và quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất phát từ đặc điểm và điều kiện của
Việt Nam, cho rằng thời kỳ quá độ là dân chủ mới từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hình thức quá độ gián tiếp với đặc điểm quan trọng nhất của một nước nông nghiệp
lạc hậu là tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không phải trải qua giai đoạn phát triển.
Đặc điểm này của chủ nghĩa tư bản chi phối và tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội, từng bước xóa bỏ tàn dư của chế độ thực dân, phong kiến, đồng thời từng bước
gieo mầm cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội trong tương lai, đó là một tất yếu.
Theo đó, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức
tạp, gian khổ và lâu dài chứ không thể một sớm một chiều. Chúng ta cần thay đổi
những thói quen và định kiến lâu đời và chuyển đất nước chúng ta từ một nước nông
nghiệp sang một nước công nghiệp. Nhưng muốn đi lên chủ nghĩa xã hội thì khơng
phải ngồi chờ chủ nghĩa xã hội làm chủ. Nếu toàn dân ta hăng hái thi đua xây dựng thì
thời kỳ quá độ có thể được rút ngắn.
Thời kỳ quá độ ở nước ta là quá độ gián tiếp vì:
Sau khi cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Bắc thành công, nước ta bước ngay
vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, cả trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc và trong đấu tranh. Đồng thời, phương nam đã hợp thời. mâu thuẫn sâu sắc hơn
mà hệ thống xã hội tất yếu sẽ bị thay thế. Chủ nghĩa xã hội Thế giới. Chủ nghĩa tư bản
8
không phải là tương lai của nhân loại. Chàng. Đây là xu hướng khách quan phù hợp
với lịch sử.
Nhà nước ta đã làm rõ điều này trên quan điểm: "Bỏ qua chủ nghĩa tư bản tức là
bỏ qua việc xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư
bản chủ nghĩa, mà tiếp thu những thành tựu mà loài người đã đạt được dưới chủ nghĩa
tư bản". Đất nước ta vẫn còn non yếu, còn nhiều dấu vết của hệ thống xã hội cũ và
chiến tranh, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, vì
vậy cần phải có thời gian để cải tạo xã hội, tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho chủ
nghĩa xã hội.
Và sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta đã có đủ điều
kiện quá độ lên tư bản chủ nghĩa, đó là những điều kiện sau đây:
- Nhân dân đoàn kết tin tưởng vào chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Chính quyền thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản.
- Có sự giúp đỡ của các nước tiên tiến, các nước xã hội chủ nghĩa anh em và phong
trào cách mạng tiến bộ của Thế giới.
Vì vậy, chúng ta hồn tồn có thể khẳng định rằng con đường quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta đã chọn. Đó là con đường phát triển tất yếu, khách quan và thường xuyên theo
tiến trình phát triển của lịch sử tự nhiên của cách mạng Việt Nam, vận dụng đúng đắn
và rực rỡ. Sáng tạo ra Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đối với Việt Nam, con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội khơng cịn chế độ tư
bản chủ nghĩa mà là con đường phát triển tất yếu, khách quan và hợp quy luật. Và về
cơ bản đó chính là con đường phát triển. Rút ngắn bằng phương thức chuyển đổi gián
tiếp nhằm mang lại những thay đổi về chất lượng trong xã hội trên mọi lĩnh vực nhằm
phát triển nhanh lực lượng sản xuất và xây dựng nền kinh tế hiện đại.
1.2.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về đặc điểm, mâu thuẫn, nhiệm vụ, nội dung
thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
Đặc điểm thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh đồng ý với các nhà kinh điển, nhấn mạnh hình thức “rút ngắn”
tạm thời được áp dụng cho Việt Nam. Khi bước vào thời kỳ cần tính đến quy luật
chung và đặc điểm lịch sử cụ thể của từng quốc gia. Quá độ: "Tuỳ theo hoàn cảnh mà
các dân tộc phát triển theo những con đường khác nhau ... có nước tiến thẳng lên chủ
nghĩa xã hội, có nước đi theo chế độ dân chủ mới thì đi lên chủ nghĩa xã hội."
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam bao gồm những nội dung trọng tâm và nội dung cơ bản nhất trên cơ sở vận
dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin. Đó chính là những luận điểm về thực
chất, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội, sự cần thiết và mục tiêu của thời đại còn
quá là mơ hồ về đặc điểm, nhiệm vụ lịch sử, nội dung, hình thức và bước đi của nó, và các
biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hệ tư tưởng này đã trở
9
thành tài sản vô giá, là cơ sở lý luận, là kim chỉ nam để xây dựng và giữ nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng của chúng ta.
Trong các yếu tố để thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chính là
phải giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý,
tích cực, chủ động phát huy tổ chức chính trị - xã hội, xây dựng đội ngũ cán bộ theo
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình chuyển
một nền sản xuất lạc hậu sang sản xuất hiện đại. Quả thực, phát triển và đổi mới nền
kinh tế quốc dân cũng là một công cuộc đấu tranh. Cuộc đấu tranh giai cấp khó khăn,
phức tạp trong điều kiện mới, khi nhân dân ta hoàn thành cơ bản cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ, thì so sánh lực lượng trong nước và quốc tế sẽ có những thay đổi.
Mâu thuẫn thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh đã xây dựng quan niệm về thời kỳ quá độ gián tiếp trên cơ sở thực
tiễn của Việt Nam và Người đã chỉ ra những đặc thù và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: “Đặc điểm quan trọng nhất của nước ta trong thời kỳ
quá độ từ lạc hậu nước nông nghiệp trực tiếp đi lên chủ nghĩa xã hội, không trải qua
giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, là “một bước đi thích hợp cho Việt Nam”. Chế
độ với “công nghiệp, nông nghiệp, khoa học và công nghệ hiện đại”. “Công nghệ phát
triển tiên tiến” và mặt khác “là tình trạng lạc hậu khi phải đương đầu với nhiều thế lực
cản trở và phá hoại mục tiêu của chúng ta”.
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại của các
yếu tố của xã hội cũ và bên cạnh đó là các yếu tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối
quan hệ thống nhất và đấu tranh trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội: trong
nền kinh tế có nhiều nhánh, chế độ độc tài chính trị hiện sinh của giai cấp vơ sản; xã
hội gồm nhiều giai cấp, nhiều thành phần xã hội; Văn hóa Tư tưởng Có nhiều ý tưởng
văn hóa khác nhau.
Nhiệm vụ thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh đã cho rằng cần phải tạo ra những điều kiện cần và điều kiện đủ
về cơ sở hạ tầng, nhất là về nền tảng vật chất, kỹ thuật của nền Chủ nghĩa xã hội, để có
thể tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Người đã đưa ra những nhiệm vụ cụ thể về trong
thời kỳ quá độ như sau:
Về lĩnh vực kinh tế: Người chỉ rõ ra rằng lực lượng sản xuất là một yếu tố quan
trọng bên cạnh đó gia tăng năng suất lao động trên nền cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
thiết lập quan hệ sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế.
Về lĩnh vực chính trị: Phải biết giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, quan tâm
đến việc củng cố và mở rộng Mặt trận thống nhất. Lực lượng nịng cốt chủ đạo là
cơng-nơng-trí thức.
Về lĩnh vực văn hóa – xã hội: Xây dựng nên một nền văn hóa, khoa học kỹ
thuật của quảng đại quần chúng nhân dân, cốt yếu đào tạo ra những nhà cách mạng
đạo đức, tồn tâm tồn ý, đức đi đơi với tài, hết lòng phục vụ nhân dân.
10
Nội dung cơ bản thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Dựa vào những lý luận về quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin và về những cuộc
đấu tranh hướng đến chủ nghĩa xã hội hay cịn nói là thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã
hội, bên cạnh đó dựa vào những điều kiện hiện tại và điểm xuất phát của đất nước vào
thời điểm đó Hồ Chí Minh đã đưa ra được khẳng định rằng: Thời kỳ quá độ là thời kỳ
dân chủ mới, từng bước tiến dần lên Chủ nghĩa xã hội. Và Người cũng đã chỉ ra rằng ở
Việt Nam thời bấy giờ hình thái của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là gián tiếp.
Bởi vì đất nước ta tiến bước thẳng lên Chủ nghĩa xã hội từ một nước có nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Điều này ảnh
hưởng một cách to lớn đến nền kinh tế và các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã
hội, từng bước loại bỏ đi các tàn tích của thời kỳ phong kiến và chế độ thực dân, và bắt
đầu đặt lại những nền móng đầu tiên cho Chủ nghĩa xã hội hình thành và phát triển, đó
là một yếu tố quyết định rất lớn.
Theo đó thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ đầy khó khăn vì
chúng ta phải hội nhập một nền tư tưởng mới mà trước đây chưa từng có trong lịch sử
dân tộc, chúng ta phải thay đổi lối sống, thói quen, …đã có trong suốt cả ngàn năm
qua. Đổi mới ta từng bước một từ một nước nông nghiệp lạc hậu hướng đến một nước
công nghiệp hiện đại và phát triển hơn.
1.2.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về bước đi thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ ra rằng nước ta cần lựa chọn những bước đi phù hợp với
tình hình hiện tại của nước ta thời bấy giờ, Người đã khẳng định rằng: chúng ta phải
tìm ra con đường lên Chủ nghĩa xã hội của riêng mình, phải thực hiện từng bước một
không được phép chủ quan mà dẫn đến thất bại.
Chủ trương của Hồ Chí Minh về cách lập ra bước đi cho quá trình quá độ là:
dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao, khơng chủ quan nơn nóng và sự
tuần tự của các bước đi do điều kiện khách quan quy định. Bên cạnh đó phải có bước
tiến ổn định, nhanh, mạnh và bền vững hướng lên chủ nghĩa xã hội, tuy nhanh tuy
mạnh cũng không được phép làm bừa, làm ẩu mà phải phù hợp với điều kiện hiện nay
của đất nước. Đặc biệt nhất trong những bước đi để hướng đến chủ nghĩa xã hội, Hồ
Chí Minh đặc biệt lưu ý đến vai trị của cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, đây là bước
đi quyết định tương lai của dân tộc và đất nước. Cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa chỉ
có thể thực hiện thành cơng trên một nền nông nghiệp thủ công vững chắc nguồn cung
cung cấp nguyên liệu cho bước tiến của công nghiệp, công nghiệp nhẹ nhằm giải quyết
các vấn đề về lương thực và nhu yếu phẩm cho nhân dân trong thời đại mới. Người
cũng đã đề ra hai ngun tắc có tính chất phương pháp luận:
Thứ nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội từ thời kỳ quá độ phải mang tính quốc tế, cần
phải nắm vững các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhất là về xây dựng chế
độ mới; học tập kinh nghiệm từ các nước láng giềng, tuyệt đối khơng được áp dụng một
cách máy móc vì ta cần phải giữ gìn các bản sắc, văn hóa của đất nước mình.
11
Thứ hai, việc xác định biện pháp xây dựng phải được xuất phát từ những yếu tố
sau: điều kiện thực tế, đặc điểm dân tộc, nhu cầu và khả năng thực tế của nhân dân.
1.2.4. Cách thức và biện pháp về thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Để thực hiện quá trình thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh đã đưa
ra các cách thức và biện pháp tiến hành xây dựng từ thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội nhưng đều dựa trên hai nguyên tắc chính sau đây:
Đầu tiên là phải mang đậm tính quốc tế và cần nắm rõ các nguyên lý của chủ
nghĩa Mác-Lênin về việc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ thời kỳ quá độ bên cạnh đó
cũng cần phải học hỏi các kinh nghiệm từ những nước anh em trên Thế giới nhưng mà
không được áp dụng điều đó một cách máy móc vào nước ta bởi vì ở nước ta sẽ mang
những nét đặc điểm riêng biệt. “Tất cả các nước khi tiến tới chủ nghĩa xã hội đều
khơng hồn tồn giống nhau”.
Ngun tắc thứ hai để xây dựng các biện pháp chính là việc xác định các biện
pháp xây dựng nên dựa trên các điều kiện thực tế của từng nước, đặc trưng của dân
tộc, và còn dựa trên nhu cầu, khả năng của dân tộc. Theo đó biện pháp Người đặt ra cụ
thể là:
- Thực hiện cải cách lại xã hội trước đó và xây dựng một xã hội mới bên cạnh đó vừa
kết hợp vừa cải tạo với xây dựng và đưa xây dựng lên làm chính.
- Kết hợp hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ các chiến lược ở hai miền đó là “xây dựng
miền Bắc và chiếu cố miền Nam” của nước ta.
Khi bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải cần có kế hoạch rõ
ràng, với những biện pháp cụ thể và phải quyết tâm để hoàn thành kế hoạch đã đề ra
thật tốt. Theo Hồ Chí Minh: “Tăng gia sản xuất là tay phải của hạnh phúc và tiết kiệm
là tay trái của hạnh phúc” cũng chính vì đó mà chúng nên vừa tăng gia sản xuất và vừa
làm sao gắn liền với tiết kiệm khơng hoang phí. Thực hiện các biện pháp phải gắn liền
với các mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội cùng với những cách làm thiết thực và cụ
thể sao cho phải làm hài lòng và đáp ứng các nhu cầu của toàn dân theo từng thời kỳ
cụ thể. Với các nước khác nhau sẽ có những cách thức và biện pháp khác nhau và đối
với nước ta thì biện pháp được xem là cơ bản, thiết thực và nắm phần quan trọng quyết
định lâu dài trong quá trình thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội từ thời kỳ quá độ đó
là đem của dân, tài dân, sức dân là làm lợi cho nhân dân nhưng dưới sự chỉ dẫn và lãnh
đạo của Đảng Cộng sản.
Theo Hồ Chí Minh chúng ta phải huy động tất cả các tiềm năng và nguồn lực,
lợi ích có trong nhân dân để có thể đem lại lợi ích cho nhân dân. Hay nói cách khác đó
chính là phải biến các sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội từ thời kỳ quá độ thành sự
nghiệp của toàn dân tộc và do Đảng cộng sản lãnh đạo. Đối với vai trò lãnh đạo quan
trọng của đảng cầm quyền là tập hợp toàn bộ lực lượng, đề ra các đường lối cũng như
các chính sách để có thể huy động và khai thác tất cả các nguồn lực của nhân dân và vì
lợi ích người lao động. Hồ Chí Minh đã ln luôn nhắc đến rằng là phải nêu cao tinh
thần tự lập, tự chủ và sáng tạo, bên cạnh đó phải ra sức chống lại các giáo điều, khuôn
12
mẫu khơng phù hợp của kinh nghiệm nước ngồi, ta phải biết tìm kiếm ra những cách
làm phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
1.3. Ý nghĩa luận điểm.
Đi lên Chủ nghĩa xã hội là khát vọng của toàn nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng
đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, và phù hợp với xu thế
phát triển của lịch sử loài người.
Đi lên Chủ nghĩa xã hội như thế nào, bằng con đường nào thì là mỗi quốc gia
cũng “hồn tồn khơng giống nhau”. Phải kết hợp giữa tính phổ biến và tính đặc thù
để tìm ra được con đường, cách thức xây dựng vừa đúng đắn với quy luật chung, vừa
phải phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia đó. Theo đó, đi lên chủ nghĩa xã
hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ là một tất yếu nhằm chuẩn bị mọi điều
kiện về vật chất, kỹ thuật, đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội, tạo ra sự biến đổi
về vật chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là thời kỳ rất khó khăn,
phức tạp, đối với những quốc gia có điểm xuất phát cịn thấp thì cịn khó khăn, phức
tạp hơn nhiều lần nữa.
Do vậy, Việt Nam đi lên Chủ nghĩa xã hội nhất thiết phải trải qua một thời kỳ
quá độ lâu dài với nhiều bước đi hơn nữa, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan
xen nhau, có sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Đồng thời, để đi lên chủ nghĩa xã hội
“bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” cũng là sự phù hợp với quy luật phát triển của lịch
sử lồi người, khơng phải là “dị biệt”.
Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng sẽ đáp ứng các mục tiêu xây dựng một xã
hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ khơng phải là vì lợi nhuận mà
bóc lột và chà đạp lên phẩm giá, nhân phẩm của con người. Mơ hình chủ nghĩa xã hội này
cũng chính là xã hội đang hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, dựa trên nền tảng lợi ích
chung của tồn xã hội hài hịa với lợi ích chính đáng của con người.
13
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY
DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI TRONG NƯỚC TA HIỆN NAY.
2.1. Giữ vững mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh là Người tìm đã ra con đường giải phóng dân tộc của Việt Nam đó
chính là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội cũng chính là mục tiêu rất cao cả, bất biến của toàn Đảng, toàn dân ta mà
Người đã đặt ra. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã hết sức mình mà đấu tranh
giành được độc lập của dân tộc, từng bước quá độ dần lên chủ nghĩa xã hội.
Và trong điều kiện nước ta, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
sau khi giành được độc lập dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội, vì đó chính là quy luật
tiến hóa trong q trình phát triển của tồn xã hội lồi người. Chỉ có chủ nghĩa xã hội
mới đáp ứng được khát vọng của tồn dân tộc đó là độc lập cho dân tộc, dân chủ cho
nhân dân, cơm no áo ấm cho mọi người dân Việt Nam. Thực tiễn cho thấy sự phát
triển đất nước, độc lập của dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã
hội và chính chủ nghĩa xã hội cũng là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc.
Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới tồn diện đất nước vì mục tiêu "dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" là tiếp tục con đường cách
mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn cho
đất nước. Đổi mới tồn diện đất nước là q trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh, kiên định của mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chứ không phải
là thay đổi mục tiêu.
Tuy nhiên, khi chấp nhận kinh tế thị trường thì việc chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, chúng ta phải hết sức tận dụng các mặt tích cực của nó, đồng thời cũng phải
biết cách ngăn chặn, phòng tránh các mặt tiêu cực, bảo đảm nhịp độ phát triển nhanh
chóng, bền vững trên tất cả mọi mặt về đời sống xã hội như là kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hóa; khơng vì phát triển, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà làm tổn thương
và phương hại đến các mặt khác của cuộc sống con người cũng như nhân dân ta.
Vấn đề đặt ra cấp bách ngay bây giờ là trong quá trình phát triển vẫn giữ vững
định hướng của xã hội chủ nghĩa, biết cách sử dụng các thành tựu mà nhân loại đã đạt
được để phục vụ vào cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là thành tựu khoa
học - công nghệ hiện đại, làm cho sự gia tăng, tăng trưởng kinh tế luôn đi liền với sự
tiến bộ, công bằng xã hội, sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức, tinh thần của dân tộc.
2.2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn
lực, trước hết là nội lực để thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là con đường tất yếu mà đất nước ta phải
phải trải qua và xây dựng. Chúng ta phải tranh thủ thành tựu của cách mạng khoa học và
cách mạng công nghệ, của điều kiện giao lưu và hội nhập quốc tế để nhanh chóng
14
biến nước ta thành một các nước cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa để sánh vai
với các cường quốc năm châu như mong muốn của Người.
Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn việc xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn
dân, do Đảng lãnh đạo, phải đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân, nghĩa là
phải biết được phát huy hết mọi nguồn lực vốn có trong tồn dân để xây dựng cơng
cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân ta. Theo tinh thần hết sức mãnh liệt đó,
ngày nay cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải dựa vào nguồn lực trong nước
là chính, có phát huy mạnh mẽ nội lực mới có thể tranh thủ sử dụng hiệu quả tốt các
nguồn lực bên ngoài khác. Trong nội lực, nguồn lực con người là vốn quý hóa nhất.
Nguồn lực của nhân dân, của con người Việt Nam bao gồm cả trí tuệ, tài năng,
sức lao động, của cải thật to lớn. Để phát huy tốt sức mạnh của toàn dân tộc để xây
dựng và phát triển đất nước, cần giải quyết tốt các vấn đề được đưa ra sau đây:
- Tin dân, dựa vào dân, xác lập quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế, làm cho chế
độ dân chủ được thực hiện trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nhất là
ở địa phương, trên cơ sở đó làm cho dân chủ thật sự trở thành động lực của sự phát
triển xã hội.
- Chăm lo mọi mặt về đời sống của nhân dân để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của nhân dân, của con người Việt Nam.
- Thực hiện nhất quán các chiến lược đại đồn kết dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ
đại, trên cơ sở nền tảng lấy liên minh cơng - nơng - trí thức làm nịng cốt, tạo nên sự
đồng thuận thống nhất xã hội vững chắc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
2.3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải biết tranh thủ các điều kiện thuận lợi của quốc tế,
tận dụng hết sức tối đa sức mạnh của thời đại. Ngày nay, sức mạnh thời đại tập trung
ở cuộc cách mạng khoa học và cách mạng công nghệ và cũng là xu thế tồn cầu hóa.
Chúng ta phải biết tranh thủ hết sức tối đa các cơ hội do xu thế tồn cầu đó tạo ra để
nâng cao hiệu quả hợp tác với quốc tế; phải có cơ chế, chính sách đúng đắn để thu hút
vốn đầu tư nước ngồi, kinh nghiệm quản lý và cơng nghệ hiện đại, thực hiện kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Muốn như vậy,
chúng ta phải có đường lối chính trị độc lập, tự chủ. Tranh thủ hợp tác phải đi đôi với
thực hành thường xuyên để khơi dậy chủ nghĩa lòng yêu nước của dân tộc, tinh thần
dân tộc chân chính của người Việt Nam nhằm góp phần làm gia tăng tiềm lực quốc gia
của chúng ta.
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với nhiệm vụ trao dồi bản lĩnh và
bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là cho thanh, thiếu niên - lực lượng trụ cột của nước nhà, để
khơng tự đánh mất chính mình bởi xa rời cội rễ dân tộc. Chỉ có bản lĩnh và bản sắc dân
tộc sâu sắc, mạnh mẽ đó mới có thể loại trừ các yếu tố độc hại kéo đến, tiếp thu tinh hoa
văn hóa lồi người, làm phong phú và làm giàu thêm nền văn hóa của dân tộc. Thời đại
ngày nay, đặc biệt là giai đoạn hiện nay đang diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt trên mặt
trận tư tưởng cũng như về hoạt động thực tiễn mà chúng ta cần nhận thức
15