Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Khóa Luận Nghiên Cứu Các Kỹ Thuật Nhận Dạng Thông Tin Trên Phiếu Điều Tra Và Ứng Dụng Vào Xử Lý Tự Động Phiếu Lấy Ý Kiến Người Học.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UBND TỈNH THANH HÓA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

TRẦN THỊ TRÀ GIANG

NGHIÊN CỨU CÁC KỸ THUẬT NHẬN DẠNG THÔNG
TIN TRÊN PHIẾU ĐIỀU TRA VÀ ỨNG DỤNG VÀO XỬ
LÝ TỰ ĐỘNG PHIẾU LẤY Ý KIẾN NGƢỜI HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

THANH HĨA, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UBND TỈNH THANH HÓA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

TRẦN THỊ TRÀ GIANG

NGHIÊN CỨU CÁC KỸ THUẬT NHẬN DẠNG THÔNG
TIN TRÊN PHIẾU ĐIỀU TRA VÀ ỨNG DỤNG VÀO XỬ
LÝ TỰ ĐỘNG PHIẾU LẤY Ý KIẾN NGƢỜI HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 84.80.101

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Thế Anh



THANH HÓA, NĂM 2019


Danh sách Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ khoa học
Theo Quyết định số1662/QĐ-ĐHHĐ ngày 17 tháng 10 năm 2019 của Hiệu
trưởng Trường Đại học Hồng Đức:

Học hàm, học vị, Họ

Cơ quan

Chức danh trong

và tên

Công tác

Hội đồng

TS. Trần Quang Diệu

Học viện chính trị Quốc Gia

Chủ tịch

Hồ Chí Minh
TS. Hồng Văn Dũng

Trường Đại học Quảng Bình


Phản biện 1

TS. Vũ Việt Vũ

Viện Công nghệ Thông Tin

Phản biện 2

Đại học Quốc Gia Hà Nội
TS.Trịnh Viết Cường

Trường Đại học Hồng Đức

Ủy viên

TS. Nguyễn Thế Cường

Trường Đại học Hồng Đức

Thư ký

Xác nhận của Ngƣời hƣớng dẫn
Học viên đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng

Thanh Hóa, Ngày 18 tháng 11 năm 2019
(Ký và ghi rõ họ tên )

TS. Phạm Thế Anh



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn: “Nghiên cứu các kỹ thuật nhận dạng
thông tin trên phiếu điều tra và ứng dụng vào xử lý tự động phiếu lấy ý
kiến ngƣời học” là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu trong luận
văn được sử dụng là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu
trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ cơng trình nào khác.
Thanh Hóa, tháng 09 năm 2019
Ngƣời cam đoan

Trần Thị Trà Giang


ii
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành luận văn thạc sỹ một cách hồn chỉnh trước hết
tơi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới quý Thầy Cô giáo của trường Đại học
Hồng Đức, những Thầy Cô đã trực tiếp giảng dạy tại lớp cao học Khoa học
máy tính - K10 trường Đại học Hồng Đức cùng các Thầy Cô thuộc khoa sau
đại học đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tại trường.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS. Phạm Thế Anh
(Trưởng khoa Công nghệ Thông tin & Truyền thông - Trường Đại học Hồng
Đức), người đã giành nhiều thời gian, tâm huyết với kinh nghiệm cũng như
kiến thức để tận tình chỉ bảo, đưa ra những hướng dẫn cũng như cung cấp tài
liệu thông tin khoa học cần thiết cho tơi trong suốt q trình làm luận văn này.
Tơi xin cảm ơn ban giám hiệu trường THPT Đào Duy Từ, tổ Toán-Tin
đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành nhiệm vụ học tập và
nghiên cứu của mình.

Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến tồn bộ bạn bè, gia đình, người
thân cùng các bạn học viên lớp cao học Khoa học máy tính - K10 đã ln sát
cánh, động viên tơi hồn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã nỗ lực và cố gắng rất nhiều nhưng luận văn khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy Tơi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ phía các Thầy Cơ giáo và các bạn để luận văn được hồn thiện
hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Thanh Hóa, tháng 09 năm 2019
Ngƣời viết luận văn

Trần Thị Trà Giang


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................ v
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................. 4
1.1. Quản lý phản hồi thông tin trong giáo dục.............................................. 4
1.2. Phương pháp lấy ý kiến trực tuyến ......................................................... 5
1.3. Phương pháp lấy ý kiến thông qua phiếu điều tra ................................... 6
1.4. Xu hướng phát triển của kiểm định chất lượng trong giáo dục .............. 7
1.5. Các lĩnh vực ứng dụng tiềm năng khác ................................................... 9
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ BÀI TOÁN ............................................. 12
2.1. Quy trình xử lý phiếu điều tra ............................................................... 12
2.2. Các cách tiếp cận trong xử lý ảnh và thị giác máy................................ 13
2.3. Một số giải pháp phần mềm thương mại trong và ngoài nước ............. 14

2.4. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu ................................................. 17
CHƢƠNG 3. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KIẾN TRÚC HỆ
THỐNG XỬ LÝ PHIẾU ĐIỀU TRA .......................................................... 19
3.1. Kiến trúc tổng quan hệ thống ................................................................ 19
3.2. Tiền xử lý, nâng cao chất lượng ảnh phiếu điều tra .............................. 23
3.3. Phát hiện các vùng thông tin quan tâm dựa trên phép tốn hình thái ... 33
3.3.1 Giới thiệu về các phép tốn hình thái .............................................. 33
3.3.2 Đề xuất thuật tốn hình thái dị tìm khu vực bảng biểu ................... 37


iv
3.4. Đề xuất thuật toán định vị vùng trả lời thơng tin .................................. 44
3.5. Đề xuất thuật tốn ra quyết định phương án trả lời .............................. 48
3.6. Đề xuất quy trình và cơng cụ hỗ trợ kiểm thử kết quả nhận dạng ........ 49
3.7. Xử lý thống kê và lập báo cáo nhận dạng thông tin .............................. 50
3.8. Kết luận Chương 3 ................................................................................ 50
CHƢƠNG 4. CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM.............................................. 52
4.1. Môi trường cài đặt và phát triển ứng dụng............................................ 52
4.2. Một số giao diện hệ thống ..................................................................... 53
4.3. Xây dựng kịch bản kiểm thử ................................................................. 56
4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm............................................................... 56
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 63
5.1. Kết luận ................................................................................................. 63
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65


v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 2.1. Một số mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm ............................................. 16

Hình 3.1. Sơ đồ kiến trúc tổng quan của hệ thống .......................................... 19
Hình 3.2. Phiếu khảo sát chất lượng hoạt động kết nối và phục vụ cộng
đồng ................................................................................................................. 21
Hình 3.3. Phiếu khảo sát sinh viên về chất lượng giảng dạy. ......................... 22
Hình 3.4. Kết quả phân ngưỡng ảnh bên trái với T = 140 .............................. 23
Hình 3.5. Tìm ngưỡng tự động bằng cách phân tích lược đồ histogram
của ảnh............................................................................................................. 24
Hình 3.6. Minh họa ý nghĩa các phương sai



....................... 25

Hình 3.7. Kết quả thuật toán Otsu: ảnh gốc (bên trái), ảnh nhị phân (bên
phải) ................................................................................................................. 26
Hình 3.8. Góc nghiêng ảnh phiếu ................................................................... 28
Hình 3.9. Xây dựng 2 hàm Next và Back để chạy theo 2 biên của đường. ... 30
Hình 3.10. Minh họa các trường hợp đặc biệt của điểm xuất phát ................. 32
Hình 3.11. Một số ví dụ về phần tử cấu trúc ................................................... 34
Hình 3.12. Ví dụ phép mở ............................................................................... 36
Hình 3.13. Ví dụ phép đóng ............................................................................ 37
Hình 3.14. Minh họa phiếu trả lời và vùng bảng biểu chứa thông tin cần
nhận dạng ........................................................................................................ 38
Hình 3.15. Kết quả nhị phân ảnh dùng thuật tốn Otsu .................................. 39
Hình 3.16. Phần tử cấu trúc dị đường thẳng dọc (trái) và ngang (phải) ........ 40
Hình 3.17. Kết quả áp dụng các phép tốn hình thái để dị tìm các đường
thẳng ngang và dọc trong ảnh (ảnh chỉ crop mình khu vực bảng biểu). ......... 41
Hình 3.18. Phần tử cấu trúc dị tìm điểm giao nhau ....................................... 44
Hình 3.19. Định vị các điểm giao (3-nhánh) trên vùng bảng biểu. Ảnh
gốc được vẽ trồng lên để thuận tiện theo dõi nội dung và vị trí. .................... 47



vi
Hình 3.20. Định vị hàng tiếp theo từ hàng kế trước làm tăng đáng kể độ
chính xác ......................................................................................................... 48
Hình 4.1. Giao diện chính của hệ thống.......................................................... 54
Hình 4.2. Minh họa giao diện mở các tệp ảnh để nhận dạng .......................... 54
Hình 4.3. Giao diện kết quả nhận dạng phiếu ................................................. 55
Hình 4.4. Giao diện kiết xuất kết quả ra tệp Excel ......................................... 55
Hình 4.5. Một số mẫu phiếu bị xoay các góc khác nhau ................................ 56
Hình 4.6. Ảnh đầu vào của hệ thống với nhiều chi tiết bị đứt nét, bị nhiễu ... 58
Hình 4.7. Kết quả dùng phép tốn hình thái màu để trích chọn các vùng
bảng biểu và số báo danh ................................................................................ 59
Hình 4.8. Kết quả dùng phép tốn hình thái để dị tìm các line dọc và các
điểm cắt (3 nhánh) ........................................................................................... 60
Hình 4.9. Hiệu chỉnh kết quả dị tìm các điểm cắt .......................................... 61
Hình 4.10. Kết quả nhận dạng cuối cùng (vẽ trận lên ảnh gốc để dễ quan
sát) ................................................................................................................... 62


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, có nhiều hình thức để đánh giá, phân loại giáo viên mà chúng
ta đã và đang áp dụng, như dự giờ thăm lớp, kiểm tra, thanh tra đột xuất, tổ
chức hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp … Tuy nhiên, ở hình thức nào cũng có
tính tích cực và tương đối của nó. Theo tơi, việc đánh giá, phân loại giáo viên
hiện nay và trong tương lai rất cần thêm kênh đánh giá cơng khai, rộng rãi từ
phía các em về giáo viên đang quản lí và dạy dỗ mình. Những thơng tin này
sẽ cung cấp cho các cấp quản lí Giáo dục, Ban Giám hiện và tất cả giáo viên

trong mỗi nhà trường nắm bắt được tâm lí, nguyện vọng, yêu cầu của các học
sinh về các giáo viên đang dạy dỗ mình. Giáo viên cũng cần tơn trọng và thừa
nhận quyền lợi, nguyện vọng của học sinh, sinh viên. Có như vậy, giáo viên
mới nắm bắt được tâm lý và hiểu được các em để sớm thay đổi cách thức
quản lý, dạy học một cách có hiệu quả. Nhưng trên thực tế, nếu giáo viên biết
lắng nghe, điều chỉnh cách dạy học theo nhu cầu của học sinh sẽ được các em
ngày càng hứng thú hơn, yêu thích hơn với việc học của mình. Chính vì vậy
nền giáo dục của chúng ta trong thời đại mới rất cần sự thẳng thắn, dân chủ và
một động lực để giáo dục phát triển hơn nữa.
Ngày 01/11/2007, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã chính thức ra quyết định
số 65/2007/QĐ-BGDĐT yêu cầu các trường đại học, cao đẳng trong cả nước
phải nghiêm túc thực hiện công tác đánh giá sự hài lòng của sinh viên về giáo
viên và báo cáo kết quả cho Bộ. Các trường đại học trên toàn quốc đã bắt đầu
chú ý đến hoạt động này, tuy nhiên cách làm cịn thủ cơng hoặc tổ chức thực
hiện lấy ý kiến người học qua các hệ thống online dựa trên nền web. Hiển
nhiên là việc áp dụng những hệ thống này cho hiệu quả thấp do những nhược
điểm cố hữu của chúng. Ban đầu làm thủ công nếu với số lượng học sinh, sinh
viên khoảng vài trăm học sinh thì khơng có vấn đề gì, nhưng trường hợp số
lượng học sinh, sinh viên được khảo sát là rất lớn thì việc làm thủ cơng là
khơng thể, bởi phải mất nhiều thời gian và cơng sức để hồn thành công việc


2
xử lý, thống kê các kết quả đánh giá. Một thống kê đơn giản với lượng học
sinh sinh viên tầm 12.000 người thì trung bình, một nhân viên có thể xử lý tối
đa 40 phiếu trong vòng 1 giờ, ta dễ dàng nhận ra tổng thời gian để xử lý hết
12.000 phiếu là rất lớn: 300 giờ tương đương với 33 ngày làm việc liên tục
(mỗi ngày làm 8 giờ) – chưa kể những sai sót gặp phải trong quá trình xử lý.
Chính vì những hạn chế trên cùng với một khối lượng lớn công việc
như vậy nên việc xây dựng một phầm mềm vào xử lý tự động các phiếu lấy ý

kiến người học là một yêu cầu cấp thiết.
2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu và ứng dụng các thuật toán xử lý ảnh trong việc nhận
dạng thông tin trên phiếu điều tra.
- Xây dựng thành công hệ thống xử lý tự động phiếu lấy ý kiến người
học.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Hình ảnh từ các phiếu lấy ý kiến của người học.
- Các phương pháp thu nhận hình ảnh từ máy quét.
- Các phương pháp xác định phương án đúng sai từ phần mềm nhận
dạng ảnh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính: phương pháp
nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tiến hành thu thập, tổng hợp và
nghiên cứu kỹ thuật và thuật tốn có liên quan đến lĩnh vực xử lý ảnh, thị giac
máy, học máy nhằm phục vụ thực hiện đề tài “Nghiên cứu các kỹ thuật nhận
dạng thông tin trên phiếu điều tra và ứng dụng vào xử lý tự động phiếu lấy ý
kiến người học”.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:


3
+ Làm việc và xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực khảo thí và
kiểm định chất lượng, các chun gia CNTT để hồn thiện ý tưởng thuật tốn
và củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
+ Làm việc, trao đổi với người học tại một số trường THPT, Cao đẳng,
Đại học trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, phát phiếu lấy ý kiến người học
tại các nơi này. Tìm hiểu thực tế các phương pháp làm thủ công lấy ý kiến
người học tại đây, đưa ra ưu nhược điểm của phương pháp thủ công này để

vận hành xây dựng hệ thống tự động lấy ý kiến người học được nhanh gọn,
chính xác và tối ưu nhất.
5. Dự kiến kết quả đạt đƣợc
- Báo cáo tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về
các chủ đề liên quan.
- Bản mẫu phiếu lấy ý kiến người học của một số trường THPT và Đại
học.
- Kiến trúc tổng quan hệ thống xử lý phiếu điều tra.
- Cài đặt hệ thống và sản phẩm ứng dụng demo.
6. Nội dung nghiên cứu
Trong luận văn này, nội dung nghiên cứu sẽ lần lượt nghiên cứu các vấn
đề sau:
- Thu thập các tài liệu và phân tích, chọn lọc các thông tin liên quan đến
nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Tìm hiểu về các thuật tốn và hệ thống xử lý, nhận dạng thông tin từ
ảnh quét đang được phát triển trong nước hiện nay.
- Xác định các phương pháp trong xử lý ảnh nhằm nâng cao độ chính
xác và cải thiện chất lượng ảnh.
- Đề xuất kiến trúc hệ thống và các thuật toán phát hiện và nhận dạng
thông tin trên phiếu điều tra.


4
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Quản lý phản hồi thông tin trong giáo dục
Việc quản lý phản hồi thông tin trong giáo dục góp phần nâng cao tinh
thần trách nhiệm của giáo viên/giảng viên trong việc thực hiện mục tiêu đào
tạo của nhà trường; tạo thêm kênh thông tin để giúp giáo viên/giảng viên có
thể tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy và nhà trường kịp thời điều chỉnh
chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội. Giúp lãnh

đạo nhà trường có thêm thơng tin nhận xét đánh giá giáo viên/giảng viên; qua
đó điều chỉnh phân công giảng dạy, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao
trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho giáo viên/giảng viên. Giúp nhà trường và
lãnh đạo các đơn vị trong trường năm bắt được những tồn tại trong công tác
quản lý và phục vụ của từng đơn vị trong trường, qua đó đưa ra những biện
pháp khắc phục những điểm tồn tại nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
công việc. Giúp mỗi cán bộ viên chức trong từng đơn vị nâng cao tinh thần
trách nhiệm hơn nữa trong việc thực hiện mục tiêu chung của nhà trường.
Đảm bảo lợi ích cho người học, tạo điều kiện để người học được phản ánh
tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện ý kiến của mình về chương trình đào tạo
mà mình đang theo học và hoạt động đào tạo của nhà trường.
Công tác lấy ý kiến phản hồi được thực hiện theo quy trình cụ thể, cơng
khai và phải tn thủ những yêu câu sau:
- Đảm bảo truyền thống tôn sư trọng đạo và những giá trị đạo đức, văn
hoá tốt đẹp trong môi trường giáo dục, đào tạo.
- Cán bộ viên chức, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên phải
được thơng tin đầy đủ, hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của công tác khảo sát để tiến
hành cung cấp thông tin theo mẫu do trường cung cấp nhằm đạt được mục
tiêu đã đề ra.
- Nội dung, công cụ đánh giá phải phản ánh được đầy đủ, khách quan
về hoạt động đào tạo và quản lý của Nhà trường.


5
- Người cho ý kiến phản hồi phải khách quan, công bằng, trung thực
trong việc cung cấp thông tin phản hồi.
- Thông tin phản hồi từ các bên phải được xử lý khách quan, trung thực:
kết quả xử lý thông tin phải chính xác, tin cậy và phải được sử dụng đúng
mục đích.
1.2. Phƣơng pháp lấy ý kiến trực tuyến

Trong thập kỷ vừa qua, việc áp dụng các phương pháp trực tuyến vào
nghiên cứu đánh giá chất lượng trong giáo dục đã phát triển rất mạnh mẽ. Do
công nghệ ngày càng tiến bộ, nó giúp các nhà lãnh đạo có thể tự thiết kế, tiến
hành và phân tích các cuộc điều tra riêng của họ với chi phí và thời gian nhỏ
hơn nhiều so với ngày xưa. Nhưng liệu nó có bất kỳ hạn chế nào so với các
phương pháp truyền thống (ví dụ như dùng mail, điện thoại và phỏng vấn cá
nhân). Vậy chúng ta cùng xem phương pháp này có ưu nhược điểm gì?
 Ƣu điểm
- Chi phí thấp, đây có lẽ là một trong những điều hấp dẫn nhất đối với
các nhà lãnh đạo khơng có nhiều kinh phí. Chi phí tiết kiệm được có thể là do
bạn sẽ không thuê người phỏng vấn, hoặc tốn thời gian công sức chạy đôn
chạy đáo để khảo sát.
- Tự động hóa và truy cập thời gian thực. Người trả lời cung cấp dữ
liệu đầu vào riêng của họ, và nó sẽ được lưu trữ tự động.
- Tốn ít thời gian. Triển khai nhanh chóng và lặp lại là có thể với các
cuộc điều tra trực tuyến, điều mà các phương pháp truyền thống khó đạt được.
- Thuận tiện cho người trả lời. Người trả lời không cần phải đến một
địa điểm cụ thể, họ có thể thực hiện ở nhà, ở trường,..Họ có thể trả lời câu hỏi
vào thời gian họ thuận tiện, theo tốc độ của họ, và thậm chí có thể bắt đầu
cuộc điều tra tại một thời điểm, sau đấy dừng lại vì bận việc gì đó, rồi lại hồn
thành nó sau này.
- Thiết kế linh hoạt. Khảo sát có thể được lập trình ngay cả khi nó rất
phức tạp. Mẫu phức tạp và logic có thể được sử dụng liên tục. Bạn cũng có


6
thể yêu cầu người trả lời chỉ cung cấp một câu trả lời cho những câu hỏi đơn
lựa chọn, điều đó giúp giảm bớt lỗi.
- Khơng có người phỏng vấn. Người trả lời có thể sẽ sẵn sàng chia sẻ
thơng tin cá nhân vì họ khơng tiết lộ nó trực tiếp cho người khác.

 Nhƣợc điểm
- Lấy mẫu hạn chế và sẵn sàng trả lời. Một số người ít có khả năng
truy cập internet và do vậy sẽ không trả lời được các bảng câu hỏi trực tuyến
(ví dụ bạn muốn điều tra xem người già đang quan tâm, lo lắng về những vấn
đề gì nhất thì cuộc khảo sát qua internet sẽ khơng thích hợp, vì nhiều người có
tuổi khơng sử dụng mạng). Đó cũng chính là khó khăn để tạo ra mẫu xác suất
dựa trên các địa chỉ e-mail hoặc người viếng thăm website.
- Vấn đề hợp tác tốt. Mặc dù các cuộc điều tra trực tuyến có thể đạt
được tốc độ phản ứng bằng hoặc cao hơn so với các phương thức truyền
thống, người sử dụng internet hiện nay đang liên tục bị bắn phá bởi các thơng
điệp và có thể dễ dàng thờ ơ với các tiến bộ của bạn.
- Khơng có người phỏng vấn. Thiếu người phỏng vấn được đào tạo để
làm rõ và thăm dị sâu hơn có thể dẫn đến dữ liệu khơng đáng tin cậy.
Vậy đặt câu hỏi thông qua mạng internet có thể là một lựa chọn tuyệt
vời trong nhiều trường hợp.
1.3. Phƣơng pháp lấy ý kiến thông qua phiếu điều tra
Phương pháp lấy ý kiến thông qua phiếu điều tra: Là phương pháp dùng
một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên giấy theo những nội dung xác
định, người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian nhất định.
Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dị ý kiến đồng loạt nhiều người, có
khi cả hàng trăm người nên thường được sử dụng trong các cuộc điều tra xã
hội học, trong nghiên cứu khoa học giáo dục . Cần lưu ý là phương pháp này
chỉ cho những thông tin về nhận thức, thái độ của đối tượng chứ chưa cho biết
hành động của họ. Vì thế chúng phải được phối hợp với những phương pháp
nghiên cứu khác như quan sát, nghiên cứu sản phẩm hoạt động để có được


7
thông tin đầy đủ về đối tượng. Đối tượng khảo sát sẽ cho ý kiên về các nội
dung sau:

- Về chương trình mơn học.
- Về phương pháp và kỹ thuật giảng dạy của giáo viên.
- Về đảm bảo giờ dạy và giao tiêp với học sinh, sinh viên.
- Về kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Các vấn đề khác (nếu người học có nhu cấu bày tỏ).
- Tổ chức và quản lý phục vụ đào tạo.
- Kiểm tra đánh giá; Cơ sở vật chất; Chương trình đào tạo.
- Đội ngũ giáo viên.
1.4. Xu hƣớng phát triển của kiểm định chất lƣợng trong giáo dục
Do những áp lực gia tăng về trách nhiệm giải trình và hiệu quả đào tạo
trong giáo dục đại học trên thế giới trong suốt hơn ba thập kỷ qua, kiểm định
chất lượng (KĐCL) đã dần trở thành công cụ đảm bảo chất lượng phổ biến ở
nhiều hệ thống giáo dục kể cả phát triển và chưa phát triển.
Khơng đứng ngồi xu hướng này, sau khi thí điểm, Việt Nam đã đưa
KĐCL thành một yêu cầu bắt buộc đối với các trường đại học và cao đẳng.
Tuy nhiên, cho đến nay, sau 12 năm, các cơ quan hữu trách vẫn chưa hoàn tất
chu kỳ kiểm định thứ nhất trong toàn hệ thống.
Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) đã được hình thành và phát
triển từ lâu. Hiện nay, hoạt động này ngày càng phổ biến bởi nó là một cơng
cụ hiệu quả giúp các trường kiểm soát và đảm bảo chất lượng đào tạo, nâng
cao năng lực cạnh tranh cho các cơ sở giáo dục. “Kiểm định chất lượng là
một quá trình xem xét chất lượng từ bên ngoài, được giáo dục đại học sử
dụng để khảo sát, đánh giá các cơ sở giáo dục và các ngành đào tạo nhằm
đảm bảo và cải tiến chất lượng” (Hội đồng kiểm định giáo dục đại học của
Hoa Kỳ-CHEA, 2003). Ở Việt Nam, “Kiểm định chất lượng giáo dục là biện
pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội


8
dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc kiểm định chất

lượng giáo dục được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng
cơ sở giáo dục. Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục được công bố công
khai để xã hội biết và giám sát” (Điều 17, Luật Giáo dục (2005).
Từ năm 2007 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành
Bộ ttiêu chuẩn KĐCLGD đối với cơ sở giáo dục (CSGD) và chương trình đào
tạo (CTĐT), chu kỳ và quy trình kiểm định; hệ thống các văn bản quy định về
công tác đánh giá và kiểm định CSGD và CTĐT cùng các hướng dẫn cụ
thể các tiêu chuẩn dùng để làm công cụ thực hiện. Hệ thống văn bản quy định
về công tác đánh giá và kiểm định các CSGD và CTĐT ngày càng đầy đủ,
đánh dấu sự hồn thiện về q trình chuyển giao các phương pháp đánh giá
của Bộ GD&ĐT đối với các CSGD trên cả nước, chuẩn bị tiến đến kiểm định
chất lượng toàn diện.
Hoạt động KĐCLGD cấp cơ sở giáo dục nước ta đã có những bước
phát triển mạnh mẽ. Tính đến tháng 05/2018, theo kết quả thống kê của 05
trung tâm kiểm định trực thuộc các đơn vị: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG-HCM, ĐH
Đà Nẵng, Hiệp Hội các trường cao đẳng đại học Việt Nam và Trường Đại học
Vinh, cả nước đã có 95 trường đại học và 02 trường Cao đẳng được cấp giấy
chứng nhận đạt chuẩn kiểm định theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, 05 Cơ sở
giáo dục được công nhận đạt chuẩn của các tổ chức kiểm định quốc tế như
AUN-QA (Mạng lưới Đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN),
HCERES (Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học
Pháp); 114 chương trình đào tạo, bao gồm: 08 chương trình đánh giá theo tiêu
chuẩn trong nước và 106 chương trình đánh giá theo tiêu chuẩn khu vực và
quốc tế. Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch kiểm định với mục tiêu đến năm
2020 tất cả các trường đại học trong cả nước phải được kiểm định, và ít nhất
10% CTĐT của các CSGD được kiểm định.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT bắt đầu áp dụng bộ tiêu chuẩn kiểm định chất
lượng cấp CTĐT theo AUN-QA với 11 tiêu chuẩn, 50 tiêu chí (Thơng tư



9
04/2016), đồng thời đang triển khai áp dụng thí điểm bộ tiêu chuẩn đánh giá
CSGD theo AUN-QA với 25 tiêu chuẩn, 111 tiêu chí (Thơng tư 12/2017).
Các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn được đánh giá theo thang đánh giá 7 mức, từ
không đạt yêu cầu đến thực hiện xuất sắc, đạt mức của các CSGD hàng đầu
thế giới.
1.5. Các lĩnh vực ứng dụng tiềm năng khác
Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một phép lượng giá cụ thể mức độ khả
năng thể hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người cụ thể nào đó (sau
đây chúng ta sẽ gọi chung là thí sinh).
Về cách thực hiện trắc nghiệm, có thể phân chia các phương pháp trắc
nghiệm ra làm ba loại lớn: loại quan sát, loại vấn đáp và loại viết.
- Loại quan sát: giúp đánh giá các thao tác, các hành vi, các phản ứng
vô thức, các kỹ năng thực hành và cả một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn
cách giải quyết vấn đề trong một tình huống đang được nghiên cứu.
- Loại vấn đáp: có tác dụng tốt để đánh giá khả năng đáp ứng các câu
hỏi được nêu một cách tự phát trong một tình huống cần kiểm tra, cũng
thường được sử dụng khi sự tương tác giữa người hỏi và người đối thoại là
quan trọng, chẳng hạn để xác định thái độ người đối thoại ...
- Loại viết: thường được sử dụng nhiều nhất, vì nó có các ưu điểm sau:
 Cho phép kiểm tra nhiều thí sinh cùng một lúc.
 Cho phép thí sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời.
 Có thể đánh giá một vài loại tư duy ở mức độ cao.
 Cung cấp các bản ghi trả lời của thí sinh để nghiên cứu kỹ khi chấm.
 Dễ quản lý vì người chấm khơng tham gia trực tiếp vào bối cảnh.
So sánh các phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận
Tự luận cho phép có một sự tự do tương đối nào đó để trả lời một câu
hỏi được đặt ra, nhưng đồng thời lại đòi hỏi học sinh phải nhớ lại hơn là nhận
biết thông tin, và phải biết sắp xếp và diễn đạt ý kiến của họ một cách chính
xác và sáng sủa. Bài trắc nghiệm tự luận thường được chấm điểm một cách



10
chủ quan và các điểm cho bởi những người chấm khác nhau có thể khơng
thống nhất.
Trắc nghiệm khách quan thường có nhiều phương án trả lời được cung
cấp cho mỗi câu hỏi của bài trắc nghiệm nhưng chỉ có một phương án duy
nhất là đúng hoặc đúng nhất, phù hợp nhất. Bài trắc nghiệm được chấm điểm
bằng cách đếm số lần mà người làm trắc nghiệm đã chọn được phương án trả
lời đúng trong số những phương án trả lời đã được cung cấp. Bài trắc nghiệm
được gọi là khách quan vì việc cho điểm là khách quan chứ khơng chủ quan
như đối với bài trắc nghiệm tự luận. Có thể nói là kết quả chấm điểm sẽ như
nhau, khơng phụ thuộc vào việc ai chấm bài trắc nghiệm đó. Thơng thường
bài trắc nghiệm khách quan gồm có nhiều câu hỏi hơn bài trắc nghiệm tự
luận, và mỗi câu hỏi thường có thể được trả lời bằng cách đánh dấu đơn giản.
Tiêu chí

Ƣu thế
Trắc nghiệm

Tự luận



Ít tốn cơng ra đề thi
Đánh giá được khả năng diễn đạt, đặc biệt là



diễn đạt tư duy hình tượng

Đề thi phủ kín nội dung mơn học



Ít may rủi do trúng tủ, trật tủ



Ít tốn công chấm thi



Khách quan trong chấm thi



Áp dụng được công nghệ mới trong việc nâng
cao chất lượng kỳ thi, giữ bí mật đề thi, hạn chế
quay cóp, hạn chế tiêu cực trong chấm thi và



giúp phân tích kết quả thi
Qua đây ta thấy việc đánh giá thông qua phiếu điều tra vẫn được chọn
lựa là phương pháp tốt và mang lại hiệu quả hơn so với phương pháp đánh giá
trực tuyến. Phương pháp trực tuyến khơng thích hợp với một số người ít có


11
khả năng truy cập internet và do vậy sẽ không trả lời được các bảng câu hỏi

trực tuyến hoặc những người có tuổi thì cuộc khảo sát qua internet sẽ khơng
thích hợp, vì nhiều người có tuổi khó sử dụng mạng. Hiện nay người sử dụng
internet liên tục bị bắn phá bởi các thơng điệp và có thể dễ dàng thờ ơ với các
tiến bộ của bạn. Phương pháp phiếu điều tra cho phép chúng ta điều tra, thăm
dò ý kiến đồng loạt nhiều người, có khi cả hàng trăm người khơng phân biệt
tuổi tác, khơng địi hỏi người được điều tra phải có thiết bị truy cập
internet…nên thường được sử dụng trong các cuộc điều tra xã hội học, trong
nghiên cứu khoa học giáo dục.
Việc đánh giá ở các cơ sở giáo dục cho ta biết chất lượng giảng dạy
của giảng viên, chất lượng đào tạo sẽ giúp cho Nhà trường có thêm kênh tham
khảo, nghiên cứu để rà sốt, điều chỉnh, bổ sung cho q trình giảng dạy của
nhà trường. Nhà trường có căn cứ để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
và phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên. Nhà trường có thêm kênh để nhận
xét, đánh giá giảng viên, đánh giá cán bộ viên chức, đánh giá chất lượng
chương trình đào tạo, đánh giá chất lượng hoạt động của các đơn vị. Giảng
viên có kế hoạch tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, điều chỉnh
phương pháp giảng dạy,... Các đơn vị sẽ có cơ sở đề điều chỉnh chất lượng
hoạt động của đơn vị mình theo hướng tích cực hơn và tiếp thu các ý kiến
đóng góp để hồn thiện hơn. Các cán bộ viên chức nâng cao tinh thần trách
nhiệm hơn trong công việc và trong mục tiêu chung của đơn vị cũng như của
nhà trường.
Việc đánh giá ở các cơ sở giáo dục nhằm đưa ra một quyết định công
nhận một sơ sở giáo dục hay một chương trình đào tạo của nhà trường có đáp
ứng được các chuẩn mực qui định hay khơng? Ngồi ra nó cịn phản ánh cho
các bên liên quan những bằng chứng xác thực về chất lượng đào tạo và động
lực để nâng cao chất lượng cho các cơ sở giáo dục đã qua kiểm định. Chỉ có
thực hiện đánh giá mới mang lại những giá trị đích thực, nâng cao chất lượng,
thương hiệu đào tạo của một cơ sở giáo dục..



12
CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ BÀI TỐN
2.1. Quy trình xử lý phiếu điều tra
Phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu điều tra là phương pháp
thông tin dùng một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn trên giấy theo những
nội dung xác định. Người được hỏi có thể trả lời câu hỏi theo hình thức trực
tiếp viết câu trả lời vào phiếu thu thập thông tin hoặc câu trả lời được người
hỏi ghi lại trên phiếu thu thập thông tin. Hiệu quả của phương pháp thu thập
thông tin này phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế một bảng hỏi chuẩn có khả
năng đem lại cho người thu thập những thơng tin đầy đủ, chính xác về đối
tượng. Mặt khác, một bảng hỏi được thiết kế chuẩn sẽ giúp cho việc tổng hợp,
thống kê, xử lý các thông tin thu thập được dễ dàng, thuận lợi.
Có 3 loại bảng hỏi: bảng hỏi đóng, bảng hỏi mở và bảng hỏi kết hợp 2
hình thức đóng và mở. Bảng hỏi đóng cố định các phương án trả lời, bảng hỏi
mở chỉ nêu câu hỏi mà không nêu phương án trả lời. Bảng hỏi kết hợp sẽ có
một số câu hỏi có phương án trả lời cố định và một số câu chỉ nêu câu hỏi mà
khơng có phương án trả lời.
 Kỹ thuật điều tra bằng bảng hỏi định lượng:
- Bảng hỏi chưa chuẩn hóa: Là bảng hỏi dùng nhiều câu hỏi tự do,
không chặt chẽ về mặt thời gian, về nội dung trả lời, về trình tự câu hỏi, trình
tự các ý trả lời trong từng câu hỏi. Loại này được dùng thí điểm trong giai
đoạn đầu với số lượng đối tượng điều tra hạn chế nhằm mục đích thăm dị,
chuẩn bị cho việc thiết kế an-két chuẩn hóa.
- Bảng hỏi chuẩn hóa: Được sử dụng trong khi tiến hành điều tra chính
thức, trong đó phải hình thành một hệ thống câu hỏi đầy đủ và chính xác về
nội dung cần điều tra với trình tự chặt chẽ, logic, thời gian tiến hành được quy
định rõ ràng, hợp lý đảm bảo những quy tắc cơ bản của một bảng hỏi.
 Các quy tắc lập câu hỏi bảng hỏi thu thập thơng tin
- Phải xác định trình tự logic về nội dung của hệ thống câu hỏi (xác
định những nội dung cần tìm hiểu, số câu hỏi, trình tự logic của các câu hỏi)



13
- Từng câu hỏi phải được sọan một cách ngắn gọn, rõ ý, mỗi câu chỉ
nên hỏi về một ý.
- Trong câu hỏi nên dùng tiếng phổ thông, không được dùng tiếng địa
phương, tiếng lóng hoặc tiếng nước ngịai gây khó hiểu cho người trả lời.
- Khi đặt câu hỏi phải đưa ra đầy đủ các phương án trả lời có thể có
được đối với câu hỏi đó. Muốn vậy người nghiên cứu phải nắm vững lý
thuyết của vấn đề và phải có bước tiến hành điều tra thử để căn cứ vào đó mà
hiệu chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp.
- Khơng dùng lọai câu hỏi có tính chất dồn ép hoặc lục vấn người trả
lời.
- Phải hướng dẫn cách thức trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn, dễ hiểu.
 Quy trình tiến hành điều tra bằng bảng hỏi:
- Làm quen với khách thể.
- Xác định rõ nội dung, trình tự của hệ thống câu hỏi cần điều tra.
- Soạn thử hệ thống câu hỏi đầu tiên, lựa chọn hình thức câu hỏi phù
hợp từng câu hỏi.
- Tiến hành điều tra thử bằng hệ thống câu hỏi đầu tiên ở một số khách
thể.
- Điều chỉnh hệ thống câu hỏi sau khi điều tra thử (có thể nhờ các
chuyên gia góp ý kiến, bổ sung cho hồn chỉnh).
- Xây dựng phiếu điều tra với hệ thống câu hỏi chính thức.
- Tiến hành điều tra chính thức.
2.2. Các cách tiếp cận trong xử lý ảnh và thị giác máy
Thị giác máy (Computer Vision) là một trong những hướng nghiên cứu
trọng tâm của ngành Khoa học máy tính, nhằm giải quyết các bài tốn nhận
dạng, giúp máy tính có khả năng “nhìn” và nhận dạng đối tượng thơng qua
ảnh chụp hay video. Để có thể phân tích và nhận dạng được đối tượng, các

chương trình máy tính phải trích chọn một tập các đặc trưng (Feature Vector
[4]) hay bộ mô tả (Descriptors [9,10]) về đối tượng trong ảnh. Các bộ mô tả


14
sau đó được đối sánh (Matching) với một cơ sở dữ liệu chứa các bản mẫu để
tìm kiếm đối tượng gần nhất. Để tối ưu hóa thời gian đối sánh mẫu, các đặc
trưng ảnh thường được lập chỉ mục (feature indexing [5]) nhằm tăng tốc độ
đối sánh trên cơ sở dữ liệu các bản mẫu. Trong lĩnh vực thị giác máy, đặc biệt
là các bài toán nhận dạng, chúng ta thường phải đối sánh các đối tượng với
một tập các bản mẫu đã có.
Thơng thường, số lượng các bản mẫu là tương đối lớn (hàng tỉ bản ghi).
Vì vậy, thời gian đối sánh là một vấn đề quan trọng cần phải giải quyết, đặc
biệt là đối với các ứng dụng thời gian thực. Mục tiêu của việc lập chỉ mục là
sắp xếp, tổ chức lại cơ sở dữ liệu các bản mẫu, và xây dựng các thuật toán đối
sánh hiệu quả sao cho quá trình đối sánh chỉ cần thực hiện trên một phần nhỏ
các bản mẫu tiềm năng mà khơng cần phải duyệt trên tồn bộ cơ sở dữ liệu
(brute-force search).
2.3. Một số giải pháp phần mềm thƣơng mại trong và ngoài nƣớc
Phần mềm phục vụ thi trắc nghiệm đã được quan tâm từ nhiều năm nay
kể cả trong nước và trên thế giới. Trên thế giới ta thường thấy một số ứng
dụng điển hình của hệ thống này đó là các cuộc thi tiếng Anh quốc tế như
TOFEL, IELTS, TOEIC,… Ngoài ra, trong các trường đại học quốc tế, người
ta đều ứng dụng rất rộng rãi hình thức thi trắc nghiệm này. Nhìn chung, một
hệ thống phần mềm phục vụ thi trắc nghiệm gồm hai phần mềm chính: phần
mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi và phần mềm chấm tự động bài làm của
thí sinh. Nếu thi trắc nghiệm trên máy (cịn gọi là TestOnline) thì phần mềm
chấm sẽ đơn giản hơn nhiều so với phần mềm chấm bài thi trắc nghiệm trên
giấy (trường hợp này bài thi phải được quét vào bằng máy Scaner). Từ nay về
sau, trong tài liệu này chỉ đề cập đến hình thức thi trắc nghiệm trên giấy.

Đối với phần mềm thứ nhất – phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi
(NHCH). Hiện tại, phần mềm này đã được xây dựng trên cả hai mơ hình là
WinForm và WebForm. Tuy nhiên, điểm khó nhất trong phần mềm này là khả
năng hỗ trợ biễu diễn những dạng dữ liệu phức tạp bao gồm: văn bản, hình


15
ảnh, bảng biểu và đặc biệt là cơng thức tốn học. Tìm được giải pháp cơng
nghệ để hỗ trợ dạng dữ liệu phức tạp trên đã khó, cái khó hơn nữa đó là khi
tạo đề, trộn đề (hốn vị các câu hỏi và các phương án) làm thế nào để có thể
tổ hợp các câu hỏi lại thành một đề hoàn chỉnh phục vụ cho việc in ấn. Hiện
tại, hầu hết các phần mềm quản lý NHCH phát triển trên nền Web đều khơng
có khả năng giải quyết được vấn đề này. Một số ít các phần mềm phát triển
trên nền WinForm có hỗ trợ nhưng chưa hồn thiện: hoặc chỉ hỗ trợ hình ảnh,
hoặc phải mua thêm PlugIn và thư viện của các hãng nổi tiếng trên thế giới
như Microsoft, OpenOffice.org, OpenDocument,… Một điểm khó nữa trong
phần mềm quản lý ngân hàng đề thi đó là khả năng tự động tạo và in đề thi
theo lô, in phiếu trả lời của thí sinh. Phần mềm phải có khả năng tự động ghép
mã đề vào các đề thi, tự động phân trang đề thi (mỗi đề thi bắt đầu trên một
trang mới) và tự động in ra với số lượng đề (có mã đề khác nhau) tùy ý.
Đối với phần mềm thứ hai – phần mềm chấm tự động bài làm của thí
sinh. Trong trường hợp này, phiếu trả lời của thí sinh (AnswerSheet) sẽ được
thiết kế sẵn, phần mềm chấm chỉ có khả năng chấm theo mẫu phiếu đã thiết
kế sẵn đó. Bố cục của phiếu trả lời (kể cả trong nước và trên thế giới) luôn
chứa những phần chính sau:
 Phần tiêu đề: để thí sinh điền các thông tin cần thiết như SBD, mã
đề,…
 Phần bài làm của thí sinh: là tập các câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 ơ trịn
để thí sinh tơ vào phương án đúng nhất.
 Phần chứa các kí hiệu đánh dấu (Mark Points): Đây là một phần rất

quan trọng, nó ảnh hưởng đến tính chính xác của q trình chấm, hầu hết các
loại mẫu phiếu trả lời ở Việt Nam và trên thế giới đều sử dụng rất nhiều điểm
đánh dấu, thơng thường các điểm đánh dấu là hình chữ nhật đen nhỏ, được
sắp đặt thành hai dãy dài và bố trí ở mép trên và mép phải của phiếu trả lời.
Điều này sẽ làm giảm tính thẩm mỹ của phiếu trả lời.


16

Hình 2.1. Một số mẫu phiếu trả lời trắc nghiệm
Với việc thiết kế nhiều điểm đánh dấu (là hình chữ nhật đen) như trên,
việc chấm (nhận dạng quang học) sẽ được thực hiện tuần tự như sau:
 Chuyển đổi (convert) ảnh bài thi (đã quét bằng Scaner) từ dạng đa cấp
xám sang dạng đen trắng (phần mềm chấm thi trắc nghiệm đoạt giải ba cuộc
thi Nhân tài Đất Việt năm 2005 và giải nhất cuộc thi Nhân tài Đất Việt 2006
đều sử dụng bước này là bước đầu tiên trong q trình chấm).
 Dị tìm các điểm đánh dấu theo hàng và cột, định vị hàng (cột) tương
ứng với điểm đánh dấu vừa tìm được.
 Thực hiện quét theo hàng đã xác định, trên hàng đang qt, sẽ dị tìm
các ơ trịn tương ứng với các câu hỏi. Sau đó, đếm số lượng điểm đen trong
mỗi ơ trịn và so sánh với một giá trị ngưỡng () để quyết định phương án trả
lời của thí sinh.
Với giải pháp kĩ thuật trên, các phần mềm chấm thi trắc nghiệm hiện tại
sẽ có một số nhược điểm sau:


×