Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu đa dạng thành phần loài ếch nhái (amphibia) và bò sát (reptilia) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh vượn cao vít trùng khánh tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.46 KB, 52 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, gắn đào
tạo tại trƣờng đại học với thực tế khách quan. Đƣợc sự đồng ý của trƣờng Đại
học Lâm nghiệp, khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng tôi đã thực
hiện đề tài:
“Nghiên cứu đa dạng thành phần lồi Ếch nhái (Amphibia) và Bị sát
(Reptilia) ở Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh tỉnh
Cao Bằng”. Nhân dịp này tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong
trƣờng, trong khoa, trong bộ môn Động vật rừng đã tạo điều kiện cho tôi thực
hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lƣu Quang
Vinh, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ kiểm lâm trong ban quản lý, đội
tuần rừng trong khu bảo tồn lồi và sinh cảnh Vƣợn Cao Vít, huyện Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng, cùng toàn thể nhân dân ba xã Ngọc Khê, Ngọc Côn,
Phong Nậm đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thực tập ngoại nghiệp.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhƣng do thời
tiết, thời gian thực tập, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên đề tài luận văn
sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp
của thầy cơ và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 19 tháng 05 năm 2017.
Sinh viên
Triệu Văn Cƣờng


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG

TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên khóa luận: “Nghiên cứu đa dạng thành phần loài Ếch nhái


(Amphibia) và Bị sát (Reptilia) ở Khu bảo tồn lồi và sinh cảnh Vượn Cao
Vít Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng”.
Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Lƣu Quang Vinh
Sinh viên thực hiện: Triệu Văn Cƣờng
Lớp: 58E_QLTNR
Khoa: Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng
Mục tiêu nghiên cứu:
Góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, tài ngun bị
sát, ếch nhái tại khu bảo tồn lồi và sinh cảnh Vƣợn Cao Vít nói riêng.
Nội dung nghiên cứu:
- Xác định sự đa dạng về thành phần lồi bị sát, ếch nhái ở Khu bảo
tồn lồi và sinh cảnh Vƣợn Cao Vít
- Lập danh sách lồi, xác định các nhóm lồi chiếm ƣu thế trong khu vực.
- Ghi nhận sự phân bố của các loài theo các dạng sinh cảnh sống trong
khu vực.
- Nghiên cứu, xác định các nhân tố đe dọa đến các quần thể của các lồi
bị sát, ếch nhái ở khu vực nghiên cứu từ đó đề xuất biện pháp bảo tồn.
Những kết quả đạt đƣợc:
Đề tài đã ghi nhận đƣợc 22 lồi bị sát, ếch nhái từ các nguồn thơng tin
khác nhau. Trong đó, có 8 lồi quan sát trực tiếp, 5 lồi thu mẫu, 17 lồi
thơng qua điều tra phỏng vấn, 22 lồi từ tài liệu.
Đã xác định và mơ tả đƣợc 4 dạng sinh cảnh trong khu bảo tồn.
- Rừng tự nhiên trên núi đá.
- Rừng tre nứa tự nhiên.


- Tràng cỏ và cây gỗ rải rác.
- Làng bản và đồng ruộng.
Sinh cảnh rừng tự nhiên núi đá có tính đa dạng cao nhất. Độ cao từ
400m đến 600m và từ 600m đến 800m quan sát và thu mẫu đƣợc nhiều loài

nhất, từ 800m đến 1000m quan sát và thu đƣợc ít lồi nhất.
Xác định đƣợc 5 mối đe dọa chính trong khu bảo tồn: Săn bắt, khai thác
gỗ, khai thác lâm sản ngoài gỗ, lấn chiếm đất rừng làm nƣơng rẫy, sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó khai thác gỗ là mỗi đe dọa lớn nhất đến bò
sát, ếch nhái trong khu bảo tồn.
Đề xuất các giải phát bảo tồn và phát triển: Bảo vệ sinh cảnh sống,
nâng cao nhận thức cộng đồng, nâng cao đời sống ngƣời dân địa phƣơng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Chƣơng 1 Tổng Quan Vấn Đề Nghiên Cứu....................................................... 2
CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 4
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 4
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 4
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 5
2.4.1. Phƣơng pháp phỏng vấn........................................................................... 5
2.4.2. Khảo sát thực địa ...................................................................................... 7
2.4.3. Phƣơng pháp nội nghiệp ........................................................................ 10
Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............. 12
3.1. Điều kiện tự nhiên của Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vƣợn Cao Vít. .... 12
3.1.1. Vị trí địa lý. ............................................................................................ 12

3.1.2. Địa hình, địa chất và thổ nhƣỡng. .......................................................... 13
3.1.3. Khí hậu và thủy văn ............................................................................... 14
3.1.4 .Khu hệ thực vật. ..................................................................................... 15
3.1.5. Khu hệ động vật. .................................................................................... 16
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. ......................................................................... 16
3.2.1. Dân số..................................................................................................... 16
3.2.2. Cơ sở hạ tầng. ......................................................................................... 17
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 18


4.1. Thành phần lồi Bị sát - Ếch nhái. ........................................................... 18
4.2. Phân bố Bò sát - Ếch nhái ......................................................................... 23
4.2.1. Phân bố Bò sát - Ếch nhái theo sinh cảnh .............................................. 23
4.2.2. Phân bố Bò sát - Ếch nhái theo đai cao .................................................. 26
4.2.3. Giá trị bảo tồn của các lồi Bị sát - Ếch nhái trong Khu bảo tồn. ........ 27
4.3. Đánh giá các mỗi đe dọa đến các lồi Bị sát - Ếch nhái tại KBT ............ 29
4.3.1. Các mối đe dọa. ...................................................................................... 29
4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo tồn nguồn tài nguyên Bò sát - Ếch
nhái tại KBT. .................................................................................................... 31
4.4.1. Bảo vệ sinh cảnh sống ............................................................................ 31
4.4.2. Nâng cao nhận thức cộng đồng. ............................................................. 32
4.4.3. Nâng cao đời sống của ngƣời dân đia phƣơng....................................... 32
KẾT LUẬN – TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ đầy đủ


Từ viết tắt
BNNPTNT
CITES

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Công ƣớc về buôn bán quốc tế các loại đông,
thực vật hoang dã nguy cấp

IUCN

Danh lục đỏ thế giới

KBT

Khu bảo tồn

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

MV

Mẫu vật

NXB

Nhà xuất bản

PV


Phỏng vấn

QS

Quan sát

SC

Sinh cảnh

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

STT

Số thứ tự

TL

Tƣ liệu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các tuyến điều tra …………………...………………………..….10
Bảng 4.1: Danh lục Bò sát - Ếch nhái ở Khu bảo tồn lồi và sinh cảnh Vƣợn
Cao Vít ............................................................................................................ 18
Bảng 4.2: Đa dạng Bò sát theo các Họ ........................................................... 20
Bảng 4.3: Đa dạng Ếch nhái theo các Họ ....................................................... 21
Bảng 4.4: Bảng so sánh đa dạng loài ở khu vực nghiên cứu với các KBT

khác.......................................................................................................... 22
Bảng 4.5: Phân bố Bò sát - Ếch nhái theo sinh cảnh ...................................... 24
Bảng 4.6: Phân bố Bò sát - Ếch nhái theo đai cao .......................................... 26
Bảng 4.7: Giá trị bảo tồn của các loài Bị sát - Ếch nhái tại Khu bảo tồn lồi
và sinh cảnh Vƣợn Cao Vít. ............................................................................ 28


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Số lƣợng ghi nhận của các loài qua các nguồn ........................... 19
Biểu đồ 4.2: Đa dạng lồi Bị sát theo các Họ ................................................. 20
Biểu đồ 4.3: Đa dạng các loài Ếch nhái theo Họ ............................................. 21
Biểu đồ 4.4: So sánh đa dạng loài ở khu vực nghiên cứu với các KBT khác. 23
Biểu đồ 4.5: Sự phân bố Bò sát - Ếch nhái theo sinh cảnh. ............................. 24
Biểu đồ 4.6: Phân bố loài Bò sát - Ếch nhái theo đai cao ................................ 27


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm ở phía đơng của của bán đảo Đông Dƣơng, trung tâm của
vùng Đông Nam Á chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với địa
hình phức tạp ¾ là đồi núi, cao ngun và có hệ thống sơng dày đặc đã góp
phần tạo nên sự phong phú của tài nguyên động, thực vật. Nhƣng trong vài
thập kỷ qua tài nguyên nƣớc ta bị suy giảm nghiêm trọng cả về mặt số lƣợng
và chất lƣợng. Nguồn tài nguyên nƣớc ta bị suy giảm do nhiều nguyên nhân,
nhƣng chủ yếu vẫn là do con ngƣời gây nên. Dƣới sự tác động quá mức của
con ngƣời làm cho tài nguyên động vật nói chung và tài ngun Bị sát - Ếch
nhái nói riêng bị suy giảm mạnh, trƣớc nguy cơ đó dẫn đến một số lồi đang
đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng.
Bò sát - Ếch nhái ở nƣớc ta rất đa dạng về thành phần loài. Chúng phân
bố rộng ở cả 3 vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Bị sát - Ếch nhái có vai
trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái. Mặt khác, chúng cịn có giá trị

to lớn đối với đời sống con ngƣời nhƣ giá trị về thực phẩm, dƣợc liệu quý hay
giá trị về thƣơng mại và chúng góp phần làm tăng sự phong phú về tài nguyên
sinh vật.
Để bảo tồn nguồn tài ngun này nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học
đã đƣợc tiến hành ở nhiều khu vực khác nhau nói chung và Khu bảo tồn lồi
và sinh cảnh Vƣợn Cao Vít nói riêng. Tuy nhiên các cơng trình vẫn chƣa đánh
giá đƣợc một cách đầy đủ và toàn diện cho tài nguyên động vật ở khu vực.
Vì vậy để cung cấp thêm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn, tôi chọn
đề tài “Nghiên cứu đa dạng thành phần lồi Ếch nhái (Amphibia) và Bị sát
(Reptilia) ở Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh tỉnh
Cao Bằng”. Mục đích của đề tài nhằm cung cấp một số đặc điểm phân bố
theo sinh cảnh, đai cao và đánh giá tính đa dạng thành phần lồi, từ đó làm cơ
sở để đƣa ra các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên một cách bền vững và
hiệu quả hơn.

1


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Từ xa xƣa ngƣời dân Việt Nam đã biết đến giá trị của những lồi Bị
sát, Ếch nhái, nó khơng chỉ mang lại cho con ngƣời những giá trị về mặt thực
phẩm mà còn có rất nhiều ý nghĩa trong y học. Nhƣ Danh y Tuệ Tĩnh (1333 –
1390) một danh y hàng đầu nƣớc ta và giữa thế kỷ XIV, là ngƣời đầu tiên
thống kê 16 vị thuốc có nguồn gốc Bị sát, Ếch nhái. Tuy nhiên trong thời kỳ
này các nghiên cứu chỉ dừng ở mức độ thống kê. Quá trình điều nghiên cứu
thật sự đƣợc bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên, trong thời kì này các
nghiên cứu là do ngƣời phƣơng tây thực hiện nhƣ: Boulenger (1903), Smith
(1921, 1924, 1932). Đáng chú ý nhất là cơng trình nghiên cứu Bị sát, Ếch
nhái Đơng Dƣơng của Bourret từ năm 1942 -1944, trong đó có nƣớc ta. Cơng

trình nghiên cứu bao gồm:
Năm 1942: Khu hệ Ếch nhái Đông Dƣơng và các lồi Rùa Đơng
Dƣơng[33].
Năm 1943: Giới thiệu khóa định loại Thằn lằn Đơng Dƣơng[34].
Sau khi hịa bình lập lại ở miền Bắc Việt Nam các cơng trình về thành
phần lồi Bò sát, Ếch nhái mới đƣợc tăng cƣờng bởi các tác giả Việt Nam.
Giai đoạn 1970 – 1990: Đã có thêm một số cơng trình: “Kết quả điều
tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam”, 1981 ( Phần Bò sát, Ếch nhái) của
các tác giả Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã thống kê đƣợc 159
lồi Bị sát, 69 loài Lƣỡng cƣ[22]. “ Tuyển tập báo cáo kết quả điều tra thống
kê động vật Việt Nam” (1985) của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, đã
thống kê đƣợc 350 lồi Bị sát, Ếch nhái; trong đó Bị sát có 260 lồi, Ếch
nhái có 90 lồi. Ngồi ra các tác giả cịn phân tích sự phân bố các loài ở các
dạng sinh cảnh[11].
Giai đoạn 1990 – 2002: Đây là giai đoạn nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái ở
nƣớc ta đƣợc tăng cƣờng. Đặc biệt nhất là từ năm 1995 trở lại đây có các tác
giả: Đinh Thị Phƣơng Anh, Hồ Thu Cúc, Hồng Nguyễn Bình, Ngơ Đắc
2


Chứng, Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn
Trƣờng Sơn, Nguyễn Minh Tùng, Nguyễn Quảng Trƣờng, ... đƣa ra danh sách
loài ở một số vùng: Vƣờn Quốc gia Bạch Mã có 52 lồi Ếch nhái, Bị sát
thuộc 15 họ, 3 bộ[12,13]; Vƣờn Quốc gia Ba Vì có 62 loài thuộc 16 họ, 3
bộ[9]; Vùng Núi Ngọc Linh (Kon Tum) có 53 lồi thuộc 30 họ, 4 bộ [14];
Khu vực Tây Nam Nghệ An có 56 lồi thuộc 17 họ, 3 bộ[8]; Khu vực Hữu
Liên (Lạng sơn) có 48 loài thuộc 15 họ, 4 bộ[15]; Khu vực núi Yên Tử
(Quảng Nimh) có 55 lồi thuộc 18 họ, 4 bộ[16]; Vƣờn Quốc gia Bến Em
(Thanh Hóa) có 85 lồi thuộc 51 họ, 4 bộ[17]; Khu vực núi Bà Đen (Tây
Ninh) có 55 lồi thuộc 18 họ, 5 bộ[5]; Khu vực Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà –

Đà Nẵng có 34 loài thuộc 19 họ, 5 bộ[1]; Khu vực núi Kon Ka Kinh (Gia Lai)
có 51 lồi thuộc 15 họ, 4 bộ[18]; Khu vực Chí Linh (Hải Dƣơng) có 87 lồi
thuộc 20 họ, 4 bộ[2]; Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát (Nghệ An) có 71 lồi
thc 21 họ, 4 bộ[10]; Khu bảo tồn thiên nhiên U Minh Thƣợng (Kiên Giang)
Có 38 loài thuộc 14 họ, 3 bộ[19]; Khu vực đầm Ao Châu (Hạ Hịa – Phú Thọ)
có 54 lồi thuộc 20 họ, 4 bộ[3]; Khu vực A Lƣới (Thừa Thiên Huế) có 76 lồi
Thuộc 20 họ, 4 bộ[4]...
Ngồi những cơng trình nghiên cứu về khu hệ cịn có những cơng trình
nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học. Nổi bật có các cơng trình
nghiên cứu của Trần Kiên và các cộng sự.
- 1987 –1989: Hồng Nguyễn Bình cùng Trần Kiên nghiên cứu về các
đặc tính sinh thái học của Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) và Rắn cạp nia
(Bungarus multicintus)[6].
-Trần Kiên (1996): Các lồi động vật có xƣơng sống (phần Ếch nhái,
Bị sát) có giá trị kinh tế [7].
Ngồi ra , Lê Ngun Ngật có cơng trình nghiên cứu bổ sung một số
tập tính của Cá cóc tam đảo (Paramesotriton deloustali) ni trong bể kính,...
Đến năm 2009, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trƣờng, Hồ Thu Cúc đã
thống kê đƣợc 369 loài thuộc 3 bộ, 23 họ trong Danh lục Bò sát - Ếch nhái
Việt Nam[20].

3


CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh học nói

chung, tài ngun Bị sát, Ếch nhái tại Khu bảo tồn lồi và sinh cảnh Vƣợn
Cao Vít nói riêng.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá sự đa dạng và lập danh lục về thành phần lồi Bị sát, Ếch
nhái tại Khu bảo tồn lồi và sinh cảnh Vƣợn Cao Vít.
+ Xác định các nhân tố đe dọa và khuyến nghị các vấn đề liên quan đến
các lồi Bị sát, Ếch nhái ở Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vƣợn Cao Vít.
+ Đề xuất giải pháp bảo tồn Bị sát, Ếch nhái ở Khu bảo tồn loài và sinh
cảnh Vƣợn Cao Vít.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Các lồi Bị sát, Ếch nhái.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vƣợn
Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
2.3. Nội dung nghiên cứu
a) Xác định sự đa dạng về thành phần lồi Bị sát, Ếch nhái ở Khu bảo
tồn lồi và sinh cảnh Vƣợn Cao Vít.
b) Ghi nhận sự phân bố của các loài theo các dạng sinh cảnh sống trong
khu vực.
-Theo sinh cảnh.
-Theo độ cao
c) Nghiên cứu, xác định các nhân tố đe dọa đến các quần thể của các
lồi Bị sát, Ếch nhái ở khu vực nghiên cứu từ đó đề xuất biện pháp bảo tồn.

4


2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Công tác chuẩn bị:
- Thu thập tất cả các tài liệu có liên quan đến đề tài, một số nghiên cứu
về bò sát, ếch nhái ở Việt Nam

- Chuẩn bị các bản đồ hiện trạng, quy hoạch khu vực nghiên cứu - Tài
liệu nhận dạng bò sát
- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết trang bị phục vụ cho công tác điều tra
nhƣ: cồn bảo quản, dụng cụ giải phẫu, máy ảnh, đèn pin, êtiket, …
- Chuẩn bị các biểu đồ, bảng biểu cần thiết cho điều tra.
- Kế thừa tài liệu về Bò sát, Ếch nhái tại khu vực nghiên cứu.
2.4.1. Phương pháp phỏng vấn
* Đánh giá nhân tố đe dọa chính tới Khu hệ Bò sát, Ếch nhái:
a) Trực tiếp trên các tuyến điều tra thực địa, quan sát địa hình, theo các
lối mịn trong rừng để đánh giá các nhân tố đe dọa chính tới Bị sát - Ếch nhái.
b) Phỏng vấn nhân viên KBT và ngƣời dân địa phƣơng
Đối tƣợng phỏng vấn: phỏng vấn bốn ngƣời của khu bảo tồn: Giám đốc,
chuyên viên nghiệp vụ kĩ thuật và các thành viên tổ tuần rừng. Ba mƣơi ngƣời
dân của ba xã Phong Nậm, Ngọc Côn, Ngọc Khê là những ngƣời thƣờng
xuyên đi rừng, những ngƣời thƣờng xun bắt các lồi Bị sát, Ếch nhái.
Mục đích: Giúp chúng ta biết đƣợc một phần thơng tin về thành phần
loài, sinh cảnh sống của chúng, khả năng bắt gặp chúng và các mối đe dọa
hiện tại. Từ đó làm cơ sở xác định các tuyến điều tra trên bản đồ và đề xuất
các giải pháp cho bảo tồn khu hệ tại khu vực nghiên cứu.

5


Mẫu Biểu 02: Điều tra Bò sát, Ếch nhái qua phỏng vấn cán bộ kiểm lâm
Họ & tên ngƣời phỏng vấn..............................................Tuổi.........
Họ & tên ngƣời đƣợc phỏng vấn..................................... Tuổi........
Chức vụ/Nghề nghiệp................. Thời gian công tác/Làm việc.......
Đơn vị/Địa chỉ...................................................................................
Ngày phỏng vấn: ......./....../.201....... Phiếu số................................
Tên Lồi

TT

Tên đia

Tên phổ

phƣơng

thơng

Thời gian

Địa điểm

Sinh

Mơ tả mẫu

ghi

gặp

gặp

cảnh

vật

chú


Tiến hành phỏng vấn tại 3 xã Ngọc Khê, Ngọc Côn, Phom Nậm 10
ngƣời, đó là những thợ săn hay là những ngƣời hay đi rừng ở mọi lứa tuổi.
Một số câu hỏi nhƣ sau:
- Khu vực này có nhiều ếch nhái, bị sát khơng?
- Có những lồi nào?
- Chúng thƣờng cƣ trú ở đâu?
- Thời gian hoạt động của chúng ra sao?
- Lồi ếch nhái, bị sát nào thƣờng gặp?

6


Mẫu biểu 03: Phiếu điều tra Bò sát, Ếch nhái ngƣời dân
Tên thợ săn/ngƣời đƣợc phỏng vấn: …………Dân tộc: ……………..
Tuổi: ……………………Giới tính: ………………………………….
Địa chỉ: ………….... Số năm săn bắn/đi rừng: ……………………….
Ngày phỏng vấn: …………. Nơi phỏng vấn: …………………………
Tên Loài
TT

Tên đia

Tên phổ

phƣơng

thông

Thời gian


Số

Giá

Địa điểm(bắt

Ghi

(bắt,gặp)

lƣợng

trị

gặp)

chú

2.4.2. Khảo sát thực địa
a) Điều tra sơ bộ
Điều tra sơ bộ nhằm nắm bắt đƣợc sơ bộ tình hình phân bố tài nguyên
của khu vực, điều kiện địa hình và các dạng sinh cảnh chính của khu vực
nghiên cứu, từ đó xác định các tuyến điều tra hợp lý. Chọn địa điểm thu mẫu:
Mẫu vật thu ở ven các suối, vũng nƣớc, ao nhỏ hoặc các vùng ẩm ƣớt ven các
đƣờng mòn trong rừng hay cửa hang động.
b) Điều tra theo tuyến
Sau khi tiến hành khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu trên bản đồ, các
dữ liệu liên quan đến tình hình phân bố tài nguyên, địa hình địa vật, các dạng
sinh cảnh chính làm cơ sở cho việc tiến hành lập các tuyến điều tra trên thực
địa. Từ đó xác định các tuyến trên thực địa bằng máy định vị GPS kết hợp với

bản đồ địa hình, tiến hành đi ban ngày để đánh dấu tuyến và điều tra các loài
hoạt động ngày. Các nỗ lực điều tra chủ yếu đƣợc tiến hành vào ban đêm.
* Nguyên tắc lập tuyến:
+ Tuyến điều tra đƣợc lập dựa vào bản đồ địa hình, thảm thực vật và
sinh cảnh sống của các lồi Bị sát, Ếch nhái tại khu vực nghiên cứu.
+ Tuyến điều tra sẽ đi qua các dạng sinh cảnh, độ cao khác nhau của
khu vực nghiên cứu, đặc biệt quan tâm đến các điểm có nƣớc, vách đá và
thung lũng.
7


Phƣơng pháp thu mẫu: Chủ yếu thu thập bằng tay và các dụng cụ
chuyên dụng.
Thời gian thu mẫu: Một số lồi Bị sát, Ếch nhái có thể thu thập mẫu
vật và quan sát vào ban ngày.
Nhƣng nhiều lồi Bị sát, Ếch nhái thƣờng hoạt động vào ban đêm, do
đó dự kiến tiến hành điều tra vào các thời điểm nhƣ sau:
Ban ngày: Từ 9h sáng đến 16h chiều.
Ban đêm: Từ 19h đến 24h
Do các lồi Bị sát, Ếchnhái hoạt động vào các thời gian khác nhau
trong ngày, phải đi nhiều lần để biết đƣợc tần số bắt gặp loài và để điều tra
đƣợc nhiều thành phần loài trong khu vực nghiên cứu.
Khi điều tra Bò sát, Ếch nhái theo tuyến, cần đi với tốc độ chậm,
khoảng 1km/h hoặc chậm hơn, nhìn, soi kỹ sang 2 bên tuyến, nhƣ vậy mới có
thể bao quát, chi tiết và giảm sự bỏ sót một số loài ngụy trang kỹ, nhất là điều
kiện ánh sáng kém do thời tiết, khí hậu tại đây.
 Các tuyến điều tra:
Trong q trình điều tra ngồi thực địa, ngồi ba tuyến chính ra tơi bổ
sung thêm hai tuyến phụ. Vì do tuyến chính có địa hình tƣơng đối khó khăn,
khó điều tra, quan sát, phát hiện các lồi.

-Tuyến 1 (tuyến chính): Xuất phát từ Đà Bè đến Lũng Đẩy tuyến dài
4km đi qua các dạng sinh cảnh chính là làng bản và đồng ruộng, rừng tự nhiên
trên núi đá, Tràng cỏ và cây gỗ rải rác.
- Tuyến 2 (tuyến chính): Đi từ Lũng Rùng đến Lũng Đắc dài 3.5km đi
qua các dạng sinh cảnh chính là rừng tự nhiên trên núi đá vôi, tràng cỏ và cây
bụi, rừng tre nứa tự nhiên, làng bản và đồng ruộng.
- Tuyến 3 (tuyến chính): Đi từ Pác Ngà đến Lũng Rai Hơ dài 4km đi
qua các dạng sinh cảnh chính là rừng tự nhiên trên núi đá, làng bản và đồng
ruộng, tràng cỏ và cây bụi.

8


- Tuyến 4 ( tuyến phụ): Đi từ Lũng Qua đến Lũng Toong On dài 3 km
qua các dạng sinh cảnh chính là rừng tre nứa tự nhiên, rừng tự nhiên trên núi
đá, tràng cỏ và cây bụi.
- Tuyến 5 ( tuyến phụ): Đi từ Lũng Guông đến Lũng Tâm Đeng dài 3
Km qua các dạng sinh cảnh chính là rừng tự nhiên trên núi đá, tràng cỏ và cây
bụi, rừng tre nứa tự nhiên, làng bản và đồng ruộng.
Bảng 2.1: Các tuyến điều tra.
Tuyến 1 Tuyến 2 Tuyến3 Tuyến 4 Tuyến 5

Thời gian

17/02/2017

+

9h - 15h30


18/02/2017

+

14h30 - 20h

20/02/2017

+

14h - 21h

21/02/2017

+

9h - 16h

22/02/2017

+

10h - 20h

24/02/2017

+

15h - 22h


25/02/2017

+

9h - 16h

26/02/2017

+

14h - 21h

27/02/2017

+

14h - 20h30

1/4/2017

+

10h - 17h

2/4/2017
3/4/2017

+
+


5/4/2017

14h- 20h30
+

16h - 21h30

6/4/2017

+

7/4/2017

+
+
+

16h - 22h
14h - 21h

3/5/2017

+

4/5/2017
5/5/2017

14h - 21h
15h - 22h


28/04/2017
29/04/2017

14h - 21h

14h - 20h
+

+

16h - 21h30
16h30 - 22h

9


Hình 2.1: Các tuyến điều tra
* Mối quan hệ giữa các lồi Bị sát, Ếch nhái và sinh cảnh sống: Qua
các tuyến điều tra Ếch nhái, Bò sát qua các dạng sinh cảnh từ đó xác định mối
quan hệ giữa chúng với sinh cảnh sống, mô tả kỹ sinh cảnh nơi bắt gặp chúng
vào mẫu biểu 01.
Mẫu Biểu 01: Phân bố các lồi Bị sát, Ếch nhái theo sinh cảnh
STT

Dạng sinh cảnh sống

Tên
Loài

sinh cảnh 1


sinh cảnh 2



sinh cảnh n

1
2
3

2.4.3. Phương pháp nội nghiệp
a) Xử lý mẫu vật: Mẫu vật Bò sát, Ếch nhái thu đƣợc thƣờng đựng
trong các túi nilon hoặc túi vải. Sau khi chụp ảnh mẫu vật, mẫu vật đại diện
cho các loài thƣờng đƣợc giữ lại làm tiêu bản nghiên cứu.
10


Ký hiệu mẫu: Sau khi gây mê, mẫu vật đƣợc đeo nhãn có đánh số ký
hiệu. Nhãn và chỉ buộc không thấm nƣớc, chữ viết trên nhãn không bị tan
trong cồn. Đối với ếch nhái thì buộc nhãn vào đầu gối.
Bảo quản mẫu vật: Để bảo quản lâu dài, sau khi cố định mẫu đƣợc
chuyển sang ngâm trong cồn 70%.
b) Phân tích mẫu vật và định loại
Các mẫu vật đƣợc tiến hành định loại theo tài liệu của Khóa định loại Bò sát,
Ếch nhái của Đào Văn Tiến (1981).
Mẫu Biểu 04: Danh lục Ếch nhái, Bò sát tại Khu bảo tồn lồi và
sinh cảnh Vƣợn Cao Vít.
Nguồn Thơng Tin


Tên Lồi

STT

Tên phổ thơng

Tên khoa học

QS

MV

PV

TL

1
2


- Xác định lồi q hiếm theo Danh lục Đỏ IUCN và Sách Đỏ Việt
Nam (2007) và Cơng ƣớc về bn bán quốc tế các lồi động, thực vật hoang
dã nguy cấp (CITES).
Mẫu Biểu 05: Giá trị bảo tồn của các lồi ếch nhái, bị Sát tại Khu
bảo tồn lồi và sinh cảnh Vƣợn Cao Vít.
Tên phổ thơng

STT

Tình Trạng bảo tồn


Tên khoa
học

SĐVN

IUCN

CITES

Ghi Chú

1
2
3

Phân tích các mối đe dọa đến thành phần lồi và tình trạng bảo tồn. Từ
đó đƣa ra các kiến nghị cho cơng tác quản lý, bảo tồn ở địa phƣơng.

11


CHƢƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên của Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vƣợn Cao Vít.
3.1.1. Vị trí địa lý.
Khu bảo tồn đƣợc thành lập theo quyết định số 2536/QĐ-UBND ngày
15 tháng 11 năm 2006 của ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng với tổng diện tích
vùng lõi là 1656,8 ha thuộc trạng thái rừng phục hồi sau khai thác kiệt, trong
đó khu vực hiện có Vƣợn Cao Vít phân bố là 881,59 ha và khu vực còn lại là

774,41 ha, trong đó khu vực đƣợc ngƣời dân sử dụng vào mục đích nơng
nghiệp là 21ha và vùng đệm là phần diện tích cịn lại thuộc địa bàn hai xã
Phong Nậm và Ngọc Khê là 5723 ha.
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vƣợn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh
Cao Bằng nằm trong địa phận 3 xã Phong Nậm, Ngọc Khê, Ngọc Côn thuộc
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Khu bảo tồn nằm cách thành phố Cao
Bằng khoảng 70km, cách Hà Nội khoảng 300km về phía Đơng – Bắc.
Khu bảo tồn nằm ở phía tây bắc của dãy núi đã vơi khu vực Đông Bắc
của Việt Nam, tiếp giáp với huyện Trịnh Tây, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Dải rừng nằm trong khu bảo tồn chạy theo hƣớng Tây Bắc-Đông Nam và là
khu vực đầu nguồn với ranh giới tự nhiên là hai nhánh của con sơng Qy
Sơn. Tồn bộ khu vực rừng của khu bảo tồn Vƣợn Cao Vít khoảng tọa độ từ
22053’ đến 22o 56,4’ Vĩ độ bắc và từ 106030’ đến 106033’ kinh độ Đông.

12


Hình 3.1. Bản đồ Khu bảo tồn
3.1.2. Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng.
Địa hình khu bảo tồn gồm một loạt các dãy núi đã vôi xen lẫn các
thung lũng. Các dãy núi đã vơi bị chia căt mạnh hình thành các dốc đứng và
13


tháp nhọn riêng biệt nằm rải rác ở một số nơi tại các thung lũng bằng và nhỏ.
Độ cao so với mặt nƣớc biển trung bình của khu vực từ 500 đến 800 m, cao
nhất là 921m.
Địa chất khu bảo tồn gồm các loại đất chính sau :
- Đất phù sa không bồi đắp
- Đất các bon nát

- Đất đỏ nâu trên núi đá vôi
- Đất thung lũng
- Đất đỏ nâu vàng trên núi đá vôi
- Đất đỏ vàng trên phiến sét
- Đất vàng nhạt trên sa thạch
Cảnh quan đặc biệt nhất của vùng là các dãy núi đá vôi cổ, cứng, kiểu đá
nham thạch bị bào mòn mạnh, chủ yếu là tuổi Paleozone muộn và Meozoi
sớm. Đó là kết quả của sự bào mòn sâu đến hơn 900m của lớp đất bồi tích,
lắng đọng phủ lên các khối đá vơi. Cảnh quan này chiếm một diện tích rất lớn
của vùng và về bề mặt địa lý là phần kéo dài của cao nguyên Quý Châu,
Trung Quốc. Cảnh quan hiện đại của vùng đƣợc hình thành bởi nhiều đợt
nâng điạ chất mạnh mẽ vào thời kì Kỉ Trung Sinh (meozoi), kết quả đã nâng
các lớp bồi tích biển cố biến chất lên đến độ cao lớn hơn so với mực nƣớc
biển. Khối đá cứng đá bị xẻ do quá trình bào mòn thành nhiều đỉnh và đƣờng
đỉnh biệt lập. Những dãy núi đá vơi đó có nhiều vách dựng đứng và sƣờn dốc.
Các đỉnh và đƣờng đỉnh núi đá vôi cao nhất của vùng thƣờng có độ cao 800900m.
3.1.3. Khí hậu và thủy văn
Khí hậu:
Sinh khí hậu trung của khu vực Trùng Khánh là á nhiệt đới ẩm với
nhiệt độ trung bình năm 16-200, mùa lạnh dài trên 4 tháng, lƣợng mƣa trung
bình năm vừa phải từ 1500-2500 mm, mùa khơ ngắn, thƣờng dƣới 2 tháng.
Nhiệt độ trung bình năm thay đổi từ 19,80C ở độ cao 500m đến 180C ở
14


độ cao 800m. Trên các đỉnh cao 800m, nhiệt độ hạ thấp hơn một chút. Biên
độ nhiệt năm lớn 14,50C. Mùa lạnh kéo dài 5 tháng từ tháng XI đến tháng III
tại độ cao 500 m và kéo dài đến 7 tháng từ tháng X đến tháng IV ở độ cao
trên 800m. Lƣợng mƣa trung bình năm vào loại vừa, 1665,5mm, khơng có
tháng khơ. Mùa mƣa kéo dài từ tháng IV đến tháng X. Các tháng XI đến

tháng III mƣa ít nhƣng vẫn lớn hơn hai lần trị số của nhiệt độ. Độ ẩm tƣơng
đối trung bình thấp nhất của khơng khí thấp, chỉ đạt 62%.
Thủy văn:
Gồm có hai nhánh sơng chính của sơng Qy Sơn bắt nguồn từ Trung
Quốc tách ra chảy theo hai hƣớng là qua các xã Ngọc Côn, Ngọc Khê và
Phong Nậm.
Nhánh thứ nhất (nhánh Ngọc Khê- Ngọc Cơn) chảy qua xóm Đơng Si Nà Giào - Tử Bản - Pác Ngà - Bó Hay của xã có chiều dài 18 km, rộng trung
bình là 90m. Nhánh thứ hai (nhánh Phong Nậm) chảy qua các xóm Đà Bè, Nà
Hâu - Nà Chang, Giộc Rùng của xã Phong Nậm và chảy về xã Ngọc Khê qua
các xóm Giộc Sung, Pác Thay, Đỏng Doạ có chiều dài 14km, rộng trung bình
80m. Hai nhánh này gặp nhau tại khu vực xóm Giàng Nốc.
3.1.4 .Khu hệ thực vật.
Hệ thống phân loại các thảm thực vật chính của Khu bảo tồn lồi và
sinh cảnh Vƣợn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng có ba dạng sau.
- Rừng thứ sinh.
+Rừng thứ sinh thƣờng xanh ở thung lũng và chân núi đá vôi (đất dốc tụ)
+ Rừng thứ sinh thƣờng xanh ở sƣờn núi đá vôi.
+ Rừng thứ sinh thƣờng xanh hỗn giao cây hạt trần, cây lá rộng giông
núi đá vôi.
- Trảng cây bụi thứ sinh.
- Trảng cỏ thứ sinh.
Theo kết quả điều tra của Vũ Anh Tài và Nguyễn Hữu Tứ (2007)[31]
tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vƣợn Cao Vít đá ghi nhận đƣợc 543 lồi
15


thuộc 356 chi và 16 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có 27
lồi có giá trị về mặt bảo tồn bao gồm 11 loài đƣợc ghi nhận trong sách đỏ
Việt Nam, 4 loài trong sách đỏ IUCN, 19 loài trong nghị định 32 của Chính
Phủ.

3.1.5. Khu hệ động vật.
Từ kết quả điều tra sơ bộ khu hệ động vật ghi nhận tai khu bảo tồn bao
gồm 23 loài thú thuộc 14 họ, 61 loài chim,11 lồi lƣỡng cƣ bị sát. Khu vực
cịn là nơi phân bố của nhiều loài thú quý hiếm nhƣ Gấu ngựa (Ursus
malayanus), Báo lửa (Catopuma temmincki), Báo gấm (Padofelis nebulosa),
Hƣơu xạ (Moschus berezovski), Sơn dƣơng (Capricornis sumatraensis), Tê tê
(Manis pentadactyla), Khỉ vàng (Macaca mulatta), Khỉ mặt đỏ (Macaca
artoides), Khỉ mốc (Macaca assamesis) và đặc biệt là lồi Vƣợn Cao vít
(Nomascusnasutus).
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
Kết quả điều tra về điều kiện kinh tế - xã hội và sử dụng tài nguyên xã
Phong Nậm, Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cho thấy: bên
trong Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vƣợn Cao Vít khơng có xóm nào nằm
trong vùng lõi, có 28 xóm nằm trong vùng đệm bao gồm 9 xóm thuộc xã
Phong Nậm và 19 xóm thuộc xã Ngọc Khê và Ngọc Côn. Hầu hết các xóm
đều nằm gần ranh giới phía Đơng Bắc và Tây Nam của khu bảo tồn.
3.2.1. Dân số.
Dân số và dân tộc: Tổng số dân cƣ là 9.785 khẩu của 1.459 hộ gia đình
sinh sống tại 28 xóm trong và gần Khu bảo tồn lồi và sinh cảnh Vƣợn Cao
Vít.
Mật độ dân số cao nhất tập trung tại phía Đơng Nam và Tây Nam Khu
bảo tồn loài và sinh cảnh Vƣợn Cao Vít, gồm các cộng đồng ngƣời Tày và
Nùng.
Có rất ít đất nơng nghiệp trong Khu bảo tồn lồi và sinh cảnh Vƣợn
Cao vít và hoạt động nơng nghiệp bị hạn chế ở các thung lũng nhỏ. Hầu hết
16


các cộng đồng dân cƣ địa phƣơng đều có nghề canh tác là trồng lúa, ngô,
khoai sọ và nuôi gia súc gia cầm (lợn, bò, gà, vịt, trâu). Một số hộ cịn ni

thêm dê hoặc ngựa. Tại khu Ngọc Khê –Phong Nậm, các hoạt động nông
nghiệp chủ yếu là trồng lúa và ngơ (mỗi loại chỉ có 1 vụ/ năm), ngồi ra dân
cịn trồng lúa mì, đậu tƣơng, sẵn, khoai lang… sản xuất nông nghiệp tại hai xã
này bị hạn chế bởi thời tiết, địa hình núi đá vơi dốc, trình độ văn hóa thấp thả
rơng gia súc làm chi phí sản xuất cao.
Cộng đồng dân cƣ ngồi khu bảo tồn của một số xóm vẫn thƣờng
xuyên vào thung lũng bên trong ranh giới khu bảo tồn canh tác trồng trọt ngơ
và chăn thả gia súc nhƣ trâu, bị, dê.
Ngƣời dân sinh sống tại các xóm trong hai xã có truyền thống gần gũi
và phụ thuộc vào rừng và các tài ngun rừng. Do đó ngƣời dân địa phƣơng
cịn sử dụng tài nguyên rừng nhƣ khai thác lâm sản (củi, gỗ, thuôc ..), canh tác
nông nghiệp và chăn thả gia súc trong khu bảo tồn.
3.2.2. Cơ sở hạ tầng.
Giao thông: xã Ngọc Khê- Ngọc Cơn có đƣờng tỉnh lộ 217 chạy từ
trung tâm huyện Trùng Khánh đến cửa khẩu Pò Peo dài 22km.
Xã Phong Nậm có đƣờng giao thơng chính chạy dọc xã từ Bắc xuống Nam
tới trung tâm huyện. Mơt số xóm có giao thơng đi lại rất khó khăn nhƣ Giốc
Rùng, Nà Tơng…
Điện lƣới: Hầu hết các xóm trong xã Ngọc Khê, Phong Nậm đều có
điện lƣới quốc gia phục vụ sinh hoạt của nhân dân.

17


×