BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
LÊ THỊ THU NGA
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁ Ở SÔNG ĐĂKBLA,
TỈNH KON TUM
CHUYÊN NGÀNH: SINH THÁI HỌC
MÃ SỐ: 60 42 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VÕ VĂN PHÚ
Huế, năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực,
được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố ở
bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả
Lê Thị Thu Nga
Hoàn thành luận văn Thạc sĩ Sinh học này, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo - PGS. TS. Võ Văn Phú, Trường Đại học
Khoa học – Đại học Huế, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy giáo, Cô giáo đã tham gia
giảng dạy; quý Thầy giáo, Cô giáo Khoa Sinh - Trường Đại học
Khoa học Huế đã động viên giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề
tài.
Xin chân thành cảm ơn các hộ ngư dân vùng xung quanh
sông Đăkbla, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ trong quá trình thu thập tài
liệu, mẫu vật.
Xin cảm ơn gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm
giúp đỡ, động viên để hoàn thành luận văn.
Huế, tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn
Lê Thị Thu Nga
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU CÁ 2
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ Ở CÁC THUỶ VỰC NỘI ĐỊA VIỆT NAM 2
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ Ở KON TUM 6
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI 7
VÙNG NGHIÊN CỨU 7
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 7
2.1.1. Vị trí địa lý 7
2.1.2. Địa hình, địa mạo và thổ nhưỡng 7
2.1.2.1. Địa tầng 7
2.1.2.2. Địa hình, địa mạo 9
2.1.2.3. Thổ nhưỡng 11
2.1.3. Đặc điểm khí hậu 12
2.1.4. Thuỷ văn 14
2.1.5. Tài nguyên sinh vật 15
2.1.5.1. Thảm thực vật 16
2.1.5.2. Khu hệ động vật 16
2.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI 17
2.2.1. Dân số 17
2.2.2. Nguồn nhân lực 18
2.2.3. Kinh tế 18
2.2.4. Cơ sở hạ tầng 19
2.2.5. Tiềm năng về du lịch 19
2.2.6. Giáo dục và Y tế 19
2.2.6.1. Giáo dục 19
2.2.6.2. Y tế 20
Chương 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN 21
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 21
3.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 21
3.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 21
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài tự nhiên 23
3.4.1.1. Thu mẫu 23
3.4.1.2. Xử lý và bảo quản mẫu cá 23
3.4.1.3. Điều tra, phỏng vấn ngư dân và nhân dân địa phương vùng nghiên cứu 23
3.4.1.4. Thu thập và tập hợp tài liệu 23
3.4.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 23
3.4.2.1.Phương pháp phân tích các số liệu hình thái 23
3.4.2.2. Định loại các loài cá 25
3.4.3. Đánh giá mối quan hệ thành phần loài giữa các khu hệ theo công thức tính hệ số
gần gũi của Sorencen (1948) 25
3.4.4. Các phương pháp áp dụng trong xử lý số liệu, sơ đồ, biểu đồ 26
Chương 4. THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở SÔNG ĐĂKBLA 27
4.1. DANH LỤC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở SÔNG ĐĂKBLA 27
4.2. CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở SÔNG ĐĂKBLA 30
4.3. CÁC NHÓM ƯU THẾ 33
4.4. CÁC LOÀI CÁ QUÝ HIẾM 36
4.5. CÁC LOÀI CÁ KINH TẾ 36
4.6. CÁC LOÀI CÁ LÀM CẢNH 38
4.7. CÁC LOÀI CÁ NHẬP NỘI 39
4.8. ĐẶC TRƯNG ĐA DẠNG VỀ THÀNH PHẦN LOÀI 40
Như vậy, tỷ lệ họ/bộ ở sông Đăkbla thấp hơn tỷ lệ họ/bộ của khu hệ cá được so sánh 41
Chương 5. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁ Ở SÔNG ĐĂKBLA 42
5.1. ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA CÁ Ở SÔNG ĐĂKBLA 42
5.1.1. Nhóm cá phân bố theo lưu vực sông 42
5.1.1.1. Nhóm cá miền núi 43
5.1.1.2. Nhóm cá Đồng bằng trung du 43
5.1.2. Các nhóm cá phân bố theo sinh cảnh 44
5.1.2.1. Nhóm cá sinh thái cá nước chảy 44
5.1.2.2. Nhóm cá sinh thái cá nước ít chảy 45
5.1.2.3. Nhóm cá sinh thái cá ao ruộng 45
5.2. SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI CÁ KINH TẾ TRÊN SÔNG ĐĂKBLA 46
5.3. TÍNH ĐẶC HỮU TRONG THÀNH PHẦN LOÀI CÁ SÔNG ĐĂKBLA 49
Chương 6. TÌNH HÌNH KHAI THÁC, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 50
6.1. TÌNH HÌNH KHAI THÁC 50
6.2. NUÔI TRỒNG 52
6.3. CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI 53
6.3.1. Khai thác hợp lý 54
6.3.2. Nuôi thả 54
6.3.3. Bảo vệ nguồn lợi 55
6.3.3.1. Tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích kinh tế 55
6.3.3.2. Chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển bền vững 56
6.3.3.3. Phối hợp quản lý liên ngành và thực thi pháp luật 56
57
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58
1. KẾT LUẬN 58
2. ĐỀ NGHỊ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLST Du lịch sinh thái
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐDSH Đa dạng sinh học
FAO Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc
HST Hệ sinh thái
KBT Khu bảo tồn
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
KHCN Khoa học Công nghệ
KH & KT Khoa học và Kỹ thuật
NXB Nhà xuất bản
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SĐVN Sách Đỏ Việt Nam
Stt Số thứ tự
UBND Uỷ ban Nhân dân
VQG Vườn Quốc gia
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại diện tích tự nhiên theo độ dốc địa hình 10
Bảng 2.2. Nhiệt độ không khí, số giờ nắng và lượng mưa ở tỉnh Kon Tum 13
Bảng 2.3. Tốc độ gió trung bình và lớn nhất tại trạm đo thành phố Kon Tum 14
Bảng 2.4. Đặc trưng hình thái sông ngòi tỉnh Kon Tum 15
Bảng 2.5. Diện tích, dân số trung bình, mật độ dân số và tỉ lệ số dân các huyện và 17
thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum năm 2012 17
Bảng 3.1. Địa điểm các vùng thu mẫu ở sông Đăkbla, tỉnh Kon Tum 21
Bảng 4.1. Danh lục thành phần loài cá ở sông Đăkbla 27
Bảng 4.2. Số lượng các bộ, họ, giống và loài của thành phần loài cá 30
ở sông Đăkbla 30
Bảng 4.3. Tính đa dạng về taxon bậc họ của thành phần loài cá ở sông Đăkbla 34
Bảng 4.4. Các bộ, họ có số loài ưu thế trong thành phần loài cá ở sông Đăkbla 35
Bảng 4.5. Các loài cá quý hiếm được ghi vào sách Đỏ Việt Nam (2007) 36
Bảng 4.6. Danh lục các loài cá kinh tế ở sông Đăkbla 37
Bảng 4.7. Danh lục các loài cá có thể dùng làm cảnh ở sông Đăkblaơ 39
Bảng 4.8. Danh lục các loài cá nhập nội và nuôi ở sông Đăkbla 39
Bảng 4.9. Tỷ lệ chênh lệch các bậc taxon của một số khu hệ cá trong nước 40
Bảng 5.1 Sự phân bố của cá loài cá kinh tế trên sông Đăkbla 46
Bảng 6.1. Các loại ngư cụ, thời điểm và năng suất bình quân khai thác thủy sản trên sông
Đăkbla 50
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu cá trên sông Đăkbla, tỉnh Kon Tum 22
Hình 3.2. Sơ đồ chỉ dẫn các số đo ở cá (theo W.J. Rainboth, 1996) 24
Hình 3.3. Các chỉ số đếm trong phân loại cá 24
Hình 4.1. Biểu đồ số lượng các họ, giống và loài trong thành phần loài cá 31
ở sông Đăkbla 31
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ (%) số họ của thành phần loài cá ở sông Đăkbla 32
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ (%) số giống của thành phần loài cá ở sông Đăkbla 32
Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ (%) số loài của thành phần loài cá ở sông Đăkbla 33
Hình 4.5. Biểu đồ số lượng các nhóm ưu thế của thành phần loài cá 35
ở sông Đăkbla 35
Hình 4.6. Biểu đồ tỷ lệ % các loài cá kinh tế ở sông Đăkbla 38
Hình 4.7. Biểu đồ so sánh tỷ lệ các taxon thành phần loài ở các khu hệ cá khác nhau 41
Hình 5.1. Biểu đồ số lượng phân vùng của các loài cá sông Đăkbla 42
Hình 5.2. Sơ đồ sự phân bố của cá loài cá kinh tế trên sông Đăkbla 48
1
MỞ ĐẦU
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, địa hình, nguồn nước nên Tây Nguyên
là nơi hết sức lý tưởng để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Tuy
nhiên, các địa phương trong vùng vẫn chưa phát huy hết lợi thế này. Tây Nguyên có
tiềm năng mặt nước hết sức dồi dào. Thống kê năm 2007 cho thấy, cả vùng có
56.236 ha mặt nước có khả năng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trong đó Đăk Lăk
7.570 ha, Đăk Nông 932 ha, Lâm Đồng 15.360 ha, Gia Lai 11.400 ha và Kon Tum
là 20.974 ha [5].
Kon Tum là tỉnh thuộc Tây Nguyên, có vị thế thuận lợi để đẩy mạnh phát
triển nghề đánh bắt và nuôi cá nước ngọt. Kon Tum còn có hệ thống sông suối dày
đặc phân bố khắp toàn tỉnh. Trong đó, có sông Đăkbla là dòng sông nổi tiếng vùng
Tây Nguyên vì chảy ngược lên hướng Tây. Nếu như nhiều dòng sông khác ở Việt
Nam bắt nguồn từ Trường Sơn chảy về biển Đông thì sông Đăkbla lại theo hướng
Tây Trường Sơn, lẻ loi một mình, trượt dài 100km, từ địa phận huyện Kon Plong ở
phía Tây tỉnh Kon Tum về thành phố, rồi lượn vòng sang hướng Tây - Tây Nam
hợp với con sông Kroong Pô Kô từ hướng Bắc đổ xuống thành con sông lớn Sê
San hùng vĩ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nguồn lợi cá ở sông Đăkbla rất phong
phú, các điều kiện của môi trường khá thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của
nhiều loài cá khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về nguồn lợi cá ở đây chưa
được quan tâm đúng mức. Đặc biệt, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập
đến thành phần loài và sự phân bố cá của hệ thống sông này để từ đó đề xuất biện
pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa
chọn đề tài: "Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của cá ở
sông Đăkbla, tỉnh Kon Tum”.
2
Chương 1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU CÁ
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ Ở CÁC THUỶ VỰC NỘI ĐỊA VIỆT NAM
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu cá nội địa được đề cập từ rất sớm.
Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu thực sự có hệ thống về cá nước ngọt mới
bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ XIX và hầu hết là của các tác giả người nước ngoài như:
J. Henry (1865), H.E. Sauvage (1877, 1878, 1881, 1884, ); G. Tirant (1883, 1885,
1929, ); Pellegrin (1906, 1923, 1928, 1932, 1934 ), P. Worman (1925), Công
trình đầu tiên nghiên cứu về phân loại cá nước ngọt của Việt Nam là của H.E.
Sauvage được công bố năm 1981. Đó là tác phẩm "Nghiên cứu về khu hệ cá Á
Châu", đã mô tả một số loài cá ở Đông Dương và mô tả 2 loài mới ở miền Bắc nước
ta. P. Chevey (1930, 1932, 1935, 1936, 1937) có nhiều công trình nghiên cứu về cá
ở các sông suối Miền Bắc Việt Nam trong đó công trình của P. Chevey và J.
Lemasson (1937) "Góp phần nghiên cứu về các loài cá nước ngọt miền Bắc Việt
Nam" đã giới thiệu 17 họ, 98 loài. Ở vùng nước ngọt miền Trung, công trình đầu
tiên được biết đến là của G. Tirant (1929) về khu hệ cá sông Hương - Huế công bố
70 loài trong đó có 5 loài mới. Năm 1937, một công trình tổng hợp về cá nước ngọt
miền Bắc Việt Nam của P. Chevey và J. Lemason: "Góp phần nghiên cứu các loài
cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam" đã giới thiệu 98 loài thuộc 17 họ . Công trình
này là công trình đầy đủ nhất lúc bấy giờ [3]. Các mẫu chuẩn trong thời kỳ này
phần lớn lưu trữ tại viện bảo tàng Paris và việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức
độ mô tả, thống kê thành phần loài, còn nghiên cứu về nguồn lợi chưa được thực
hiện.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), công tác
nghiên cứu cá bị gián đoạn. Khi hòa bình lập lại, công tác nghiên cứu cá lại được
tiếp tục do chính các nhà khoa học Việt Nam tiến hành.
Thời kỳ (1955 - 1975), công tác điều tra cơ bản sinh vật nước ngọt do các
trạm nghiên cứu Thủy sản nước ngọt Đình Bảng thuộc Tổng cục Thủy Sản (nay là
Bộ Nông nghiệp và phát tiển nông thôn), Khoa Sinh học trường Đại học Tổng Hợp
Hà Nội và Trường Đại học Thủy Sản Hải Phòng lúc bấy giờ thực hiện. Các cơ quan
3
nghiên cứu này đã tiến hành điều tra ở hầu hết các vùng sinh thái Đông Bắc, Tây
Bắc và Khu IV cũ, ở các loại hình thủy vực khác nhau như sông, suối, hồ chứa,
đầm, ao, ruộng Các thủy vực sau đây được điều tra kỹ hơn: sông Đà, sông Cầu,
sông Chảy, sông Lô, sông Gấm, sông Châu Giang, sông Ninh Cơ, sông Cần Thao,
sông Bắc Hưng Hải. Các hồ đầm, hồ chứa: Thác Bà, Ba Bể, Hồ Tây, Cấm Sơn,
Suối Hai, Đại Lãi, Vân Trục. Còn các hồ như ruộng lúa được tiến hành điều tra ít
hơn, các vùng xa như Hà Giang, Lai Châu, Móng Cái, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế,
Các công trình tiêu biểu nghiên cứu khu hệ thời kỳ này ở miền Bắc là của:
Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1958): Dẫn liệu sơ bộ ngư giới Ngòi Thia. Đào
Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh, Mai Đình Yên (1961): Điều tra nguồn lợi sinh vật hồ
Tây; Mai Đình Yên (1962): Sơ bộ điều tra thành phần, nguồn gốc và phân bố của
chủng quần cá sông Hồng; Nguyễn Văn Hảo (1964): Dẫn liệu nguồn lợi cá hồ Ba
Bể; Hoàng Duy Hiệp, Nguyễn Duy Hảo (1964): Kết quả điều tra nguồn lợi cá sông
Mã; P. Bananescu (1967, 1970, 1971): Nghiên cứu phân họ cá Mương (Cultrinae).
Ở miền Nam cũng có một số công trình do cán bộ khoa học người Việt Nam
và người nước ngoài thực hiện như: Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964);
Fourmanvir (1965); Yamamura (1966), Kawamoto, Nguyễn Viết Trương và Trần
Thị Túy Hoa (1972), Y. Taki (1975),
Sau năm 1975, nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài cũng như đặc
điểm sinh học được triển khai nên đã lấp dần các điểm trắng. Các công trình gồm:
Nguyễn Hữu Dực (1982): Thành phần loài cá sông Hương, thống kê 58 loài;
Nguyễn Thái Tự (1983): Khu hệ cá sông Lam, thống kê 157 loài; Mai Đình Yên,
Nguyễn Hữu Dực (1991): Thành phần các loại cá sông Thu Bồn gồm 58 loài, sông
Trà Khúc 47 loài, sông Vệ 34 loài, sông Côn 43 loài, sông Ba 48 loài, sông Cái 25
loài; Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa
Bạch Loan (1992): Thành phần loài cá sông: sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ,
sông Sài Gòn và sông Đồng Nai (225 loài) [3].
4
Ở miền Trung đã có một số công bố của các tác giả sau: Dương Tuấn (1979):
Đặc điểm, thành phần loài khu hệ cá đầm Châu Trúc (39 loài); Võ Văn Phú (1995):
Thành phần cá loài cá ở đầm phá Thừa Thiên Huế (163 loài); Vũ Trung Tạng
(1999): Thành phần loài cá Đầm Trà Ồ (67 loài) [65]; Nguyễn Thái Tự (1999); Khu
hệ cá Phong Nha (72 loài); Võ Văn Phú, Nguyễn Trường Khoa (2000) “Dẫn liệu
bước đầu về thành phần loài cá ở sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị” thống kê có 83
loài [22]; Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Việt Cường, Thạch Mai Hoàng (2003): Cá
khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa (78 loài); Võ Văn Phú, Trương Thị Thu
Hà (2003): Cấu trúc thành phần loài cá ở sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình (169 loài)
[39]; Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng (2003): Khu hệ cá ở vùng cửa sông ven biển tỉnh
Hà Tĩnh (131 loài); Võ Văn Phú, Nguyễn Thị Thu Hà (2003),"Đa dạng sinh học về
thành phần loài cá hồ thuỷ điện Yaly, Gia Lai - Kon Tum" (98 loài) [10]; Võ Văn
Phú, Hồ Thị Hồng (2003), "Khu hệ cá vườn Quốc gia Bạch Mã" (57 loài) [38]; Võ
Văn Phú, Phan Đỗ Quốc Hùng (2005), "Đa dạng sinh học thành phần loài cá hệ
sinh thái Sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế" (121 loài) [45]; Võ Văn Phú, Hoàng
Trọng Tú, Hoàng Đình Trung, Văn Ngọc Cương (2006)," Đa dạng sinh học thành
phần loài cá khu bảo tồn thiên nhiên Đăkrông, tỉnh Quảng Trị" với 100 loài [51];
Đinh Minh Quang (2008): Dẫn liệu về thành phần loài cá trên lưu vực sông Hậu
thuộc địa phận An Phú – An Giang (68 loài ) [59]; Võ Văn Phú, Vũ Thị Phương
Anh, Nguyễn Thị Lý Hằng, Lê Hải Thành, Phạm Như Ý (2008), "Đa dạng thành
phần loài cá ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam (114 loài) [40]; Võ Văn Phú, Trần
Thụy Cẩm Hà (2008): “Đa dạng về thành phần loài cá ở hệ thống sông Bù Lu thuộc
huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” với 154 loài [53]; Võ Văn Phú và Nguyễn
Duy Thuận (2009),"Nghiên cứu thành phần loài cá ở hệ thống sông Ô Lâu, tỉnh
Thừa Thiên Huế" thống kê được 109 loài [54]; Võ Văn Phú, Vũ Thị Phương Anh
(2010): Nghiên cứu khu hệ cá ở hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam
(197 loài) [1]; Võ Văn Phú và cộng sự (2011): Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi
trường các hệ sinh thái thuỷ sinh đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, những tác động
các công trình trên dòng chính sau thực hiện quy hoạch đến điều kiện tự nhiên môi
5
trường vùng đầm phá và đề xuất biện pháp giảm thiểu (199 loài) [56]; Trần Đại
Nghĩa (2011): Nghiên cứu khu hệ cá sông Roòn, tỉnh Quảng Bình (135 loài) [29];
Nguyễn Giang Nam (2011): Nghiên cứu thành phần loài cá ở sông Long Đại, tỉnh
Quảng Bình (101 loài) [30]; Võ Văn Phú, Nguyễn Tuấn (2011): Nghiên cứu thành
phần loài và đặc điểm phân bố của cá ở hệ thống sông Hội An, tỉnh Quảng Nam
(141 loài) [62]; Võ Văn Phú, Nguyễn Hoàng Diệu Minh (2011): “Điều tra thành phần
loài cá ở vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam, tỉnh Quảng Ngãi góp phần xây dựng khu bảo
tồn thiên nhiên” [27]; Võ Văn Phú, Lê Văn Quảng, Dương Tuấn Hiệp và Nguyễn Duy
Thuận (2011) “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá rạn san hô ven bờ đảo Cồn Cỏ
tỉnh Quảng Trị” (103 loài) [57]; Nguyễn Hữu Dực, Tống Xuân Tám (2012) "Nghiên
cứu về thành phần loài, đặc điểm phân bố và tình hình nguồn lợi cá ở lưu vực sông
Sài Gòn( 264 loài) [7]. Võ Văn Phú và Phạm Thanh Hà (2012) "Cấu trúc thành
phần loài cá ở hệ thống sông Hiếu, tỉnh Quảng trị" đã xác định được 170 loài cá của
82 giống nằm trong 52 họ của 16 bộ cá khác nhau [11], [42].
Bước sang thế kỷ thứ XXI, khi nói về phân loại học cá nước ngọt Việt Nam
chúng ta không thể không nhắc tới Nguyễn Văn Hảo (2001 và 2005) tác giả, chủ biên
công trình “Cá nước ngọt Việt Nam” gồm 3 tập, mô tả các loài nước ngọt điển hình
và một số đại diện cá có nguồn gốc biển thích ứng với điều kiện nước lợ của vùng
cửa sông, đầm phá ven biển. Theo công bố này, tác giả đã thống kê được 1.027 loài
và phân loài cá thuộc 427 giống, 98 họ và 22 bộ. Trong đó, tập I (2001) dành cho họ
cá Chép (Cyprinidae) thuộc bộ cá Chép (Cypriniformes) với 11 phân họ, 103 giống,
315 loài và phân loài [12]; tập II (2005) phân loài và mô tả những loài thuộc lớp cá
Sụn (Chondrichthyes) và bốn liên bộ cá Xương (Osteichthyes): liên bộ cá Thát lát
(Osteoglossomorpha), liên bộ cá Trích (Clupeomorpha), liên bộ cá Cháo
(Elopomorpha) và liên bộ cá Chép (Cyprinomorpha) với 331 loài và phân loài thuộc
109 giống, 34 họ, 10 bộ [13]; tập III (2005) gồm 378 loài thuộc 174 giống, 63 họ và
12 bộ nằm trong 3 tổng bộ: Cá dạng mang ếch (Batrachoidomorpha), cá dạng Suốt
(Atherinomorpha) và cá dạng Vược (Percomorpha) [12],[14]. Đây được xem là bộ
sách phân loại cá nước ngọt đầy đủ và chi tiết nhất Việt Nam hiện nay.
6
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ Ở KON TUM
Nghiên cứu về cá nước ngọt ở khu vực Tây Nguyên có các tác giả: Nguyễn
Văn Hảo, Nguyễn Hữu Dực (1994): Thành phần loài ở một số sông suối của Tây
Nguyên (82) loài; Nguyễn Thị Thu Hè (2003): Thành phần loài cá ở sông suối Tây
Nguyên (138 loài) [16].
Ở Kon Tum hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về cá, chỉ có
một số công trình nghiên cứu ở một số nơi trên toàn tỉnh. Tiêu biểu: Đề tài khoa học
cấp tỉnh (Sở KHCN tỉnh Kon Tum, 2003): "Điều tra đa dạng sinh học vùng lòng hồ
Yaly phục vụ phát triển bền vững". Kết quả của đề tài đã ghi nhận được các danh
lục thành phần loài tảo, động vật nổi, động vật đáy và cá. Đề tài đã công bố được 95
loài cá thu được ở vùng lòng hồ Yaly và đã đề xuất được các mô hình nuôi cá lồng,
nuôi cá ao đất ven bờ hồ Yaly. Đây được xem là một công trình nghiên cứu cá đầu
tiên ở tỉnh Kon Tum. Là thành viên của đề tài, đồng thời là học viên cao học bảo vệ
luận văn về "Thành phần loài cá ở hồ Yaly" do PGS TS Võ Văn Phú hướng dẫn. Để
tiếp tục có số liệu làm nghiên cứu sinh, Nguyễn Thị Thu Hà (2009) đã thu thập
thêm số liệu và công bố thành phần loài cá hồ thủy điện Yaly với 98 loài. Ngoài ra,
chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến thành phần loài cá ở các sông,
suối của tỉnh Kon Tum để từ đó đề xuất biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi.
7
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý
Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao biên giới phía Bắc Tây Nguyên. Địa
giới tỉnh Kon Tum nằm trong vùng tọa độ địa lý từ 107
0
20'15" đến 108
0
32'30" kinh
độ Đông và từ 13
0
55'10" đến 15
0
27'15" vĩ độ Bắc. Bắc giáp tỉnh Quảng Nam với
chiều dài 124km đường ranh giới. Nam giáp tỉnh Gia Lai với chiều dài 203km. Tây
giáp hai nước Lào và Campuchia có chung 275km đường biên giới quốc gia. Đông
giáp tỉnh Quảng Ngãi với đường ranh giới dài khoảng 74km. Phần lớn diện tích
của tỉnh nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn [5], [61].
2.1.2. Địa hình, địa mạo và thổ nhưỡng
2.1.2.1. Địa tầng
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum phổ biến các đơn vị địa tầng có tuổi từ cổ đến
trẻ. Các thành tạo tuổi cổ bao gồm 3 phức hệ biến chất, các thành tạo tuổi trẻ hơn
bao gồm 10 hệ tầng. Các thành tạo địa tầng về quy mô phân bố cũng như thành
phần vật chất rất đa dạng, dựa vào thời gian thành tạo có thể phân chia và mô tả các
phân vị địa tầng theo thứ tự như sau [61].
* Hệ tầng A Vương (
ε
-O
1
av)
Hệ tầng A Vương bao gồm các trầm tích lục nguyên xen các thấu kính hoặc
lớp mỏng phun trào mafic, silic, đá phiến đen, cuội kết, đá hoa, chúng bị biến chất
không đều ở nhiều mức độ khác nhau. Tập hợp các đá của hệ tầng A Vương chủ
yếu là đá phiến thạch anh-sericit, đá phiến sét silic xen kẹp nhiều lớp quarzit, đá
phiến sét than, lớp mỏng phun trào acit biến đổi, thấu kính đá vôi, đá vôi đolomit,
sét vôi. Ngoài ra còn có đá phiến sét vôi, vôi sét.
* Hệ tầng Cư Brei (D
1
cb)
Hệ tầng Cư Brei lộ ra 2 diện nhỏ ở vùng Cư Brei và ở vùng làng Rẽ. Thành
phần thạch học gồm cuội kết, cuội sạn cát kết phân lớp dày, thành phần cuội chủ
yếu là thạch anh mài tròn tốt, ít granit aplit, granit gneis, đá phiến kết tinh và đá
gneis, các hòn cuội đều bị ép dẹt.
8
* Hệ tầng Chư Prông (P
2
-T
1
cp)
Các thành tạo của hệ tầng này phân bố ở phía Nam tỉnh Kon Tum, bao gồm
các đá tuf các loại có thành phần andesit porphyrit, andesit đacit, cuội tảng kết tuf,
cuội sạn kết tuf, sét kết tuf, tuf dăm và tuf dung nham.
* Hệ tầng Mang Yang (T
2
my)
Tại Kon Tum có các thành tạo nguồn núi lửa được xếp vào hệ tầng Mang
Yang phân bố rộng ở phía Nam, Tây Nam của tỉnh. Các thành tạo trầm tích nguồn
núi lửa thành phần felsic, phân bố rộng rãi. Đây là những loại đá rất dễ gây trượt lở
khi có mưa và lớp phủ thực vật giảm.
* Hệ tầng Đăk Rium (K
2
đr)
Các thành tạo hệ tầng Đăk Rium lộ ra ở phía Đông Bắc tỉnh, diện lộ lớn và
kéo dài thành dải dọc theo đứt gãy lớn theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Các đá có
thế nằm đơn nghiêng, mặt cắt tổng hợp. Thành phần thạch học chủ yếu là sạn kết
chứa cuội màu đỏ, cát kết, bột kết màu đỏ gụ, cát kết thạch anh.
* Hệ tầng Kon Tum (N
2
kt)
Các trầm tích hệ tầng Kon Tum phân bố rộng rãi ở phía Tây Bắc thành phố
Kon Tum, kéo dài Hòa Bình đến Đăk Hà, một số diện lộ nhỏ khoảng 10-12km
2
dạng đẳng thước phân bố ở xã Hoà Bình, Chư Hreng, Sa Sơn, Tân Cảnh. Chúng tạo
nên bề mặt bị chia cắt yếu có độ cao < 540m, tổng diện lộ gần 100km
2
.
* Hệ tầng Đại Nga (B/N2 đn)
Thành tạo phun trào bazan hệ tầng Đại Nga phân bố ở phía Bắc và Đông
Bắc. Các thành tạo lộ ra ở những diện rộng ở các xã Măng Cành, Xã Hiếu, Văn
Xuôi thuộc huyện Kon Plong. Không có trầm tích xen kẽ, không có các lớp mỏng
bazan phong hoá thành đất đỏ. Đá phổ biến dạng vi hạt màu xám, xám đen, cấu tạo
khối đặc sít, hoặc lỗ hổng, hạnh nhân, kiến trúc đặc trưng là porphyr với nền ophit,
đolerit hoặc gian phiến.
* Hệ tầng Túc Trưng (B/N
2
-Q
1
tt)
Phân bố chủ yếu ở phía Nam, Tây Nam và một phần nhỏ ở phía Tây Bắc của
tỉnh. Ở phía Nam diện phủ của các thành tạo khá lớn và đẳng thước, kéo dài theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam. Phân bố trên diện tích các xã Ia Chim, Đoàn Kết, Hoà
9
Bình. Một số diện lộ nhỏ dạng thấu kính, elip phân bố ở xã Đăk Long với diện tích
từ 0,5- 6km
2
.
* Trầm tích hệ Đệ tứ không phân chia (Q)
Trên diện tích toàn tỉnh Kon Tum, các thành tạo hệ Đệ tứ phân bố rộng rãi
dọc theo các thung lũng sông lớn, các bậc thềm, các đứt gãy định hướng thung lũng.
Các thành tạo hệ Đệ tứ phân bố thành 3 khu vực chính: Dải thứ nhất dọc theo đứt
gãy lớn đới Pô Kô theo hướng kinh tuyến; dải thứ 2 dọc theo thung lũng và các đứt
gãy lớn hướng Tây Bắc- Đông Nam từ Đăk Tô về Đăk Hà; dải thứ 3 phân bố dọc
theo sông Đăk Bla và lân cận thung lũng thành phố Kon Tum. Ngoài ra, còn phân
bố rải rác dọc theo các sông suối nhỏ như, Đăk Rve, Đăk Ruồng,…thành phần
thạch học gồm sỏi, tảng, sạn, cát, sét bở rời [61].
Như vậy, lãnh thổ Kon Tum hầu hết được cấu tạo bởi các phức hệ trầm tích,
macma và biến chất tuổi từ Paleozoi đến Kainozoi. Các phức hệ trên với thành phần
thạch học chủ yếu là cát kết, bội kết, đá phiến thạch anh biotit, phiến thạch anh mica
là những loại đá dễ phong hóa, tiền đề cho trượt lở đất xảy ra.
2.1.2.2. Địa hình, địa mạo
Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn Nam, địa hình
đa dạng và thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, địa hình bị chia cắt
nhiều bởi các thung lũng sâu và mạng lưới sông suối dày đặc. Cấu trúc địa hình bao
gồm: đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ với nhau rất phức tạp. Ở phía Bắc
đồi núi cao, độ dốc lớn, độ cao trung bình từ 800-1.200m. Ở phía Nam độ cao trung
bình từ 500m -550m. Theo nguồn gốc hình thái có thể chia thành các dạng địa hình
chính sau đây [61]:
- Vùng núi cao: Bao gồm khối núi cao Ngọc Linh ở phía Bắc (đỉnh Ngọc
Linh cao 2598m) và cao nguyên Ba zan cổ ở phía Đông (độ cao trung bình từ
1100m - 1300m). Độ cao bình quân của vùng đạt từ 1200m – 1600m. Địa hình vùng
núi cao này có diện tích 537,207 ha, chiếm gần 51% tổng diện tích đất tự nhiên của
tỉnh, đây là khu vực có bề mặt địa hình rất phức tạp, bề mặt bị chia cắt mạnh tạo
nên nhiều núi cao bên cạnh khe vực sâu. Địa hình có độ dốc rất lớn, trong đó có
khoảng 97% diện tích của vùng có độ dốc trên 25
0
, nhiều nơi có độ dốc trên 40
0
,
10
phần diện tích tương đối bằng (độ dốc dưới 8
0
) chỉ chiếm 0,8%. Phần lớn diện tích
là rừng tự nhiên thuộc loại rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Đây là khu vực rất dễ
xảy ra trượt lở đất khi có điều kiện thuận lợi như mùa mưa, hoạt động cắt xén
sườn,
- Vùng núi thấp: Nằm ở phía Tây Nam khối Ngọc Linh với diện tích khoảng
256.870 ha, chiếm 24% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Độ cao trung bình đạt 800m-
1000m, địa hình có độ dốc trên 25
0
chiếm khoảng 80% diện tích của vùng, phần diện
tích tương đối bằng (độ dốc dưới 8
0
) chỉ chiếm có 6,0%. Trên dạng địa hình này độ che
phủ của thảm thực vật còn thấp, do tác động chặt phá rừng của con người, hiện chỉ còn
lại phổ biến là rừng tre, rừng trồng manh mún, nương rẫy và đất trống đồi trọc. Với thảm
thực vật đang giảm, khi mùa mưa đến là cơ hội cho trượt lở đất xảy ra.
- Vùng thung lũng: Phân bố chủ yếu ở thành phố Kon Tum, huyện Đăk Hà,
huyện Sa Thầy, phía Nam huyện Đăk Tô và phía Đông huyện Ngọc Hồi, thuộc thung
lũng các sông Pô Kô, Đăk Bla và Sa Thầy (các nhánh của sông Sê San). Độ cao trung
bình đạt 600m - 700m. Vùng này có diện tích khoảng 261793 ha, chiếm 25% tổng diện
tích tự nhiên của tỉnh. Địa hình dốc trên 10
0
- 25
0
chiếm khoảng 38% diện tích của
vùng, phần diện tích tương đối bằng (độ dốc dưới 8
0
) chiếm khoảng 14% [61].
Bảng 2.1. Phân loại diện tích tự nhiên theo độ dốc địa hình
STT Độ dốc Đơn vị tính Vùng núi cao Vùng núi thấp Vùng thung lũng Toàn tỉnh
1 < 8
0
ha
%
4250
0,8
15520
6,0
37340
14,3
57110
5,4
2 8
0
- 15
0
ha
%
9850
1,8
18450
7,2
43210
16,5
71510
6,8
3 15
0
- 25
0
ha
%
1350
0,3
16180
6,3
81500
31,1
99030
9,4
4
> 25
0
ha
%
521757
97,1
206720
80,5
99743
38,1
828220
78,4
5 Cộng
ha
%
537207
100
256870
100
261793
100
1055870
100
Nguồn: Niêm giám thống kê Kon Tum, năm 2013
11
Do đặc điểm địa hình tỉnh Kon Tum có xu thế tăng cao ở phía Bắc và Đông
Bắc, lượn sóng mạnh mẽ thấp dần xuống phía Nam và Tây Nam. Hệ thống núi nhấp
nhô, đỉnh nhọn và cao nguyên bậc thềm xen kẽ làm cho địa hình phân cách, hiểm
trở, đi lại khó khăn, nhiều nơi độ dốc trên 200% tạo thành những thung lũng như:
thung lũng Tân Cảnh – Huyện Đăk Tô, thung lũng thành phố Kon Tum, thung lũng
thị trấn Sa Thầy, thung lũng thị trấn Kon Rẫy hoặc các hợp thuỷ, khe suối.
Như vậy, tỉnh Kon Tum có nhiều dạng địa hình của vùng núi cao nguyên.
Trong đó, địa hình núi cao chiếm ưu thế, với độ cao, độ dốc lớn, mức độ chia cắt
sâu và chia cắt ngang mạnh đang tiềm ẩn nhiều tai biến môi trường, nhất là trượt lở
đất đá theo các tuyến giao thông khi mùa mưa đến.
2.1.2.3. Thổ nhưỡng
Tài nguyên đất của tỉnh Kon Tum được chia thành 5 nhóm với 17 loại đất
chính [5], [61]:
1) Nhóm đất phù sa: có 15.670 ha, chiếm 1,63%; gồm ba loại đất chính là đất
phù sa được bồi, đất phù sa loang lổ, đất phù sa ngoài suối.
2) Nhóm đất xám: có 10.442 ha, chiếm 1,09%; gồm hai loại đất chính là đất
xám trên mácma axít và đất xám trên phù sa cổ.
3) Nhóm đất vàng: khoảng 483.575 ha, chiếm 50,3% diện tích đất tự nhiên;
gồm 6 loại chính là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên mácma axít, đất đỏ
vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu đỏ trên đá bazan phong hoá, đất vàng nhạt trên
đá cát và đất nâu tím trên đá bazan.
4) Nhóm đất mùn vàng trên núi: với khoảng 437.305 ha, chiếm 45,48%; gồm
5 loại đất chính là đất mùn vàng nhạt có nơi Potzon hoá, đất mùn vàng nhạt trên đá
sét và biến chất, đất mùn nâu đỏ trên mácma bazơ và trung tính, đất mùn vàng đỏ
trên mácma axít.
5) Nhóm đất thung lũng: có 3.405 ha, chiếm 0,35%; chỉ có một loại đất chính
là đất thung lũng có sản phẩm dốc tụ. Ngoài ra đất xói mòn trơ sỏi đá, ao hồ, sông
suối 11.053 ha, chiếm 1,15%.
12
Đất đai Kon Tum có tầng dày mỏng không đồng đều, hàm lượng dinh dưỡng
của các nhóm đất chính đa phần là trung bình hoặc nghèo, độ chua và độ bazơ thấp.
Đất có khả năng nông nghiệp chủ yếu là các loại đất xám trên phù sa cổ, đất xám
trên đá mắcma axít, đất phù sa được bồi và đất phù sa có tầng loang lổ. Ở một số
vùng có tầng dày canh tác rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày (Đăk
Hà, Ngọc Hồi, thành phố Kon Tum).
2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa
mưa khô rõ rệt trong năm, được thể hiện qua các yếu tố sau:
- Bức xạ: Kon Tum nằm trong khu vực nội chí tuyến nên hàng năm có 2 lần
mặt trời qua thiên đỉnh, trong năm cán cân bức xạ luôn luôn dương. Bức xạ tổng
cộng thực tế cả năm lên đến 140 - 150 kcal/cm
2
, tháng ít nhất không dưới 10
kcal/cm
2
. Cân bằng bức xạ năm là 90 - 95 kcal/cm
2
[5], [61].
- Nắng: Tính chất của khí hậu có hai mùa mưa - khô nên số giờ nắng ở Kon
Tum khá lớn với tổng số giờ nắng hàng năm vào khoảng trên dưới 2371 giờ, số
tháng có nhiệt độ trên 20
0
C và số tháng có trên 200 giờ nắng chiếm đa số, trong đó
tháng 2 có giờ nắng cao nhất đạt 274 giờ. Ngược lại, trong mùa mưa có những
tháng dưới 150 giờ nắng, trong đó tháng 8 có số giờ nắng thấp nhất là 121 giờ và có
những ngày chỉ đạt 2-3 giờ nắng ( Bảng 2.2) [5], [61].
- Nhiệt độ, độ ẩm: Chế độ nhiệt khá dồi dào và phong phú, không những
quanh năm cao mà còn ổn định. Nhiệt độ trung bình năm từ 23,4
0
C, biên độ nhiệt
giao động trong năm từ 5,5
0
- 6,0
0
C, tuy nhiên biên độ nhiệt giao động ngày đêm
tương đối lớn, trung bình từ 8-9
0
C. Do cấu trúc địa hình có sự phân hoá theo độ cao,
do đó nhiệt độ không khí có sự giảm theo độ cao của địa hình, trung bình
0.6
0
C/100m, về mùa khô lên đến 0,7- 0,8
0
C/100m [5], [61].
Độ ẩm lớn, giao động bình quân hàng năm 79,8%. Từ tháng VI – X độ ẩm
không khí cao (từ 81-83%) và thấp vào các tháng XII đến tháng IV năm sau (từ 73-
77,5%).
13
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm đạt 1788.9mm, tháng VIII có
lượng mưa cao nhất là 339.3mm, tháng I có lượng mưa thấp nhất 1,4mm. Mỗi năm
có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng IV đến tháng X trong năm, thời tiết
nóng ẩm; mùa khô bắt đầu tháng XI trong năm đến đầu tháng IV năm sau, thời tiết
hanh khô, độ ẩm không khí hạ thấp [5], [61].
Sự có mặt của dãy Trường Sơn Nam và các đỉnh núi cao của dãy núi này trên
địa phận lãnh thổ của tỉnh Kon Tum và vùng phụ cận đã tạo điều kiện thuận lợi đón
gió mùa mùa hạ (gió mùa Tây Nam) đem hơi ẩm từ vịnh Bengan vào gây ra lượng
mưa lớn suốt 6 tháng liền (từ tháng V đến tháng X). Tuy nhiên, do tác dụng chắn
gió mùa mùa đông (chủ yếu là chắn gió mùa Đông Bắc) của dãy Trường Sơn Nam
đã tạo ra cho Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng một thời kỳ khô hạn kéo
dài 6 tháng (từ tháng XI đến tháng IV năm sau).
Bảng 2.2. Nhiệt độ không khí, số giờ nắng và lượng mưa ở tỉnh Kon Tum
Tháng Ttb (
0
C) Tmax (
0
C) Tmin (
0
C) Giờ nắng (giờ) Lượng mưa (mm)
I 20.4 33.8 5.5 262 1.4
II 22.2 36.2 7.9 244 10.4
II 24.4 37.1 8.7 274 33.8
IV 25.7 37.9 15.5 231 87.7
V 25.5 39.0 18.0 201 227.5
VI 24.7 35.6 18.8 147 243.5
VII 24.2 33.3 18.1 129 325.0
VIII 24.2 32.6 18.0 121 339.3
IX 23.8 32.6 17.5 122 290.2
X 23.3 33.5 11.9 181 167.3
XI 22.0 32.3 8.9 210 52.6
XII 20.5 32.8 5.9 249 10.2
Năm 23.4 39.0 5.5 2371 1788.9
Nguồn: Niêm giám thống kê Kon Tum, năm 2013
14
Về phân bố mưa theo không gian có sự không đều giữa các khu vực trong
tỉnh. Vùng thung lũng thành phố Kon Tum, thung lũng sông Pô Kô có lượng mưa
năm nhỏ nhất, khoảng dưới 1800 mm. Từ đây lượng mưa năm tăng dần theo hướng
Đông Bắc và hướng Tây Băc, vùng núi cao Ngọc Linh với lượng mưa năm biến
động từ 2500 mm đến 2800 mm và vùng nam Sa Thầy - Chư Pah nơi thuận lợi hội
tụ của gió mùa Tây Nam với lượng mưa năm biến động từ 2400 mm đến 2600 mm.
Trên thực tế, những khu vực có lượng mưa lớn, địa hình dốc cũng là nơi xảy ra
trượt lở nhiều hơn, đặc biệt trên các tuyến giao thông do làm bạt ta luy, quá trình
khai phá để xây dựng càng góp phần cho trượt lở đất diễn ra mạnh hơn (bảng 2.2).
- Gió bão: Do ảnh hưởng của các hoàn lưu khí quyển nên ở hầu hết các nơi
trong tỉnh hướng gió thịnh hành về mùa Đông là gió Bắc và Đông Bắc, về mùa hạ là
gió Tây và gió Tây Nam. Tốc độ gió trung bình hàng năm không lớn, nhất là ở các
nơi không thoáng gió như vùng thung lũng Kon Tum.
Kon Tum nằm cách xa biển, có dãy Trường Sơn Nam án ngữ ở phía Đông
nên bão thường không trực tiếp đổ bộ vào địa phận lãnh thổ của tỉnh mà chỉ gây ảnh
hưởng. Trong vòng 30 năm qua đã ghi nhận được 3 trận bão lớn gồm, cơn bão ngày
8/10/1973; cơn bão ngày 4/11/1975 và cơ bão số 9 tháng 11/2009. Bão đã gây ra
mưa lớn trên diện rộng và kéo dài từ 3 đến 7 ngày (bảng 2.3).
Bảng 2.3. Tốc độ gió trung bình và lớn nhất tại trạm đo thành phố Kon Tum
Tháng
Yếu tố
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Vtb 1.8 1.6 1.4 1.1 1.6 0.9 0.8 0.9 0.6 0.9 1.9 2.1 1.8
Vmax 15 17 16 20 15 17 17 27 14 12 18 15 27
Nguồn: Niêm giám thống kê Kon Tum, năm 2013
Như vậy, lượng mưa ở Kon Tum tập trung trong các tháng IV đến tháng X,
phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc và phía Bắc của tỉnh là yếu tố quan trọng gây
ra trượt lở đất trên địa bàn nghiên cứu.
2.1.4. Thuỷ văn
15
Với lượng mưa trung bình đạt 1800mm - trên 2000mm/năm nên nguồn nước
mặt ở Kon Tum rất lớn. Hệ thống sông suối khá dày đặc và phân bố tương đối đồng
đều trên lãnh thổ. Các sông chính ở Kon Tum chủ yếu là các nhánh thuộc hệ thống
sông Sê San với rất nhiều dòng chảy bình quân trên lưu vực lãnh thổ Việt Nam.
Nhìn chung, dòng chảy hang năm ở Kon Tum phong phú.
Bảng 2.4. Đặc trưng hình thái sông ngòi tỉnh Kon Tum
Sông
Diện tích
lưu vực
(km
2
)
Chiều dài
sông (km)
Mật độ
sông
(km/km
2
)
Hệ số uốn
khúc
Độ dẻo
(%o)
Độ cao bình
quân lưu vực
(m)
Đăkbla 3.507 144 0,49 2,03 4,0 963
Đăk Psi 869 80.5 0,42 1,71 2,7 1.216
Sa Thầy 1.152 104 0,30 1,24 2,3 673
PôKô 3.530 121 0,56 1,84 2,1 874
Sê San 11.450 230 0,45 1,45 2,9 737
Nguồn: Niêm giám thống kê Kon Tum, năm 2013
Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm ở Kon Tum rất phong phú. Nước ngầm trong
thành tạo Bazan đóng vai trò chủ yếu nhất, sau đó là thành tạo Neogên, mực nước
ngầm ở khu vực nghiên cứu thường phân bố ở độ sâu từ 10- 25m.
Hầu hết các sông đều có chiều dài lớn, đi qua nhiều dạng địa hình dốc, cắt xẻ
mạnh, lòng sông hẹp và không ổn định nên nhiều đoạn hiện tượng xói lở bờ sông
diễn ra mạnh. Do đó, các tuyến giao thông chạy song song với bờ sông hiện tượng
sạt lở ta luy âm thường xuyên xảy ra như tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua
huyện Đăk Glei- Ngọc Hồi, hoặc sạt lở bờ sông gây sập cầu trên tuyến quốc lộ 24 đi
qua huyện Kon Rẫy,
Với dòng chảy sông suối phân bố không đều, dẫn đến vận tốc dòng chảy
không ổn định góp phần thúc đẩy hiện tượng xói lở bờ sông. Đặc biệt khu vực miền
núi mức độ chia cắt lớn tạo điều kiện thuận lợi cho trượt lở đất xảy ra.
2.1.5. Tài nguyên sinh vật
16
2.1.5.1. Thảm thực vật
Theo kết quả điều tra bước đầu, tỉnh Kon Tum có khoảng hơn 300 loài, thuộc
hơn 180 chi và 75 họ thực vật có hoa. Cây hạt trần có 12 loài, 5 chi, 4 họ; cây hạt
kín có 305 loài, 175 chi, 71 họ; cây một lá mầm có 20 loài, 19 chi, 6 họ; cây 2 lá có
mầm 285 loài, 156 chi, 65 họ. Trong đó, các họ nhiều nhất là họ đậu, họ dầu, họ
long não, họ thầu dầu, họ trinh nữ, họ đào lộn hột, họ xoan và họ trám. Nhìn chung,
thảm thực vật ở Kon Tum đa dạng, thể hiện nhiều loại rừng khác nhau trong nền
cảnh chung của đới rừng nhiệt đới gió mùa, có 3 đai cao, thấp khác nhau: 600 m trở
xuống, 600 - 1.600 m và trên 1.600 m. Hiện nay, nổi trội nhất vẫn là rừng rậm,
trong rừng rậm có quần hợp chủ đạo là thông hai lá, dẻ, re, pơmu, đỗ quyên, chua,
ở độ cao 1.500 - 1.800 m chủ yếu là thông ba lá, chua, dẻ, re, kháo, chẹc, Nhắc
đến nguồn lợi rừng ở Kon Tum phải kể đến vùng núi Ngọc Linh với những cây
dược liệu quý như sâm ngọc linh, đẳng sâm, hà thủ ô và quế. Trong những năm gần
đây, diện tích rừng của Kon Tum bị thu hẹp do chiến tranh, khai thác gỗ lậu và các
sản phẩm khác của rừng. Nhưng nhìn chung, Kon Tum vẫn là tỉnh có nhiều rừng gỗ
quý và có giá trị kinh tế cao [61].
2.1.5.2. Khu hệ động vật
Khu hệ động vật ở Kon Tum rất phong phú, đa dạng, trong có nhiều loài
hiếm, bao gồm chim có 165 loài, 40 họ, 13 bộ, đủ hầu hết các loài chim; thú có 88
loài, 26 họ, 10 bộ, chiếm 88% loài thú ở Tây Nguyên. Đáng chú ý nhất là động vật
ăn cỏ như: voi, bò rừng, bò tót, trâu rừng, nai, hoẵng, Trong đó, voi có nhiều ở
vùng tây nam Kon Tum (huyện Sa Thầy). Bò rừng có: bò tót (hay con min) tên khoa
học Bosgaurus thường xuất hiện ở các khu rừng thuộc huyện Sa Thầy và Đăk Tô;
bò Đen Teng tên khoa học Bosjavanicus. Trong những năm gần đây, ở Sa Thầy, Đăk
Tô, Konplong đã xuất hiện hổ, đây là dấu hiệu đáng mừng về sự tồn tại của loài thú
quý này. Ngoài ra, rừng Kon Tum còn có gấu chó, gấu ngựa, chó sói.
Bên cạnh các loài thú, Kon Tum còn có nhiều loại chim quý cần được bảo vệ
như công, trĩ sao, gà lôi lông tía và gà lôi vằn. Trong điều kiện rừng bị xâm hại, việc
săn bắt trái phép ngày một gia tăng, môi sinh luôn biến động đã ảnh hưởng đến sự