TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======
ĐỖ THỊ TRANG
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN
LOÀI CÂY CÓ CỦ TẠI XÃ NAM VIÊM –
THỊ XÃ PHÚC YÊN – TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. DƢƠNG THỊ THANH THẢO
TS. LÊ ĐỒNG TẤN
HÀ NỘI, 2014
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang K36B - Sinh
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự hƣỡng dẫn trực tiếp của
Thạc sĩ Dƣơng Thị Thanh Thảo, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 và Tiến
sĩ Lê Đồng Tấn, Trung tâm nghiên cứu Công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam đã quan tâm, tận tình giúp đỡ em rất nhiều để em
có đƣợc một khóa luận đạt kết quả tốt nhất.
Em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ phòng Thực vật Dân tộc
học, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam đã cung cấp thêm cho em các tài liệu và làm một số tiêu
bản về cây có củ trong nghiên cứu.
Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa
Sinh - Kĩ thuật Nông nghiệp, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều
kiện để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2014.
Ngƣời thực hiện
Đỗ Thị Trang
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang K36B - Sinh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu, số liệu đƣợc trình bày trong khóa luận là trung thực và không
trùng với công trình của các tác giả khác.
Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2014.
Ngƣời thực hiện
Đỗ Thị Trang
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang K36B - Sinh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Các nghiên cứu về đa dạng thực vật 3
1.1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài 3
1.1.2. Những nghiên cứu về dạng sống thực vật 4
1.2. Những nghiên cứu về cây có củ 5
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 11
2.2. Phạm vi nghiên cứu 11
2.3. Thời gian nghiên cứu 11
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 11
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14
3.1. Thành phần loài cây có củ tại xã Nam Viêm 14
3.2. Tính đa dạng về dạng sống của cây có củ tại xã Nam Viêm 18
3.3. Nguồn gốc cây có củ tại xã Nam Viêm 19
3.4. Tình hình canh tác và sử dụng cây có củ tại xã Nam Viêm 20
3.4.1. Tình hình canh tác cây có củ tại xã Nam Viêm 20
3.4.2. Giá trị sử dụng của các loài cây có củ 21
3.5. Đề xuất biện pháp phát triển và bảo tồn tài nguyên cây có củ tại xã Nam
Viêm 28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
PHỤ LỤC
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang K36B - Sinh
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 3.1. Danh lục các loài cây có củ tại xã Nam Viêm 14
Bảng 3.2. Tổng hợp dạng sống cây có củ tại xã Nam Viêm 19
Bảng 3.3. Nguồn gốc cây có củ tại xã Nam Viêm 20
Bảng 3.4. Nhóm cây làm lƣơng thực, thực phẩm 21
Bảng 3.5. Nhóm cây làm gia vị 23
Bảng 3.6. Nhóm cây có tác dụng làm thuốc 24
Bảng 3.7. Nhóm cây dùng làm cảnh 26
Bảng 3.8. Nhóm cây chứa tinh dầu 27
Bảng 3.9. Thực trạng một số loài cây có củ ở Nam Viêm 28
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 1 K36B - Sinh
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ rất xa xƣa, con ngƣời đã biết khai thác và sử dụng các sản phẩm từ
thực vật để có thể tồn tại và phát triển, trong đó có các sản phẩm đặc biệt mà
chúng ta gọi là củ. Ngày nay, các loài cây có củ trở nên rất đa dạng, chúng
phân bố trên khắp thế giới, đƣợc sản xuất với chi phí đầu vào thấp và thƣờng
đƣợc tiêu thụ bởi những ngƣời nghèo nhất, nhƣng nó lại đóng góp đáng kể
cho an ninh lƣơng thực cũng nhƣ đƣợc dùng làm nguyên liệu cho quá trình
sản xuất công nghiệp. Đối với ngƣời dân Việt thì các loài cây này là một phần
không thể thiếu trong đời sống, chúng xuất hiện trong dân ca Việt Nam, trong
các bài thuốc dân gian, trong những công thức làm đẹp từ thiên nhiên, là
nguyên liệu tạo mùi thơm cho các sản phẩm công nghiệp hay làm tăng thêm
tính thẩm mĩ, làm giàu có thêm cho tâm hồn con ngƣời,
Nam Viêm là một xã thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, ngƣời dân
nơi đây gắn bó với đồng ruộng từ lâu đời, sự xen canh các cây trồng có củ
không chỉ phục vụ nhu cầu trong xã mà còn đƣợc trao đổi với các vùng lân
cận nhƣ xã Tiền Châu, phƣờng Xuân Hòa Với họ thì cây có củ cũng là một
bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu sản xuất nông nghiêp, đem lại nhiều lợi
ích về mặt kinh tế. Song do quá trình công nghiệp hóa đã làm cho cơ cấu
trồng, khai thác cây có củ có nhiều sự thay đổi và do chƣa có nghiên cứu đầy
đủ nào trƣớc đó về cây có củ ở địa phƣơng nên chúng tôi đã chọn đề tài
“Nghiên cứu đa dạng thành phần loài cây có củ tại xã Nam Viêm - thị xã
Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng thành phần loài cây có củ làm cơ sở khoa học cho
công tác khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây có củ tại khu vực xã
Nam Viêm.
3. Nội dung nghiên cứu
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 2 K36B - Sinh
Nghiên cứu về tính đa dạng về thành phần loài cây có củ tại xã Nam
Viêm từ đó xây dựng danh lục các loài cây có củ tại xã Nam Viêm.
Nghiên cứu tính đa dạng về dạng sống cây có củ tại xã Nam Viêm.
Nghiên cứu về nguồn gốc các loài cây có củ tại xã Nam Viêm.
Nghiên cứu tình hình canh tác và giá trị các loài cây có củ tại địa
phƣơng.
Đề xuất các biện pháp bảo tồn và khai thác các loài cây có củ tại địa
phƣơng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Bổ sung các dẫn liệu về tính đa dạng các loài cây có
củ tại xã Nam Viêm.
- Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả là cơ sở để đánh giá về thành phần loài
cây có củ ở địa phƣơng, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện
pháp bảo tồn, khai thác và sử dụng cây có củ tại địa phƣơng.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 3 K36B - Sinh
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các nghiên cứu về đa dạng thực vật
Theo IUCN (Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế), đa dạng sinh học
(Biodiversity, biological): Là sự phong phú của sinh giới từ mọi nguồn trên
Trái Đất. Bao gồm đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái.
Việc nghiên cứu đa dạng các loài thực vật trên thế giới đã đƣợc tiến hành
từ lâu. Chủ yếu là nhằm xác định cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp
khoa học cho việc xác định các biện pháp kĩ thuật tác động vào các hệ thực
vật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trƣờng.
1.1.1. Những nghiên cứu về thành phần loài
Những nghiên cứu về thành phần loài là một trong những nghiên cứu
đƣợc tiến hành từ lâu trên thế giới. Ở Liên Xô (cũ) có nhiều công trình nghiên
cứu của Vusotxki (1915), Alokhin (1904), Craxit (1927), Sennhicop (1933),
Creepva (1978) Theo các tác giả thì mỗi vùng sinh thái sẽ hình thành thảm
thực vật đặc trƣng, sự khác biệt của thảm này so với thảm khác biểu thị bởi
thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của nó. Do đó
việc nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống là một chỉ tiêu quan
trọng trong nghiên cứu đa dạng thực vật [7].
Pócs Tama‟s (1965) đã thống kê đƣợc ở miền Bắc Việt Nam có 5.190
loài thực vật [25].
Ở Việt Nam, Phan Kế Lộc (1970) đã thống kê và bổ sung số loài ở miền
Bắc lên 5.609 loài, 1.660 chi và 140 họ với 5.069 loài thực vật Hạt kín và 540
loài thuộc các ngành còn lại [25].
Thái Văn Trừng (1978) thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài
thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi, 289 họ [25].
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 4 K36B - Sinh
1.1.2. Những nghiên cứu về dạng sống thực vật
Dạng sống của thực vật là sự biểu hiện về hình thái, cấu trúc cơ thể thực
vật thích nghi với điều kiện môi trƣờng sống. Nó liên quan chặt chẽ với các
nhân tố sinh thái của mỗi vùng, nên đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu từ rất sớm.
Schow (1823) đã nghiên cứu về sự phân bố của thực vật và cho rằng:
Cách mọc đƣợc hiểu là đặc điểm phân bố của các loài trong quần xã [7].
Theo Ewarming (1884, 1908, 1909) khi nghiên cứu và phân chia dạng
sống của thực vật thuộc thảo vùng ôn đới đã sử dụng những đặc điểm sinh vật
học nhƣ: đặc điểm chồi, những phƣơng thức sinh sản, sự kéo dài đời sống, sự
phát triển,
Drude (1913), Raunkiner (1905, 1934) khi phân chia dạng sống đã sử
dụng vị trí của chồi và khả năng tồn tại trong điều kiện bất lợi làm tiêu chuẩn
để phân chia [8].
I.K. Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: thực vật thƣờng
xanh; thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trên
mặt đất trong thời kỳ bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật có
thời kỳ sinh trƣởng và phát triển ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trƣởng và phát
triển lâu năm.
G. N. Vƣxôxki (1915) chia thực vật thảo nguyên làm 2 lớp: lớp cây
nhiều năm và lớp cây hàng năm [7].
Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất
là hệ thực vật của các vùng ôn đới, ngƣời ta vẫn dùng hệ thống của Raunkiaer
(1934) [25] để sắp xếp các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một trong các
dạng sống đó. Cơ sở phân chia dạng sống của ông là sự khác nhau về khả
năng thích nghi của thực vật qua thời gian bất lợi trong năm. Từ tổ hợp các
dấu hiệu thích nghi, Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu là vị trí của chồi nằm ở
đâu trên mặt đất trong suốt thời gian bất lợi trong năm.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 5 K36B - Sinh
Nhìn chung, những nghiên cứu về thành phần loài của các tác giả trên
thế giới và ở Việt Nam đều tập trung nghiên cứu, đánh giá thành phần loài ở
một vùng và khu vực cụ thể, phản ánh hệ thực vật đặc trƣng trong mối tƣơng
quan với điều kiện địa hình và khí hậu. Tuy vậy, số lƣợng các công trình
nghiên cứu còn chƣa nhiều, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn, rộng rãi hơn
nhằm mục đích có thể đánh giá chính xác thành phần loài thực vật đặc trƣng
của một khu vực hoặc một quốc gia.
1.2. Những nghiên cứu về cây có củ
Trong "Từ điển Bách khoa Thực vật học Việt Nam", của tác giải Nguyễn
Bá và cộng sự, xuất bản 2014, đƣa ra khái niệm về nhƣ sau: Củ (tuber) là
phần phình lên ở thân hoặc rễ, thƣờng là biến dạng cho chức năng dự trữ,
thƣờng là chỉ cho 1 năm mà thôi, ví dụ củ thân nhƣ Khoai tây, củ rễ nhƣ
Thƣợc dƣợc. Củ rễ phát triển từ các rễ phụ. Củ thân phân biệt với củ rễ ở chỗ
có chồi hay „mắt‟[1].
Còn cuốn sách "Plant resources of South- East Asia", tập 14, Vegetable
oils and fats, các tác giả H. A. M. var der Vossen và B. E. Umail (Editor) có
đề cập đến khái niệm về củ hành (buld): Là một cơ quan phía dƣới mặt đất
với thân chính rất ngắn mang theo lá cơ sở phình ra hoặc các vảy lá kèm theo
đó là các chồi non [29].
Tác giả Trần Bá Cừ viết trong cuốn sách "Rau-hoa-quả-củ làm thuốc",
khái niệm về củ đƣợc giới thiệu nhƣ sau: Củ là các bộ phận của thực vật phát
triển ngầm dƣới mặt đất, tích lũy chất dinh dƣỡng dự trữ giúp cây qua thời kì
rụng lá mùa đông có điều kiện chuyển lên phát triển các chồi xuân năm sau
khỏi mặt đất hay thúc các mầm ngủ trên thân, cành, ngọn cây đông trƣớc đã
rụng lá mọc lên. Ba dạng thƣờng gặp:
1. Rễ củ (tuberculum) nhƣ củ Khoai lang, củ Sắn dây thƣờng chứa
nhiều đƣờng, bột, các glucozit, một số ancaloit và nhiều loại vitamin. Có củ
do rễ cái, có củ do các rễ bên tạo thành.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 6 K36B - Sinh
2. Thân hành còn gọi là giò hành hay rò (Bulbus) nhƣ: củ Hành, củ
Tỏi, là các bẹ lá cùng mọc từ một thân đế ngầm phình lên chứa chất dự trữ
thƣờng kèm theo nhiều lại tinh dầu và tích tụ cả sunfua.
3. Thân rễ (Rhizoma) nhƣ củ Riềng, củ Gừng mang các lá địa sinh
biến thành vảy không có diệp lục. Các loại thân rễ này chứa nhiều glucozit và
ancaloit.
Đôi khi còn gặp những cành địa sinh phình lên thành củ ngầm nhƣ
Khoai tây và những cành khí sinh thành củ treo nhƣ Khoai mài, Khoai vạc
hoặc thân phình lên thành củ nhƣ củ Su hào. Các loại củ này chứ nhiều đƣờng
tinh bột hay protein [10].
Trong cuốn "Giải phẫu hình thái học thực vật" của Hoàng Thị Sản và
Trần Văn Ba, đƣa ra các kiểu hình thái là các biến thái của các rễ, thân. Trong
đó có đề cập tới 3 dạng: rễ củ, thân hành, thân củ nhƣ sau:
Rễ củ: Ở một số cây, rễ phồng to và nạc, chứa chất dự trữ tạo thành rễ
củ. Rễ củ là dạng biến động của rễ và có sự tham gia của trụ trên và dƣới lá
mầm. Rễ củ có thể phát triển thành rễ chính, nhƣ Củ cải, Cà rốt (trong trƣờng
hợp này rễ củ có mang các rễ bên, gồm có phần đầu mang các lá và có rễ
chính thức) hoặc có thể phát triển từ rễ bên nhƣ Sắn, Khoai lang,
Thân hành: Hình quả lê, hình cầu dẹt, hình trứng, gồm các bẹ lá (phần
xòe rộng của gốc lá) xếp úp lên nhau, chứa chất dự trữ. Các bẹ đó gọi là vảy
hành. Nằm giữa các vảy đó là chồi ngọn, nách các vảy có thể có chồi nách, từ
đó có thể phát triển các hành non. Thân chính ở đây thƣờng rất ngắn, hình nón
hay hình đĩa, mang nhiều rễ phụ ở phía dƣới.
Thân củ: Là loại thân hoặc cành phồng lên, tích chứa chất dự trữ.
Thân củ có thể hình thành trên mặt đất và có màu lục (nhƣ Su hào), hoặc hình
thành ở dƣới đất (nhƣ Khoai tây). Mỗi củ Khoai tây do một cành biến đổi, khi
nằm trong đất nó không chứa diệp lục, nhƣng để ra ngoài sáng nó lại có màu
lục [22].
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 7 K36B - Sinh
Thực vật nƣớc ta rất phong phú và đa dạng. Ở mỗi loài cây lại có lợi ích
khác nhau đối với cuộc sống của con ngƣời. Con ngƣời luôn luôn tìm tòi để
có hiểu biết hơn về thế giới thực vật, từ đó khai thác các giá trị khác nhau để
phục chính nhu cầu cuộc sống.
Theo Võ Văn Chi và Trần Hợp trong "Cây cỏ có ích ở Việt Nam" (2002)
đã chia ra 11 nhóm cây có ích bao gồm: nhóm cây cung cấp gỗ; nhóm cây cho
sợi; nhóm cây có nhựa mủ, gôm, tinh dầu; nhóm cây cho dầu béo, sáp mỡ;
nhóm cây cho dầu thơm (hƣơng liệu); nhóm cây cho tanin, chất nhuộm; nhóm
cây làm thuốc, diệt sâu bọ, cỏ dại; nhóm cây làm lƣơng thực, cây cho bột,
đƣờng; nhóm cây làm thực phẩm; nhóm cây làm thức ăn gia súc và nhóm cây
cho gia vị, nƣớc uống. Cây có củ đƣợc xếp vào nhóm cây làm lƣơng thực [6].
Trong đó, củ tạo thành có thể là thân, rễ, thân ngầm của các loài cây
cho củ chứa các chất dinh dƣỡng. Có khoảng 261 loài trong 90 chi và 50 họ
thực vật với nhiều loài cho củ trở thành cây lƣơng thực nhƣ Khoai tây, Sắn,
Khoai lang [6].
Theo GS.TS Nguyễn Văn Luật thì cây có củ chiếm một vị thế đáng kể
trong cơ cấu lƣơng thực của nƣớc ta. Vị thế của cây có củ lƣơng thực có lẽ đạt
đỉnh cao vào những khi thiếu gạo, mà đỉnh cao nhất vào thời gian trƣớc năm
1945. Hồi trƣớc cách mạng (1945), ngƣời dân quê thƣờng phải ăn độn Khoai
lang, Khoai tây và các loại củ khác bù cho gạo thiếu trong bữa ăn của ngƣời
nghèo, chƣa kể đến Rau má, củ Chuối, nõn Khoai bông,… Từ sau đổi mới
(sau 1986), không những ta đủ gạo ăn mà còn dƣ cho xuất khẩu hàng triệu
tấn, thì cây có củ lại bị quên đi. Cần khôi phục và phát triển vị thế vốn có của
củ lƣơng thực, không những vì an ninh lƣơng thực và để có nhiều gạo xuất
khẩu mà là để ăn ngon hơn.
Trong tài liệu "1900 loài cây có ích" của Trần Đình Lý và cộng sự
(1993) đã xếp các loài cây theo các nhóm công dụng khác nhau. Nhiều loài
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 8 K36B - Sinh
cây có củ dùng làm thức ăn cho ngƣời và gia súc, dùng làm thuốc, làm gia
vị, [20].
Theo tổ chức Y tế thế giới, khoảng 80% dân số thế giới sử dụng các loài
cây thuốc cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, khoảng 70-80% dân số các vùng
nông thôn lấy cây thuốc làm nguồn thuốc chữa bệnh chủ yếu [14]. Ngƣời Việt
đã biết khai thác tiềm năng làm thuốc của các loài thực vật có củ để nâng cao
sức khỏe, chữa trị và phòng tránh bệnh tật từ rất xa xƣa. Danh y Hải Thƣợng
Lãn Ông đã chỉ rõ rằng ngƣời Việt Nam sống trên nguồn tài nguyên thuốc
nhiệt đới, phải biết phát huy nguồn thực phẩm rau, hoa, quả, củ thƣờng ngày
làm thuốc chữa bệnh [10].
Cuốn sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam" của Đỗ Hữu
Bích và cộng sự (2004) đã mô tả đặc điểm phân loại cũng nhƣ công dụng làm
thuốc của nhiều loài động, thực vật ở Việt Nam, trong đó có nhiều cây có củ
[4].
Trong "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của tác giả Đỗ Tất Lợi
xuất bản năm 2004 đã sắp xếp các loài cây theo công dụng làm thuốc của
chúng, trong đó có nhiều loài cây có củ đƣợc xếp vào các nhóm nhƣ: cây
thuốc và vị thuốc cầm máu (Riềng), chữa bệnh đƣờng tiêu hóa (Gừng, Gừng
gió, Khoai riềng, Tỏi, ), chữa cảm sốt (Hành, Củ ấu, )[18].
Một khía cạnh khác về tác dụng của các loài cây có củ đƣợc Trần Công
Khánh, Phạm Hải nghiên cứu trong "Cây độc ở Việt Nam" đã đề cập tới
những bộ phận gây độc cũng nhƣ giải độc của một số loài cây nhƣ: hạt của Củ
đậu có độc, gây nghiêm trọng đến tính mạng con ngƣời khi ăn nó, còn loài
Sắn dây lại là một loài mà củ của chúng có tác dụng giải độc [15].
Trong cuốn "Từ điển cây thuốc Viêt Nam" của Võ Văn Chi (2012) đã
giới thiệu về đặc điểm và công dụng của rất nhiều loài thực vật đƣợc sử dụng
làm thuốc trong đó có nhiều loài có củ nhƣ Gừng, Riềng, Cà rốt, Su hào,
Khoai lang, [5].
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 9 K36B - Sinh
Sự nghiên cứu chuyên sâu vào công dụng của thực vật đảm bảo sự tìm
tòi và khai thác những tiềm năng ẩn chứa trong thực vật, không thể không
nhắc tới tiềm năng tinh dầu - nguồn nguyên liệu tự nhiên đặc trƣng ở thực vật,
trong cuốn sách "Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam" của Lã Đình
Mỡi và cộng sự đã chỉ ra nhiều chi thực vật cho tinh dầu trong đó phải kể tới
các chi trong họ Gừng (Zingiberaceae) trong đó có các chi: chi Gừng
(Zingiber) đã thông kê và mô tả tóm tắt 11 loài (theo Phạm Hoàng Hộ, 1993),
chi Riềng (Curcuma) có 15 loài (theo danh lục các loài thực vật Việt Nam,
2005), chi Nghệ (Apinia) theo thống kê của Nguyễn Quốc Bình (1994) có 24
loài thuộc chi này và tinh dầu có trong hầu hết các bộ phận (lá, hoa, 'thân',
thân rễ) của các loài trong các chi trên [21].
Màu sắc là cảm giác mang đến cho con ngƣời để cảm nhận đƣợc các nét
đẹp trong thế giới sinh vật, trong cuộc sống cũng nhƣ tập quán, văn hóa của
mỗi dân tộc, nhiều loài cây có củ đƣợc dùng để làm các nguyên liệu nhuộm
màu nhƣ: Củ nâu (Dioscorea cirrhosa Lour.), Củ nâu dài (Dioscorea sp.)
dùng để nhuộm nâu; lá Riềng (Apinia officinarum Hance.) dùng nhuộm gạo
màu xanh; Nghệ (Curcuma longa L.) lấy củ để nhuộm gạo, lá dùng nhuộm
sợi màu xanh; Nghệ đen (Curcuma zedoaria Rosc.), củ dùng để nhuộm gạo
và tơ; Gừng (Zingiber officinale Rosc.) dùng lá để nhuộm gạo màu xanh.
Khi nhắc đến cây có củ, một phần không thể thiếu trong công dụng của
chúng chính là làm đẹp, những bài thuốc làm đẹp từ thiên nhiên rất đƣợc ƣa
chuộng, đây là điều rất đƣợc chị em phụ nữ quan tâm nhƣ: tác dụng của
Khoai tây (Solanum tuberosum L. 1753) làm sáng da, Cà rốt (Daucus carota
L. 1753) giúp làm da mịn màng, tƣơi tắn,
Trong cuốn cẩm nang làm đẹp "Những phƣơng thuốc làm đẹp từ củ và
hạt" của tác giả Thiên Kim xuất bản năm 2009 đã giới thiệu tác dụng làm đẹp
của nhiều loài củ nhƣ Khoai lang, Khoai tây, Khoai môn [16].
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 10 K36B - Sinh
Đối với việc chăm sóc sản phụ, "101 cây thuốc với sức khỏe sinh sản
phụ nữ" của Phạm Trƣơng Thị Thọ, Đỗ Huy Ích có nhắc tới công dụng của
Cà rốt (Daucus carota L.) làm thuốc hạn chế sinh sản nhƣ có tác dụng gây
sẩy thai, chống sinh sản; Củ gấu (Cyperus rotundus L.) tác dụng lên
oestrogen); Sắn dây (Pueraria montana var. chinensis (Ohwi) Maesen.) gây
sẩy thai [27].
Do có nhiều tiềm năng khai thác, con ngƣời cố gắng tận dụng các sản
phẩm quý từ thực vật, cũng vì mục đích kinh tế, ngƣời nông dân đã thay thế
những loài cây truyền thống bằng những loài có thể giúp họ có đƣợc nguồn
kinh tế cao hơn từ đó làm cho nhiều loại cây bị mất đi trong địa phƣơng. Nam
Viêm cũng là một trong những địa phƣơng nhƣ vậy, nhiều loài cũng đang bị
mất đi trong nhiều thôn của xã. Đây cũng là khu vực đƣợc chúng tôi lựa chọn
để tiến hành nghiên cứu với đề tài “Nghiên cứu đa dạng về thành phần loài
cây có củ tại xã Nam Viêm - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc” để lập danh
lục các loài cây có củ ở khu vực nghiên cứu rồi từ đó đánh giá và đƣa ra các
biện pháp góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên này. Vì đây là đề tài mới nghiên
cứu ở địa phƣơng nên những kết quả nghiên cứu của chúng tôi thực hiện đƣợc
chỉ là các kết quả bƣớc đầu.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 11 K36B - Sinh
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài cây có củ đƣợc trồng cũng nhƣ cây mọc hoang dại hay xuất
hiện trong các phiên chợ tại xã Nam Viêm.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng cây có củ tại 4 thôn: Khả Do, Tân Tiến, Đồng Cờ,
Nam Viêm thuộc xã Nam Viêm
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1/2013 đến tháng 5/2014.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp kế thừa
Kế thừa các tài liệu bao gồm sách, các bài tạp chí, đã đƣợc công bố để
tham khảo thành phần loài cây có củ có liên quan tại vùng nghiên cứu.
Sử dụng các tài liệu thống kê tại địa phƣơng để tìm hiểu thông tin về
điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, dân sinh; các báo cáo thống kê về tình
hình sản xuất nông lâm nghiệp để thu thập thông tin về cây có củ đã trồng
trên địa bàn. Tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu về cây có củ của địa phƣơng đã
có trƣớc đó hay không rồi tiến hành điều tra.
Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Khảo sát địa điểm nghiên cứu
Tiến hành xác định địa điểm nghiên cứu, từ đó chụp ảnh về địa điểm
nghiên cứu, các loài cây có củ tìm thấy trên đƣờng đi và trong quá trình
nghiên cứu.
Phương pháp điều tra cộng đồng
Trong quá trình nghiên cứu thành phần cây có củ, chúng tôi đã sử
dụng hai phƣơng pháp điều tra chính là RRA và PRA [28].
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 12 K36B - Sinh
RRA (Đánh giá nhanh nông thôn) là quá trình nghiên cứu dựa trên
thông tin thu thập đƣợc, quan sát trực tiếp và phỏng vấn mà ở đó giả định
rằng tất cả các câu hỏi liên quan không đƣợc xác định trƣớc (theo James
Beebe, 1985) hay nói theo cách khác: RRA đề cập đến một phƣơng pháp tiếp
cận nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc học một cách nhanh chóng và
trực tiếp từ ngƣời dân địa phƣơng. RRA cho phép lấy đƣợc kiến thức địa
phƣơng và thu nhận đƣợc thông tin và sự hiểu biết của ngƣời dân địa phƣơng
bằng việc sử dụng các công cụ và phƣơng pháp kết hợp (theo Bill Jackson và
Andrew Angles, 1995) [23].
PRA (Đánh giá nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân) là một loạt các
phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp cho phép ngƣời dân nông thôn cùng
chia sẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của họ và đời sống và tạo điều kiện
nông thôn để lập kế hoạch và hành động (theo Robert Chambers, 1994) [23].
Một số kĩ năng trong phỏng vấn PRA:
- Phỏng vấn: Sử dụng một số câu hỏi cho những ngƣời đƣợc chọn.
Trong khi phỏng vấn, yêu cầu đƣa ra tên các cây có củ mà họ trồng trong
vƣờn hay ngoài ruộng, những cây có củ mà họ biết mà xuất hiện trong địa
phƣơng.
+ Phỏng vấn mở: Đó là dạng phỏng vấn tự do, có thể hỏi bất cứ
điều gì liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Phỏng vấn theo cấu trúc: Điều tra phỏng vấn sử dụng một cách
cẩn thận các câu hỏi đƣợc thiết kế và mục đích phƣơng pháp để có thông tin
đặc trƣng và tin cậy từ một ngƣời thu thập riêng lẻ.
+ Phỏng vấn bán cấu trúc: Ngƣời đƣợc phỏng vấn tự do nói những
quan tâm của chính họ và để chia sẻ trực tiếp sự xuống cấp của bảo tồn.
Ngƣời phỏng vấn tin tƣởng vào những câu hỏi mở để giới thiệu đề tài quan
tâm [28].
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 13 K36B - Sinh
+ Phỏng vấn chéo: Là cách phỏng vấn để kiểm tra thông tin của
ngƣời khác đã đƣa ra trong các lần phỏng vấn [23].
Sử dụng phiếu điều tra
Phiếu điều tra sử dụng đƣợc thể hiện trong phiếu 2.1 và phiếu 2.2
(Phần phụ lục).
Tiến hành thu thập mẫu
Tiến hành thu các mẫu cây có củ ở địa điểm nghiên cứu. Trong trƣờng
hợp với những loài phổ biến đã dễ xác định tên loài thì có thể xác định ngay
tên loài trên thực địa. Các mẫu đƣợc thu thập cần đầy đủ cơ quan sinh dƣỡng
(rễ, thân, lá, hoa, quả, ), đảm bảo không bị giập nát, gãy, [28].
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Kết quả sau mỗi đợt điều tra đƣợc tập hợp lại. Các thông tin dạng thô
cần đƣợc xử lí, chỉnh lí lại tên, công dụng cho thống nhất, phân nhóm công
dụng, dạng sống, Sau khi có kết quả từ việc xác định tên khoa học, các
thông tin cùng loài sẽ đƣợc nhập với nhau. Các thông tin sẽ đƣợc xem xét,
kiểm tra, đối chiếu và thống nhất lại [23].
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 14 K36B - Sinh
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thành phần loài cây có củ tại xã Nam Viêm
Trong quá trình nghiên cứu bƣớc đầu, chúng tôi đã bƣớc đầu điều tra
đƣợc thành phần cây có củ tại xã Nam Viêm thu đƣợc 33 loài cây có củ thuộc
27 chi nằm trong 21 họ thực vật hạt kín. Căn cứ vào "Danh lục các loài thực
vật Việt Nam", tập 2 và tập 3 của Nguyễn Tiến Bân và quan điểm về cây có
củ trong cuốn "Giải phẫu hình thái học thực vật" của Hoàng Thị Sản và Trần
Văn Ba, chúng tôi đã lập đƣợc danh lục các loài cây có củ tại xã Nam Viêm
đƣợc thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Danh lục các loài cây có củ tại xã Nam Viêm
STT
Tên khoa học
Tên Việt
Nam
Dạng
sống
Nguồn
gốc
Nơi
sống
Công
dụng
Họ Hành - Alliaceae Agardh. 1858
1.
Allium ascalonicum L. 1759
Hành ta
Thảo
T
R
G,
T,TD
2.
Alium cepa L. 1753
Hành tây
Thảo
T
R
G,
T,TD
3.
Allium fistulosum L. 1753
Hành hoa
Thảo
T
R
G,
T,TD
4.
Allium odorum L.1767
Hẹ
Thảo
T
R
G,
T,TD,
5.
Allium porrum L. 1753
Tỏi tây
Thảo
TM
G,
T,TD
6.
Allium sativum L. 1753
Tỏi
Thảo
T
R
G,
T,TD
Họ Măng tây - Asparagaceae Juss. 1789
7.
Polianthes tuberosa L. 1753
Huệ
Thảo
TM
C, TD
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 15 K36B - Sinh
Họ Hoa tán - Apiaceae Linld. 1836
8.
Daucus carota L. 1753
Cà rốt
Thảo
T
R
L-T,T,
TD
Họ Náng - Amarylliaceae Jaume, 1805
9.
Hippeastrum puniceum (Lamk.)
Kuntze, 1891
Lan huệ
Thảo
T
V
C, T
10.
Narcissus tazetta L. 1753
Thuỷ tiên
Thảo
T
V
C,T
Họ Ráy - Araceae Juss. 1789
11.
Alocasia odora (Roxb.) C. Koch,
1854
Ráy dại
Thảo
D
R,V
T
12.
Colocasia esculenta (L.) Shott, 1832
Môn
nƣớc
Thảo
T
R,V
L-T, T
13.
Colocasia giganteta (Blume ex
Hassk.) Hook. f. 1893
Dọc
mùng
Thảo
T
R,V
L-T, T
Họ Ngũ gia bì - Araliaceae Juss. 1789
14.
Polyscias fruticosa (L.) Harms, 1921
Đinh lăng
Bụi
T
V
T, TD
Họ Cải - Brassicaceae Burn. 1835
15.
Brassica oleracea var. gongylodes L.
1753
Su hào
Thảo
T
R
L-T, T
16.
Raphanus sativus L.1753. var.
longipinnatus Bailey, 1923
Cải củ
Thảo
T
R
L-T, T
Họ Dong riềng - Cannaceae Juss. 1789
17.
Canna edulis Ker - Grawl. 1823
Dong
riềng
Thảo
T
V
L-T,
T, C
Họ Khoai lang - Convolvulaceae Juss. 1789
18.
Ipomoea batatas (L.) Poir. in Lamk.
1791
Khoai
lang
Thảo bò
T
R,V
L-T, T
Họ Cói - Cyperaceae Juss. 1789
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 16 K36B - Sinh
19.
Cyperus rotundus L. 1753
Cỏ gấu
Thảo
D
R,V
T
Họ Củ nâu - Dioscoreaceae R.Br.1810
20.
Dioscorea esculenta (Lour.) Burk.
1917
Củ từ
Thảo
leo
T
V
L-T, T
Họ Thầu dầu - Euphorbiaceae Juss. 1789
21.
Manihot esculenta Crantz, 1766
Sắn
Bụi
T
R, V
L-T, T
Họ Đậu - Fabaceae Lindl. 1836
22.
Pachyrhizus erosus (L.) Urb.
Củ đậu
Thảo
leo
TM
L-T, T
23.
Pueraria montana var. chinensis
(Ohwi) Maesen, 1988
Sắn dây
Thảo
leo
T
V
L-T, T
Họ Lay ơn - Iridaceae Juss. 1789
24.
Gladiolus x gandavensis Van Houtte,
1846
Lay ơn
Thảo
TM
C
Họ Hoàng tinh - Marantaceae Peter. 1888
25.
Maranta arundinacea L. 1753
Hoàng
tinh
Thảo
T
V
L-T, T
Họ Chuối - Musaceae Juss. 1789
26.
Musa paradisiaca L. 1753
Chuối
tiêu
Thảo
T
V
L-T, T
Họ Sen - Nelumbonaceae Dumort. 1829
27.
Nelumbo nucifera Graertn. 1788
Sen
Thảo
T
R
L-T,
T, C,
TD
Họ chua me - Oxalidaceae R. Br. 1810
28.
Oxalis corymbosa DC. 1824
Chua me
đất hoa
đỏ
Thảo
D
R
T
Họ Hòa thảo - Poaceae Barnh. 1895
29.
Cymbopogom citratus (DC. ex Nees)
Sả
Thảo
T
R,V
G, T,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 17 K36B - Sinh
Stapf. 1906
TD
Họ Cà - Solanaceae Juss. 1789
30.
Solanum tuberosum L. 1753
Khoai tây
Thảo
T
R
L-T, T
Họ Gừng - Zingiberaceae Lindl. 1835
31.
Alpinia officinarum Hance, 1872
Riềng
Thảo
T
V
G, T,
TD
32.
Zingiber officinale Rosc. 1807
Gừng
Thảo
T
V
G, T,
TD
33.
Curcuma longa L.1753
Nghệ
Thảo
T
V
G, T,
TD
Chú thích
T: Cây trồng
D: Cây mọc dại
R: Ruộng
V: Vƣờn
TM: Cây chỉ có trong hoạt động buôn bán
L-T: Lƣơng thực, thực
phẩm
T: Thuốc
G: Gia vị
TD: Tinh dầu
C: Cảnh
Từ bảng danh lục trên, có tới 33 loài cây có củ đƣợc tìm thấy tại xã Nam
Viêm thuộc 27 chi trong 21 họ. Họ có nhiều loài nhất là họ Hành (Alliaceae)
với 6 loài; chiếm 18,75% tổng số loài; có thể kể tới các loài nhƣ: Hành ta
(Allium ascalonicum L. 1759), Hành tây (Alium cepa L. 1753), Tỏi (Allium
sativum L. 1753). Họ Ráy (Cyperaceae) có 3 loài; chiếm 9,38% tổng số loài,
thuộc 2 chi là Alocasia và Colocasia. Họ Gừng (Zingiberaceae) cũng có 3
loài: Riềng (Alpinia officinarum Hance, 1872.), Nghệ (Curcuma longa
L.1753), Gừng (Zingiber officinale Rosc. 1807); chúng thuộc 3 chi: Apinia,
Curcuma, Zingiber. Các họ còn lại có 1 đến 2 loài: họ Cải (Brassicaceae), họ
Náng (Amarylliaceae), họ Đậu (Fabaceae) đều có 2 loài; họ Măng tây
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 18 K36B - Sinh
(Aspagaraceae), họ Hoa tán (Apiaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Dong
riềng (Cannaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ
Củ nâu (Dioscoreaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Lay ơn (Iridaceae),
họ Hoàng tinh (Marantaceae), họ Chuối (Musaceae), họ Hòa thảo (Poaceae),
họ Cà (Solanaceae) thì mỗi họ chỉ có 1 loài.
3.2. Tính đa dạng về dạng sống của cây có củ tại xã Nam Viêm
Trong các loài cây có củ tại xã Nam Viêm thì thấy dạng thân thảo chiếm
ƣu thế, có 3 dạng thân thảo gồm: cây thân thảo đứng là chủ yếu gồm 16 họ
chiếm tới 76,19% số họ; 21 chi chiếm 77,78% số chi và 27 loài chiếm 81,82%
số loài; đại diện nhƣ: Hành ta (Allium ascalonicum L. 1759), Cà rốt (Daucus
carota L. 1753), Thuỷ tiên (Narcissus tazetta L. 1753), Môn nƣớc (Colocasia
esculenta (L.) Shott, 1832), Su hào (Brassica oleracea var. gongylodes L.
1753),
Thân thảo dạng leo có 3 loài, chiếm 9,09% tổng số loài; thuộc 3 chi,
chiếm 11,11% tổng số chi; có trong 2 họ chiếm 9,52% số họ; đại diện một số
loài nhƣ: Củ từ (Dioscorea esculenta (Lour.) Burk. 1917), Sắn dây (Pueraria
montana var. chinensis (Ohwi) Maesen, 1988), Củ đậu (Pachyrhizus erosus
(L.) Urb.).
Dạng thân thảo bò có 1 loài là: Khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Poir. in
Lamk. 1791), chỉ chiếm 3,03% tổng số loài cây có củ đƣợc tìm thấy.
Dạng cây bụi chỉ có 2 loài chiếm 6,06% số loài; thuộc 2 chi, chiếm
7,41% số chi và nằm trong 2 họ, chiếm 9,52% số họ; gồm có 2 loài là: Đinh
lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms, 1921), Sắn (Manihot esculenta Crantz,
1766). Kết quả đƣợc bày tại bảng 3.2 dƣới đây.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 19 K36B - Sinh
Bảng 3.2. Tổng hợp dạng sống cây có củ tại xã Nam Viêm
Dạng sống
Họ
Chi
Loài
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Số
lƣợng
%
Thảo
Đứng
16
76,19
21
77,78
27
81,82
Leo
2
9,52
3
11,11
3
9,09
Bò
1
4,76
1
3,70
1
3,03
Bụi
2
9,52
2
7,41
2
6,06
3.3. Nguồn gốc cây có củ tại xã Nam Viêm
Các loài cây có củ tại Nam Viêm thuộc 2 nhóm:
Nhóm 1. Nhóm cây trồng
Bao gồm các loài cây đã và đang đƣợc ngƣời dân sử dụng trồng trọt ở
các mức độ khác nhau với các mục đích khác nhau nhƣ làm lƣơng thực, thực
phẩm, làm gia vị, làm thức ăn cho gia súc, làm cảnh, Chúng có thể là cây
bản địa, cây đƣợc ngƣời dân thu thập, thậm chí là cây nhập nội nhƣng đã
đƣợc trồng qua nhiều thế hệ khác nhau nay không còn xác định rõ nguồn gốc.
Thuộc nhóm này có 17 họ chiếm 80,89% số họ, 22 chi chiếm 81,48% số chi
và 26 loài chiếm 78,79% số loài. Đại diện một số loài nhƣ: Hành ta (Allium
ascalonicum L. 1759), Cà rốt (Daucus carota L. 1753), Su hào (Brassica
oleracea var. gongylodes L. 1753), Khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Poir. in
Lamk. 1791), Khoai tây (Solanum tuberosum L. 1753), Riềng (Alpinia
officinarum Hance, 1872),
Nhóm 2. Nhóm cây mọc dại
Đây là nhóm cây mọc trong các sinh cảnh tự nhiên ở vùng nghiên cứu
(rừng, đồng ruộng) có thể đƣợc ngƣời dân khai thác sử dụng với các mục đích
khác nhau: Làm lƣơng thực, làm rau ăn, thức ăn chăn nuôi gia súc, làm
cảnh, Thuộc nhóm này 3 họ, chiếm 14,29% số họ; 3 chi chiếm 11,11% số
chi; 3 loài chiếm 9,09% số loài. Bao gồm các loài cây là: Ráy dại (Alocasia
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
Đỗ Thị Trang 20 K36B - Sinh
odora (Roxb.) C. Koch, 1854), Cỏ gấu (Cyperus rotundus L. 1753), Chua me
đất hoa đỏ (Oxalis corymbosa DC. 1824).
Nguồn gốc cây có củ tại xã Nam Viêm đƣợc chúng tôi thống kê lại tại
bảng 3.3 bên dƣới.
Bảng 3.3. Nguồn gốc cây có củ tại xã Nam Viêm
STT
Đối tƣợng
Họ
Chi
Loài
Số lƣợng
%
Số lƣợng
%
Số lƣợng
%
1.
Cây trồng
17
80,95
22
81,48
26
78,79
2.
Cây mọc
dại
3
14,29
3
11,11
3
9,09
3.4. Tình hình canh tác và sử dụng cây có củ tại xã Nam Viêm
3.4.1. Tình hình canh tác cây có củ tại xã Nam Viêm
Các loài cây có củ đƣợc trồng trên 2 sinh cảnh chính: Các chân ruộng
dùng cho sản xuất nông nghiệp và đất vƣờn trên quy mô hộ gia đình. Trên đất
ruộng, cây có củ đƣợc trồng chủ yếu vào vụ Đông và Đông xuân (từ tháng 11
năm trƣớc đến tháng 4 năm sau) nhằm thâm canh tăng vụ. Thuộc nhóm này là
các cây thuộc họ Hành (Alliaceae), họ Hoa tán (Apiaceae), họ Ráy (Araceae),
họ Cải (Brassicaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae), họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae), họ Sen (Nelumbonaceae), họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cà
(Solanaceae), họ Gừng (Zingiberaceae) trong danh lục trên.
Trên đất vƣờn, cây có củ cũng đƣợc trồng theo mùa vụ nhƣ trên đất
ruộng. Tuy nhiên, thời gian có thể kéo dài hơn hay đôi khi không đúng mùa
vụ do mục đích sử dụng đất của từng hộ gia đình khác nhau và không phụ
thuộc vào mùa vụ nhƣ trên đất ruộng. Thuộc nhóm này gồm các họ: họ Náng
(Amarylliaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Dong riềng (Cannaceae), họ
Củ nâu (Dioscoreaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Lay ơn (Iridaceae), họ Hoàng
tinh (Marantaceae), Họ Chuối (Musaceae) trong danh lục.