Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Thành phần loài và phân bố của thực vật họ thu hải đường (begoniaceae) tại khu vực tây thiên huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 81 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Lâm
Nghiệp Việt Nam, em luôn nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ, dãy dỗ chỉ bảo
tận tình của các giảng viên đã giúp em vƣợt qua những trở ngại và khó khăn
để giúp em hồn thành chƣơng trình đào tạo chính quy chun nghành: Quản
lí tài nguyên thiên nhiên (chƣơng trình chuẩn).
Để đánh giá kết quả học tập và hồn thiện chƣơng trình học tại trƣờng,
đƣa lý thuyết và phƣơng pháp đã học vào thực tiễn một cách nhuần nhuyễn.
Đƣợc sựu đồng ý của Trƣờng đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, khoa Quản lý
tài nguyên rừng và Môi trƣờng, cùng giáo viên hƣớng dẫn, em đã tiến hành
thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Thành phần loài và phân bố của
thực vật họ Thu Hải Đường (Begoniaceae) tại khu vực Tây Thiên – Huyện
Tam Đảo – Tỉnh Vĩnh Phúc”
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thấy cô Trƣờng đại
học Lâm Nghiệp Việt Nam, các thầy cô khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi
trƣờng. Đặc biệt là Th.S Phạm Thanh Hà đã ln quan tâm, tận tình hƣớng
dẫn, đƣa ra những ý kiến, lời khuyên, định hƣớng cho em trong q trình
thực hiện đề tài khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý khu bảo tồn VQG Tam Đảo,
Hạt kiểm lâm Tây Thiên, UBND xã Đại Đình đã tận tình giúp đỡ em trong
thời gian điều tra nghiên cứu thực tế tại địa phƣơng.
Mặc dù đã rất cố gắng nhƣng do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, kiến
thức bản thân còn nhiều hạn chế nên bài nghiên cứu của em không thể tránh
khỏi thiếu xót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến từ q thầy cơ để
bài ngun cứu đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Minh Ngọc



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................ 2
1.1.Tổng quan về Thu hải đƣờng ...................................................................... 2
1.1.1.Tổng quan về họ Thu hải đƣờng (Begoniaceae) ...................................... 2
1.1.2.Tổng quan về chi Thu hải đƣờng (Begonia) ............................................ 3
1.2.Tình hình nghiên cứu về họ Thu hải đƣờng ................................................ 3
1.2.1.Tình hình nghiên cứu về họ Thu hải đƣờng trên Thế Giới ...................... 3
1.2.2.Tình hình nghiên cứu về họ Thu hải đƣờng ở Việt Nam ......................... 5
1.2.3.Tình hình nghiên cứu các lồi Thu hải đƣờng tại xã Đại Đình – Tam
Đảo – Vĩnh Phúc ............................................................................................. 10
Chƣơng 1. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 11
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 11
2.3. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................. 11
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 11
2.4.1. Công tác chuẩn bị .................................................................................. 11
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cụ thể ................................................................... 13
2.4.3. Đánh giá một số tác động ảnh hƣởng tới các lồi Thu hải đƣờng tại xã
Đại Đình – Tam Đảo – Vĩnh Phúc .................................................................. 24
2.4.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển các loài Thu hải đƣờng cho khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 25



Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 26
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 26
3.1.1. Vị trí, ranh giới và diện tích .................................................................. 26
3.1.2. Địa hình ................................................................................................. 27
3.1.3.Địa chất thổ nhƣỡng ............................................................................... 28
3.1.4. Khí hậu thuỷ văn ................................................................................... 28
3.2. Tài nguyên rừng ....................................................................................... 29
3.2.1. Thảm thực vật và sử dụng đất ............................................................... 29
3.2.2. Đa dạng sinh học ................................................................................... 33
3.3. Điều kiện dân sinh – kinh tế - xã hội ....................................................... 39
3.3.1. Dân số và thành phần dân tộc ............................................................... 39
3.3.2. Hiện trang phát triển kinh tế ................................................................. 40
3.4. Công tác bảo tồn của VQG Tam Đảo. ..................................................... 41
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ...................................... 43
4.1. Thành phần lồi thuộc họ Thu hải đƣờng tại khu vực nghiên cứu. ......... 43
4.2. Một số đặc điểm phân bố của các loài trong họ Thu hải đƣờng tại khu vực
điều tra ............................................................................................................. 44
4.2.1. Bản đồ phân bố các loài Thu hải đƣờng tại xã Đại Đình ...................... 44
4.2.2. Vị trí phân bố lồi Begonia palmata D.Don ......................................... 46
4.2.3. Vị trí phân bố lồi Begonia pavonina Ridl ........................................... 47
4.2.4. Vị trí phân bố lồi Begonia pedatifida H.Lév ....................................... 48
4.2.5. Vị trí phân bố loài Begonia tamdaoensis C.-I Peng .............................. 49
4.3. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao tại khu vực có lồi Thu hải đƣờng
phân bố............................................................................................................ 50
4.3.1. Đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên nơi có họ Thu hải đƣờng phân bố .... 52
4.3.2. Cây bụi, thảm tƣơi, thảm khô................................................................ 53
4.3.3. Đặc điểm thổ nhƣỡng nơi có họ Thu hải đƣờng phân bố tại khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 54



4.4. Các yếu tố và mức độ ảnh hƣởng tới các lồi Thu hải đƣờng tại xã Đại
Đình – Tam Đảo – Vĩnh Phúc khu vực nghiên cứu ........................................ 56
4.4.1. Hiện trạng quản lý tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu ................ 56
4.4.2. Nguyên nhân gây ảnh hƣởng tới số lƣợng loài Thu hải đƣờng ............ 56
4.5. Đề xuất các giải pháp góp phần quản lí và phát triển bền vữngtài nguyên
các loài thực vật thuộc họ Thu hải đƣờng tại khu vực nghiên cứu ................. 58
4.5.1. Những vấn đề trong bảo tồn và phát triển Thu hải đƣờng tại địa
phƣơng ............................................................................................................ 58
4.5.2. Các giải pháp đề xuất ............................................................................ 59
KẾT LUẬN- TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ ................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 62


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG

TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

1.

Tên khóa luận: “Thành phần lồi và phân bố của thực vật họ Thu

Hải Đường (Begoniaceae) tại khu vực Tây Thiên – Huyện Tam Đảo – Tỉnh
Vĩnh Phúc”
2.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Ngọc.

3.


Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Phạm Thanh Hà.

4.

Mục tiêu nghiên cứu:

Xác định đƣợc tính đa dạng về thành phần lồi, vị trí phân bố; đồng thời
đánh giá đƣợc các tác đơng ảnh hƣởng tới các lồi Thu hải đƣờng tại xã Đại
Đình – Tam Đảo – Vĩnh Phúc làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài
cây này tại khu vực nghiên cứu.
5.

Nội dung nghiên cứu:

-

Nghiên cứu thành phần loài thực vật thuộc họ Thu hải đƣờng tại khu

vực xã Đại Đình – Tam Đảo - Vĩnh Phúc
-

Nghiên cứu đặc điểm phân bố của các trong họ Thu hải đƣờng tại

khu vực điều tra.
-

Đánh giá một số tác động ảnh hƣởng đến các loài Thu hải đƣờng tại

Đại Đình – Tam Đảo – Vĩnh Phúc.

-

Đề xuất một số giải pháp phát triển các loài thuộc họ Thu hải đƣờng

cho khu vực nghiên cứu.
6.

Những kết quả đạt đƣợc:

6.1. Về thành phần loài Thu hải đƣờng trong khu vực nghiên cứu‖


Tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc có tổng cộng 4 lồi Thu
hải đƣờng đã đƣơc tìm thấy: Begonia palmate D.Don, Begonia pavonina Ridl,
Begonia pedatifida H.Lév, Begonia tamdaoensis C-I Peng.
6.2. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của các trong họ Thu hải đƣờng tại
khu vực điều tra
(1) Đã xây dựng đƣợc 4 bản đồ thể hiện vị trí và trạng thái rừng nơi các
lồi Thu hải đƣờng phân bố tại xã Đại Đình.
(2) Đã nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng, thổ nhƣỡng tại khu vực có loài
Thu hải đƣờng sinh trƣởng.
6.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới các lồi Thu hải đƣờng trong tự nhiên
Phân tích đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng tới tài nguyên loài Thu hải đƣờng tại
xã Đại Đình bao gồm:
(1)

Hiện trạng quản lý tài nguyên rừng tại địa phƣơng

(2)


Nguyên nhân gây ảnh hƣởng tới số lƣợng loài Thu hải đƣờng tại

khu vực nghiên cứu gồm có nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp từ tự nhiên và
con ngƣời.
6.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn
Đã đề xuất đƣợc ba nhóm giải pháp chính nhằm bảo tồn các lồi Thu hải
đƣờng cho khu vực nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Minh Ngọc


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Cụm từ viết tắt

Diễn giải

1

VQG

Vƣờn quốc gia

2

OTC


Ô tiêu chuẩn

3

ODB

Ô dạng bản

4

UBND

Ủy ban nhân dân

5

KBT

Khu bảo tồn

6

CR

Rất nguy cấp

7

EN


Nguy cấp

8

VU

Sẽ nguy cấp

9

LR

Ít nguy cấp

10

DD

Thiếu dẫn liệu

11

GPS

Global Positioning System (Hệ thống định vị toàn cầu)

12

NXB


Nhà xuất bản

13

STT

Số thứ tự

14

SWOT

Phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức

15

E/N

Kinh độ Đông/Vĩ độ Bắc


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Danh sách cá nhân tham gia trả lời phỏng vấn............................... 14
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất VQG Tam Đảo (1996 – 2010) .................. 31
Bảng 4.1. Danh mục loài thực vật họ Thu hải đƣờng phát hiện trên khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 43
Bảng: 4.2. Dạng sống và tỷ lệ bắt gặp của các loài Thu hải đƣờng tại xã Đại
Đình ................................................................................................................. 44

Bảng 4.1. Cơng thức tổ thành tầng cây cao tại ƠTC có lồi .......................... 51
Bảng 4.2. Tổ thành cây tái sinh nơi có lồi Thu hải đƣờng phân bố .............. 52
Bảng 4.3. Bảng điều tra cây bụi, thảm tƣơi, thảm khô ................................... 54
Bảng 4.4. Một số đặc điểm cơ bản của phẫu diện đất tại khu vực có lồi Thu
hải đƣờng phân bố ........................................................................................... 55


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tuyến điều tra của xã Đại Đình ............................................. 15
Hình 4.1: Bản đồ phân bố các loài Thu hải đƣờng điều tra đƣợc trong khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 45
Hình 4.2: Bản đồ phân bố lồi Begonia palmata D.Don ................................ 46
Hình 4.3: Bản đồ phân bố lồi Begonia pavonina Ridl .................................. 47
Hình 4.4: Bản đồ phân bố lồi Begonia pedatifida H.Lév .............................. 48
Hình 4.5: Bản đồ phân bố loài Begonia tamdaoensis C.-I Peng ..................... 49


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thu hải đƣờng (Begonia) là tên của một chi trong họ thực vật có hoa
Begoniaceae. Với khoảng 1.400 loài, chi Thu hải đƣờng (Begonia) là một
trong mƣời chi thực vật hạt kín lớn nhất, chúng sinh sống trong khu vực nhiệt
đới và cận nhiệt đới ẩm ƣớt, tại Nam và Trung Mỹ, châu Phi và miền
Nam châu Á. Ở Việt Nam có khoảng 70 lồi , phân bổ chủ yếu ở rừng thƣờng
xanh nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Các loài sống trên cạn thƣờng là loại thân
rễ hay thân củ. Hoa của chúng thƣờng to và sặc sỡ, có màu từ trắng, hồng, đỏ
tƣơi hay vàng.. Ngồi ra, giống Thu hải đƣờng có tên gọi là hoa Kim Chính
Nhật là quốc hoa biểu tƣợng của Cộng hịa dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Thu hải đƣờng ngoài tác dụng làm cảnh, từ xa xƣa cha ông ta đã sử dụng
nó làm thuốc chữa bệnh và làm rau ăn. Theo dân gian, cây Thu hải đƣờng lá
rìa (Begonia laciniata Roxb) đƣợc dùng làm thuốc trị cảm mạo, viêm nhánh

khí quản cấp tính, viêm khớp xƣơng do phong thấp, địn ngã nội thƣơng ứ
đau, bế kinh, gan lách sƣng to. Dùng ngồi trị rắn độc cắn, địn ngã sƣng đau.
Dân gian cịn dùng lá giã ra hơ nóng đắp sƣng tấy mụn nhọt. Cây Thu hải
đƣờng chân vịt (Begonia palmata D.Don) và Thu hải đƣờng xẻ (Begonia
pedatifida H.Lév) dùng làm rau ăn. Tuy đƣợc trồng phổ biến và rộng rãi
nhƣng đa số đƣợc nhập về từ Trung Quốc và Đài Loan, hiện chƣa có nhiều tài
liệu, nghiên cứu về chi Thu hải đƣờng (Begonia) tại Việt Nam nên việc trồng,
phát triển và bảo tồn chúng cịn gặp nhiều khó khăn.
VQG Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc với khí hậu và
điều kiện lập địa thuận lợi cho sự phát triển của chi Thu hải đƣờng. Xã Đại
Đình là một phần của VQG, nơi đây có mơi trƣờng tự nhiên tuyệt vời nhƣng
hiện đang mất cân bằng với sự phát triển du lịch quá mức làm ảnh hƣởng tới
hệ động thực vật Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề trên nhóm
nghiên cứu chúng tơi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “Thành phần loài
và phân bố của thực vật họ Thu Hải Đường (Begoniaceae) tại khu vực Tây
Thiên – Huyện Tam Đảo – Tỉnh Vĩnh Phúc” với mục tiêu xác định đƣợc
thành phần loài, xây dựng bản đồ phân bố , đặc điểm khu vực phân bố của
lồi góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu phục vụ công tác bảo tồn, phát triển chi
Thu hải đƣờng tại xã Đại Đình nói riêng và VQG Tam Đảo nói chung.
1


Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.Tổng quan về Thu hải đƣờng
1.1.1.Tổng quan về họ Thu hải đường (Begoniaceae)
Họ thu hải đƣờng (Begoniaceae) là một họ thực vật có hoa. Gồm hai chi:
Begonia và Hillebrandia. Trong đó, chi Hillebrandia là một chi đặc hữu của
quần đảo Hawaii và chỉ có một lồi duy nhất (Hillebrandia sandwicensis Oliv
1866) . Chi Begonia hiện bao gồm chi begonnia và chi Sybegonia (phân loại

cũ) với số lƣợng khoảng 1.400 loài sinh trƣởng trong khu vực nhiệt đới và cận
nhiệt đới của Cựu Thế giới và Tân Thế giới, Begonia là một trong mƣời chi
thực vật hạt kín lớn nhất thế giới. Các lồi trong chi này với đặc tính dễ trồng,
hoa đẹp, dễ ghép và lai tạo giống nên đang là một trong các loài cây cảnh phổ
biến và nổi tiếng nhất.
Trên thế giới, các loài thuộc họ thực vật có hoa Begoniaceae (Thu hải
đƣờng) nằm trong danh lục thực vật gồm có hai chi: Begonia và Hillebrandia.
Danh lục thực vật họ này lên đến 2787 lồi thực vật có tên khoa học đƣợc xếp
vào họ Begoniaceae. Nhƣng trong đó chỉ có 1601 lồi đƣợc chấp nhận. Tại
danh lục này, có 499 tên khoa học của lồi khơng xác định trong họ
Begonaceae. Tình trạng của 2787 loài trên trong họ Begoniaceae đƣợc ghi
trong Danh lục thực vật nhƣ sau: Chấp nhận 1601 (57.4%) , từ đồng nghĩa
967 (34.7%), chƣa đƣợc đánh giá 219 (7.9%). Trong số tên phổ thơng các
lồi, 59 lồi đƣợc ghi lại là khơng hợp lệ, 108 lồi đƣợc ghi nhận là chƣa hợp
lệ, 4 đƣợc ghi lại dƣới dạng một phiên bản chính tả và thêm 5 lồi cho biết đã
đƣợc sử dụng sai. Đối với tất cả tên hiện nay của 3236 tên (bao gồm cả tên
không xác định) của họ Begoniaceae đƣợc ghi trong Danh lục thực vật nhƣ
sau: Chấp nhận 1618 (50.0%) , từ đồng nghĩa 1396 (43.1%), chƣa đƣợc đánh
giá 222 (6.9%).

2


1.1.2.Tổng quan về chi Thu hải đường (Begonia)
Chi Thu hải đƣờng (Begionia) là một chi lớn của họ thực vật có hoa
Begoniaceae. Hiện này, chi Symbegonia đã đƣợc sát nhập vào trong Begonia.
Begonia (Thu hải đƣờng) cũng là tên gọi chung cho tất cả các loài trong chi
này. Trên thế giới, Thu hải đƣờng đƣợc phát hiện với khoảng 1400 loài. Các
loài trong chi này là các loại cây thân thảo sống cạn (đôi khi là biểu sinh) hay
cây bụi nhỏ, sinh sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm ƣớt,

tại Nam và Trung Mỹ, châu Phi và miền Nam châu Á. Các loài sống trên cạn
thƣờng là loại thân rễ hay thân củ. Hoa của chúng thƣờng to và sặc sỡ, có màu
từ trắng, hồng, đỏ tƣơi hay vàng. Chúng là loại thực vật với các hoa đực và
hoa cái mọc tách rời nhau trên cùng một cây, hoa đực chứa nhiều nhị hoa, còn
hoa cái có bầu nhụy ở dƣới lớn và từ 2-4 núm nhụy vặn xoắn hay phân nhánh.
Ở phần lớn các loài thì quả là loại quả nang có cánh chứa nhiều hạt nhỏ, mặc
dù loại quả mọng cũng đƣợc thấy. Lá to và lốm đốm, thông thƣờng không cân
đối. Do hoa sặc sỡ và các lá thƣờng là lốm đốm đầy ấn tƣợng nên nhiều loài
và các cây lai ghép cũng nhƣ các giống đã đƣợc gieo trồng.
Chi này có điểm lạ thƣờng ở chỗ các loài trong chi, cho dù đến từ các
châu lục khác nhau, nhƣng rất dễ lai ghép với nhau và điều này đã dẫn tới sự
tạo ra vô số giống khác nhau. Các phân loại thu hải đƣờng của Hiệp hội Thu
hải đƣờng Hoa Kỳ chia các lồi cây này thành vài nhóm chính: giống nhƣ cây
lau, giống nhƣ cây bụi, thân củ, thân rễ, thân dày, semperflorens hay rex.
Phần lớn các phân loại này không tƣơng ứng với bất kỳ việc nhóm gộp/phát
sinh lồi theo phân loại học chính thức nào và nhiều lồi/giống lai có thể có
các đặc trƣng của nhiều hơn một nhóm hoặc khơng thể cho vào nhóm nào.
Tên khoa học của chi này đƣợc đặt theo họ tên của Michel Bégon, một nhà
bảo trợ ngƣời Pháp cho thực vật học. Do đặc điểm dễ lại tạo, hiện nay trên thế
giới có đến hàng trăm giống lai tạo Thu hải đƣờng khác nhau.
1.2.Tình hình nghiên cứu về họ Thu hải đƣờng
1.2.1.Tình hình nghiên cứu về họ Thu hải đường trên Thế Giới
Lịch sử nghiên cứu thực vật họ Thu hải đƣờng (Begoniaceae) là một quá
trình phát triển phức tạp của các quan điểm nghiên cứu của các nhà Khuyết
3


thực vật trên thế giới. Các cây trong họ Thu hải đƣờng đƣợc mơ tả là các lồi
thảo mộc mọng nƣớc lâu năm, rất ít các cây bụi. Thân rễ hoặc thân củ. Lá
đơn, đa phần không đối xứng. Là cây thực vật đơn tính. Qua các tài liệu

nghiên cứu, hiện nay Thu hải đƣờng đƣợc xác nhận với khoảng 1400 loài,
phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới, với
khoảng 150 loài ở Châu Phi, hơn 600 loài ở Trung và Nam Mỹ, và hơn 600
lồi ở Châu Á.
Do đặc tính của các loài thuộc chi Thu hải đƣờng: đến từ các quốc gia,
các châu lục khác nhau nhƣng lại rất dễ lai ghép với nhau và tạo ra vô số
giống khác nhau. Điều này gây chú ý mạnh mẽ tới các nhà khoa học, nhà
nghiên cứu về công nghệ gen. Đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về gen,
thành phần cấu tạo của các loài thuộc chi Thu hải đƣờng.
Một số nghiên cứu cụ thể về chi Thu hải đƣờng tại một số nƣớc:
Ở Trung Quốc: Tổng cộng có 173 lồi, trong đó có 141 lồi đặc hữu chủ
yếu phân bố phía Nam của Chang Jiang, đặc biệt tập trung ở Đông Nam bộ và
Tây Hồ Tây, với một số ít mở rộng ra Bắc Trung Quốc. Một số loài thuộc chi
Thu hải đƣờng tiêu biểu nhƣ: Begonia acetosella, Begonia acetosella
var.Acetosella, Begonia nantoensis,… Các tác giả đã bổ sung đƣợc hai loài
mới gồm: Begonia guaniana và Begonia coelocentroides. Loài đầu tiên đƣợc
H.Ma và Hong Z.Li mô tả từ Vân Nam năm 2006, tại đây Thu hải đƣờng
đƣợc phát hiện trên các vách núi đá ẩm ƣớt dƣới rừng tre cao 500m.
Ở Hồng Cơng, có 3 lồi thuộc chi Thu hải đƣờng đƣợc tìm thấy gồm:
Begonia laciniata, Begonia palmate (Thu hải đƣờng chân vịt), Begonia
bowringiana đƣợc D.Don miêu tả khoa học đầu tiên năm 1825.
Ở Đài loan, phát hiện 18 loài tại quốc gia này nhƣ: Begonia
austrotaiwanensis, Begonia fenicis, Begonia ravenii,… đều đƣợc C.I.Peng mô
tả khoa học đầu tiên năm 2005.
Các dự án đang hoạt động trên Begonia tại RBGE bao gồm:
+ Một số chuyên khảo về loài Begonia Sumatran (M.Hughes,
D.Girmansyah (Bogor))
4



+ Sinh thái học của Begonia xen canh (P.Moonlight, M.Hughes,
J.Richardson)
+ Ảnh hƣởng Ảnh hƣởng của bão và kiến tạo kiến tạo lên quần thể quần
đảo Philippines bởi Begonia (M. Hughes, R. Rubite, P. Blanc, C.-I Peng)
+ Sinh học của Sri Lanka ( L. Kumarage , J. Richardson, M. Hughes)
+ Xem thêm Phát triển Tiến hóa và Nghiên cứu Genomic của chúng tôi
về Begonia
Một số ấn phẩm về Begonia:
+ Hughes, M. , Rubite, R., Blanc, P., Fang, K.-F. & Peng, C.-I. (2015)
Miocene đến thuộc địa Pleistocen thuộc Quần đảo Phi Luật Tân
của Begonia . Baryandra (Begoniaceae)
+ Moonlight, PW, Richardson, JE, Tebbitt, MC, Thomas, DC, Hollands,
R., Peng, C.-I & Hughes, M. (2015). Các mơ hình đa dạng hóa quy mơ tồn
cầu trong một chi lớn đa dạng: sinh học của Begonia Xoá Xoan.
+

Hughes,

M.

&

Takeuchi,

W.

(2015). Một

bộ


phận

mới

( Begonia phái Oligandrae ) và một loài mới ( Begonia pentandra sp. Nov.) Ở
Begoniaceae từ New Guinea. .
+ Thomas, DC, Hughes, M., Phutthai, T., Ardi, WH, Rajbhandary, S.,
Rubite, R., Twyford, AD, và Richardson, JE (2011). Sự phân tán từ Tây sang
Đơng và sự đa dạng hóa nhanh chóng của một chi Begoniaceae (Begoniaceae)
trong quần đảo Malesia. .
+ Forrest, LL, Hughes, M., & Hollingsworth, PM 2005. Phylogeny
của Begonia Sử dụng hạt nhân ribosome Chuỗi dữ liệu và đặc điểm hình thái.
+ Tebbitt MC & Dickson JH 2000. Các mơ tả đã đƣợc sửa đổi và bài tập
phân chia lại một số begonia châu Á (Begoniaceae).
1.2.2.Tình hình nghiên cứu về họ Thu hải đường ở Việt Nam
Chi Begonia (Thu hải đƣờng) trên thế giới có khoảng 1400 lồi. Ở Việt
Nam có khoảng 70, tồn bộ đều là cây thân thảo, phân bổ chủ yếu ở rừng
thƣờng xanh nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Các lồi Thu hải đƣờng tìm thấy tại
5


Việt Nam đều là cây thân thảo mọng nƣớc, lá khơng đối xứng, nhiều lồi
đƣợc dùng làm rau ăn, chữa bệnh hay cây cảnh.
Phân bố chủ yếu của chi Thu hải đƣờng tại Việt Nam là ở miền Bắc, các
loài thuộc chi đa dạng về cả số lƣợng cá thể và số lƣợng loài. Nhiều loài đặc
hữu thuộc chi Begonia đƣợc tìm thấy tại Việt Nam, tiêu biểu nhƣ: Thu hải
đƣờng Việt Nam (Begonia vietnamensis), Thu hải đƣờng Ba Vì (Begonia
baviensis), Thu hải đƣờng Bà Tài (Begonia bataiensis),… Mới đây các nhà
khoa học Trung Hoa và Việt Nam đã công bố thêm 6 loài thu hải đƣờng mới
cho Miền Bắc nƣớc ta.

Năm 2014, các nhà khoa học Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam vừa
phát hiện và mô tả hai loài Thu hải đƣờng thuộc section mới tại vùng biên
giới và giáp ranh biên giới Việt Nam. Hai loài mới phát hiện cho khoa học là
Thu hải đƣờng thân dài (Begonia longa C-I Peng & W.C.Leong) phát hiện
tại Hà Giang – Việt Nam và Thu hải đƣờng quảng tây (Begonia guixiensis
Yan Liu, S.M.KU & C-I Peng) phát hiện tại vùng phía Nam Quảng Tây –
Trung Quốc.
Mới đây các nhà khoa học Trung Quốc và Việt Nam đã công bố thêm 6
loài mới cho khoa học đƣợc phát hiện từ vùng núi đá vơi phía Bắc Việt Nam
ở các tỉnh: Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thanh Hóa. Dƣới đây là bảng
các lồi mới cơng bố, ngƣời tìm ra và thời gian thời gian mơ tả khoa học.
STT

Ngƣời tìm

Tên khoa học

Ngày công bố

1

Begonia caobangensis

Mary Sizemore

19/05/2005

2

Begonia circularis


Etsuo Kobayashi

07/07/2014

3

Begonia melanobullata

Academia Sinica, Taiwan 29/06/2010

4

Begonia langsonensis

Academia Sinica, Taiwan 20/11/2008

5

Begonia locii

Academia Sinica, Taiwan 20/11/2008

6

Begonia montaniformis Academia Sinica, Taiwan 05/06/2006
Các loài trong chi Thu hải đƣờng đƣợc liệt kê khá nhiều trong cuốn Cây

cỏ Việt Nam (Phạm Hồng Hộ - 1999), trong đó có 44 lồi đƣợc liệt kê và mô
6



tả cụ thể. Tiêu biểu một số loài nhƣ: Begonia semperflorens, Begonia aoter,
Begonia balansaeana,…
Một số loài Thu hải đƣờng tại Việt Nam đƣợc mơ tả cụ thể nhƣ sau
(1). Lồi Begonia caobangensis C.-I Peng & C. W. Lin
Cây thảo, hoa đơn tính cùng gốc, lâu năm. Thân rễ bị, dày 1-2 cm, lóng dài
0,2-0,5 cm,. Lá hình elip hay hình thoi, lá non có màu đỏ cả hai mặt, lá già có
màu đỏ mặt dƣới và xanh ở mặt trên, nhẵn, dài 8-21cm, rộng 4-8cm, gân phụ
lá 6-8 đỉnh có mũi nhọn. Lá kèm sớm rụng, màu đỏ, hình trứng, dài 2-2,5 cm,
rộng 0,7-1 cm Cụm hoa ở đỉnh hoặc ở nách lá cuối, phân nhánh 3-4 lần;
cuống 8-12 cm dài, có lơng hoặc khơng.
Phân bố ở Hồ Thang Hen – Trà Lĩnh – Cao Bằng, ngồi ra cịn bắt gặp ở Na
Hang – Tuyên Quang.
(2). Loài Begonia circularis C.-I Peng & C. W. Lin
Cây thảo lâu năm, hoa đơn tính cùng gốc. Thân rễ mập, bị, dày 1,2-2 cm. Lá
kèm sớm rụng, màu đỏ, hình trứng đến hình tam giác. Cuống lá màu đỏ để
màu đỏ-xanh, dài 5-9,5 (-14) cm, có lơng màu hồng. Lá có hình dạng thay
đổi. Phiến lá hình lƣỡi khơng đối xứng, hình trứng rộng đến elip rộng, dài
13,5-21 cm, rộng 9,5-17 cm, đáy hình tim, có đi ở đỉnh, mép lƣợn sóng hay
có răng,bề mặt hơi có lằn, phiến là màu xanh xậm, có vịng xanh nõn chuối
vịng quanh, có 6-8 gân từ đáy lá, 2-3 cặp gân ở trên. Cụm hoa ở nách lá, phân
nhánh 3-5 lần, cuống dài 9 – 16cm; lá bắc màu đỏ, hình thn đến hình trứng,
dài 8mm, rộng 2,5-4mm; Hoa đực có cuống dài 1-2cm, cánh hoa 4, dài 1419mm, rộng 13-16mm, màu đỏ, nhị nhiều, bao phấn màu vàng; hoa cái có
cuống dài 7-10mm, cánh hoa 3, màu hồng nhạt, 2 cánh ngồi hình trứng rộng
dài 7-17mm, rộng 8-13mm, bầu nàu đỏ, có 3 vịi nhụy màu vàng cam, dài 610mm; quả có 3 cạnh hình elips, dài 10-17mm, màu đỏ tƣơi.
Phân bố ở Thạch An – Cao Bằng.
(3). Loài Begonia melanobullata C.-I Peng & C. W. Lin
Cây thảo lâu năm, hoa đơn tính cùng gốc, cây lâu năm. Thân rễ leo cao đến
50cm, đƣờng kính 1-2,5cm, lóng dài 1-2cm. Lá kèm màu vàng đến xanh nhạt,

7


hình trứng – hình tam giác, dài 1,4-2,5cm, rộng 1-1,8cm, có lơng ở gân.
Cuống lá màu đỏ đến xanh, dài 8-21cm, có lơng trắng khi non. Lá hình lƣỡi
lệch, hình trứng rộng đến hình elip, dài 13-21cm, rộng 9-15cm, đáy hình tim,
có đi ở đỉnh, có lơng khi non, gân từ đáy 7-9, gân thứ cấp 2-4 đôi. Cụm hoa
mọc từ thân, phân nhánh 4-6 lần; cuống dài 15-38cm, có lơng. Lá bắc màu
xanh nhạt, hình trứng, dài 1cm, màu đỏ. Hoa đực có cuống dài 1,5 cm, cánh
hoa 4; 2 cánh ngồi hình trứng dài 6-9mm rộng 7-9mm, màu đỏ, lơng thƣa; 2
cánh trong hình elip, dài 5-7mm, rộng 3-4mm, bao phấn màu xanh hơi vàng.
Hoa cái có cuống dài 1,5cm, 3 cánh hoa; hai cánh ngoài màu hồng nhạt, dài 78mm, rộng 7-8mm; cánh trong màu hồng nhạt, hình elip, dài 4-6mm, rộng 23mm. Có bai vịi nhụy, dài 8-10mm, màu đỏ. Quả có 2 cánh, dài 12-19mm,
màu xanh lục hoặc đỏ khi tƣơi, cánh rộng 2-4mm.
Phân bố ở Thạch An – Cao Bằng
(4). Loài Begonia langsonensis C.-I Peng & C. W. Lin
Cây thảo lâu năm, hoa đơn tính cùng gốc. Thân rễ bị, đến 10cm. Lá kèm sớm
rụng, màu đỏ xanh nhạt, hình trứng tam giác, dài 7-10mm, rộng 1-1,1mm, có
mũi ở đỉnh dài 3mm. Cuống lá màu nâu nhạt, dài 13-15cm. Lá hình lƣỡi
khơng đối xứng hay hình trứng xiên, dài 11-23cm, rộng 6-14cm, đáy hình tim,
đỉnh có đi, có răng cƣa nhỏ ở mép lá, màu xanh ngọc, gân từ đáy 6-8, gân
bên 2-4 đôi. Cụm hoa ở nách, phân nhánh 4-6 lần, cuống dài 12-26cm, lá bắc
màu xanh nhạt đến màu hồng nhạt, hình trứng. Hoa đực có cuống dài 2,2cm,
4 cánh hoa, 2 cánh hoa ngồi có kích thƣớc 10-15x11-14mm, màu hồng nhẵn;
2 cánh hoa trong màu hồng nhạt, hình mác, dài 6-9mm, rộng 2,5-3,5cm; nhị
25-40, màu vàng; Hoa cái có cuống dài 1,8-2,6cm, cánh hoa 3, 2 cánh ngoài
màu hồng hoặc hồng nhạt, dài 11-15mm, rộng 13-18mm, cánh tróng màu
hồng nhạt. dài 7-11mm, rộng 3-4mm. buồng trứng màu xánh lá cây đến màu
hồng nhạt, dài 12-15mm, 3 nuốm nhụy màu vàng. Quả có 3 cánh, dài 1316mm, màu xanh lục.
Phân bố ở Tân Lai – Hữu Liên – Hữu Lũng – Lạng Sơn.


8


(5). Loài Begonia locii C.-I Peng, C. W. Lin & H. Q. Nguyen
Cây thảo lâu năm, hoa đơn tính cùng gốc. Thân rễ bị, đến 30cm. Lóng dài 513mm, có lơng. Lá kèm sớm rụng, màu đỏ, hình trứng đến hình tam giác, dài
6-14mm, rộng 5-9mm, có lộc dọc theo gân, đỉnh có mũi dài 2,5mm. Cuống lá
màu xanh nâu, có lơng, dài 20 (11)-25 (33) cm. Lá hình trứng xiên, khơng đối
xứng, dài 11-22cm, rộng 6,5-12,5cm, thùy đáy hình trái tim, đỉnh nhon, có
lơng màu đỏ tƣời mặt dƣới, mặt trên canh lá cây, có các đốm trắng bạc dọc
theo gân cấp hai. Cụm hoa từ nách lá, chia nhánh 3-4 lần, cuống dài 13-35cm,
có lơng dày, lá bắc màu xanh đến vàng xanh. Hoa đực cuống dài 1cm, 4 cánh
hoa, 2 canhsn gồi hình trứng rộng, dài 9-12mm, rộng 8-11mm, màu hồng
nhạt hay trắng, nhẵn, 2 cánh trong hình elip, màu trắng, dài 7-11mm, rộng 34,5mm. Hoa cái cuống dài 1 cm, 3 cánh hoa, 2 cánh ngoài màu hồng nhạt đến
trắng, hình trứng rộng, dài 8-11mm rộng 8-12mm, màu trắng. Quả có 3 nuốm
nhụy cịn tồn tại, màu xanh, có lơng.
Phân bố ở Tân Lai – Hữu Liên – Hữu Lũng – Lạng Sơn.
(6). Loài Begonia montaniformis C.-I Peng, C. W. Lin & H. Q. Nguyen
Cây thảo, cây có hoa đực và hoa cái cùng ở chung một thân, lâu năm. Thân rễ
mập, bò, dài 30 cm, lóng dài 0,5-1,7 cm, Có lơng. Lá kèm màu xanh nhạt đến
màu hồng nhạt, hình trứng-hình tam giác, dài 0,7-1,4 cm, rộng 0,6-1,3 cm, có
lơng dọc theo gân chính, đỉnh có mũi dài 0,2 cm. Cuống lá màu đỏ đến màu
xanh tía, dài 7-20 cm, có lơng trắng dày. Lá hình trứng rộng dài 11,5-19 cm,
rộng 8-13,5 cm, đáy hình tim, màu tím ơ liu hay màu đen xanh nâu, gân từ
đáy 7-9 cái, màu xanh nhạt, trên bề mặt có những hình nón nhơ cao khỏi mặt
lá vào 4-8 (10)mm, Màu đỏ vùng rỗng ở mặt dƣới, có lơng màu nâu nhạt mặt
dƣới, gân thứ cấp 2-4 cặp. Cụm hoa ở nách lá, phân nhánh 3-8 lần, cuống dài
11-28cm. có lơng; lá bắc sớm rụng, hình thuyền, dài 1 cm, rộng 0,5cm, có
lơng thƣa. Hoa đực dài 1-2cm, 4 cánh hoa, 2 cánh ngồi hình trứng đến, dài 712mm, rộng 6-10cm, màu vàng xanh, 2 cánh trong màu xanh, hình elip, dài 68mm, rộng 3-5mm. Hoa cái có cuống dài 1,4-2cm, cánh hoa 3, 2 cánh ngoài
9



hình trứng, màu vàng đỏ xanh, đến vàng xanh, dài 8-12mm, rộng 9-13mm,
cánh bên trong màu vàng xanh, hình elip, dài 8mm, rộng 2,5-4,5mm.
Phân bố ở Eo Điếu – Cổ Lũng – Bá Thƣớc – Thanh Hóa
Cơng bố này đƣợc đăng tải trên tạp chí Botanical Studies 2015, 56:9, ngày 2
tháng 5, 2015.
1.2.3.Tình hình nghiên cứu các lồi Thu hải đường tại xã Đại Đình – Tam
Đảo – Vĩnh Phúc
Việc nghiên cứu về hệ thực vật tại VQG Tam Đảo đã đƣợc quan tâm
nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên, hệ thực vật tại xã Đại Đình thì chƣa đƣợc chú ý
tới, nhất là đối tƣợng các loài Thu hải đƣờng cũng nhƣ vùng phân bố của
chúng trong xã nên thông tin những lồi này cịn sơ sài chƣa đầy đủ.
Danh lục các lồi trong chi Thu hải đƣờng đƣợc tìm thấy tại VQG Tam
Đảo nhƣ sau
STT

Tên phổ thông

Tên khoa học

1

Thu hải đƣờng lệch

Begonia dolifolia Hort

2

Thu hải đƣờng lá to


Begonia aptera Bl

3

Thu hải đƣờng Ba Vì

Begonia baviensis

4

Thu hải đƣờng hoa trắng

Begonia sp

5

Thu hải đƣờng lơng

Begonia sp

Chính vì vậy, đề tài “Thành phần loài và phân bố của thực vật họ Thu
Hải Đường (begonia) tại khu vực Tây Thiên – Huyện Tam Đảo – Tỉnh
Vĩnh Phúc”đã đƣợc tôi lựa chọn để triển khai.

10


Chƣơng 1
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG,
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đƣợc tính đa dạng về thành phần lồi, vị trí phân bố; đồng
thời đánh giá đƣợc các tác động ảnh hƣởng tới các loài Thu hải đƣờng tại xã
Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc làm cơ sở khoa học đề xuất giải
pháp bảo tồn và phát triển các loài này trong khu vực nghiên cứu.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thành phần loài thực vật họ Thu hải đƣờng tại khu vực xã
Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố của các loài trong họ Thu hải
đƣờng tại khu vực điều tra.
- Đánh giá một số tác động ảnh hƣởng tới các loài Thu hải đƣờng tại
khu vực xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển các loài Thu hải đƣờng tai khu
vực nghiên cứu.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các lồi Thu hải đƣờng mọc tự nhiên tại xã
Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thời gian: Từ 13/02/2017 đến 13/05/2017.
Địa điểm nghiên cứu: Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Công tác chuẩn bị
* Thu thập tài liệu:
Căn cứ vào nội dung và mục tiêu nghiên cứu tơi tiến hành kế thừa có
chọn lọc các tài liệu về hệ thực vật đã công bố trong khu vực điều tra, các tài
liệu nghiên cứu về họ Thu hải đƣờng (Begoniaceae) đảm bảo độ chính xác
của thông tin.
11


Chuẩn bị dụng cụ:

+ Thƣớc dây

+ Địa bàn

+ Máy GPS

+ Máy ảnh

+ Thƣớc Blume - leiss

+ Dao phát

+ Dụng cụ xác định độ tàn che, độ che phủ
+ Ngoài ra cịn có: bản gỗ ép mẫu, túi bóng kính đựng mẫu, kéo cắt cây, giấy
báo, dây cuộn, etyket, bút chì, bút chữ A, sổ ghi chép, cồn.


Chuẩn bị mẫu biểu:

+ Biểu điều tra các loài trong họ Thu hải đƣờng theo tuyến.
+ Biểu điều tra các loài trong họ Thu hải đƣờng trên ÔTC.
+ Biểu điều tra tầng cây gỗ trong ÔTC.
+ Biểu điều tra cây tái sinh, cây bụi, thảm tƣơi và thảm khô.


Lập kế hoạch điều tra ngoại nghiệp :
Kế hoạch

Ngày
1


Mục đích

+ Gặp giám đốc VQG Tam + Đƣa giấy giới thiệu của trƣờng
Đảo.

cho các cơ quan liên quan.

+ Gặp UBND xã Đại Đình.

+ Xin bản đồ hiện trạng rừng.

+ Gặp hạt kiểm lâm Tây + Hỏi thăm một số thông tin liên
quan tới họ Thu hải đƣờng

Thiên.
2

+ Gặp và phỏng vấn thầy + Xác định sơ bộ các lồi có và
lang, thầy mo trong khu vực khu vực xuất hiện thơng qua
nghiên cứu.

phỏng vấn bằng hình ảnh và tƣ

+ Gặp và phỏng vấn các cá liệu đã có.
nhân và hộ gia đình hay đi
rừng.
3

Thảo luận nhóm


+ Định hƣớng tuyến cần đi.
+ Các dụng cụ cần mang theo.
+ Chuẩn bị mẫu biểu điều tra và
các dụng cụ thu lấy mẫu, đo đạc.
12


4+5

Đi tuyến 1

+ Điều tra theo tuyến 1.
+ Điều tra các ÔTC tại tuyến 1.
+ Xử lý mẫu tuyến 1.

6+7

Đi tuyến 2

+ Điều tra theo tuyến 2.
+ Điều tra các ÔTC tại tuyến 2.
+ Xử lý mẫu tuyến 2.

8+9

Đi tuyến 3

+ Điều tra theo tuyến 3.
+ Điều tra các ÔTC tại tuyến 3.

+ Xử lý mẫu tuyến 3.

10 + 11

Đi tuyến 4

+ Điều tra theo tuyến 4.
+ Điều tra các ÔTC tại tuyến 4.
+ Xử lý mẫu tuyến 4.

12

Gặp UBND xã Đại Đình

Xin xác nhận thực tập tại xã.

Kế hoạch được lập ra sau khi tham khảo kinh nghiệm của người đi trước
và có thể thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh tại khu vực điều tra.
2.4.2. Phương pháp nghiên cụ thể
2.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu thành phần loài thực vật họ Thu hải đường
(Begonia) tại xã Đại Đình - Tam Đảo - Vĩnh Phúc
a) Phương pháp phỏng vấn
Đối tƣợng phỏng vấn cán bộ VQG Tam Đảo, cán bộ hạt kiểm Tây Thiên,
thầy lang, cá nhân, hộ gia đình thƣờng xuyên đi rừng tại xã Đại Đình.
Mục tiêu phỏng vấn: Thu thập các thơng tin về thành phần lồi (theo tên
địa phƣơng) xác định đƣợc sơ bộ vùng phân bố các loài Thu hải đƣờng, và
tiến hành lập các tuyến điều tra.
Phƣơng pháp phỏng vấn: Dựa vào bảng hỏi đã đƣợc thiết kế (đa phần là
dùng hình ảnh) và thảo luận theo nhóm đối tƣợng trả lời phỏng vấn.


13


Bảng 2.1: Danh sách cá nhân tham gia trả lời phỏng vấn
STT
1

Họ và tên
Lê Thành Cƣơng

Dân tộc
Kinh

Địa chỉ

Nghề nghiệp

Thị trấn Tam Trƣởng phòng quan
Đảo

hệ quốc tế VQG
Tam Đảo

2

Trƣơng Văn Bao

Sán dìu

Xã Đại Đình


Kiểm lâm

3

Trƣơng A Bảo

Sán dìu

Xã Đại Đình

Làm ruộng

4

Trần Quốc Bình

Kinh

Xã Đại Đình

Phó chủ tịch xã Đại
Đình

5

Lị Văn Bình

Kinh


Xã Hợp Châu

Kiểm lâm

6

Lị Văn Hiếu

Thái

Xã Đại Đình

Kinh doanh

7

Nguyễn Văn Hiếu

Kinh

Thị trấn Tam Giám

đốc

Đảo

Tam Đảo

VQG


8

Ninh A Lịu

Sán dìu

Xã Đại Đình

Thầy lang

9

Hồng Văn Tiến

Mƣờng

Xã Đại Đình

Chủ rừng

10

Nguyễn Văn Tồn

Kinh

Xã Đại Đình

Hạt trƣởng trạm Tây
Thiên


11

Nguyễn Văn Trung Kinh

Xã Tam Quan

Điều tra rừng

b) Điều tra theo tuyến
- Cách thiết lập tuyến: Dựa trên cơ sở bản đồ địa hình của khu vực, tuyến
đƣợc thiết kế vắt qua các trạng thái rừng, các dạng địa hình khác nhau; số
lƣợng tuyến đã điều tra là 3, vị trí tuyến cụ thể là nhƣ sau:
- Tuyến 1: Đồng ma – Ao dứa
+ Tọa độ điểm bắt đầu: E00565825

N02375467

+ Tọa độ điểm kết thúc: E00564810

N02375790

- Tuyến 2: Đền Thƣợng
+ Tọa độ điểm bắt đầu: E00560821

N02374854

+ Tọa độ điểm kết thúc: E00563478

N02376435

14


- Tuyến 3: Lũng đồng bùa
+ Tọa độ điểm bắt đầu: E00562540

N02371823

+ Tọa độ điểm kết thúc: E00565105

N02374523

Bản đồ hiện trạng rừng xã Đại Đình

Hình 2.1: Sơ đồ tuyến điều tra của xã Đại Đình
Trên các tuyến đã đƣợc thiết lập, triển khai điều tra, quan sát trong phạm
vi khoảng 10m về 2 phía của tuyến điều tra để tìm và phát hiện sự xuất hiện
của các loài trong họ Thu hải đƣờng. Tại vị trí bắt gặp lồi tiến hành thu thập
thông tin theo mẫu biểu 01.
Mẫu biểu 01: Biểu điều tra các loài trong họ Thu hải đƣờng theo tuyến
Tuyến số: ..................................

Địa danh: ........................................

Tọa độ điểm bắt đầu………….

Tọa độ điểm kết thúc: .....................

Ngƣời điều tra: ..........................


Ngày điều tra: .................................

STT

Tên loài

Số hiệu mẫu Tọa độ bắt gặp Độ cao tuyệt Ghi chú
đối (m)

1
2

Trong đó:
15


-

Tên loài chỉ đƣợc xác định khi chắc chắn nhận diện đƣợc loài và tên

đúng theo sách Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ.
-

Các loài chƣa biết tên ghi theo kí hiệu mẫu.

-

Tọa độ, độ cao tuyệt đối đƣợc ghi nhận bằng thiết bị đinh vị toàn cầu

(GPS)

-

Ghi chú đặc tả đặc điểm vật hậu của lồi tìm thấy (hoa, quả, trồi

non,…)
Tất cả các loài trong họ Thu hải đƣờng bắt gặp đƣợc thu mẫu đại diện
theo phƣơng pháp thu mẫu vật của Nguyễn Nghĩa Thìn. Mẫu vật đƣợc đánh
số hiệu mẫu, chụp ảnh đặc tả, mô tả các đặc điểm dễ mất với mục đích phục
vụ giám định loài. Mẫu ngoài thực địa đƣợc xử lý theo phƣơng pháp bảo quản
ẩm bằng cồn công nghiệp (70°). Mẫu vật đƣợc thu thập theo phƣơng pháp của
Giáo sƣ Nguyễn Nghĩa Thìn theo các bƣớc sau:
1. Xếp mẫu ngay ngắn vào một tờ báo cỡ lớn, để mẫu ở trạng thái tự
nhiên có lá xấp, lá ngửa, vuốt cho thẳng mẫu và đeo nhãn cho mẫu.
2. Xếp khoảng các mẫu vào một chồng và dùng dây buộc lại.
3. Cho mẫu vào túi nilon và tẩm cồn cho chồng mẫu để bảo quản.
Tại các vị trí có lồi trong họ Thu hải đƣờng phân bố, lựa chọn những
khu vực có trạng thái rừng và đặc điểm địa hình tiêu biểu cho khu vực để lập
các ÔTC tạm thời.
c) Tra cứu xác định tên lồi
Sử dụng phƣơng pháp hình thái so sánh.
Tham khảo các tài liệu chuyên khảo về thực vật, các nghiên cứu về họ
Thu hải đƣờng trong nƣớc và quốc tế phục vụ giám định mẫu. Trên cơ sở mẫu
tiêu bản thu đƣợc, hình ảnh và ghi chép ngồi thực địa; các loài chƣa biết tên
đƣợc xác định bởi Th.S Phạm Thanh Hà. Các tài liệu chuyên khảo đƣợc sử
dụng để tra cứu gồm có:
+ Cây cỏ Việt Nam (1999), Phạm Hoàng Hộ, NXB Trẻ
+ Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (1962), NXB Y học
16



×