Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Tài liệu vi mô của trường đh ntt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.71 KB, 45 trang )

BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ VI MÔ
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VI MÔ
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Khái niệm về kinh tế học
Vấn đề kinh tế mà các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp hay quốc gia luôn phải đối
mặt là nhu cầu thường vượt quá khả năng đáp ứng. Khi xét trong mối quan hệ giữa mong
muốn, nhu cầu vô hạn của các thành viên thì nguồn lực của xã hội đều có giới hạn, khan
hiếm. Các nguồn lực này gồm lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và tri thức công
nghệ.
Do không thể thỏa mãn được tất cả các nhu cầu buộc chúng ta phải lựa chọn cách
thức sử dụng tốt nhất các nguồn lực khan hiếm. Do vậy có thể định nghĩa:
Kinh tế học là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng
hợp lý nhất các nguồn lực khan hiếm để sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn
cao nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội.
2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
Kiến thức về kinh tế học được phân chia một cách tương đối thành kinh tế học vi mô
và kinh tế học vĩ mô. Trong đó:
Kinh tế học vi mơ: Nghiên cứu, phân tích nền kinh tế ở một cách chi tiết, bộ phận riêng lẻ,
nghiên cứu cách ứng xử của người tiêu dùng và người sản xuất nhằm lý giải sự hình thành
và vận động giá cả từng sản phẩm trong từng loại thị trường.
VD: giá thịt bò tăng lên làm cho lượng cầu thịt bị giảm xuống.
Kinh tế học vĩ mơ: Nghiên cứu, phân tích nền kinh tế một cách tổng thể thơng qua các biến
số như tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lượng cung tiền trong nền
kinh tế … trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm duy trì sự ổn định và thúc đẩy quá trình
tăng trưởng kinh tế.
VD: Ngân hàng trung ương tăng cung tiền quá nhiều là một trong những nguyên
nhân gây ra lạm phát cao.
Như vậy kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô là hai bộ phận cấu thành của môn
kinh tế học. Trong thực tiễn quản lý kinh tế phải kết hợp giải quyết tốt các vấn đề vi mơ và
vĩ mơ thì mới có một nền kinh tế phát triển ổn định và hướng đến sự bền vững.


3 Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
Kinh tế học thực chứng: Mơ tả và giải thích các hiện tượng kinh tế một cách khách quan,
khoa học. Mục đích của kinh tế học thực chứng là muốn biết lý do vì sao nền kinh tế hoạt
động như vậy.
VD: Sản lượng quốc gia sụt giảm sẽ làm tình trạng thất nghiệp có xu hướng tăng lên.
1


Kinh tế học chuẩn tắc: đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách thức nhằm
giải quyết, điều chỉnh các vấn đề kinh tế theo chiều hướng tích cực hơn.
VD: Chính phủ nên có chính sách giảm thuế để kích cầu nhằm giảm thất nghiệp khi nền
kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái.
II. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ 3 VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
1. Chi phí cơ hội
Trên thực tế khi cân nhắc việc thực hiện một quyết định thì chúng ta luôn phải lựa
chọn, đánh đổi giữa việc thực hiện mục tiêu này thay cho mục tiêu khác. Do đó khi thực
hiện các quyết định ta phải cân nhắc giữa chi phí và lợi ích mang lại. Tuy nhiên trong nhiều
trường hợp chi phí là khó nhận biết.
Do đó ta định nghĩa:
Chi phí cơ hội là những khoản mất đi khi ta lựa chọn thực hiện một quyết định từ đó
phải bỏ qua cơ hội thực hiện quyết định khác.
Như vậy mỗi khi đưa ra một quyết định kinh tế thì ta cần phải cân nhắc chi phí cơ
hội khi thực hiện quyết định đó.
2. Đường giới hạn khả năng sản xuất
Bất cứ quốc gia nào đều chỉ có hữu hạn các nguồn lực khan hiếm dẫn đến nền kinh
tế không thể sản xuất nhiều sản phẩm, hàng hóa như nhu cầu, mong muốn của các thành
viên. Do đó đã dùng các nguồn lực để sản xuất hàng hóa, dịch vụ này thì cũng đồng nghĩa
mất chi phí cơ hội cho việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ khác. Đó chính là bởi vì có sự hạn
chế về năng lực, khả năng sản xuất của mỗi quốc gia. Như vậy, ta có thể định nghĩa:
Đường giới hạn khả năng sản xuất là tổng hợp những phối hợp tối đa hóa số

lượng các loại hàng hóa, dịch vụ mà nền kinh tế đạt được khi sử dụng toàn bộ các
nguồn lực của quốc gia.
Đường giới hạn khả năng sản xuất được ký hiệu là PPF (Production Possibility
Frontier)
Ví dụ: một quốc gia sử dụng tồn bộ nguồn lực hiện có để sản xuất hai loại hàng hóa
là: Gạo (nơng nghiệp) và Vải (cơng nghiệp). Các phương án có thể lựa chọn như sau:

Phương án
A
B
C
D
E
F

Gạo
(nghìn kg)
15
14
12
9
5
0

Vải
(nghìn mét)
0
1
2
3

4
5
2


Căn cứ vào biểu trên ta xây dựng đường PPF như sau:

Gạo
(nghìn kg)

A

15
14

B

K

C

12

D

9

E

5


H

F
Vảii
(nghìn m)
Các điểm nằm trên đường PPF chính là các điểm sử dụng hiệu quả nhất, tối ưu nhất
nguồn lực hiện có của quốc gia, do đó mức sản lượng tại các điểm này là mức sản lượng
cao nhất mà quốc gia có thể đạt được với các nguồn lực hiện có. Điểm nằm ngồi đường
PPF là những điểm không thể đạt được với các nguồn lực hiện có, tuy nhiên các điểm nằm
trong đường PPF là những điểm sử dụng chưa tối ưu các nguồn lực hiện có, tại những điểm
này có sự thất thốt, lãng phí nguồn lực quốc gia.
Theo thời gian, các nguồn lực sản xuất của mỗi quốc gia có khuynh hướng gia tăng.
Do đó khả năng sản xuất của quốc gia cũng tăng lên và làm cho đường PPF dịch chuyển
dần ra phía ngoài.
0

1

2

3

4

5

3. Ba vấn đề kinh tế cơ bản
Thực tế do nhu cầu con người là khơng có giới hạn trong khi khả năng sản xuất của
nền kinh tế có giới hạn. Do đó buộc các quốc gia phải giải quyết hợp lý 3 vấn đề kinh tế

sau:
a. Sản xuất cái gì ?: Là đưa ra quyết định sẽ sản xuất những loại hàng hóa, dịch vụ nào và
với số lượng bao nhiêu nhằm thỏa mãn hiệu quả nhất các nhu cầu xã hội trong điều kiện
giới hạn các nguồn lực hiện có.
b. Sản xuất như thế nào ?: Là đưa ra quyết định sẽ sản xuất các sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ này như thế nào. Đây là quyết định liên quan đến việc sử dụng nguyên vật liệu,
phương pháp sản xuất, cách thức tổ chức sản xuất sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
c. Sản xuất cho ai ?: Là đưa ra quyết định những hàng hóa, dịch vụ này được sản xuất ra
cho ai. Ai sẽ được hưởng lợi ích từ việc sản xuất các hàng hóa, dịch vụ này.
III.
ẢNH HƯỞNG CỦA MƠ HÌNH KINH TẾ ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT BA VẤN
ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
1. Mô hình kinh kinh tế kế hoạch hóa tập trung kế kế hoạch hóa tập trung hoạch hóa tập trungch hóa tập trungp trung

3


Trong mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì 3 vấn đề kinh tế cơ bản đều do
Chính phủ thực hiện. Chính phủ quyết định tồn bộ kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cho doanh
nghiệp.
Ưu điểm: tính thống nhất cao, giải quyết được những nhu cầu xã hội một cách tập
trung.
Nhược điểm: thụ động trong sản xuất, không kích thích phát triển, phân phối bình
qn, kém năng động…
2. Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung thị trường trườngng
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản thông qua quan
hệ cung cầu và cạnh tranh trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường tất cả doanh nghiệp
được lợi nhuận dẫn dắt trong việc đề ra các quyết định tối ưu cho 3 vấn đề kinh tế cơ bản.
Ưu điểm: khuyến khích đổi mới, thúc đẩy cạnh tranh, năng động nhạy bén trong việc
đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Nhược điểm: không bảo đảm được công bằng xã hội, tạo độc quyền, không giải
quyết được vấn đề ô nhiễm mơi trường…
3. Mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung hỗn hợpn hợpp
Để tận dụng những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của nền kinh tế thị
trường và kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì hiện nay nhiều quốc gia lựa chọn mơ hình kinh
tế hỗn hợp trong đó có cả các yếu tố thị trường và kế hoạch hóa để phát triển nền kinh tế
của mình.
Remark:
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….......
4



CHƯƠNG II
CUNG - CẦU VÀ CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG
I. THỊ TRƯỜNG
1. Khái niệm
Trên thực tế, thị trường có thể được hiểu là một nơi trong đó người mua và người
bán gặp nhau nhằm xác định giá cả, sản lượng của hàng hóa dịch vụ. Trên thị trường có mặt
hầu hết mọi loại hàng hóa có giá trị lớn như nhà cửa, xe hơi… đến giá trị rất nhỏ như cái
kim, sợi chỉ… Điểm đặc thù của thị trường là nó đưa người mua và người bán đến với nhau
để tương tác xác định giá cả và sản lượng của các loại hàng hóa dịch vụ.
Thị trường là một cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để
xác định giá cả và sản lượng của hàng hóa hay dịch vụ.
Trên thị trường tuyệt đại đa số hàng hóa dịch vụ đều có giá cả và giá cả được quy
bằng tiền. Thị trường cần phải có hai yếu tố người mua và người bán, họ gặp nhau cùng
thỏa thuận để thống nhất giá cả. Giá cả hàng hóa dịch vụ mặt khác lại tác động đến sản
lượng mà người mua muốn mua và người bán muốn bán. Nếu giá q cao thì người mua sẽ
mua ít , cịn nếu giá thấp thì người bán lại chỉ muốn cung cấp hạn chế sản lượng hàng hóa
dịch vụ mà người mua cần.
2. Các mơ hình thị trường
Dựa vào tính cạnh tranh có thể chia thị trường ra làm 4 loại:
Thị trường cạnh tranh hoàn toàn
Thị trường cạnh tranh độc quyền
Thị trường độc quyền nhóm
Thị trường độc quyền hồn tồn
Cung, cầu được xem xét trong thị trường cạnh tranh hoàn tồn
-

II. CẦU THỊ TRƯỜNG
1. Khái niệm
Lượng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ bị phụ thuộc vào các yếu tố như mức giá cả của
bản thân hàng hóa, thu nhập của người mua, thị hiếu của xã hội… Tuy nhiên khi đưa ra

khái niệm về cầu của sản phẩm, ta chỉ xét mối quan hệ giữa giá cả và số lượng sản phẩm
được mua, trong điều kiện các nhân tố khác được giả định là khơng thay đổi. Ta có thể định
nghĩa:
Cầu thị trường mơ tả số lượng một hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẽ mua
ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không
đổi.
5


Cầu được ký hiệu là D. Cầu có thể được biểu thị bằng biểu cầu, đường cầu hay hàm
số cầu.
Ví dụ: ta có biểu cầu về sản phẩm cá trong vòng một tuần của dân cư khu phố A A
Giá (10.000đ)

Sản lượng (kg)

0

15

1

12

2

9

3


6

4

3

5

0

P

5
4
3
2
1
3

6

9

12

15

Q

Hàm cầu là hàm số nghịch biến, hàm cầu tuyến tính có dạng

Q = aP + b (a<0)
Trong trường hợp trên ta có hàm cầu: Q = -3P + 15
2. Quy luật cầu
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, người mua thông thường sẽ mua số lượng
hàng hóa nhiều hơn khi mức giá giảm xuống và ngược lại. Lượng cầu của hầu ết hàng hóa
và dịch vụ có mối liên hệ ngược chiều với giá cả. Mối liên hệ này chính là luật cầu.
P tăng => Q giảm
P giảm => Q tăng
Khi giá cả hàng hóa, dịch vụ thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của lượng cầu, nhưng
không làm đường cầu thay đổi. Do đó, khi giá cả hàng hóa thay đổi sẽ gây ra sự di chuyển
dọc đường cầu.
3. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu
6


Các yếu tố có thể tạo nên sự thay đổi cầu hay sự dịch chuyển của đường cầu bao
gồm:
a. Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập
tăng lên, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho việc mua hàng hóa, dịch vụ.
Những hàng hóa có cầu tăng lên khi thu nhập tăng lên được gọi là hàng hóa thơng
thường. Cịn các hàng hóa mà cầu giảm khi thu nhập tăng lên thì được gọi là hàng hóa cấp
thấp.
b. Thị hiếu
Thị hiếu có ảnh hưởng lớn tới cầu của người tiêu dùng, thị hiếu là sở thích hay sự ưu
tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ. Khơng thể quan sát thị hiếu được.
Các nhà kinh tế thường giả định rằng thị hiếu không thay đổi hoặc thay đổi rất chậm và thị
hiếu độc lập với các yếu tố khác của cầu.
c. Giá cả của các loại hàng hóa liên quan
Cầu của hàng hóa cịn phụ thuộc vào giá của hàng hóa liên quan. Các hàng hóa liên

quan được chia làm hai loại :
-

Hàng hóa thay thế: là hàng hóa có thể sử dụng thay thế cho hàng hóa khác. Đặc điểm là
khi giá của hàng hóa thay thế tăng thì cầu của bản thân hàng hóa cũng tăng theo. Ví dụ:
thịt heo và thịt bị

-

Hàng hóa bổ sung: là loại hàng hóa được sử dụng đồng thời với các hàng hóa khác. Giá
của hàng hóa bổ sung tăng sẽ làm cầu của bản thân hàng hóa giảm đi. Ví dụ: xe máy và
xăng.

d. Số lượng người mua
Đối với hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ tại nơi càng đơng dân cư thì cầu của nó
càng lớn và ngược lại.
e. Sự dự đoán của người tiêu dùng về các sự kiện tương lai
Cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng (sự mong
đợi) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hy vọng rằng giá cả hàng hóa nào đó sẽ
giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hóa của họ sẽ giảm xuống và
ngược lại.
4. Sự co giãn của cầu
Độ co giãn của cầu đo lường sự phản ứng của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay
đổi lượng hàng hóa được mua khi các yếu tố như giá cả hàng hóa, thu nhập, giá hàng liên
quan thay đổi.
Kinh tế vi mô xem xét ba loại độ co giãn:
- Độ co giãn của cầu theo giá
7



- Độ co giãn của cầu theo thu nhập
- Độ co giãn chéo của cầu theo giá.
4.1. Độ co giãn của cầu theo giá
Đo lường mức độ phản ứng của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu
khi giá hàng hóa thay đổi. Là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong lượng cầu khi giá sản phẩm
thay đổi một phần trăm (với điều kiện các yếu tố khác không đổi).
Độ co giãn của cầu theo giá được ký hiệu là: ED
%ΔQD
ED =

P

ΔQD
=

%ΔP

×
ΔP

QD

a. Một số lưu ý
- Độ co giãn được tính giữa hai điểm khác nhau trên đường cầu thì được gọi là độ co giãn
vịng cung.
- Độ co giãn được tính tại một điểm trên đường cầu với các thay đổi nhỏ trong giá cả thì
được gọi là độ co giãn điểm.
- Càng di chuyển xuống phía dưới đường cầu thì độ co giãn có xu hướng càng giảm
- ED ln ln có giá trị âm, vì giá và lượng cầu thay đổi ngược chiều nhau. Do đó trong
tính tốn ta sử dụng trị tuyệt đối.

Tuy nhiên, tỷ số ΔQD/ ΔΔP là hệ số góc (a) trong hàm cầu: QD = aP + b nên ta có thể
tính tốn đơn giản như sau

P
ED = a .
QD
b. Nhận xét kết quả tính tốn
Trường hợp ED > 1: phần trăm thay đổi lượng cầu lớn hơn phần trăm thay đổi của giá. Cầu
co giãn nhiều, khách hàng phản ứng mạnh
Trường hợp ED < 1: phần trăm thay đổi lượng cầu nhỏ hơn phần trăm thay đổi của giá. Cầu
co giãn ít, khách hàng phản ứng yếu.
Trường hợp ED = 1: phần trăm thay đổi lượng cầu bằng phần trăm thay đổi của giá. Cầu co
giãn một đơn vị

8


Trường hợp ED = 0: thay đổi của giá hoàn tồn khơng gây rat hay cầu hồn tồn khơng gây
rat hay đổi lượng cầu. Cầu không co giãn
Trường hợp ED = ∞: thay đổi rất nhỏ của giá làm lượng cầu thay đổi rất mạnh. Cầu hoàn
toàn co giãn
Độ co giãn của cầu theo giá: tác động đến tổng chi tiêu của người tiêu dùng và tổng doanh
thu của các hãng kinh doanh. Khi E D>1 thì P và TR nghịch biến. Khi ED<1 thì P và TR
đồng biến.
Ví dụ: Cho hàm số cầu: Q = -3P + 15 (hàm cầu về cá) hãy tính độ co giãn của cầu theo giá
tại mức P = 3; Q = 6.
Ta có ED = -3*3/6= -1,5
Kết luận cầu về cá co giãn nhiều, giá thay đổi 1% làm lượng cầu cá thay đổi 1,5%
c. Các nhân tố chính ảnh hường đến độ co giãn của cầu theo giá
- Tính chất của sản phẩm

- Tính thay thế của sản phẩm
- Mức chi tiêu của sản phẩm trong tổng mức chi tiêu
- Vị trí của mức giá trên đường cầu
- Tính thời gian
4.2. Độ co giãn của cầu theo thu nhập
Đo lường sự phản ứng của người tiêu dùng biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi
thu nhập thay đổi. Là phần trăm thay đổi của lượng cầu khi thu nhập thay đổi một phần
trăm (các điều kiện khác không đổi).
Độ co giãn của cầu theo giá được ký hiệu là: EI

%ΔQD
EI =

=
%ΔI

I

ΔQD
×
ΔI

QD

Nhận xét:
- EI thơng thường có giá trị dương, vì đối với hầu hết các loại hàng hóa thì thu nhập và
lượng cầu thay đổi cùng chiều. Tuy nhiên đối với mặt hàng thiết yếu thì E I<1, mặt hàng
cao cấp EI>1.
- Trường hợp đặc biệt đối với sản phẩm cấp thấp, EI có giá trị âm vì thu nhập và lượng
cầu thay đổi ngược chiều.

9


Ví dụ: Ta có số liệu điều tra về thu nhập bình quân của hộ gia đình một tháng và lượng cầu
về tủ lạnh như sau:
Mức thu nhập bình quân
Lượng cầu tủ lạnh
Nhóm thu nhập
tháng một hộ (đ)
(1000 chiếc)
Thứ nhất

3.300.000

20

Thứ hai

3.400.000

22

Ta có: ∆Q = 22-20=2; ∆I = 3400000-3300000=100000
Q = (22+20)/2=21; I = (3400000 + 3300000)/2 = 3350000
EI = (2/100000)*(3350000/21) = 3,19 > 1
Kết luận tủ lạnh là hàng hóa cao cấp, khi thu nhập tăng 1% thì lượng cầu tủ lạnh tăng tới
3,19%.
4.3. Độ co giãn chéo của cầu theo giá
Đo lường sự phản ứng của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu của
một mặt hàng khi giá của mặt hàng liên quan với nó thay đổi.

Độ co giãn của cầu theo giá được ký hiệu là: EXY
%ΔQX
EXY =

PY

ΔQX
=

%ΔPY

×
ΔPY

QX

Nhận xét
- Khi X và Y là mặt hàng thay thế cho nhau, E XY có giá trị dương. VD : Giá xăng A83
tăng có thể là gia tăng sự tiêu thụ xăng A92.
- Khi X và Y là mặt hàng bổ sung lẫn nhau, E XY có giá trị âm. VD: giá xăng tăng có thể
làm giảm sự tiêu thụ xe.
Ví dụ: Chúng ta có biểu cầu về giá thịt lợn (PY) và lượng cầu về thịt bị (PX):
PY
(đ)

QX
(nghìn tấn)

45000


20

48000

22

Ta có: ∆QX = 22-20 = 2; ∆PY = 48000 – 45000 = 3000
10


QX = (22+20)/2=21; PY = (48000 + 45000)/2 = 46500
EXY = (2/3000)*(46500/21) = 1,47 > 0
Kết luận: Thịt bò và thịt lợn là 2 mặt hàng thay thế cho nhau. Khi giá thịt lợn tăng 1% thì
lượng cầu thịt bị tăng 1,47%.
III. CUNG THỊ TRƯỜNG
1. Khái niệm
Lượng sản phẩm thị trường cung ứng phụ thuộc nhiều nhân tố như giá của chính sản
phẩm đó, chi phí sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật… Khi đưa ra khái niệm về cung sản
phẩm người ta xét mối quan hệ giữa giá cả và lượng sản phẩm được cung ứng, trong điều
kiện các nhân tố khác được giả định là không thay đổi.
Cung thị trường mơ tả số lượng một hàng hóa hay dịch vụ người sản xuất sẽ cung
ứng ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi.
Cung được ký hiệu là S. Cung có thể được biểu thị bằng biểu cung, đường cung hay
hàm số cung.

VD : Cung về cá trong một tuần tại khu phố A
Giá (10.000đ/kg)

Sản lượng(kg)


0

0

1

0

2

3

3

6

4

9

5

12

Đường biểu diễn mối quan hệ này được gọi là đường cung thị trường với sản phẩm
cá.

11



P
S
5
4
3
2
1
3

6

9

12

Q

Hàm cung là hàm đồng biến, hàm cung tuyến tính có dạng:
Q = cP + d (c>0)
Trong trường hợp trên ta có hàm cung: Q = 3P – 3
2. Quy luật cung
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, người sản xuất sẽ cung ứng số lượng hàng
hóa nhiều hơn ở các mức giá cao và ngược lại. Cung của các hàng hóa và dịch vụ có mối
liên hệ cùng chiều với giá cả, mối liên hệ này hình thành nên quy luật cung. Quy luật cung
được tóm tắt như sau:
P tăng => Q tăng
P giảm => Q giảm
3. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung
Ngoài vấn đề giá thì cung của hàng hóa và dịch vụ cịn phụ thuộc vào những yếu tố

cơ bản sau :
a.

Chi phí sản xuất

Giá của các yếu tố sản xuất giảm sẽ dẫn đến giá thành sản xuất giảm và cơ hội kiếm
lợi nhuận sẽ tăng do đó các nhà sản xuất có xu hướng sản xuất nhiều lên.
b. Sự thay đổi kỹ thuật sản xuất
Công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng xuất, giảm chí phí lao
động trong quá trình chế tạo sản phẩm. Sự cải tiến cơng nghệ làm cho đường cung dịch
chuyển về phía phải nghĩa là làm tăng khả năng cung lên.
12


c. Sự thay đổi trong chính sách thuế
Chính sách thuế của chính phủ có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định sản xuất của
các hãng sản xuất của các hãng do đó ảnh hưởng tới việc cung sản phẩm. Mức thuế cao làm
cho lợi nhuận của người sản xuất giảm đi và khơng sẵn sàng cung hàng hóa nữa và ngược
lại.
d. Số lượng doanh nghiệp trong ngành thay đổi
Số lượng người sản xuất hàng hóa càng nhiều thì cung bản thân hàng hóa càng lớn.
4. Sự co giãn của cung theo giá
a. Khái niệm
Độ co giãn của cung theo giá đo lường phản ứng của người sản xuất biểu hiện qua sự
thay đổi lượng hàng được cung ứng khi giá cả hàng hóa và dịch vụ thay đổi.
P

ΔQs
ES =


=

×
ΔP

Qs

Tỷ số ΔQs/ ΔΔP là hệ số góc (c) trong hàm cung: Qs = cP + d
P
ES = c .
Qs
Kết luận: ES ln có giá trị dương, vì giá và lượng cung thay đổi cùng chiều nhau.
b. Nhận xét kết quả tính toán
+ Nếu ES > 1, cung co giãn nhiều
+ Nếu ES < 1, cung ít co giãn
+ Nếu ES = 1, cung co giãn đơn vị
+ Nếu ES = 0, cung hồn tồn khơng co giãn
+ Nếu ES = ∞, cung hồn tồn co giãn
Ví dụ: Cho hàm số cung: Q = 3P - 3 (hàm cung về cá) hãy tính độ co giãn của cung theo giá
tại mức P = 4; Q = 9.
Ta có ES = 3*4/9= 1,33
Kết luận cung về cá co giãn nhiều, giá thay đổi 1% làm lượng cung cá thay đổi 1,33%
c. Các nhân tố tác động đến độ co giãn của cung theo giá
- Thời gian sẽ ảnh hưởng đến việc tăng giảm các yếu tố sản xuất để tăng hay giảm năng
lực sản xuất, để tham gia hay rút lui khỏi ngành. Thông thường cung dài hạn co giãn
nhiều hơn cung ngắn hạn.
13


- Khả năng dự trữ hàng hóa xác định liệu nó có thể được tồn trữ khi giá thấp và đưa ra thị

trường khi giá cao hay không.
IV. THỊ TRƯỜNG CÂN BẰNG
1. Trạng thái cân bằng thị trường
Trạng thái cân bằng trên thị trường được thiết lập khi có sự cân bằng cung cầu. Giá
cân bằng là mức giá mà tại đó lượng sản phẩm mà người mua muốn mua đúng bằng lượng
sản phẩm mà người bán muốn bán.
Trở lại ví dụ về thị trường cá chúng ta sẽ thấy được mối quan hệ cung cầu tại các
mức giá khác nhau.
Giá

Lượng cầu

Lượng cung

0

15

0

1

12

0

2

9


3

3

6

6

4

3

9

5

0

12

Trạng thái thị trường

Áp lực giá

Thiếu hụt

Giá tăng

Cân bằng


Cân Bằng

Dư thừa

Giá Giảm

P

(S)
5
4

PE 3

E

2

(D)

1
3

6

9

12

15


Q

Q
Mức giá cân bằng sẽ xác định mứcEsản lượng cân bằng tại chính điểm mà đường cầu
giao đường cung. Giao điểm này được gọi là điểm cân bằng thị trường (E)
Khi giá thị trường cao hơn giá cân bằng thì xuất hiện hiện tượng thị trường thặng dư
(dư thừa) hàng hóa. Ngược lại khi giá thị trường thấp hơn giá cân bằng thì xuất hiện tình
trạng khan hiếm (thiếu hụt) hàng hóa.
2. Sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường
Mức giá cân bằng và mức sản lượng cân bằng trên thị trường thay đổi khi đường
cung và đường cầu thay đổi.
V. SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THỊ TRƯỜNG
14


Trong thực tế, hầu hết các thị trường không hoạt động hồn tồn tự do mà Chính phủ
thường can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào thị trường bằng một số biện pháp kinh tế.
1. Sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ: giá trần và giá sàn
- Giá trần (Pmax) : đây là mức giá tối đa mà người bán được phép bán. Việc định giá trần
là một biện pháp bảo vệ người tiêu dùng (người mua), nhưng thông thường mức giá này
lại thấp hơn giá thị trường gây ra hiện tượng thiếu hụt.
- Giá sàn (Pmin) : đây là mức giá thấp nhất mà người mua được phép mua. Việc định giá
sàn là một biện pháp bảo vệ người bán. Nhưng mức giá này lại cao hơn mức giá cân
bằng trên thị trường nên gây ra tình trạng dư thừa.
2. Sự can thiệp gián tiếp của Chính phủ: thuế và trợ cấp
- Đánh thuế: là một hình thức phân phối lại thu nhập hoặc hạn chế việc sản xuất hay tiêu
dùng một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó.
- Trợ cấp: Trợ cấp có thể được xem là khoản thuế âm. Chính phủ xem việc trợ cấp một
số tiền nào đó trên một đơn vị hàng hóa như là một hình thức hỗ trợ cho sản xuất hay

tiêu dùng.
- Remark:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………..............................................................................
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………..............................................................................
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
15



………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………...................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
………………………………...................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
.
………………………………...................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
………………………………...................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
………………………………...................................................................................................

...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
………………………………...................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
………………………………...................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
.
………………………………...................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
16


...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

17



CHƯƠNG III
LÝ THUYẾT LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
I. LÝ THUYẾT VỀ HỮU DỤNG
Thuyết hữu dụng dựa trên một số giả định như sau:
- Mức thoả mãn khi tiêu dùng sản phẩm có thể định lượng và đo lường được
- Các sản phẩm có thể chia nhỏ
- Người tiêu dùng ln có sự lựa chọn hợp lý
1. Hữu dụng
Hữu dụng là sự thoả mãn (sảng khoái) mà một người cảm nhận được khi tiêu dùng
một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó, hữu dụng mang tính chủ quan.
Hữu dụng được ký hiệu là U (Utility)
2. Tổng hữu dụng
Tổng hữu dụng là tổng mức thỏa mãn (sảng khoái) đạt được khi ta tiêu thụ một số
lượng sản phẩm nhất định trong mỗi đơn vị thời gian.
Tổng hữu dụng được ký hiệu là TU (Total Utility)
Tổng hữu dụng đặc điểm có xu hướng giảm đi khi lượng mặt hàng đó được tiêu
dùng nhiều hơn trong một thời kỳ nhất định.
3. Hữu dụng cận biên
Hữu dụng cận biên là sự thay đổi trong tổng hữu dụng khi thay đổi 1 đơn vị sản
phẩm tiêu dùng trong mỗi đơn vị thời gian (với điều kiện các yếu tố khác không đổi). Hữu
dụng cận biên được ký hiệu là MU (Marginal Utility).
MU X 

ΔQTU
ΔQQ X

Lưu ý:
Nếu hàm tổng hữu dụng là liên tục, thì MU chính là đạo hàm bậc nhất của TU:
MU X 


dTU
dQ X

Trên đồ thị, MU chính là độ dốc của đường tổng hữu dụng TU
4. Quy luật hữu dụng cận biên giảm dần
Ví dụ: Ta có biểu tổng hữu dụng và hữu dụng cận biên của một người tiêu dùng khi
xem phim (Qx) trên truyền hình trong một tuần như sau:
Qx
1

TUx (đvhd)

MUx (đvhd)
4

4

2

7

3

3

9

2
18



4

10

1

5

10

0

6

9

-1

7

7

-2

TUX
10
9


TUX

7
4

QX
0

1

2

3

4

5

6

7

MUX

4
3
2
1

QX

0

1

2

3

4

5

6

7

MUX
Quy luật hữu dụng cận biên giảm dần:
Khi sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm X, trong khi số lượng các sản phẩm khác
được giữ nguyên trong mỗi đơn vị thời gian, thì hữu dụng cận biên của sản phẩm X sẽ giảm
dần.
Mối quan hệ giữa MU và TU
- Khi MU > 0 thì TU tăng
- Khi MU < 0 thì TU giảm
19


- Khi MU = 0 thì TU đạt cực đại (TU max-Utility Maximization)
5. Hữu dụng cận biên và đường cầu
Hữu dụng là một khái niệm trừu tượng sử dụng trong kinh tế học để chỉ cảm giác

thỏa mãn chủ quan do việc tiêu dùng hàng hóa mà có. Hữu dụng khơng thể đo lường chính
xác được. Tuy nhiên, khi hữu dụng cận biên của hàng hóa càng lớn thì người tiêu dùng sẵn
sàng trả giá cao hơn cho nó và ngược lại. Do đó có thể dùng giá để đo hữu dụng cạn biên
của việc tiêu dùng hàng hóa.
Sự tương tự về dạng của đường cầu và dạng của đường lợi ích cận biên thể hiện
đường cầu chứa đựng lợi ích cận biên giảm dần của người tiêu dùng. Nói cách khác do quy
luật lợi ích cận biên giảm dần nên đường cầu nghiêng xuống dưới.
6. Thặng dư tiêu dùng
Thặng dư tiêu dùng là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa hữu dụng của người
tiêu dùng khi tiêu dùng một đơn vị hàng hóa nào đó (MU) với chi phí thực tế để thu được
hữu dụng đó (MC).
Thặng dư tiêu dùng được ký hiệu là CS (Consumer Surplus)
Thặng dư tiêu dùng toàn thị trường được xác định bởi diện tích nằm dưới đường cầu
và phía trên giá thị trường của sản phẩm.
P

CS

P1

0

A

Q1

Q

II. LỰA CHỌN SẢN PHẨM VÀ TIÊU DÙNG TỐI ƯU
Ta đưa ra ba giả thuyết cơ bản về sở thích của người tiêu dùng như sau:



Sở thích có tính hồn chỉnh: nghĩa là có thể sắp xếp, so sánh theo thứ tự mức thỏa mãn
do việc tiêu dùng hàng hóa mang lại.



Ln thích có nhiều hơn là ít hàng hóa. (đối với hàng hóa tốt)



Sở thích có tính bắc cầu: A > B; B > C => A > C

1. Đường đẳng ích và đường ngân sách
Mục tiêu của người tiêu dùng là đạt được hữu dụng tối đa bằng nguồn thu nhập bị
hạn chế (nguồn lực khan hiếm). Tuy nhiên mỗi quyết định chi tiêu của họ đều phải chấp
20



×