Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu tình trạng rối loạn ngôn ngữ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đột quỵ não đang điều trị tại bệnh viện bạch mai năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

NGUYỄN ĐỨC VIỆT
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN NGƠN NGỮ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐỘT
QUỴ NÃO ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN
BẠCH MAI NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

NGUYỄN ĐỨC VIỆT
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN NGƠN NGỮ
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐỘT
QUỴ NÃO ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN
BẠCH MAI NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 8720301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Cao Minh Châu
PGS.TS. Lương Tuấn Khanh

Hà Nội - 2022




TĨM TẮT
Rối loạn ngơn ngữ là tình trạng phổ biến ở người bệnh đột quỵ. Rối loạn
ngơn ngữ có thể gây ra những hậu quả xã hội tiêu cực đáng kể, có thể ảnh hưởng đến
hạnh phúc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nghiên cứu này nhằm mô tả tình
trạng rối loạn ngơn ngữ và xác định một số yếu tố liên quan đến rối loạn ngôn ngữ
của người bệnh
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô tả với 200 người bệnh đột quỵ
đang điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng và Trung tâm Thần kinh Bệnh viện
Bạch Mai từ tháng 01 đến tháng 09 năm 2021. Người tham gia nghiên cứu được
phỏng vấn trực triếp để trả lời các câu hỏi. Số liệu được thu thập bởi các bộ công cụ
: Thang đo Aphasia Rapid Test (ART) (cronbach alpha 0.964); Thang đo DASS-21
(Depression Anxiety Stress Scale – 21 Items) (cronbach alpha 0.924); Thang đo sự
hỗ trợ xã hội (cronbach alpha 0.821) và thang đo trạng thái suy giảm nhận thức Mini
– Mental State Examination (MMSE) (cronbach alpha 0.829). Dữ liệu được phân tích
bằng các phép thống kê mô tả, hệ số tương quan pearson được áp dụng để tìm hiểu
mối liên quan giữa các biến.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là
60.9 ± 11,84 tuổi. Nam giới chiếm 62,5%. Tỷ lệ người bệnh có rối loạn ngơn ngữ
chiếm 89%. Rối loạn ngôn ngữ tương quan với trầm cảm (r=0.638; p=0.000), lo âu,
(r= 0.709; p = 0.000); căng thẳng (r= 0.735; p = 0.000), sự hỗ trợ xã hội (r= - 0.475;
p= 0.000), tình trạng nhận thức (r=0.829; p=0.000), khơng có mối tương quan giữa
rối loạn ngơn ngữ với tiền sử đột quỵ.
Rối loạn ngôn ngữ ở người bệnh đột quỵ đang điều trị tại Bệnh viện Bạch
Mai chiếm tỷ lệ cao. Trong các yếu tố liên quan thì tình trạng nhận thức tương quan
mạnh nhất với rối loạn ngôn ngữ, tiếp đến là căng thẳng, lo âu, trầm cảm và sự hỗ trợ
xã hội.

ii



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu Trường Đại học Phenikaa vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất
với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm
kiếm, nghiên cứu thơng tin.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy GS.TS Cao Minh Châu, thầy
PGS.TS Lương Tuấn Khanh, hai thầy đã dạy dỗ tận tình, ân cần chỉ bảo chi tiết để
tơi có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào luận văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Điều dưỡng – Trường Đại học
Phenikaa đã tạo chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện cho tơi có thể hồn thành luận văn
một cách tốt nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bác sỹ, kỹ thuật viên và nhất là các
điều dưỡng và nhân viên tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai đã
giúp đỡ và tạo điều kiện hết sức để tơi hồn thiện luận văn này.
Lời cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè là những người đã tạo điều kiện
và sát cánh bên tôi cho đến ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2022
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Việt

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do tơi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Cao Minh Châu, PGS.TS. Lương Tuấn Khanh.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu, bao gồm phần phụ lục trong luận văn, là trung

thực và khách quan, đã được sự đồng ý của cơ sở nơi nghiên cứu. Nghiên cứu này
không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố.
Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2022
Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Việt

iv


MỤC LỤC
Trang

TÓM TẮT ...............................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................iii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .................................................. x
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
1.1.Đại cương về đột quỵ não .................................................................................. 3
1.1.1. Định nghĩa đột quỵ não .............................................................................. 3
1.1.2. Dịch tễ học đột quỵ não .............................................................................. 3
1.1.3. Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng đột quỵ não ...................................... 4
1.1.4. Dấu hiệu và triệu chứng đột quỵ não .......................................................... 4
1.2. Đại cương về rối loạn ngôn ngữ ........................................................................ 4
1.2.1. Định nghĩa về ngôn ngữ ............................................................................. 4
1.2.2. Định nghĩa rối loạn ngôn ngữ ..................................................................... 5
1.2.3. Triệu chứng của rối loạn ngôn ngữ ............................................................. 6

1.2.4. Phân loại rối loạn ngôn ngữ và tỷ lệ rối loạn ngôn ngữ. .............................. 7
1.2.5. Hậu quả của rối loạn ngôn ngữ ................................................................. 11
1.2.6. Bộ công cụ đánh giá rối loạn ngôn ngữ ..................................................... 13
1.3. Chăm sóc và phục hồi chức năng cho người đột quỵ não có rối loạn ngơn ngữ
.............................................................................................................................. 15
v


_Toc93568520
_Toc93568522

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn ngôn ngữ .................................................. 21
1.5. Các nghiên cứu liên quan đến rối loạn ngôn ngữ trên thế giới và việt nam ...... 24
1.5.1. Các nghiên cứu rối loạn ngôn ngữ trên bệnh nhân đột quỵ trên Thế giới... 24
1.5.2. Các nghiên cứu rối loạn ngôn ngữ trên bệnh nhân đột quỵ ở Việt Nam..... 27
1.6. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 27
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 29
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 29
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 29
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................................. 29
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 29
2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 29
2.4.1. Cỡ mẫu ..................................................................................................... 29
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 30
2.5. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 30
2.6. Các biến số nghiên cứu ................................................................................... 31
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá. ............................... 31
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................ 35
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.................................................................... 35

2.10. Sai số và biện pháp khắc phục ...................................................................... 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 37
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ............................................................ 37

vi


3.2 Tình trạng rối loạn ngơn ngữ ........................................................................ 39
3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn ngôn ngữ ........................... 44
3.3.3 Mối liên quan giữa rối loạn ngôn ngữ và một số đặc điểm nhân khẩu học . 48
Chương 4: BÀN LUẬN ....................................................................................... 52
4.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ..................................... 52
4.2. Tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở người bệnh đột quỵ não ........................... 53
4.3. Các yếu tố liên quan đến rối loạn ngôn ngữ ................................................. 56
4.4 Mức độ căng thẳng, lo âu, trầm cảm ............................................................. 59
4.5. Tình trạng nhận thức ................................................................................... 60
4.6. Sự hỗ trợ ..................................................................................................... 60
4.8 Hạn chế của nghiên cứu................................................................................ 62
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 63
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 65
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 72
Phụ lục 1: BẢN ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU .......................... 72
Phụ lục 2: PHIẾU KHẢO SÁT .......................................................................... 73
Phụ lục 3: TEST ART PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT ............................................ 75
Phụ lục 4: THANG ĐIỂM DASS-21 .................................................................. 79
Phụ lục 5: HỖ TRỢ XÃ HỘI ............................................................................. 82
Phụ lục 6: THANG ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI TÂM THẦN MMSE .............. 86
Phụ lục 7: MỘT SỐ KẾT QUẢ CỦA NGHIÊN CỨU ....................................... 89


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1

CSLT

Liệu pháp ngôn ngữ và ngơn ngữ tự quản lý được vi tính hóa

2

ĐQN

Đột quỵ não

3

PHCN

Phục hồi chức năng

4

RLNN Rối loạn ngôn ngữ

5

SGNT


Suy giảm nhận thức

6

tDCS

Kích thích dịng điện một chiều xun sọ

7

WHO

Tổ chức y tế thế giới

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học......................................................................... 37
Bảng 3.2 Thời gian nhập viện sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên ..................... 38
Bảng 3.3 Tiền sử đột quỵ của người bệnh .............................................................. 38
Bảng 3.4 Vị trí tổn thương não .............................................................................. 38
Bảng 3.5 Bệnh mãn tính kèm theo ......................................................................... 39
Bảng 3.6 Tình trạng rối loạn ngơn ngữ ở người bệnh đột quỵ ................................ 39
Bảng 3.7 Mức độ rối loạn ngôn ngữ ở người bệnh đột quỵ .................................... 39
Bảng 3.8 Thực hiện mệnh lệnh đơn giản ................................................................ 40
Bảng 3.9 Thực hiện mệnh lệnh phức tạp ................................................................ 40
Bảng 3.10 Nhắc lại từ và câu ................................................................................. 41
Bảng 3.11 Gọi tên vật ............................................................................................ 41
Bảng 3.12 Đánh giá sự lưu loát ngữ nghĩa của lời nói ............................................ 42

Bảng 3.13 Đọc thành tiếng .................................................................................... 43
Bảng 3.14 Viết ...................................................................................................... 43
Bảng 3.15 Hỗ trợ từ gia đình ................................................................................. 44
Bảng 3.16 Hỗ trợ xã hội ........................................................................................ 45
Bảng 3.17 Mức độ căng thẳng, lo âu, trầm cảm ..................................................... 47
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học vơi tình trạng rối loạn ngơn
ngữ ........................................................................................................................ 48
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa căng thẳng, lo âu, trầm cảm và sự hỗ trợ xã hội với
tình trạng RLNN.................................................................................................... 50
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa rối loạn ngôn ngữ với tình trạng nhận thức của người
bệnh ...................................................................................................................... 50

ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 3.1. Mức độ loạn vận ngôn ....................................................................... 42
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ người bệnh đột quỵ được đánh giá tình trạng ngôn ngữ ngay sau
khi vào viện ........................................................................................................... 44

x


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ não luôn là vấn đề thời sự của ngành y tế ở tất cả các quốc gia trên
thế giới vì tỉ lệ mắc, tỷ lệ tử vong và tàn phế cao, ảnh hưởng nhiều đến kinh tế, tâm
lý của gia đình và tồn xã hội. Ở Việt Nam, theo báo cáo của Hội phòng chống tai
biến mạch máu não hiện có khoảng 486.000 người đột quỵ não. Ước tính mỗi năm
có thêm 200.000 người mới mắc và 104.000 người tử vong.
Biểu hiện lâm sàng của đột quỵ não phong phú và đa dạng, gây nhiều rối loạn:

vận động, tri giác, nhận thức và tâm lý xã hội. Trong đó rối loạn ngơn ngữ là triệu
chứng hay gặp và thường để lại di chứng, chiếm tỷ lệ 21% - 38%. Rối loạn ngôn ngữ
là sự mất hoặc tổn hại về hiểu biết hoặc tạo ngơn ngữ nói hoặc viết hoặc cả 2 do một
tổn thương mắc phải của não bộ. Ngơn ngữ chính là phương tiện và công cụ giao tiếp
xã hội dùng để diễn tả suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, giao tiếp với mọi người xung
quanh. Rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ não làm ảnh hưởng đến ngơn ngữ nói và viết
dẫn đến hạn chế tham gia các hoạt động xã hội. Vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến tâm
lý, có thể gây ra những hậu quả xã hội tiêu cực đáng kể, có thể ảnh hưởng đến hạnh
phúc và chất lượng cuộc sống của người bệnh[34]. Có tới 40% bệnh nhân mất ngơn
ngữ phục hồi hồn tồn hoặc gần như hồn tồn trong vòng một năm sau đột quỵ
[50]. Tuy nhiên rối loạn ngôn ngữ là khiếm khuyết thường dễ bị bỏ qua nhất, chiếm
tỷ lệ rất cao, các nghiên cứu ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ đã chỉ ra rằng 32-50%
bệnh nhân vẫn phải chịu đựng sự rối loạn ngôn ngữ kéo dài đến 6 tháng hay lâu hơn
nữa sau đột quỵ [37],[39],[46]. Do đó phục hồi chức năng rối loạn ngôn ngữ sau đột
quỵ là hết sức cần thiết, địi hỏi một chương trình phục hồi chức năng chuyên sâu
[56].
Với Việt Nam cũng vậy đặc biệt là tại các Bệnh viện hiện nay chủ yếu là
điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân cịn nguồn nhân lực ngành phục hồi chức năng của
nước ta còn khá mới mẻ đặc biệt là nguồn nhân lực được đào tạo về phục hồi chức
năng ngơn ngữ[6]. Bên cạnh đó nghiên cứu tìm hiểu về đặc điểm rối loạn ngôn ngữ
ở bệnh nhân đột quỵ não còn chưa được quan tâm và nghiên cứu một cách chi tiết.

1


Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành: Nghiên cứu tình trạng rối loạn ngơn ngữ
và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đột quỵ não đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai
năm 2021 với các mục tiêu sau:

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mơ tả tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở bệnh nhân đột quỵ đang điều trị tại Bệnh
viện Bạch Mai năm 2021.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở bệnh nhân đột
quỵ tại bệnh viện Bạch Mai năm 2021.

2


Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Đại cương về đột quỵ não
1.1.1. Định nghĩa đột quỵ não
Đột quỵ não được định nghĩa như một “hội chứng thiếu sót chức năng não khu
trú hơn là lan tỏa, xảy ra đột ngột, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ, loại
trừ nguyên nhân sang chấn não[8].
1.1.2. Dịch tễ học đột quỵ não
Đột quỵ não luôn là nguyên nhân quan trọng gây tử vong và tàn tật phổ biến ở
mọi quốc gia trên thế giới, để lại gánh nặng lớn đối với gia đình và xã hội. Trên thế
giới, tỷ lệ mới phát hiện hằng năm của đột quỵ não là 200 trường hợp đối với 100.000
người Ở Hoa Kỳ ước tính có khoảng 6,5 triệu người bị đột quỵ não (trung bình cứ
40s là có một người bị đột quỵ não và cứ 3-4 phút là có một người tử vong vì tai biến
mạch máu não). Tài liệu dịch tễ học của tai biến mạch máu não tiến hành tại 35 bệnh
viện ở châu Á cho thấy: tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ não điều trị nội trú ở Trung Quốc là
40%, Ấn Độ 11%, Indonesia 8%, Thái Lan 6%, Philippin 10%, Việt Nam 7%,
Malaysia 2%. Tác giả Held và cộng sự nghiên cứu 218 trường hợp liệt nửa người
phải do tổn thương vùng bán cầu não trái có rối loạn ngôn ngữ trên 90%, bao gồm:
40% thất ngôn kiểu Broca, 36% thất ngơn kiểu Wernick, 24% thất ngơn tồn bộ. Ở
Trung Quốc, khoảng hơn 1/3 người bệnh đột quỵ não có rối loạn ngơn ngữ ở các mức
độ khác nhau [7].
Đột quỵ não (Tai biến mạch máu não) luôn là một thách thức của Y học, một
vấn đề thời sự cấp bách. Đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 sau

bệnh ung thư và tim mạch. Tỷ lệ mới mắc cao ở Hoa Kỳ 700- 750.000, tử vong
130.000. Số sống sót chỉ 10 % khỏi hồn toàn, 25% di chứng nhẹ,40% di chứng vừa
và nặng cần trợ giúp một phần hoặc hoàn toàn, là một gánh nặng kinh tế cho gia đình
và xã hội [8].Bên cạnh đó đột quỵ não là vấn đề mà tất cả các quốc gia trên tồn thế
giới quan tâm, vì đột quỵ não có tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong và tàn tật rất cao từ đó ảnh
hưởng nhiều đến kinh tế, tâm lý của gia đình nói riêng và toàn xã hội [4].

3


Ở các nước phát triển thì đột quỵ là nguyên nhân đứng thứ ba trong tổng số các
nguyên nhân gây tàn tật ở người trưởng thành [15]. Đột quỵ gây ra nhiều hậu quả và
gánh nặng toàn cầu 59,2 % và đặc biệt ở người cao tuổi ( 70 tuổi trở lên) thì 5,7% số
năm sống chung với tàn tật của họ có nguyên nhân từ đột quỵ. Trong tổng số những
bệnh nhân cịn sống sót sau đột quỵ thì 90% có di chứng nặng nề khó khơi phục được,
chỉ 5% đến 20% bệnh nhân phục hồi chức năng hoàn tồn[14, 24, 49]. Đột quỵ khơng
chỉ là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay mà còn là mối quan tâm sức
khỏe cộng đồng toàn cầu về tỷ lệ tử vong, tàn tật và nhu cầu về chi phí y tế và xã hội
[17, 23]. Hầu hết các gánh nặng tàn tật là ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập
trung bình (68,6% biến cố tai biến mạch não, 52,2% tai biến mạch não đang lưu hành,
70,9% trường hợp tử vong do tai biến mạch não, và 77,7% tàn tật) [30].
1.1.3. Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng đột quỵ não
Chẩn đoán dựa theo khai thác tiền sử.
Triệu chứng lâm sàng.
Chụp cắt lớp vi tính hoặc MRI [9].
1.1.4. Dấu hiệu và triệu chứng đột quỵ não
Yếu hoặc liệt nửa người một bên.
Mất hoặc rối loạn cảm giác của một bên nửa người.
Cơ nửa người co cứng hoặc mềm nhẽo ở giai đoạn đầu.
Rối loạn ngôn ngữ do hiểu kém hoặc diễn đạt kém.

Mất các cử động quen thuộc: chải đầu, mặc áo... vụng về, khó khăn.
Rối loạn về nói: nói ngọng, nói lắp hoặc nói to quá, nhanh quá...
Rối loạn về nuốt: nuốt nghẹn, uống sặc...[2].
1.2. Đại cương về rối loạn ngôn ngữ
1.2.1. Định nghĩa về ngôn ngữ
Theo hiệp hội ngôn ngữ - Giao tiếp- thính học Hoa Kì: Ngơn ngữ là khả năng
hiểu và sử dụng lời nói (nghe và nói), chữ viết (đọc và viết) và hệ thống các biểu
tượng giao tiếp khác như hệ thống dấu, kí hiệu. Các phương ngữ hay kiểu giao tiếp
khác nhau là các biến thể của một hệ thống biểu tượng được sử dụng bởi một cộng

4


đồng người cùng các yếu tố vùng miền xã hội, văn hóa và cùng dân tộc. Ngơn ngữ
diễn đạt (nói và viết). Một ngôn ngữ đầy đủ bao gồm năm lĩnh vực sau: ngữ âm học;
hình thái học; cú pháp; ngữ nghĩa.
Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp, được con người hay động vật sử dụng
để liên lạc hay giao tiếp với nhau, cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả
năng sử dụng một hệ thống như vậy. Là hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng bởi
một cộng đồng hoặc quốc gia cụ thể, cách thức hoặc phong cách của một đoạn văn
bản hoặc lời nói. Ngành khoa học nghiên cứu về ngơn ngữ được gọi là ngơn ngữ học.
Ước tính số lượng ngơn ngữ trên thế giới dao động khoảng từ 6000 đến 7000
loại khác nhau. Tuy nhiên, bất cứ ước lượng chính xác nào cũng đều phụ thuộc vào
sự phân biệt khá tùy ý giữa các ngơn ngữ chính và ngơn ngữ địa phương. Ngơn ngữ
tự nhiên được nói hoặc ghi lại, nhưng bất kỳ ngơn ngữ nào cũng có thể được mã
hóa thành phương tiện truyền thơng sử dụng các giác quan thính giác, thị giác, xúc
giác hoặc kích thích (ví dụ: văn bản, đồ họa, chữ nổi hoặc huýt sáo). Điều này là
do ngôn ngữ của con người độc lập với phương thức biểu đạt. Khi được sử dụng như
là 1 khái niệm chung, ngơn ngữ có thể nói đến các khả năng nhận thức để học hỏi và
sử dụng hệ thống thông tin liên lạc phức tạp hoặc để mô tả các bộ quy tắc tạo nên các

hệ thống này hay tập hợp các lời phát biểu có thể được tạo thành từ những quy tắc.
1.2.2. Định nghĩa rối loạn ngôn ngữ
Trong một thời gian dài rất nhiều nghiên cứu về lĩnh vực bệnh lý ngôn ngữ đã
được thực hiện, đưa ra các khái niệm khác nhau tùy theo góc độ nghiên cứu và chuyên
ngành của họ để nói về chứng rối loạn ngôn ngữ:
* Chậm ngôn ngữ (language delay)
* Rối loạn ngôn ngữ (language disorders)
* Rối loạn ngôn ngữ phát triển (development language disorder)
* Khiếm khuyết ngôn ngữ đơn thuần (specific language impairment)
* Khiếm khuyết ngôn ngữ hay khuyết tật ngôn ngữ (language impairment
or language disability).

5


Trong các nghiên cứu xuất bản trước năm 2017, tùy từng mục tiêu nghiên cứu,
tùy sự thống nhất trong từng quốc gia mà các tác giả sử dụng tên gọi khác nhau. Tuy
nhiên trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi thống nhất thuật ngữ rối loạn ngôn ngữ
như sau:
Rối loạn ngôn ngữ là một chứng suy giảm ngôn ngữ mắc phải sau tổn thương
não ảnh hưởng đến một số hoặc tất cả các phương thức ngôn ngữ: diễn đạt và hiểu
lời nói, đọc và viết [35].
1.2.3. Triệu chứng của rối loạn ngôn ngữ
Triệu chứng của rối loạn ngôn ngữ được nhận định và đánh giá trên nhiều
khía cạnh khác nhau bởi các chuyên gia y tế nhiều kinh nghiệm. Qua đó, các triệu
chứng này sẽ giúp xác định vị trí và nguyên nhân gây ra tổn thương và thường đi kèm
với các triệu chứng của đột quỵ .Thông thường, các triệu chứng được tiếp cận theo
các phân loại của rối loạn ngôn ngữ trên ba khả năng là thông hiểu, diễn đạt lưu lốt
và lặp lại. Có các hội chứng rối loạn ngôn ngữ như sau:
* Dấu hiệu thông hiểu cịn tốt nhưng lại giảm lưu lốt và giảm khả năng lặp

lại. Thường đi kèm với yếu liệt và mất cảm giác nửa người bên phải.
* Vẫn có khả năng thông hiểu tốt và lặp lại tốt nhưng không diễn tả ngơn ngữ
lưu lốt được. Biểu hiện điển hình là bệnh nhân thay đổi cách phát âm và giai điệu
lời nói trở nên lộn xộn.
* Lời nói vẫn giữ được tính lưu lốt tốt, lặp lại tốt trong khi thơng hiểu lại
giảm. Cụ thể là người bệnh vẫn có thể nói ra những câu dài rõ ràng, đúng ngữ pháp,
trôi chảy nhưng lại không tương xứng với câu hỏi.
* Người bệnh vừa mắc phải giảm lưu loát và giảm thơng hiểu trong khi khả
năng lặp lại vẫn cịn tốt. Cụ thể là bệnh nhân chỉ nói được những lời tự phát, các câu
ngắn là có khuynh hướng lặp đi lại lại như cũ khi được đặt câu hỏi.
* Người bệnh vẫn tự thể hiện bằng lời nói lưu lốt với các câu nói dài, trơn
tru, đúng ngữ pháp; cách phát âm và nhịp điệu lời nói vẫn bình thường. Tuy nhiên,
khả năng nghe hiểu và làm đúng yêu cầu hay trả lời đúng câu hỏi lại kém.

6


* Chỉ gây khiếm khuyết khả năng lặp lại trong khi khả năng thơng hiểu và
lưu lốt vẫn cịn tốt. Theo đó, bệnh nhân vẫn trả lời đúng các câu hỏi bằng những câu
nói dài, lưu lốt. Tuy nhiên, khi yêu cầu bệnh nhân lặp lại một câu nói hay kể lại câu
chuyện, đọc chữ thành tiếng thì lời nói lại trở nên lộn xộn và có hiện tượng thay thế
chữ.
* Thể nặng nề nhất trong các phân loại rối loạn ngôn ngữ. Người bệnh bị mất
tất cả các chức năng nói một cách trầm trọng, bao gồm cả chức năng ngôn ngữ vận
động và ngôn ngữ cảm giác.
1.2.4. Phân loại rối loạn ngôn ngữ và tỷ lệ rối loạn ngôn ngữ.
Dựa vào đặc điểm của các triệu chứng mà ta có các hội chứng mà từ đó phân
ra các thể rối loạn ngôn ngữ sau:
* Chứng rối loạn ngôn ngữ của Broca
Chứng rối loạn ngơn ngữ của Broca cịn được gọi là chứng rối loạn ngôn ngữ

vận động. Loại rối loạn ngơn ngữ này có đặc điểm là nói khơng trơi chảy, người bệnh
khó khăn trong việc sản xuất giọng nói, với sự phát âm kém, người bệnh chỉ phát âm
được những câu ngắn gọn chỉ vài từ. Các hậu tố ngữ pháp thường không được sử
dụng trong các từ, động từ và tính từ, trong khi việc sử dụng danh từ vẫn còn tương
đối tốt. Diễn đạt bằng giọng nói khơng ổn định vì suy giảm nhịp điệu, giai điệu và
đôi khi là diễn đạt căng thẳng. Tuy nhiên, hiểu biết về các cấu trúc ngữ pháp phức tạp
và các từ ngữ nối tiếp thường bị suy giảm. Khó khăn thường được thấy rõ nhất là sự
hiểu biết về chức năng từ và động từ bị giảm sút. Các từ quan hệ cũng khó hiểu, chẳng
hạn như trên / dưới, lớn hơn / nhỏ hơn và những câu thể hiện quan hệ giao tiếp như
"Chị của mẹ". Độ lặp lại kém, đặc biệt người bệnh khó khăn trong việc lặp lại các
câu phức tạp. Bệnh nhân đơn giản hóa ngữ pháp trong một câu. Người bệnh cũng cho
thấy sự biến dạng âm sắc, bỏ sót một số âm sắc và từ. Đặt tên bị suy giảm, thay vì
hiển thị các đối tượng được đặt tên, được duy trì. Người bệnh khó khăn khi đặt tên
các đối tượng thường là kết quả của việc rối loạn ngơn ngữ nói một cách rõ ràng mà
không phải do mất kiến thức về từ vựng. Một số bệnh nhân có thể kết hợp các rối
loạn về ngữ pháp và từ vựng. Hầu hết các bệnh nhân không thể để đọc to hoặc hiểu

7


văn bản họ đọc. Ngơn ngữ viết cũng có dấu hiệu rối loạn được thể hiện bằng cách
viết lớn, viết không phù hợp chữ cái, với mô tả văn học. Phần lớn bệnh nhân bị chứng
rối loạn ngôn ngữ Broca có một số triệu chứng thần kinh khác như liệt nửa người bên
phải, giảm hoặc mất vận động thần kinh của cánh tay trái và chứng rối loạn tiêu hóa.
* Chứng rối loạn ngôn ngữ của Wernicke
Từ đồng nghĩa được sử dụng thường xuyên nhất cho Wernicke aphasia: là
chứng rối loạn ngôn ngữ cảm giác, và một số tên khác là cũng được sử dụng, ví dụ,
rối loạn ngơn ngữ mất trí nhớ âm thanh, mất ngơn ngữ tiếp thu. Chứng rối loạn ngôn
ngữ này được đặc trưng bởi khả năng phát âm dễ dàng, và do đó được phân loại là
chứng rối loạn ngôn ngữ trôi chảy với giọng nói bình thường hoặc đơi khi cao hơn

bình thường. Một số bệnh nhân bị lo lắng đến nỗi họ chỉ có thể dừng lại khi người
đối thoại có phản ứng rõ ràng. Một người mắc chứng mất ngôn ngữ này sẽ suy giảm
khả năng hiểu người đối thoại và khả năng lặp. Nói lặp lại nói chung bị suy giảm theo
tỷ lệ thuận với mức độ suy giảm thính giác. Mức độ cao nhất của hội chứng này người
đối thoại hồn tồn khơng thể hiểu được lời nói; bệnh nhân cũng khơng hiểu những
gì anh ấy nói cũng như khơng hiểu được những gì người đối thoại nói. Chứng rối loạn
ngôn ngữ này đối lập với chứng rối loạn ngôn ngữ vận động khi người đối thoại có
ấn tượng rằng bệnh nhân hiểu anh ta, nhưng khơng thể nói chính xác hoặc trả lời câu
hỏi đúng. Giao tiếp của một người bị rối loạn ngơn ngữ Wernicke có thể được so sánh
với một người ở nước ngồi anh ta khơng hiểu hoặc khơng nói được ngơn ngữ của
chúng ta.
* Chứng rối loạn ngôn ngữ dẫn truyền
Chứng rối loạn ngôn ngữ dẫn truyền cịn được gọi là chứng rối loạn ngơn
ngữ vận động hướng tâm, chứng rối loạn ngôn ngữ trung tâm. Đây là một thể tương
đối hiếm của rối loạn ngơn ngữ, chiếm 5% -10% các trường hợp. Nó đặc trưng bởi
người bệnh dễ dàng tạo ra lời nói. Người bệnh có khả năng hiểu về người đối thoại
tương đối tốt, đọc hiểu văn bản, nhưng sự lặp lại bị suy giảm đáng kể.
* Chứng rối loạn ngơn ngữ tồn bộ

8


Đây là chứng rối loạn ngôn ngữ thường hay gặp trên lâm sàng, chiếm
10% -40% các trường hợp. Nó là tình trạng người bệnh mất hồn tồn các chức năng
ngơn ngữ. Chứng rối loạn ngơn ngữ tồn bộ là thể nghiêm trọng nhất của rối loạn
ngôn ngữ. Tất cả các khía cạnh của giọng nói đều bị khiếm khuyết, và bệnh nhân
thường chỉ có thể phát âm một vài từ. Lời nói tự phát và khó khăn, hiểu người đối
thoại kém, lặp lại kém hoặc hồn tồn khơng lặp lại được; bệnh nhân không thể đặt
tên các đối tượng hay đọc hoặc viết. Rối loạn ngơn ngữ tồn bộ thường đi kèm với
liệt nửa người bên phải hoặc liệt nửa người.

* Chứng rối loạn ngôn ngữ vận động xuyên vỏ
Chứng rối loạn ngôn ngữ động xuyên vỏ là chứng rối loạn ngôn ngữ xảy
ra do tổn thương bán cầu ưu thế bên ngồi vùng nói hoặc khe nứt sylvian, được đặc
trưng bởi khả năng lặp lại được bảo tồn tương đối tốt. Tất cả rối loạn ngôn ngữ do
tổn thương bên ngoài khe nứt sylvian được gọi là xuyên vỏ. Chúng thường xảy ra do
suy mạch máu hoặc nhồi máu ở rìa vùng giữa động mạch não giữa, trước và sau của
bán cầu não trái. Nó cũng có thể xảy ra như hậu quả của khối u, xuất huyết, nhiễm
trùng, và trong bệnh Alzheimer [43].
* Tỷ lệ rối loạn ngôn ngữ.
Có nhiều nghiên cứu đã đươc thực hiện nhằm xác định tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ
có rối loạn ngơn ngữ đã được thực hiện tuy nhiên tùy từng địa điểm nghiên cứu và
mẫu nghiên cứu mà cho ra các kết quả khác nhau.Có nghiên cứu chỉ ra rằng rối loạn
ngôn ngữ xảy ra trong 20–38% các trường hợp ngay sau đột quỵ[58] . Rối loạn ngôn
ngữ ảnh hưởng đến 38% bệnh nhân đột quỵ cấp tính [12]. Bên cạnh đó trên bệnh nhân
đột quỵ khơng chỉ đơn thuần có rối loạn ngơn ngữ mà rất nhiều bệnh nhân cịn có rối
loạn về vận động kèm theo. Và điển hình là những người bệnh bị chứng rối loạn ngôn
ngữ của Broca có 80% khả năng cũng bị liệt nửa người [15].
Một nghiên cứu được thực hiện với cỡ mẫu là 545 bệnh nhân đột quỵ được
đánh giá trong vòng 7 ngày kể từ ngày đột quỵ. Kết quả 24% bệnh nhân bị rối loạn
ngơn ngữ và 28% khơng thể nói được. Sau 3 tuần, khi hơn 90% số bệnh nhân còn
sống được kiểm tra, 20% số người được kiểm tra mắc chứng rối loạn ngôn ngữ. Ở

9


thời điểm 6 tháng sau đột quỵ, chỉ 12% số người bệnh sống sót bị rối loạn ngơn ngữ.
Tuy nhiên 44% bệnh nhân và 57% người chăm sóc cho rằng giọng nói của người
bệnh khơng bình thường. Nghiên cứu cho thấy vai trị của việc xác định tình trạng rối
loạn ngơn ngữ là rất quan trọng qua đó để có kế hạch can thiệp kịp thời nhằm nâng
cao hiệu quả của phục hồi chức năng ngôn ngữ [58].

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng rối loạn ngôn ngữ xảy ra ở 21–38% tổng số
bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Bệnh nhân đột quỵ kèm theo rối loạn ngơn
ngữ có tỷ lệ tử vong cao gấp đơi so với bệnh nhân không rối loạn ngôn ngữ. Cơ hội
lấy lại cuộc sống tự chủ không phụ thuộc vào người chăm sóc cũng ảnh hưởng khi
mắc chứng rối loạn ngơn ngữ. Tuy nhiên, có đến 40% bệnh nhân rối loạn ngôn ngữ
đạt được sự phục hồi đáng kể trong chức năng nói của họ [28]. Nghiên cứu được thực
hiện trên 936 bệnh nhân đột quỵ cấp tính nhập viện Đại học Khoa Thần kinh, Trung
tâm Lâm sàng Đại học Tuzla, trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007
đến ngày 31 tháng 12 năm 2008. Trong số 936 bệnh nhân nghiên cứu, rối loạn ngôn
ngữ đã được xác minh khi nhập viện là 771( 82.37%) bệnh nhân. Rối loạn nhịp tim
có ở 540 bệnh nhân (57,69%) và rối loạn ngơn ngữ ở 231 bệnh nhân (24,67%). Ở
nhóm rối loạn ngôn ngữ, 70,04% rối loạn ngôn ngữ và 29,96% bệnh nhân mất ngơn
ngữ. Trong thời gian nằm viện có 51 bệnh nhân tử vong, con số này cao hơn ở nhóm
rối loạn ngơn ngữ (P = 0,004). Khi xuất viện, tình trạng rối loạn ngơn ngữ vẫn tồn tại
ở 671bệnh nhân (75,81%), và các dạng mất ngôn ngữ khác nhau ở 203 (30,25%)
trong số 885 bệnh nhân còn sống. Trong số những bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ
khi nhập viện và xuất viện, chứng rối loạn ngôn ngữ tồn cầu là phổ biến nhất, sau
đó là chứng rối loạn ngôn ngữ vận động (chứng rối loạn ngôn ngữ của Broca) và
chứng loạn ngôn ngữ danh nghĩa. Mặc dù tỷ lệ bệnh nhân rối loạn ngôn ngữ khi xuất
viện thấp hơn nhưng sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê. Khi nhập viện, 82,37%
bệnh nhân được coi là có rối loạn ngơn ngữ, rối loạn vận động là phổ biến nhất [57].
Một nghiên cứu độc lập trên 49 bệnh nhân mắc chứng rối loạn ngôn ngữ
Wernicke do đột quỵ. Chứng rối loạn ngôn ngữ của họ được phân loại dựa trên cơ sở
kiểm tra tâm lý thần kinh tồn diện. Chứng rối loạn ngơn ngữ của Wernicke phổ biến

10


hơn ở bệnh nhân lớn tuổi và nam giới. Nhồi máu não ở 38 bệnh nhân (78%) và xuất
huyết não ở bảy người (14%); bốn bệnh nhân còn lại (8%) phát triển chứng mất ngôn

ngữ sau khi phẫu thuật xuất huyết dưới nhện do phình động mạch. Các biến cố tắc
mạch là căn nguyên phổ biến nhất của chứng rối loạn ngôn ngữ Wernicke ở 38 bệnh
nhân nhồi máu não, với 40% tắc mạch tim và xơ vữa mạch lớn từ nguồn động mạch
cảnh là 16%. Ở những bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ Wernicke thứ phát sau nhồi
máu, cần tìm nguồn thuyên tắc [38].
Liên quan đến loại rối loạn ngơn ngữ, chứng rối loạn ngơn ngữ tồn cầu là
thường xuyên nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của
việc xác định sớm tình trạng rối loạn ngơn ngữ và việc đưa ra một liệu pháp ngôn
ngữ trong việc phục hồi chức năng sớm cho bệnh nhân sau đột quỵ; nó nên được bắt
đầu trong thời gian họ nằm viện và tiếp tục trong thời gian dài. Trong số những bệnh
nhân bị rối loạn ngôn ngữ khi nhập viện và xuất viện, chứng rối loạn ngơn ngữ tồn
cầu là phổ biến nhất, sau đó là chứng rối loạn ngơn ngữ vận động (chứng rối loạn
ngôn ngữ của Broca) và chứng rối loạn ngôn ngữ danh nghĩa. Mặc dù tỷ lệ bệnh nhân
rối loạn ngôn ngữ khi xuất viện thấp hơn, nhưng sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống
kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của liệu pháp ngôn
ngữ trong việc phục hồi chức năng sớm cho bệnh nhân sau đột quỵ; nó nên được bắt
đầu trong thời gian họ nằm viện và tiếp tục trong thời gian dài [57].
Từ trên cho thấy mỗi nghiên cứu được thực hiện tại mỗi thời điểm khác nhau
và đặc biệt là ở các khu vực địa lý khác nhau cho thấy tỷ lệ rối loạn ngôn ngữ trên
bệnh nhân cũng rất khác nhau đặt ra câu hỏi cho nghiên cứu vậy thực trạng rối loạn
ngôn ngữ trên bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam có gì khác so với các quốc gia khác
hay không.
1.2.5. Hậu quả của rối loạn ngôn ngữ
Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp của con người cho nên khi rối loạn ngôn ngữ
sẽ gây ra một số hậu quả tùy thuộc vào mức độ và thể rối loạn ngôn ngữ mà dẫn đến
các hậu quả khác nhau:

11



Một trong những nhu cầu cơ bản của con người là nhu cầu giao tiếp xã hội
chính và vậy mà khi người bệnh bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gây cản trở rất lớn đến đời
sống xã hội của họ [31]. Rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng tiêu cực đến sự tham gia xã
hội không chỉ trong thời gian ngắn mà nó có thể ảnh hưởng lâu dài do việc phục hồi
chức năng ngơn ngữ địi hỏi khoảng thời gian kéo dài [25]. Người bệnh hạn chế về
mặt ngôn ngữ cũng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống và có thể liên quan đến tình
trạng thất nghiệp do các nhà tuyển dụng có xu hướng lựa chọn những người khơng
có khiếm khuyết vào làm việc dẫn tới tình trạng thất nghiệp và cơ lập xã hội. Đối với
những người có rối loạn ngôn ngữ, điều cần thiết là phục hồi và tự chủ trong cuộc
sống sinh hoạt hàng ngày, cả trong cơng việc và với gia đình và bạn bè [36].
Vai trị của gia đình rất quan trọng trong việc làm giảm tình trạng rối loạn
ngơn ngữ. Khi người bệnh bị đột quỵ bản thân họ không chỉ đơn thuần rối loạn ngơn
ngữ mà cịn rất nhiều các rối loạn kèm theo như: rối loạn vận động, rối loạn
nuốt….cho nên tâm lý người bệnh sẽ mặc cảm, tự ti, nghĩ mình trở thành gánh nặng
cho gia đình và xã hội. Từ nguyên nhân trên dẫn đến người bệnh hạn chế giao tiếp
với mọi người xung quanh và rất dễ dẫn đến trầm cảm. Do đó sự hịa nhập trong gia
đình và hoạt động sản xuất đã làm giảm đáng kể tỷ lệ ở nhóm người bệnh có rối loạn
ngơn ngữ và làm giảm nguy cơ bị trầm cảm hay gặp nhất là thể nhẹ và vừa ở người
bệnh rối loạn ngơn ngữ do trầm cảm có liên quan nhiều đến việc giảm hòa nhập cộng
đồng [18, 41]. Tỷ lệ trầm cảm sau khi mất ngơn ngữ được ước tính là 62% đến 70%
và cao hơn ở những người sống sót sau đột quỵ không bị mất ngôn ngữ [ 9 ].
Chứng rối loạn ngôn ngữ nếu không được xác định sớm và có liệu trình can
thiệp phù hợp thì thường dẫn đến tàn tật và khuyết tật đáng kể. Việc phục hồi chức
năng cho người bệnh sao cho người bệnh có thể tự chăm sóc là một thách thức lớn
với ngành y tế. Sự phục hồi sau chứng rối loạn ngơn ngữ thường rất chậm và rất khó
khăn để người bệnh có thể hồi phục hồn tồn chức năng ngơn ngữ [21].
Bên cạnh các hậu quả trên thì những người bị chứng rối loạn ngơn ngữ cho
biết họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần. Trong khi đó
khoảng 1/3 số người sau đột quỵ gặp các vẫn đề về tâm lý như trầm cảm trong năm


12


năm đầu sau đột quỵ. Riêng người bệnh có rối loạn ngơn ngữ sau đột quỵ thì tỷ lệ
trầm cảm xấp xỉ 60% sau một năm đột quỵ. Người bị rối loạn ngơn ngữ dường như
có ngưỡng chịu đựng tâm lý thấp hơn những người sống sót sau đột quỵ và khơng có
rối loạn ngơn ngữ [20].
Tóm lại, chứng rối loạn ngơn ngữ có thể gây ra những hậu quả xã hội tiêu cực
đáng kể, có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc và chất lượng cuộc sống của người bệnh
[34]. Các chương trình can thiệp hoặc các nhóm hỗ trợ có thể đáp ứng nhu cầu của
họ vì họ bị khuyết tật giao tiếp trong khi thực tế việc phục hồi chức năng cho bệnh
nhân đột quỵ đa phần mới được chú trọng và quan tâm tới phục hồi chức năng vận
động cịn xác định tình trạng rối loạn ngơn ngữ và phục hồi chức năng ngơn ngữ hiện
nay cịn rất mới mẻ nhất là tại Việt Nam [61].
1.2.6. Bộ công cụ đánh giá rối loạn ngôn ngữ

Tại Việt Nam, đa số các Trung tâm phục hồi chức năng chỉ chú trọng nhiều
đến phục hồi chức năng vận động, cảm giác mà chưa quan tâm lượng giá phát hiện
rối loạn ngôn ngữ trên người bệnh đột quỵ. Những nghiên cứu về ngôn ngữ trên
phương diện văn học, giáo dục học đã được tiến hành nhiều, tuy nhiên những
nghiên cứu về ngơn ngữ bệnh lý cịn rất ít. Năm 2005 Hồng Diệp lần đầu nghiên
cứu ứng dụng thang điểm BDAE là nghiên cứu đầu tiên về một thang điểm áp
dụng trong đánh giá rối loạn ngôn ngữ trên người bệnh đột quỵ [3]. Bộ câu hỏi
gồm 5 phần:
Phần 1: Hội thoại và thể hiện bằng lời nói.
 Gồm 6 nội dung được đánh giá theo thang Likert 6 từ 1-7điểm.
Phần 2: Trắc nghiệm hiểu lời nói.
 Hiểu được từ đơn.
 Hiểu tên các bộ phận cơ thể.
 Hiểu và làm theo mệnh lệnh.

Phần 3: Trắc nghiệm thể hiện bằng lời nói.
 Cử động miệng.

13


 Nói chuỗi tự động.
 Nhắc lại từ/phát ngơn.
Phần 4: Trắc nghiệm định danh.
 Định danh bằng cách trả lời câu hỏi.
 Định danh hình vẽ.
Phần 5: Trắc nghiệm hiểu đọc.
 Trắc nghiệm hiểu đọc.
 Đọc từ đơn.
 Nhớ mặt chữ.
 Chọn từ khi nghe nói.
Phần 6: Trắc nghiệm viết:
 Viết tự do về bản thân.
 Nghe viết chính tả.
Phương pháp đánh giá: Thang điểm đánh giá mức độ rối loạn của từng
phần riêng biệt theo 6 mức độ (0;1;2;3;4;5). Để sử dụng được thang điểm này, đòi
hỏi người đánh giá phải có chun mơn về ngơn ngữ, khó áp dụng được ở những
tuyến y tế chưa có chuyên gia về phục hồi chức năng ngôn ngữ. Thang đo cần có
khoảng thời gian 30 phút để đánh giá hết các nội dung của thang đo 1 cách tỷ mỉ
và chính xác.
Năm 2013 C.Azuar và A.Leger là hai nhà thần kinh học đã thiết kế ra bộ
câu hỏi Aphasia Rapid Test. Năm 2020, Hồng Bích Thủy đã tiến hành nghiên
cứu dịch và chuẩn hóa bộ cơng cụ Aphasia Rapid Test sang tiếng Việt, thang điểm
khơng địi hỏi người đánh giá có chuyên môn sâu và ngôn ngữ đơn giản, dễ thực
hiện [5].

Bài kiểm tra Aphasia Rapid Test (ART ): được thiết kế để định lượng mức
độ nghiêm trọng của chứng rối loạn ngơn ngữ ở bệnh nhân đột quỵ cấp tính bằng
cách đánh giá: khả năng hiểu, lặp lại, gọi tên và lưu lốt lời nói, bốn thành phần chính
này bao gồm các nội dung sau:
14


×