Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Ôn tập pháp 3Sinh viên NLU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.51 KB, 27 trang )

Made by Students of FFL at NLU at HCMC

ÔN TẬP PHÁP 3
Note: Để bổ trợ thêm kiến thức nếu cần thiết thì người đọc có thể vào trang
từ điển Collins và chọn mục tiếng Pháp. Ngoài ra người đọc cũng có thể
vào trang từ điển Cambridge và chọn dấu 3 chấm kế phần tìm kiếm và chọn
chức năng song ngữ Anh-Pháp để tra từ, phát âm và giống của từ. Với chia
động từ thì có thể vào trang lefigaro.fr.
Links: /> /> />* Lưu ý: Cần có kiến thức của mơn Pháp 2 trước khi xem file này
1. Kiến thức chung (Connaissances Générales)
a. Ôn lại các mạo từ (La Revue sur les Articles)
• Ý nghĩa của các mạo từ
- Tiếng Pháp có 7 mạo từ mà ai cũng có thể bắt gặp: un, une, des, le, la, l’, les. Các mạo từ
này có thể được chia thành 3 nhóm để dễ hình dung:
 Nhóm số ít chưa xác định (un, une)
 Nhóm số ít xác định (le, la, l’)
 Nhóm số nhiều (des, les)
Các mạo từ này có nghĩa tương đương với các mạo từ a/an/the trong tiếng Anh.
- Về cách dùng các mạo từ này thì ta sẽ xét đối tượng đang được nói đến là giống đực hay
giống cái và là số ít hay số nhiều. Các mạo từ chia thành các trường hợp sử dụng sau:
 un và le được dùng cho danh từ số ít giống đực.
 une và la được dùng cho dành từ số ít giống cái.
 l’ là viết tắt của le/la và chỉ xuất hiện khi danh từ số ít theo sau nó bắt đầu bằng
nguyên âm hay h (âm câm).
 des là mạo từ số nhiều cho un/une và nó khơng phân biệt giống của danh từ số nhiều
theo sau nó.
 les là mạo từ số nhiều cho le/la/l’ và nó khơng phân biệt giống của danh từ số nhiều
theo sau nó.
• Các thay đổi xảy ra khi mạo từ đi với de và à
- Khi đi với de hay à thì một số mạo từ sẽ xảy ra thay đổi về mặt chữ nhưng ý nghĩa vẫn
khơng đổi. Các mạo từ có thể xảy ra thay đổi gồm những mạo từ sau:


 de+le→du
 à+le→au
1


Made by Students of FFL at NLU at HCMC
 de+les→des
 à+les→aux
* Đặc biệt cần chú ý là de l’ sẽ không biến đổi thành du cho dù l’ đi với danh từ giống đực
(nghĩa là viết tắt cho le) vì nếu biến đổi thì sẽ xảy ra việc 2 nguyên âm chạm nhau (i.e. /y/
trong du đi với nguyên âm đầu của danh từ), gây khó khăn cho việc đọc từ đó. Điều này cũng
xảy ra tương tự với à l’.
• Mạo từ trong câu khẳng định
- Các mạo từ trong câu thường có cách dùng và vị trí đứng trong câu tương đương với các
mạo từ a/an/the trong tiếng Anh. Khi trong câu xuất hiện de hay à đứng ngay trước mạo từ
thì các mạo từ phù hợp sẽ biến đối (e.g. de+le→du; à+le→au).
• Mạo từ trong câu phủ định
- Thông thường, cũng giống như ở câu khẳng định, các mạo từ sẽ được dùng trong câu giống
như các mạo từ a/an/the trong tiếng Anh. Tuy nhiên, khi trong câu phủ định, động từ liên kết
với thành phần túc từ qua de thì các mạo từ sẽ được lượt bỏ.
Ex: Je mange du poisson→Je ne mange pas de poisson
b. Các từ và cụm từ thay thế cho vật thể/con người, thời điểm và nơi chốn (Les Mots
et Phrases Remplaҫant des Objets/Personnes, des Moments et des Lieux)
• Thay thế cho vật thể/con người
Ce: như đã quen trong mẫu c’est+N/ce sont+N hay est-ce que, ce tương đương với this/that
trong tiếng Anh. Trong câu ce chỉ có thể đóng vai trị chủ ngữ chứ khơng thể đóng vai trị
túc từ.
 Ex: Ce sont mes amis: These are my friends
Ce que je vois est jolie: What I’m seeing is pretty
Ҫa: đây là 1 từ hay được dùng khi muốn tránh lặp lại đối tượng đã nhắc đến. Tuy nhiên ҫa

chỉ có thể thay thế cho vật thể số ít, nó khơng thể thay thế cho con người hay đối tượng số
nhiều. Ҫa mang nghĩa tương tự như it/this/that trong tiếng Anh. Từ này sẽ được giải thích
rõ hơn ở phần dưới.
 Ex: Le chocolat, j’aime ҫa: I like chocolate
Allons-y, tu vas aimer beaucoup ҫa: Let’s go, you’ll like it a lot
Ҫa ne te regarde pas: It doesn’t concern you
Ceci: từ này có thể xem là gần nghĩa với ce, nhưng không thể được dùng hồn tồn như ce.
Lý do là vì có -ci ở sau biểu thị vật thể hay người hiện diện ngay tại địa điểm nói (tương tự
here trong tiếng Anh). Ceci thường chỉ dùng với đối tượng số ít. Đặc biệt mạo từ này có thể
nói về đối tượng khơng được biết từ trước, khác với nhiều mạo từ khác.
 Ex: Lisez ceci: Read this
2


Made by Students of FFL at NLU at HCMC
Prends ceci: Take this
Cela: từ này cũng mang nghĩa tương tự như it/this/that trong tiếng Anh. Nói đơn giản là cela
có thể được xem là đồng nghĩa với ҫa. Tuy nhiên, cela không được dùng nhiều trong văn
giao tiếp hàng ngày như ҫa nên cela không thông dụng với nhiều người.
Celui/Ceux/Celle/Celles: từ này mang nghĩa the one(s) trong tiếng Anh, nghĩa là nó có thể
được dùng để nói một đối tượng như thế nào đó, khơng nhất thiết phải là “cái này, cái kia”
như các mạo từ khác. Đây là một từ thay đổi theo giống và số lượng của đối tượng, trong đó
celui và ceux lần lượt là dùng cho giống đực ở số ít và số nhiều; celle và celles lần lượt là
dùng cho giống cái ở số ít và số nhiều. Cũng như the one(s) trong tiếng Anh, từ này cần phải
theo mẫu giải thích đối tượng như thế nào đó (đi chung với de hay mệnh đề quan hệ). Đặc
biệt ta có thể ghép -ci (here) hay -là (there) để biểu thị là vật thể ở gần hay ở xa đối tượng
đang nói.
 Ex: Mon vélo et celui de Marco sont bien: My bike and that of Marco are good
Prends celles que tu préfères: Take the ones you like
On: như đã được giới thiệu từ Pháp 1, on được dùng để thay thế cho il/elle/nous. Về bản chất,

on được dùng rất phổ biến trong văn giao tiếp nên nghĩa của on không chỉ giới hạn ở các đối
tượng đã nêu, mà nó có thể là một ai đó khơng cần xác định. Để dễ hiểu thì ta sẽ đưa về theo
như tiếng Việt là “người ta” hay “nó”, nghĩa là vừa có thể chỉ một người khác, chúng ta,
họ, hay là một đối tượng khơng biết. Vì mang nghĩa “người ta” hay “nó”, nghĩa là đối tượng
khơng xác định về số lượng và giới tính, on sẽ được chia như khi dùng với il/elle (hay tùy ý
muốn có thể xem như nous). Một điểm nổi bật của on là nó có thể được đưa vào câu để
tránh việc phải dùng cấu trúc bị động, vì on mang nghĩa “người ta” hay “nó” và ta sẽ hiểu là
đối tượng trong câu được ai đó kêu làm gì đó.
 Ex: On m’a dit que tu la aimes: I was told that you like her
• Thay thế cho thời điểm
Plus tard: từ này mang nghĩa later trong tiếng Anh, được dùng để diễn tả sự kiện sẽ xảy ra
sau khi người nói phát biểu. Thực chất từ này chỉ phát triển từ tard (late) khi thêm plus để
biểu thị sự bồi thêm. Khi là trạng từ thì từ này có thể có nhiều nghĩa tùy ngữ cảnh, nhưng
thường nghĩa chung của từ này là later.
 Ex: À plus tard: See you later
Je peux venir plus tard: I may come later
Parlons-en plus tard: Let’s talk about this later
J’y suis arrivé tard: I got there late
Plus tôt: ngược lại với plus tard, từ này mang nghĩa earlier trong tiếng Anh. Cũng như
phân tích ở trên, từ này xuất phát từ tôt (early).
 Ex: Allons à l’université tôt: Let’s go to school early
3


Made by Students of FFL at NLU at HCMC
Il retourne plus tôt que généralement: He returns earlier than usual
Tu étais l’enfant que j’ai vu plus tôt aujourd’hui: You were the kid I saw earlier
today
Alors: alors xuất hiện khi ta nói về 1 mốc thời gian trong quá khứ hay tương lai. Từ này
mang nghĩa then/at that time trong tiếng Anh.

 Ex: Je te vais voir alors: I’ll see you then
Qu’est-ce que tu faisais alors: What were you doing at that time?
Maintenant/en ce moment: cả 2 từ này đều mang nghĩa now trong tiếng Anh, nghĩa là thời
điểm hiện tại.
 Ex: Qu’est-ce que tu fais en ce moment: What do you do now
Nous le faisons maintenant: We’re doing it now
À ce moment-là: gần giống như en ce moment hay alors, đây mang nghĩa chính xác là at/by
that time/moment trong tiếng Anh, với hậu tố -là theo sau biểu thị sự xa vời của mốc thời
gian đó.
 Ex: Qu’est-ce que tu veux faire à ce moment-là: What do you wanna do at/by that
time?
À ce moment-là, j’ai décidé de mon chemin: At that moment, I decide on my path
• Thay thế cho nơi chốn
Y: như đã được giới thiệu từ Pháp 1, y thay thế cho nơi một đối tượng sẽ đi đến hay tại nơi
diễn ra hành động (il y a). Y có nghĩa như there trong tiếng Anh và trong câu có vị trí đứng
trước động từ
 Ex: J’y vais en bus: I’m going there by bus
Il y a un chat dans la chambre: There’s a cat in the room
Là: về nghĩa thì từ này có nghĩa như y, nhưng trong câu thì là có vị trí như there trong tiếng
Anh. Khi là đi trước mệnh đề quan hệ từ que thì sẽ được hiểu là there that…, nghĩa là where.
Khi là đi sau giới từ par thì sẽ được hiểu là through there, nghĩa là that way.
 Ex: HCM ville, c’est là que je suis né: HCMC is where I’m born
Il a passé par là: He went that way
Elle était là, devant moi: She was there, in front of me
Ici: trái ngược với là, ici mang nghĩa here trong tiếng Anh. Khi ici đi sau giới từ par thì sẽ
được hiểu là through here, nghĩa là over here.
 Ex: Écrit ton nom ici: Write your name here

4



Made by Students of FFL at NLU at HCMC
Venez ici: Come here
Ils n’habitent pas ici: They don’t live here
c. Tìm hiểu thêm về các loại động từ và cách áp dụng chúng (Savoir Plus sur les
Types de Verbes et Leurs Applications)
- Cũng như tiếng Anh, hay là tiếng Việt, hay nhiều ngôn ngữ khác, các động từ trong tiếng
Pháp cũng được chia thành các loại động từ khác nhau. Ở Pháp 1 và Pháp 2 ta đã tìm hiểu về
cách chia động từ và cách đặt câu cũng như cấu trúc câu, nhưng chưa tìm hiểu kỹ về bản chất
quan hệ thành phần trong câu của chúng. Trong phần này vấn đề về các loại động từ sẽ được
làm rõ qua việc giải thích thêm những ngữ pháp và cấu trúc đã biết ở Pháp 1 và Pháp 2 và
cũng như tiếng Anh đồng thời cung cấp ví dụ ở cuối mỗi phần để làm rõ vấn đề.
• Các loại động từ
❖ Công thức ngoại động từ (tha động từ)
S+V+Od+(adv)

- Ở câu có ngoại động từ, thành phần Od-Objet Direct (hay trong tiếng Anh là dO-Direct
Object, tiếng Việt là tân ngữ trực tiếp) bắt buộc phải theo theo sau động từ. Nếu quan sát kỹ
sẽ thấy trong câu, đối tượng (Od) sẽ dược chủ thể (S) dùng hành động (V) để tác động
vào. Nói cách khác, nếu thiếu đi thành phần Od trong câu thì S trong câu khơng thể dùng V
của nó để tác động vào Od, nghĩa là V khi đó khơng thể được xem là ngoại động từ và với V
đó câu sẽ bị sai ngữ pháp. Điều này cũng áp dụng với tiếng Anh hay tiếng Việt, hay với
nhiều ngôn ngữ khác. Sơ đồ trên chứng tỏ điều này khi V ở ngang cấp Od.
S

V

Od

S


V

dO

Ex: J’ai un bon ami: I have a good friend (S là Je-I dùng V là ai-have để tác động vào đối
tượng thứ 2 ngồi S là ami-friend đóng vai trị là Od-dO trong câu để nêu lên nghĩa câu
“Tơi có một người bạn tốt”)
❖ Công thức ngoại động từ kép (tha động từ kép)
S+V+Oi+Od+(adv)S+V+Od+Oi+(adv)


5


Made by Students of FFL at NLU at HCMC
- Câu có ngoại động từ kép về bản chất vẫn là câu dùng ngoại động từ có thành phần tân ngữ
trực tiếp Od theo sau, nhưng điểm khác biệt là Od nhận V từ S thông qua thành phần OiObjet Indirect (hay trong tiếng Anh là iO-Indirect Object, tiếng Việt là tân ngữ gián tiếp) có
vị trí trước hay sau Od. Nói đơn giản là trong câu dùng ngoại động từ kép, thơng qua trung
gian Oi thì Od sẽ nhận được tác động từ S là V. Oi được xem là đối tượng thứ ba trong
câu ngoài hai đối tượng đã biết là S và Od, nghĩa là S (đối tượng 1) muốn tác động vào Od
(đối tượng 2) thì cần phải qua liên kết gián tiếp là Oi (đối tượng 3). Vì mục tiêu của ngoại
động từ kép là để liên kết hai đối tượng tân ngữ khác biệt nhau trong cùng một câu, chỉ một
số động từ nhất định mới được xem là ngoại động từ kép. Sơ đồ trên chứng tỏ điều này khi
Od và Oi ở ngang cấp nhau và chúng cùng ở ngang cấp V.
S

V

Oi


Od

S

V

dO

iO

Ex: Je offre un cadeau au garҫon: I give the boy a present (S là Je-I dùng V là offre-give để
tác động vào đối tượng thứ 2 là un cadeau-a present đóng vai trị là Od-dO thơng qua đối
tượng thứ 3 là au garҫon-the boy đóng vai trị là Oi-iO, trong đó 2 thành phần tân ngữ
không liên quan nhau, để nêu lên nghĩa câu “Tơi tặng cậu bé đó 1 món quà”)
❖ Công thức ngoại động từ phức (tha động từ phức)
S+V+Od+CO+(adv)

- Loại động từ này cũng được phát triển từ ngoại động từ, nhưng khác với ngoại động từ kép,
trong đó hai thành phần bổ ngữ đi theo sau động từ không liên quan nhau, ở chỗ hai thành
phần theo sau động từ sẽ liên quan đến nhau. Nói dễ hiểu là thành phần CO-Complement de
Objet (hay trong tiếng Anh là OC-Object Complement, tiếng Việt là bổ nghĩa cho tân ngữ)
trong câu sẽ bổ nghĩa cho Od. Trong câu có ngoại động từ phức, CO được xem như mang
tính chất của Od hay chính là Od. Vì nhiệm vụ của ngoại động từ phức trong câu là liên
kết S với Od sao cho Od mang tính chất CO, trong một số trường hợp đúng thì câu mới được
xem là chứa ngoại động từ phức. Sơ đồ trên chứng tỏ điều này khi Od và CO ở ngang cấp
nhau và chúng cùng ở ngang cấp V.
S

V


Od

CO

S

V

dO

OC

Ex: Le garҫon rend la fille heureuse: The boy makes the girl happy (S là Le garҫon-The boy
dùng V là rend-makes để tác động vào đối tượng khác là la fille-the girl đóng vai trị Od-dO
để thành phần tân ngữ trực tiếp mang tính chất heureuse-happy đóng vai trị CO-OC để nêu
lên nghĩa câu “Chàng trai khiến cô gái hạnh phúc”)
❖ Công thức nội động từ (tự động từ)
S+V+(adv)

6


Made by Students of FFL at NLU at HCMC

- Đây là loại động từ duy nhất khi đi trong câu mà khơng cần phải có thành phần bổ ngữ đi
theo sau. Loại động từ này được gọi là nội động từ vì trong câu nó khơng thực hiện hành
động của chủ ngữ để tác động lên một đối tượng khác ngồi chủ ngữ mà là để tác động lên
chính chủ ngữ (nghĩa là chủ ngữ tự thực hiện hành động). Chính vì vậy mà nội động từ cịn
được xem là tự động từ. Sở đồ trên chứng tỏ điều này khi V khơng có thành phần khác ngồi

adv ở ngang cấp.
S

adv

V

S

adv

V

Ex: Elle a dormi plus tôt: She slept earlier (S là Elle-She dùng V là a dormi-slept để tự thực
hiện hành động với thành phần phụ trợ adv là plus tôt-earlier để nêu lên nghĩa câu “Cô ấy
đã ngủ khi nãy”)
❖ Công thức động từ định danh
S+V+CS

- Khác hẳn với các loại động từ khác là tác động nhau giữa các thành phần trong câu, động từ
định danh là loại động từ trong câu mang nhiệm vụ định nghĩa chính chủ ngữ. Trong câu có
động từ định danh, thành phần CS-Complement de Sujet (hay trong tiếng Anh là SC-Subject
Complement, tiếng Việt là bổ nghĩa cho chủ ngữ) được dùng sau động từ để định nghĩa cho
chính chủ ngữ trong câu. Nói cách khác, thơng qua V, CS được xem như mang tính chất
của S hay chính là S. Sơ đồ trên chứng tỏ điều này khi CS ở ngang cấp với V.
S

V

CS


S

V

SC

Ex: Je suis ingénieur: I am an engineer (S là Je-I dùng V là suis-am để định danh S chính là
ingénieur-an engineer đóng vai trị CS-SC để nêu lên nghĩa câu “Tơi là một kỹ sư”)
• Áp dụng các loại động từ
❖ Động từ phản thân
- Vể bản chất, “phản thân” có nghĩa phản ánh lên chính bản thân chủ thể, nghĩa là động từ
phản thân là tự động từ vì chủ thể đang thực hiện hành động lên chính mình. Sở dĩ trong
tiếng Pháp có những động từ phản thân là vì khi khơng có thành phần phản thân (me, te, se,
nous, vous, se) thì động từ đó sẽ là ngoại động từ. Nói cách khác, trong tiếng Pháp các ngoại

7


Made by Students of FFL at NLU at HCMC
động từ sẽ được gắn thành phần phản thân vào để tạo thành động từ phản thân. Như vậy
khi ghép vào câu, ta sẽ thấy cấu trúc câu có dạng như mẫu câu COD.
Ex: Lever quelque chose: To lift somehing up → Se lever: To lift oneself up→To get up
Appeler quelque un: To call someone → S’appeler: To call oneself…→S.o.’s name is…
- Ngoài trường hợp là tự động từ như trên, vẫn có trường hợp trong đó động từ phản thân liên
kết với tân ngữ trực tiếp. Khi đó, động từ chính trong cụm động từ phản thân sẽ là ngoại
động từ kép, và thành phần phản thân sẽ được xem như là tân ngữ gián tiếp.
Ex: Camille s’est lavé les mains: Camille washed (herself) THE hands→Camille washed her
hands (trong tiếng Pháp khi động từ phản thân đi với tân ngữ trực tiếp thì thành phần tân
ngữ đó sẽ được định dạng bằng mệnh đề xác định chứ không phải từ chỉ sở hữu cách như

trong tiếng Anh, vì vậy mà nghĩa trong câu cần được ngầm hiểu)
❖ Mẫu câu COI/COD
- Mẫu câu COI/COD được xem là khó hiểu đối với nhiều người, kể cả những người nói tiếng
Anh (ngơn ngữ được cho là thân quen với tiêng Pháp) đang học ngôn ngữ này. Tuy nhiên, về
về bản chất thì điều đang xảy ra trong mẫu câu này hoàn toàn là sự thay thế đại từ. Điều này
là thường thấy trong các ngôn ngữ, gần nhất là tiếng Anh hay tiếng Việt, khi muốn nhắc lại
một đối tượng nào đó đã biết từ trườc mà không muốn sử dụng lại từ chỉ đối tượng đã biết.
Nói ngắn gọn là mẫu câu COI/COD chỉ là áp dụng cách thức thay đổi đại từ cho các thành
phần tân ngữ trong câu dùng ngoại động từ để tránh lặp lại từ cho các đối tượng đã biết từ
trước.
Ex: Il voit la fille, et il lui offre le cadeau: he sees the girl, and he gives give her the present
(trong câu này la fille đã được nhắc đến từ đầu câu và ở vế sau được thay thế bằng la để
tránh lặp lại từ)
❖ Thì quá khứ (Passé Composé)
- Trong thì quá khứ, điều dễ gây nhầm lẫn nhất là liệu một động từ sẽ đi chung với động từ
avoir hay động từ être. Như đã biết, chỉ một nhóm gồm 14 động từ nhất định và các động từ
phản thân là dùng chung với être khi chia thì quá khứ, và những động từ thuộc số đơng cịn
lại là dùng với avoir. Nếu để ý thì sẽ thấy tồn bộ các động từ dùng với être là nội động từ,
nghĩa là các động từ này khơng cần thầnh phần bổ trợ đi theo. Vì vậy khi thấy các động từ
này đi với thành phần bổ nghĩa ở sau (có thành phần Od để thành mẫu câu COD) thì các
động từ đó là ngoại động từ, và chúng khơng phải là các động từ thuộc nhóm kể trên, và như
vậy chúng sẽ dùng với avoir để chia thì q khứ. Nói dễ hiểu thì các động từ đó chỉ vơ tình
mang mặt chữ giống nhóm 14 động từ đã biết hay là các động từ phẩn thân mà khơng có
thành phần phản thân, và vị vậy chúng khơng thuộc nhóm động từ dùng với être khi chia thì
quá khứ.
Ex: Passer: to go pass/Passer quelque chose: to spend something→ Être passé/Avoir passé
quelque chose

8



Made by Students of FFL at NLU at HCMC
d. Đại từ en và y để thay thế đối tượng trong câu (Les Pronoms en et y pour
Remplacer des Objets dans la Sentence)
- Như đã biết thì có những động từ đòi hỏi phải dùng chung với de và à khi viết câu. Với
những động từ này, khi đưa vào mẫu câu COD/COI như đã biết để thay thế đối tượng thì
khơng thể làm được. Vì vậy khi muốn thay thế đối tượng cho những thành phần đi sau những
động từ như vậy thì cần dùng en (với động từ dùng với động từ dùng với de) và y (với động
từ dùng với à). Khi dùng en và y trong câu để thay thế đối tượng theo sau các động từ như
vậy thì chúng nhìn chung sẽ giống như cách thay thế đại từ trong mẫu câu COD/COI (mặc dù
về chức năng thành phần chúng không hẳn giống nhau).
Ex: Je mange de la viande→J’en mange: I eat (some) meat→I eat it.
Elle boit du juis d’orange→Ell’en boit: She drinks (some) orange juice→She drinks it.
Nous sommes allés au supermarché→Nous sommes y allés: We went to the
supermarket→We went there.
Ils arrivent au bureau tôt→Ils y arrivent: They arrive at the office early: They arrive
there early.
e. Dùng ҫa để thay thế đối tượng và sự việc trong câu (Utiliser ҫa pour Remplacer
des Objets et le Événement dans la Sentence)
- Như đã biết trong tiếng Anh, khi cần dùng một từ khác để thay thế đối tượng hay sự kiện đã
biết ngồi chủ ngữ thì các đại từ như this, that, it, them được áp dụng. Trong tiếng Pháp việc
thay thế này sẽ được thực hiện qua ҫa. Về chức năng, ҫa có thể được xem như tân ngữ trực
tiếp như trong mẫu câu COD. Tuy nhiên, hai loại này khác nhau ở chỗ COD chỉ có thể được
dùng với tân ngữ trực tiếp (nghĩa là chỉ thay thế một đối tượng nhất định chứ không phải là
một sự kiện) và ҫa có thể được dùng để nói về cả một đối tượng nhất định lẫn một sự việc
nào đó và cũng có thể đóng vai trị chủ chữ để giải thích cho đối tượng và sự kiện đã biết.
Một điểm khác lớn giữa COD và ҫa là COD có thể nói về số nhiều và số ít một cách tự do
trong khi ҫa chỉ có thể nói về số ít. Về ngữ nghĩa, khi trong câu trước không đề cập một đối
tượng tân ngữ nào mà câu sau vẫn có dùng ҫa thì nghĩa là câu sau đang đề cập đến sự kiện xả
ra trong câu trước.

Ex: Tu veux du chocolat?-Oui, j’aime ҫa: You want some chocolate?-Yes, I love it.
Ҫa va?-Ҫa va bien: How’s everything? (How are you?)-Everything’s good.
C’est vrai que tu y était?-C’est ҫa: Is it true that you were there?-That’s right.
Qu’est-ce que il se passe?-Ҫa ne te regarde pas: What’s going on?-It doesn’t cocern you.
- Để dễ hiểu thì có thể xem ҫa như it/this/that trong tiếng Anh khi chúng có thể đứng đầu
để làm chủ ngữ hay đứng cuối để làm tân ngữ trong câu.
f. Diễn tả chung về lượng và tần suất (Décrire Généralement la Fréquence et la
Quantité)
9


Made by Students of FFL at NLU at HCMC
- Trong tiếng Pháp, khi nói một việc xảy ra nhiều hay khơng hay một đối tượng có số lượng
nhiều hay khơng thì các từ như beaucoup (many/much), peu (few/little), trop (too), assez
(enough), très (very) hay được dùng. Ngoài ra từ quelques cũng được dùng để nói về số
lượng và các từ diễn tả tần suất hay số lượng đã được giới thiệu ở Pháp 2 cũng được dùng để
nói về độ thường xuyên xảy ra của một sự việc hay lượng của một đối tượng nào đó.
- Khi đứng trong câu, các từ diễn tả tần suất sẽ là trạng từ để bổ nghĩa cho động từ, và các từ
diễn tả số lượng sẽ là danh từ để liên kết với đối tượng và tạo thành một lượng nhất định.
Beaucoup, Peu, Trop và Assez có thể là trạng từ hay danh từ tùy vào cách liên kết thành phần
trong câu. Quelques đặc biệt hơn khi là định từ chỉ số lượng (nghĩa là cũng có thể một phần
xem như danh từ). Giới từ de được dùng để liên kết động từ và tân ngữ trong câu sẽ được
xem như giới từ cho tân ngữ.
• Khi là trạng từ (adverbe)
- Gần giống cách đặt trạng từ trong tiếng Anh, các từ nói về tần suất và lượng trong tiếng
Pháp sẽ đứng sau động từ và các thành phần bổ ngữ theo sau động từ nhằm đóng vai trị
bổ nghĩa động từ. Ngồi ra, các từ diễn tả tần suất diễn ra hoạt động cịn có thể đứng ở đầu
câu và đóng vai trò trạng từ bổ nghĩa câu khi được ngăn cách với các thành phần khác trong
câu qua dấu phẩy.
Ex: Je travaille souvent: I often go to work

Il ne sort pas beaucoup: He doesn’t go out much
D’habitude, elle nage dans la piscine: She usually swims in the pool
Nous ne sommes jamais allées aux États Unis auparavant: We’ve never been to the US
before (jamais đứng vị trí thay thế pas để nêu nghĩa phủ định chưa bao giờ, jamais về nghĩa
giống như ever trong tiếng Anh, nên ne-jamais có nghĩa not-ever, nghĩa là never)
- Ngoài bổ nghĩa cho động từ ra, trạng từ cịn có thể bổ nghĩa cho tính từ hay một trạng từ
khác. Trop, Assez, Très là những từ quen thuộc hay bắt gặp trong câu khi bổ nghĩa cho tính
từ. Những từ này, như trong cú pháp câu tiếng Anh, sẽ đứng trước tính từ được bổ nghĩa,
và sau động từ.
Ex: La circulation est devenue trop bruyante: The traffic has become too noisy
Il fait très bien le job: He does the task very well
Elle n’est pas assez calme pour écouter ҫa: She’s not calm enough to hear that
• Khi là danh từ (nom)
- Như đã biết trong tiếng Anh, khi muốn các danh từ liên kết với nhau thì các giới từ of hay
for được dùng. Tiếng Pháp cũng có quy luật liên kết danh từ tương tự khi dùng các giới từ de
hay à, và khi dùng các từ diễn tả tần suất hay số lượng thì de hay được dùng để liên kết các
danh từ. Khi liên kết như vậy thì các mạo từ của danh từ sẽ được lược bỏ. Tuy nhiên, giống
với tiếng Anh, khi đối tượng muốn nói là một đối tượng nhất định thì định từ (gồm các từ đi
10


Made by Students of FFL at NLU at HCMC
trước một danh từ để xác định danh từ đó) được dùng. Điều này đã được giải thích từ trước
trong Pháp 2.
Ex: Je peux manger un demi-kilogramme de viande par jour: I can eat half a kilogram of
meat a day
Il a eu (un) peu de travail à faire: He had (a) little work to do
Nous ne pouvons pas lire beaucoup de ce journal: We can’t read much of that
newspaper
Ils ont bu la moitíe d’un résevoir d’eau dans une heure: They drank half a tank of water

in an hour
Elles n’ont pas assez d’argent pour l’acheter: They don’t have enough money to buy it
Il y a trop de voiture sur la route: There are too many cars on the road
- Nói về định từ (le déterminant) thì chúng được xem là thành phần giúp xác định trong một
cụm danh từ (e.g. un/le/ce/quelques/mon: a/the/this/some/my) và chúng không thể đứng độc
lập như danh từ. Các định từ khơng hồn tồn được xem là danh từ mà hoàn toàn chỉ là thành
phần xác định trong một cụm danh từ. Vì vậy quelques được dùng để xác định số lượng và
chỉ có thể đứng trước danh từ để giúp xác định danh từ đó. Tương tự như tiếng Anh,
trong một danh từ, chỉ có một định từ được dùng, nên khi dùng quelques thì mạo từ khơng
được dùng.
Ex: Elle veut boire quelques jus d’orange: She wants to drink some orange juice
Il veut acheter quelques bâtons: He wants to buy some sticks
• Khi là giới từ (préposition)
- Khi dùng động từ để liên kết với tân ngữ trực tiếp ở một lượng nhất định, thì ngồi cách
dùng quelques như trên cịn có thể dùng giới từ de để nối động từ và tân ngữ trực tiếp
theo sau lại với nhau. Điều này cũng sẽ cho nghĩa là một lượng nhất định của cái gì đó đang
được chủ ngữ trong câu thực hiện hành động tác động lên. Khi dùng với số nhiều nói chung
thì de đi với les sẽ biến thành des (điều này cũng giải thích vì sao cần dùng des với số nhiều
nói chung ở Pháp 1).
Ex: Prends du poisson quand tu es au supermarché: Get some fish when you’re at the
supermarket
Achetons des pots de biscuits quand nous rentrerons à la maison: Let’s buy some jars of
cookies when we return home
g. Diễn tả lý do cho một vấn đề (L’expression de la Cause)
- Để diễn tả nguyên do cho một vấn đề nào đó, trong tiếng Pháp cặp từ parce que sẽ được
dùng. Cặp từ này mang nghĩa because trong tiếng Anh, và được dùng để trả lời câu hỏi có

11



Made by Students of FFL at NLU at HCMC
dùng nghi vấn từ pourquoi (why). Cách dùng parce que cũng giống như because, là đi theo
sau chúng là danh từ, động từ, và túc từ tùy ý.
Parce que+S+V+O
Ex: Parce que je dois aller à l’université, je ne peux pas jouer au foot au parc: Because I
have to go to university, I can’t play football at the park
- Ngoài cặp từ parce que để chỉ nguyên do cho một vấn đề, mẫu à cause/en raison de… cũng
được dùng để nêu lên lý do, và nghĩa của chúng là by the cause/reason of… trong tiếng Anh.
Vì vậy chúng sẽ giống như because of/due to trong tiếng Anh. Cách dùng à cause/en raison
de… cũng tương tự như because of/due to, nghĩa là theo sau chúng chỉ có danh từ hay động
từ được biến đổi thành danh động từ (trong trường hợp của tiếng Pháp là động từ nguyên
mẫu).
à cause de+N/V(infinitif)
en raison
Ex: À cause d’un accident, on a retardé le vol: Due to an accident, they delayed the flight
En raison de devoir travailler beaucoup, il ne peut pas être à la maison souvent:
Because of having to work much, he can’t be home often
h. Cách dùng tout (La Utilisation de Tout)
• Khi là định từ (détérminant)
- Đây là trường hợp phổ biến nhất cho tout khi từ này bổ nghĩa cho một danh từ theo sau để
ám chỉ tất cả hay bất kỳ một phần của đối tượng được nói đến. Khi là định từ, tout sẽ
mang nghĩa every/any/all trong tiếng Anh. Vì là bổ nghĩa cho danh từ, tout trong trường hợp
này có thể xem như tính từ, và sẽ biến đổi giữa tout/toute/tous/toutes tùy theo giống và số
lượng của danh từ (trong đó -e dành cho giống cái, và -s dành cho số nhiều). Khi tout đứng
trước những danh từ có các định từ khác (e.g. un/le/ce/quelques/mon: a/the/this/some/my) thì
tout sẽ được xem là tiền định từ (pré-détérminant).
Ex: Nous nous levons tôt tous les jours pour aller à l’université: We get up early to go to
school everyday
J’espère que tout le monde va bien: I hope that everyone is fine
Tu peux étudier une langue étrangère à tout âge: You can study a foreign language at

any age
• Khi là danh từ (nom)
- Ở dạng danh từ, tout là một từ cố định mang giống đực ở dạng số ít, và số nhiều của nó là
touts, nghĩa là chỉ thêm s vào danh từ để được số nhiều. Danh từ tout mang nghĩa
all/everything/whole trong tiếng Anh. Khi là danh từ, tout có thể đảm nhận vai trị chủ ngữ
hay tân ngữ như bất kỳ danh từ nào khác.
Ex: Nous vivons dans un Grand Tout: We live in a big universe
12


Made by Students of FFL at NLU at HCMC
Tout va bien jusqu’à 9h: Everything is good until 9
Ce sont les touts que nous devons faire: These are the things that we have to do
• Khi là trạng từ (adverbe)
- Tout ở dạng trạng từ có thể bổ nghĩa cho tính từ hay một trạng từ khác.
- Khi bổ nghĩa cho một trạng từ khác, tout không đổi dạng. Trong mọi trường hợp bổ nghĩa
cho trạng từ thì tout chỉ giữ một dạng như vậy. Trong câu, tout sẽ đi trước trạng từ mà nó bổ
nghĩa, và có nghĩa như very/really trong tiếng Anh.
Ex: Il marche tout doucement: He walks very quietly
Pour aller au Nord, vas tout droit: To reach the North, go straight ahead
- Khác với trường hợp bổ nghĩa cho trạng từ, khi bổ nghĩa cho tính từ thì sẽ xuất hiện sự biến
đổi theo giống và số lượng ở tout trong một số trường hợp nhất định. Khi bổ nghhĩa cho tính
từ đã được chia theo giống đực, thì tout vẫn khơng thay đổi cho dù tính từ đó có là số ít hay
số nhiều. Khi bổ nghĩa cho tính từ giống cái có âm đầu là ngun âm hay h câm, thì vẫn
áp dụng quy luật tương tự là không thay đổi tout. Tuy nhiên, khi bổ ngữ cho tính từ giống
cái bắt đầu bằng phụ âm thì tout sẽ biến đổi tùy theo số lượng của tính từ được bổ nghĩa.
Cũng như trường hợp bổ nghĩa cho trạng từ, trong câu tout sẽ đứng trước thành phần mà nó
bổ nghĩa, và cũng mang nghĩa như very/really trong tiếng Anh.
Ex: Il vit avec sa famille, mais il est tout seul: He lives with his family, but he’s all alone
Ils sont tout joyeux quand Noël arrive: They’re really happy when Christmas comes

J’ai mangé une pizza tout entière: I ate a whole pizza
J’ai rencontré une fille et elle était toute jolie: I met a girl and she was very pretty
Nous avons dû dormir dans des chambres toutes sales: We had to sleep in really dirty rooms
• Khi là đại từ (pronom)
- Để hiểu việc tous là đại từ, trước hết cần phải hiểu rõ cách dùng all trong tiếng Anh và các
đại từ everyone, everything (e.g. He knows everything; I love all of you; The cast all lined
up on stage). Các ví dụ này được phân tích dưới dạng cấu trúc câu như sau:

(Đại từ everyone dùng để thay thế những đối tượng đã biết là tất cả mọi thứ xung quanh “he”)

13


Made by Students of FFL at NLU at HCMC

(Định từ all dùng để ám chỉ tất cả các đối tượng trong nhóm “you”, vì vậy vẫn xem là đại từ)

(all được xem là đại từ vì nó nhấn mạnh nghĩa “tất cả” trong nhóm đối tượng “the cast”)
* Định từ (Determiner hay Pre-Determiner) vẫn có thể được xem là mang chức năng của đại
từ; cụm danh từ (Noun Phrase) được xem là dạng bao quát của đại từ khi nó chỉ chứa đại từ.
- Đại từ được dùng để thay thế hay nhấn mạnh một đối tượng đã biết đến từ trước, nên
tous trong tiếng Pháp cũng được dùng để thể hiện nghĩa “tất cả” cho đối tượng đã biết. Là đại
từ, tous vẫn có chia ra số ít và số nhiều, trong đó số ít chỉ duy nhất có tout và số nhiều có
chia theo giống giữa tous và toutes. Về vị trí đứng trong câu thì tous đại từ có thể có vị trí
như các đại từ everything/everyone trong tiếng Anh, hay có vị trí ngay sau động từ hay một
đại từ khác (ở trường hợp số nhiều).
Ex: Il sait tout: He knows everything
Je vous aime tous: I love you all
Les acteurs sont tous s’alignés sur scène: The cast all lined up on stage
Qui veut voyager cet été?-Eux tous: Who wants to travel this summer?-All of them

i. Thì q khứ và thì bất hồn thành (Le Passé Composé et L’imparfait)
• Ơn lại thì q khứ
- Theo như đã tìm hiểu trong Pháp 2, thì quá khứ trong tiếng Pháp sẽ chia thành hai nhóm
động từ lớn tùy vào trợ từ là avoir hay être đi chung với chúng, trong đó avoir là trường
hợp của đa số động từ.
- Một phương pháp để xác định một động từ sẽ đi chung với trợ từ nào để xây dựng thì quá
khứ chính là xác định “pha” tồn tại của đối tượng thực hiện hành động trong quá khứ, nghĩa
là xác định xem đối tượng đó có sự thay đổi về trạng thái tồn tại trong thế giới không. Với
các động từ dùng với avoir thì sẽ khơng có hiện tượng chuyển pha này ở đối tượng,
nhưng với các động từ dùng với être thì sẽ xảy ra hiện tượng này (e.g. mourir cho biết
14


Made by Students of FFL at NLU at HCMC
chuyển từ trạng thái đang sống sang trạng thái chết; arriver cho biết chuyển từ trạng thái di
chuyển đến trạng thái đến đích; rester cho biết chuyển từ trạng thái động đến trạng thái tĩnh;
descendre cho biết chuyển từ trạng thái ở trên cao sang trạng thái ở dưới thấp). Cách phân
biệt này được thể hiện rõ hơn trong phần bình bên dưới:

(Nguồn: />- Từ lập luận này khi áp dụng với các động từ phản thân thì thấy chúng cũng gây ra sự
chuyển pha ở đối tượng thực hiện hành động, vì động từ phản thân là tác động lên chính đối
tượng thực hiện hành động để dẫn đến thay đổi trạng thái ở đối tượng đó. Vì vậy mà các
động từ phản thân đi với trợ từ être khi chia thì quá khứ.
- Thì quá khứ Le Passé Composé được dùng gần giống như thì quá khứ đơn hay quá khứ
hoàn thành trong tiếng Anh, nghĩa là để chỉ những hành động xác định cụ thể trong quá
khứ. Vì vậy đối với những hành động kéo dài đến hiện tại hay mô tả giác quan và cảm nghĩ
(những hành động khơng địi buộc mốc bắt đầu và mốc kết thúc) thì Le Passé Composé sẽ
khơng phù hợp để dùng.
• Thì bất hồn thành
- Thì bất hồn thành có thể được xem đơn giản là thì mơ tả những hoạt động đang diễn ra

trong một độ dài thời gian trong quá khứ. Nếu so sánh với tiếng Anh, thì này gần như
giống thì quá khứ tiếp diễn (Past Progressive), và trong một số trường hợp giống thì quá khứ
đơn (Past Simple).
- Thì bất hồn thành sẽ được chia theo cách sau: Gốc động từ khi chia động từ theo ngôi
thứ nhất số nhiều trong thì hiện tại (nghĩa là chia theo ngơi nous trong thì hiện tại trước
và sau đó loại bỏ đuôi từ -ons) liên kết với các đuôi từ đặc biệt:
(radical)+(-ais/-ais/-ait/-ions/-iez/-aient)
(Trong đó các đi trên theo thứ tự sẽ chia theo các thì je; tu; il/elle; nous; vous; ils/elles)

Ex: voir
15


Made by Students of FFL at NLU at HCMC
Singulier
Pluriel
Je voyais
Nous voyions
Tu voyais
Vous voyiez
Il/Elle voyait
Ils/Elles voyaient
(Khi chia theo ngôi thứ nhất số nhiều trong thì hiện tại thì là voyons)
manger
Singulier
Pluriel
Je mangeais
Nous mangions
Tu mangeais
Vous mangiez

Il/Elle mangeait Ils/Elles mangeaient
Gốc từ để chia là mange-, nhưng e ở cuối biến mất khi chia theo nous và vous là do
biến đổi về âm)
être
Singulier
Pluriel
J’étais
Nous étions
Tu étais
Vous étiez
Il/Elle était
Ils/Elles étaient
(Đây là trường hợp bất quy tắc khi gốc động từ chia theo thì này là ét-)
• So sánh cả hai thì
- Nhìn chung thì cả hai thì này đều nói về quá khứ, và nhiều sự nhầm lẫn có thể xảy ra khi
phân biệt chúng. Đặc điểm cốt lõi có thể khai thác được từ hai thì này đó là thì q khứ (Le
Passé Composé) mơ tả những hoạt động trong quá khứ có mốc khởi đầu và mốc kết thúc
(nghĩa là có “gốc”), và thì bất hồn thành (L’imparfait) mơ tả những hoạt động đang diễn ra
trong một khoảng thời gian trong quá khứ mà không cần mốc cụ thể (nghĩa là khơng có
“gốc”).
- Để nhận biết hai thì này, một cách phổ quát được áp dụng là dựa vào ngữ cảnh trong câu.
Khi nhìn vào hình ảnh được vẽ ra trong câu, sẽ có hai cách nhìn khác nhau để tách biệt hai
thì này ra.
 Thì q khứ: Tập trung vào chính chủ thể hành động trong bức tranh. Chủ thể đang
như thế nào ngay tại thời điểm đó. Đặc biệt hơn, hành động đó đã được xác định rõ là
diễn ra từ lúc nào đến lúc nào.
 Thì bất hồn thành: Miêu tả khung cảnh xung quanh chủ thể. Trong khung cảnh đó,
khơng gian và thời gian là vơ định, và chủ thể đó cũng là một phần bức tranh khi đang
bộc lộ tâm trạng gì, hay chỉ đơn giản là thực hiện gì đó mà khơng cần biết đã làm từ
lúc nào và sẽ làm đến lúc nào.

- Nói một cách thật đơn giản là trong một khoảng thời gian không thể xác định là lúc nào
trong quá khứ thì hành động sẽ mang thì bất hồn thành (L’imparfait); cịn khi tại đúng một
mốc thời gian cụ thể nào đó trong quá khứ có một hành động diễn ra thì nó được xem là quá
khứ (Le Passé Composé). Một khoảng thời gian ngẫu nhiên nào đó trong q khứ mà khơng
16


Made by Students of FFL at NLU at HCMC
liên quan mốc cố định (e.g. khi còn nhỏ, hồi xưa, thời đi học) sẽ được xem là bất hồn thành
vì khơng thể xác định chính xác được từ người nói đó là lúc nào.
- Một hình ảnh quen thuộc là trong một cuộc hội thoại giữa hai hay nhiều người, khi người
nói phát biểu một điều gì đó trong q khứ mà cả người nói lẫn người nghe đều có thể quy
chiếu được chính xác khung thời gian (có thể ngẫu nhiên) thì đó là q khứ (Le Passé
Composé), cịn khi khơng ai khác ngồi người nói có thể tưởng tượng được khung thời gian
thì đó là bất hồn thành (L’imparfait).
Ex: J’ai fait un footing dans le parc la semaine dernière: I went jogging at the park last week
Je faisais un footing dans le parc toutes les semaines: I went(was going) jogging at the
park every week
J’ai nagé dans la piscine un lundi: I swam in the pool one Monday
Je nageais dans la piscine le lundi: I swam(was swimming) in the pool every Monday
- Ngoài ra khi muốn tường thuật một hành động đang kéo dài tại một thời điểm trong quá
khứ thì có thể dùng thì bất hồn thành, và thì quá khứ sẽ được xem như một hành động bất
chợt xen vào (với mốc thời gian là giữa quá trình diễn ra hành động bất hoàn thành). Hai
hành động đang diễn ra đồng thời có thể cùng xem là bất hoàn thành.
Ex: Je regardais le télé à 7h du soir hier quand elle a ouvert la porte: I was watching TV at
7pm last night when she opened the door
Je regardais le télé à 7h du soir hier pendant qu’elle dormait: I was watching TV at 7pm
last night while she was sleeping
- Về các dấu hiệu của hai thì thì một số ví dụ tiêu biểu sau được cho là đi với chúng:
Imparfait


Passé composé

chaque
every week
semaine
every month
chaque mois
every year
chaque année

une semaine
un mois
un an

one week
one month
one year

le week-end

on the weekends

un week-end

one weekend

le lundi, le
mardi…


on Mondays, on
Tuesdays…

lundi, mardi…

on Monday, on
Tuesday

tous les jours every day

un jour

one day

le matin, le
soir

un matin, un soir

one morning, one
evening

in the mornings,
in the evenings

17


Made by Students of FFL at NLU at HCMC


toujours

always (lasting in
the past)

toujours

always (referring
to a specific time
point)

normalement
d’habitude

usually

plusieurs fois

several times

en général
in general
généralement generally

une fois, deux fois… once, twice…

parfois
quelquefois

sometimes


soudain
soudainement

suddenly

de temps en
temps

from time to time

tout à coup

out of the blue

rarement

rarely

tout d’un coup

all of a sudden

autrefois

formerly

d’abord

first


ensuite, puis

next, then

enfin

finally

finalement

in the end

- Trong trường hợp trong câu không xuất hiện các từ dấu hiệu như trên hay chưa thể hình
dung được nên dùng thì nào, có thể hồn tồn dựa vào tình huống và ngữ cảnh trong câu hay
đoạn văn.
 Thì q khứ chỉ hồn tồn diễn tả những hành động ở trong quá khứ và không có xu
hướng liên tục hay kéo dài. Thì này sẽ diễn tả hành động tại đúng một nút thời gian
trong q khứ. Điều này giải thích việc thì này xảy ra với hành động ám chỉ chính
xác một sự việc nhất định trong q khứ.
 Thì bất hồn thành có thể diễn tả lý do hành động, hành động thường lặp đi lặp lại
nhiều (thói quen), hay tâm trạng cũng như biểu cảm. Điều này giải thích việc thì này
xảy ra với hành động kéo dài trong một độ dài thời gian nhất định mà không cần
đến mốc cố định trong quá khứ.
j. Thì quá khứ gần (Le Passé Récent)
- Khi cần nói về những việc vừa mới xảy ra tức thì, thì q khứ hay thì bất hồn thành sẽ
khơng hồn tồn phù hợp để diễn tả trường hợp này. Vì vậy thì quá khứ gần được dùng bằng
cách dùng động từ venir liên kết với động từ nguyên mẫu. Thì q khứ gần có cấu trúc như
bên dưới:


18


Made by Students of FFL at NLU at HCMC
S+(Venir)+de+V(infinitif)+(O)
- Venir mang nghĩa to come trong tiếng Anh, khi đưa vào ngữ cảnh trong thì q khứ gần, có
thể hiểu là to come from doing something, nghĩa là vừa mới làm gì đó. Như vậy thì này sẽ
mang nghĩa (just did/have just done) something.
Ex: Elle vient de sortir un nouvel album: She has just released a new album
Ils viennent d’écrire un nouveau texte: They just wrote a new text
- Trong trường hợp muốn đưa hành động xa hơn về quá khứ (vừa mới làm gì đó gần sự kiện
trong q khứ), thì độg từ venir trong cấu trúc sẽ được đưa về dạng bất hoàn thành.
Ex: Le professeur venait de commencer la cours quand je suis arrivé: The teacher had just
started the lesson when I arrived
k. Thì tương lai đơn (Le Futur Simple)
• Giới thiệu thì tương lai đơn
- Thì tương lai đơn trong tiếng Pháp có chức năng hồn tồn giống thì tương lai đơn trong
tiếng Anh, nhưng khác với tiếng Anh là thay vì dùng thêm trợ động từ như will hay be going
to để liên kết với động từ nguyên mẫu thì các động từ trong tiếng Pháp sẽ được chia thành
dạng tương lai của chúng.
- Cách chia của thì tương lai đơn nhìn chung là chỉ thêm một số đuôi từ đặc biệt vào động từ
nguyên mẫu:
V(infinitif)+(-ai/-as/-a/-ons/-ez/-ont)
(Trong đó các đi trên theo thứ tự sẽ chia theo các thì je; tu; il/elle; nous; vous; ils/elles)

Ex: acheter
Singulier
Pluriel
J’achèterai
Nous achèterons

Tu achèteras
Vous achèterez
Il/Elle achètera Ils/Elles achèteront
(Biến e [phát âm giống ơ] thành è [phát âm giống ê] để dễ dàng cho việc phát âm)
prendre
Singulier
Pluriel
Je prendrai
Nous prendrons
Tu prendras
Vous prendrez
Il/Elle prendra
Ils/Elles prendront
(Nguyên âm e đuôi trong động từ nguyên mẫu được lượt bỏ khi ghép với nguyên âm đầu
từ đuôi đặc biệt)
- Mặc dù chia thì tương lai là ghép thể nguyên mẫu động từ với đi đặc biệt, vẫn có một số
động từ đặc biệt được biến đổi bất quy tắc thay vì dùng thể ngun mẫu và sau đó vẫn liên
kết với các đuôi đặc biệt. Đối với những động từ được phát triển nghĩa từ những động từ
19


Made by Students of FFL at NLU at HCMC
bất quy tắc này bằng cách thêm gốc từ thì vẫn được chia giống các động từ bất quy tắc.
Nhóm các động từ bất quy tắc này được chia như bên dưới (chỉ tiêu biểu vài động từ có nghĩa
hay bắt gặp):
 être→ser-: to be
 avoir→aur-: to have
 pouvoir→pourr-: to be
able to
 savoir→saur-: to know

 faire→fer-: to do
 aller→ir-: to go
 voir→verr-: to see
 vouloir→voudr-: to want

 falloir→faudra-: to have

necessity

 pleuvoir→pleuvr-: to rain

 devoir→devr-: to have to

 recevoir→recevr-: to
receive

 émouvoir→émouvr-: to
move/affect

 venir→viendr-: to come
V(irréguliers)+(-ai/-as/-a/-ons/-ez/-ont)

tenir→tiendr-: to hold
mourir→mourr-: to die
courir→courr-: to run
acquérir→acquerr-: to
acquire
cueillir→cueiller-: to
pick
evoyer→enverr-: to send


Ex: Pour devenir homme d’affaires, je devrai étudier beaucoup: To become a businessman,
I’ll have to study a lot
• So sánh thì tương lai đơn với thì tương lai gần
- Như đã tìm hiểu ở Pháp 2, những hành động trong tương lai gần hay chắc chắn sẽ xảy ra
(như be going to trong tiếng Anh) sẽ dùng thì tương lai gần. Thì này có thể đưa về q khứ
để tường thuật những dự định mong muốn thực hiện tại một thời gian trong quá khứ bằng
cách biến đổi thành thì bất hồn thành.
Ex: Je vais aller à l’université la semaine prochaine: I’m going to the university next week
Il allait te recontre ce matin: He was going to see you this morning
- Với thì hiện tại đơn thì chỉ nói về những dự tính nhất thời tại thời điểm nói (như will trong
tiếng Anh), và thì này khi đưa về quá khứ sẽ biến thành thể điều kiện (Conditionnel). Thể
điều kiện sẽ khơng được tìm hiểu ở đây.
l. Thể bị động (Voix Passive)
- Tương tự như ở tiếng Anh, câu bị động trong tiếng Pháp sẽ được cấu thành gồm đối tượng
được thực hiện hành động là chủ ngữ, động từ chỉ hành động chia ở dạng quá khứ và đối
tượng thực hiện hành động theo sau. Câu bị động trong tiếng Pháp sẽ có cấu trúc như sau:
S+(être)+V(Participe Passé)+

par +N
de
Trong câu bị động, être sẽ được chia theo chủ ngữ (nếu bị động ở quá khứ hay tương lai thì
đưa être về đúng thì) và động từ bị động theo sau sẽ được chia như cách chia các động từ
dùng chung với être trong thì quá khứ Le Passé Composé, nghĩa là sau khi chuyển động từ
về dạng quá khứ thì cần phải thêm đi -e hay -s hay cả hai tùy vào giống và số lượng của
chủ ngữ. Điều này áp dụng với tất cả động từ, kể cả những động từ dùng chung với avoir
trong thì quá khứ. Ngồi ra, khi muốn nói hành động được thực hiện bởi đối tượng nào thì

20



Made by Students of FFL at NLU at HCMC
dùng các giới từ par/de để liên kết, trong đó de chỉ được dùng khi hình ảnh trong câu chỉ
một trạng thái đang tồn tại của đối tượng (giống như cách nhận diện thì bất hồn thành).
Ex: L’oie est suivie par ses oisons: The goose is followed by its goslings
Ce film a été fait en France (par un étudiant): This movie was made in France (by a
student)
Cet acteur était détesté de ses téléspectateurs: This actor was hated by his viewers
La décision sera decidée (de tout le monde): The decision will be decided (by everyone)
- Ngoài cách trên ra, thể bị động trong tiếng Pháp cịn có thể được xây dựng bằng cách
dùng đại từ on hay thành phần phản thân se. On sẽ được dùng với nghĩa “người ta” hay
“nó”, và se đi chung với động từ trong câu sẽ cho nghĩa đối tượng muốn đề cập thực hiện
một hành động nào đó tác động lên chính nó. Vì vậy khi dùng on và se nhằm mục đích bị
động thì cú pháp trong câu sẽ giống như một đối tượng thuộc ngôi thứ ba đang chủ động thực
hiện một hành động.
Ex: La fenêtre ne s’ouvre pas: The window doesn’t open (The window can’t be opened)
On conҫoit beaucoup de voitures ici: Many cars are designed here (They design many
cars here)
Les étudiants ont dȗ se faire à manger: The students had to make food for themselves
(The students weren’t prepared food for)
On conduira le blessé à l’hôpital: The injured man will be taken to the hospital (They
will take the injured man to the hospital)
m. Nói về tình huống và giả định (Décrire le Moment et L’hypothèse)
• Nói về tình huống với Quand
- Khi cần liệt kê ra các tình huống khác nhau hay nhấn mạnh vào một tình huống bất kỳ thì
Quand được dùng để nêu lên chúng. Nhìn chung như vậy sẽ tương tự như cách dùng When
trong tiếng Anh, nghĩa là dùng mệnh đề chứa When đề cập đến một mốc sự kiện. Tuy nhiên,
điểm khác biệt giữa Quand và When là khi muốn nói về những mốc sự kiện hay khả năng
trong tương lai trong tiếng Pháp thì câu sẽ được chuyển thành thì tương lai, khơng giống
như trong tiếng Anh là phải giữ thành phần mệnh đề nêu tình huống ở thì hiện tại. Để nói dễ

hiểu, Quand sẽ giống như trong tiếng Việt khi nói “khi làm gì đó”
Ex: Quand on aura un peu d’argent, on pourra peut-être installer une cheminée: When
there’s some money, maybe we’ll be able to install a fireplace
Quand quelque chose arrive, tu peux me téléphoner: When something comes up, you can
call me
• Nói về giả định với Si

21


Made by Students of FFL at NLU at HCMC
- Như đã biết ở Pháp 2, Si mang nghĩa if trong tiếng Anh. Vì vậy mà sẽ có nhiều cấu trúc câu
giả định khác nhau được dùng. Ở đây ta sẽ nói về giả định trong hiện tại và tương lai, khơng
nói về q khứ hay giả định khả năng khơng có thật.
- Mẫu câu điều kiện nói về giả định trong hiện tại và tương lai, hay còn được xem là câu
điều kiện loại 1, mô tả những khả năng có thể sẽ xảy ra trong hiện tại hay tương lai.
Mẫu câu này sẽ có mẫu như sau:
Si+ S+

V(Présent)
V(Passé Composé)

+(O/CS/adv) ,

S+

V(Présent) +(O/CS/adv)
V(Futur)
V(Imperatif)
La condition

Le résultat
Hai thành phần trước và sau dấu phẩy trong mẫu câu có thể đổi chỗ cho nhau. Thì quá khứ
trong phần điều kiện sẽ được hiểu như thì hiện tại hồn thành, khơng phải thì q khứ đơn
trong tiếng Anh (tránh nhầm lẫn với cấu trúc câu điều kiện loại 2).
Ex: Si vous avez fait vos devoirs, vous pouvez sortir tôt: If you’ve done your homework, you
can leave early
Si tu te sens triste, pense à moi: If you feel sad, think about me
Je serai toujours ici si tu as besoin de moi: I’ll always be here if you need me
2. Ngữ pháp-Mẫu câu bổ túc (Grammaire-Phrase Auxiliaires)
a. Ngữ pháp bổ túc (Grammaire Auxiliaire)
1. So sánh hơn/kém/bằng
- Các dạng so sánh lần lượt là: so sánh hơn (plus), so sánh kém (moins), và so sánh bằng
(aussi/autant). Khi muốn so sánh với một đối tượng khác thì sẽ thêm que.
- Khi so sánh về tính từ hay trạng từ thì chỉ cần thêm từ so sánh vào trước tính từ hay trạng từ
so sánh.
S+ V+

plus
+adj/adv +que +N
moins
aussi
Ex: Cet arbre est plus grand que moi: This tree is taller than me
Ils sont aussi forts que des chevaux: They’re as strong as horses
- Khi so sánh về danh từ thì quy luật vẫn như trên, và kết hợp thêm giới từ de.
S+

V+

plus
+de +N +que +N

moins
autant
Ex: Il y a moins de pommes que d’oranges: I have fewer apples than oranges (*Có thể so
sánh 2 danh từ khác nhau hay nhiều hơn)
J’ai bu plus d’eau que jamais hier: I drank more water than ever yesterday

22


Made by Students of FFL at NLU at HCMC
- Khi so sánh về động từ thì các từ so sánh sẽ đứng sau động từ.
S+ V+

plus
+que
moins
autant
Ex: Ils étudie moins que toi: He studies less than you

+N

Elle chante autant qu’elle parle: She sings as much as she speaks (*Có thể so sánh 2
hành động khác nhau)
2. Giới từ và trợ từ đi với các mốc và khoảng thời gian
- Dưới đây là các giới từ và trợ từ dùng chung với một số mốc thời gian quy ước thường gặp:
à+(l’heure): at (hour)
Ex: Le train part à 9h: The train leaves at 9

le+


(la date)
: on (date/weekday)
(le jour de la semaine)
Ex: Je suis né le 31 février 2000: I was born on Feb 31st, 2000
Il reste à sa maison le mercredi et le weekend: He stays at home on Wednesday and the
weekend

(l’année) : in (year/month/season)
(le mois)
(la saison)
Ex: Je suis entré à l’université en 2018: I entered university in 2018
en+

Les étudiants vont à l’école en septembre: Students go to school in September

à partir de+(le temps): from (time)
Ex: Tu seras un employé ici à partir de demain: You’ll be an employee here from tomorrow
Il verra à l’entreprise à partir de lundi: He’ll go to the company from Monday

(le moment)+plus

tôt : (moment) earlier/later
tard
Ex: Vous les verrez deux jours plus tard: You’ll see them 2 days later
Il a pris son petit déjeuner une heure plus tôt: He had his breakfast an hour earlier

23


Made by Students of FFL at NLU at HCMC

en+(l’année)
en+(le mois)
à+(le jour de la semaine)
à+(l’heure)
au+(la date)
à+(l’événement)
à+plus (tôt/tard)
Ex: Elle a dort jusqu’à 8h: She slept until 8am
jusque+

: until (time/event/earlier/later)

Nous étudions ici jusqu’au 31 octobre 2022: We study here until Oct 31st, 2022
Ils attendent jusqu’à noël pour célébrer une fête: They wait until Christmas to celebrate
a party
C’est jusqu’à plus tôt qu’il est venu: It’s until earlier that he came (→he just left)

- Dưới đây là các giới từ và trợ từ dùng chung với một số khoảng thời gian quy ước thường
gặp:
de+(le temps)+à+(le temps): from (time) to (time)
Ex: Tout le monde travaille du lundi au vendredi: Everyone goes to work from Monday to
Friday

en+(la durée): in (duration)
Ex: Je peux faire le travail en une heure: I can do the job in an hour

pendant+(le temps): during (time)
Ex: Pendant les 2 jours du week-end à la maison, je me repose: During the 2 weekend days
at home, I take a rest
3. Tường thuật lời nói/lời nhắn

- Câu tường thuật có thể dùng cấu trúc như tường thuật trong tiếng Anh, nghĩa là cho động từ
tường thuật đi với mệnh đề được tường thuật, và phải lùi thì hành động trong mệnh (verbe
subordonné) đề nếu tường thuật lại quá khứ.
S+V+que+N+V(subordonné)
- Về việc thay đổi thì trong câu khi tường thuật, thì tương lai và thì quá khứ (Passé Composé)
sẽ chưa được phân tích ở đây. Khi lùi thì từ một câu trực tiếp cho tường thuật quá khứ, thì
hiện tại sẽ biến thành thì bất hồn thành, thì bất hoàn thành giữ nguyên dạng, và thể
mệnh lệnh sẽ biến thành thể nguyên mẫu.
Ex: Mon ami dit qu’il va devenir professeur: My friend says he’s going to become a teacher
24


Made by Students of FFL at NLU at HCMC
Elle a dit que sa voiture était cassée: She said her car was broken
Il voulait que tu y vas bientôt: He wanted that you go there soon
- Riêng câu tường thuật yêu cầu cịn có thể dùng cấu trúc cho động từ nguyên mẫu đi sau giới
từ de.
S+(dire)+qq.un+de+V(infinitif): tell s.o. to do sth
Ex: Ils m’ont dit de me préparer pour demain: They tell me to prepare for tomorrow
Le garỗon a dit sa mère de lui acheter un jouet: The boy told his mother to buy him a
toy
4. Phát biểu mục đích
- Khi cần cho biết một sự việc hay một đối tượng nào đó có mục đích để làm gì thì pour và à
sẽ được dùng với động từ nguyên mẫu để phát biểu điều đó.
Pour +V(infinitif)
À
- Pour sẽ được dùng khi mục đích được phát biểu là dùng để bổ nghĩa cho một đối tượng hay
sự kiện. À sẽ được dùng khi mục đích được phát biểu là dùng để bổ nghĩa một đối tượng mà
cần tác động lên, nghĩa là dùng à cho mệnh đề quan hệ để chỉ mục đích tác động lên một đối
tượng.

Ex: Il a acheté une nouvelle voiture pour aller à l’entreprise: He bought a new car to go to
the company
Elles ont une grande piscine à construire dans la cour de leur maison: They have a big
swimming pool to build in their house yard
b. Mẫu câu bổ túc (Phrase Auxiliaire)
1. Làm thêm/Khơng cịn làm điều gì đó
- Để ám chỉ việc một đối tượng có thực hiện thêm một hành động gì đó hay là khơng cịn
thực hiện nữa thì plus được dùng trong câu với vai trị trạng từ. Plus có nghĩa là more, và
khi đi thành cặp với thành phần ne thay cho pas trong cấu trúc câu phủ định thì sẽ mang
nghĩa là no more/no longer.
- Mẫu câu này sẽ có mẫu như sau:
S+(ne)+V+plus+(adv)
Ex: Je ne joue plus au foot: I don’t play soccer anymore
Vogageons plus quand on est encore jeune: Let’s travel more when we’re still young
2. Diễn tả hy vọng

25


×