Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

quy chế pháp lý của quốc hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.17 KB, 17 trang )

QUỐC HỘI
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT PHÁP LÝ CỦA QH:
- Điều 83 HP 1992 ( đã sửa đổi, bổ sung) :
“ QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất
của nước CHXHCNVN ’’. Như vậy, QH là cơ quan cao nhất, có vị trái cao nhất trong
BMNN. Không 1 cơ quan nào trong BMNN có thể đứng trên hoặc đứng ngang hàng với
QH. ( ngoài ra còn ở Điều 1 Luật Tổ chức Quố hội).
Việc quy định như trên là đặc biệt trang trọng. Tuy nhiên vẫn còn dấu ấn của tập quyền
XHCN “ Cao nhất ’’ ( Dù sau 1992 đã nhận thức lại nhưng chưa hoàn toàn bị đánh đổ).
Về mặt tính chất, QH có những tính chất sau đây :
1)Tính đại biểu cao nhất của nhân dân :
- Về cách thức thành lập : QH là cơ quan duy nhất trong BMNN do nhân dân cả nước trực
tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
-Về cơ cấu thành phần đại biểu : QH bao gồm các đại biểu đại diện cho các giai cấp, các
tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, đại diện cho các địa phương trong cả nước. Tổng
số đại biểu QH không quá 500 đại biểu được bầu theo tỷ lệ dân cư nhưng tỉnh ít dân nhất
cũng được bầu không dưới 3 đại biểu. ( để đẹp đội hình thì buộc phải cơ cấu khi bầu cử ).
-Về chức năng, nhiệm vụ : QH phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân và dân tộc, thể hiện
ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước.
-Về các thức hoạt động : Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của
QH.
 Trước kỳ họp : Các đại biểu tiếp xúc với các cử tri, thu thập lắng nghe ý kiến, kiến
nghị của cử tri để tại các Kỳ họp, các đại biểu QH thảo luận tập thể và quyết định
theo đa số những vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền của QH. Những quyết định
của QH được thông qua như thế là kết tinh trí tuệ, ý chí của nhân dân cả nước mà
đại biểu là người đại diện.
 Sau kỳ họp : Các đại biểu tiếp xúc với cử tri, báo cáo cho cử tri biết về kết quả kỳ
họp, về hoạt động của mình tại kỳ họp QH.
2)Tính quyền lực nhà nước cao nhất của QH vì :
- Điều 2 HP 1992 ( đã sửa đổi 2001) quy định : “ Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân ’’.


- Điều 6 HP quy định : “ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua QH và HĐND
các cấp do nhân dân trực tiếp bầu ra… ’’
Như vậy, ở nước ta chỉ có QH là cơ quan duy nhất trong BMNN trực tiếp nhận và thực
hiện quyền lực nhà nước do nhân dân cả nước trao cho (thông qua chế độ bầu cử), biến ý
chí cảu nhân dân thành ý chí nhà nước dưới hình thức HP, Luật, các Nghị quyết của QH
có hiệu lực pháp lý cao nhất, có tính bắt buộc thi hành đối với mọi CQNN, mọi tổ chức và
mọi cá nhân trong phạm vi cả nước.
*Tính quyền lực nhà nước cao nhất của QH thể hiện :
 QH là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp.
 QH quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
 QH bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, các
chức đối với các chức danh chủ chốt của các CQNN then chốt ở TW.
 QH thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.
 4 lĩnh vực này cũng chính là 4 chức năng của QH và nó được cụ thể hóa bằng
14 loại nghĩa vụ, quyền hạn được quy định ở điều 84 của HP và điều 2 của
Luật Tổ chức Quốc hội.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA QUỐC HỘI :
1)Trong lĩnh vực Lập hiến, lập pháp :
a)Nội dung :
- QH là cơ quan duy nhất có quyền thông qua, sửa đổi, bổ sung HP và luật.
Để bảo đảm thực hiện chức năng này, điều 87 HP 1992 quy định các cơ quan sau đây có
quyền trình dự án luật trước QH để QH xem xét:
+ UBTVQH + Các ủy ban của QH
+ Chủ tịch nước + TAND tối cao
+ Chính phủ + VKSND tối cao.
+ Hội đồng dân tộc + MTTQ VN và các tổ chức thành viên.
+ Đại biểu QH ( còn có quyền kiến nghị về luật và pháp lệnh ).
Các cơ quan trình dự án luật phải chuẩn bị kỹ và có chất lượng các dự án luật và trình
trước QH dự án đó để QH xem xét, thảo luận và thông qua.

- QH có quyền quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Điều 87 HP 1992 về hỗ trợ lập hiến, lập pháp. Về sáng kiến lập pháp có 2 nội sau đây :
+ Quyền trình kiến nghị về luật : Yêu cầu, đề nghị thông qua, sửa đổi, bổ sung 1 luật mới
trong tương lai. Chủ thể : Đại biểu QH.
+ Quyền trình dự án luật : 1 người tự xây dựng và viết xong dự án -> trình lên QH xem
xét, thảo luận thông qua. Chủ thể : nhiều ( CTN,CP,TAND,VKSND…)
b) Nhận xét, đánh giá về chức năng, hoạt động lập hiến, lập pháp của QH :
- Những bất cập :
+ QH vừa lập hiến vừa lập pháp sẽ không đảm bảo tính tối cao của HP ( đặt QH cao hơn
HP chưa thực sự khách quan, đặt VBPL ngang bằng với HP -> Chưa có dân chủ, chưa
có nhà nước pháp quyền).
 Cần phải tách bạch chức năng lập hiến với lập pháp. Có 2 cách tách bạch sau :
 Trưng cầu dân ý HP.
 Bầu ra 1 QH lập hiến khác với QH lập pháp.
+ Các dự án luật hiện nay chủ yếu do Chính phủ xây dựng, soạn thảo, CP giao cho Bộ
ngành tương ứng chủ trì. VN hiện nay có hơn 95% dự án Luật do Chính phru (bộ,
ngành) xây dựng các dự án luật, còn 5% còn lại các cơ quan khác như UBTV,MTTQ
Còn ĐBQH thì 0%. Khác với Nghị sỹ ở Mỹ hơn 90% dự án Luật là do các Nghị sỹ
xây dựng.
 Ưu thế : + Là cơ quan quản lý nên đúng chuyên môn từ đó hiểu và xây dựng
được những dự án luật chất lượng.
+ Có đầy đủ điều kiện về nhân sự và vật chất.
 Hạn chế : + Cục bộ ngành, vô hiệu hóa ý chí của dân trong Luật
+ Vô hiệu hóa chức năng làm luật của Quốc hội.
 QH chỉ thông qua, sửa đổi, bổ sung -> “ LÀM VĂN TẬP THỂ ’’
+ Cần khắc phục hiện tượng không bình thường là : Luật chờ nghị định của Chính phủ,
nghị định chờ thông tư của các Bộ.
+ Ban hành luật là cần thiết, nhưng quan trọng hơn cả là luật phải đi vào cuộc sống, làm
luật làm sao cho dân thấy có ích, đánh vào thực tế của dân ( Hiện nay Dân còn thờ ơ
với luật, không quan tâm -> Dân chưa hiểu được Luật nói gì Đây cũng phản ánh tâm

lý của người dân VN: tính thực tế, thích cái gì gần gũi, ghét chuyện xa xôi, không có
tầm nhìn xa… ).
2) Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước :
- Quyết định kế hoạch phát triển KT – XH của đất nước.
- Quyết định chính sách dân tộc, tôn giáo.
- Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình.
- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại.
- Quyết định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao;
quy định các loại huân chương, huy chương và các danh hiệu cao quý của NN.
- Quyết định việc trưng cầu ý dân
- Quyết định chính sách tài chính tiền tệ quốc gia; quyết toán ngân sách NN và phân
bổ ngân sách NN ở TW; quy định vấn đề thuế khóa.
Theo Nghị quyết 51 năm 2001 thì QH đã có sự phân cấp phân bổ ngân sách .
QH TW
HĐND cấp tỉnh -> Địa phương.
Ý nghĩa :
+ Phân bổ ngân sách sẽ chính xác hơn.
+ Chứng tỏ TW dần dần có niềm tin với địa phương hơn.
+ Tránh tình trạng chạy ngân sách.
- Quyết định đại xá (tha, miễn hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt cho 1 số loại tội
phạm hoặc một loạt người phạm pháp nhất định đã hoặc chưa bị truy tố, xét xử, thi
hành án). Quyết định đại xá thường được ban hành nhân dịp những sự kiện lớn của
dân tộc.
Có 3 hành động cần phân biệt :
+ Đại xá : QH -> Nghị quyết -> Chủ tịch nước công bố -> miễn truy cứu Tù nhân
hình sự, 1 loạt tội phạm ( nhẹ thì như giao thông,kinh tế… Còn nặng thì chỉ khi
những dịp lễ rất long trọng như 1946,1976).
+ Ân xá : Chủ tịch nước -> ra quyết định ân xá -> 2 người : Chánh án Tối cao và
Viên trưởng Tối cao sẽ tư vấn cho CTN -> những người bị kết án tử hình, người
phạm tội đó làm đơn xin CTN giảm án tử hình.

+ Đặc xá : Chủ tịch nước -> ra quyết định đặc xá -> Ban quản lý trại giam tư vấn
cho CTN -> tha tù trước thời hạn với những phạm nhân có cải tạo tốt hoặc hoàn
cảnh đặc biệt.
3) Xây dựng, củng cố và phát triển BMNN :
- QH có quyền bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với :
 UBTVQH (Chủ tịch QH, phó chủ tịch và các ủy viên), Hội đồng Dân tộc
và các Ủy ban của QH.
 Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước.
 Thủ tướng CP.
 Chánh án TAND tối cao.
 Viện trưởng VKSND tối cao.
- QH có quyền phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức : Phó thủ tướng,
Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ theo đề nghị cảu Thủ tướng CP.
- Phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh theo đề nghị của
CTN.
- QH quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan ở NN ở TW cũng như ở địa
phương.
- QH có quyền thành lập, sát nhập, bãi bỏ các Bộ, các cơ quan ngang Bộ.
- QH có quyền thành lập, sát nhập, chia, tách, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành
chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
Thành lập cơ quan nhà nước ở TW theo quy trình sau đây :
Bầu cử QH Khóa 13 ( 835 UCV, 183 đơn vị bầu cử – ngày 22/05/2011)
Quan trọng nhất
Họp Kỳ họp thứ 1 Thành lập các tổ chức, vị trí.
Ra Nghị quyết
Bầu UBTVQH ( Khóa trước –K12) Số ĐBQH -> Danh sách
( Giới thiệu) 500 người
UBTVQH ( Khóa mới – K13) Danh sách đề cử các
( Giới thiệu) chức vụ ( 18 người )
Đại biểu QH Chủ tịch nước ( Nhất thiết phải là ĐBQH)

( Giới thiệu – Phải là ĐBQH )
Phó CTN
Ra nghị quyết bầu Thủ tướng
4 chức danh này Chánh án TA Tối cao Các Phó CATC
Viện trưởng VKS Tối cao Các Phó VTTC
( 2 chức danh CA TATC ( Được lựa chọn theo đề
Và VT VKS TC không nhất thiết nghị của CA TA TC và
Phải là Đại biểu Quốc hội) VT VKS TC sau đó
CTN ký quyết định
Bổ nhiệm)
Quy trình Thủ tướng chọn những chức vụ còn lại trong Chính phủ :
Gồm có 3 bước :
1) Lựa chọn, lập danh sách gồm các chức vụ : Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, thủ trưởng, cơ quan
ngang bộ ( những người này không nhất thiết là Đại biểu Quốc hội ).
2) Trình danh sách ra QH đề nghị QH phê chuẩn và bổ nhiệm những người này.
3) Sau khi đã ra Nghị quyết phê chuẩn, CTN ký quyết định bổ nhiệm những người này.
TẠI SAO QUY TRÌNH LẠI PHỨC TẠP NHƯ VẬY ?
Bởi vì các lý do sau đây :
 Cho thủ tướng chọn là để cho TT tìm kiếm 1 ê kíp làm việc ( tay chân của TT cho
tâm đầu ý hợp -> làm việc hiệu quả hơn )
 Đảm bảo vai trò, khả năng, tiếng nói của TT với những người này ( tạo ra cái rơ, sự
nhịp nhàng trong BMNN )
 Đưa ra QH phê là để hạn chế sự lạm quyền của TT ( tránh sự độc tài, nguy hiểm)
 Đảm bảo sự chấp hành của Bộ trưởng đối với đường lối chủ trương của QH
 CTN ký chỉ là thủ tục nhằm hợp thức hóa 1 quyết định đã rồi của QH và Chính phủ.
Lưu ý : Khi học BMNN cần phân biệt được Bầu-miễn nhiệm-bãi nhiệm và Bổ-miễn nhiệm-
cách chức.
- Bầu : là 1 hoạt động , 1 sản phẩm của tập thể người với hình thức là ra Nghị
quyết bầu như các cơ quan QH, HĐND,TAND,VT VKSND
Thi hành nhiệm vụ

Khách quan Sai phạm
( sức khỏe, công tác ) -> Bãi nhiệm
 Miễn nhiệm

- Bổ nhiệm : là sản phẩm của 1 người với hình thức là ra quyết định ( Thủ tướng,
CTN, Viện trưởng, CA TAND Tối cao, Thủ trưởng )
Trong quá trình thi hành
Khách quan Sai phạm
( sức khỏe, công tác) Cách chức
 Miễn nhiệm
- Phê chuẩn : Chỉ là sự đồng ý của cấp trên ( để kiểm soát ).
 Thực tế :
Các cơ quan nhà nước đã có những cách làm không đúng luật. Bởi vì còn tâm lý
trọng tình cảm dẫn đến tùy tiện và làm không đúng luật.
4) Giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của NN, giám sát việc tuân theo HP, Luật
và Nghị quyết của QH :
a)Đối tượng của giám sát tối cao gồm :
- Điều 1 Luật hoạt động giám sát : Giám sát toàn bộ hoạt động của BMNN từ TW
đến địa phương.
- Thực tế :
 Giám sát trực tiếp : (tập thê QH tại kỳ họp)
+ UBTVQH + Chính phủ + VKSND Tối cao
+CTN + TAND Tối cao +Các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn
Đây là tầng cao nhất của BMNN (Từ Bộ trở lên)
 Giám sát gián tiếp : từ bộ trở xuống và thông qua những cơ quan,bộ phận
bên trong của QH như : UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, Các ủy ban chuyên
môn, Đại biểu Quốc hội.
b) Nội dung của giám sát tối cao :
- Giám sát việc tuân theo HP, Luật và Nghị quyết của QH.
- Giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, trước hết là các cơ quan nhà nước

then chốt ở TW, như : UBTVQH, CP,…
c)Hình thức của giám sát tối cao :
- QH thực hiện quyền giám sát tối cao thông qua việc xem xét báo cáo công tác
( bao gồm xem xét và đánh giá. Nếu chỉ nghe thì mang tính hình thức vì nghe chỉ
Bầu – Miễn nhiệm – Bãi nhiệm
Bổ - Miễn nhiệm – Cách chức
biết thông tin mà thôi) của Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, TAND Tối cao
và VKSND Tối cao.
- QH xem xét các Văn bản QPPL
- QH thành lập đoàn giám sát của UBTVQH, HĐ Dân tộc, hoặc của các Ủy ban
của QH để giám sát ở các ngành, các địa phương.
- QH thực hiện quyền giám sát tối cao thông qua hoạt động chất vấn của Đại biểu
QH (là biện pháp giám sát tối cao hiệu quả nhất của QH).
 CHẤT VẤN: : Là hình thức giám sát hiệu quả nhất của QH.
- Định nghĩa :
Chất vấn là đòi hỏi của đại biểu buộc người có trách nhiệm theo quy định của
HP, PL phải trả lời trước QH về sự yếu kém, trì trệ, VPPL trong hoạt động của cơ
quan mà họ phụ trách; phải giải thích rõ nguyên nhân khác quan, chủ quan và
các biện pháp khắc phục, cũng như trách nhiệm của họ trược QH.
Đối tượng bị chất vấn:
Đại biểu QH có quyền chất vấn :
+ Chủ tịch nước
+ Chủ tịch QH
+ Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ
+ Chánh án TAND Tối cao.
+ Viện trưởng VKSND tối cao. ( Điều 98 HP 1992 )

Hình thức của chất vấn :

gửi chất vấn


Trả lời tại kỳ họp
gửi chất vấn

UBTVQH
Chủ tịch QH
ĐBQH
QH
ĐBQH
Chất vấn ngoài
Kỳ họp
Chất vấn tại
Kỳ họp
HÌNH
THỨC
CHẤT
VẤN
Đối tượng bị chất vấn
trả lời bằng
Văn bản
Điều 98
Đại biểu Quốc hội
Chung
Quyền yêu cầu kiến nghị Chất vấn
Đối tượng bị chất vấn
Hình
thức
Chất vấn
Quyền yêu cầu kiến
nghị

Câu hỏi thông thường
1)MỤC
ĐÍCH
-Yêu cầu đối tượng bị chất vấn giải
thích về sự trì trệ, yếu kém, VPPL và
biện pháp khắc phục.
-Quy kết trách nhiệm, sáng tỏ trách
nhiệm.
- Để biết và tìm kiếm
thông tin.
- Nhận thông tin về vấn
đề mình chưa rõ.
2) ĐỐI
TƯỢNG
- Là những người được quy định cụ
thể tại Điều 98 HP ( chỉ chất vấn
người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
( Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Thủ
tướng và các thành viên khác của CP,
Chánh án TAND tối cao, Viện
trưởng VKSND tối cao )
- Tất cả các CQNN, tổ
chức XH, KT, đơn vị
vũ trang.
- Tất cả các CQNN, tổ
chức XH, KT, đơn vị
vũ trang.
3) Bản
chất
-Ràng buộc về quyền và nghĩa vụ.

-Bao giờ cũng mang tính phê bình.
-Không ràng buộc về
trách nhiệm pháp lý
- Mang tính phê bình.
- Không mang tính phê
bình.
- Không ràng buộc trách
nhiệm pháp lý.
4) Thủ
tục
-Theo thủ tục chặt chẽ được HP và
Luật quy định.
-Trả lời trước QH, không phải cho
cá nhân đại biểu QH.
- Không được Luật
định.
- Trả lời cho cá nhân
đại biểu Quốc hội
trong thời hạn luật
định.
5) Hậu
quả
-Đối tượng bị chất vấn có thể bị áp
dụng các chế tài : Bãi nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức; hoặc bị đưa ra
bỏ phiếu tín nhiệm.
 QH ra 1 NQ bày tỏ thái độ của
QH và tùy vào thái đố mà các
quan chức BMNN sẽ những hậu
quả pháp lý nhất định.

-Không có hậu quả
pháp lý.
-Không có hậu quả
pháp lý.
 ĐÁNH GIÁ:
 Truyền hình trực tiếp ( Hơn 80 triệu dân có quyền nghe ) -> Trách nhiệm.
 Đối tượng chất vấn càng ngày được mở rộng.
 Chất vấn đã biết tập trung vào những vấn đề mà dân quan tâm.
HẠN CHẾ :
 Thiếu cơ sở pháp lý. Hiện nay PL chưa quy định trường hợp nào được từ chối hoặc
Chủ tọa được cắt ngang -> Dễ tùy tiện.
 Hiện nay hậu quả pháp lý của chất vấn còn chung chung. Dẫn đến chuyện chưa có
quy định cụ thể hậu quả của chất vấn là phải như thế nào.
d) Biện pháp pháp lý mà QH có quyền sử dụng khi thực hiện chức năng giám sát tối
cao :
- QH có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với các chức danh do QH bầu hoặc phê
chuẩn ( người nào không được quá ½ tổng số đại biểu QH tín nhiệm thì sẽ bị bãi
nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức).
- QH có thể trực tiếp bãi nhiệm, miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm,
cách chức đối với các chức danh do QH bầu ( Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước,
Chủ tịch QH, Phó Chủ tịch QH, các Ủy viên UBTVQH, Thủ tướng, Chánh án
TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao) hoặc phê chuẩn ( Phó thủ tướng, Bộ
trưởng và các thành viện khác của Chính phủ).
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA QH :
1) Ủy ban thường vụ QH (UBTVQH) :
UBTVQH là cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của QH, được lập ra để tổ chức
các hoạt động của QH và giải quyết các công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình
trong thời gian QH không họp.
a) Thành phần của UBTVQH :
Thành phần của UBTVQH gồm :

- Chủ tịch QH
- Phó Chủ tịch QH
- Các ủy viên : chủ tịch Hội đồng dân tộc.
- Các chủ nhiệm UB của QH
- Thành viên của UBTVQH do QH bầu ra trong số các đại biểu QH.
- Thành viên của UVTVQH không thể đồng thời là thành viên của CP.
( gồm 18 người : 1 CTQH, 4 PCT, 13 UV )
b) Thẩm quyền của UBTVQH: ( Điều 91 HP )
2) Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của QH:
a)Hội đồng dân tộc :
Thành phần của Hội đồng dân tộc :
- Chủ tịch Hội đồng dân tộc - Ủy viên UVTVQH.
- Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc.
- Ủy viên.
- Các thành viên của HĐDT do QH bầu ra trong số các đại biểu QH (phải là người
dân tộc thiểu số) theo sự giới thiệu của Chủ tịch QH. Một số thành viên của HĐDT
làm việc theo chế độ chuyên trách.
b) Các Ủy ban của QH : QH lập ra 2 loại Ủy ban, đó là :
-Ủy ban lâm thời : là những ủy ban được lập ra khi xét thấy cần thiết để nghiên cứu,
thẩm tra 1 dự án hoặc điều tra về 1 vấn đề nhất định. Sau khi hoàn thành xong nhiệm
vụ, ủy ban này sẽ tự động giải tán.
Ví dụ : UB sửa đổi HP, UB thẩm tra tư cách đại biểu QH…
-Ủy ban thường trực : là những ủy ban được QH thành lập theo quy định của Luật tổ
chức QH, là bộ phần cấu thành cơ cấu tổ chức của QH trong suốt nhiệm kỳ.
QH lập ra 9 Ủy ban, đó là :
1)Ủy ban pháp luật
2)Ủy ban tư pháp
3)Ủy ban đối ngoại
4)Ủy ban kinh tế
5)Ủy ban tài chính, ngân sách

6)Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường
7)Ủy ban văn hóa – giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng
8)Ủy ban quốc phòng và an ninh
9)Ủy ban về những vấn đề XH
Thành phần của các Ủy ban gồm có :
1)Chủ nhiệm Ủy ban - Ủy viên UBTVQH ( có hàm Bộ trưởng )
2)Phó chủ nhiệm
3)Ủy viên
4)Các thành viên của các Ủy ban do QH bầu ra trong số các đại biểu QH có trình độ,
có kiến thức chuyên môn về ngành, lĩnh vực mà UB mình phụ trách theo sự giới
thiệu của Chủ tịch QH.
IV. KỲ HỌP QUỐC HỘI:
Là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của QH. Vì :
Kỳ họp là nơi biểu hiện trực tiếp và tập trung nhất quyền lực NN của cơ quan quyền lực
NN cao nhất.
Mọi vấn đề quan trọng nhất của đất nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của QH, được QH
đưa ra thảo luận tập thể và quyết định theo đa số tại Kỳ họp.
Các hình thức hoạt đông khác như : hoạt động của UBTVQH ( dự kiến chương trình làm
việc của Kỳ họp ), hoạt động của HĐDT và các Ủy ban của QH ( thẩm tra các dự an…),
hoạt động của từng đại biểu QH… suy cho cùng chỉ là hình thức trợ giúp cho Kỳ họp QH.
QH họp mỗi năm 2 kỳ, 1 kỳ vào giữa năm ( tháng 6,7 dương lịch ) và 1 kỳ vào cuối năm
(tháng 11,12 dương lịch) . 1 Kì kéo dài 4 – 6 tuần, 1 kỳ chia thành nhiều phiên ( phiên xét
báo cáo, phiên chất vấn, phiên thảo luận )
Ngoài 2 kỳ họp thường lệ, QH có thể họp bất thường theo đề nghị của :
+ UBTVQH
+ Chủ tịch nước
+ Thủ tướng CP
+ Ít nhất 1/3 tổng số đại biểu QH.
1) Hình thức họp:



2) Việc chuẩn bị và triệu tập kỳ họp :
Việc chuẩn bị, triệu tập kỳ họp QH được giao cho UBTVQH. UBTVQH sẽ dự kiến chương
trình làm việc của QH.
+ Đại biểu QH tiếp dân theo lịch, theo định kỳ tại trụ sở tiếp dân hoặc tiếp dân tại nhà, nơi
công tác.
+ Ít nhất mỗi năm 1 lần, đại biêu QH phải báo cáo trước cử tri về hoạt động của đại biểu và
hoạt đọng của QH.
Ít nhất 1/3 tổng
số đại biểu QH
Thủ tướng CP
Chủ tịch nước
UBTVQH
Theo yêu cầu của
Họp kín
Nhân dân, các cơ quan
báo chi có thể tham dự
các phiên họp của QH.
Họp công khai
HÌNH THỨC HỌP
+ Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của nhân dân, đại biểu QH phải có trách nhiệm nghiên
cứu, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, theo dõi và đôn đốc việc giải quyết,
thông báo cho nhân dân biết kết quả giải quyết.
+ Khi phát hiện có hành vi VPPL, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của tập thể hoặc
của công dân, đại biểu QH có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước, những người có trách
nhiệm tiến hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi trái pháp luật đó.
+ Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội… trả
lời những vấn đề mà Đại biểu quốc hội quan tâm.
• Những bảo đảm cho hoạt động của Đại biểu Quốc hội :
+ Trong thời gian QH họp, nếu không có sự đồng ý của QH và trong thời gian QH không

họp , nếu không có sự đồng ý của UBTVQH thì không được bắt giam, truy tố khám xét
nơi làm việc của Đại biểu QH.
Chỉ có Viện trưởng VKSND Tối cao mới có quyền đề nghị bắt giam, truy tố Đại biểu
QH. Nếu Đại biểu QH phạm tội quả tang thì sẽ bị giam giữ nhưng cơ quan ra lệnh tạm giữ
phải báo cáo để QH hoặc UBTV QH (Khi QH không họp) quyết định.
+ Nếu không có sự đồng ý của UBTV QH thì cơ quan nơi Đại biểu QH làm việc không có
quyền cách chức, buộc thôi việc đối với Đại biểu QH.
+ Đại biểu QH được quyền ưu tiên mua vé máy bay, tàu xe khi đi làm nhiệm vụ, được
hưởng chế độ trợ cấp thuốc men, được cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cần thiết để hoạt
động…
• Trách nhiệm pháp lý của Đại biểu Quốc hội :
+ Đại biểu QH có thể bị nhân dân hoặc QH bãi nhiệm ( ít nhất 2/3 tổng số đại biểu biểu
quyết tán thành) khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân (Đ.7 HP).
UBTV QH quyết định đưa đại biểu ra trước QH , cử tri để QH, cử tri bãi nhiệm theo đề
nghị của UBTW MTTQVN, UBMTTQ cấp tỉnh, nơi cử tri bầu ra đại biểu.
+ Nếu đại biểu bị khởi tố thì sẽ bị UBTVQH tạm thời đình chỉ hoạt động.
+ Nếu đại biểu bị kết án thì đương nhiên mất quyền đại biểu kể từ thời điểm bản án, quyết
định của Tòa án chính thức có hiệu lực pháp luật.
3) Đại biểu QH chuyên trách :
Luật tổ chức QH quy định : Trong QH phải có ít nhất 25% đại biểu QH hoạt động theo chế
độ chuyên trách.Những đói tượng buộc phải hoạt đọng chuyên trách :
- UBTVQH
- Trong mỗi đoàn ĐB sẽ có từ 1- > 2 đại biểu hoạt động chuyên trách.
- Trong Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH phải có 1 số đại biểu hoạt động
chuyên trách.
Đại biểu chuyên trách phải dành hết thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu, được hưởng lương
do UBTVQH quy định (đại biểu kiêm nhiệm phải dành ít nhất 1/3 thời gian làm việc để
làm nhiệm vụ đại biểu, chỉ được hưởng hoạt động phí).
Đại biểu chuyên tráh được bố trí trụ sở, nơi làm việc.
Đaị biểu chuyên trách được cơ quan nơi đại biểu làm việc trước khi hoạt động chuyên trách

tiếp nhận lại và bố trí việc làm khi hết nhiệm kỳ.
Thời gian hoạt động chuyên trách được vào thời gian công tác liên tục của đại biểu.
Câu 1: Trình bày thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, ý nghĩa của việc bỏ phiếu tín
nhiệm. Đánh giá việc bỏ phiếu tín nhiệm hiện nay và đề xuất, giải pháp để việc
bỏ phiếu tín nhiệm hay hơn và hiệu quả hơn.
* Trình bày thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm
Căn cứ pháp lý: Điều 13 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội 2003
Chủ thể có quyền yêu cầu: UBTVQH, kiến nghị của hội đồng dân tộc, Ủy ban của QH và kiến
nghị ít nhất của 20% tổng số đại biểu QH.
Đối tượng: tất cả các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Trình tự:
1. Khi có căn cứ yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm của các chủ thể nêu trên.
2. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước QH.
3. Quốc hội thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm. Trong trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín
nhiệm được quá nửa tổng số đại biểu QH thì tiếp tục làm việc. Trong trường hợp người được đưa
ra bỏ phiếu tín nhiệm không được quá nửa tổng số phiếu tín nhiệm của đại biểu Quốc hội thì xảy
ra 02 trường hợp sau:
3.1 Chủ thể nào đề nghị quốc hội bầu chức danh đó thì đứng ra đề nghị QH xem xét quyết định
việc miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh đó
3.2 Chủ thể nào đề nghị QH phê chuẩn chức danh đó thì đứng ra đề nghị QH xem xét quyết định
việc miễn nhiệm hoặc cách chức người đó
* Ý nghĩa của việc bỏ phiếu tín nhiệm:
Bổ sung thêm quyền này là một văn minh chính trị
- Giúp Quốc hội chủ động hơn trong việc xử lý những chức danh do mình bầu hay phê chuẩn
- Tăng cường trách nhiệm đối với các công việc của quan chức trong bộ máy nhà nước (tinh thần
vô trách nhiệm, làm việc không tích cực).
- Trước năm 2001 thì việc bãi nhiệm, cách chức còn rất khó khăn và lúng túng, đặc biệt trong
việc xác định sai trái của các quan chức.
* Đánh giá việc bỏ phiếu tín nhiệm hiện nay và đề xuất, giải pháp để việc bỏ phiếu tín nhiệm hay
hơn và hiệu quả hơn

- Từ năm 2001 đến nay thì việc bỏ phiếu tín nhiệm như là một lời cảnh báo (bầu hay bãi nhiệm là
do sự tin tưởng của nhân dân và của QH). Đây là cơ chế đo lường niềm tin của số đông.
- Thực tế hiện nay: Mặc dù bỏ phiếu tín nhiệm là văn minh chính trị và đã có hiệu lực pháp lý ở
Việt Nam gần 01 năm nay nhưng vẫn chưa được áp dụng trên thực tế. Nguyên nhân là do thủ tục
bỏ phiếu tín nhiệm rất phức tạp, rườm rà, dẫn đến tâm lý ngại sử dụng quyền này.
(Đại biểu QH không tín nhiệm ai thì phải làm đơn trình UBTVQH để nêu lý do, UBTVQH phải
thu thập được 100 đơn cùng ý kiến rồi mới đưa ra QH để bỏ phiếu tín nhiệm).
Cải tiến: giảm số lượng thu thập xuống thấp hơn (5% hoặc 10%). Bỏ phiếu tín nhiệm định kỳ sau
mỗi phiên họp hoặc chất vấn như một cách để thăm dò sự tín nhiệm
Câu 3: So sánh HĐNN 1980 và UBVQH hiện nay, NQ 51 lại tiếp tục thu hẹp
quyền hạn của UBTV như thế nào? Giải thích tại sao? Đây là tín hiện tích cực
hay tiêu cực?
Hội đồng NN 1980 UBTQH 1992
• HĐNN giữ 2 chức năng quan trọng:
- Thường trực hoạt động thường
xuyên UBTVQH
- Chủ tịch tập thể  CTN
• Cơ quan thường trực có quyền:
- Qđ việc trưng cầu dân ý
- Ban hành pháp lệnh một cách
tùy nguy và rộng rãi
- Trong time QH ko họp thì
HĐBT phải nghiêng mình báo
cáo công tác, chịu mọi trách
nhiệm trước HĐNN
• Tách HĐNN làm:
- UBTVQH
- CTN cá nhân
• Cơ quan thường trực có quyền:
- Chỉ có quyền tổ chức trưng cầu

dân ý theo qđ của QH
- Ban hành pháp lệnh nằm trông
chương trình xây dựng luật
pháp lệnh do QH quyết
- QHH ko họp, CP báo cáo công
tác cho UBTV. CTN, CP ko
chịu trách nhiệm nào trước
UBTV
 Quyền UBTV bị giảm hơn 1
nửa so vs HĐNN
UBTV 1992 NGHỊ QUYẾT 51/2001
• QH ko họp UBTV đc quyền thay mặt
QH qđ 2 vấn đề sau:
- Quyết định tình trạng chiến
tranh và hòa bình khi nc nhà bị
xâm lược và báo vs QH trong
kỳ gần nhất
- Phê chuẩn nhân sự của CP theo
đề nghị của TT
• QH ko thể họp UBTV QH sẽ qđ
chiến tranh và hòa bình
Có 2 điểm mới:
- Ko họp và ko thể họp
- Bỏ đi thẩm quyền phê chuẩn
nhân sự của CP
ĐỌC THÊM:
Căn cứ pháp lý: Điều 91 HP 1992, Điều 6, Điều 7 Luật tổ chức QH
Nhận xét:
Theo HP 1989 thì HĐNN ngoài nhiệm vụ thường trực của QH, vừa phải làm công việc của một
nguyên thủ quốc gia. Giữa hai kỳ họp QH, thẩm quyền của HĐNN rất lớn nhưng trong kỳ họp

thì vài trò của HĐNN trở nên rất mờ nhạt. Mặt khác HĐNN là chủ tịch nước tập thể nên vai trò
của nguyên thủ quốc gia không được thể hiện rõ ràng.
Nhiệm vụ của UBTVQH ngày càng bị thu hẹp dần qua các bản HP.
Đến NQ 51 năm 2001 thì vai trò của UBTVQH tiếp tục bị thu hẹp. Theo HP1992 thì trong thời
gian QH không họp, UBTVQH được quyết định những vấn đề sau đây:
+ Tình trạng chiến tranh, hòa bình khi nước nhà bị xâm lược
+ Phê chuẩn đề nghị của TT về việc đề nghị miễn nhiệm, bổ nhiệm, cách chức các PTT, bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và báo cáo với QH trong kỳ họp gần nhất. Tuy nhiên đến
NQ51/2001 thì trong trường hợp QH không thể họp thì UBTVQH chỉ có thể quyết định tình
trạng chiến tranh, hòa bình và báo cáo với QH trong kỳ họp gần nhất (Đ91 HP hiện hành), hạn
chế quyền hạn và nhiệm vụ trong công tác an ninh quốc phòng, UBTVQH không thể đưa ra các
quyết định phê chuẩn liên quan đến vấn đề nhân sự của chính phủ nữa kể cả khi QH họp hay ko
họp. Vì các nhà lập hiến sợ nếu duy trì qđ phê chuẩn, thủ tướng và UBTVQH lợi dụng qđ sẽ đặt
QH vào tình huống đã rồi, thao túng và vô hiệu hóa QH.
- Từ “không thể họp” (trong Điều 91 HP hiện hành – đã sửa đổi bằng nghị quyết 51) thay thế cho
“không họp” trong HP1992:
+ Không họp: 02 kỳ họp định kỳ hàng năm.
+ Không thể họp: 02 kỳ họp định kỳ hàng năm + các kỳ họp được triệu tập bất thường.
Tức là vai trò thay mặt QH của UBTVQH đã giảm đi, hiện nay trong tình trạng khẩn cấp, nếu
QH vẫn triệu tập được kỳ họp bất thường thì không cần đến sự thay mặt của UBTVQH nữa, còn
tại HP1992 (chưa sửa đổi) thì UBTVQH được thay mặt QH ngoài 02 kỳ họp định kỳ hàng năm.
Việc quyền hạn của UBTVQH ngày càng bị thu hẹp mang tính tích cực hay tiêu cực, tại sao:
Mang tính tích cực:
- Trên thực tế QH chỉ họp định kỳ 02 lần/năm. Nếu trao và ủy quyền cho UBTVQH quá nhiều
quyền lực trong lúc QH không họp thì dễ xảy ra tình trạng UBTVQH lạm quyền, đưa ra những
quyết định quan trọng ngoài sự kiểm soát của QH và đưa QH vào tình trạng đã rồi. Việc thu hẹp
quyền lực của UBTVQH bị thu hẹp có nghĩa là QH ngày càng thực quyền hơn, tránh trường hợp
UBTVQH thao túng QH.
- Quyền quyết định nhân sự là quyền riêng của QH.
- QH ngày càng chuyên trách hơn



×