Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Hiện tượng phân rã cốt truyện trong phiên chợ giát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.12 KB, 7 trang )

Hiện tượng phân rã cốt truyện trong 'Phiên
chợ Giát' và 'Thân phận tình yêu'
Cốt truyện, theo cách hiểu truyền thống, “là một hệ thống các sự kiện phản ánh những
diễn biến của cuộc sống, và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó
các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng
nhằm làm sáng tỏ tư tưởng và chủ đề tác phẩm". 1
Lưu Thị Thu Hà Như vậy, hệ thống sự kiện là yếu tố cốt lõi của cốt truyện. Sự kiện là những
biến đổi, những sự việc có ảnh hưởng nhất định đến nhân vật, tính cách và
các mối quan hệ của chúng trong tác phẩm. Quan hệ chính giữa các sự kiện
hình thành nên cốt truyện là quan hệ nhân quả. Theo tính logic của nó, sự
kiện B ra đời là do "đã có" sự kiện A và sự có mặt hiện tại của sự kiện B là
"để có" sự kiện C nào đó. Chuỗi sự kiện cứ thế nối tiếp nhau làm nên trục vận
động chính của cốt truyện, liên kết các yếu tố rời rạc trong tác phẩm thành
một quá trình phát triển mạch lạc, hợp lý. Quan hệ nhân quả này được các
nhà cấu trúc thâu tóm lại trong một mệnh đề ngắn gọn: "sau cái này tức là do
nguyên nhân của cái này” (post hoc, orgo protes hoc) 2. Như thế giả thiết đặt
ra là những biến đổi của quan hệ nhân quả trong hệ thống sự kiện như tính
chặt chẽ hay lỏng lẻo, sự tồn tại hay mất đi của nó đều có tác động đến cốt
truyện.
Từ cách đặt vấn đề đó, chúng tơi nhận thấy trong tự sự đương đại xuất hiện
sự phân rã cốt truyện trong nhiều tác phẩm, tiêu biểu là Phiên chợ
Giát (Nguyễn Minh Châu) và Thân phận tình yêu (Bảo Ninh).
Hiện tượng phân rã cốt truyện hồn tồn khơng giống như sự khơng có cốt
truyện. Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 đã xuất hiện những tác
phẩm khơng có cốt truyện. Đấy là một dạng thức khác, còn sự tan vỡ và phân


rã cốt truyện trong tự sự đương đại gắn liền với q trình yếu dần đi vai trị
cốt truyện truyền thống. Nếu như trong văn học giai đoạn 1945-1975, với lối
kết cấu sự kiện đơn tuyến, cốt truyện có một vị trí quan trọng - tạo thành một
cái khung cố định, sắp xếp tổ chức chuỗi sự kiện mạch lạc và chặt chẽ thì


cùng với xu hướng kết cấu tâm lý trong văn xuôi sau 1986, cốt truyện bị đẩy
xuống hàng thứ yếu, nhường chỗ cho những dòng chảy bất định của tâm
trạng con người. Cốt truyện vẫn tồn tại song bắt đầu bị biến dạng và phân rã
- "thay vì duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của chuỗi
sự kiện gắn với hành động của nhân vật chính (protagoniste), tự sự tan vỡ
thành một chuỗi lắp ghép các phân đoạn, các "mảnh vỡ" của cuộc đời nhân
vật chính...","thay vì triển khai tự sự bám vào "cuộc phiêu lưu của nhân vật",
nhà văn lại biến tự sự trở thành một "cuộc phiêu lưu của cái viết" nghĩa là sự
chắp ghép ngẫu nhiên những mảnh vỡ - những sự kiện phân tán và rời rạc". 2
Thân phận tình u (cịn có tên là Nỗi buồn chiến tranh) là một cuốn tiểu
thuyết về cuộc sống của người lính sau chiến tranh. Tác phẩm được triển
khai trên cơ sở sự vận động của dòng tâm tư nhân vật chính (Kiên). Để thuận
lợi cho việc phân tích, chúng tơi thống kê được 34 sự kiện chính (hoặc biến
cố gây tác động mạnh đến tâm trạng, tình cảm nhân vật Kiên) của cuốn tiểu
thuyết. Con số này chỉ mang giá trị tương đối và việc liệt kê dừng lại trước
phần kết luận của người kể chuyện (vì thực ra phần này không nằm trong
chuỗi sự kiện của bản thân cốt truyện).
Hệ thống sự kiện chính trong Thân phận tình yêu
Thứ tự Sự kiện
1 Hành trình đi tìm đồng đội
2 Ký ức kinh hoàng về tiểu đoàn 27
3 Cuộc sống của lính trinh sát: Bài bạc và hồng ma
4 Tâm trạng của Kiên khi Can đảo ngũ
5 Tình yêu vụng trộm của những người lính với 3 cơ gái


6 Cuộc đụng độ với bọn thám báo trả thù cho 3 cơ gái
7 Trở lại với chuyến đi tìm hài cốt
8 Suy nghĩ của Kiên về cuốn tiểu thuyết đang viết dở
9 Ký ức về thời thơ ấu

10 Suy nghĩ về cuộc sống đời thường, về những con người trong chung cư
11 Kỷ niệm giữa Kiên và Hạnh
12 Cuộc chia lìa đau đớn đầu tiên với Phương sau chiến tranh
13 Kiên và cuộc gặp gỡ với cô gái "Cà fê xanh"
14 Ký ức về người bạn Trần Sinh
15 Đối mặt với đau đớn ngay sau hịa bình (Gặp Hiền trên cùng chuyến tàu.
Đổ vỡ tình yêu với Phương)
16 Cuộc sống cô đơn, vô phương hướng sau chiến tranh
17 Những mẩu chuyện hư thực trong chuyến đi tìm hài cốt
18 Ký ức về cái chết khủng khiếp của Quảng
19 Chuyện ở Sân bay Sài Gịn trong ngày hồ bình đầu tiên
20 Ký ức về người đàn bà câm
21 Những suy nghĩ về cuộc đời, cái chết, nghệ thuật của nhà văn Kiên - nhà
văn Phường
22 Ký ức về người cha
23 Kỷ niệm về mối tình đầu trong sáng với Phương
24 Những ám ảnh về Phương theo Kiên trong những ngày bị thương
25 Cuộc chia tay vĩnh viễn với Phương
26 Cuộc sống của một người lính hậu chiến
27 Gặp Phương trước lúc lên đường vào B
28 Kỷ niệm về Phương ở Đồ Sơn
29 Phương và Kiên trên chuyến tàu Hà Nội - Vinh
30 Thoát chết trong buổi sáng ngày 30/4
31 Ký ức đau thương về Hoà
32 Ký ức về Phương ở tuổi 16


33 Bất hạnh đến với Phương trên chuyến tàu vào B
34 Những sự kiện dẫn Kiên đến quyết định xa rời Phương đi vào cuộc chiến
Trên cơ sở chuỗi sự kiện được đánh số theo thứ tự trần thuật, chúng tôi tiến

hành lắp ghép sự kiện với các phân mảnh của cuộc đời nhân vật chính. Có
thể dựa vào biến cố lịch sử để chia cuộc đời nhân vật Kiên làm 3 thời đoạn:
trước chiến tranh, trong chiến tranh và sau chiến tranh, tuy nhiên, thực tế tác
phẩm cho thấy cuộc đời đau khổ, đứt đoạn này còn bị tan ra thành những
mảnh vỡ phức tạp hơn mà theo chúng tơi, có những khúc đoạn chính với các
tương ứng sự kiện được trần thuật như sau:
- Cuộc sống thời thơ ấu gắn liền với gia đình bè bạn: 9, 11, 22
- Mối tình trong sáng với Phương thủa cịn là học sinh trường Bưởi: 23, 28, 32
- Mối tình bất trắc với Phương trước thềm chiến tranh: 27, 29, 33, 34
- Cuộc sống của một người lính: 2, 3, 4, 5, 6, 18, 19, 24, 30, 31
- Mối tình tuyệt vọng với Phương sau chiến tranh: 12, 25
- Những ngày đi tìm hài cốt đồng đội: 1, 7, 17
- Cuộc sống cô đơn, lạc lõng của một cựu chiến binh: 13, 14, 15, 16, 26
- Cuộc sống của "nhà văn phường": 8, 10, 20, 21
Khơng có quan hệ nhân quả, không theo trật tự thời gian, từng mảnh đời nhân vật bị
chia cắt ra, bị phân tán vào ký ức lộn xộn, chắp nối và rời rạc của nhân vật chính. Cốt
truyện là một bức tranh lắp ghép mà các mảnh vỡ bị đảo lộn lên, bị tung ra, lật nhào
tồn bộ thứ tự, vị trí ban đầu của nó. Đến đây, có cảm giác như văn học đã gần với các
thủ pháp cắt xén, lắp ghép hình ảnh trong điện ảnh. Nhìn vào chuỗi các sự kiện được
thống kê ta có thể thấy được sự kiện thứ 1 và thứ 7 thực ra là một sự kiện liền mạch
nhưng đã được cắt chia ra cho các mảnh ký ức 2, 3, 4, 5, 6 xen vào giữa. Hoặc chính
bản thân biến cố về chuyến tàu Hà Nội - Vinh ở cuối truyện lại bị phân tán xen kẽ giữa
các sự kiện khác, biểu hiện ở sự không liên tục của nó trong trình tự trần thuật 27, 29,
33. Người đọc có thể chắp nối được đây, đó những hình ảnh của quá khứ với hiện tại
song một sự tri nhận đầy đủ chỉ thực sự có được khi cuốn sách được lật tới những
trang cuối cùng.


Hệ quả của sự phân mảnh trong cốt truyện là sự dồn nén, chồng chéo các vấn đề của
hiện thực trong thế giới nội tâm nhân vật vào một đơn vị thời gian trần thuật nhất định:

cuộc chiến đấu vừa anh hùng vừa bi thảm, mối tình đầu vừa trong sáng vừa đau đớn,
cuốn tiểu thuyết đang thai nghén đầy tâm huyết nhưng cũng rất đỗi nhọc lòng... tất cả là
sự phản chiếu tính phức tạp của cuộc sống xã hội vào sự đa chiều của đời sống tâm
hồn, tình cảm của con người. Những biểu hiện của hệ thống sự kiện trong tác
phẩm Thân phận tình yêu rất gần với nhận xét của giáo sư Phùng Văn Tửu: "Trên con
đường diễn biến của tiểu thuyết càng ngày vai trò của cốt truyện càng giảm, và trong
một tiểu thuyết, cốt truyện càng đơn giản bao nhiêu, ít các sự kiện các biến cố bao
nhiêu, hầu như chưa kể lại đã hết, thì chính là ở đấy, nội dung nghệ thuật càng nổi lên
bấy nhiêu với những vấn đề của tiểu thuyết bản thân nó và mọi ngóc ngách trong cơng
việc bếp núc của nhà văn gắn với tác phẩm ấy". 3
Mặc dù khơng có ý định phân tích các tác phẩm tự sự đương đại Việt Nam dưới ảnh
hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại, tuy nhiên, khi tiếp xúc với lý thuyết của chủ nghĩa
hậu hiện đại, chúng tôi nhận thấy trong một số tác phẩm văn xuôi Việt Nam sau 1986
có những biểu hiện gần gũi. Chẳng hạn, đề cập tới đặc trưng phân mảnh của phương
pháp sáng tác này, Barry Lewis cho rằng: "Hoặc là cốt truyện bị nghiền nát thành từng
viên nhỏ của biến cố và hồn cảnh, nhân vật bị phân tán thành một bó những khát
vọng nhức nhối...", hay một nhà nghiên cứu khác nhận xét "những ghép nối chiều sâu
được thể hiện qua các tiểu đoạn đứt khúc, ghép quá khứ với hiện tại, tâm cảnh với
ngoại cảnh, lịch sử và phi lịch sử...”. 4 Văn xuôi Việt Nam sau 1986 đang trong quá trình
vận động nên chưa thể kết luận rõ ràng về điểm tới của xu hướng phát triển này. Tuy
nhiên, một điều chắc chắn là tự sự đương đại đang nỗ lực vượt thoát khỏi những dạng
thức truyền thống.
Từ sự phá vỡ tính logic của quan hệ nhân quả và trật tự thời gian trong chuỗi sự kiện,
nhiều tác phẩm đi tới chỗ phát hiện và sử dụng tính phi logic trong các sự kiện, biến cố
để thể hiện tâm trạng của con người. Hiện tượng này, ngoài những biểu hiện về cái hư
ảo của Thân phận tình u, cịn xuất hiện trong truyện ngắn Phiên chợ Giát qua mơ-típ
hố thân người - bò trong những giấc mơ của lão Khúng.


Giấc mơ thứ nhất: "Lão Khúng trông thấy một ông già thân hình cao vóng... với những

mảng tiết bị cịn ướt hay đã khơ dính hết trên các bắp thịt nổi cuộn ở bả vai và bắp tay;
cái lão già ghê tởm ấy giang cả hai tay nâng một chiếc búa to, nặng... bổ xuống đầu
một con bò.".
Giấc mơ thứ hai: "Lão tự nhìn trong cái thân hình nửa bị nửa người, máu me đầm đìa,
mà lão lại vẫn bình thản y như tuân thủ một cái điều đương nhiên mà khi thức lão
khơng hề được biết... Mang thân hình nửa bò nửa người, lão cùng lão Bời đi theo sau
thằng Lạc".
Giấc mơ thứ nhất thể hiện một trạng thái vơ thức bên trong của nhân vật. Đó là hệ quả
tác động của cái quyết định làm thay đổi thói quen suy nghĩ, tình cảm lão Khúng suốt
18 năm trời - bán con Khoang đen. Nó phản ánh sự phân vân của ông lão tội nghiệp
trước cái việc lão cho là nhẫn tâm nhưng vẫn phải làm. Một cuộc đấu tranh giữa tính
nhân bản và sự tiềm tàng một tên "hung thần đồ tể" trong mỗi con người. Biểu hiện hố
thân rõ nét hơn trong giấc mơ thứ hai. Tính chất phi logic của sự kiện được nhà văn
hợp lý hóa bằng việc đặt nó vào khn khổ giấc mơ - vốn là một phương diện của vơ
thức, khó nắm bắt và lý giải. “Đêm tối sập xuống, bóng tối nhẹ như bấc và đầy huyền
ảo, con bị hóa thân của lão Khúng bỗng chốc trở nên say sưa, ngây ngất trước hương
vị của đất cày. Đến bây giờ nó đang đứng chỉ có một mình giữa vùng đất cao nguyên
Đắc Lắc mới được bàn tay những người khai hoang cày vỡ và nó thấy chỉ chốc lát nữa,
trời sẽ sáng và nó phải rời những luống cày để trở về sống trong rừng cây xanh biếc
kia. Nó chính là lồi thú hoang, đã tìm trở lại được cái cuộc sống tự do mn thuở của
nó”. Giấc mơ hố thân thành bị là phương tiện để giải thốt một nhu cầu bức bách của
khát vọng tìm đến một thế giới tự do hoang dã bên trong của lão Khúng. Giấc mơ, tự
bản thân nó là một hiện tượng phi logic, tuy nhiên, nó đem lại những giá trị chân thực
trong việc biểu đạt những tâm tư khát vọng bị kiềm chế của con người. Tính phi lơgic
hay cái nghịch dị của chi tiết biểu hiện qua ảo giác, giấc mơ trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu chỉ dừng lại là một thủ pháp để nhập tâm vào cõi vô thức hoang sơ của
nhân vật. Các tác giả sau này đã cách tân và táo bạo hơn trong việc sử dụng yếu tố


tâm linh kỳ ảo, những hiện tượng bí ẩn của giác quan, giấc mộng nhằm khám phá

chiều sâu nội tâm con người như: Bến trần gian, Hậu Thiên đường, Con gái thuỷ thần ..
Sự phá vỡ tính nhân quả của chuỗi sự kiện trong các tác phẩm tự sự đương đại cho
thấy khả năng phản ánh hiện thực của văn học không chỉ dừng lại ở việc mô tả, tái hiện
chân thực bức tranh đời sống mà cịn có thể biểu hiện rõ nét những cảm nhận, suy
ngẫm khó định hình của con người về chính hiện thực lịch sử.



×