Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Hiện tượng giao thoa văn học trong truyện ngắn của thạch lam (2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.78 KB, 53 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
KHOA NGỮ VĂN

======
----------

VŨ THỊ TRANG
VŨ THỊ TRANG

HIỆN TƢỢNG GIAO THOA VĂN HỌC
NGẮN
HIỆN TRONG
TƢỢNG TRUYỆN
GIAO THOA
VĂN HỌC
CỦA THẠCH LAM
TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA THẠCH LAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI – 2016

HÀ NỘI - 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2


KHOA NGỮ VĂN

======

VŨ THỊ TRANG

HIỆN TƢỢNG GIAO THOA VĂN HỌC
TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA THẠCH LAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. MAI THỊ HỒNG TUYẾT

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong nhiều tháng nghiên cứu và học tập, nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của
cô giáo cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận của
mình đúng với thời gian quy định. Trƣớc tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành và lòng biết ơn sâu sắc của mình tới TS. Mai Thị Hồng Tuyết đã tận
tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Nhân dịp này em xin gửi cảm ơn đến các thầy cô giáo là giảng viên khoa
Ngữ Văn - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã quan tâm giúp đỡ, trang bị
cho em những kiến thức chuyên môn cần thiết trong quá trình học tập tại
trƣờng.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ cho

em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Vũ Thị Trang


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo
– TS.Mai Thị Hồng Tuyết tôi xin cam đoan:
Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi
Đề tài này không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào khác.

Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Vũ Thị Trang


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
7. Cấu trúc của khóa luận
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO THOA VĂN HỌC

1.1. Khái niệm giao thoa và giao thoa văn học ............................................ 6
1.2. Một số hình thức giao thoa văn học ...................................................... 7
1.2.1. Giao thoa về cốt truyện và môtip ....................................................... 7
1.2.2. Giao thoa thể loại .............................................................................. 7
1.2.3. Giao thoa trào lưu, khuynh hướng ................................................... 11
1.3. Ý nghĩa của sự giao thoa văn học ....................................................... 12
1.3.1. Giao thoa văn học là quy luật tất yếu trong sự phát triển của văn học13
1.3.2. Giao thoa văn học thể hiện sự tìm tòi của nghệ sĩ ............................ 13
1.3.3. Giao thoa văn học là một con đường để nảy sinh thể loại mới
CHƢƠNG 2. SỰ GIAO THOA VỀ THỂ LOẠI VÀ KHUYNH HƢỚNG
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA THẠCH LAM
2.1. Cách nhìn đời sống............................................................................... 16
2.1.1. Đời sống đương đại đang diễn ra ..................................................... 16
2.1.2. Đời sống thi vị, giàu chất thơ............................................................ 20
2.2. Cách xây dựng nhân vật ....................................................................... 22


2.2.1. Nhân vật hiện lên qua tình huống truyện .......................................... 22
2.2.2. Sự khai thác diễn biến tâm lí, tâm trạng của nhân vật ..................... 27
2.3. Ngôn ngữ ............................................................................................. 32
2.3.1. Ngôn ngữ giản dị, tinh tế .................................................................. 32
2.3.2. Ngôn ngữ giàu chất thơ..................................................................... 36
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
A. MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thể loại từ lâu đã đƣợc M. Bakhtin khẳng định là nhân vật chính của
lịch sử văn học. Nghiên cứu văn học từ góc độ thể loại đã trở thành một con
đƣờng giúp khám phá nhiều giá trị của các tác phẩm văn học. Tuy nhiên,
nghiên cứu văn học trong một khoảng thời gian dài mới chủ yếu đề cập đến
các thể loại văn học riêng rẽ mà không chú ý tới các vùng đệm, các hiện
tƣợng giao thoa. Do đó, khóa luận chúng tôi hƣớng đến tìm hiểu, chứng minh
và khẳng định về hiện tƣợng giao thoa văn học trong truyện ngắn của Thạch
Lam qua đó thấy đƣợc vị trí và đóng góp của Thạch Lam trên thi đàn văn học.
1.2. Tác phẩm của Thạch Lam đặc biệt là các tập truyện ngắn Gió đầu mùa
(1937); Nắng trong vườn (1938); Sợi tóc (1942); tiểu thuyết Ngày mới (1939);
tiểu luận Theo dòng (1941); bút kí Hà Nội băm sáu phố phường (1943);
truyện viết cho thiếu nhi: Quyển sách, Hạt ngọc… đã hấp dẫn bao thế hệ bạn
đọc. Thạch Lam đã thành công ở nhiều thể loại khác nhau nhƣ truyện ngắn,
tiểu thuyết… Hơn nữa, là một ngƣời viết văn xuôi nhƣng trong tác phẩm của
Thạch Lam, ta lại thấy chất thơ rất đậm, là một nhà văn trong nhóm Tự lực
văn đoàn, một ngƣời theo khuynh hƣớng lãng mạn nhƣng nhiều trang viết của
ông lại đậm chất hiện thực.
1.3. Tác phẩm của Thạch Lam còn đƣợc trích nhiều trong nhà trƣờng phổ
thông. Ở THCS, ta bắt gặp một câu chuyện giàu tính nhân văn trong Gió lạnh
đầu mùa thì ở chƣơng trình THPT, ta lại ám ảnh với câu chuyện của hai chị
em Liên trong Hai đứa trẻ, ám ảnh với hạnh phúc bình dị, tình yêu trong sáng
nên thơ của hai con ngƣời trong Dưới bóng hoàng lan. Vì thế, công trình của
chúng tôi hi vọng sẽ là một tƣ liệu hữu ích cho những ngƣời muốn tìm hiểu
các tác phẩm của Thạch Lam..

Vũ Thị Trang

1


K38A – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Trên đây là những lí do chính thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài “Hiện
tƣợng giao thoa văn học trong truyện ngắn của Thạch Lam” làm đề tài nghiên
cứu cho khóa luận này.
2. Lịch sử vấn đề
Trong không khí giao thoa văn hóa và văn học giai đoạn đầu thế kỉ XX,
việc nghiên cứu, phê bình văn chƣơng diễn ra rất sôi nổi và trải dài theo
những biến động của văn học.
Tác phẩm của Thạch Lam lâu nay đã chiếm lĩnh đƣợc tình cảm của nhiều
độc giả Việt Nam. Từ những năm 30 trở đi của thế kỉ XX, với sự xuất hiện
của ba truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc
(1942), Thạch Lam đƣợc coi nhƣ một trong những cây bút truyện ngắn xuất
sắc bậc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Một thực tế rằng ở Việt
Nam, từ trƣớc 1945 đến nay các công trình nghiên cứu về Thạch Lam khá đồ
sộ. Khoảng mƣời năm trở lại đây, có nhiều công trình có quy mô, tầm cỡ
nghiên cứu về đặc trƣng truyện ngắn của Thạch Lam. Truyện ngắn của ông đã
đƣợc khám phá từ nhiều góc độ, nhiều bình diện: tƣ tƣởng, quan điểm của tác
giả, nội dung phản ánh, nghệ thuật thể hiện, phong cách văn xuôi nghệ thuật.
Riêng việc nghiên cứu về hiện tƣợng giao thoa văn học trong truyện ngắn của
Thạch Lam vẫn còn bỏ ngỏ. Chúng tôi xem vấn đề này nhƣ một mảnh đất đầy
thách thức trong việc tìm hiểu, khám phá nó.
Thạch Lam cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu phê bình tìm hiểu. Trong cuốn
Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam, Nguyễn Bích Thảo đã nghiên cứu những

nét đặc sắc về thi pháp trong truyện ngắn của Thạch Lam. Nguyễn Thị Thúy
với cuốn Thạch Lam từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tác, Vũ Thị Mỹ Hạnh
với cuốn Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam, hay cuốn Phong
cách nghệ thuật của Thạch Lam của Đào Thị Yến đã cho ta thấy phong cách
nghệ thuật độc đáo của ông. Hà Thúy Nga với cuốn Hình tượng nhân vật nữ

Vũ Thị Trang

2

K38A – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

trong truyện ngắn Thạch Lam đã mang đến cho ta một thế giới các nhân vật
phong phú, độc đáo.
Nguyễn Tuân, một bạn văn cùng thời với Thạch Lam nhận xét “Nói đến
Thạch Lam ngƣời ta vẫn nhớ đến truyện ngắn hơn là dài và “Một số truyện
ngắn của Thạch Lam có thể coi là mẫu mực” [20].
Trong cuốn Từ điển văn học, tập 2 tác giả Nguyễn Hoành Khung cũng
nhấn mạnh sự hƣớng nội và thế mạnh trong việc khám phá những cảm xúc
tinh tế và giàu chất thơ của ngòi bút Thạch Lam.
Phan Cự Đệ trong Tự lực văn đoàn – con ngƣời và văn chƣơng lại khẳng
định “Thạch Lam ít sử dụng những cốt truyện giàu hành động và kịch tính.
Truyện ngắn Thạch Lam tác động sâu sắc vào lĩnh vực tâm lí và tình cảm bạn
đọc. Ngòi bút Thạch Lam đi sâu vào thế giới bên trong tâm hồn con ngƣời
đặc biệt là thế giới của ấn tƣợng và cảm giác” [2].

Hai số Tạp chí văn học tháng 5 năm 1990 và tháng 6 năm 1992 nhà nghiên
cứu Vƣơng Trí Nhàn đã chỉ ra trong sáng tác Thạch Lam có một “thế giới
riêng… một thế giới bé nhỏ hạn hẹp… thậm chí còn nghèo nàn nữa nhƣng là
một thế giới độc đáo không lẫn với ai”. Ông cho rằng: “Trƣớc Nam Cao,
Thạch Lam đã bày ra cho ta thấy những kiếp sống mòn”, đồng thời ông cũng
đƣa ra một giả định “không hẳn là lãng mạn, cũng không phải hiện thực phải
chăng Thạch Lam thuộc về chủ nghĩa ấn tƣợng?”. Tuy nhiên, các cơ sở mà
nhà nghiên cứu này đƣa ra chƣa đủ sức thuyết phục.
Và chúng ta không thể không nhắc đến luận án Giao thoa nghệ thuật giữa
hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 –
1945 của Thành Đức Bảo Thắng, nhƣng chúng tôi cho rằng luận án mới nhìn
nhận bao quát, chƣa đi vào hiện tƣợng cụ thể.
Nhƣng nhìn chung, chúng tôi thấy chƣa có một công trình nào đi vào
nghiên cứu hiện tƣợng giao thoa văn học trong truyện ngắn Thạch Lam. Tiếp

Vũ Thị Trang

3

K38A – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

thu, gợi ý của các nhà nghiên cứu trong khóa luận này chúng tôi tập trung tìm
hiểu “Hiện tƣợng giao thoa văn học trong truyện ngắn của Thạch Lam”.
3. Mục đích nghiên cứu
- Do thời gian có hạn, chúng tôi không tìm hiểu mọi phƣơng diện về truyện

ngắn Thạch Lam mà chỉ tìm hiểu phƣơng diện hiện tƣợng giao thoa văn học
trong truyện ngắn của Thạch Lam. Từ đó để khẳng định vị trí, đóng góp của
Thạch Lam đối với nền văn học Việt Nam.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng: Hiện tƣợng giao thoa văn học trong các truyện ngắn của
Thạch Lam.
- Phạm vi:
+ Khóa luận dừng lại ở hiện tƣợng giao thoa khuynh hƣớng và giao thoa
thể loại.
+ Chúng tôi khảo sát tƣ liệu gồm 33 truyện ngắn của Thạch Lam.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Bằng kết quả khảo sát và phân tích, chúng tôi mong
chỉ ra hiện tƣợng giao thoa văn học trong truyện ngắn Thạch Lam. Khóa luận
cũng đặt ra một hƣớng đi mới mẻ trong việc tiếp cận truyện ngắn Thạch Lam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Thêm một tiếng nói khiêm nhƣờng đƣa truyện ngắn
Thạch Lam đến gần với độc giả, góp phần tìm hiểu cũng nhƣ giảng dạy
truyện ngắn Thạch Lam trong nhà trƣờng Trung học phổ thông.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp hệ thống
- Phƣơng pháp khái quát, tổng hợp
- Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu
- Phƣơng pháp phân tích văn học

Vũ Thị Trang

4

K38A – Ngữ văn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của
khóa luận đƣợc chia làm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về sự giao thoa văn học
Chƣơng 2: Sự giao thoa thể loại và khuynh hƣớng trong truyện ngắn của
Thạch Lam

Vũ Thị Trang

5

K38A – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO THOA VĂN HỌC
1.1 Khái niệm giao thoa và giao thoa văn học
1.1.1 Khái niệm giao thoa
Giao thoa là một khái niệm đƣợc sử dụng trong vật lí chỉ sự chồng chập
của hai hay nhiều sóng mà tạo ra một hình ảnh sóng mới. Theo định nghĩa của

Từ điển tiếng Việt, giao thoa là “Hiện tƣợng xảy ra khi hai chấn động có tần
số bằng nhau chồng lên nhau, có thể làm cho ánh sáng hay âm mạnh lên, hoặc
yếu đi đến triệt tiêu” [6, tr.432]. Trong thực tế cuộc sống, thuật ngữ giao thoa
cũng đƣợc sử dụng rộng rãi hơn khi nói tới sự gặp gỡ, tƣơng đồng trong hình
thức, tính chất khi so sánh các sự vật, hiện tƣợng. Theo cách hiểu của mình,
trên cơ sở các nhà nghiên cứu đi trƣớc, chúng tôi quan niệm về giao thoa nhƣ
sau: giao thoa là sự “móc ngoặc”, “móc nối” giữa các khuynh hƣớng nghệ
thuật là một thực tế đời sống của văn học. Giao thoa là sự xâm nhập giữa cái
cũ vào cái mới. Cái mới dung hợp cái diễn ra trƣớc nó từ đó làm cho nó luôn
mới mẻ.
1.1.2 Khái niệm giao thoa văn học
Giao thoa trong văn học là một hiện tƣợng xuất hiện trong quá trình tiếp
nhận, hấp thụ và kết tinh giữa các nền văn học. Nó diễn ra ở các cấp độ khác
nhau. Có thể xuất hiện giữa văn học của các châu lục, các khu vực, các nƣớc,
các vùng, miền… hoặc trong một nƣớc giữa các thời kì văn học khác nhau.
Nó có cả trong văn học dân gian và văn học viết.
“Giao thoa văn học là một hiện tƣợng phức tạp diễn ra trong đời sống văn
học. Ở đó có sự gặp gỡ, sự trùng hợp về cái nhìn và cách thể hiện đời sống,
con ngƣời của những nghệ sĩ. Giao thoa văn học thƣờng đƣợc biểu hiện trên
các phƣơng diện xuyên suốt quá trình sáng tạo sau: sự gặp gỡ, trùng hợp về

Vũ Thị Trang

6

K38A – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

cảm hứng sáng tạo, nội dung phản ánh, kiểu nhân vật và phƣơng thức, biện
pháp nghệ thuật phản ánh.
Giao thoa văn học không đơn giản, một mặt xuất phát từ ý thức của những
ngƣời nghệ sĩ, mặt khác đó còn là sự gặp gỡ ngẫu nhiên - gặp gỡ trong vô
thức, tự nhiên. Giao thoa văn học không phải là quá trình đánh mất hay phá
vỡ những nguyên tắc phản ánh cuộc sống của mỗi khuynh hƣớng mà là sự
thâm nhập lẫn nhau một cách tự nhiên. Cũng có khi là sự xâm lấn “tràn bờ”
giữa các khuynhS hƣớng, các tác giả do tác động của bối cảnh lịch sử, xã hội
cụ thể hay do sự vận động, trải nghiệm trong quá trình chiếm lĩnh cuộc sống
của các nhà văn. Không phải thời điểm nào cũng xuất hiện hiện tƣợng giao
thoa giữa các khuynh hƣớng trong văn học, điều này chỉ diễn ra khi gặp
những điều kiện thích hợp. Cũng không phải hiện tƣợng giao thoa văn học
nào sẽ tạo ra những hiệu ứng tốt đẹp, tích cực mà chỉ khi các yếu tố giao thoa
cùng hƣớng tới những giá trị nhân bản” [17, tr.14].
1.2. Một số hình thức giao thoa văn học
1.2.1.Giao thoa về cốt truyện và môtip
Giao thoa văn học diễn ra từ thời cổ xƣa, làm cho các dân tộc trên thế giới
xích lại gần nhau hơn. Văn học các nƣớc không ngừng giao thoa và tác động
lẫn nhau và trong quá trình đó diễn ra sự ảnh hƣởng, thâm nhập, tiếp nhận…
tạo thành mối liên hệ mật thiết giữa văn học các dân tộc. Các tác phẩm sau có
thể vay mƣợn môtip có trƣớc để tạo nên những kết hợp mới. Môtip có thể
tham gia vào cốt truyện của các tác phẩm có thể loại khác nhau hoặc thuộc
thời đại khác nhau nhƣ các yếu tố tạo thành. Môtip giữa văn học Việt Nam và
văn học Trung Quốc mà cụ thể ở đây là thơ Đƣờng có sự giao thoa ở bút pháp
ƣớc lệ tƣợng trƣng khi ca ngợi về con ngƣời, vẻ đẹp thiên nhiên và các con
vật. Mà cụ thể là khi nói đến con ngƣời thì ngƣời ta thƣờng hay nhắc tới “ngƣ,
tiều, canh, mục”; nói đến thiên nhiên là nhắc tới “tùng, cúc, trúc, mai”; con


Vũ Thị Trang

7

K38A – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

vật thì phải là “long, ly, quy, phụng”. Bên cạnh đó, chúng tôi thấy có sự xuất
hiện của rất nhiều môtip trong truyện cổ tích nhƣ: Thi tài kén rể, khắc phục tai
họa, cô gái mồ côi xấu xí thoắt trở nên xinh đẹp và trở thành vợ vua; ngƣời
đàn bà nghèo, nhân hậu bỗng đƣợc của và trở nên giàu có; chàng trai mồ côi
nghèo khó, dị dạng diệt hổ dữ cứu ngƣời đẹp tuyệt trần. Trong truyện cổ tích
Tấm Cám ta bắt gặp ở đó môtip đánh rơi chiếc giày trong truyện Cô bé Lọ
Lem của văn học Châu Âu với nhân vật chính là một cô gái trẻ tốt bụng phải
sống chung nhà với bà dì ghẻ và cô con gái riêng suốt ngày phải làm lụng,
cùng là đƣợc tiên giúp đỡ đi tham gia dự hội, đánh rơi chiếc giày; đƣợc thử
giày và đƣợc hƣởng hạnh phúc.
Giao thoa văn học còn đƣợc thể hiện trong sự giao thoa về cốt truyện. Ta
thấy đƣợc sự gặp gỡ về cốt truyện giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim
Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Nàng Kiều trong hai tác phẩm
đều là ngƣời con gái tài sắc gặp gỡ và đính ƣớc cùng Kim Trọng nhƣng sau
đó gia đình gặp biến dẫn tới lƣu lạc; kết thúc là cảnh đoàn tụ. Ngoài ra ta thấy
sự gặp gỡ về cốt truyện trong Truyền kì mạn lục và Tiễn đăng Tân thoại đều
nói về ngƣời con gái tài giỏi, những ngƣời con dâu lí tƣởng, những ngƣời có
năng lực tuyệt vời để làm vợ làm mẹ lại là nạn nhân của xã hội, của gia đình.
Đều trong cảnh loạn lạc chiến tranh phải xa chồng, đến lúc đoàn tụ là lúc sang

thế giới khác. Các kiểu liên kết sự kiện nhƣ vậy do có ý nghĩa khái quát loại
hình nhất định đối với quan hệ nhân sinh và đƣợc văn học dân gian, văn học
trung đại hoặc văn học hiện đại sử dụng, đƣợc “vay mƣợn” để là sƣờn cho
những cốt truyện mới.
1.2.2. Giao thoa thể loại
Giao thoa thể loại là hiện tƣợng các thể loại “gần nhau”, “nhìn sang nhau”,
hợp nhất vào nhau hay việc nhà văn “vận dụng nhiều phƣơng thức” trong khi
sáng tác một tác phẩm. Nó còn là hiện tƣợng giao thoa giữa hai hay nhiều thể

Vũ Thị Trang

8

K38A – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

loại của một giai đoạn, một thời kì, một nền văn học thuộc một hay nhiều hệ
thống thể loại ảnh hƣởng lẫn nhau, xâm nhập vào nhau, mô phỏng nhau... để
cùng biến đổi hoặc hình thành thể loại mới. Giao thoa thể loại có thể diễn ra
trên các loại quan hệ khác nhau (giữa loại với loại, thể với loại, thể với thể,
yếu tố với yếu tố).
Trong thực tế sáng tác, mỗi thể loại văn học có một kiểu tƣ duy riêng do
đặc trƣng thể loại. Với thơ, tƣ duy thơ thƣờng chỉ tập trung thể hiện những
cung bậc, tình cảm khác nhau của chủ thể trữ tình mà không có cái nhìn toàn
diện về số phận của chủ thể trữ tình, cái cốt yếu mà tƣ duy thơ quan tâm đó
chính là cảm xúc. Với tiểu thuyết, tƣ duy tiểu thuyết biểu hiện mối liên hệ

giữa thực tại xã hội với số phận các nhân vật. Khám phá hiện thực thông qua
tái hiện đời sống cá nhân. Khác với tƣ duy thơ, tƣ duy tiểu thuyết, tƣ duy
truyện ngắn tập trung vào những khoảnh khắc nào đó của hiện thực đời sống
và con ngƣời ở một thời điểm, một hoàn cảnh cụ thể và khái quát thành những
hoàn cảnh điển hình và nhân vật điển hình. Tƣ duy truyện ngắn không mang
tính khái quát cao nhƣ tiểu thuyết. Tuy nhiên, trong thực tế sáng tác vẫn có sự
giao thoa của các thể loại này. Chính vì vậy, mà ta nhận thấy đƣợc những bài
thơ Nôm Đƣờng luật đậm chất dân gian của Hồ Xuân Hƣơng nhƣ: Bánh trôi
nước, Qủa mít, Đánh đu. Đó là sự giao thoa giữa ca dao, dân ca, thành ngữ,
tục ngữ cùng với thơ Đƣờng. Tục ngữ, ca dao, thành ngữ là những câu
phƣơng ngôn đƣợc đúc kết trong đời sống nhân dân đƣợc Hồ Xuân Hƣơng
vận dụng. Thơ Hồ Xuân Hƣơng rất gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân mà
vẫn rất tự nhiên thoát. Hồ Xuân Hƣơng một mặt kế thừa từ văn học dân gian
mặt khác tác giả có ảnh hƣởng trở lại với sự phát triển của ngôn ngữ và thể
loại Văn học dân gian.
Bên cạnh đó, còn là sự tƣơng tác giữa các thể loại để tạo ra những thể loại
trung gian. Sự tƣơng tác giữa loại tự sự với loại trữ tình tạo nên một thể loại

Vũ Thị Trang

9

K38A – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

mới là truyện thơ. Truyện Lục Vân Tiên là một Truyện thơ Nôm đƣợc viết

theo thể lục bát, một thể thơ của dân tộc. Truyện mang tính chất là một truyện
để kể, chú trọng đến hành động hơn nội tâm của nhân vật. Hay trong tác phẩm
Truyện Kiều, đây là một tác phẩm Truyện Nôm – một thể loại tự sự viết bằng
văn vần. Khi bộ phận văn học chữ Nôm ra đời. Nguyễn Du tiếp tục phát huy
thành tựu của Truyện Nôm nói riêng và văn học chữ Nôm, kế thừa vận dụng
tục ngữ, ca dao và tinh hoa của thơ Đƣờng hòa quyện với thơ lục bát. Do đó,
Truyện Kiều viết dƣới dạng văn vần và bằng thể thơ lục bát tạo nên một thể
loại văn học mới là truyện thơ.
Tiếp đó, trong văn học ta còn bắt gặp một số nhà văn vốn là ngƣời viết về
văn xuôi nhƣng truyện ngắn của ông mang đậm chất thơ. Trong Cánh đồng
bất tận của Nguyễn Ngọc Tƣ bên cạnh câu chuyện về cuộc đời khốn khổ của
con ngƣời nó là tình ngƣời, sự bao dung con ngƣời vút lên từ hoàn cảnh khó
khăn. Hay trong Tình già của Phan Khôi, xen lẫn cảm xúc, tâm sự của ông là
câu chuyện tình yêu của ông. Nó đã tạo nên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
thơ và văn xuôi tạo nên một thể loại mới là thơ văn xuôi.
Trên con đƣờng của Hàn Mặc Tử, ngƣời ta có thể hình dung ra đƣợc cả
một hành trình thể loại, một quá trình hiện đại hóa thơ Việt. Thơ ông đã đi từ
thơ cổ điển (thơ đƣờng luật: Lê Thanh thi tập) qua thơ lãng mạn (Gái quê,
Chơi giữa mùa trăng), đến thơ tƣợng trƣng siêu thực (Đau thương, Thượng
thanh khí).
Mỗi thể loại với một tƣ duy khác nhau nhƣng trong đó ta luôn thấy sự kết
hợp để tạo nên những tác phẩm độc đáo. Đó là sự giao thoa giữa các thể loại
văn học: Sử thi kết hợp với tiểu thuyết hiện đại và truyện trung đại làm nên
những tác phẩm mang cảm hứng sử thi nhƣ Rừng xà nu, Những đứa con trong
gia đình, Đất nước đứng lên. Các tác phẩm vừa là những câu chuyện về cuộc
đời số phận của các nhân vật, họ đều là những nhân vật điển hình đƣợc xây

Vũ Thị Trang

10


K38A – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

dựng trong hoàn cảnh điển hình. Họ đại diện cho tinh thần, ý chí, sức mạnh
của cả một cộng đồng, dân tộc.
Qua đây ta thấy văn học luôn có sự vận động và phát triển. Mỗi một tác giả
luôn có ý thức kế thừa những thể loại trƣớc đó, vận dụng và sáng tạo góp
phần tạo nên một thể loại mới trong văn học.
1.2.3. Giao thoa trào lưu, khuynh hướng
Trong văn học luôn có sự giao thoa về trào lƣu. Các trào lƣu văn học cùng
phƣơng pháp sáng tác đƣợc nối tiếp nhau theo chiều dài lịch sử. Có những tác
phẩm vừa mang đặc điểm của phƣơng pháp sáng tác này, vừa mang đặc điểm
phƣơng pháp sáng tác kia. Nhiều sáng tác của Hàn Mặc Tử và Xuân Diệu đã
vƣợt bến bờ của chủ nghĩa lãng mạn để đến với chủ nghĩa siêu thực và tƣợng
trƣng tiêu biểu là Đây thôn Vĩ Dạ và Nguyệt cầm. Một mặt tác giả đã kế thừa
tính chủ thể khoa trƣơng, cảm quan huyền bí của ở chủ nghĩa lãng mạn. Mặt
khác, tác giả không trực tiếp mô tả đối tƣợng, chỉ ám thị mang tính mơ hồ,
không xác định, mang đặc điểm của chủ nghĩa tƣợng trƣng mở đầu cho
khuynh hƣớng chuyên chú đi vào nội tâm của chủ nghĩa hiện đại. Đồng thời,
thể hiện sự sáng tạo, mở ra một tầm nhìn mới về vũ trụ. Cái thế giới có thể
cảm thấy trong giấc mơ, trong tiềm thức, lúc đãng trí. Và đây mới là mảnh đất
chủ yếu của ngƣời nghệ sĩ qua đó họ mới có thể khám phá ra đƣợc những
chiều sâu kín mà thiêng liêng bí ẩn mà chính xác trong cuộc sống con ngƣời.
Trong văn học ta còn bắt gặp hiện tƣợng giao thoa trong khuynh hƣớng. Sự
vận động của khuynh hƣớng là quy luật nội tại, thể hiện lôgic phát triển của

tiến trình văn học. Ta bắt gặp trong sáng tác của Tố Hữu mang đậm cảm hứng
lãng mạn. Điều đó dẫn đến có ngƣời cho rằng: Thơ Tố Hữu là sự nối dài của
khuynh hƣớng lãng mạn. Trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ trào lƣu,
khuynh hƣớng cùng tồn tại và phát triển, ảnh hƣởng lẫn nhau và trong chừng
mực nào đó, có thể khẳng định nó bổ sung cho nhau. Tô Hoài vốn là nhà văn

Vũ Thị Trang

11

K38A – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

hiện thực nhƣng tác phẩm của ông mang đậm yếu tố lãng mạn. Trong truyện
ngặn Vợ chồng A Phủ tác giả tái hiện rõ nét hiện thực cuộc sống khốn khổ của
ngƣời dân miền núi trƣớc cách mạng tháng tám đồng thời miêu tả bức tranh
đầy nên thơ của núi rừng Tây Bắc và ƣớc muốn thay đổi cuộc sống của họ.
Hay Nguyễn Tuân vốn là nhà văn lãng mạn nhƣng trong tác phẩm của ông có
yếu tố hiện thực. Trong truyện Người lái đò sông đà là bức tranh thiên nhiên
hùng vĩ cùng với ngƣời lái đò tài hoa, song bên cạnh đó là hiện thực cuộc
sống những khó khăn con ngƣời phải vƣợt qua.
Bên cạnh đó, ta bắt gặp sự giao thoa giữa cảm hứng lãng mạn trong văn
học cách mạng Việt Nam và khuynh hƣớng sử thi. Khuynh hƣớng sử thi đi
liền với cảm hứng lãng mạn anh hùng. Nhân vật tiêu biểu là những con ngƣời
đại diện cho sức mạnh, phẩm chất của giai cấp, dân tộc, thời đại, là kết tinh
cho vẻ đẹp của cả cộng đồng. Lời văn có tính sử thi thƣờng trang trọng, hào

hùng. Khuynh hƣớng sử thi chi phối đến thể loại truyện ngắn. Do đó văn học
dùng ngôn ngữ đầy chất thơ để nói về thực tại đầy mơ ƣớc. Lấy mơ ƣớc để
nói về những điều không nhƣ mơ ƣớc dùng con mắt của tƣơng lai để nhìn
hiện tại. Họ sống với niềm tin khát vọng để vƣợt lên mọi thử thách.
1.3. Ý nghĩa của sự giao thoa văn học
1.3.1. Giao thoa văn học là quy luật tất yếu trong sự phát triển của văn học
Văn học là lĩnh vực của sự sáng tạo. Trong khi đó sự sáng tạo, sự cách tân
đổi mới chính là sự phá vỡ những khuôn khổ, quy phạm truyền thống. Tính
quy phạm đƣợc thể hiện qua một số hệ thống phức tạp và các phƣơng thức
quy ƣớc về nội dung và hình thức của tác phẩm mà ngƣời viết phải tuân thủ
nghiêm ngặt trong quá trình sáng tác. Truyện ngắn là mạch nƣớc ngầm, là bến
đậu nghệ thuật, là không gian rộng lớn để ngƣời nghệ sĩ dừng chân khám phá.
Mỗi ngƣời có cách khai thác riêng tạo nên sự sáng tạo. Sự sáng tạo của nhà
văn thể hiện rõ nhất ở cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ độc đáo. Nhà văn phải

Vũ Thị Trang

12

K38A – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

luôn có ý thức đề cao sự sáng tạo trong văn chƣơng nghệ thuật, coi văn
chƣơng là một hoạt động sáng tạo. Điều đó có nghĩa là nó không chấp nhận
sự dập khuôn dễ dãi, công thức mà nó đòi hỏi phải có sự tìm tòi, phát hiện.
Và sẽ không có giới hạn cho sự sáng tạo đặc biệt là trong văn học nên

không thể đóng khung tác phẩm vào một thế loại nào đó. Ngƣời nghệ sĩ liên
tục phải phá vỡ khung để có những sáng tạo đích thực, mới mẻ từ đó làm cho
văn học phát triển.
1.3.2. Giao thoa văn học thể hiện sự tìm tòi của người nghệ sĩ
Để văn học phát triển ngƣời nghệ sĩ phải không ngừng nỗ lực, sáng tạo. Sự
tìm tòi của ngƣời nghệ sĩ đôi khi xuất phát từ chính tƣ chất của ngƣời nghệ sĩ.
Đó là một quá trình phấn đấu bền bỉ, lâu dài, liên tục. Nhà văn phải có lập
trƣờng tƣ tƣởng tiến bộ thì mới sáng tạo đƣợc những tác phẩm có giá trị. Nhà
văn phải nhạy bén về tƣ tƣởng, tình cảm thì mới phát hiện đƣợc quá trình phát
triển của hiện thực đời sống. Và điều quan trọng hơn là nhà văn phải không
ngừng trau dồi và tích lũy kinh nghiệm, vận dụng sự hiểu biết của tất cả các
lĩnh vực làm cho quá trình sáng tác của nhà văn thật phong phú, đa dạng. Ta
đã từng biết đến Quang Dũng là ngƣời tài hoa vẽ tài, hát giỏi, thơ hay chính vì
vậy mà tác phẩm Tây Tiến mang đậm màu sắc hội họa. Bên cạnh đó, ta còn
biết đến Nguyễn Tuân - con ngƣời tài hoa uyên bác với sự hiểu biết trên các
lĩnh vực: văn hóa, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, địa lý… đã tạo nên một thi
phẩm đặc sắc Người lái đò sông đà. Thực tế cho thấy, quá trình sáng tác văn
học ở các nhà văn là một hoạt động phong phú và đa dạng, không ai giống ai.
Vì vậy mỗi mỗi tác phẩm là một sản phẩm sáng tạo vừa vật chất, vừa tinh
thần, vừa là sáng tác của ngƣời nghệ sĩ, nhƣng đồng thời vừa có sự đồng sáng
tạo của ngƣời hƣởng thụ, tiếp nhận.
1.3.3. Giao thoa văn học là một con đường nảy sinh thể loại mới

Vũ Thị Trang

13

K38A – Ngữ văn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Mỗi thể loại một khi đã hình thành là đã vạch một đƣờng kênh, khơi một
dòng cho mạch cảm xúc, biểu hiện của con ngƣời tuôn chảy. Các nghệ sĩ đến
sau, khi tràn trề cảm xúc không thể không tìm một con đƣờng, một khuôn
mẫu để biểu hiện. Khi đặt vấn đề viết cái gì và viết nhƣ thế nào, lập tức vấn
đề lựa chọn thể loại đặt ra. Mặt khác, không thể loại có sẵn nào có thể thỏa
mãn nhu cầu sáng tạo của nhà văn. Họ là ngƣời sáng tạo, chính vì vậy họ vừa
vận dụng thể loại vừa thay đổi nó. Một ngƣời không am hiểu về thể loại văn
học chắc chắn không thể sáng tác đƣợc. Sự hình thành và phát triển của thể
loại của văn học cũng có nghĩa là sự hình thành và phát triển của văn học qua
các giai đoạn, bởi vì văn học không thể tồn tại mà không có thể loại. Thể loại
ấy có thể đƣợc kế thừa, vận dụng và biến đổi cho phù hợp với điều kiện xã
hội mới. Ta nhận thấy điều này khi nghiên cứu về Truyện Kiều. Nguyễn Du
sáng tác Truyện Kiều dựa trên thể loại tiểu thuyết chƣơng hồi trong Kim Vân
Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Nguyễn Du tuân theo cốt truyện của
tiểu thuyết, hệ thống nhân vật và cả kết cấu tự sự. Song bên cạnh đó Truyện
Kiều của Nguyễn Du thể hiện một mô hình tự sự mới hẳn so với Kim Vân
Kiều Truyện. Nếu trong truyện Trung Hoa ngƣời kể chuyện thuộc loại hình
biết hết, thì ngƣời kể chuyện Truyện Kiều ngoài cái phần toàn tri đã đã có
phần dựa vào điển hình hữu hạn của nhân vật để tả cảnh, tả tình, tạo nên cái
nhìn bên trong, nhìn từ tâm trạng, làm câu chuyện sống động hơn. Truyện
Kiều vừa là kết tinh truyền thống văn học dân tộc vừa là sự tiếp thu tinh hoa
văn hóa Phƣơng Đông. Nguyễn Du đã có sự sáng tạo trong việc chuyển từ
tiểu thuyết chƣơng hồi sang Truyện thơ Nôm bác học. Truyện thơ có nhiều ƣu
thế hơn hẳn trong việc thể hiện cảm xúc, đồng thời cũng dễ chạm vào trái tim
bạn đọc hơn là ngôn ngữ của một cuốn tiểu thuyết. Nguyễn Du đã xây dựng
lại các tình tiết cũng nhƣ những hình tƣợng nhân vật của nguyên tác cho phù

hợp. Đó là cái riêng và cũng là cái sáng tạo là nên sự khác biệt cơ bản giữa

Vũ Thị Trang

14

K38A – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

hai tác phẩm. Vì vậy, nhà văn khi sáng tác theo một thể loại nào đó, một mặt
luôn tôn trọng, tuân thủ những mô chuẩn nghệ thuật quy ƣớc, mặt khác ít
hoặc nhiều luôn có nhu cầu thoát bỏ khỏi những mô chuẩn quy ƣớc ấy, bằng
cách nhìn sang những thể loại xung quanh rút tỏa lấy tinh hoa của chúng, tổng
hợp kinh nghiệm của hai hay nhiều thể loại. Cho nên, việc thoát bỏ mô hình
thể loại, mang thêm vào tác phẩm yếu tố của thể loại khác nhƣ vậy, sẽ góp
phần điều chỉnh mô hình, nắn lại nòng cốt thể loại tác phẩm, thúc đẩy sự vận
động phát triển của thể loại văn học. Điều đó làm cho văn học nảy sinh thêm
nhiều thể loại mới.

Vũ Thị Trang

15

K38A – Ngữ văn



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
CHƢƠNG 2

SỰ GIAO THOA VỀ THỂ LOẠI VÀ KHUYNH HƢỚNG TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA THẠCH LAM
Hiện tƣợng giao thoa văn học trong các truyện ngắn của Thạch Lam là một
hiện tƣợng phức tạp song ở đây chúng tôi chỉ dừng lại ở góc độ cơ bản là giao
thoa thể loại và giao thoa về khuynh hƣớng.
Hiện tƣợng giao thoa thể loại thể hiện rõ ở chỗ: Văn chƣơng của Thạch
Lam là thứ văn chƣơng giàu chất thơ. Điều này thể hiện ở lời văn giàu nhịp
điệu, giàu hình ảnh và thấm đẫm cảm xúc. Đồng thời nó còn thể hiện ở cách
tiếp cận đời sống của nhà văn này: Một mặt, phần lớn các truyện ngắn của
Thạch Lam vẫn xây dựng cốt truyện dựa trên các tình huống – một đặc trƣng
tiêu biểu của truyện ngắn nhƣng mặt khác, giữa đời sống bên ngoài và đời
sống bên trong, đời sống tình cảm, cảm xúc của con ngƣời, Thạch Lam
thƣờng chú ý hơn đến phƣơng diện thứ hai. Nhân vật của ông vì thế hấp dẫn
ngƣời đọc ở thế giới nội tâm phong phú và tinh tế.
Hiện tƣợng giao thoa về khuynh hƣớng thể hiện ra ở chỗ: Thạch Lam là
nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn nên cũng nhƣ Nhất Linh, Khái Hƣng,
Hoàng Đạo…, ông cũng viết theo bút pháp lãng mạn. Lãng mạn là vƣợt lên
trên hiện thực bằng lí tƣởng. Do đó, trong các tác phẩm văn học lãng mạn, các
nhà văn thƣờng dùng biện pháp đối lập. Điều này ta có thể thấy rõ trong
những truyện ngắn Thạch Lam. Tuy nhiên, chất hiện thực trong tác phẩm của
ông cũng rất rõ. Điều này đƣợc thể hiện ra trong cách tiếp cận hiện thực đời
sống xù xì, tăm tối…
Vì sự giao thoa về thể loại và khuynh hƣớng có chỗ trùng nhau nên chúng
tôi không tác riêng thành hai phần tƣơng ứng mà đi vào cách nhìn đời sống,
cách xây dựng nhân vật và ngôn ngữ trong truyện ngắn của Thạch Lam để

chứng minh cho điều này.

Vũ Thị Trang

16

K38A – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.1. Cách nhìn đời sống
2.1.1. Đời sống đương đại đang diễn ra
Sự giao thoa khuynh hƣớng và thể loại trong văn chƣơng Thạch Lam thể
hiện rất rõ ở điều này vì văn xuôi thƣờng tiếp cận cuộc sống đang diễn ra với
lớp vẻ thô nhám xù xì còn thơ ca thì hƣớng về những gì thi vị song truyện của
Thạch Lam thì khác. Ông nhấn mạnh vào những đau khổ, nỗi cùng cực của xã
hội đƣơng thời vừa mang đến những cảm xúc bay bổng trƣớc cuộc sống ấy.
Trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, vấn đề đời sống của xã hội nói
chung và số phận của những ngƣời nghèo khổ, bất hạnh đƣợc nhiều văn nghệ
sĩ hết sức quan tâm và khai thác. Trƣớc khi đọc Thạch Lam, ngƣời ta tƣởng
nhƣ vấn đề ấy chỉ đƣợc các nhà văn hiện thực phê phán quan tâm.
Vốn là nhà văn lãng mạn nhƣng tác phẩm của ông lại mang đậm hiện thực.
Hiện thực trong truyện ngắn Thạch Lam đƣợc tái hiện rõ nét ở bức tranh hiện
thực đời sống lam lũ, vất vả với những hình tƣợng điển hình trong hoàn cảnh
điển hình bằng những chi tiết chân thực giàu ý nghĩa khái quát. Con ngƣời
đƣợc phản ánh trên nhiều bình diện, nhiều góc độ. Đọc truyện ngắn Thạch
Lam, ngƣời ta có thể nhận ra dấu ấn sâu đậm của ngòi bút hiện thực. Điều này

đƣợc thể hiện trong cách nhà văn khai thác hiện thực cuộc sống khốn khổ
cùng cực của ngƣời lao động nghèo. Đó là hiện thực của những thân phận,
những kiếp ngƣời bất hạnh nhƣ mẹ Lê, cô Dung, cô Huệ, cô Liên… Nhà văn
đi vào tái hiện một cách chân thực hiện thực cuộc sống với những cảnh ngộ
và nỗi niềm khác nhau của họ. Ngƣời thì bị chó nhà giàu cắn chết khi đi xin
ăn, ngƣời suốt đời sống trong địa ngục của gia đình nhà chồng, hay có những
ngƣời là thân phận gái điếm... Họ là những đại diện tiêu biểu cho bao cảnh
ngộ, bao kiếp ngƣời của những ngƣời phụ nữ Việt Nam trƣớc cách mạng
tháng tám. Qua cuộc sống và thân phận của họ, ngƣời đọc có thể hình dung ra
phần nào hiện thực xã hội Việt Nam.

Vũ Thị Trang

17

K38A – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Do đó, tiếp xúc với truyện ngắn của ông độc giả không khỏi bất ngờ. Với
Thạch Lam, ông tái hiện bức tranh cuộc sống đang diễn ra trƣớc mắt để nhấn
mạnh vào những con ngƣời nghèo, nghèo đến mức không có cơm ăn, áo mặc,
bị cái đói, cái rét hành hạ khổ sở. Họ có thể là nông dân, có thể là thị dân, có
khi là phu xe, cũng có ngƣời là gái điếm... không có tên gọi nào cụ thể và
chính xác bằng cụm từ “những ngƣời nghèo khổ”. Hƣớng tới những ngƣời
nghèo, Thạch Lam muốn đƣa văn chƣơng gần gũi cuộc sống, phản ánh hiện
thực cuộc sống. Những ngƣời nghèo trong truyện ngắn của ông chủ yếu là

những ngƣời nghèo sống dƣới đáy xã hội, không hoặc ít đƣợc học hành, họ
sống giản đơn và lặng lẽ, với khát vọng mong manh. Những con ngƣời nghèo
khổ ấy sống nghèo khổ mãi thành quen và nhiều khi không có ý niệm sƣớng
khổ nữa. Họ thu mình trong một thế giới mòn mỏi, tù túng cuộc sống và chấp
nhận nó nhƣ là số mệnh. Ông trời ban cho số mệnh nào thì chấp nhận thế ấy.
Trong truyện ngắn Nhà mẹ Lê một ngƣời mẹ nghèo nàn kiếm từng hạt thóc
còn sót lại trên cánh đồng. Sự vất vả của ngƣời mẹ đã đƣợc đền đáp bằng sự
đầm ấm của gia đình. “Thật là sung sƣớng, nếu chúng mang về đƣợc một
lƣợm, trong những ngày may mắn. Vội vàng, bác Lê đẩy con ra vơ lấy bó lúa,
đem để xuống dƣới chân vò nát, vét vội thóc, giã lấy gạo. Rồi là một bữa cơm
nóng lúc buổi tối giá rét, mẹ con ngồi xúm quanh nồi cơm bốc hơi, trong khi
bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh” [7, tr.14]. Trong truyện Cô hàng xén,
ngƣời chị hết lòng lo cho gia đình, gánh hàng đi từ lúc sƣơng mù còn giăng
kín cả bầu trời, trở về nhà lúc mọi nhà đã lên đèn nhƣng không một lời kêu
ca. Lo cho cuộc sống gia đình cô phải hy sinh cả ƣớc mơ của một cô gái mới
lớn. Vất vả, nhọc nhằn nhƣng nghĩ đến cảnh đầm ấm của gia đình bao nhiêu
khó nhọc tiêu tan cả. Vẻ đẹp tâm hồn của Liên thể hiện qua sự dâng hiến, chu
toàn của bản thân đối với gia đình. Đọc truyện Đói ta xót thƣơng cho cảnh
đớn đau, cơ cực của Sinh trong cơn đói lả: “Cơn đói lại sôi nổi dậy nhƣ cào

Vũ Thị Trang

18

K38A – Ngữ văn


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


xé ruột gan, mãnh liệt, át hẳn cả nỗi buồn. Chàng muốn chống cự lại, muốn
quên đi, nhƣng không đƣợc, cái cảm giác đói đã lẩn khắp cả ngƣời nhƣ nƣớc
triều tràn lên bãi cát. Mỗi lần cơn gió, mỗi lần chàng ngửi thấy mùi béo ngậy
của miếng thịt ƣớp, mùi thơm của chiếc bánh vàng. Mũi Sinh tự nhiên nở ra,
hít mạnh vào, cái mùi thơm thấu tận ruột, gan, nhƣ thấm nhuần vào xƣơng
tuỷ” [7, tr.61]. Hay hình ảnh những con ngƣời nghèo khổ trong cái rét buốt da
buốt thịt xuất hiện trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa “chúng ăn mặc không
khác ngày thƣờng, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách và vá nhiều chỗ
(…) qua những áo chỗ rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng nó lại
run lên, hàm răng đập vào nhau” [7, tr.91]. Hoàn cảnh khốn khổ của nhân vật
Sen trong truyện ngắn Đứa con lại khổ theo một lẽ khác vì hoàn cảnh gia đình
khó khăn không có tiền để trả nợ bố mẹ chị phải gán chị cho chủ nợ làm đứa
ở không công. Từ đấy Sen phải làm hết mọi việc trong nhà ông bà Cả “Nào
gánh nƣớc, bổ củi, làm cơm, đầu tắt mặt tối suốt ngày mà vẫn bị mắng chửi”
[7, tr.160]. Nhân vật Dung trong Hai lần chết gia cảnh không đến mức nghèo
khó quá nhƣng cũng túng quẫn. Sống trong gia đình mà Dung luôn phải chịu
thiệt thòi, không đƣợc quan tâm nhƣ các anh chị em, lớn lên đi lấy chồng theo
sự sắp xếp của mẹ... Nhân vật của Thạch Lam hầu hết đều có một số phận
đáng buồn, một cảnh đời nghịêt ngã. Cuộc sống khốn cùng đã khiến cho
nhiều thân phận đi đến ngõ cụt và phải tìm đến cái chết nhƣ mẹ Lê (Nhà mẹ
Lê), Bào (Người bạn trẻ)… Cái chết của họ đã tạo cho âm điệu câu chuyện
chùng xuống bởi quá thƣơng tâm.
Trong truyện Nhà mẹ Lê là cảnh tƣợng đầy đau đớn, xót xa “… bác Lê lên
cơn sốt. Những cái rùng mình lạnh lẽo nối nhau lƣớt trên da bác, manh chiếu
rách không đủ đắp ấm thân. Trong lúc mê sảng, bác Lê tƣởng nhớ lại cuộc đời
mình, từ lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở, nhọc nhằn. Cái
nghèo nàn không biết tự bao giờ đã vào nhà Bác, lúc sinh ra bác đã thấy nó

Vũ Thị Trang


19

K38A – Ngữ văn


×