Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nguyễn thị xanh góp phần nghiên cứu đặc điểm hiển vi, thành phần hoá học và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu hai loài conamomum pierreanum (gagnep ) skornick a d poulsen và amomum truncatum (gagnep ), họ gừng (zing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 77 trang )

AAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAA
BỘ Y TẾ
AAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ XANH

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU ĐẶC
ĐIỂM HIỂN VI, THÀNH PHẦN HOÁ
HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG
KHUẨN CỦA TINH DẦU HAI LỒI
Conamomum pierreanum (Gagnep.)
Skornick. & A.D. Poulsen VÀ Amomum
truncatum (Gagnep.), HỌ GỪNG
(ZINGIBERACEAE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI – 2023


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ XANH
Mã sinh viên: 1801780

GÓP PHẦN NGHIÊN CỨU ĐẶC
ĐIỂM HIỂN VI, THÀNH PHẦN HỐ
HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG
KHUẨN CỦA TINH DẦU HAI LOÀI
Conamomum pierreanum (Gagnep.)


Skornick. & A.D. Poulsen VÀ Amomum
truncatum (Gagnep.), HỌ GỪNG
(ZINGIBERACEAE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Nguyễn Thanh Tùng
2. TS. Lưu Đàm Ngọc Anh
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược liệu
2. Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam

HÀ NỘI – 2023


LỜI CẢM ƠN
Trải qua 5 năm thanh xuân học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Dược
Hà Nội, tơi đã nhận được rất nhiều tình cảm, sự quan tâm, kiến thức từ thầy cô và bạn
bè.
Với tất cả lịng biết ơn của mình, tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Bộ môn
Dược Liệu, Khoa Dược liệu – Dược học cổ truyền đã tạo điều kiện để tơi thực hiện
khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thanh Tùng - người thầy tận tuỵ,
nhiệt tình đã trực tiếp hướng dẫn và dìu dắt tơi trong suốt thời gian thực hiện NCKH
tại Bộ mơn Dược Liệu cũng như trong suốt q trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Khắc Tiệp – Bộ môn Công nghiệp Dược
trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận
này.
Tơi xin chân thành cảm ơn TS. Lưu Đàm Ngọc Anh – Bảo tàng thiên nhiên Việt
Nam là người đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tơi hồn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, các anh chị, các em đã và đang NCKH tại

bộ môn Dược liệu đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới tồn thể thầy cơ, các anh chị kỹ thuật viên
của Bộ môn Dược Liệu trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tơi trong tồn bộ thời gian thực hiện khố luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn tồn thể thầy cơ giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã
tận tình dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt 5 năm học
vừa qua.
Lời cuối cùng, tôi xin tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới bố mẹ, gia
đình, bạn bè đã ln sát cánh, động viên và ủng hộ tôi trong suốt chặng đường học tập
và hồn thành khố luận.
Một lần nữa, tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2023
Sinh viên

Nguyễn Thị Xanh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................2
1.1 Tổng quan về chi Etlingera Giseke.......................................................................2
Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật, phân bố và khóa phân loại của chi
Etlingera Giseke ......................................................................................................2
Đặc điểm thực vật và phân bố của một số loài thuộc chi Etlingera Giseke
ở Việt Nam ..............................................................................................................3
Thành phần hoá học chi Etlingera Giseke .................................................4
Tác dụng sinh học và cơng dụng của các lồi thuộc chi Etlingera Giseke 7
1.2 Tổng quan về chi Conamomum Ridl...................................................................11
Vị trí phân loại, phân bố và khóa phân loại của chi Conamomum Ridl. .11
Tên khoa học và phân bố của một số loài thuộc chi Conamomum Ridl. ở

Việt Nam ...............................................................................................................12
Thành phần hoá học chi Conamomum Ridl. ............................................12
Tác dụng sinh học và công dụng của các loài thuộc chi Conamomum
Ridl. .......................................................................................................................15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................16
2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị ......................................................................................16
Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................16
Thiết bị và hóa chất ..................................................................................18
2.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................19
Nghiên cứu về đặc điểm hiển vi ...............................................................19
Nghiên cứu về thành phần hóa học ..........................................................19
Nghiên cứu về hoạt tính kháng vi sinh vật...............................................19
2.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................20
Chiết xuất tinh dầu ...................................................................................20
Nghiên cứu đặc điểm hiển vi ...................................................................20
Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu ............................................21
Nghiên cứu về hoạt tính kháng vi sinh vật...............................................22


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................24
3.1 Loài Etlingera alba A.D. Poulsen .......................................................................24
Kết quả thực nghiệm ................................................................................24
Bàn luận ...................................................................................................32
3.2 Loài Connamomum pierreanum (Gagnep.) Škorničk. & A.D. Poulsen (Sa nhân
Pierre) ............................................................................................................................34
Kết quả thực nghiệm ................................................................................34
Bàn luận ...................................................................................................40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................................42
KẾT LUẬN ...............................................................................................................42
ĐỀ XUẤT .................................................................................................................43

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................1
PHỤ LỤC ...................................................................................................................6


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

Giải nghĩa

1

A.

Amomum

2

C.

Conamomum

3

E.

Etlingera


4

DĐVN

Dược điển Việt Nam

5

GC

Gas Chromatography

Sắc ký khí

5

MBC

Minimum Bactericidal
Concentration

Nồng độ tối thiểu diệt
khuẩn

6

MFC

Minimum Fungicidal

Concentration

Nồng độ tối thiểu diệt
nấm

7

MIC

Minimum Inhibitor

Nồng độ tối thiểu ức chế

Concentration
8

MS

Mass spectrometry

9

NXB

Nhà xuất bản

10

Rf


Retention factor

11

STT

Số thứ tự

12

TT

Thuốc thử

13

UV

Ultra Violet

Khối phổ

Chỉ số lưu giữ

Tử ngoại


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

1.1
1.2

Tên bảng
Tên khoa học và phân bố các lồi Etlingera Giseke có mặt ở Việt
Nam
Thành phần hóa học tinh dầu của các lồi Etlingera Giseke có mặt ở
Việt Nam.

Trang
3
6

1.3

Tên khoa học và phân bố các loài Conamomum Ridl. có mặt ở Việt
Nam

12

1.4

Thành phần hóa học tinh dầu lá và thân lồi C. rubidium Lamxay
& N.S.Lý

13

1.5

Thành phần hóa học tinh dầu thân rễ và lá loài C. vietnamense

N.S.Lý & T.S.Hoang

14

3.1

Kết quả thành phần tinh dầu toàn cây loài Etlingera alba A.D.
Poulsen tại thời điểm đang ra hoa (TH10) và đang ra quả (TH13)

28

3.2

Kết quả hoạt tính kháng vi sinh vật tinh dầu toàn cây loài Etlingera
alba A.D. Poulsen tại thời điểm đang ra hoa (TH10) và đang ra quả
(TH13).

32

3.3

Kết quả thành phần tinh dầu thân rễ và lá loài Connamomum
pierreanum (Gagnep.) Škorničk. & A.D. Poulsen (Sa nhân Pierre)

38

3.4

Kết quả hoạt tính kháng vi sinh vật tinh dầu thân rễ và lá loài
Conamomum pierreanum (Gagnep.) Škorničk. & A.D. Poulsen (Sa

nhân Pierre)

40


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

1.1

Cấu trúc hóa học các acid caffeoylquinic phân lập từ lá các lồi
Etlingera Giseke

4

1.2
2.1
2.2
2.3
3.1
3.2

Cấu trúc hóa học của các chất được phân lập từ thân rễ E. elatior
(Jack) R.M.Sm.
Đặc điểm hình thái lồi Etlingera alba A.D. Poulsen thời điểm đang

ra hoa (TH10)
Đặc điểm hình thái lồi Etlingera alba A.D. Poulsen thời điểm đang
ra quả (TH13)
Đặc điểm hình thái lồi Conamomum pierreanum (Gagnep.)
Škorničk. & A.D. Poulsen ĐN19 (Sa nhân Pierre)
Đặc điểm vi phẫu lá Etlingera alba A.D. Poulsen thời điểm đang ra
hoa (TH10)
Đặc điểm vi phẫu lá Etlingera alba A.D. Poulsen thời điểm đang ra
quả (TH13)

5
16
17
18
24
25

3.3

Đặc điểm bột phần trên mặt đất loài Etlingera alba A.D. Poulsen
thời điểm đang ra hoa (TH10)

26

3.4

Đặc điểm bột phần trên mặt đất loài Etlingera alba A.D. Poulsen
thời điểm đang ra quả (TH13)

27


3.5

Sắc ký đồ tinh dầu Etlingera alba A.D. Poulsen thời điểm đang ra
hoa (TH10) và đang ra quả (TH13)

28

3.6

Đặc điểm vi phẫu lá Conamomum pierreanum (Gagnep.) Škorničk.
& A.D. Poulsen (Sa nhân Pierre)

35

3.7

Đặc điểm bột phần trên mặt đất loài Conamomum pierreanum
(Gagnep.) Škorničk. & A.D. Poulsen (Sa nhân Pierre)

36

3.8

Sắc ký đồ tinh dầu thân rễ và lá Connamomum pierreanum
(Gagnep.) Škorničk. & A.D. Poulsen (Sa nhân Pierre)

37



ĐẶT VẤN ĐỀ
Họ Zingiberaceae Martinov có khoảng 50 chi với hơn 1300 loài phân bố khắp
các vùng nhiệt đới Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ [21]. Trong đó, chi Etlingera
Giseke và chi Conamomum Ridl. là hai chi đã được ghi nhận tại Việt Nam.
Chi Etlingera bao gồm khoảng 150 loài [43] phân bố rộng rãi từ vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới châu Á đến các đảo Thái Bình Dương [54]. Ở Việt Nam đã ghi nhận
khoảng 9 loài thuộc chi Etlingera, nổi bật là: E. elatior, E. yunnanensis, E. pavieana
và E. littoralis [3][6][7][34]. Nhiều loài thuộc chi này đã được sử dụng từ thời cổ đại
như một nguồn dinh dưỡng và cho mục đích y học. Trong số đó, lồi Etlingera alba
A.D. Poulsen (là tên đồng nghĩa của loài Amomum truncatum Gagnep., do vậy tên
Etlingera alba A.D. Poulsen sẽ được sử dụng trong suốt đề tài) đã được nghiên cứu về
hoạt tính kháng vi sinh vật và hoạt tính gây độc tế bào [24][54]. Tuy nhiên, theo hiểu
biết của chúng tơi, vẫn chưa có nghiên cứu nào về tinh dầu Etlingera alba A.D.
Poulsen.
Chi Conamomum Ridl. là một chi khác thuộc họ Gừng. Trước năm 2018, các loài
trong chi này được sắp xếp thuộc chi Amomum roxb [11]. Chi Conamomum bao gồm
12 loài, một số loài như C. rubidum, C. odorum và C. vietnamense đã được ghi nhận ở
Việt Nam [41]. Loài Conamomum pierreanum (Gagnep.) Škorničk. & A.D. Poulsen
được Franỗois Gagnepain mụ t khoa hc u tiờn nm 1906 với tên Amomum
pierreanum Gagnep. Với khu vực phân bố của loài này là từ Thái Lan đến Campuchia
[35]. Năm 2020, Conamomum pierreanum (Gagnep.) Škorničk. & A.D. Poulsen được
ghi nhận ở Việt Nam (tên tiếng Việt là Sa nhân Pierre) do vậy chưa có các nghiên cứu
về tinh dầu của lồi này. [35]
Dựa trên những luận điểm trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Góp phần nghiên
cứu đặc điểm hiển vi, thành phần hố học và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu
hai loài Conamomum pierreanum (Gagnep.) Skornick. & A.D. Poulsen và
Amomum truncatum (Gagnep.), họ Gừng (Zingiberaceae)” với mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm hiển vi hai loài Etlingera alba A.D. Poulsen (Amomum
truncatum Gagnep.) và loài Conamomum pierreanum Škorničk. & A.D. Poulsen (Sa
nhân Pierre).

2. Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu hai loài Etlingera alba A.D. Poulsen
(Amomum truncatum Gagnep.) và Conamomum pierreanum Škorničk. & A.D. Poulsen
(Sa nhân Pierre).
3. Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu hai lồi Etlingera alba A.D. Poulsen
(Amomum truncatum Gagnep.) và Conamomum pierreanum Škorničk. & A.D.
Poulsen (Sa nhân Pierre).
1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về chi Etlingera Giseke
Theo các website WFO plant list và Plants of the World Online, hiện nay tên
Amomum truncatum Gagnep. được coi là tên đồng nghĩa của lồi Etlingera alba A.D.
Poulsen. Do đó, phần tổng quan về loài Amomum truncatum sẽ được viết theo chi
Etlingera Giseke. [43][57]
Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật, phân bố và khóa phân loại của chi
Etlingera Giseke
a) Vị trí phân loại chi Etlingera Giseke
Chi Etlingera Giseke, tên thường gọi là Ét ling [3], là một chi thực vật nằm trong
họ Zingiberaceae Martinov. Vị trí phân loại của chi Etlingera Giseke nằm theo hệ
thống phân loại thực vật của Takhtajan (2009) như sau:
Ngành Ngọc lan Magnoliophyta
Lớp Hành Liliopsida
Phân lớp Thài lài Commelinidae
Liên bộ Gừng Zingiberanae
Bộ Gừng Zingiberales
Họ Gừng Zingiberaceae
Chi Etlingera Giseke [50]
b) Đặc điểm thực vật và phân bố chi Etlingera Giseke
Đặc điểm thực vật:

Theo Thực vật chí Trung Quốc, đặc điểm thực vật chi Etlingera Giseke. được mô
tả như sau:
Thân rễ leo. Thân giả phát triển mạnh mẽ. Lá có cuống, hình mũi mác, to. Cụm
hoa phát sinh từ thân rễ, hoa xếp thành 3 hoặc 4 vòng trịn đồng tâm trên một đế
phẳng, phần gốc có nhiều lá bắc bao quanh; cuống nhô cao khỏi mặt đất và dài, hoặc
cắm sâu xuống đất và ngắn; lá bắc hình ống dài. Đài hoa hình ống, có màng, đỉnh có 3
răng. Tràng hoa bằng hoặc dài hơn đài hoa; thùy 3, ngắn hơn nhiều so với ống. Hoa
mơi hình lưỡi, ± 3 thùy, dài hơn nhiều so với thùy tràng hoa, thùy trung tâm có màu
rực rỡ. Nhị ngắn hơn hoa mơi; bao phấn cong về phía trước. Bầu nhụy 3 ngăn; nhiều
noãn trên mỗi ngăn. Quả nang thịt, khơng nứt, nhẵn, có gờ dọc. [21]
Phân bố:

2


Chi Etlingera Giseke có khoảng 150 lồi, phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới châu Á tới Thái Bình Dương: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,
Malaysia, Thái Lan, Úc,... [53]
Đặc điểm thực vật và phân bố của một số loài thuộc chi Etlingera Giseke ở
Việt Nam
Việt Nam hiện tại ghi nhận khoảng 9 loài của chi Etlingera [3][6][7][34], tên
khoa học, tên đồng nghĩa, tên tiếng Việt (nếu có) và phân bố các lồi trên được thể
hiện trong bảng 1.1.
Trong số đó, lồi Etlingera yunnanensis (T. L. Wu & S. J. Chen) R. M và
Etlingera poulsenii Škorničk. mới được ghi nhận có mặt tại Việt Nam lần lượt vào
năm 2015 và 2016 [3][34]. Loài Etlingera alba (Blume) A.D. Poulsen chính là lồi
Amomum truncatum Gagnep. đã được ghi nhận cho hệ thực vật Việt Nam [57].
Bảng 1.1: Tên khoa học và phân bố các lồi Etlingera Giseke có mặt ở Việt Nam
TT


1

2

Tên khoa học
Etlingera alba
A.D. Poulsen

Etlingera elatior
(Jack) R.M.Sm.

Đồng nghĩa
Amomum truncatum
Gagnep. [10][57]
Amomum
magnificum (Roscoe)
Trimen [43]; Alpinia
javanica (Blume)
D.Dietr. [43]

Tên tiếng Việt

Phân bố

Riềng cụt; Riềng
Ba Vì [7]
cắt ngang [4][8]
Bắc trung bộ
Mètré cắt-ngang
[4]

[7]

Đa lộc, Ngọn
đuốc gừng

Khu vực Nam
bộ

3

Etlingera littoralis
(J.Koenig) Giseke.

Achasma megacheilos Ét linh duyên
(Bak.) Griff. [7]
hải [8]

Bình Phước,
Bạc Liêu [7]

4

Etlingera
yunnanensis (T. L.
Wu & S. J. Chen)
R. M

Achasma
yunnanense T.L.Wu
& S.J.Chen [43]


Ét linh Vân
Nam [3]

Nghệ An [3]

5

Etlingera poulsenii
Škorničk.

Ét linh poulsen
[6]

Kon tum, Gia
Lai [34]

Etlingera pavieana
6

Amomum pavieanum

Pierre ex Gagnep.
(Pierre ex Gagnep.)
[44]; Achasma
R.M.Sm.
pavieanum Gagn.
3

Sa nhân sung [6] Đà Lạt [7]



Loes. [7]
7

Etlingera
harmandii
(Gagnep.) R.M.Sm

8

Etlingera punicea
(Roxb.) R.M.Sm.
Etlingera

9

megalocheilos
(Griff.) A. D.
Poulsen [6]

Etlingera harmandii

Ét linh harmand

Gagn. [7]

[8]

Achasma puniceum

(Roxb.) Loes.; Alpinia

-

punicea Roxb. [43]
Achasma
megalocheilos Griff.;

Ét linh megalo
Amomum
[6]
megalocheilos (Griff.)

Châu Đốc [7]

Bắc trung bộ
[3]

Tây nguyên
[6]

Baker [43]

Thành phần hoá học chi Etlingera Giseke
a) Thành phần hóa học ngồi tinh dầu
Thành phần hóa học của nhiều lồi thuộc chi Etlingera đã được nghiên cứu rộng
rãi từ những năm 1970. Các hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc chủ yếu
thuộc 6 nhóm chất chính gồm: phenolic, diarylheptanoid, flavonoid, steroid, terpenoid
và alcaloid [53]. Các hợp chất được trình bày theo nhóm trong phụ lục 1.1.
E. elatior là lồi nổi bật nhất trong chi, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về

thành phần hóa học của lồi này. Năm 1977, Williams và Harborne đã báo cáo về
thành phần flavonoid có trong lá các loài thuộc họ Zingiberaceae. Cụ thể, 4 flavonoid
bao gồm kaempferol 3-glucuronid, quercetin 3-glucuronid, quercetin 3-glucosid và
quercetin 3-rhamnosid được xác định có mặt trong lá lồi E. elatior. [55]
Năm 2009, Eric Chan và cộng sự đã báo cáo về thành phần acid caffeoylquinic
(CQA) có trong lá các lồi Etlingera. Cụ thể, ba đồng phân đã được xác định bao gồm
acid 3-O-caffeoylquinic (3-CQA) hoặc acid neochlorogenic; acid 5-O-caffeoylquinic
(5-CQA) hoặc CGA; và methyl este của acid 5-O-caffeoylquinic (Me 5-CQA) hoặc
methyl 5-O-caffeoylquinat. Được biết, các CQA này hoạt động như một chất chống
oxy hóa bằng cách loại bỏ các gốc tự do và ức chế q trình peroxy hóa lipid. [14]

Acid 5-O-caffeoylquinic

Methyl 5-O-caffeoylquinat

4

Acid 3-O-caffeoylquinic


Hình 1.1. Cấu trúc hóa học các acid caffeoylquinic phân lập từ lá các loài Etlingera
Giseke
Năm 2005, Habsah và cộng sự đã phân lập các thành phần có mặt trong thân rễ
E. elatior, kết quả đã phân lập được 8 hợp chất là dẫn xuất của diarylheptanoid, labdan
diterpenoid và steroid bao gồm: 1,7-bis(4-hydroxyphenyl)-2,4,6-heptatrienon (1),
demethoxycurcumin (2), 1,7-bis(4-hydroxyphenyl)-1,4,6-heptatrien-3-on (3), 16hydroxylabda-8(17),11,13-trien-16,15 olid (4), stigmast-4-en-3-on (5), stigmast-4-en3,6-dion (6), stigmast-4 en-6β-ol-3-on (7), 5α,8α-epidioxyergosta-6,22-dien-3β-ol (8).
Trong đó, 1 và 4 là các hợp chất mới, 5 và 7 là các hợp chất có khả năng tiêu diệt khối
u. [22]

Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của các chất được phân lập từ thân rễ E. elatior (Jack)

R.M.Sm.
b) Thành phần hóa học tinh dầu
Thành phần hóa học tinh dầu của các loài Etlingera đã được nghiên cứu rộng rãi
từ rất sớm. Trong số các lồi thuộc chi Etlingera có mặt ở Việt Nam, có 6 lồi đã được
nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu bởi các nhóm tác giả Việt Nam và trên thế
giới bao gồm: E. elatior, E. yunnanensis, E. pavieana, E. punicea, E. littoralis và E.
megalocheilos.

5


Trong đó, E. elatior là lồi nổi bật nhất trong chi, mang lại giá trị thương mại cao
và được nghiên cứu nhiều nhất. Các hợp chất nổi bật được phân lập từ tinh dầu các bộ
phận khác nhau của E. elatior bao gồm: β-pinen, caryophyllen, (E)-β-farnesen, 1,1dodecanediol diacetat, (E)-5-dodecan, cyclododecan, 1-dodecanol, dodecanal, 17pentatriaconten, acid dodecanoic, myrcen, α-humulen, camphen, β-pinen,... [29]
Năm 2015, TS. Đào Thị Minh Châu cùng các cộng sự đã báo cáo về thành phần
hóa học tinh dầu của loài E. yunnanensis được thu hái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Huống, Nghệ An. Hàm lượng tinh dầu từ lá, thân, rễ thu được lần lượt là 0,25%,
0,20% và 0,31% tính theo dược liệu khơ. Trong đó, thành phần chính của tinh dầu lá là
germacren D (29,2%), β-pinen (11,6%), α-amorphen (11,2%), bicyclogermacren
(8,2%), bicycloelemen (6,6%) và α-humulen (6,3%). Tinh dầu thân chủ yếu chứa βpinen (23,7%), 1,8-cineol (11,0%), α-pinen (9,6%) và germacren D (7,7%). Tinh dầu
rễ chứa β-pinen (31,9%), α-pinen (13,7%), 1,8-cineol (9,4%) và camphen (7,5%). [19]
Thành phần chính của tinh dầu các lồi Etlingera có mặt ở Việt Nam được thể hiện
trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Thành phần hóa học tinh dầu của các lồi Etlingera Giseke có mặt ở Việt
Nam.
STT

Loài

Bộ

phận



1

Etlingera elatior
(Jack) R. M. Smith

2

Chen) R.M. Sm.

β-pinen (19,17 %), α-pinen (6,0 %),
caryophyllen (15,36%), (E)-β-farnesen
(27,9%)

Thân

(E)-5-dodecen (26,99%), decanal (16,53%),
1,1-dodecanediol, diacetat (34,26%),
caryophyllen (6,6%)

Rễ

cyclododecan (34,45%), 1,1-dodecanediol,
diacetat (47,28%)

Hoa


cyclododecan (40,32%), 1,1-dodecanediol,
diacetat (24,38%), α-Pinen (6,3 %)

[28]

Etlingera
yunnanensis
(T.L.Wu & S.J.

Thành phần chính



germacren D (29,2%), β-pinen (11,6%), αamorphen (11,2%), bicyclogermacren
(8,2%), bicycloelemen (6,6%), α-humulen
(6,3%)

6


[19]
Thân

Rễ

Etlingera pavieana
3

(Pierre ex Gagnep.)


Thân rễ

R.M.Sm. [39]

5

(Roxb.) R.M.Sm.
[49]

Thân rễ

Etlingera
littoralis (J.Koenig)



Giseke. [56]

6

Etlingera
megalocheilos
(Griff.) A. D.
Poulsen [52]

pinen (9,6%), germacren D (7,7%)

β-pinen (31,9%), α-pinen (13,7%), 1,8cineol (9,4%), camphen (7,5%)

trans-anethol (78,54%), methyl chavicol

(19,36%)
β-bisabolen (27,74%), α-copaen (22,40%),

Etlingera punicea
4

β-pinen (23,7%), 1,8-cineol (11,0%), α-

β-selinen (26,85%), δ-cadinen (28,34%),
methyl chavicol (15,07%)
β-pinen (30,4%), (E)-methyl isoeugenol
(37,7%), β-phellandren (8,6%)

Thân rễ

(E)-methyl isoeugenol (58,1%), 8(14),15sandaracopimara-dien-3b-ol (9,1%), αgurjunen (5,3%)

Thân rễ

aromadendren oxid (24,8%), terpineol oxid
(13%), aromadendren (8,9%), acid 4,4dimethylheptanedioic (7,1%)

Tác dụng sinh học và công dụng của các lồi thuộc chi Etlingera Giseke
1.1.4.1. Cơng dụng của các lồi thuộc chi Etlingera Giseke
Ở Việt Nam:
Cơng dụng của các lồi thuộc chi Etlingera ở nước ta chưa được đề cập trong các
tài liệu. Lồi Etlingera elatior thường được ví như “Ngọn đuốc gừng” được trồng rộng
rãi ở các tỉnh Nam bộ để làm cây cảnh và trang trí.
Ở nước ngồi:
Điều đáng chú ý là tại các quốc gia như Thái lan, Philippines, Malaysia,

Campuchia..., các loài Etlingera đã được sử dụng phổ biến từ thời cổ đại để làm gia vị,
thực phẩm cũng như cho các mục đích y học.

7


Một số vùng bản địa ở Malaysia và Thái Lan sử dụng quả và chồi non của E.
elatior, E. littoralis,... để làm gia vị và chế biến món salad [13]. Thân rễ của E.
punicea được dùng làm gia vị cho món mì và cà ri ở tỉnh Chantaburi (Thái Lan).
Ngồi ra, các chùm hoa non của E. elatior là một thành phần phổ biến của món cà ri
chua ở bán đảo Malaysia. [13]
Trong y học cổ truyền Philippines, người Antiqueños dùng chồi non E. alba giã
lấy nước và đắp lên đầu để điều trị chứng chóng mặt, nó cũng có thể được sử dụng để
điều trị chứng rối loạn tâm thần. Bên cạnh đó, quả E. alba có tác dụng chữa tiêu chảy.
[10]
Một số vùng bản địa ở Campuchia sử dụng thân rễ của E. pavieana sắc lấy nước
uống để điều trị các vấn đề về dạ dày, viêm họng hoặc làm thuốc bổ. Lá của loài này
được dùng để đun nước tắm cho phụ nữ sau sinh để khử mùi hôi. [51]
Vùng Sabah (Malaysia) sử dụng nước sắc của thân rễ E. littoralis để điều trị
chứng đau dạ dày, ngồi ra cịn có tác dụng giảm chứng chướng bụng, đầy hơi và là
thuốc bổ tim. [13]
Trong y học cổ truyền Thái Lan, quả E. elatior sắc lấy nước dùng để điều trị
chứng đau tai còn lá dùng để rửa vết thương. Lá E. elatior thường được trộn với các
loại thảo mộc thơm khác dùng để tắm cho phụ nữ sau sinh nhằm khử mùi hơi cơ thể.
Ngồi ra, quả của lồi này cịn được sử dụng để làm dầu gội đầu. [51]
Loài E. megalocheilos và E. coccinea được sử dụng trong y học cổ truyền như
một chất làm sạch vết thương và chữa nhiễm trùng tai. [52]
Nhiều loài Etlingera chưa có mặt tại Việt Nam cũng đã được sử dụng rộng rãi
trong y học cổ truyền nhiều quốc gia: E. foetens chữa bệnh thấp khớp; E.
belalongensis chữa chứng vàng da, sốt và các bệnh tiết niệu; E. pyramidosphaera chữa

chứng tiêu chảy và đau bụng; E. sessilanthera dùng khi bị rắn cắn; E. linguiformis
dùng để chữa vàng da, viêm họng, đau bụng, thấp khớp và các biến chứng về đường
hô hấp... [51]
1.1.4.2. Tác dụng sinh học của các loài thuộc chi Etlingera Giseke
a) Tác dụng kháng khuẩn
Dịch chiết ethanol của hoa E. elatior cho thấy hoạt tính kháng khuẩn với nồng độ
ức chế tối thiểu (MIC) 200 μg/ml đối với Pseudomonas aeruginosa, 400 μg/ml đối với
Bacillus megaterium và 800 μg/ml đối với Escherichia coli [13]. Trong khi đó, dịch
chiết methanol ức chế Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Bacillus thuringiensis,
Bacillus subtilis và Proteus mirabilis với MIC dao động từ 1,6–25 mg/ml. [30]
Tadtong và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu thân rễ
loài E. punicea bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Kết quả thu được bằng cách
đo đường kính vùng ức chế (cm). Báo cáo cho thấy hoạt tính kháng khuẩn chống lại
8


Staphylococcus aureus (0,87 cm), Escherichia coli (0,78 cm), Salmonella albany (0,82
cm), đồng thời thể hiện hoạt tính diệt nấm đối với Candida albicans (1,18 cm). [49]
Tinh dầu thân rễ loài E. megalocheilos có khả năng ức chế Staphylococcus
aureus, Streptococcus pyrogenes và Salmonella enteritidis với giá trị MIC trong
khoảng 6-9 μg/ml. [52]
Tinh dầu lá của lồi E. maingayi có hoạt tính kháng khuẩn với MIC 6,3 mg/ml
đối với Bacillus cereus và Micrococcus luteus, MIC 12,5 mg/ml đối với
Staphylococcus aureus. [16]
Tinh dầu thân rễ lồi E. sayapensis thể hiện hoạt tính kháng khuẩn chống lại
Staphylococcus aureus, Serratia marcescens và Candida parapsilosis với MIC (0,52 ±
0,23) mg/mL. Trong khi đó, tinh dầu lá ức chế Bacillus subtilis với MIC (0,78 ± 0,00)
mg/mL; Escherichia coli và Shigella sonnei với MIC (1,56 ± 0,00) mg/mL; và nấm
Candida parapsilosis với MIC (3,64 ± 2,39) mg/mL. [38]
b) Tác dụng chống oxy hóa

Khả năng khử gốc tự do DPPH của chiết xuất hoa E. elatior và BHT (chất chống
oxy hóa cơng nghiệp) lần lượt là 76,26% và 86,77% ở mức 1,0 mg/mL. Dịch chiết
methanol của hoa E. Elatior thể hiện sự ức chế đáng kể hoạt tính DPPH với nồng độ
ức chế 50% (IC50) là 9,14 mg/mL trong khi IC50 của BHT là 8,08 mg/mL. Kết quả
này thể hiện rằng chiết xuất hoa E. elatior là một chất chống oxy hóa có thể so sánh
với BHT. [30]
B. Mahdavi và cộng sự đã báo cáo về khả năng chống oxy hóa của E.
brevilabrum. Dịch chiết ethyl acetat có khả năng khử gốc tự do DPPH với IC50
(209,54 ± 6,39 µg/mL). Dịch chiết methanol - nước (1:1) của thân và lá E.
brevilabrum ức chế DPPH với IC50 lần lượt là (506,67 ± 5,29 và 191,39 ± 5,93
µg/mL). [37]
c) Tác dụng chống ung thư
Dịch chiết cloroform và methanol từ thân rễ E. elatior cung cấp hoạt tính chống
khối u với tỷ lệ ức chế lần lượt là 92,18% và 85,9% đối với dòng tế bào Raji. Dịch
chiết ethyl acetat của E. elatior có tác dụng gây độc tế bào CEM-SS với IC50 4 mg/mL
và MCF-7 với IC50 6,25 mg/ml trên in vitro [22]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng tinh dầu từ thân rễ của E. elatior có khả năng chống lại các dòng tế bào
MCF-7, HeLa, P 388, và Hl 60. Đáng chú ý, các hợp chất lapahol, apigenin, chrysin,
6,2'-dihydroxyflavanon,
3-hydroxy3,4'-dymethoxyflavon

4'-hydroxy-5,7dimethoxyflavanon được phân lập từ hạt E. elatior cũng cho thấy tác dụng chống ung
thư [53].

9


Iawsipo và cộng sự đã chỉ ra rằng chiết xuất từ thân rễ E. pavieana có tác dụng
chống tăng sinh các tế bào MDA-MB-231, HeLa, HepG2 và C33A với các giá trị IC50
lần lượt là 160, 182, 190 và 192 mg/mL. Hợp chất trans-4-methoxycinnamaldehyd (4MCA) được phân lập từ loài này cho thấy khả năng chống tăng sinh tế bào và hình

thành khuẩn lạc tế bào ung thư, gây ra quá trình chết theo chương trình và ngừng chu
kỳ tế bào. [27]
Tinh dầu từ thân rễ của E. megalocheilos cho thấy hoạt tính ức chế tăng sinh tế
bào với giá trị IC50 là 30 ± 0,8 µg/mL đối với tế bào MCF-7; > 100 µg/mL đối với tế
bào HeLa, 20 ± 0,5 µg/mL đối với tế bào P388; và 20 ± 0,5 µg/mL so với tế bào HL
60. [52]
Tinh dầu thân rễ E. brevilabrum có khả năng ức chế sự tăng sinh tế bào chống lại
các tế bào MCF-7, HeLa, P 388 và HL 60 với IC50 trong khoảng 5-15 µg/mL. Mặt
khác, tinh dầu của E. pyramidosphaera thể hiện sự ức chế chọn lọc đối với MCF-7 và
P 388 ở nồng độ trong khoảng 5-8 µg/mL. [51][52]
d) Hoạt tính bảo vệ gan
Khả năng bảo vệ gan khỏi nhiễm độc chì acetat của E. elatior đã được đánh giá
bằng thực nghiệm ở chuột Sprague - Dawley đực. Chuột được cho tiếp xúc với chì
axetat trong nước uống, sau 21 ngày nhận thấy có sự giảm đáng kể các enzym chống
oxy hóa và tăng lipid hydroperoxid (LPO) và protein carbonyl (PCC). Tuy nhiên điều
trị đồng thời với chiết xuất E. elatior làm giảm đáng kể LPO và PCC trong huyết
thanh, tăng nồng độ enzym chống oxy hóa trong gan đồng thời làm giảm nồng độ chì
trong máu. [23]
e) Hoạt tính chống viêm
Hoạt tính chống viêm của thân rễ E. elatior được thể hiện thông qua khả năng ức
chế sản xuất NO, indomethacin được sử dụng làm đối chứng dương. Kết quả cho thấy
dịch chiết ethanol của thân rễ E. elatior (100 µg/mL) có khả năng ức chế sản xuất NO
tới 91% với IC50 (19.36±3.08) µg/mL trong khi indomethacin ức chế 86% với IC50 là
(19.82±0.96 µg/mL). [48]
f) Hoạt tính ức chế enzym tyrosinase
Dịch chiết methanol của lá 5 loài Etlingera đã được phân tích về khả năng ức chế
enzym tyrosinase bằng phương pháp Dopachrom cải tiến. Lá của Hibiscus tiliaceus
được chọn làm đối chứng dương. Kết quả cho thấy hoạt tính ức chế tyrosinase mạnh
nhất ở lá E. elatior (55,2%), cao hơn đáng kể so với đối chứng dương (43,9%). Hoạt
tính ức chế tyrosinase của lá E. fulgens và E. maingayi lần lượt là 49,3% và 42,6%.

Hoạt tính ức chế tyrosinase của lá E. rubrostriata và E. littoralis thấp hơn đáng kể, lần
lượt 29,5% và 22,0%. [15]
10


g) Khả năng chống tăng đường huyết
Dịch chiết ethanol của E. elatior (25 µg/mL) cho thấy khả năng ức chế mạnh đối
với α-glucosidase và α-amylase do đó sẽ làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrat và
giảm hấp thu đường sau bữa ăn. [48]
h) Tác dụng giảm acid uric máu
Tác dụng giảm acid uric máu của E. elatior trên chuột đã được chứng minh bởi
Dewi và cộng sự. Dịch chiết từ hoa E. elatior có khả năng ức chế acid uric trong huyết
thanh tới 31,78%, trong khi allopurinol là 45,65%. Kết quả này có thể được giải thích
bởi hàm lượng cao các chất polyphenol, flavonoid và saponin có mặt trong hoa E.
elatior. Polyphenol và flavonoid đã được báo cáo là có hoạt tính ức chế xanthin
oxidase (XO) do đó có thể làm giảm nồng độ acid uric máu. [20]
1.2 Tổng quan về chi Conamomum Ridl.
Vị trí phân loại, phân bố và khóa phân loại của chi Conamomum Ridl.
a) Vị trí phân loại chi Conamomum Ridl.
Chi Conamomum Ridl. là một chi nhỏ thuộc họ Gừng. Trước năm 2018, các loài
thuộc chi Conamomum thuộc chi Amomum Roxb. Năm 2018, De Boer H đã chia các
loài thuộc chi Amomum Roxb. thành 7 chi khác nhau gồm Amomum, Conamomum
(Ridl.), Epiamomum (A.D. Poulsen và Škorničk.), Lanxangia (M.F. Newman &
Škorničk.), Meistera (Giseke), Sundamomum (A.D. Poulsen & M.F. Newman) và
Wurfbainia (Giseke). [11]
Vị trí phân loại của chi Conamomum Ridl. như sau:
Ngành Ngọc lan Magnoliophyta
Lớp Hành Liliopsida
Phân lớp Thài lài Commelinidae
Liên bộ Gừng Zingiberanae

Bộ Gừng Zingiberales
Họ Gừng Zingiberaceae [50]
Chi Conamomum Ridl.
b) Phân bố chi Conamomum Ridl.
Chi Conamomum Ridl. là một chi nhỏ trong họ Zingiberaceae với chỉ 12 loài
được chấp nhận trên toàn thế giới, chủ yếu xuất hiện ở vùng nhiệt đới và rừng núi ở
các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore.
[41]
11


Theo Plants of the World Online, 12 loài thuộc chi Conamomum bao gồm: [42]
Conamomum citrinum Ridl.
Conamomum cylindraceum (Ridl.) Škorničk. & A.D. Poulsen
Conamomum cylindrostachys (K.Schum.) Škorničk. & A.D. Poulsen
Conamomum flavidulum (Ridl.) Škorničk. & A.D. Poulsen
Conamomum odorum Luu, H.Ð.Trần & G.Tran
Conamomum pierreanum (Gagnep.) Škorničk. & A.D. Poulsen
Conamomum rubidum (Lamxay & N.S.Lý) Škorničk. & A.D. Poulsen
Conamomum spiceum (Ridl.) Škorničk. & A.D. Poulsen
Conamomum squarrosum (Ridl.) Škorničk. & A.D. Poulsen
Conamomum utriculosum Ridl.
Conamomum vietnamense N.S.Lý & T.S.Hoang
Conamomum xanthophlebium (Baker) Škorničk. & A.D. Poulsen
Trong đó lồi C. odorum và C. vietnamense được các nhóm tác giả Việt Nam mơ
tả là lồi mới lần lượt vào năm 2019 và 2022. [36][41]
Tên khoa học và phân bố của một số loài thuộc chi Conamomum Ridl. ở Việt
Nam
Việt Nam hiện tại ghi nhận 4 loài thuộc chi Conamomum. Tên khoa học, tên
tiếng Việt (nếu có) và khu vực phân bố của 4 loài này được thể hiện trong bảng 1.3.

Bảng 1.3: Tên khoa học và phân bố các loài Conamomum Rild. có mặt ở Việt Nam
STT

Tên khoa học

Tên đồng nghĩa

Phân bố

1

Connamomum rubidum
Lamxay & N.S.Lý

Amomum rubidum Lamxay &
N.S.Lý [31][33]

Khánh hòa, Lâm
Đồng [31][33]

2

Conamomum pierreanum
(Gagnep.) Škorničk. &
A.D. Poulsen

Amomum pierreanum
Gagnep.; Sa nhân Pierre [35]

Đắk Nông [35]


3

Conamomum vietnamense
N.S.Lý & T.S.Hoang

4

Connamomum odorum
Sa nhân thơm [36]
Luu, H. D. Tran & G. Tran

-

Lâm Đồng [41]

Khánh Hòa [36]

Thành phần hố học chi Conamomum Ridl.
Nghiên cứu về thành phần hóa học của các lồi thuộc chi Conamomum Ridl. vẫn
cịn hạn chế, chủ yếu là về thành phần hóa học tinh dầu. Trong số các loài thuộc chi
12


Conamomum có mặt ở Việt Nam, có 2 lồi đã được nghiên cứu thành phần hóa học
tinh dầu là C. rubidum và C. vietnamense.
Lê Thị Hương và cộng sự đã so sánh về thành phần hóa học của tinh dầu từ lá và
thân loài C. rubidum thu hái tại Lâm Đồng vào tháng 10 năm 2018. Kết quả đã xác
định được tổng cộng 58 thành phần, 31 thành phần từ tinh dầu lá, 49 thành phần từ
tình dầu thân. Cụ thể, 1,8-cineol (37,7%), -3-caren (19,5%) và limonen (16,3%) là

những hợp chất chính trong tinh dầu lá, trong khi -3-caren (21,9%), limonen (17,8%)
và β-phellandren (14,6%) chiếm ưu thế trong tinh dầu thân loài C. rubidum. [32]
Thành phần tinh dầu từ lá và thân lồi C. rubidum được trình bày trong bảng 1.4.
Bảng 1.4. Thành phần hóa học tinh dầu lá và thân loài C. rubidum Lamxay &
N.S.Lý
STT

Thành phần

1

Hàm lượng %


Thân

-3-Caren

19,5

21,9

2

Limonen

16,3

17,8


3

β-Phellandren

-

14,6

4

1,8-Cineol

37,7

1,9

5

-Pinen

3,0

5,8

6

-Pinen

0,2


1,2

7

Myrcen

2,7

3,4

8

-Phellandren

2,4

4,7

9

-Terpinen

1,4

1,0

10

Terpinolen


2,0

2,8

11

-Humulen

0,4

2,9

12

cis-Calamenen

-

1,7

13

Humulen epoxid II

-

1,1

14


-Terpinen

0,9

1,1

15

o-Cymen

2,5

3,8

Nguyễn Danh Đức và cộng sự bằng kỹ thuật GC-MS đã nghiên cứu thành phần
tinh dầu thân rễ và lá C. vietnamense thu hái tại Lâm Đồng vào tháng 9 năm 2022. Kết
quả thu được tổng cộng 55 thành phần, 52 thành phần từ tinh dầu thân rễ, 28 thành
phần từ tinh dầu lá. Cụ thể, limonen (18,74 và 26,20%), 1,8-cineol (40,47 và 49,49%)
13


và α-Pinen (4,91 và 3,60%) lần lượt là các thành phần chính trong tinh dầu từ lá và
thân rễ của loài C. vietnamense. Các thành phần chiếm ưu thế được xác định từ tinh
dầu thân rễ và lá C. vietnamense được thể hiện trong bảng 1.5. [41]
Bảng 1.5. Thành phần hóa học tinh dầu thân rễ và lá lồi C. vietnamense
N.S.Lý & T.S.Hoang
STT

Thành phần


1

Hàm lượng %
Thân rễ



1,8-cineol

40,47

49,49

2

Limonen

18,74

26,20

3

α-Pinen

3,6

4,91

4


α-Phellandren

3,3

3,77

5

Linalool

3,23

0,87

6

α-Terpineol

2,43

1,84

7

β-Myrcen

1,25

2,36


8

α-Terpinen

1,7

1,47

9

Camphen

1,42

0,66

10

β-Pinen

0,42

1,27

11

p-Cymen

1,33


1,29

12

trans-β-O-cimen

1,5

0,34

13

endo-Borneol

2,19

0,49

14

Cadina-3,9-dien

1,47

-

16

α-Eudesmol


1,52

-

Ngoài ra, C. cylindrostachys và C. xanthophlebium cũng đã được báo cáo về
Thành phần hóa học tinh dầu bởi nhóm tác giả quốc tế. Cụ thể đã phân lập được 37 và
34 thành phần lần lượt từ tinh dầu thân rễ C. xanthophlebium và C. cylindrostachys.
[44]
Sabinen (17,74%), α-terpineol (13,11%), β-sesquiphellandren (8,41%), -elemen
(5,56%), α-terpinen (4,55%), δ-terpinen (5,59%) là các thành phần chiếm ưu thể trong
tinh dầu thân rễ C. cylindrostachys. Bên cạnh đó, sabinen (16,42%), terpinen-4-ol
(13,7%), δ-terpinen (6,55%), nerolidyl acetat (8,17%), α-terpinen (5,07%) là các thành
phần chiếm ưu thể trong tinh dầu thân rễ C. xanthophlebium. [46]

14


Tác dụng sinh học và cơng dụng của các lồi thuộc chi Conamomum Ridl.
Trong y học cổ truyền, C. rubidum đã được sử dụng để điều trị các bệnh về rối
loạn tiêu hóa, viêm, lt và sốt. Ngồi ra, các bộ phận khác nhau của cây cũng được sử
dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. [33]
Tinh dầu lá và thân C. rubidum có tác dụng ức chế mạnh đối với Pseudomonas
aeruginosa với MIC tương ứng là 25 µg/mL và 50 µg/mL. Tinh dầu thân cho thấy
hoạt tính ức chế Candida albicans (MIC 50 µg/mL) trong khi cả hai loại tinh dầu đều
ức chế sự phát triển của Fusarium oxysporum (MIC 50 µg/mL). Tinh dầu thân rễ của
C. rubidum cho thấy tác dụng ức chế đối với Aspergillus niger và Fusarium
oxysporum với giá trị MIC là 50 μg/mL. [33]
Bên cạnh đó, tinh dầu thân rễ C. rubidum thể hiện hoạt tính diệt bọ gậy đối với
muỗi Aedes aegypti với nồng độ gây chết tối thiểu và LC50 lần lượt là 22,85 và 22,62

μg/mL sau 24 giờ và 48 giờ, trong khi các giá trị LC90 thu được là 31,44 μg/mL và
31,03 μg/mL tương ứng vào 24 giờ và 48 giờ. [32][33]
Hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu lá và thân rễ C. vietnamense cũng đã được
báo cáo. Cụ thể, tinh dầu lá C. vietnamense có tác dụng kháng khuẩn trung bình đối
với Enterococcus faecalis với giá trị MIC là 32 µg/mL và hoạt tính yếu đối với
Staphylococcus aureus (MIC 128 µg/mL), Bacillus cereus (MIC 128 µg/ mL),
Escherichia coli (MIC 256 µg/mL), Pseudomonas aeruginosa (MIC 128 µg/mL),
Salmonella enterica (MIC 128 µg/mL). Trong khi đó, dầu thân rễ thể hiện hoạt tính
kháng khuẩn tốt hơn với giá trị MIC thấp hơn, đặc biệt là chống lại vi khuẩn
Enterococcus faecalis (MIC 32 µg/mL), Staphylococcus aureus (MIC 128 µg/mL),
Bacillus cereus (MIC 64 µg/mL), Escherichia coli (MIC 128 µg/mL), Pseudomonas
aeruginosa (MIC 128 µg/mL) và Salmonella enterica (MIC 64 µg/mL). [41]

15


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nguyên vật liệu, thiết bị
Đối tượng nghiên cứu
a) Loài Etlingera alba A.D. Poulsen
Hai nhóm mẫu của lồi Etlingera alba A.D. Poulsen bao gồm toàn cây tươi được
thu hái tại hai địa điểm riêng biệt trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Lng (huyện Bá
Thước, tỉnh Thanh Hóa) vào ngày 12 tháng 7 năm 2022. Nhóm thứ nhất (ký hiệu
TH10) bao gồm các cây đang ra hoa trong khi nhóm thứ hai (ký hiệu TH13) bao gồm
các cây đang ra quả. Mẫu tiêu bản lưu trữ hai nhóm nêu trên với mã số NCXS-TH10 và
NCXS-TH13 được lưu giữ tại Phòng tiêu bản của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

Toàn cây tươi của hai nhóm mẫu Etlingera alba A.D. Poulsen mỗi nhóm 1000g được
sử dụng để cất tinh dầu. Phần còn lại ngâm trong ethanol 50% để làm tiêu bản và sấy
khô để nghiên cứu đặc điểm bột.


Hình 2.1. Đặc điểm hình thái loài Etlingera alba A.D. Poulsen thời điểm đang ra hoa
(TH10)

16


Hình 2.2. Đặc điểm hình thái lồi Etlingera alba A.D. Poulsen thời điểm đang ra quả
(TH13)
b) Loài Conamomum pierreanum (Gagnep.) Škorničk. & A.D. Poulsen (Sa nhân
Pierre)
Toàn cây tươi Sa nhân Pierre được thu hái tại Vườn quốc gia Tà Đùng, huyện
Đăk Song, tỉnh Đăk Nông vào ngày 1 tháng 5 năm 2019. Tiểu bản mẫu nghiên cứu mã
số TN17/C04-ĐN19 được lưu giữ tại Phòng tiêu bản của Bảo tàng Thiên nhiên Quốc
gia Việt Nam (VNMN) thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(VAST) tại Hà Nội. Mẫu thu được tách riêng thành thân rễ và lá, kết quả thu được thân
rễ (1835g) và lá (900g) được sử dụng để cất tinh dầu. Phần còn lại ngâm trong ethanol
50% để làm tiêu bản vi phẫu và sấy khô để nghiên cứu đặc điểm bột.

17


×